Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nhóm 5 Thiết kế mạch hiển thị số HEX trên LED 7 thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ ĐIỆN TỬ


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT XUNG SỐ
Đề tài: Thiết kế mạch hiển thị số HEX trên LED 7 thanh

Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Phương
Sinh viên thực hiện:

Ngô Anh Tuấn - 2021608662
Võ Hữu Thắng - 2021607801

Hà Nội - 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. 2
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................................. 4
1.1. Lịch sử ra đời của hệ thập lục phân ( hệ HEX ) ........................................................ 4
1.2. Khái niệm về hệ thập lục phân .................................................................................. 4
1.3. Chuyển đổi các hệ đếm sang hệ thập lục phân .......................................................... 4
1.4. Ứng dụng của hệ HEX trong thực tiễn ...................................................................... 6
1.5. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHỐI; TÍNH TỐN, MƠ PHỎNG VÀ THIÊT KẾ SƠ
ĐỒ NGUN LÝ ................................................................................................................ 8
2.1: Xây dựng sơ đồ khối ................................................................................................. 8
2.2: Tính tốn .................................................................................................................... 9
2.2.1. Tính tốn đầu vào LED 7 thanh ......................................................................... 9


2.2.2: Phương pháp rút gọn ........................................................................................ 11
2.3: Thiết kế mô phỏng ................................................................................................... 13
2.3.1: Cổng logic ........................................................................................................ 13
2.3.2: Mô phỏng và thiết kế sơ đồ nguyên lý ............................................................. 15
CHƯƠNG III: CHẾ TẠO, LẮP RÁP VÀ THỬ NGHIỆM ............................................... 17
3.1: Chọn linh kiện ......................................................................................................... 17
3.2: Lắp ráp ..................................................................................................................... 20
3.3: Thử nghiệm.............................................................................................................. 21
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN .................................................................... 22
4.1: Đánh giá sản phẩm .................................................................................................. 22


4.2: Tính thực tế của sản phẩm ....................................................................................... 22
4.3: Đề xuất cải tiến và hướng phát triển ....................................................................... 22
Tài liệu Tham khảo ............................................................................................................. 23

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ khối............................................................................................................. 8
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý trên phần mềm Proteus ............................................................ 15
Hình 2.3: Mơ phỏng trên phần mềm proteus...................................................................... 15
Hình 2.4: Sơ đồ đi dây bằng phần mềm Altium designer .................................................. 16
Hình 2.5: Mạch in 3d mơ phỏng trên phần mềm Altium designer. .................................... 16
Hình 3.1: Cơng tắc gạt 4 bit Switch ................................................................................... 17
Hình 3.2: IC 74HC04 ......................................................................................................... 17
Hình 3.3: IC 74HC08 ......................................................................................................... 18
Hình 3.3: IC 74HC32 ......................................................................................................... 19
Hình 3.3: LED 7 thanh Anode chung ................................................................................. 20
Hình 3.4: Lắp ráp các linh kiện vào mạch .......................................................................... 20
Hình 3.5 : Thử nghiệm mạch .............................................................................................. 21


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Chuyển đổi hệ nhị phân sang hệ thập lục phân.................................................... 5
Bảng 2.1: Giải mã nhị phân 4 bit tương úng ra 7 chân của led 7 thanh ............................... 9


