Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Báo chí đa phương tiện trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.01 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Trong những năm giữa thế kỷ XX, thành công từ cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 3, văn minh nhân loại đạt đến tầm cao mới, khối lượng của cải vật
chất được tạo ra lớn gấp nhiều lần so với hai cuộc cách mạng trước, giải phóng
được nhiều sức lao động cho nhân công của các nước đã tạo ra tiền đề, động lực
cho các nước trên thế giới bắt đầu cuộc chạy đua về công nghệ, khởi xướng cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Băt nhịp với xu hướng của thế giới, trong q trình tồn cầu hố, Việt Nam
đã tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cơng nghệ 4.0) một cách
chủ động, tích cực.
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghệ 4.0 xác định:
Việt Nam chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 là yêu cầu tất
yếu, khách quan và là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm:
Ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu của công nghệ 4.0 vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có lĩnh vực báo chí truyền thơng.
Ở nước ta, nhiều tờ báo lớn, trong đó có cả báo giấy, báo điện tử đang nỗ lực
tiếp cận cách làm báo mới này. Xu thế báo chí đa phương tiện tạo làn gió mới cho
nền báo chí,phát triển theo hướng hội tụ đa phương tiện, một cơ quan báo chí có
thể tạo ra nhiều loại hình báo chí. Sự bó hẹp về loại hình trong một cơ quan báo chí
như trước đây đang bị phá vỡ. Chính vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nên
em đã chọn vấn đề “Báo chí đa phương tiện trong cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1. Truyền thơng đa phương tiện là xu hướng phát triển mang tính
khách quan đáp ứng nhu cầu thơng tin của lớp công chúng mới.


Trong một xã hội hiện đại với sự bùng nổ thơng tin, cơng chúng ngày càng
có những nhu cầu cao hơn đối với nội dung cũng như chất lượng thông tin. Phương
thức truyền thông đa phương tiện cho phép công chúng thu nhận thơng tin bằng cả


hình ảnh, âm thanh, văn bản làm thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng,
nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ nhạy bén nhất đổi với khoa học và công nghệ tạo
ra sự phát triển của một lớp công chúng mới của truyền thơng. Trái lại, với các loại
hình báo chí truyền thống, cơng chúng đang ngày càng bị phân tâm bởi nhiều hình
thức cung cấp thơng tin động, hấp dẫn, tiếp cận trên toàn bộ các giác quan, cảm
quan: đọc, nghe, nhìn, đối thoại, tham gia trực tiếp… Internet phát triển với sự ra
đời của vô vàn các trang tin điện tử, các kênh truyền hình, phát thanh trực tuyến
(online) và các giao thức liên lạc (Email, chatting) và thoại (voice) được tích hợp
làm thoả mãn tất cả các nhu cầu thông tin của công chúng, bao gồm cả nghe, nhìn,
đọc, nói của cơng chúng.
Internet với đặc trưng tương tác của nó, đã thu hẹp những giới hạn về không
gian và thời gian trong việc tiếp cận thông tin trên quy mơ tồn thế giới. Cùng với
sự phát triển của hệ thống internet, hàng loạt sản phẩm công nghệ truyền thông
mới được phát triển như công nghệ di động với các phương thức truyền dữ liệu tốc
độ cao, hay các thiết bị đầu cuối được phát triển theo xu hướng di động hố, cá
nhân hóa cao độ tạo nên một sức mạnh mới mà các loại hình truyền thơng truyền
thống khó cạnh tranh nổi.
Sự phát triển của cơng nghệ truyền thơng cũng đã tạo cho báo chí một
hướng đi mới: tích hợp các phương tiện truyền thơng. Tính chất đa phương tiện
được biểu hiện rõ ràng nhất qua sự tích hợp này. Xu hướng phát triển này là phù
hợp với nhu cầu thông tin của xã hội, do vậy đi theo sự phát triển này là sự lựa
chọn đúng đắn của các nhà truyền thơng. Hay nói cách khác, truyền thông đa
phương tiện là xu hướng phát triển mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu thơng
tin của lớp công chúng mới.


