Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Luận án tiến sĩ tâm lý học những yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 189 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------

họ

c

TH THANH THỦY



NHỮNG YẾU TỐ TÂM Ý – XÃ HỘI I N QUAN ĐẾN





m

TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH

n

Ngành, chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành

Lu


n



án

tiế

Mã số: 62 31 04 01

UẬN ÁN TIẾN SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc

HÀ NỘI-2016


ỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ
liệu, kết qủa nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu của người nào khác.

Lu


n

án

tiế

n






m



họ

c

Tác giả luận án

ê Thị Thanh Thủy


ời cảm ơn
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc, thầy đã cho tơi
những gợi ý ban đầu trong q trình hình thành các ý tưởng nghiên cứu liên quan đến
luận án. Thầy sẵn sàng trợ giúp tôi bất cứ khi nào tôi gặp vướng mắc về kiến thức
chun mơn. Có những thời điểm dù rất bận rộn nhưng thầy vẫn băn khoăn về vấn đề
nghiên cứu của tơi, đây là tình cảm tơi vơ cùng trân q. Tơi nghĩ mình rất may mắn
khi là sinh viên của thầy từ khi còn học đại học và tôi tiếp tục được là nghiên cứu sinh
dưới sự hướng dẫn của thầy. Qua đây, cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy.



họ


c

Trong quá trình học tập, làm luận án của mình, tơi khơng thể không nhắc tới GS. TS.
Trần Thị Minh Đức, người đã ln gợi mở ý tưởng từ khi tơi cịn chưa làm nghiên cứu
sinh. Cô là “người thầy” lớn, đã động viên tơi rất nhiều, nếu khơng có sự định hướng
của cô, chưa chắc thời điểm này tôi đã là nghiên cứu sinh. Cô là người đã luôn dẫn dắt
tôi từ khi mới vào nghề. Những lời viết này không thể bày tỏ hết sự chân thành nhưng
cũng qua trang viết này, cho tôi gửi lời cảm ơn tới cô.

tiế

n





m

Tôi nhận được sự hỗ trợ đầy trách nhiệm của các cán bộ thuộc Khoa Tâm lý học - Học
viện Khoa học Xã hội. Nếu khơng có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, tơi khó có thể thực
hiện cơng việc của mình một cách trơi chảy và đúng thời hạn. Nhân đây, tôi xin bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc đến với tất cả các thầy giáo, cô giáo của Khoa Tâm lý học - Học
viện Khoa học xã hội.

Lu


n


án

Có được thuận lợi trong quá trình làm luận án này, tôi không thể quên sự ủng hộ của
Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên
Việt Nam - những người đã tạo điều kiện và luôn động viên tôi. Tôi xin chân thành cảm
ơn các thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp.
Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của những người bạn ở các tỉnh, nơi
mà tôi thực hiện khảo sát để lấy số liệu. Xin chân thành cảm ơn người bạn thân Hà Thị
Huyền (Vĩnh Phúc), chị Đặng Thị Uyên (Hà Nội), chị Nguyễn Thị Loan (Sở Y tế quận
Ngơ Quyền, Hải Phịng) và một số em sinh viên đã giúp đỡ tôi khi thực hiện luận án.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người vơ cùng quan trọng đối với cuộc đời mình, là
hai con, chồng, bố mẹ hai bên và những thành viên trong gia đình. Họ ln là động lực
lớn để tơi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Lê Thị Thanh Thủy


MỤC ỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU VỀ NHỮNG YẾU
TỐ TÂM Ý – XÃ HỘI I N QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU
SINH ........................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 7
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 20
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ý UẬN VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ –

họ

c


XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH .................. 28
2.1. Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh .............................................................................. 28



2.2. Yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh .................... 34

m

2.3. Cơ sở lý luận của liệu pháp tham vấn nhận thức hành vi và liên cá nhân đối với



trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ...................................................................................... 49



CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ....................... 56

tiế

n

3.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 56
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 62

án

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHI N CỨU THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ


n

TÂM LÝ – XÃ HỘI I N QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH84

Lu


4.1. Mức độ và biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ............................................. 84
4.2. Yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh ................... 94
4.3. Trường hợp điển hình về phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có những yếu tố tâm lý –
xã hội liên quan ....................................................................................................... 121
KẾT UẬN VÀ KIẾN NGH .............................................................................. 132
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC
I N QUAN ĐẾN UẬN ÁN .............................................................................. 136
TÀI IỆU THAM KHẢO .................................................................................... 137
PHỤ ỤC ............................................................................................................... 147


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Viết tắt
CS

: Cộng sự

CTI


: Thang đo bộ ba nhận thức

CBT

: Liệu pháp nhận thức hành vi

DSM - 5

: Theo Sổ tay ch n đoán và phân lo i bệnh tâm
thần của Hiệp hội tâm thần, tâm lý Hoa Kỳ
: Độ lệch chu n

ĐTB

: Điểm trung bình

EPI

: Thang đo nhân cách Eysenk

HNg –OĐ

: Hướng ngo i ổn định

HNg – KOĐ

: Hướng ngo i không ổn định

HN –OĐ


: Hướng nội ổn định

HN – KOĐ

: Hướng nội không ổn định

IPT

: Liệu pháp liên cá nhân

NTV

: Nhà tham vấn

TCSS

họ



m





n

tiế


án

Lu


TC

: Phụ nữ sau sinh

n

PNSS

c

ĐLC

: Trầm cảm
: Trầm cảm sau sinh


DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

57

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của các thang đo khảo sát


73

Bảng 3.3. Hệ số tải và nhân tố của thang đo trầm cảm sau sinh

76

Bảng 3.4. Hệ số tải và nhân tố của thang đo nhận thức

78

Bảng 4.1: Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có biểu hiện nhận thức tiêu cực

87

Bảng 4.2: Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có biểu hiện cảm xúc tiêu cực/
89

âm tính

họ

c

Bảng 4.3: Biểu hiện về mặt hành vi ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Bảng 4.4: Biểu hiện về mặt thực thể ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

92
94




Bảng 4.5: Mơ hình phân tích hồi quy kiểu nhận thức liên quan đến trầm cảm ở
96

m

phụ nữ sau sinh



Bảng 4.6: Kiểm định độ phù hợp của giả thuyết Phân tích phương sai
97



(ANOVA)c

tiế

n

Bảng 4.7: Vai trị của từng kiểu nhận thức đối với dự báo mức độ trầm cảm ở
phụ nữ sau sinh

97

án

Bảng 4.8: Mức độ xuất hiện của những suy nghĩ tiêu cực ở các nhóm phụ nữ
98


n

có mức độ trầm cảm sau sinh khác nhau

Lu


Bảng 4.9: Tương quan giữa đặc điểm nhân cách và biểu hiện của trầm cảm
sau sinh

104

Bảng 4.10: Biểu hiện nhận thức tiêu cực của trầm cảm sau sinh ở các nhóm
phụ nữ có đặc điểm nhân cách khác nhau

