Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Luận án tiến sĩ tâm lý học sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 200 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

họ

c

Nguyễn Thị Phƣơng Hoa

n

án

tiế

n





m



SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ


Lu


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

họ

c

Nguyễn Thị Phƣơng Hoa



m



SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

n




Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành

n

án

tiế

Mã số: 62.31.04.01

Lu


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2016


m



họ

c

Tác giả

Lu


n

án

tiế

n





Nguyễn Thị Phương Hoa


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã đƣợc rất nhiều cá nhân và
tổ chức giúp đỡ. Vì vậy, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
1. PGS. TS. Phan Thị Mai Hƣơng - giáo viên hƣớng dẫn - đã ln tận tình
chỉ dạy, giúp đỡ và khích lệ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.

c

2. Ban Giám đốc, các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý, Phòng Đào tạo của

họ

Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học



tập và thực hiện luận án.

m

3. Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và học sinh hai trƣờng THCS Tây Sơn



(quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội) và trƣờng THCS Đại Áng (huyện Thanh



Trì, Hà Nội) đã tham gia và giúp đỡ tôi trong giai đoạn khảo sát lấy số

tiế


n

liệu cho luận án.

án

4. Lãnh đạo Viện Tâm lý cùng các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã tạo

n

điều kiện, đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, động viên tôi

Lu


trong từng giai đoạn thực hiện luận án.
5. Gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã ln bên cạnh tơi, chia sẻ những khó
khăn và động viên tơi hồn thành luận án.

Tơi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

Lu


n


án

tiế

n





m



họ

c

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ
PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nƣớc
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

1.3. Đánh giá chung
Tiểu kết chương 1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Một số khái niệm cơ sở
2.2. Một số khía cạnh của sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học
cơ sở
2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh
Trung học cơ sở
Tiểu kết chương 2
CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổ chức nghiên cứu
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3. Cách thức xử lí thơng tin và đánh giá sự phát triển
Tiểu kết chương 3
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ
PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
4.1. Thực trạng sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học cơ sở
4.2. Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học
cơ sở
4.3. Phân tích một số trƣờng hợp điển hình
Tiểu kết chương 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
8
8

22
28
30
32
32
40
51
60
62
62
65
71
77
78
78
135
140
146
148
151
152
160


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa là

Kí hiệu,
chữ viết tắt
Độ lệch chuẩn


ĐTB

Điểm trung bình

L1

Lần 1 (Đầu năm học)

L2

Lần 2 (Cuối năm học)

M1ĐA

Điểm trung bình lần 1 của học sinh trƣờng Đại Áng

M1nam

Điểm trung bình lần 1 của nam sinh

M1nữ

Điểm trung bình lần 1 của nữ sinh

M1TS

Điểm trung bình lần 1 của học sinh trƣờng Tây Sơn

M2ĐA


Điểm trung bình lần 2 của học sinh trƣờng Đại Áng

M2nam

Điểm trung bình lần 2 của nam sinh

M2nữ

Điểm trung bình lần 2 của nữ sinh

M2TS

Điểm trung bình lần 2 của học sinh trƣờng Tây Sơn

M6

Điểm trung bình của học sinh khối 6

họ



m





n


n
Lu


M9

tiế

án

Điểm trung bình của học sinh khối 7

M7
M8

c

ĐLC

Điểm trung bình của học sinh khối 8
Điểm trung bình của học sinh khối 9

PPV.

Phiếu phỏng vấn

THCS

Trung học cơ sở


TST

Twenty Statements Test (trắc nghiệm 20 mệnh đề)


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Tên bảng

Trang
65

Bảng 4.1. Thực trạng hình ảnh cái tơi của học sinh THCS (%)

79

Bảng 4.2. So sánh hình ảnh cái tơi của học sinh THCS theo khối
lớp (%)

84

Bảng 4.3. So sánh hình ảnh cái tơi của học sinh THCS theo giới
tính

90

Bảng 4.4. So sánh hình ảnh cái tôi của học sinh THCS theo trƣờng

92


Bảng 4.5. So sánh đối tƣợng bạn của học sinh THCS theo khối lớp

106



họ

c

Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu chọn của luận án

108



m

Bảng 4.6. So sánh đặc điểm của ngƣời bạn đƣợc yêu thích của học
sinh THCS theo khối lớp (%)

112

Bảng 4.8. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp và tính chất quan hệ
với bạn thân của học sinh THCS

116

Bảng 4.9. So sánh ĐTB thang đo nội dung trò chuyện với bạn thân

của học sinh THCS theo khối lớp

118

Bảng 4.10. ĐTB của thang đo năng lực cảm xúc và cảm nhận hạnh
phúc chủ quan của học sinh các khối lớp

128

Bảng 4.11. ĐTB thang đo năng lực cảm xúc và cảm nhận hạnh
phúc của học sinh hai trƣờng

132

Bảng 4.12. Tổng hợp số liệu về sự phát triển tâm lý của học sinh
THCS sau một năm học (%)

137

Lu


n

án

tiế

n




Bảng 4.7. ĐTB thang đo sự chấp nhận của bạn cùng lớp đối với
học sinh THCS ở 2 lần khảo sát


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang
81

Biểu đồ 4.2. ĐTB các thang đo và tiểu thang đo quan hệ với mẹ của
học sinh THCS ở 2 lần khảo sát

97

Biểu đồ 4.3. ĐTB các thang đo và tiểu thang đo quan hệ với bố của
học sinh THCS ở 2 lần khảo sát

97

Biểu đồ 4.4. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp với mẹ của học sinh
THCS so sánh theo khối lớp

99

Biểu đồ 4.5. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp với bố của học sinh
THCS so sánh theo khối lớp


99

Biểu đồ 4.6. ĐTB thang đo tính chất quan hệ với mẹ của học sinh
THCS so sánh theo khối lớp

100

Biểu đồ 4.7. ĐTB thang đo tính chất quan hệ với bố của học sinh
THCS so sánh theo khối lớp

100

tiế

n





m



họ

c

Biểu đồ 4.1. Sự phát triển cái tôi của học sinh THCS ở cấp độ cá
nhân


102

Biểu đồ 4.9. Đặc điểm của ngƣời bạn đƣợc yêu thích của học sinh
THCS

104

n

án

Biểu đồ 4.8. Đối tƣợng bạn của học sinh THCS (%)

113

Biểu đồ 4.11. ĐTB thang đo năng lực cảm xúc, thang đo cảm nhận
hạnh phúc của học sinh THCS ở hai lần khảo sát

123

Lu


Biểu đồ 4.10. ĐTB thang đo sự chấp nhận của bạn cùng lớp đối với
học sinh THCS so sánh theo khối lớp