Các tổ chức truyền thơng đa phương tiện hình thành qua hai yếu tố chính.
Một là, qua sự hợp nhất các tổ chức truyền thông truyền thống, các tổ chức viễn
thơng, cơng nghiệp giải trí với nhau, tạo ra một “đế chế thơng tin” mạnh mẽ và có
phạm vi ảnh hưởng và đối tượng cơng chúng khổng lồ. Có thể minh chứng cho sự

hợp nhất này như hãng Time Warner sát nhập với hãng American Online, là sự kết
hợp các phương tiện truyền thông cũ và mới là báo điện tử và báo giấy. Hai là, sự
khai thác triệt để thế mạnh và tiềm năng của internet và các ứng dụng của công
nghệ thông tin. Nếu biết được tên của các hãng thơng tấn, báo chí trên thế giới, chỉ
cần gõ vài chữ tên của nó vào trang tìm kiếm Google, sẽ dễ dàng tìm được đường
dẫn đến website của các hãng này trên Internet. Các hãng khác như FOX, BBC,
CNN, HBO… đều có những trang chính trên Internet. Sự tồn tại của các hãng nầy
trên Internet không chỉ dừng lại như một phương thức liên lạc đơn thuần mà là một
thương thức truyền thơng cơ bản của hãng đó. Bill Gates, ông vua của lĩnh vực
công nghệ thông tin đã nhận định rằng, truyền thông trên nền internet sẽ trở nên
phổ cập, nhiều hãng viễn thông lớn đang gia cố cơ sở hạ tầng cho viễn cảnh đó.
Cơng chúng sẽ được thưởng thức tất cả các dịch vụ trên một nền duy nhất.
2. Sự phát triển của hệ thống báo chí Việt Nam theo xu hướng truyền
thơng đa phương tiện
Sau 35 năm thực hiện chính sách đổi mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
kinh tế – xã hội của đất nước, hệ thống báo chí truyền thơng của nước ta cũng đã
có bước phát triển chưa từng thấy. Tính đến hết tháng 12/2022, cả nước ta đã có
Năm 2022, cả nước có 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí (có 327 tạp chí lý
luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan đài phát
thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000
người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người.. Theo số liệu
nghiên cứu Tính tới tháng 9/2022, Việt Nam có 72,1 triệu người sử dụng Internet


(đạt tỷ lệ 73,2% dân số) trong cuộc sống hàng ngày. Với con số này, Việt Nam là
quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng internet và các loại hình báo chí khác đã tạo ra
sức ép lớn, buộc các cơ quan báo chí phải tìm ra phương hướng phát triển thích
hợp, nếu như muốn sản phẩm báo chí được công chúng tiếp nhận. Phương hướng
ấy được thể hiện khá rõ ở sự đa dạng hóa về loại hình và phương tiện ở các cơ

quan báo chí lớn. Hầu như tất cả các cơ quan báo chí đáng kể đều có trang website
song hành với loại hình báo chí truyền thống. Một số tờ báo đơn nhất đã thực sự
trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện với việc xuất bản đồng thời nhiều
loại hình sản phẩm báo chí khác nhau như: nhật báo, tuần báo, nguyệt san, chuyên
san, báo buổi chiều, báo mạng điện tử. Sự tồn tại đồng thời các loại hình sản phẩm
báo chí truyền thơng khác nhau cho phép các cơ quan báo chí có thể mở rộng phạm
vi ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các loại hình sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài
chính, quảng bá thương hiệu, cũng như tận dụng các khả năng khai thác thông tin,
tư liệu. Việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin đã gắn liền với việc
phát triển và tích hợp tốt các loại hình sản phẩm báo chí, tạo ra hiệu ứng tốt cơ chế
truyền thông và hiệu quả thông tin, góp phần “chú trọng và nâng cao tính tư tưởng,
phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biên xã hội của
các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và của đất nước”, các
loại hình truyền thơng đa phương tiện đã góp phần “phát triển và mở rộng việc sử
dụng Internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có
hiệu quả hoạt động lợi dụng Internet để truyền bá tư tưởng phản động, lối sống
khơng lành mạnh”.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, mơ hình phương thức
truyền thơng đa phương tiện tuy mới hình thành nhưng cịn bộc lộ nhiều hạn chế và
yếu kém.