105

Bảng 4.11: Biểu hiện hành vi của trầm cảm sau sinh ở các nhóm phụ nữ có
đặc điểm nhân cách khác nhau

108

Bảng 4.12: Sử dụng hồi quy tuyến tính để dự đốn mức độ nguy cơ trầm cảm
từ các đặc điểm nhân cách và yếu tố giao tiếp, sự kiện trước và sau sinh

109

Bảng 4.13: Nhân tố thuộc mối quan hệ của người phụ nữ và chồng trong thời
gian mang thai và sau sinh

Bảng 4.14: Tương quan giữa mối quan hệ tiêu cực của vợ chồng với mức độ

111
114


trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Bảng 4.15: Tương quan giữa mối quan hệ của người phụ nữ và người thân
115

trong gia đình với trầm cảm sau sinh
Bảng 4.16: Dự báo của mối quan hệ đối với nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau

116

sinh
Bảng 4.17: Tương quan giữa sự kiện sang chấn và mức độ trầm cảm

117

Bảng 4.18: Biểu hiện mối quan hệ tiêu cực với người thân ở các nhóm có trầm
cảm sau sinh khác nhau

118

Bảng 4.19: Tương quan giữa tình tr ng của đứa trẻ và mức độ trầm cảm sau
120

sinh


Lu


n

án

tiế

n





m



họ

c

Bảng 4.20: So sánh mức độ trầm cảm ở các nhóm khách thể khác nhau

121


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Trang


Biểu đồ 4.1: Mức độ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

82

Biểu đồ 4.2: Mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và mức độ trầm cảm

103

Biểu đồ 4.3: So sánh biểu hiện cảm xúc của trầm cảm sau sinh ở các nhóm phụ
106

nữ có đặc điểm nhân cách khác nhau
Biểu đồ 4.4: Sự khác biệt có ý nghĩa trong biểu hiện cảm xúc trầm cảm ở các

107

nhóm phụ nữ có đặc điểm nhân cách khác nhau
Biểu đồ 4.5: So sánh mức độ hỗ trợ, chia sẻ của người chồng với người phụ nữ

112

c

ở các nhóm có mức độ trầm cảm sau sinh khác nhau

họ

Biểu đồ 4.6: So sánh một số biểu hiện mối quan hệ của người phụ nữ và chồng
113




với mức độ trầm cảm

m

Biểu đồ 4.7: Mức độ trầm cảm ở các nhóm phụ nữ thuộc gia đình có thu nhập



Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc nhận thức



khác nhau

118
38

78

Hình 3.2: Mơ tả về trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

117

tiế

n


Hình 3.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

án

Hình 4.1: Tương quan giữa kiểu nhận thức với biểu hiện cảm xúc và hành vi

n

của trầm cảm sau sinh

101
123

Hình 4.3: Mối quan hệ giữa nhận thức và các biểu hiện của trầm cảm

129

Lu


Hình 4.2: Mơ tả về trường hợp phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Hộp 1: Một số nội dung chia sẻ trên m ng xã hội của phụ nữ có biểu hiện trầm
cảm sau sinh

86


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trầm cảm là một d ng rối lo n cảm xúc phổ biến xuất hiện ngày càng nhiều
trên thế giới (Ranga Krishnan, 2010). Những nghiên cứu về trầm cảm trên người
trưởng thành ở 10 quốc gia (Brazil, Canada, Chile, Cộng h a Czech, Đức, Nhật,
Mexico, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ) cho thấy tỉ lệ trầm cảm chủ yếu (major
depression) tính theo đời người dao động từ 3% (ở Nhật Bản) cho đến 17% (ở Mỹ),

c

với tỉ lệ phổ biến nhất là từ 8 đến 12% [49]. Xét về giới tính, các nghiên cứu đều

họ

cho thấy rằng trầm cảm xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam giới. Nghiên cứu của



Kessler, Chiu, WT, Demler, O và cộng sự cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ nữ giới bị trầm

m

cảm là 8% đến 10% trong khi đó tỷ lệ ở nam giới là 3% đến 5%. Xét về thời gian,



trầm cảm có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đo n nào trong cuộc đời, tuy nhiên ở nữ



giới, trầm cảm xuất hiện sau khi sinh là khá phổ biến [50], [55].


n

Đối với người phụ nữ, mang thai, sinh con và làm mẹ được coi là sự kiện lớn

tiế

trong cuộc đời, làm thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Chính sự kiện sinh đẻ cũng

án

được coi là một sang chấn đối với người phụ nữ. Những thay đổi trong đời sống tâm
lý của phụ nữ sau sinh đã được khảo sát t i nhiều quốc gia trên thế giới và những

Lu


n

cuộc khảo cứu này chỉ ra rằng khoảng 80% số phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu của
hội chứng buồn chán sau sinh (baby blues) vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 và đa số tự
thuyên giảm vào ngày thứ 10 sau sinh mà không cần phải can thiệp [11]. Tuy vậy
một số ít trường hợp không thể tự thuyên giảm và phát triển thành trầm cảm sau
sinh. Theo khảo sát của bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, có khoảng 10 -15% số
phụ nữ bị TCSS và 0,1% đến 0,2% bị chứng lo n thần sau sinh [4]. So với hội
chứng buồn chán sau sinh, mức độ trầm buồn của những trường hợp phụ nữ bị trầm
cảm sau sinh cũng nặng hơn và thời gian xuất hiện các biểu hiện của trầm cảm cũng
kéo dài hơn. Khi đó, người phụ nữ cần đến sự hỗ trợ của nhà tâm lý và can thiệp từ
bác sĩ tâm thần. Những cảm xúc và hành vi tiêu cực ở người phụ nữ bị trầm cảm sau
sinh không chỉ gây ảnh hưởng đáng kể tới bản thân người phụ nữ mà còn ảnh


1


hưởng tiêu cực tới mối quan hệ hôn nhân, bầu khơng khí trong gia đình (Warner và
cs.,1996), tác động tiêu cực đến sự phát triển tình cảm và xã hội của đứa trẻ mới sinh
(Robinson & Stewart, 2001, Jacobsen.,1999) [51].
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố liên quan tới TC ở
PNSS, đó là yếu tố sinh học [38]; yếu tố thuộc sản khoa (sức kh e và tình tr ng
bệnh thực thể khi mang thai, các tai biến sản khoa, hình thức sinh đẻ) [51], [85]; yếu
tố tâm lý lâm sàng (bản thân hoặc người thân trong gia đình đã có tiền sử rối lo n
tâm thần, rối lo n tâm thần trong thời kỳ mang thai) [39 ]; yếu tố tâm lý - xã hội
như kiểu nhận thức tiêu cực hoặc đặc điểm tính khí của người phụ nữ [82]; đặc

c

điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng và những người thân (căng thẳng

họ

trong các mối quan hệ, sự quan tâm hỗ trợ của người thân, một sang chấn tâm lý



xảy ra trước lúc sinh) [51], [82] và một số yếu tố xã hội khác như tình tr ng hơn

m

nhân (bà mẹ đơn thân, ly hơn, ly thân) [39]; tình tr ng kinh tế xã hội thấp [39], [36]




và tiểu sử sức kh e của bản thân người phụ nữ và của đứa trẻ [51]. Tất cả các yếu tố



trên đây kết hợp với các nguyên nhân tâm lý như căng thẳng, tình tr ng của đứa trẻ,

tiế

dẫn đến TC ở PNSS.