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Trong tiến trình phát triển của mỗi cá nhân, lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở
(tuổi thiếu niên) là một giai đoạn khá quan trọng. Giai đoạn này diễn ra nhiều thay
đổi tâm lý quan trọng, giúp định hình một cá nhân trƣởng thành. Chính vì vậy, sự
phát triển tâm lý lứa tuổi này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà tâm
lý học trên thế giới và trong nƣớc. Ở Việt Nam, lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở

c

đƣợc nghiên cứu nhiều, song phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía

họ

cạnh riêng lẻ nào đó. Một số tài liệu đề cập tồn diện hơn về tâm lý lứa tuổi này thì



mới dừng lại ở dạng đại cƣơng. Bản thân các sách giáo khoa về tâm lý học phát

m

triển là chƣa nhiều và chƣa hoàn toàn cập nhật các chứng cứ của thực tế phát triển



tâm lý của trẻ em Việt Nam. Mặt khác, các nghiên cứu về tâm lý học sinh Trung



học cơ sở Việt Nam thƣờng đề cập đến những thay đổi của cả lứa tuổi này; trong


n

khi những bằng chứng về sự phát triển ở cấp độ cá nhân trong một giai đoạn ngắn

tiế

còn khá hạn chế. Các nghiên cứu về sự phát triển tâm lý của học sinh thƣờng sử

án

dụng thiết kế cắt ngang (đo tại một thời điểm), những nghiên cứu theo chiều dọc (đo

n

tại nhiều thời điểm, ví dụ đầu năm học và cuối năm học…) hầu nhƣ chƣa có ai làm.

Lu


Có thể nói rằng những kết quả nghiên cứu mới về sự phát triển tâm lý của lứa tuổi
này, nhất là những nghiên cứu theo chiều dọc vẫn là mảng trống cần đƣợc lấp đầy.
1.2. Do điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần ngày một nâng cao, trẻ em ngày
nay có sự phát triển nhanh chóng cả về mặt cơ thể cũng nhƣ tâm lý so với trẻ em thế
kỉ XX. Mặt khác, sự biến đổi xã hội một cách nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực có
thể có những tác động nhất định đến sự biến đổi tâm lý của lứa tuổi này nói chung,
có thể thúc đẩy/ hoặc kìm hãm sự phát triển tâm lý của các em nói riêng. Trong thời
kì mở cửa, hội nhập với thế giới, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin,
thanh thiếu niên Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều cơ hội và cả thách thức trong việc
phát triển bản thân. Tâm lý các em có nhiều biến động phức tạp. Nhiều hiện tƣợng
tâm lý của giới trẻ, trong đó có học sinh Trung học cơ sở đang làm đau đầu phụ

1


huynh, giáo viên, các nhà quản lí giáo dục và toàn xã hội nhƣ: bạo lực học đƣờng,
yêu sớm, nghiện internet, vi phạm pháp luật, tự tử... “Theo thống kê của Bộ Cơng
an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Còn theo số liệu đƣợc Bộ
Giáo dục và Đào tạo công bố, trong năm học 2013 - 2014, trung bình mỗi ngày có
khoảng 5 vụ xơ xát. Trong 10 năm trở lại đây, số lƣợng các vụ bạo lực học đƣờng
tăng gấp 13 lần. Hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thơi học vì đánh nhau.”
[89]. Vì vậy, các nghiên cứu về sự phát triển tâm lý lứa tuổi này trong giai đoạn
hiện nay là cần thiết.

c

1.3. Những thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất và xã hội góp phần dẫn đến nhiều

họ

thay đổi quan trọng về tâm lý của học sinh Trung học cơ sở, nhất là trên bình diện



nhân cách - xã hội - cảm xúc. “Đây là thời kỳ cái "tơi" hình thành và phát triển

m

mạnh mẽ, nhằm tạo ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai




đoạn khác về chất trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên.” [25]. Trong gia



đình, cha mẹ và ngƣời thân cho phép các em đƣợc tự lập nhiều hơn trong học tập và

n

cuộc sống, đồng thời cũng yêu cầu cao hơn đối với các em. Tính tự chủ gia tăng

tiế

khiến các em cảm thấy mình đã lớn và mong muốn đƣợc ngƣời lớn đối xử tơn

án

trọng, bình đẳng… Bên cạnh đó, các em bắt đầu tham gia một cuộc sống xã hội đa
chiều hơn, nhƣ tham gia vào nhiều nhóm xã hội khác nhau (các nhóm bạn, tổ chức

Lu


n

đồn đội, các câu lạc bộ…), cũng nhƣ tham gia nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa.
Từ đó, các em có nhu cầu tìm kiếm cho mình một vị trí trong nhóm, trong xã hội.
Tuy nhiên, dƣới ảnh hƣởng của quá trình dậy thì, năng lực cảm xúc của các em phát
triển chƣa ổn định, cảm xúc của các em đơi khi thất thƣờng. Các em phải học cách
quản lí cảm xúc để giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với ngƣời khác. Vì vậy,
nếu đƣợc ngƣời lớn hiểu, thông cảm và tạo điều kiện, sự phát triển tâm lý của các

em có thể diễn ra thuận lợi. Ngƣợc lại, nếu không đƣợc giúp đỡ, sự phát triển của
các em gặp nhiều khó khăn, thậm chí để lại nhiều hệ quả tiêu cực nhƣ: thiếu tự tin,
xung đột với cha mẹ, thiếu gắn kết xã hội…

2


Vì vậy, việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở
trên bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc (cụ thể là hình ảnh cái tơi, quan hệ xã
hội, năng lực cảm xúc) có ý nghĩa cả về mặt lí luận và thực tiễn.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học
cơ sở ở một số khía cạnh cụ thể trên các bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc
(hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội, năng lực cảm xúc), nhằm đóng góp tƣ liệu thực

c

chứng cho lý luận về sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở ở

họ

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.



2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

m


- Xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu sự phát triển tâm lý ở một số khía cạnh



trên bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc của học sinh Trung học cơ sở.



- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ

n

sở ở 3 khía cạnh: hình ảnh cái tơi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.

tiế

- Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến 3 khía cạnh trên của sự phát triển

án

tâm lý ở học sinh Trung học cơ sở.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Lu


n

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở ở 3 khía cạnh: hình ảnh cái
tơi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở biểu hiện ở nhiều khía
cạnh nhƣ nhận thức, nhân cách, quan hệ xã hội, cảm xúc… Vấn đề nhận thức của
lứa tuổi này đã đƣợc nghiên cứu nhiều trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Các mối
quan hệ với bạn, quan hệ với mẹ, với bố của học sinh Trung học cơ sở Việt Nam đã
thu hút sự quan tâm của các nhà tâm lý học, giáo dục học, song ít ngƣời tìm hiểu
đồng thời các mối quan hệ này. Mặc dù ở lứa tuổi này, hình ảnh cái tơi - vấn đề
3


trung tâm của nhân cách - có sự thay đổi về chất; đời sống cảm xúc của các em
cũng có nhiều biến động, khả năng quản lí cảm xúc của các em gặp nhiều khó khăn,
song những nghiên cứu về nhân cách, cảm xúc của các em cịn khá ít. Có thể nói
rằng, sự phát triển của quan hệ xã hội, hình ảnh cái tơi và năng lực cảm xúc là
những vấn đề đáng quan tâm ở lứa tuổi này, bên cạnh vấn đề phát triển nhận thức.
Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển của học sinh Trung học cơ sở ở 3
khía cạnh cụ thể sau: hình ảnh cái tơi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.
Các nghiên cứu về tâm lý của học sinh Trung học cơ sở Việt Nam thƣờng đề

c

cập đến những thay đổi lớn của cả giai đoạn lứa tuổi, ít có những nghiên cứu về sự

họ

phát triển ở cấp độ cá nhân trong một giai đoạn ngắn. Mặt khác, do điều kiện giới




hạn về thời gian thực hiện nên giai đoạn phát triển đƣợc nghiên cứu ở đề tài này



3.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

m

cũng đƣợc giới hạn trong vòng 1 năm học (9 tháng).