LỜI NĨI ĐẦU
Trong thời đại cơng nghiệp 4.0 ngày nay, cơng nghệ số đang phát triển với tốc
độ chóng mặt, tạo ra những cơ hội mới và đồng thời đặt ra những thách thức về việc
hiệu chỉnh và tối ưu hóa các hệ thống điện tử. Trong bối cảnh này, việc chuyển mã
từ hệ thống thập lục phân truyền thống sang hiển thị LED 7 thanh không chỉ là một
bước tiến quan trọng mà còn là một thách thức đầy hứng thú đối với những người
nghiên cứu và kỹ sư.
Được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng, từ viễn thông đến công nghiệp,
hiển thị LED 7 thanh không chỉ mang lại sự tiện lợi trong việc hiển thị thông tin mà
còn đặt ra những yêu cầu cao về kỹ thuật và thiết kế hệ thống. Trong đối mặt với
thách thức này, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc chuyển mã từ hệ thống
thập lục phân truyền thống sang hiển thị LED 7 thanh, một dự án không chỉ mang
tính ứng dụng mà cịn đóng góp vào sự phát triển toàn diện của lĩnh vực điện tử.
Chương này sẽ trình bày chi tiết về quy trình chuyển mã, các vấn đề kỹ thuật
mà chúng tôi đã đối mặt và những giải pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Bên cạnh đó,
chúng tơi cũng sẽ thảo luận về ý nghĩa và tiềm năng ứng dụng của việc chuyển đổi
này trong mơi trường cơng nghiệp và cái nhìn xa hơn về tương lai của công nghệ
hiển thị.
Hy vọng rằng, thông qua nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ứng
dụng và tiềm năng của việc kết hợp giữa hệ thống thập lục phân và LED 7 thanh,
đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này.
Cuối cùng em xin cảm ơn cô Hà Thị Phương đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án này để em được hoàn thành với thời gian sớm
nhất và hoàn chỉnh nhất.



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử ra đời của hệ thập lục phân ( hệ HEX )
Trong toán học và trong khoa học điện toán, hệ thập lục phân (hay hệ đếm cơ
số 16, tiếng Anh: hexadecimal), hoặc chỉ đơn thuần gọi là thập lục, là một hệ đếm có
16 ký tự, từ 0 đến 9 và A đến F (chữ hoa và chữ thường như nhau). Hệ thống thập
lục phân hiện dùng, được công ty IBM giới thiệu với thế giới điện toán vào năm
1963. Một phiên bản cũ của hệ thống này, dùng các con số từ 0 đến 9, và các con chữ
A đến F, đã được sử dụng trong máy tính Bendix G-15, ra mắt năm 1956.
1.2. Khái niệm về hệ thập lục phân
Hệ thập lục phân được xem như là 1 phiên bản nâng cấp của hệ số. Trong hệ
số đếm thập lục phân có chứa 16 ký tự bao gồm ký hiệu hoặc giá trị số. Các ký tự số
gồm có: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Các giá trị số lớn hơn sẽ tuân theo quy tắc: A = 10,
B = 11, C = 12, D = 13, E = 14, F = 15.
Số hexadecimal được công bố vào năm 1963 trên tồn thế giới, bởi cơng ty
IBM cơng ty máy tính có trụ sở tại Mỹ cơng bố vào năm 1963 và được phát triển trên
nền tảng của hệ thống máy tính Bendix G-15. Được phát triển từ hệ thống của máy
tính Bendix G-15. Việc sử dụng hệ hex giúp các lập trình viên tiết kiệm tối đa thời
gian số lượng chữ số được rút ngắn. Khi 1 chữ số hệ thập lục bằng 4 bit hệ nhị phân
1.3. Chuyển đổi các hệ đếm sang hệ thập lục phân
Hệ thập lục phân tên tiếng anh là Hexadecimal, hay cịn gọi là hệ 16, là một
hệ đếm có 16 kí số 0 đến 9 và A đến F (khơng phân biệt chữ hoa và chữ thường), với
quy tắc:
• A = 10
• B = 11
• C = 12

• D = 13
• E = 14
• F = 15



❖ Chuyển từ hệ thập phân sang hệ thập lục phân:
Bước 1: Thực hiện phép chia nguyên của số thập phân cần chuyển cho 16 và
ghi nhớ lại kết quả dư.
Bước 2: Nếu thương số của phép chia khác 0, thì tiếp tục lặp lại bước 1. Ngược
lại chuyển sang bước 3.
Bước 3: Ghi ngược các số dư theo thứ tự ngược lại.
❖ Chuyển từ hệ nhị phân sang hệ thập lục phân:
Bước 1: Nhóm 4 bits từ phía ngồi cùng bên phải của số nhị phân.
Bước 2 : Chuyển đổi mỗi nhóm trên sang số thập lục tương ứng theo bảng
dưới đây:
Bảng 1.1: Chuyển đổi hệ nhị phân sang hệ thập lục phân
Hệ thập lục (HEX) Hệ nhị phân (BIN) Hệ thập lục (HEX) Hệ nhị phân (BIN)
0