n

tính cách và kiểu nhận thức của người phụ nữ cũng có thể là những yếu tố nguy cơ

án

Trong những năm gần đây, vấn đề TC ở PNSS đã bắt đầu được nghiên cứu ở

n

Việt Nam. Một số bệnh viện phụ sản trong cả nước bước đầu đã có những cuộc

Lu


khảo sát về chủ đề này. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình nghiên cứu này l i được
thực hiện dưới góc độ tâm thần học hoặc y tế cộng đồng. Trong khi đó c n rất ít
những nghiên cứu tiếp cận từ góc độ tâm lý học. Trên thực tế, TC ở PNSS không
thể tách rời các yếu tố tâm lý - xã hội. Hơn nữa, những liệu pháp hỗ trợ tâm lý đã

được chứng minh là rất hữu ích đối với chứng trầm cảm sau sinh, đặc biệt những
người trầm cảm ở mức độ nhẹ.
Khi người phụ nữ hiểu rõ được các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến trầm
cảm ở phụ nữ sau sinh, họ sẽ tự giúp bản thân có được những biện pháp ph ng ngừa
hợp lý và giảm thiểu mức độ trầm cảm một cách hiệu quả. Từ những lý do trên,
chúng tôi thực hiện đề tài “Những yếu tố tâm lý -xã hội liên quan đến trầm cảm ở
phụ nữ sau sinh”.
2


2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHI N CỨU CỦA UẬN ÁN
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những biểu hiện và mức độ liên quan của một số yếu tố tâm lý xã hội với trầm cảm (TC) ở PNSS (phụ nữ sau sinh). Trên cơ sở đó đề xuất một số
biện pháp tâm lý - xã hội góp phần giúp PNSS ph ng ngừa và ứng phó tốt với
TCSS.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
a. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa lý luận về những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở

c

PNSS, cụ thể là mối liên quan giữa kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm



b. Nhiệm vụ nghiên cứu thực ti n

họ

mối quan hệ của người PNSS với trầm cảm.


m

Phân tích được biểu hiện và mức độ liên quan giữa TC ở PNSS với những yếu



tố tâm lý – xã hội, cụ thể là kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan



hệ của người phụ nữ.

n

Mô tả trường hợp người PNSS bị TC có những yếu tố tâm lý – xã hội liên

tiế

quan, từ đó đề xuất một số biện pháp tham vấn cá nhân nhằm giúp người phụ nữ sau

án

sinh giảm thiểu, phịng ngừa và ứng phó hiệu quả với TCSS.

n

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHI N CỨU CỦA UẬN ÁN

Lu



3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ liên quan của các yếu tố tâm lý – xã hội (kiểu nhận
thức, đặc điểm nhân cách, đặc điểm mối quan hệ và một số đặc điểm xã hội khác
của người phụ nữ) với TC ở PNSS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Luận án khơng đi sâu điều tra, phân tích các biểu hiện của TCSS ở khía c nh
sinh lý mà chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ liên quan của những yếu tố
tâm lý – xã hội với TC ở PNSS. Cụ thể là kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách, đặc
điểm mối quan hệ và một số yếu tố xã hội thuộc về đặc điểm nhân kh u của người
phụ nữ tác động tới sự hình thành và phát triển TC ở PNSS.
3


b. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
- Khách thể được khảo sát trực tiếp bằng bảng h i: 366 phụ nữ có con từ 0-2
tuổi.
- Khách thể được ph ng vấn sâu: 3 người (03 phụ nữ bị TCSS)
c. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Luận án thực hiện khảo sát trên nhóm phụ nữ sinh sống trên địa bàn nội và
ngo i thành của thành phố Hà Nội; Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Ph ng; Huyện
Lập Th ch, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Nam Định và tỉnh Sơn La.
Địa điểm chúng tôi lựa chọn khách thể là ph ng tiêm chủng và trường mầm

c

non tư thục của các quận, huyện. Do vậy nghiên cứu chỉ thực hiện trên nhóm khách


họ

thể có con học mẫu giáo và tiêm chủng. Những khách thể có rối lo n đi kèm sẽ bị



lo i trừ, không đưa vào nghiên cứu.

m

4. PHƢƠNG PHÁP UẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU CỦA UẬN ÁN



4.1. Phƣơng pháp luận



Nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của tâm lý học gồm nguyên tắc

n

ho t động, nguyên tắc duy vật biện chứng lịch sử và nguyên tắc liên ngành.

tiế

- Nguyên tắc ho t động: Tâm lý của con người được hình thành và biểu hiện

án


trong quá trình ho t động. Thêm vào đó, hành vi của con người chịu sự chi phối của

n

niềm tin, thái độ, do vậy khi nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của người phụ nữ

Lu


bị TCSS cần phải xem xét đến cảm xúc, nhận thức, niềm tin chứa đựng trong các
hành vi của họ.

- Nguyên tắc duy vật biện chứng lịch sử: Nguyên tắc này đ i h i khi nghiên
cứu các biểu hiện tâm lý, các yếu tố liên quan tới TCSS cần xem xét người phụ nữ
trong các mối quan hệ, trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Nguyên tắc liên ngành: Trầm cảm ở PNSS có những biểu hiện trên các bình
diện tâm lý, thần kinh, sinh lý và tâm thần. Để giải quyết triệt để vấn đề trầm cảm,
các ngành như sinh lý học thần kinh, tâm thần học, tâm lý học, dược lý học, công
tác xã hội… cũng đều quan tâm, nghiên cứu, do vậy nghiên cứu tiếp cận theo hướng
liên ngành là điều cần thiết.

4


4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích văn bản và tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng phiếu h i
- Phương pháp ph ng vấn sâu
- Phương pháp trắc nghiệm: Trắc nghiệm đánh giá mức độ TC, kiểu nhận
thức, đặc điểm nhân cách.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê phân tích số liệu spss
- Phương pháp tác động thực nghiệm: Tham vấn cá nhân
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA UẬN ÁN

c

5.1. Đóng góp về mặt lý luận

họ

Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào hệ thống lý luận về TC và TC ở



PNSS, những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở PNSS. Sự đóng góp về mặt

m

lý luận của luận án được biểu hiện cụ thể ở một số nội dung sau:



Luận án nêu lên được những xu hướng nghiên cứu chính liên quan đến vấn



đề TCSS và các yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TCSS trên thế giới và ở Việt

n


Nam. Các nghiên cứu tổng quan về TC ở PNSS tập trung vào các khía c nh như

án

diện hơn về vấn đề.

tiế

dịch tễ, yếu tố ảnh hưởng, cách thức can thiệp, từ đó cho người đọc có cái nhìn toàn

n

Luận án xác định được các khái niệm cơ bản gồm: yếu tố tâm lý – xã hội,

PNSS.