Thứ nhất, việc mở rộng hoạt động của cơ quan báo chí mới chỉ được sử
dụng thuần t ở góc độ công nghệ mà chưa thực sự khai thác và sử dụng nó như
một cơng cụ để xử lý và phổ biến thơng tin. Thế mạnh của Internet là nó có thể tạo
ra giao thức tương tác hai chiều giữa nguồn thông tin và người tiếp nhận. Tuy vậy,
người sử dụng nói chung và cơng chúng của báo chí nói riêng hầu như chỉ dừng lại
ở góc độ giải trí là chính, đơn giản và một chiều, các cơng cụ phản hồi, tương tác
hầu như không được thiết lập hoặc khơng biết cách nào để thiết lập. Những tiện ích
vơ cùng hữu hiệu như Email có rất ít người sử dụng, đó là thực tế ở nước ta. Vì

vậy, với nhiều cơ quan báo chí, Internet, trang web riêng, hay hộp thư điện tử…
chỉ mang tính biểu tượng của truyền thơng đa phương tiện thời thượng. Cơng
chúng có thể click chuột vào một đường dẫn đến nhiều báo điện tử, trang tin của
nhiều cơ quan và có thể rất thất vọng với những trang thông tin chết và đã quá lâu
rồi không được cập nhật.
Thứ hai là việc mở rộng theo hướng truyền thơng đa phương tiện mà khơng
có chiến lược khai thác sẽ dẫn tới việc lãng phí trong đầu tư. Nhất là các khoản đầu
tư cho nội dung thơng tin lien quan đến hình ảnh và âm thanh phải đầu tư rất lớn về
vật chất, kỹ thuật và nhân lực. Các trang web “chết” phần nhiều là do khơng có
thơng tin đưa lên, hoặc do thơng tin khơng hấp dẫn, không “hot” sẽ nên không hấp
dẫn được người truy cập, hệ luỵ của nó nằm trong sự so sánh với các loại hình sản
phẩm báo chí khác cùng cơ quan chủ quản sẽ lép vế, dẫn đến tình trạng sống dở,
chết dở.
Thứ ba là, truyền thông đa phương tiện đòi hỏi năng lực lãnh đạo và quản lý
phải rất cao và đồng bộ, nhìn nhận ở góc độ quản lý thì nguồn nhân lực cho vấn đề
này cịn chưa được quan tâm đúng mức nếu như khơng nói là chưa được tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đa phương
tiện nhưng thiếu sự quy hoạch chung vừa là sự lãng phí vừa làm giảm hiệu quả của
truyền thơng. Cùng một nội dung thơng tin người ta có thể khai thác được ở quá


nhiều nguồn khác nhau sẽ tạo ra tâm lý rằng hình như thơng tin đó coppy của nhau,
khơng có bản sắc riêng, do đó nhiều nguồn thơng tin trở nên mờ nhạt, thiếu tính
chính xác, nhất là với các nguồn tin trên các trang báo điện tử.
Cuối cùng, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các cơ quan truyền
thông, nhất là phát triển theo hướng truyền thông đa phương tiện tạo ra sự cạnh
tranh và chạy đua ghê gớm cả về việc khai thác, sử dụng và truyền bá thông tin.
Cạnh tranh là động lực cho phát triển tích cực, nhưng có thể buộc nhiều cơ quan
báo chí phải chạy theo việc hấp dẫn cơng chúng bằng mọi cách, chạy theo thoả
mãn nhu cầu thị hiếu tầm thường, kích động bạo lực, tính dục, đề cập quá sâu vào

chuyện riêng tư cá nhân…
3. Những xu hướng phát triển mới của báo chí hiện đại
Có thể nói khoảng thời gian vài năm qua đã cho thấy một loạt các xu hướng
nổi lên của báo chí hiện đại. Ngồi báo chí đa phương tiện, dưới sự tác động của
khoa học cơng nghệ, báo chí và truyền thơng đang xuất hiện những xu hướng mới
và rất có thể báo chí – truyền thông đa phương sẽ dần phải nhường chỗ cho một
loạt các xu hướng mới này. Có thể tạm liệt kê như sau:
• Multi-media, Multi-platform (Đa nền tảng)
• Mobile Media, Mobile Journalism (Báo chí di động)
• Social Media, Social Journalism (Báo chí xã hội)
• Data Journalism (Báo chí dữ liệu)
• Innovative Journalism (Báo chí sáng tạo)
• “Wearables” (Các thiết bị đeo trên người)
• Artificial Intelligence (Trí tuệ nhân tạo)
a. Báo chí đa nền tảng (Multi-media, Multi-platform)
Giờ đây báo chí phải hướng đến đa nền tảng. Chỉ báo in, truyền hình hay
website thì chưa đủ mà phải đồng thời có các phiên bản cho máy tính bảng và điện
thoại di động theo thiết kế chuyển đổi linh hoạt (responsive design). Thậm chí các