Khách thể trả lời phiếu khảo sát: 536 học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9.

-

Khách thể trả lời phiếu phỏng vấn: 36 học sinh.

-

Khách thể tham gia phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm: 20 học sinh.

tiế

n



-


án

3.2.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Hà Nội là đô thị lớn hàng đầu của cả nƣớc, là nơi có tốc độ đơ thị hóa nhanh.

Lu


n

Điều đó ít nhiều có ảnh hƣởng đến tâm lý học sinh Trung học cơ sở Hà Nội. Nghiên
cứu trên đối tƣợng học sinh Trung học cơ sở Hà Nội hứa hẹn có nhiều kết quả thú
vị. Mặt khác, địa bàn Hà Nội thuận lợi hơn cho tác giả trong việc tổ chức nghiên
cứu vì đây là nghiên cứu theo chiều dọc. Do đó, nghiên cứu này chỉ tiến hành tại 2
trƣờng Trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội: 1 trƣờng ở nội thành (trƣờng Trung
học cơ sở Tây Sơn, quận Hai Bà Trƣng) và 1 trƣờng ở ngoại thành (trƣờng Trung
học cơ sở Đại Áng, huyện Thanh Trì).
4. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguyên tắc phƣơng pháp luận
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não ngƣời thông qua hoạt động của con ngƣời. Tâm lý đƣợc hình thành,
4


phát triển và biểu hiện trong quá trình hoạt động và là sản phẩm hoạt động. Vì vậy,
phải tiếp cận tâm lý nhƣ một hoạt động tâm lý. Để tìm hiểu sự phát triển tâm lý của
học sinh Trung học cơ sở, thái độ, hành vi, ứng xử của các em trong quan hệ với
mọi ngƣời xung quanh và với bản thân mình đã đƣợc khảo sát.
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Con ngƣời là một thực thể sinh học và xã
hội; tâm lý con ngƣời có cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội. Sự phát triển tâm lý của

con ngƣời nói chung, trẻ em nói riêng chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố: sinh
học, xã hội. Vì vậy, khi phân tích sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở,

c

cần phải tính đến đặc điểm sinh lí của lứa tuổi này, cũng nhƣ ảnh hƣởng của các yếu

họ

tố thuộc về môi trƣờng xã hội.



- Nguyên tắc của tâm lý học phát triển: Các sự vật, hiện tƣợng tự nhiên hay

m

xã hội đều có q trình nảy sinh, vận động và phát triển. Vì vậy, khi nghiên cứu các



hiện tƣợng tâm lý, nhà nghiên cứu cần đặt đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên



cứu của mình trong quá trình vận động và phát triển của chúng. Trong nghiên cứu

n

này, sự phát triển hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc của học sinh


tiế

Trung học cơ sở đƣợc nghiên cứu trong vòng 1 năm học.

án

4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp

Lu


n

nghiên cứu văn bản; phƣơng pháp trắc nghiệm; phƣơng pháp điều tra bằng bảng
hỏi; phƣơng pháp phỏng vấn sâu; phƣơng pháp thảo luận nhóm; phƣơng pháp
nghiên cứu trƣờng hợp; phƣơng pháp thống kê tốn học.
5. ĐĨNG GĨP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
5.1. Đóng góp về mặt lí luận
Luận án đã chỉ ra một số khoảng trống về nội dung, cũng nhƣ phƣơng pháp
nghiên cứu sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở ở Việt Nam.
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận định hƣớng cho việc nghiên
cứu sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở nhƣ đã xác định đƣợc
những khái niệm cơ bản (phát triển tâm lý, hình ảnh cái tôi, quan hệ xã hội, năng
lực cảm xúc), đặc biệt đã làm rõ nội hàm khái niệm sự phát triển tâm lý và chỉ ra
5


những biến đổi quan trọng ở các khía cạnh tâm lý trong giai đoạn phát triển: hình

ảnh cái tơi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.
Luận án đã cung cấp những bằng chứng khoa học cho hệ thống lý luận về sự
phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở tại một lát cắt thời gian của lứa tuổi.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Về mặt phƣơng pháp, thứ nhất, luận án đã sử dụng thiết kế dọc để nghiên
cứu sự phát triển tâm lý. Đây là thiết kế nghiên cứu hợp lí trong nghiên cứu sự phát
triển tâm lý cá nhân, đã đƣợc sử dụng nhiều trên thế giới, nhƣng ít đƣợc sử dụng tại

c

Việt Nam. Nhờ đo 2 lần (đầu năm học và cuối năm học), sự phát triển tâm lý của

họ

học sinh Trung học cơ sở đƣợc đánh giá ở cấp độ cá nhân, tức là thấy đƣợc sự phát



triển của từng cá nhân theo thời gian. Thứ hai, luận án đã sử dụng trắc nghiệm “20

m

mệnh đề”- một trắc nghiệm đã đƣợc ứng dụng phổ biến trên thế giới trong nghiên



cứu về hình ảnh cái tơi - theo một cách hồn tồn mới để đánh giá sự phát triển.




Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra những bằng chứng về sự phát triển ở

n

cả 3 khía cạnh: hình ảnh cái tơi, quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc của lứa tuổi

tiế

học sinh THCS trong một khoảng thời gian ngắn của giai đoạn tuổi thiếu niên. Từ

án

đó, luận án góp phần bổ sung những hiểu biết mới và chi tiết hơn về sự phát triển
tâm lý của học sinh Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đánh giá

Lu


n

sự thay đổi của cả 3 khía cạnh qua 2 lần đo, đánh giá cả 3 mối quan hệ xã hội cơ
bản của học sinh (quan hệ với mẹ, quan hệ với bố, quan hệ với bạn thân) theo các
tiêu chí giống nhau (nội dung giao tiếp, sự quan tâm, gần gũi, sự hiểu biết lẫn nhau,
sự tin tƣởng, sự tơn trọng), luận án có điều kiện để so sánh sự phát triển của 3 khía
cạnh, so sánh tính chất của 3 mối quan hệ này. Nhờ đó, một số đặc điểm tâm lý cơ
bản của học sinh THCS đã đƣợc minh chứng bằng các số liệu thực tế.
6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
6.1. Ý nghĩa lí luận
Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có khơng ít các nghiên cứu về sự phát triển
tâm lý của thanh thiếu niên nói chung và học sinh Trung học cơ sở nói riêng. Tuy

nhiên, mỗi nghiên cứu thƣờng quan tâm đến một khía cạnh cụ thể của sự phát triển.
6


Ở Việt Nam, hình ảnh cái tơi, năng lực cảm xúc của học sinh lứa tuổi này cũng chƣa
đƣợc nghiên cứu nhiều; những nghiên cứu về quan hệ xã hội thƣờng tập trung vào
một loại quan hệ. Với việc lựa chọn nghiên cứu hình ảnh cái tơi, quan hệ xã hội và
năng lực cảm xúc của học sinh Trung học cơ sở, luận án đã góp phần lấp khoảng
trống đó. Nghiên cứu này đóng góp một cách nhìn nhận, đánh giá lứa tuổi này một
cách thực chứng; làm phong phú hơn lí luận về sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án giúp những ngƣời làm công tác

c

đánh giá, trị liệu, giáo dục… có cơ sở để đánh giá sự phát triển của trẻ em; giúp cho

họ

công tác giáo dục trẻ của nhà trƣờng, gia đình và xã hội đƣợc phù hợp hơn với sự



phát triển của các em. Luận án đã góp phần lí giải ngun nhân của những hiện

m

tƣợng tâm lý tiêu cực ở học sinh Trung học cơ sở, làm cơ sở cho những giải pháp




giáo dục, đào tạo và ứng xử phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận án là một gợi ý



về thiết kế nghiên cứu, cũng nhƣ các hƣớng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực

tiế

Trung học cơ sở nói riêng.

n

nghiên cứu sự phát triển tâm lý nói chung, sự phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh

án

7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN

Lu


- Mở đầu

n

Luận án bao gồm các phần và các chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về sự phát triển tâm lý của học
sinh Trung học cơ sở
- Chƣơng 2: Cơ sở lí luận về sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở

- Chƣơng 3: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về sự phát triển tâm lý của học sinh
Trung học cơ sở
- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục cơng trình cơng bố của tác giả
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục.
7


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở Việt Nam, lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở (THCS) là giai đoạn đầu của
sự chuyển tiếp từ thời kì thơ ấu sang thời kì trƣởng thành; tƣơng đƣơng với tuổi
thiếu niên (từ 11 - 12 tuổi đến 14 - 15 tuổi). Trong khi đó, ở phƣơng Tây, giai đoạn
chuyển tiếp này đƣợc gọi là adolescence (thanh thiếu niên). Lứa tuổi thanh thiếu

họ

c

niên ở các nƣớc phát triển thƣờng kéo dài hơn (khoảng từ 11 đến 20 tuổi). (Khi
chuyển sang tiếng Việt, nhiều ngƣời dịch adolescence là vị thành niên và đơi khi từ



này cịn đƣợc dịch là thiếu niên; nhƣng theo chúng tôi dịch là thanh thiếu niên là

m


phù hợp nhất với sự phân đoạn lứa tuổi trong tâm lý học phát triển ở Việt Nam).



Các nghiên cứu của tâm lý học phát triển ở phƣơng Tây tập trung nhiều vào lứa tuổi



thanh thiếu niên và đầu lứa tuổi này - lứa tuổi thiếu niên (early adolescence). Sau

tiế

n

đây, khái niệm thiếu niên nói chung đƣợc sử dụng tƣơng đƣơng với khái niệm học
sinh THCS.

án

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NGỒI NƢỚC

n

Phát triển tâm lý con ngƣời nói chung, phát triển tâm lý trẻ em nói riêng đã

Lu


đƣợc rất nhiều nhà khoa học trên thế giới chú tâm tìm hiểu. Nhiều lí thuyết về sự

phát triển tâm lý trẻ em đã đƣợc hình thành. Một số các lý thuyết chính đƣợc biết
đến nhƣ là những lý thuyết lớn đã cố gắng mơ tả mọi khía cạnh của sự phát triển,
thƣờng sử dụng phƣơng pháp tiếp cận giai đoạn. Những lí thuyết khác đƣợc biết đến
nhƣ là những lí thuyết nhỏ, chỉ tập trung vào một khía cạnh của sự phát triển, chẳng
hạn nhƣ sự phát triển nhận thức hoặc sự phát triển xã hội. Nhiều lý thuyết gần đây
phác thảo các giai đoạn phát triển của trẻ em và xác định độ tuổi điển hình mà ở đó
những sự kiện quan trọng xảy ra trong quá trình phát triển.
Một số lí thuyết có nhiều ảnh hƣởng đến tâm lý học phát triển hiện đại có thể
kể đến nhƣ: thuyết phân tâm của Sigmund Freud (1856 - 1939), lí thuyết phát triển
xã hội của Erik H. Erikson (1902 - 1994), thuyết hành vi, thuyết phát triển nhận
8


thức của Jean Piaget (1896 - 1980), học thuyết xã hội văn hố của Lev Vygotxky
(1896 - 1933)… Các lí thuyết khác nhau đều cố gắng mơ tả các khía cạnh khác nhau
của sự phát triển tâm lý của con ngƣời, cũng nhƣ lí giải sự phát triển dƣới nhiều góc
độ khác nhau. Thuyết phân tâm tập trung vào sự phát triển tình cảm và xã hội,
những vấn đề bên trong nội tâm con ngƣời. Thuyết hành vi chỉ quan tâm đến phản
ứng có thể quan sát đƣợc. Thuyết phát triển nhận thức tập trung vào khía cạnh trí
tuệ trong sự phát triển. Các nhà tâm lý học Xơ-viết thì coi trọng yếu tố hoạt động
của chủ thể trong sự phát triển… Trong khi các nhà phân tâm học nhƣ Freud (1923)

c

thì nhấn mạnh vai trị của yếu tố vơ thức và bản năng tính dục, cịn những ngƣời

họ

theo thuyết hành vi cho thấy tầm quan trọng của môi trƣờng, của sự học tập đối với




sự phát triển tâm lý. Do vậy, mỗi lí thuyết lại có những điểm khác nhau, nhiều khi

m

mâu thuẫn, đối chọi nhau; song nếu nhìn ở một góc độ khác, chính những điểm trái



ngƣợc lại bổ sung cho nhau, khiến tri thức tâm lý học thêm phong phú và đa chiều.