Lu


liên quan, TC ở phụ nữ sau sinh, những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan đến TC ở
Dựa trên các cách tiếp cận của tâm lý học, cụ thể là lý thuyết tâm lý học nhận
thức, tâm lý học nhân cách, giao tiếp, luận án đưa ra những luận điểm về lý thuyết
để chỉ ra các yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến TCSS.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn xác định được tỷ lệ và biểu hiện của phụ nữ bị
TCSS ở các mức độ khác nhau. Bên c nh đó luận án cũng chỉ ra những biểu hiện
đặc trưng của TC ở PNSS trên khía c nh sinh lý và tâm lý.
Luận án góp phần làm sáng t mối liên hệ giữa những yếu tố tâm lý – xã hội
gồm kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách và đặc điểm mối quan hệ và một số yếu tố
5



xã hội khác liên quan đến TC ở PNSS. Đây là hệ các biến số cá nhân và môi trường
giúp xác định các yếu tố bảo vệ và nguy cơ TC ở PNSS.
Qua ho t động thực nghiệm tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị TCSS, luận án
chỉ ra tính phù hợp của liệu pháp tham vấn nhận thức hành vi và liệu pháp liên cá
nhân với vấn đề TC ở PNSS.
6. Ý NGHĨA Ý UẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA UẬN ÁN
6.1. Ý nghĩa lý luận
Trầm cảm và TCSS là một vấn đề rất phổ biến trong cả lĩnh vực Tâm lý học
và Tâm thần học, luận án này làm phong phú hơn hệ thống lý thuyết về trầm cảm

c

trong lĩnh vực Tâm lý học.

họ

6.2. Ý nghĩa thực tiễn



Các nhà nghiên cứu, thực hành trong lĩnh vực Tâm lý học, Tâm thần học,

m

Cơng tác xã hội có thể sử dụng luận án như một tài liệu tham khảo phục vụ cho quá




trình nghiên cứu,can thiệp và ho ch định các chính sách cho nhóm phụ nữ.



Luận án cũng có ý nghĩa như một ho t động truyền thông vấn đề TC ở PNSS

n

để chính người phụ nữ và người thân của họ được tăng cường nhận thức về TCSS,

tiế

từ đó có biện pháp ph ng ngừa và hỗ trợ.

án

7. CƠ CẤU CỦA UẬN ÁN

Lu


Mở đầu

n

Luận án gồm những phần sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về những yếu tố tâm lý – xã hội liên quan
đến TC ở PNSS
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về một số yếu tố tâm lý – xã hội liên
quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Kết luận và kiến nghị
Danh mục cơng trình đã công bố của tác giả
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU VỀ NHỮNG YẾU TỐ TÂM Ý –
XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH
Trầm cảm (TC) ở phụ nữ sau sinh (PNSS) là một trong những rối lo n tâm
thần phổ biến, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người phụ nữ, tình tr ng hơn
nhân và sự phát triển cảm xúc, xã hội, nhận thức và liên nhân cách của đứa trẻ
[27],[30], [19], [24], [36], [43], 30], [46]. Nếu bệnh TC ở PNSS không được điều trị
dứt điểm có thể sẽ tái diễn và phát triển thành mãn tính, để l i hậu quả lâu dài

họ

c

(Cooper & Murray,1995; Henshaw, Foreman & Cox, 2004; Philipps & O’Hara,
1991) [75]. Hiện nay vấn đề trầm cảm ở PNSS được nghiên cứu dưới góc độ khảo



sát thực tr ng (mức độ phổ biến), các yếu tố nguy cơ và ph ng ngừa, can thiệp.

m


Dưới đây chúng tôi sẽ khái qt các cơng trình được nghiên cứu trên thế giới và ở



Việt Nam về lĩnh vực này.



1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về những yếu tố tâm lý - xã

n

hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

tiế

1.1.1. Hƣớng nghiên cứu dịch tễ học về trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

án

Nghiên cứu về sự thay đổi khí sắc ở PNSS đã được ghi nhận từ thời

n

Hippocrates (Miller, 2002) [36]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau sinh, đặc biệt trong

Lu



tháng đầu tiên sau sinh là quãng thời gian mà người phụ nữ gia tăng nguy cơ phát
triển các bệnh tâm thần hơn bất kỳ thời điểm nào trong cả cuộc đời. Có khoảng từ 8
– 15% phụ nữ có thể bị TCSS [82]. Nghiên cứu của Boyce (2003), Mosack & Shore
(2006) và St. Pierre (2007) cho thấy có từ 13-15% phụ nữ bị TCSS và 70% phụ nữ có
những dấu hiệu liên quan đến TC (các triệu chứng chưa đáp ứng đủ tiêu chu n ch n
đoán TC và vẫn được gọi là “baby blues”). Trong 2 năm 2008 và 2009, một vài
nghiên cứu cho thấy rằng số lượng phụ nữ bị TC sau sinh dao động từ 15-25% [29].
So sánh về mức độ phụ nữ bị TCSS ở các vùng miền khác nhau, nghiên cứu
của Kumar và Robson (1984), O’Hara Swain (1996) chỉ ra rằng, tỷ lệ sản phụ ở các
nước phương Tây bị TCSS là 10-15%, có 12.5% số phụ nữ đã phải nhập viện tâm
thần sau khi sinh (Duffy, 1983). Phụ nữ
7

rập bị TCSS là 15.8%,16% phụ nữ ở


Zimbabwe, 34.7% phụ nữ Nam Phi, 11.2% phụ nữ ở Trung Quốc, 17% phụ nữ ở
Nhật Bản và 23% phụ nữ Goan ở Ấn Độ [57].
Nhìn chung kết quả từ các nghiên cứu dịch tễ học về trầm cảm ở PNSS ở các
nước cho thấy TCSS khá phổ biến với tỷ lệ khác nhau. Sự khác nhau này được lý
giải là do thiếu sự đồng thuận của các tác giả khi lựa chọn thời gian đo mức độ trầm
cảm kéo dài trong giai đo n sau sinh, do sự khác nhau trong việc đưa ra điểm
ngư ng của trầm cảm và khác nhau về phương pháp đánh giá để xác định trầm cảm.
1.1.2. Hƣớng nghiên cứu về những yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Tính đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra những nguyên

c

nhân rõ ràng của TC ở PNSS. Tuy nhiên, ở người PNSS có những yếu tố liên quan


họ

được cho là nguy cơ dẫn đến trầm cảm, đó là: Yếu tố sinh học (gen, tăng/giảm hooc



môn sinh sản, tăng/giảm lượng progesterone và estrogen, sự thay đổi của tuyến

m

giáp, v.v), yếu tố thuộc sản khoa (sức kh e và tình tr ng bệnh thực thể khi mang



thai, các tai biến sản khoa, hình thức sinh đẻ); yếu tố lâm sàng (bản thân người phụ



nữ hoặc người thân trong gia đình đã có tiền sử rối lo n tâm thần, rối lo n tâm thần

n

trong thời kỳ mang thai) và yếu tố tâm lý - xã hội như nhận thức tiêu cực của bà mẹ,

tiế

tình tr ng bà mẹ đơn thân, mối quan hệ khơng tốt với chồng, tình tr ng kinh tế xã hội

án


thấp (Gado, Kraemer,.2003; Kendler, Gardner, Prescott.,2006; Green, McLaughlin,

n

Berglund và cs.,2010; Rosenquist, Fowler, Christakis,2010) [dẫn theo 36].