0000

8

1000

1

0001

9

1001


2

0010

A

1010

3

0011

B

1011

4

0100

C

1100

5

0101

D


1101

6

0110

E

1110

7

0111

F

1111


1.4. Ứng dụng của hệ HEX trong thực tiễn
• Biểu diễn màu sắc: để hiển thị màu trên web, chúng ta biểu diễn mã màu
#RRGGBB dưới dạng HEX . Đối với lập trình viên nhúng, việc làm việc với các giá
trị HEX là phổ biến.
• Lập trình máy và vi điều khiển: để biểu diễn địa chỉ trong bộ nhớ, chúng
ta sử dụng 8 ký tự Hexa với 32bit OS (12 ký tự Hex với 64bit OS).
• Kết nối và giao tiếp: địa chỉ MAC của các thiết bị mạng được tạo thành từ
12 ký tự Hex.
• Hiển thị thơng báo lỗi: địa chỉ ô nhớ xảy ra lỗi được biểu diễn dưới dạng
hexa, giúp lập trình viên dễ dàng hơn trong việc tìm và sửa lỗi.
• Cơng nghệ thơng tin: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, số HEX thường

được sử dụng khi làm việc với mã hóa, bảo mật hay dùng để theo dõi giá trị của các
biến và vùng nhớ.
1.5. Lý do chọn đề tài
Như đã trình bày ở trên, hệ số HEX là hệ đếm thường gặp và thường được ứng
dụng nhiều nhất trong cuộc sống. Hex "nằm giữa" Dec ( Hệ thập phân ) và Bin ( Hệ
nhị phân). Tại sao lại nói như vậy ?
Vì Dec dễ sử dụng hơn với con người, cịn máy tính thì chỉ hiểu Bin. Hex thì
thân thiện với con người hơn Bin. Đọc, viết và sử dụng Hex trong tính tốn thì tiện
hơn so với Bin, nhưng vẫn không bằng sử dụng Dec.
Tuy Dec dễ sử dụng nhưng để chuyển đổi Bin -> Dec thì khơng tiện như
chuyển đổi từ Bin -> Hex. Việc dễ dàng chuyển đổi Bin <==> Hex là ưu điểm đầu
tiên khiến Hex được sử dụng nhiều.Vì 2^4 = 16 nên mỗi 4 bit đều có thể đƣợc biểu
diễn bằng 1 ký tự Hex, 1 byte được biểu diễn bằng 2 ký tự Hex. Điều này là cố định,
trong khi với Dec thì khơng như vậy.


Ưu điểm thứ hai là chúng ta có thể biểu diễn 1 số nguyên lớn dưới dạng Hex
với số lượng ký tự cần sử dụng là rất ít. Khơng gian (số lượng ký tự) cần sử dụng để
biểu diễn giá trị dưới dạng Hex ít hơn 4 lần so với khi biểu diễn dưới dạng Bin. Con
số này ít hơn khi đem Hex so sánh với Dec, nhưng vẫn là một ưu điểm mà Hex vượt
trội hơn so với Dec và Bin.
Vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài dung LED 7 thanh để hiển thị só
HEX vì những ứng dụng thực tiễn mà nó mang lại cho cuộc sống của chúng ta là vô
cùng rộng lớn và trong môn học Kỹ thuật xung số này chúng em muốn tìm hiểu
cũng như trau dồi them kiến thức về hệ số HEX.