Bên cạnh những đóng góp, các lí thuyết cũng có những hạn chế nhất định,

n

khi quá tập trung, nhấn mạnh vào một khía cạnh của sự phát triển. Freud bị chỉ trích

tiế

vì đã coi nhẹ vai trò của ý thức trong sự phát triển. Thuyết hành vi bị phê phán vì

án

coi con ngƣời nhƣ một cái máy, khơng tính đến tính tích cực của cá nhân. Một số
quan điểm của Piaget cũng bị chỉ trích nhƣ vấn đề nhận thức luận di truyền (sự phát

Lu



n

sinh cá thể tóm tắt sự phát sinh lồi).... Vì vậy, chúng tôi đồng thuận với quan điểm
chiết trung: cần hiểu các lí thuyết phát triển cơ bản để có những gợi mở trong
nghiên cứu và để có thể giải thích sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Là một lứa tuổi diễn ra nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm lý, tuổi thanh
thiếu niên nói chung, thiếu niên nói riêng là đối tƣợng thu hút sự quan tâm của các
nhà tâm lý học. Trên cơ sở các lí thuyết, hàng loạt các nghiên cứu về nhiều vấn đề
cụ thể của sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này đã đƣợc thực hiện. Các nghiên cứu này
xoay quanh một số khía cạnh cơ bản của sự phát triển tâm lý nhƣ: nhận thức (tƣ
duy, lập luận đạo đức, khả năng học tập…), quan hệ xã hội (quan hệ với cha mẹ,
bạn bè, anh chị em ruột, giáo viên…), nhân cách (cái tơi, hình ảnh cái tơi, lịng tự
trọng…), cảm xúc (trạng thái cảm xúc, năng lực cảm xúc, trí tuệ cảm xúc…)…
9


Sự phát triển tâm lý của thanh thiếu niên nói chung, học sinh THCS nói riêng
diễn ra trên nhiều bình diện, nhiều phƣơng diện khác nhau. Mỗi tác giả, khi nghiên
cứu lứa tuổi thanh thiếu niên, lại tập trung vào một số phƣơng diện mà họ thấy quan
trọng. Trong cuốn sách “Tâm lý học phát triển - Thời thơ ấu và thanh thiếu niên”
của mình, David R. Shaffer (1993) tập trung vào 4 chủ đề: 1/ Sự phát triển về mặt
sinh học. 2/ Ngôn ngữ, học tập và phát triển nhận thức. 3/ Sự phát triển xã hội và
nhân cách (cảm xúc, cái tơi, vai trị giới). 4/ Hệ sinh thái của sự phát triển (gia đình
và ngồi gia đình) [74]. Tƣơng tự, hai tác giả Grace J. Craig, Don Baucum (2001)

c

phân chia sự phát triển tâm lý thanh thiếu niên thành 3 lĩnh vực chính sau: phát triển


họ

nhận thức và ngơn ngữ; phát triển cá nhân (các thuộc tính cá nhân); phát triển tâm lý



xã hội và văn hóa (nhân cách, cảm xúc, quan hệ xã hội) [38]. Tina Abbott (2001)

m

tập trung vào hai mặt là sự phát triển nhân cách và sự phát triển giới [30]. Richard



M. Lerner cùng đồng nghiệp (2003) đề cập đến 5 vấn đề: 1/ Dậy thì, tình dục và sức



khỏe. 2/ Phát triển nhận thức. 3/ Phát triển cảm xúc và nhân cách. 4/ Hành vi tích

n

cực, hành vi có vấn đề và khả năng phục hồi. 5/ Mối quan hệ với cha mẹ và bạn

tiế

đồng lứa [55]. David Moshman (2005) quan tâm đến 3 chủ đề chính là phát triển

án


nhận thức, phát triển đạo đức và hình thành cái tơi [64]. Hội Tâm lý học Mỹ (APA)
tập trung xem xét 4 bình diện của sự phát triển tâm lý ở thanh thiếu niên là: nhận

Lu


n

thức (sự phát triển đạo đức, khả năng học tập); cảm xúc (phát triển bản sắc, lòng tự
trọng, trí tuệ cảm xúc); xã hội (quan hệ với bạn cùng trang lứa, quan hệ với cha
mẹ…) và hành vi [31].
Tóm lại, sự phát triển tâm lý của thanh thiếu niên nói chung, của học sinh
THCS nói riêng có rất nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh khác nhau,
sự phân loại các bình diện phát triển tâm lý cịn chƣa hồn tồn thống nhất về mức
độ rộng hẹp. Có ngƣời thì gộp nhiều chủ đề trong một lĩnh vực, có ngƣời chia nhỏ
các chủ đề thành nhiều khía cạnh. Mặc dù vậy, sự phát triển tâm lý của thiếu niên
(hay học sinh THCS) thƣờng đƣợc tìm hiểu ở một số bình diện nhƣ nhận thức, quan
hệ xã hội, cảm xúc, nhân cách… Do giới hạn về thời gian và những điều kiện khác,
đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu sự phát triển trên một số bình diện tâm lý nhân
10


cách, quan hệ xã hội và cảm xúc, cụ thể là ở một số khía cạnh sau: hình ảnh cái tôi,
quan hệ xã hội và năng lực cảm xúc.
1.1.1. Nghiên cứu sự phát triển cái tơi, hình ảnh cái tơi, lịng tự trọng…
Cái tơi là thành phần trung tâm của nhân cách, là sự thể hiện sống động của
nhân cách, gồm hai thành phần cơ bản là hình ảnh cái tơi và sự đánh giá cái tơi
(lịng tự trọng). Trong tâm lý học phƣơng Tây, cái tôi là một chủ đề rất đƣợc quan
tâm nghiên cứu. Mặc dù là một hiện tƣợng biến động có thể bị ảnh hƣởng bởi kinh

nghiệm trong suốt vịng đời, cái tơi đƣợc xác định là một thành phần đặc biệt quan

c

trọng của sự phát triển trong thời niên thiếu (Santo J. B. và đồng nghiệp, 2013) [69].

họ

Một nhiệm vụ quan trọng của lứa tuổi thiếu niên là hình thành tính đồng nhất, biểu



hiện "cái tôi" sáng tạo và độc lập, kết hợp một cách hài hoà giữa các thành tố khác

m

nhau của nhân cách (Grace J. Craig, Don Baucum, 2001) [38].