Lu


Những nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở PNSS được các tác giả nghiên cứu phân
lo i theo 3 cách sau [49]:
Cách 1: Nhóm yếu tố nguy cơ bên trong, nhóm yếu tố bên ngoài và các sự
kiện gây bất lợi.
Cách 2: Nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố tâm lý, nhóm yếu tố xã hội
Cách 3: Nhóm yếu tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan
Mặc dù được phân thành các nhóm khác nhau nhưng các yếu tố nguy cơ dẫn
đến trầm cảm ở PNSS về cơ bản vẫn thuộc yếu tố sinh học và tâm lý - xã hội. Trong
ph m vi của luận án này, chúng tơi sẽ trình bày theo cách phân lo i thứ nhất, tuy
nhiên, chúng tôi chỉ tổng quan một cách ngắn gọn về yếu tố sinh học và tập trung

8


nhiều hơn vào các cơng trình nghiên cứu về những yếu tố tâm lý- xã hội liên quan
đến TC ở PNSS.
1.1.2.1. Yếu tố sinh học
Từ góc độ sinh học, những nghiên cứu trên các cặp sinh đôi chỉ ra vai tr của
yếu tố di truyền trong sự xuất hiện của vấn đề TC. Kết quả nghiên cứu của Nancy
cho thấy bố mẹ, anh chị em ruột và con cái của những bệnh nhân TC nặng có
nguy cơ bị rối lo n này lên đến 10-15% so với nguy cơ trong dân số khơng có

người thân bị TC chỉ là 1-2%. Tỉ lệ cùng bị TC ở các cặp sinh đôi cùng trứng là
65% - 75%, trong khi ở các cặp sinh đôi khác trứng chỉ là 14% - 19% [8]. Một

c

nghiên cứu cho thấy rằng tính di truyền có ý nghĩa, TC ở nữ nhiều hơn so với

họ

nam (42 so với 29%) [72]. Yếu tố di truyền đóng vai tr quan trọng trong TC ở



phụ nữ nhiều hơn nam giới.

m

Yếu tố thứ 2 được đề cập đến nghiên cứu về TC từ góc độ sinh học là các



chất dẫn truyền thần kinh. Đó là các chất trung gian hóa học như Serotonin,



dopamine, norepinephrine, epinephrin [102]. Tác dụng sinh lý của norepinephrine

n

góp phần giải thích một vài triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân TC như mất năng


tiế

lượng, mau mệt m i, giảm tập trung chú ý [87], [54]. Sự phóng chiếu của các tế bào

án

thần kinh norepinephrine đến hệ thống viền như vùng h nh nhân, hồi cá ngựa

n

(hippocampus) và vùng dưới đồi có liên quan đến các triệu chứng cảm xúc, nhận

Lu


thức cũng như những thay đổi về sự ngon miệng, chức năng tình dục, nh y cảm với
cảm giác đau ở bệnh nhân TC [7]. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân TC và
những người đau buồn do mất người thân có bất thường về hệ miễn dịch, liên quan
đến rối lo n điều hòa nồng độ cortisol của vùng h đồi [38]
Yếu tố thứ 3 được cho là nguyên nhân gây nên TC sau sinh là sự tăng quá
mức của lượng hoocmon khi người phụ nữ vừa mới sinh. Ở người phụ nữ sau sinh,
yếu tố được xem xét như là nguyên nhân quan trọng dẫn đến TC là do sự thay đổi
hooc môn sau khi sinh [dẫn theo 7].
Tiếp cận theo góc độ sinh học cho thấy các cá nhân bị TC thường bị xáo trộn
đáng kể liên quan đến nội tiết (hormone), miễn dịch, và chức năng hệ thống chất
dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, TC có thể làm cho một người dễ bị tổn thương phát
9



triển một lo t các rối lo n thể chất. Tương tự như vậy, một người có một rối lo n
thể chất thường có khả năng phát triển TC. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các
gen có thể ảnh hưởng đến di truyền TC từ thế hệ này sang thế hệ khác [18].
1.1.2.2. Yếu tố tâm lý - xã hội
Khi nghiên cứu về yếu tố nguy cơ gây TC ở PNSS, một số yếu tố tâm lý xã
hội như kiểu nhận thức, tính khơng ổn định của hệ thần kinh, khí chất hướng nội và
hướng ngo i (thuộc đặc điểm nhân cách), đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ
với chồng và người thân, khí sắc của bà mẹ trong quá trình mang thai, tiền sử bệnh
TC, đặc điểm kinh tế gia đình được chỉ ra có tính tương quan với mức độ TC.

c

a. Kiểu nhận thức

họ

Trong những năm cuối của thế kỷ 20, lĩnh vực tâm lý học nói chung và



nghiên cứu về TC nói riêng bị chi phối m nh bởi những lý thuyết tập trung vào

m

nhận thức hơn là hành vi bên ngoài. Những quan điểm của các tác giả thuộc trường



phái Tâm lý học nhận thức đều xem xét các yếu tố nhận thức như là nguyên nhân




của tình tr ng đau khổ và các triệu chứng TC.

n

Lý thuyết nhận thức của Aron Beck và Clark khi nghiên cứu về TC được

tiế

chấp nhận khá rộng rãi. Theo Beck và Clark thì các sự kiện tiêu cực chưa hẳn đã

n

lệch [12], [33].

án

dẫn tới TC mà cần thơng qua một “bộ lọc” và đó là những suy nghĩ méo mó, sai

Lu


Kiểu quy kết nhận thức được xem là yếu tố dự đoán TC ở PNSS. Đây là nội
dung được phản ánh trong lý thuyết tuyệt vọng (hopelessness theory) và lý
thuyết cách thức phản ứng (response styles theory). Theo lý thuyết tuyệt vọng,
cách suy nghĩ tiêu cực là những chỉ báo tin cậy dự đoán trầm cảm bởi sự quy kết
trầm buồn thường diễn ra cùng với khí sắc trầm (Barnett và Gotlib,1988) [dẫn
theo 69]. Kết quả nghiên cứu của O’Hara và Swan (1996) phân tích trên 13
nghiên cứu với hơn 1300 phụ nữ đã cho thấy cách suy nghĩ tiêu cực có liên quan

với các triệu chứng của trầm cảm sau sinh ở mức độ cao [49]. Luận điểm này
tiếp tục được khẳng định và cập nhật vào năm 1989 trong nghiên cứu của
Abramson và cộng sự [28].