ứng dụng cho mobile cũng biến chuyển liên tục để dần tập trung khai thác các thị
trường ngách nhằm tạo ra lợi nhuận, thay vì chỉ tranh đua để chứng tỏ sự hiện diện
của mỗi tờ báo trên nền tảng mới mẻ này.
Người ta còn hướng tới các nền tảng cịn chưa trở nên thơng dụng và chưa
thành sản phẩm thương mại, ví dụ như các thiết bị đeo trên người (wearables) như
vịng đeo tay hoặc kính.
Mức độ “đa nền tảng” cũng ngày càng trở nên cao cấp hơn chứ không chỉ
đơn giản là việc sử dụng cùng một mật khẩu để truy cập. Độc giả xem báo in có
thể dùng điện thoại di động “đánh dấu” một bài viết và xem lại trên thiết bị điện tử
khi có thời gian, hoặc truy cập mã QR để theo dõi các sản phẩm đa phương tiện

như đồ họa hoặc video. Hoặc một độc giả đang theo dõi một bài viết trên máy tính,
khi rời bàn làm việc để di chuyển thì có thể truy cập thẳng vào bài viết đó trên máy
tính bảng hoặc điện thoại di động.
Nhờ tính năng cá nhân hóa và địa phương hóa, hệ thống có thể “hiểu” nhu
cầu người dùng để giới thiệu loại nội dung phù hợp trên mọi nền tảng.
Các thiết bị đeo trên người được cho là nền tảng tương lai mang lại hiệu quả
to lớn cho nhiều mặt của cuộc sống, đặc biệt là về y tế. Đối với báo chí và truyền
thông, đây cũng là một kênh tiếp cận quan trọng. Hiện đã có những ứng dụng cho
phép đọc tin nhanh trên đồng hồ đeo tay cũng như những thử nghiệm cho kính
Google Glass.
b. Báo chí di động (Mobile Media, Mobile Journalism)
Thời đại mobile media đang tới gần, và đương nhiên báo chí cũng phải
chuyển sang tập trung hơn vào báo chí di động. Trong lúc khái niệm “web-first”
(ưu tiên trước hết cho website) còn chưa trở nên phổ biến với nhiều cơ quan báo
chí, nhất là những tờ báo in đang cịn cố níu kéo vì lo mất nguồn quảng cáo lớn, thì
đã xuất hiện xu hướng “mobile-first.” Khơng ít tờ báo trên thế giới cho biết số
lượng đọc báo qua điện thoại di động của họ đã vượt cả website. Đầu tư cho một


phiên bản mobile - dù là ứng dụng tải xuống điện thoại dạng native app hay sử
dụng trình duyệt với công nghệ HTML5 (mobile web) - hiện khá đơn giản và
khơng q tốn kém chi phí nên khơng cịn trở ngại nào về kỹ thuật, song không
phải tất cả các cơ quan báo chí đều có “chiến lược mobile” cụ thể.
Nói chung, phiên bản mobile của các cơ quan báo chí Việt Nam khơng khác
gì với phiên bản cho máy tính. Thực tế, với một màn hình nhỏ (cho dù nhiều máy
phablet có màn hình hơn 5 inch), lại chủ yếu được xem theo chiều dọc (portrait) và
cách thức tiếp nhận nội dung của người dùng hoàn toàn khác biệt, việc tạo ra nội
dung dành riêng cho điện thoại di động là điều hiển nhiên.
Nhiều ứng dụng đọc báo của nước ngồi được thiết kế riêng cho điện thoại
nên hình ảnh được làm lại, cách di chuyển (navigation) cũng khác so với khi đọc