Các nhà phân tâm học là những ngƣời đầu tiên đề cập đến khái niệm cái tôi



hay bản ngã. Erik H. Erikson chú trọng và tập trung vào cái tôi (bản ngã) nhƣ là một

n

yếu tố cốt lõi trong nhân cách con ngƣời. Khác với S. Freud, ơng cho rằng cái tơi có


tiế

tính tự do ý chí và khơng chịu ảnh hƣởng bất biến của xung động bản năng. Chính

án

sự đề cao về cái tơi tích cực năng động đó, Erikson đƣợc biết đến nhƣ là một nhà
tâm lý học cái tôi (Barry D. Smith, Harold J. Vetter, 2005) [27]. Theo Erikson

Lu


n

(1950), nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn thanh thiếu niên là tìm kiếm bản sắc - định
hình cái tơi. Trƣớc những biến đổi nhanh chóng về sinh lí, cùng những địi hỏi của
xã hội về vấn đề học tập và việc làm, thanh thiếu niên phải xem xét lại vai trị của
mình. Lúc này, các em cần thống hợp đƣợc những đồng nhất khác nhau từ thời thơ
ấu vào một bản sắc đầy đủ hơn. Nếu không thống hợp đƣợc, các em sẽ phải đối mặt
với “sự lan tỏa của bản sắc”, tức là nhân cách bị xé lẻ, không xác định đƣợc bản sắc,
bị lẫn lộn vai trò. Thanh thiếu niên đi tìm chính mình thơng qua các nhóm bạn cùng
trang lứa, câu lạc bộ, đạo giáo, các phong trào xã hội - chính trị… (Patricia H.
Miller, 1989; Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hƣởng, 2003) [18], [23].
Đại diện cho trƣờng phái nhân văn, Carl Roger là ngƣời đề xƣớng lí thuyết
cái tơi (the self). Trong lí thuyết này, hai khái niệm cái tơi và hình ảnh cái tơi (self11


concept) là đồng nghĩa. Roger (1959) định nghĩa cái tôi “là dạng khái niệm nhất
quán, có tổ chức, gồm có những nhận thức về đặc điểm của cái tôi chủ thể hay cái
tôi khách thể và các nhận thức về các quan hệ của cái tôi chủ thể hay cái tơi khách

thể với ngƣời khác và trong các khía cạnh khác nhau của đời sống, cùng với các giá
trị gắn liền với các nhận thức này.” (dẫn theo Barry D.Smith, Harold J.Vetter, 2005)
[27, tr.268]. Theo Rogers, trong chúng ta ai cũng có một “cái tơi lý tƣởng” và tất cả
chúng ta đều muốn đƣợc trở thành “cái tôi lý tƣởng của mình”. Càng đạt đƣợc đến
gần cái tơi lý tƣởng bao nhiêu, cá nhân sẽ càng trở nên hạnh phúc.

c

Các nghiên cứu về cái tơi, hình ảnh cái tơi của thanh thiếu niên có thể chia

họ

thành một số hƣớng nghiên cứu sau. Hƣớng thứ nhất nghiên cứu vai trò của cái tơi,



hình ảnh cái tơi đối với sức khỏe tâm trí, năng lực học tập, kĩ năng xã hội… của

m

thanh thiếu niên. Những ngƣời đạt đƣợc hoặc duy trì đƣợc mức phát triển cái tôi cao



hơn trong thời niên thiếu, thƣờng chia sẻ trải nghiệm phong phú hơn, chiến lƣợc



giải quyết xung đột mang tính hợp tác hơn, có sự hiểu biết liên nhân cách lớn hơn,


n

đƣợc bạn bè đánh giá ít thù địch và linh hoạt hơn (Katherine H. Hennighausen và

tiế

đồng nghiệp, 2004) [48]. Một nghiên cứu của Penny Marsh và đồng nghiệp (2006)

án

trên thiếu niên độ tuổi 13 và đánh giá lại 1 năm sau đó cho thấy sự phát triển cái tơi
khơng chỉ giải thích mức độ hoạt động tình bạn, mà cịn dự đốn sự thay đổi theo

Lu


n

thời gian trong từng lĩnh vực hoạt động bạn bè [60]. Mức độ phát triển cái tôi ảnh
hƣởng đến thành tích học tập: cái tơi phát triển dẫn đến xu hƣớng học tập tăng, thứ
hạng trong lớp cao hơn (Bursik K. và Martin T. A., 2006) [37]. Lòng tự trọng thấp
có liên quan đến kết quả tiêu cực, chẳng hạn nhƣ trầm cảm, rối loạn ăn uống, phạm
pháp, và các vấn đề điều chỉnh khác (Harter & Marold, 1992, Striegel-Moore &
Cachelin, 1999) [dẫn theo 31].
Hƣớng nghiên cứu thứ hai là xác định cấu trúc hình ảnh cái tơi. Theo Harter
(2012), các lĩnh vực của hình ảnh cái tơi bao gồm chức năng xã hội, thành tích nhận
thức/ học tập và khả năng thể thao (dẫn theo Santo J. B. và đồng nghiệp, 2013) [69].
Theo Shavelon, hình ảnh cái tơi nói chung đƣợc xếp ở bậc cao nhất; kế đó là hình
ảnh cái tơi học thuật (hình ảnh cái tơi về ngơn ngữ và tốn) và hình ảnh cái tơi
12



khơng học thuật (bao gồm hình ảnh cái tơi xã hội, cảm xúc và thể chất). Tƣơng tự,
Oubrayrie và cộng sự (1994) thiết kế thang đo tự đánh giá của trẻ vị thành niên
trong 5 lĩnh vực chính: cái tơi học đƣờng, cái tôi thể chất, cái tôi cảm xúc, cái tôi
tƣơng lai và cái tôi xã hội (dẫn theo Trịnh Thị Linh, 2014) [15]. Việc xác định cấu
trúc của hình ảnh cái tơi đã giúp các nhà tâm lý có thể đo lƣờng một cách cụ thể về
hình ảnh cái tơi qua các trắc nghiệm mang tính định lƣợng.
Hƣớng nghiên cứu thứ ba tập trung vào các yếu tố ảnh hƣởng tới sự hình
thành và phát triển cái tơi nói chung, hình ảnh cái tơi và lịng tự trọng nói riêng của

c

thanh thiếu niên. Qua nghiên cứu, Leslie Margolin, Dale A. Blyth và Dominic

họ

Carbone (1988) thấy rằng đánh giá của mẹ về năng lực của con ở tuổi thiếu niên có



khả năng dự báo cao hơn về lịng tự trọng của thiếu niên [61]. Nghiên cứu của

m

Keunho Keefe và Thomas J. Berndt (1996) trên học sinh lớp 8, 9 vào mùa thu và



mùa xuân của năm học cho thấy chất lƣợng và sự ổn định của tình bạn khơng chỉ




ảnh hƣởng tới lòng tự trọng của thiếu niên mà còn liên quan đến những thay đổi

n

theo thời gian ở từng khía cạnh cụ thể của lịng tự trọng [52]. Khi nghiên cứu vai trò

tiế

của sự ủng hộ của bạn bè đối với hình ảnh cái tơi của thiếu niên. Một nghiên cứu

án

chiều dọc (5 năm) trên thiếu niên ngƣời Mỹ gốc Phi 10 - 12 tuổi cho thấy dậy thì
sớm đƣa đến những thay đổi tích cực trong hình ảnh cái tơi ở thiếu niên, đến lƣợt