10


Theo lý thuyết sự tuyệt vọng của Seligman (1975), cá nhân có xu hướng TC
nhận thức rằng mơi trường sinh lý và xã hội nằm ngồi khả năng kiểm sốt của họ.
Cá nhân thể hiện nỗi tuyệt vọng của mình bằng sự trì trệ, khơng cố gắng thay đổi
hồn cảnh, thiếu động cơ ho t động, bi quan và quá trình tiếp thu bị phá v . Lý
thuyết Tuyệt vọng trầm cảm tiếp tục được phát triển bởi Abramson, Metalsky &
Alloy (1989).
Theo lý thuyết cách thức phản ứng (Nolen - Hoeksema, 1991), xu hướng
phản ứng với cảm xúc tiêu cực bằng cách tự dằn vặt hoặc lặp đi lặp l i suy nghĩ về
việc t i sao mình l i có cảm xúc trầm buồn (ví dụ t i sao mình l i buồn, t i sao

c

mình l i khơng vui được như người khác.v.v..) có thể là yếu tố đóng góp vào sự

họ

phát triển và duy trì trầm cảm (Cutrona, 1983; O’Hara, Rehm, & Campbell, 1982)



[dẫn theo 101]

m


Hai tác giả (Hewitt & Flett, 2002) có đề cập đến lý thuyết hoàn hảo (chủ



nghĩa cầu toàn) như là một kiểu nhận thức có liên quan đến TC ở PNSS. Cầu tồn là



một cấu trúc đa chiều mà ở đó các cá nhân có những kỳ vọng thực hiện nó một cách

n

hoàn mỹ ở nhiều phương diện. Những chiều hướng của sự cầu toàn được xác định

tiế

bởi động cơ đằng sau những kỳ vọng và đối tượng của sự mong đợi.

án

b. Đặc điểm nhân cách

n

Mặc dù mối quan hệ giữa nhân cách và bệnh TC vẫn c n là vấn đề phức t p

Lu



cần nghiên cứu, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các nét nhân cách như
nhiễu tâm, tránh tổn thương, hướng nội, sự phụ thuộc, tự chỉ trích bản thân hoặc q
cầu tồn là những yếu tố có liên quan đến TC. Hơn thế nữa, các nét nhân cách, đặc
biệt là tính nhiễu tâm có thể giải thích cho việc gia tăng số lượng phụ nữ bị TC.
(Goodwin & Gotlib, 2004). Nghiên cứu năm 1968 của Pitt đã cho thấy phụ nữ bị
TCSS chiếm tỷ lệ cao ở người có tính nhiễu tâm và có tỷ lệ thấp ở người có tính
hướng ngo i. Luận điểm này của Pitt được tiếp tục khẳng định ở kết quả nghiên cứu
của Dudley (2001) và Podolska (2010) [95].
Trong nhân cách của cá nhân, có thể có một vài đặc điểm ảnh hưởng đến
những trải nghiệm TC một cách dữ dội hơn hoặc kéo dài lâu hơn. Những đặc điểm
nhân cách này có thể bao gồm khuynh hướng hủy ho i, tự chỉ trích bản thân, tự
11


khiển trách bản thân, trải nghiệm cảm giác tội lỗi và xấu hổ, khó bộc lộ sự giận
dữ, kỹ năng ứng phó nghèo nàn. Những nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa
nhân cách và TC đã cho thấy những tính cách nêu trên thường phổ biến ở người
bệnh TC [94]
Tính khơng ổn định của hệ thần kinh/ Nhiễu tâm (neuroticism) có thể được
hiểu như một lo i rối lo n tâm lý của cá nhân, thường biểu hiện bằng sự buồn phiền,
tự đánh giá thấp về bản thân, rối lo n lo âu sớm nhưng vẫn có suy nghĩ hợp lý và
duy trì tốt các chức năng xã hội. Nhiễu tâm đã được xem xét trong 5 nghiên cứu với
550 phụ nữ trước sinh và cho thấy đây cũng là yếu tố dự báo cho trầm cảm ở PNSS,

c

tuy điểm chỉ đ t mức trung bình (O’Hara & Swain, 1996) [49]. Kết quả này được

họ


khẳng định l i trong các nghiên cứu tiếp theo khi phát hiện thấy các điểm đánh giá



nhiễu tâm có mối quan hệ ý nghĩa với trầm cảm ở PNSS (Lee và cs. 2000).

m

Johnstone và cs (2001) đã chỉ ra rằng những người phụ nữ hay bồn chồn, xấu hổ



c. Đặc điểm mối quan hệ



hoặc lo lắng thái quá thường có xu hướng dẫn đến trầm cảm. [52].

n

Lý thuyết liên cá nhân khẳng định rằng sự đổ v / xung đột trong một mối

tiế

quan hệ nào đó, đặc biệt là mối quan hệ với chồng hoặc các thành viên khác trong

án

gia đình, các mối quan hệ trong công việc; mất đi một người thân trong q trình


n

mang thai đã được xác định là có liên quan đến TC ở người PNSS [84]. Một số tác

Lu


giả lớn đ i diện cho thuyết liên cá nhân như Weissman, Cramer, Klerman,
Rounsaville và Chevron đều nhấn m nh đến vai tr của các mối quan hệ trong quá
trình khởi phát và tiến triển của bệnh TC. Những tác giả này cho rằng, sự tương tác
của cá nhân với môi trường xã hội xung quanh họ có thể quyết định tới việc gia tăng
các triệu chứng TC. Một cá nhân bị TC là do mối quan hệ của họ bị rối lo n. Lý
thuyết này tập trung vào 2 điểm chính là: Tìm kiếm sự đảm bảo q mức và nhận
thức thấp về địa vị/ giá trị của bản thân [96].
 Đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với chồng
Đối với người phụ nữ, cảm nhận về sự thay đổi trong mối quan hệ vợ chồng
sau khi sinh rất quan trọng. Một số kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi sinh, mối
quan hệ của người phụ nữ và chồng đã được thay đổi về “chất” và người phụ nữ
12


cảm nhận, định d ng rõ được sự thay đổi này. Cả hai vợ chồng đều cảm nhận và trải
nghiệm vai trò làm cha mẹ, mặc dù sự trải nghiệm này ở hai người rất khác nhau.
Tâm thế sẵn sàng làm mẹ của người phụ nữ có thể tác động tới quá trình hình
thành TC. Vandenberg (1980) đã thực hiện nghiên cứu về mối tương quan giữa
trầm cảm sau sinh và sự sẵn sàng làm mẹ. Tác giả mô tả những người phụ nữ bị
TCSS là những người chưa có sự chu n bị cho việc làm mẹ và có sự xung đột trong
vai tr làm mẹ. [59].
Tìm hiểu về mối liên quan giữa các sự kiện trong mối quan hệ vợ chồng và
sự khởi phát TCSS đã được xác định bởi hai tác giả Brown & Harris (1978) [dẫn


c

theo 74]. Hai tác giả cho rằng những trải nghiệm trong cuộc sống như cái chết của

họ

một người thân yêu, đổ v một mối quan hệ, ly dị, đều được coi là những nguyên

m

chưa hề có tiền sử rối lo n tâm thần [63].