bằng máy tính, độ dài của thơng tin và cách thức kết nối từ thông tin này sang
thông tin khác cũng được chỉnh sửa cho phù hợp.
Mặt khác, điện thoại di động không chỉ là nền tảng đọc báo mà còn là nền
tảng tác nghiệp. Các nhà báo trước đây dùng bút, máy chữ, sau đó chuyển sang
máy tính và giờ đây chỉ cần dùng điện thoại di động là kết hợp cả máy tính lẫn máy
ảnh và máy quay phim.
Để làm được điều đó thì điều quan trọng trước hết là người phụ trách phiên
bản di động phải có “tư duy mobile,” kế đó là việc đào tạo kỹ năng cho các phóng
viên để có thể tác nghiệp linh hoạt với chiếc điện thoại di động của mình: họ có thể
viết tin văn bản và cập nhật nội dung nhanh chóng cho tịa soạn, biết chụp ảnh,
quay video và biên tập cơ bản bằng những ứng dụng trên điện thoại di động, thậm
chí có thể sử dụng những ứng dụng truyền thông mới (new media) để tường thuật
trực tiếp, truyền phát video trực tiếp (live streaming) lên thẳng website.
Đương nhiên, sử dụng điện thoại nghĩa là phải chấp nhận thỏa hiệp phần nào
về chất lượng hình ảnh và video, song báo chí hiện đại cho phép điều này bởi đặt
nặng tính thời sự hơn tính nghệ thuật. Ngồi ra, cơng nghệ càng ngày càng hiện đại


và có nhiều phụ kiện hỗ trợ nên chất lượng chụp ảnh/quay phim của điện thoại di
động càng ngày càng cải thiện.
Hiện đang có một quan điểm rằng do tỷ lệ người dùng điện thoại di động với
màn hình dọc quá lớn, nên video không nhất thiết phải theo chiều ngang như TV
theo tiêu chuẩn thông thường.
Một ứng dụng mới với tên gọi Periscope của trạng mạng xã hội Twitter vừa
ra mắt vào cuối tháng 3/2015 để cạnh tranh với địch thủ Meerkat trước đó, cho
phép người dùng tải video dạng live streaming. Tuy là một trang chia sẻ video
nhưng giới chun mơn cho rằng nó có thể là một công cụ làm báo vô cùng hiệu
quả và tức thời.
c. Báo chí xã hội (Social Media, Social Journalism)
Giờ đây truyền thông xã hội không phải là một lựa chọn của báo chí nữa mà

đã trở thành điều bắt buộc trong hoạt động tác nghiệp hằng ngày. Chính vì thế trên
trang đào tạo báo chí nổi tiếng Poynter.org có hẳn một chuyên mục “social
journalism.”
Pageview (số lượt xem) của mỗi tin bài một thời từng được coi là thước đo
hiệu quả tin tức, nhưng hiện nay các tòa soạn chú trọng hơn đến chỉ số tương tác
qua mạng xã hội, bao gồm cả số lần “like,” các bình luận luận hay số lần được chia
sẻ. Sự tương tác của người xem (engagement) đang trở thành tiêu chí đánh giá chất
lượng của bài viết.
Và đương nhiên, số lượng truy cập từ mạng xã hội đang ngày càng trở nên
quan trọng đối với các báo điện tử, bên cạnh lượng truy cập trực tiếp và truy cập từ
các trang khác (referral). Một bài viết trên báo giờ đây không chỉ nhằm đến độc giả
mà cịn phải nhằm đến bạn bè của độc giả vì có như vậy thì bài viết mới dễ được
chia sẻ và tiếp tục được lan truyền.
Đang có một quan điểm gọi là “social first” đối với các tòa soạn hiện đại,
nghĩa là khi có thơng tin nóng thì thậm chí được chia sẻ trước hết lên mạng xã hội.


Và social journalism khuyến khích sự tham gia của người dùng vào quá trình làm
báo từ khi sự việc bùng phát cho đến khi có tác phẩm báo chí hồn thiện.
Báo chí xã hội cịn có nghĩa là biết sử dụng mạng xã hội để tác nghiệp. Các
nhà báo hiện nay phải biết dùng mạng xã hội để khai thác thông tin, thẩm định
thông tin và truyền phát thông tin. Rõ ràng trong thời đại thế giới phẳng và kết nối
chặt chẽ qua mạng xã hội hiện nay, khi bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhà báo
cơng dân với chiếc máy điện thoại có camera, các nhà báo khơng phải là những
người duy nhất có khả năng lan truyền thông tin.
Rất nhiều tin tức xuất hiện sớm nhất trên mạng xã hội và nội dung do người
dùng khởi tạo (user-generated content) đang được coi là một phần quan trọng trên
báo chí. Đương nhiên, theo tiêu chuẩn báo chí chuyên nghiệp, nhà báo sử dụng
mạng xã hội chỉ mang tính tham khảo, coi đó như một nguồn tin ban đầu, sau đó
phải tìm cách thẩm định thơng tin đó.