Lu


n

hình ảnh cái tơi tích cực dẫn tới hành vi tình dục tiếp theo ở các em (Amy E.
Houlihan và đồng nghiệp, 2007) [50]…
Một hƣớng nghiên cứu cũng thu hút sự quan tâm là nghiên cứu sự khác biệt
cái tôi của thanh thiếu niên ở các nền văn hóa khác nhau, có bản sắc dân tộc khác
nhau. Nghiên cứu của Greene M. L. và Way N. (2005) cho thấy lòng tự trọng của
học sinh trung học châu Á là thấp nhất; lòng tự trọng của học sinh Mỹ đen là cao
nhất; song lòng tự trọng của học sinh La tinh có sự gia tăng rõ nét theo thời gian

[42]. Kết quả nghiên cứu của Santo J. B. và đồng nghiệp (2013) thấy rằng khơng có
sự khác biệt rõ rệt cấu trúc cái tơi của thiếu niên ở hai bối cảnh xã hội khác nhau:
một bên đề cao tính cá nhân (Montréal, Québec, Canada), một bên đề cao tính tập
thể (Barranquilla, Caribbean, Colombia); tuy nhiên sự phát triển cái tôi, sức mạnh
13


cái tơi cịn liên quan tới bản sắc dân tộc [69]. Nghiên cứu Gfellner B. M. và
Armstrong H. D. (2012) cho thấy thanh thiếu niên bản địa thể hiện sức mạnh cái tơi
lớn hơn thanh thiếu niên song văn hóa [43].
Nhìn chung, cái tơi, hình ảnh cái tơi của thanh thiếu niên đã được các nhà
nghiên cứu nước ngồi tìm hiểu dưới nhiều góc độ: vai trị, cấu trúc, yếu tố ảnh
hưởng, sự khác biệt… Các nghiên cứu về cái tơi tập trung vào sắc thái cái tơi, hình
ảnh cái tơi (tích cực hay tiêu cực), ít tìm hiểu mức độ sâu sắc của hình ảnh cái tơi
theo lứa tuổi. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tơi sẽ tìm hiểu mức độ phát triển hình

c

ảnh cái tơi, khơng tập trung tìm hiểu sắc thái; tức là tìm hiểu mức độ sâu sắc trong



1.1.2. Nghiên cứu sự phát triển quan hệ xã hội

họ

nhận thức về bản thân, chứ khơng tìm hiểu hình ảnh cái tơi là tích cực hay tiêu cực.

m


Ở lứa tuổi thiếu niên, quan hệ với cha mẹ và quan hệ với bạn đồng trang lứa



là hai mối quan hệ diễn ra nhiều thay đổi nhất. Đây cũng là hai mối quan hệ quan



trọng của lứa tuổi này. Vì vậy, các nghiên cứu về quan hệ xã hội của thiếu niên

n

thƣờng tập trung vào hai mối quan hệ này.

tiế

1.1.2.1. Quan hệ với cha mẹ của thiếu niên

án

Trong các mối quan hệ liên nhân cách của trẻ em, quan hệ với cha mẹ (ngƣời
nuôi dƣỡng) đƣợc quan tâm nhiều nhất vì cha mẹ là ngƣời đầu tiên và có nhiều ảnh

Lu


n

hƣởng quan trọng đến sự phát triển của đứa trẻ. Theo Grace J. Craig, Don Baucum
(2001), nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của thiếu niên là dành đƣợc quyền tự quyết và độc

lập với cha mẹ (ở các nền văn hố khác nhau, điều này diễn ra dƣới các hình thức
khác nhau) [38]. Nhìn chung, quan hệ với cha mẹ của thiếu niên thƣờng trở nên
phức tạp hơn, một số mâu thuẫn, xung đột có thể nảy sinh và xung đột cha mẹ - con
ở lứa tuổi này cũng là một chủ đề hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
Trong lịch sử tâm lý học, có những giai đoạn, xung đột giữa cha mẹ và con
tuổi thiếu niên bị thổi phồng quá mức. Ở Mỹ trƣớc đây, lứa tuổi thiếu niên thƣờng
đƣợc xem xét nhƣ là giai đoạn “bão tố và stress”; các nhà văn và đạo diễn thƣờng
khai thác đặc điểm "nổi loạn và bất trị" của tuổi thanh thiếu niên. Thực tế, không
phải thiếu niên nào cũng trải qua thời kì này với những khủng hoảng, mâu thuẫn,
14


xung đột gay gắt. Tƣơng tự, Robert V. Kail, John C. Cavanaugh nhìn nhận: “Tuổi vị
thành niên là thời điểm thú vị, thử thách đối với trẻ vị thành niên và bố mẹ, nhƣng
khơng phải đầy sóng gió nhƣ trong chuyện hoang đƣờng.” [11, tr.338]. Có rất ít
nghiên cứu khẳng định xung đột gay gắt giữa cha mẹ và con; nhiều nghiên cứu sau
này cho thấy mâu thuẫn giữa thiếu niên với cha mẹ không nhiều nhƣ mọi ngƣời
nghĩ [38].
Daniel Offer và các đồng nghiệp (1998) đã nghiên cứu 6.000 thiếu niên ở 10
nƣớc khác nhau: Úc, Banglades, Hungari, Israel, Ý, Nhật, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ,

c

Mỹ và Tây Đức dựa trên bảng hỏi nhằm nghiên cứu sự đánh giá của các em về các

họ

mối quan hệ trong gia đình. Họ nhận thấy, ở tất cả các nƣớc, số đông thiếu niên cảm




thấy hạnh phúc, tự tin, có quan hệ tốt với cha mẹ, chỉ có một số em đánh giá tiêu

m

cực về gia đình, về quan hệ với bố mẹ [dẫn theo 11, 38].



Nghiên cứu của John Hill (1987) cho thấy những mâu thuẫn nghiêm trọng



giữa cha mẹ và thiếu niên chỉ có ở 15 - 25% số gia đình. Thơng thƣờng, sự rắc rối

n

xuất hiện trong những vấn đề thƣờng ngày nhƣ: các cơng việc gia đình, thời gian về

tiế

nhà, hẹn hị, kết quả học tập, hình dáng bên ngồi và kiểu cách ăn uống. Hiếm khi

án

có mâu thuẫn giữa cha mẹ và thiếu niên về những giá trị quan trọng nhƣ: tơn giáo,
xã hội và chính trị. (dẫn theo Grace J. Craig, Don Baucum, 2001) [38].