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG SƠ ĐỒ KHỐI; TÍNH TỐN,
MƠ PHỎNG VÀ THIÊT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
2.1: Xây dựng sơ đồ khối


Hình 2.1: Sơ đồ khối

Khối nguồn: Bộ nguồn cung cấp cho toàn mạch ở đây là nguồn ổn định 5V.
Nếu nguồn không ổn định sẽ dẫn tới hoạt động mạch bị gián đoạn.
Khối tạo xung: Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung
và tần số theo yêu cầu. Tạo xung đồng bộ điều khiển có tính logic hoạt động của
mạch.
Khối giải mã: Chuyển mã nhận được từ dạng mã BCD thành một dạng mã có
thể biểu diễn được.
Khối hiển thị: Nhận xung giải mã và hiển thị kết quả.


2.2: Tính tốn
2.2.1. Tính tốn đầu vào LED 7 thanh
Ta xác định được đầu vào của hệ thống gồm 4 đầu vào ( hệ nhị phân 4 bit ) và xác
định được 7 đầu ra tương ứng với 7 chân của led 7 thanh để hiển thị số hexan.
Bảng 2.1: Giải mã nhị phân 4 bit tương úng ra 7 chân của led 7 thanh


Với giá trị logic 0 làm cho chân của led 7 thanh sáng và với giá trị logic 1 làm cho
các chân của led 7 thanh tắt.
Bảng 2.2: Bảng sự thật cho tất cả các chân của led 7 thanh với đầu vào nhị phân


2.2.2: Phương pháp rút gọn
Phương pháp phân tích đại số và sử dụng biểu đồ Karnaugh là hai cách thiết lập khác
nhau trong lĩnh vực thiết kế mạch số và hệ thống điện tử.
Phương pháp đại số
Chính xác và đầy đủ:

Biểu diễn chính xác đầu
ra và đầu vào của một
hàm logic.

Ưu điểm

Phương pháp biểu đồ
Karnaugh
Tối ưu hóa: Biểu đồ
Karnaugh có thể tối ưu
hàm logic bằng cách nhìn
vào các nhóm của các ô
đơn.

Dễ hiểu: Chúng ta dễ đọc
và dễ hiểu, đặc biệt đối
Dễ thực hiện: Các biểu
với các mạch logic nhỏ.
đồ Karnaugh giúp làm
cho quá trình thiết kế
mạch logic trở nên dễ
dàng và trực quan hơn.
Hiệu suất: Thường cho
kết quả hiệu quả hơn khi
so sánh với biểu diễn
phương pháp đại số.
Phức tạp: Khi biến số
tăng lên, hàm chuẩn tắc
có thể trở nên phức tạp và
khó quản lý.


Nhược điểm

Giới hạn: Biểu đồ
Karnaugh thích hợp cho
các hàm với số biến nhỏ
đến trung bình. Khi số
biến tăng lên, Karnaugh
có thể trở nên phức tạp và
khó sử dụng.

Khơng tối ưu: Đơi khi
các hàm chuẩn tắc khơng
tối ưu dẫn đến mạch logic
khơng hiệu quả.
Khơng chính xác:
Karnaugh không thể biểu
diễn mọi hàm logic, đặc
biệt là các hàm lớn và
phức tạp.


Để tìm các đầu ra một cách chính xác, dễ đọc và dễ hiểu thì nhóm chúng em đã quyết
định sử dụng phương pháp rút gọn đại số - Dạng chuẩn tắc tuyển.
Biểu diễn đầu ra bằng phương pháp đại số dạng chuẩn tắc tuyển
̅3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷

̅0 + 𝐷3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷0
𝐹(𝑎) = 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷0 +𝐷
̅3 𝐷2 𝐷1 𝐷
̅0 + 𝐷3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷
̅0 +
𝐹(𝑏) =𝐷
̅0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷1 𝐷0
𝐷3 𝐷2 𝐷1 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷
̅0 + 𝐷3 𝐷1 𝐷0 + 𝐷2 𝐷1 𝐷
̅0
=𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷
̅0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷
̅0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷1 𝐷
̅0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷1 𝐷0
𝐹(𝑐) = 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷
̅0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷1 + 𝐷3 𝐷2 𝐷
̅0

=𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷
̅0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷1 𝐷0 + 𝐷3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷
̅0 +
𝐹(𝑑) = 𝐷
𝐷3 𝐷2 𝐷1 𝐷0
̅3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷
̅0 + 𝐷3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷
̅0 + 𝐷2 𝐷1 𝐷0
=𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷
̅0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷

̅1 𝐷0 +
𝐹(𝑒) = 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷1 𝐷0 + 𝐷3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷0
𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷
̅1 + 𝐷
̅3 𝐷0
=𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷
̅0 + 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷1 𝐷0 +
𝐹(𝑓) = 𝐷
̅1 𝐷0
𝐷3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷1 + 𝐷
̅3 𝐷1 𝐷0

= 𝐷3 𝐷2 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷
̅0 + 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 𝐷0 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷1 𝐷0 + 𝐷3 𝐷2 𝐷
̅1 𝐷
̅0
𝐹(𝑔) = 𝐷
̅1 𝐷
̅0 + 𝐷
̅3 𝐷
̅2 𝐷
̅1 + 𝐷
̅3 𝐷2 𝐷1 𝐷0
= 𝐷3 𝐷2 𝐷


2.3: Thiết kế mơ phỏng
2.3.1: Cổng logic
a) Cổng NOT
Cịn gọi là cổng đảo. Cổng chỉ có một lối vào và một lối ra.
Cổng NOT thực hiện phép phủ định logic hay còn gọi là cổng chặn.

Ký hiệu

Biểu thức logic

Q = 𝐴̅

Bảng trạng thái
INPUT

OUTPUT

A

Q

1

0

0

1

b) Cổng AND
Cổng AND có 2 hoặc nhiều lối vào và chỉ có một lối ra.
Tốn tử này thực hiện phép nhân logic. Ngõ ra chỉ bằng 1 khi tất cả ngõ vào có mức
logic là 1.


Ký hiệu

Bảng trạng thái
INPUT


OUTPUT

A

B

Q

0

0

0

Biểu thức logic

0

1

0

Q = A.B

1

0

0


1

1

1

c) Cổng OR
Cổng OR có 2 hoặc nhiều lối vào và chỉ có một lối ra. Lối ra ở mức 1 nếu có ít nhất
một lối vào ở mức 1 (Lối ra có tín hiệu khi một lối vào có tín hiệu ).

Ký hiệu

Bảng trạng thái
INPUT

OUTPUT

A

B

Q

0

0

0

Biểu thức logic


0

1

1

Q=A+B

1

0

1

1

1

1


2.3.2: Mô phỏng và thiết kế sơ đồ nguyên lý
Dựa vào bảng sự thật đầu ra của led 7 thanh và kết quả thu được từ phương pháp rút
gọn đại số ta thiết kế được sơ đồ nguyên lý trên phần mềm proteus.

Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý trên phần mềm Proteus

Hình 2.3: Mơ phỏng trên phần mềm proteus



Hình 2.4: Sơ đồ đi dây bằng phần mềm Altium designer

Hình 2.5: Mạch in 3d mơ phỏng trên phần mềm Altium designer.


CHƯƠNG III: CHẾ TẠO, LẮP RÁP VÀ THỬ NGHIỆM
3.1: Chọn linh kiện
a) Cơng tắc 4 bit
Chọn cơng tắc 4 bít để thể hiện cổng logic đầu vào nhị phân 4 bít của mạch.

Cơng tắc gạt 4bit Switch

Sơ đồ chân cơng tắc

Hình 3.1: Cơng tắc gạt 4 bit Switch
Thơng số kỹ thuật:
• Khoảng cách mỗi chân: 2.54 mm
• Điện áp/ dịng điện: 50V/ 100 mA (DC)
• Mỗi chân được đánh số
• Chân được mạ thiếc
b) IC 74HC04 ( IC cổng NOT)

Sơ đồ chân IC 74HC04

IC 74HC04
Hình 3.2: IC 74HC04


Đây là IC tích hợp 6 cổng đảo NOT

Thơng số kỹ thuật:
• Các chân đầu vào: 1, 3, 5, 9, 11, 13
• Các chân đầu ra: 2, 4, 6, 8, 10,12
• Chân 14: nguồn 5V
• Chân 7: GND
c) IC 74HC08 ( IC cổng AND )
IC 74HC08 có 4 cổng logic AND, mối cổng có 2 ngõ vào và 1 ngõ ra. IC 74HC08 là
một mạch tích hợp được xây dựng từ các Mosfet và một số điện trở phụ.