Kỹ năng sử dụng mạng xã hội hiệu quả sẽ giúp phóng viên thậm chí thẩm
định thơng tin qua kênh này sau khi tiếp nhận thơng tin, và khi hồn thành sản
phẩm thơng tin thì biết cách truyền bá sản phẩm của mình một cách nhanh nhất.
d. Báo chí dữ liệu (Data Journalism)
Báo chí dữ liệu là một thể loại mới trở nên phổ biến trong vài năm trở lại
đây, song thực tế nó đã được sử dụng từ cách đây cả thế kỷ. Tuy nhiên, báo chí dữ
liệu chỉ thực sự phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ cũng như sự lan
truyền của Internet.
Thế giới bước vào kỷ ngun “Big Data” thì báo chí dữ liệu lại càng trở nên
quan trọng. Có nhiều cơ quan báo chí nước ngồi xây dựng riêng các nội dung dữ
liệu kiểu này, cung cấp nội dung “thô” để người đọc tự tìm hiểu và có đánh giá
riêng (Đương nhiên, nếu muốn, độc giả có thể tham khảo thêm các ý kiến của
chuyên gia).


Nhiều năm trước, tin đồ họa đã được dùng rất nhiều trên báo in, từ những
thông tin thời tiết đơn giản cho đến những nội dung phức tạp hơn, được trình bày
cơng phu bằng các phần mềm xử lý hình ảnh, và một hình vẽ mơ tả một trận chiến
tấn cơng lực lượng khủng bố, một thảm họa động đất-sóng thần hay công tác chuẩn
bị cho một giải đấu thể thao rõ ràng trực quan và dễ hiểu hơn nhiều so với một bài
viết bằng văn bản. Đương nhiên, một tin đồ họa khơng thể thay thế hồn tồn cho
các nội dung thông tin khác, nhưng nếu được dùng với vai trị bổ trợ sẽ mang lại
hiệu quả thơng tin cao hơn nhiều.
Gần đây, cách làm tin đồ họa trở nên dễ dàng hơn nhiều với những chương
trình trên Internet, trong đó các gói dịch vụ dành cho những cơ quan báo chí
chun nghiệp địi hỏi phải trả phí để được truy cập những tiện ích cao cấp, hoặc
cung cấp đội ngũ hỗ trợ triển khai nội dung theo yêu cầu.
Cấp độ cao hơn nữa là đồ họa tương tác, tăng tính trực quan và lơi kéo sự
tham gia của độc giả. Thay vì những hình ảnh tĩnh, độc giả có thể theo dõi sự phát
triển của sóng thần, hoạt động của tàu thăm dò Sao Hỏa, tuyến bay của chiếc máy

bay bị mất tích...
Được sử dụng nhiều nhất chính là trong lĩnh vực thể thao, ví dụ những dịch
vụ cho phép theo dõi trực tiếp các trận đấu, thông tin về các cầu thủ, thậm chí cả
phân tích dữ liệu tự động để đưa ra các kết quả phỏng đốn trước trận đấu.
e. Báo chí sáng tạo (Innovative Journalism)
Báo chí hiện đại cũng đồng nghĩa với nhiều sáng tạo. Một tác phẩm báo chí
giờ đây khơng đơn giản là mấy trăm, mấy ngàn từ kèm theo bức ảnh minh họa,
hoặc một đoạn âm thanh, một phóng sự hình ảnh. Báo chí hiện nay kết hợp tất cả
những gì có thể để cách trình bày trở nên hấp dẫn, thu hút hơn, sử dụng cả nhiều
công nghệ, phầm mềm, thiết bị tối tân và độc đáo. Nhưng quan trọng hơn là phải
có tư duy sáng tạo và sáng tạo khơng ngừng. Một sản phẩm báo chí sáng tạo có thể
tạo sức hút cao gấp nhiều lần một sản phẩm báo chí thơng thường.