Lu



n

Một số nghiên cứu cịn tìm hiểu ảnh hƣởng của gắn bó với cha mẹ đến việc
chuyển đổi từ tiểu học lên trung học của học sinh. Nghiên cứu của Dennis R. Papini
và Lori A. Roggman (1992) cho thấy gắn bó với cha mẹ có tƣơng quan đáng kể và
thuận chiều với những đánh giá về năng lực tự nhận thức trong suốt q trình trẻ em
chuyển lên THCS và có tƣơng quan đáng kể nhƣng nghịch chiều với trầm cảm và lo
âu của thiếu niên [66]. Nghiên cứu của Stephan Duchesne và đồng nghiệp (2009)
cho thấy gắn bó với mẹ dự đoán những lo lắng của thiếu niên về giáo viên và vấn đề
học tập trong quá trình chuyển lên trƣờng trung học [40].
Một nghiên cứu chiều dọc ngắn hạn trên 346 học sinh lớp 7 tại Hồng Kông
cho thấy cảm nhận về sự quan tâm của mẹ, năng lực học tập và sự hài lòng trong
cuộc sống đã giảm đáng kể từ đầu lớp 7 đến cuối lớp 7. Các bà mẹ đánh giá cao sự
15


quan tâm của mình hơn thiếu niên đánh giá. Kết quả phân tích số liệu cho thấy cảm
nhận của thiếu niên về sự quan tâm của mẹ và năng lực học tập dự đốn đáng kể sự
hài lịng trong cuộc sống theo thời gian, ngƣợc lại cảm nhận về sự áp đặt của mẹ
khơng dự báo sự hài lịng trong cuộc sống của thiếu niên (Candice Y.-W. Leung
cùng đồng nghiệp, 2004) [56].
Một số nghiên cứu tìm hiểu sự khác biệt trong quan hệ của thanh thiếu niên
với bố và mẹ. Bố ít can thiệp vào cơng việc của các em và tôn trọng sự độc lập của
các em hơn là mẹ. Nhìn chung, các em thiếu niên thƣờng ít xung đột với bố hơn là

c

với mẹ (Grace J. Craig, Don Baucum, 2001) [38]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Susan


họ

K. Williams và F. Donald Kelly (2005)] đã chỉ ra rằng so với ngƣời mẹ, ngƣời cha



ít tham gia vào việc ni dạy thiếu niên hơn; thiếu niên cảm thấy an toàn trong gắn

m

bó với mẹ nhiều hơn với cha [79]. Trong khi đó, quan hệ của thiếu niên với mẹ



phức tạp hơn nhiều. Sự tác động qua lại giữa mẹ và các em thƣờng diễn ra ở những



việc nhƣ: công việc nội trợ, trách nhiệm gia đình, quy tắc (ở nhà cũng nhƣ ở những

n

nơi khác) và việc nghỉ ngơi (Montemayor, Brownlee, 1987, dẫn theo Grace J. Craig,

tiế

Don Baucum (2001) [38]. Mặc dù những tác động qua lại này có thể gây nên những

án


căng thẳng trong quan hệ, mâu thuẫn giữa mẹ và con, nhƣng nó cũng làm cho họ
gần gũi nhau hơn (Youniss, Keterlinus, 1987; dẫn theo Grace J. Craig, Don

Lu


n

Baucum, 2001) [38].

Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mặc dù quan hệ của thiếu
niên với cha mẹ, đặc biệt là với mẹ trở nên phức tạp hơn, song cha mẹ tiếp tục có
những ảnh hưởng quan trọng tới thiếu niên. Xung đột, mâu thuẫn giữa cha mẹ và
thiếu niên có thể xảy ra nhưng khơng q trầm trọng. Tính chất quan hệ của thiếu
niên với mẹ phức tạp hơn quan hệ với cha. Thiếu niên cảm thấy gần gũi với mẹ hơn
với cha, nhưng ít xung đột với cha hơn với mẹ.
1.1.2.2. Quan hệ với bạn đồng trang lứa của thiếu niên
Nhìn chung, các em có nhu cầu cao về việc kết bạn. Trƣớc những thay đổi về

cơ thể, cảm xúc, quan hệ, thiếu niên thƣờng tìm sự hỗ trợ của bạn cùng tuổi - những
ngƣời cũng đang có những trải nghiệm tƣơng tự. Thanh thiếu niên dành nhiều thời
16


gian cho bạn bè hơn so với các gia đình. Một nghiên cứu của Csikszentmihalyi,
Larson (1984) cho thấy học sinh trung học dành khoảng 50% thời gian một ngày
nhắn tin cho bạn bè và 20% thời gian cho gia đình (Grace J. Craig, Don Baucum,
2001) [dẫn theo 38]. Một phỏng vấn trẻ từ 13 - 16 tuổi hàng ngày trong 5 ngày để
biết họ dành bao nhiêu thời gian cho mối quan hệ có ý nghĩa với bạn bè và với cha
mẹ. Kết quả trung bình mỗi ngày trẻ dành 103 phút cho bạn đồng trang lứa so với

28 phút dành cho cha mẹ (dẫn theo Đỗ Thị Hạnh Phúc, 2005) [26, tr.141].
Ở Liên Xơ cũ, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tình bạn của thiếu niên.

c

Những nghiên cứu của Elkonhin cho thấy trong tuổi thiếu niên xuất hiện và phát

họ

triển một hoạt động đặc biệt, trong đó trẻ thiết lập các quan hệ tâm tình cá nhân với



bạn đồng lứa. Đó là hoạt động giao tiếp tâm tình cá nhân. Trong hoạt động giao tiếp

m

tâm tình cá nhân, các quan hệ đƣợc xây dựng không chỉ dựa trên cơ sở sự tơn trọng



lẫn nhau mà cịn trên cơ sở niềm tin tuyệt đối vào nhau và sự gần gũi về nội tâm.



Chính những quan hệ này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ

n

(Elkonhin, 1989, xem V.V. Đavƣđơv, V.P. Zintrenko, 1989) [81]. Nhìn chung, các


tiế

nhà tâm lý học Xô-viết cho rằng hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên là giao

án

tiếp bạn bè.

Ở Mỹ, kể từ sau nghiên cứu của S. Stanley Hall năm 1904, mối quan hệ với

Lu


n

bạn đồng trang lứa đƣợc coi là tâm điểm của tuổi thanh thiếu niên Mỹ. Từ đó đến
nay, mặc dù vẫn cịn một số quan điểm khác nhau về ảnh hƣởng của bạn cùng lứa
đối với thanh thiếu niên, song các nhà nghiên cứu ít phủ nhận tầm quan trọng của
mối quan hệ này ở giai đoạn lứa tuổi này (B. Bradford Brown, 2004) [36]. Vai trị
của tình bạn, ảnh hƣởng của bạn bè đối với lứa tuổi này là một chủ đề đầu tiên đƣợc
quan tâm. Những thanh thiếu niên đƣợc chấp nhận bởi các bạn đồng trang lứa họ và
có tình bạn tƣơng hỗ thì có hình ảnh bản thân tốt hơn và học tập tốt hơn ở trƣờng
(Hansen, Giacoletti & Nangle, 1995; Savin -Williams & Berndt, 1990). Ngƣợc lại,
cô lập xã hội trong thanh thiếu niên, bị bạn đồng lứa tẩy chay có liên quan đến một
loạt các hành vi tiêu cực, chẳng hạn nhƣ phạm pháp (Kupersmidt & Coie, 1990).
Một nghiên cứu cho thấy học sinh lớp 5 có ít nhất một ngƣời bạn tốt đã đƣợc tìm
17



×