nhân có thể gây ra stress và có thể chuyển sang giai đo n trầm cảm ở những người



+ Trục trặc trong mối quan hệ hôn nhân khi mang thai và sinh con làm gia



tăng nguy cơ của trầm cảm ở PNSS [35]. Khi thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ

n

giữa trầm cảm sau sinh và vấn đề hôn nhân, hầu như các tác giả sử dụng bảng câu

tiế


h i đo mức độ hài l ng trong mối quan hệ vợ chồng. Các bảng câu h i này được

án

thiết kế một cách đơn giản, theo thang đo của Likert. Bảng h i này có thể do người

n

nghiên cứu trực tiếp ph ng vấn hoặc để khách thể tự điền. Một số thang đo được

Lu


dùng, ví dụ thang đo điều chỉnh cặp đôi DYAS1. Những kết quả từ sáu nghiên cứu,
thực hiện trên hơn 1100 khách thể có sử dụng DYAS chỉ ra rằng sự hài l ng trong
mối quan hệ hôn nhân liên quan tuy không lớn nhưng có ý nghĩa với triệu chứng
trầm cảm [49].
Khi một đứa trẻ chào đời thì tầm quan trọng của những thay đổi về khía c nh
tâm lý xã hội trong gia đình khơng nên được đánh giá thấp. Khi có thêm gánh nặng
chăm sóc con cái, mối quan hệ giữa người phụ nữ và chồng có thể nặng nề hơn và
cũng ít có thời gian cho xã hội hơn..

1

DYAS là thang đo tự thuật nhằm đo sự hài l ng về chất lượng mối quan hệ hôn nhân, đã được chứng minh
về độ tin cậy và hiệu lực trong đo đ c,

13



Trong thời điểm sau sinh, sự hỗ trợ của người chồng trong việc chăm sóc con
cái và chia sẻ cảm xúc với vợ là yếu tố quan trọng giúp người phụ nữ ph ng ngừa
hoặc “thoát” kh i vấn đề TC. Nghiên cứu của Robinson và Stewart (2001) cho thấy
một số cặp vợ chồng chấp nhận vai tr truyền thống của vợ hoặc chồng nhưng một
số cặp khác đã phải tổ chức l i hệ thống gia đình [38]. O’Hara, Rehm và Campbell
(1983) nghiên cứu nhận thức về hỗ trợ xã hội chỉ ra rằng những phụ nữ sau sinh bị
trầm cảm thường thiếu sự hỗ trợ của người chồng trong việc thực hiện các nhiệm vụ
và nâng đ về cảm xúc sau sinh.
 Đặc điểm mối quan hệ của người phụ nữ với người thân

họ

c

Những sang chấn xảy ra trong mối quan hệ như tổn thương kéo dài trong
thời kỳ thơ ấu hoặc khi trưởng thành, mức độ gắn bó với cha mẹ thấp, bố mẹ hoặc



bản thân ly dị, trình độ giáo dục thấp cùng với những sự kiện bên ngoài như cha mẹ

m

l m dụng chất hoặc ph m tội có thể liên quan đến bệnh TC ở PNSS [42].



Sự hỗ trợ của gia đình, người thân cũng đóng góp vào những nguyên nhân




gây nên bệnh TC ở người PNSS. Trong q trình ni con nh , người mẹ thường có

n

xu hướng thực hiện phần lớn các nhiệm vụ (của cả cha và mẹ) và khi phải quyết

tiế

định, thực hiện các vai tr mới có thể sẽ ảnh hưởng đến cơng việc và thích nghi với

án

những thay đổi cần thiết. Một số nghiên cứu đánh giá vai tr của hỗ trợ xã hội trong

n

việc giảm trầm cảm sau sinh cho thấy rằng PNSS nhận được sự hỗ trợ xã hội qua

Lu


b n bè và những người thân, đặc biệt của người chồng trong thời gian stress được
cho là yếu tố bảo vệ để chống l i sự phát triển của trầm cảm [73]. Những phụ nữ bị
TCSS cũng ít nhận được sự hỗ trợ từ b n bè và cha mẹ trong quá trình ở cữ [61].
Kết quả này được khẳng định thêm một lần nữa ở nghiên cứu thứ 2 của O’Hara
(O'Hara, 1986).
Sự chỉ trích, cơ lập, đánh giá tiêu cực, can thiệp quá mức vào đời sống cảm
xúc của PNSS từ các thành viên trong gia đình cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới sự

khởi phát TC hoặc những giai đo n TC kéo dài ở PNSS [30], [45], [46], [62], [65].
Bowlby (1978, 1981) là người đề cập nhiều đến sự phát triển của cá nhân gắn với
các mối quan hệ, đồng thời phát triển lý thuyết phân tâm xa hơn khi cho rằng việc

14


tìm kiếm sự gắn bó đối với những đối tượng yêu thương có giá trị sống c n và được
phát triển thông qua sự chọn lọc tự nhiên [58].
+ Những bất lợi từ phía gia đình như có người chồng b o hành, trẻ em trong
gia đình bị l m dụng, mang thai ngoài ý muốn và các bệnh tật thực thể có mối tương
quan m nh với trầm cảm ở PNSS. Những nghiên cứu này được các tác giả Wilson
LM, Reid AJ, Midmer DK, Biringer A, Carroll JC, Stewart DE chỉ ra trong bài báo
“Những yếu tố nguy cơ về tâm lý xã hội trước sinh có liên quan tới những vấn đề
gia đình của PNSS” [69].
d. Một số yếu tố xã hội khác

c

Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy những sự kiện căng thẳng, ngay cả khi

họ

các sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình mang thai (không xảy ra trong thời gian ở cữ)



vẫn là những yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển của TCSS. Những căng thẳng

m


trong cuộc sống có thể mang nghĩa tích cực hoặc tiêu cực nhưng nó cũng t o nên sự



thay đổi cho người phụ nữ. Một số sự kiện cuộc sống diễn ra trong thời kỳ người



phụ nữ mang thai và sau sinh có thể ảnh hưởng tới vấn đề TCSS như: thay đổi nghề

n

nghiệp, các khủng hoảng do tai n n, trộm cắp, mất mát tài chính, bệnh tật phải nhập

tiế

viện [37], [39].

