Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI TẬP MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT ÔN TẬP HSG LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH MỚI 2024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.24 KB, 11 trang )

BÀI TẬP MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT
1. Tại sao nói "Người nhiễm HIV khơng chết vì HIV mà chết vì các loài sinh
vật gây bệnh khác"?
Trả lời:
HIV là Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm, HIV tấn công các
tế bào miễn dịch lympho T-CD4, loại tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống đỡ
bệnh tật. Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh khiến số lượng
bạch cầu T-CD4 trong máu giảm xuống ít hơn 200 tế bào/mm3 máu. Lúc
này, HIV đã diễn tiến thành AIDS, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
AIDS khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể khơng cịn khả năng chống đỡ
các loại bệnh tật và viêm nhiễm. Hầu hết người nhiễm HIV giai đoạn cuối
sẽ chết vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội này.
2. Ở người, tại sao các tế bào ung thư khó bị phát hiện bởi hệ miễn dịch?
Trả lời:
Trên bề mặt tế bào ung thư thường có các neoantigens mà hệ thống miễn
dịch nhận dạng là "bất ngã", dẫn đến sự tấn công của hệ thống miễn dịch.
Khi nào và nếu cuộc tấn công miễn dịch này có hiệu quả, ung thư có thể
khơng bao giờ phát triển. Sự phá hủy các tế bào ung thư có thể được hồn
tất, trong trường hợp đó ung thư không bao giờ xuất hiện. Tuy nhiên, một
số tế bào ung thư có hoặc có khả năng tránh được sự phát hiện và/hoặc
tiêu diệt của hệ thống miễn dịch, cho phép chúng tiếp tục nhân lên.
3. Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể?
Trả lời:
Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân
nhiệt bình thường. Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào vi
khuẩn, virus và tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt
ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt.


Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, sốt cao trên C có thể gây nguy
hiểm cho cơ thể như co giật, hơn mơ, thâm chí tử vọng vì sốt cao làm tăng


phản ứng quá mẫn gây sốc, tăng q trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong
máu.
Ngồi ra, sốt làm cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải, có thể gây co giật.
Người sốt cao cũng có thể bị các tổn thương thần kinh khác như mê sảng,
lú lẫn, chán ăn, suy kiệt, suy tim, suy hơ hấp...
4. Tại sao tiêm vaccine có thể giúp phịng một số bệnh do virus và vi khuẩn
gây ra ở người và vật nuôi?
Trả lời:
Khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vaccine là vật lạ sẽ
huy động các kháng thể đến để tiêu diệt và ghi nhớ chúng, từ đó hình
thành trí nhớ miễn dịch. Về sau khi tác nhân bệnh thật xâm nhập vào cơ
thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả
để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.
5. Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản
ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ
kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm?
Trả lời:
Trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ
thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da
cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí viêm bởi vì cơ thể một số
người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó gọi là dị ứng.
Phản ứng dị ứng cấp tính đơi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra
khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamin trên diện rộng. Hậu quả là
co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm nhanh, ... dẫn
đến não, tim khơng nhận đủ máu và O2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử
vọng sau vài phút.
6. Phân tích một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung
thư.



Lời giải:
Một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư:
- Khối u phát triển trên da và màng nhày có thể phá vỡ rào cản tự nhiên
cho phép tác nhân gây bệnh xâm nhiễm.
- Các khối u lớn đè lên các cơ quan, bộ phận gây tổn thương hoặc làm
giảm sự lưu thông của máu (sự di chuyển của các tế bào miễn dịch trọng
máu) trong cơ thể.
- Một số tế bào ung thư xâm nhập vào tế bào tủy xương, cạnh tranh với tế
bào tủy xương về không gian sống và chất dinh dưỡng. Khi nhiều tế bào
tủy xương bị phá hủy, số ít cịn lại khơng tạo đủ các tế bào miễn dịch giúp
cơ thể chống bệnh.
- Ngoài ra, việc sử dụng các liệu pháp điều trị ung thư như dùng thuốc,
hóa trị hoặc xạ trị cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh.
7. Vì sao dị ứng có thể gây tử vong ở người?
Lời giải:
- Dị ứng có thể gây tử vong vì: Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến
sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn
histamin trên diện rộng. Hậu quả là co thắt phế quản, dãn các mạch máu
ngoại vi, huyết áp giảm nhanh,… dẫn đến não, tim khơng nhận đủ máu và
O2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử vong sau vài phút.
8. Người bị rắn độc cắn được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn
(huyết thanh chứa kháng thể có khả năng trung hoà đặc hiệu một loại nọc
rắn lấy được từ huyết thanh ngựa khoẻ mạnh đã được miễn dịch với loại
nọc rắn đó hoặc với một số loại nọc rắn). Nếu bị rắn độc cắn lần thứ hai
có phải điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn nữa không? Giải thích.
Lời giải:
Sau khi tiêm huyết thanh kháng nọc rắn (huyết thanh chứa kháng thể có
khả năng trung hồ đặc hiệu một loại nọc rắn lấy được từ huyết thanh