Có rất nhiều cách sáng tạo để làm cho một tác phẩm báo chí trở nên hấp dẫn
hơn, từ những tác phẩm quy mơ kiểu như phóng sự đoạt giải báo chí Pulitzer của
New York Times là “Snowfall” hay tác phẩm tương tự của The Guardian về một
vụ cháy rừng – với cách gọi tạm thời là digital mega-stories (Siêu tác phẩm báo
chí) – cho đến việc sử dụng photomap hay các ứng dụng trên điện thoại di động
của một số cơ quan báo chí Hong Kong nhằm phản ánh vụ biểu tình Chiếm Trung
tâm gần đây, việc sử dụng hình đồ họa 3D của một hãng cung ứng truyền thông
Đài Loan, hay ở Việt Nam là bản tin bằng nhạc rap của báo điện tử VietnamPlus.
g. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
Cũng nhờ sự phát triển vô cùng nhanh chóng của cơng nghệ mà giờ đây
chúng ta có nhiều sản phẩm thông minh, giúp giảm sức lao động của các nhà báo.
Nhiều cơng đoạn trong q trình tác nghiệp được ứng dụng cơng nghệ trí tuệ nhân
tạo (AI) trong sản xuất, điều hướng nội dung, đáp ứng nhu cầu, sở thích của cơng
chúng đang diễn ra nhanh chóng trong hoạt động báo chí. Những tịa báo lớn trên
thế giới đều tận dụng AI để giúp người đọc tìm kiếm và nhanh chóng chọn lựa mục
tin tức phù hợp với mình. AI tập trung vào vấn đề tự động hóa những cơng việc lặp

đi lặp lại trong q trình viết những tin bài theo cấu trúc chung. Nhiều cơ quan báo
chí tại Việt Nam như VnExpress, Vietnamplus, Zing News, Dân trí hay Lao
Động... đã áp dụng trí tuệ nhân tạo. Báo Lao Động chính thức ra mắt một bản tin
truyền hình sử dụng biên tập viên ảo được sản xuất tự động dựa trên hệ thống
LDO-AI. Thực tế trên đòi hỏi các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí phải có khả
năng nắm bắt nhanh và dự báo sớm được tác động của xu thế này trong việc định
hướng báo chí và truyền thơng trên mạng xã hội


KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, kỹ thuật và cơng nghệ như là bà đỡ cho báo chí ra đời và
phát triển. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, cùng với
nhu cầu thông tin – giao tiếp của con người và xã hội, chỉ có kỹ thuật và công nghệ
phát triển mới cho phép báo chí xuất hiện. Kỹ thuật và cơng nghệ truyền tải thông
điệp là cơ sở cho sự ra đồi các loại hình báo chí hiện đại; đồng thời chính kỹ thuật
và cơng nghệ báo chí – truyền thơng chi phối tư duy và phong cách hành nghề của
nhà báo, thay đổi vai trị, vị thế của cơng chúng và gia tăng năng lực, hiệu quả tác
động của báo chí.
Cơng nghệ truyền thơng tồn cầu – hệ quả của sự phát triển về khoa học
cơng nghệ đã góp phần đưa tin tức đến với cơng chúng một cách nhanh chóng, rút
ngắn khoảng cách địa lý, mở ra cơ hội đồng thời cũng tạo ra áp lực to lớn đối với
nhà báo nói riêng cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí - truyền
thơng nói chung. Theo dịng chảy lịch sử, sự phát triển của ngày càng mạnh mẽ của
khoa học công nghệ đã tạo ra những thay đổi căn bản đối với con người ở mọi lĩnh
vực của cuộc sống. Đặc biệt trong đó, báo chí - truyền thơng là một trong những
lĩnh vực ứng dụng công nghệ nhanh chóng và nhạy bén nhất. Các nhà báo, phóng
viên cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và truyền thông đang
đứng trước cơ hội rất lớn để nâng cao và mở rộng các năng lực sáng tạo trong công
việc nhưng đồng thời cũng là những thách thức, đòi hỏi cải thiện năng lực bản thân

nhằm đáp ứng sự địi hỏi phát triển của cơng chúng cũng trong môi trường mà tốc
độ và sự thay đổi nhanh chưa từng thấy. Trong điều kiện đó, các nhà báo, phóng
viên cần phải nâng cao, phát triển những kỹ năng đa phương tiện như một nhu cầu
phát triển tự thân vừa để tránh khỏi bị đào thải trong quá trình cạnh tranh nghề
nghiệp.



×