án

Vai tr của yếu tố kinh tế xã hội trong các nguyên nhân gây ra rối lo n tâm

n

thần nói chung và trầm cảm nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các

Lu



chỉ số cho thấy sự thiếu thốn về kinh tế xã hội như thất nghiệp, thu nhập thấp, học
vấn thấp được coi là những yếu tố nguy cơ trong rối lo n tâm thần (Bartley,1994;
Jenkins, 1985; Patel và cs., 1999; Weich và cs., 1997; World Health Organization,
2001) [dẫn theo 26]. Thiếu thốn về kinh tế xã hội cũng đã được nghiên cứu như là
một trong các nguyên nhân của trầm cảm sau sinh. O’Hara và Swain (1996) đã phân
tích 14 nghiên cứu, thực hiện trên 1650 khách thể cho thấy có mối liên hệ giữa tình
tr ng kinh tế xã hội và TCSS. Nghiên cứu kết luận rằng những chỉ số như thu nhập
thấp, tình tr ng việc làm và địa vị của phụ nữ trong xã hội là yếu tố dự báo có mối
quan hệ tuy nh nhưng có ý nghĩa với TCSS. Beck (2001) đã phân tích 8 nghiên
cứu trên 1732 khách thể và tìm thấy rằng có mối liên quan (tuy khơng lớn) giữa tình
tr ng kinh tế xã hội và trầm cảm sau sinh. Những kết luận từ các nghiên cứu này
15


trùng với kết quả nghiên cứu của Lee (2000); Patel và cs (2002); Seguin và cs
(1999), Warner và cs (1996) khi thực hiện nghiên cứu trên phụ nữ có thu nhập thấp
t i Ấn Độ, Trung Quốc và Canada [38],[51]. Vẫn trong nghiên cứu của Edward H.
Hagen năm 1999, kết quả cho thấy nếu người phụ nữ không đủ khả năng tài chính
để ni đứa con mới sinh hoặc mơi trường nguy hiểm thì họ phải tính tốn chi ly,
tiết kiệm đầu tư cho con cái ở hiện t i và tương lai hoặc cho sức kh e và phúc lợi
của chính họ. Do vậy mức nguồn tài chính thấp có thể là yếu tố dự báo của TCSS
bởi nó ảnh hưởng tiêu cực đến người phụ nữ [51].
Tác giả Warner và cs (1996) chỉ ra trong kết quả nghiên cứu rằng các bà mẹ

c

thất nghiệp hoặc gia đình có chồng thất nghiệp có nguy cơ bị TCSS cao hơn những

họ


bà mẹ khác. Cùng trong năm này, Cooper và cộng sự đã cho biết trong báo cáo



nghiên cứu của họ là có 7% bà mẹ bị TCSS khơng hài l ng với khu vực họ sinh

m

sống (ở thời điểm trước sinh) so với chỉ có 3% những bà mẹ khơng bị TC. Liên



quan đến yếu tố kinh tế xã hội, nghiên cứu của WHO (2001) chỉ ra rằng trầm cảm là



vấn đề xảy ra phổ biến ở các nước nghèo [51]. Từ những nghiên cứu này cho thấy

n

môi trường nghèo được dự báo là có ảnh hưởng tiêu cực tới TC ở PNSS bởi mơi

tiế

trường này nó c n hàm chứa những vấn đề như stress, tội ph m, sự an toàn [51].

án

Tiểu sử sức kh e của người phụ nữ và của đứa trẻ mới sinh: Hầu hết các


n

nghiên cứu đều tìm thấy mối tương quan m nh giữa các vấn đề về cảm xúc, bệnh tật

Lu


của bà mẹ trong thời điểm mang thai, TC trong thời điểm mang thai và TCSS
Atkinson và Rickel 1984; Cutrona và Troutman 1986; Gotlib và cs. 1991; Graff và
cs. 1991; Logsdon và cs. 1994; O’Hara và cs. 1983, 1984; Whiffen 1988; Whiffen
và Gotlib 1993) [dẫn theo 51].
Số lần sinh con và giới tính của đứa trẻ mới sinh cũng là những dự báo có ý
nghĩa cho TCSS bởi yếu tố giới có ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ.
Thông thường ở một số nước thì nam giới “có giá trị” cao và điều đó đồng nghĩa
với việc sinh một đứa con trai thì giá trị của bà mẹ cũng được kéo theo lên, lợi ích
cũng được gia tăng [dẫn theo 51].
Kết quả của các nghiên cứu về trầm cảm với các sự kiện xảy ra trong cuộc
sống cũng khơng có sự đồng nhất, điều này được giải thích từ các phương pháp sử
16


dụng khi thực hiện nghiên cứu. Những nghiên cứu được thực hiện bằng ph ng vấn
sâu cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý – xã hội và TCSS là vừa phải,
trong khi đó những nghiên cứu được thực hiện bằng bảng h i do khách thể tự báo
cáo chỉ ra mối quan hệ m nh hơn đáng kể.
Nhìn chung, tính đến thời điểm hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra
nguyên nhân rõ ràng của TC ở PNSS, mặc dù các nghiên cứu cũng hướng đến việc
lý giải mối quan hệ giữa một số yếu tố tâm lý – xã hội với mức độ TCSS. Có những
nghiên cứu đã chỉ ra một số biến có liên quan tới TCSS như giới tính của đứa con
mới sinh, kinh tế, kiểu nhận thức, đặc điểm nhân cách. Tuy nhiên kết quả của các


c

nghiên cứu này mới dừng l i ở việc chỉ ra mối quan hệ của TCSS với từng biến

họ

riêng lẻ. Từ khoảng trống nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu sự kết hợp của đa



biến nhằm chỉ ra mức độ liên quan của TCSS và các yếu tố khi các yếu tố này kết

m

hợp với nhau.



1.1.3. Hƣớng nghiên cứu về liệu pháp tâm lý hỗ trợ cho phụ nữ bị trầm cảm



sau sinh

n

Những nghiên cứu đã cơng bố về hiệu quả của các hình thức trợ giúp đối với

tiế


trầm cảm ở PNSS hiện có là: cách điều trị bằng thuốc (thuốc chống trầm cảm), trị

án

liệu tâm lý, hỗ trợ tâm lý xã hội, trị liệu bằng hoocmôn, liệu pháp thư giãn, can

Lu


Therapy).

n

thiệp giấc ngủ của bà mẹ - trẻ em và trị liệu bằng xung điện (Electroconvulsive
Để phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án, trong phần này chúng tôi
chỉ tập trung tổng quan những nghiên cứu về các biện pháp hỗ trợ tâm lý xã hội cho
phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
1.1.3.1. Hỗ trợ trầm cảm cho phụ nữ sau sinh bằng liệu pháp trị liệu liên cá
nhân (Interpersonal Psychotherapy - IPT)
Liệu pháp liên cá nhân (hay c n gọi là mối quan hệ) tập trung vào đặc điểm
của những mối quan hệ và trên những vấn đề như khó khăn trong giao tiếp hoặc đối
mặt với những mất mát trong mối quan hệ. Có một vài nghiên cứu cho thấy liệu
pháp mối quan hệ mang l i hiệu quả tương tự như thuốc hoặc CBT (liệu pháp nhận
thức hành vi). Nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp liên cá nhân trong điều trị
17


×