ngựa khoẻ mạnh đã được miễn dịch với loại nọc rắn đó hoặc với một số
loại nọc rắn), kháng thể có thể tồn tại trong máu của bệnh nhân. Do đó,
nếu bị đúng loại rắn độc đócắn lần thứ hai, bệnh nhân này có thể khơng
cần phải điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn nữa.
9. Vì sao các triệu chứng bệnh do HIV gây ra ở người được gọi là Hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải và được coi là đại dịch rất nguy hiểm
đối với loài người?
Lời giải:
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra. Khi vào cơ
thể, HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ và tiêu diệt tế bào
này, dẫn đến làm suy yếu dần đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng
miễn dịch tế bào. Kết quả là khả năng miễn dịch của cơ thể ngày càng suy
giảm, bất kì một mầm bệnh nào đều có thể phát triển và gây bệnh (bệnh
cơ hội). Thời gian nhiễm HIV càng dài, hệ miễn dịch càng suy giảm, các
bệnh cơ hội xuất hiện ngày càng nhiều nên các triệu chứng bệnh do HIV
gây ra ở người được gọi là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải được coi là đại dịch rất nguy
hiểm đối với loài người vì:
+ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải gây ra cái chết không thể tránh
khỏi cho người mắc. Hiện tại chưa có thuốc phịng và điều trị hội chứng
này.
+ Virus HIV – tác nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có
thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường
như đường tình dục, đường máu hay mẹ truyền sang con nên tốc độ lây
lan của hội chứng này rất nhanh và khó kiểm sốt.
10. Tại sao chăm sóc và bảo vệ tốt cho da góp phần bảo vệ sức khoẻ ở
người?
Lời giải:
Chăm sóc và bảo vệ tốt cho da góp phần bảo vệ sức khoẻ ở người vì: Da
là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể trước các tác nhân gây hại. Việc



bảo vệ để có một làn da khoẻ mạnh giúp cơ thể có khả năng ngăn ngừa
sự xâm nhập của các tác nhân gây hại vào cơ thể.
11. Tại sao cơ thể cần nhiều loại kháng thể khác nhau?
Lời giải:
Cơ thể cần nhiều loại kháng thể khác nhau vì các tác nhân xâm nhập gây
hại có chứa những kháng nguyên khác nhau nên cần các loại kháng thể
đặc hiệu để nhận diện.
12. Lớp tế bào ngoài cùng của da và dịch nhầy do niêm mạc tiết ra đóng
vai trị như thế nào trong việc ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây
hại?
Lời giải:
- Da và niêm mạc đóng vai trị quan trọng trong việc ngăn cách giữa mơi
trường bên ngồi và bên trong cơ thể, có tác dụng cản trở cơ học các tác
nhân gây hại.
- Tác dụng bảo vệ của da và niêm mạc còn được tăng cường bởi một số
yếu tố hoá học như lactic acid và acid béo trong mồ hôi, dịch nhầy do niêm
mạc và các tuyến tiết ra. Các yếu tố hoá học này giúp tiêu diệt các tác
nhân gây hại.
13. Sự liên kết giữa kháng thể và kháng ngun có tính chất gì? Tính chất
đó được thể hiện như thế nào?
Lời giải:
Sự liên kết giữa kháng thể và kháng ngun có tính đặc hiệu. Tính đặc
hiệu được thể hiện thơng qua cấu trúc không gian của kháng nguyên phù
hợp với cấu trúc không gian của thụ thể trên kháng thể (theo kiểu ổ khố
và chìa khố).
14. Đọc đoạn thơng tin sau và trả lời câu hỏi.
Sau khi vào cơ thể, SARS-CoV-2 xâm nhập vào các đại thực bào, tế bào
bạch cầu ở phổi, kích thích các tế bào này giải phóng cytokine là tín hiệu