Sơ đồ chân IC 74HC08

IC 74HC08
Hình 3.3: IC 74HC08

Thơng số kỹ thuật:
• Các chân đầu vào: 1, 2, 4, 5, 9, 10, 12, 13
• Các chân đầu ra: 3, 6, 8, 11
• Chân 14: 5V
• Chân 7: GND
d) IC 74HC32 ( IC cổng OR )


Cấu tạo bên trong IC 74HC32 có 4 cổng logic OR, mỗi cổng có 2 ngõ vào và 1 ngõ
ra. IC này là một mạch tích hợp được xây dựng từ các Mosfet và một số điện trở phụ
trở.

Sơ đồ chân IC 74HC32

IC 74HC32
Hình 3.3: IC 74HC32


Thơng số kỹ thuật:
• Các chân đầu vào: 1,2,4,5,9,10,12,13
• Các chân đầu ra: 3,6,8,11
• Chân 14: 5V
• Chân 7: GND
e) LED 7 thanh Anode chung
LED 7 thanh hay còn được gọi là LED 7 đoạn, bao gồm 7 đoạn đèn LED được
xếp lại với nhau thành hình chữ nhật.
LED 7 thanh Anot chung với tất cả các kết nối Anode của LED 7 thanh sẽ
được nối với nhau ở mức logic “1”, các phân đoạn LED riêng lẻ sẽ sáng bằng cách
áp dụng cho nó một tín hiệu logic “0” hoặc mức thấp “LOW” thơng qua một điện trở
giới hạn dịng điện để phù hợp với các cực Cathode với các đoạn LED cụ thể từ a
đến g.


Sơ đồ chân LED 7 thanh Anode chung

LED 7 thanh Anode chung

Hình 3.3: LED 7 thanh Anode chung
3.2: Lắp ráp

Hình 3.4: Lắp ráp các linh kiện vào mạch


3.3: Thử nghiệm

Hình 3.5 : Thử nghiệm mạch



CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
4.1: Đánh giá sản phẩm
Ưu điểm: Mạch chạy đúng yêu cầu, hoạt động ổn đinh, gọn nhẹ linh hoạt, chi
phí phù hợp.
Nhược điểm: Bố trí mạch chưa khoa học, thiết kế chưa mang tính cơng nghiệp.
4.2: Tính thực tế của sản phẩm
Đây là đề tài rất hay và được ứng dụng rất nhiều trong cơng việc máy tính.
Một mạch mã HEX là một chuỗi các ký tự thập lục phân được sử dụng để biểu diễn
các giá trị số nguyên hoặc dãy bit. Trong lập trình và truyền thơng, mã HEX thường
được sử dụng để biểu diễn các địa chỉ bộ nhớ, giá trị của các thanh ghi, hoặc các dữ
liệu nhị phân. Tính thực tế của mã HEX nằm ở việc nó là một cách biểu diễn dễ đọc
và thân thiện với con người, cũng như có tính chất dễ chuyển đổi với dạng số nguyên
và nhị phân.
4.3: Đề xuất cải tiến và hướng phát triển
Hướng phát triển: Có thể thay thế các linh kiện, IC giải mã… bằng các linh
kiện khác trên thị trường mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của đề tài.
Đề xuất cải tiến: Thiết kế mạch phù hợp hơn, ngắn gọn, để mạch được thống
nhất, không bị rối mắt vì phải câu dây nhiều.


Tài liệu Tham khảo
[1] T. Đ. T. -. N. T. T. Hà, Giáo trình Mạch điện tử, Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2016.
[2] N. T. T. H. -. L. V. T. -. N. N. Anh, Giáo trình Điện tử số, Hà Nội: NXB Khoa học và
Kỹ thuật, 2013.




×