để kích hoạt các tế bào đáp ứng miễn dịch. Cytokine được sản sinh ra
nhanh chóng phát tán khắp cơ thể, kích hoạt nhiều tế bào bạch cầu khác
tiết một lượng lớn cytokine gây nên “cơn bão cytokine" dẫn đến phản ứng
viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác
nhau (tim, gan, thận, hệ thần kinh,...) bị tổn thương gây suy đa tạng; các tế
bào nội mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn q trình đơng máu;
bệnh chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong.
a) “Cơn bão cytokine" là gì?
b) Tại sao người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao?
c) Hiện tượng “cơn bão cytokine" ở người mắc Covid-19 có được xem là
hiện tượng tự miễn khơng? Giải thích.
Lời giải:
a) “Cơn bão cytokine" là hiện tượng tăng đột ngột khơng kiểm sốt một
lượng lớn các cytokine được tiết ra từ các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch
khi bị kích thích bởi nhiều tác nhân khác nhau, đặc biệt là phản ứng của cơ
thể chống lại sự tấn công của virus.
b) Người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao vì: Virus
SARS-CoV-2 gây nên “cơn bão cytokine" dẫn đến phản ứng viêm quá mức
diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả là nhiều cơ quan khác nhau (tim,
gan, thận, hệ thần kinh,...) bị tổn thương gây suy đa tạng; các tế bào nội
mạc mạch máu bị tổn thương gây rối loạn q trình đơng máu; bệnh
chuyển biến ngày càng nặng và cuối cùng là tử vong.
c) Hiện tượng “cơn bão cytokine" ở người mắc Covid-19 là hiện tượng tự
miễn. Giải thích: Virus khi xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn chức năng
miễn dịch, một số thành phần cấu trúc của virus tương tự như thành phần
cấu trúc ở người, khi virus phá huỷ tế bào làm giải phóng các thành phần
chưa được nhận biết bởi hệ miễn dịch từ trước, virus biến chủng bằng
cách thay đổi các protein kháng nguyên,... → các kháng thể tự miễn được

sản sinh và tăng lên nhanh chóng và tiêu diệt chính các tế bào khoẻ mạnh
của cơ thể.
15. Phân biệt đáp ứng miễn dịch dịch thể và dị ứng ?
Lời giải:
Những khác biệt trong hai loại đáp ứng trên:


- Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể, kháng nguyên hoạt hoá tế bào B tạo ra
tương bào và tế bào nhớ. Tương bào sản xuất ra kháng thể. Kháng thể lưu
hành trong máu và gắn với kháng nguyên làm bất hoạt kháng ngun qua
phản ứng trung hồ, hoạt hố bổ thể,... Tế bào nhớ tạo ra trí nhớ miễn
dịch.
- Trong phản ứng dị ứng, dị nguyên (kháng nguyên) hoạt hoá tế bào B tạo
ra tương bào. Tương bào sản xuất ra kháng thể. Kháng thể gắn vào thụ
thể trên các dưỡng bào. Nếu gặp lại dị nguyên đó, kháng thể IgE trên
dưỡng bào nhận diện và gắn với dị ứng ngun, từ đó kích hoạt dưỡng
bào giải phóng ra histamine và các chất khác gây ra các phản ứng dị ứng.
16. Ghép đúng tác nhân sinh học (1, 2, 3 hoặc 4) với cách thức gây bệnh
(A, B, C hoặc D).

Trả lời: 1 - D; 2 - B; 3 - A; 4 - C.
17. Ghép đúng tác nhân vật lí (1, 2, 3, 4 hoặc 5) với cách thức gây bệnh (A,
B, C, D hoặc E).

Trả lời: 1 - D; 2 - A; 3 - E; 4 - C; 5 - B.
18. Ghép đúng tác nhân hóa học (1, 2 hoặc 3) với cách thức gây bệnh (A,
B hoặc C).


Trả lời: 1 - C; 2 - A; 3 - B.

19. Ghép đúng nguyên nhân bên trong (1, 2) với cách thức gây bệnh (A,
B).

Trả lời: 1 - B; 2 - A.
20. Làm thế nào các nhà khoa học phát hiện ra các phản ứng miễn dịch
của cơ thể đối với virus và vi khuẩn mới?
Trả lời:
Để phát hiện các phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus và vi khuẩn
mới, các nhà khoa học thường sử dụng các phương pháp như xét nghiệm
kháng thể, xét nghiệm tiếp xúc và xét nghiệm PCR. Những kết quả thu
được từ các xét nghiệm này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ
chế phản ứng miễn dịch và phát triển các biện pháp phòng chống bệnh tật.
21. Các loại thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào để chống lại các bệnh
truyền nhiễm?
Trả lời:
Các loại thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách giết hoặc ngăn chặn sự
phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
22. Tại sao miễn dịch của trẻ sơ sinh lại yếu hơn so với người lớn và cách
nâng cao miễn dịch của trẻ sơ sinh như thế nào?
Trả lời:


Miễn dịch của trẻ sơ sinh yếu hơn so với người lớn do hệ thống miễn dịch
của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện và phát triển đầy đủ. Để nâng cao
miễn dịch cho trẻ sơ sinh, các biện pháp như cung cấp sữa mẹ, tiêm vắc
xin và giữ vệ sinh tốt có thể được áp dụng. Đồng thời, trẻ sơ sinh cần
được giữ ấm và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để tránh ảnh
hưởng đến hệ thống miễn dịch của mình.
23. Một người có tổng số tế bào máu là 5 lít và tỉ lệ bạch cầu trong máu là
4%. Hãy tính tốn số lượng bạch cầu có trong máu của người đó?

Trả lời:
- Để tính tốn lượng bạch cầu của người đó, ta cần biết tổng số tế bào
máu và tỉ lệ bạch cầu trong máu.
- Tổng số tế bào máu: 5 lít = 5.000 ml (1 lít = 1.000 ml)
- Tỉ lệ bạch cầu trong máu: 4%
- Vậy số lượng bạch cầu trong máu của người đó là:
- Số lượng bạch cầu = tổng số tế bào máu × tỉ lệ bạch cầu = 5.000 ml × 4%
= 200 ml
Vậy người đó có khoảng 200 ml bạch cầu trong máu.
(Kết quả là ước tính, chỉ mang tính chất tham khảo, vì tỉ lệ bạch cầu và số
lượng tế bào trong máu có thể khác nhau đối với mỗi người.)
24. Trong quá trình phát triển của tế bào lympho, một số tế bào lympho T
hỗ trợ sau khi được hoạt hóa sẽ biệt hóa thành tế bào T nhớ. Các tế bào
này đóng vai trị như những "người lính canh gác" để hạn chế trường hợp
tái nhiễm tác nhân gây bệnh. Hãy cho biết:
a, Các tế bào T nhớ sẽ hoạt động khi nào
b, Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T
nhớ còn tồn tại trong cơ thể khơng? Giải thích.


Trả lời:
a, Sau khi tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa
b, Sau khi kháng nguyên đã bị loại trừ hoặc sau khi khỏi bệnh, tế bào T
nhớ còn tồn tại trong cơ thể vì chúng có tác dụng ghi nhớ các kháng
nguyên để khi bị tái xâm nhập, cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch thứ phát
nhanh và mạnh hơn (2-3 ngày)
25. Tại sao việc bú sữa mẹ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở trẻ sơ
sinh?
Trả lời
Sữa mẹ và đặc biệt là sữa non có chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu

đối với sự phát triển của trẻ. Lượng chất đạm trong sữa non cao gấp 10
lần trong sữa mẹ bình thường. Bên cạnh đó, trong sữa non có chứa nhiều
thành phần quan trọng như vitamin, khống chất, enzyme, axit amin... Hơn
nữa, các kháng thể trong sữa non có khả năng diệt vi khuẩn, virus độc hại
và điều hòa hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát
triển tối ưu toàn diện.
- IgA trong sữa mẹ có tác dụng đề kháng giúp niêm mạc ruột chống lại các
mầm bệnh thâm nhập vào. Khi các loại vi khuẩn nguy hại xâm nhập vào cơ
thể của trẻ, các kháng thể IgA sẽ bao bọc các độc tố vi khuẩn và các
kháng nguyên với phân tử lớn (macromolecular antigen) do vậy ngăn chặn
sự tiếp cận của chúng với biểu mơ.
- Lysozyme là một enzym có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn và chống lại một số
virut, ở sữa mẹ có hàm lượng lớn hơn 5.000 lần so với sữa bò. Lactoferrin
là một loại glycoprotein bọc sắt chưa bão hòa, bảo vệ sắt chống lại các vi
sinh vật sống phụ thuộc sắt, do đó đây là loại kìm khuẩn. Lactoferrin trong


sữa mẹ chịu được những hoạt động phân giải protein mà các loại sữa
công thức hiện nay không làm được.
- Nhân tố nhị phân được đề cập trong các thành phần hịa tan, đó là một
carbohydrate chứa nitơ, dễ bị thủy phân bởi nhiệt, nó tăng cường hấp thu
ở ruột nhờ các lactobacilli với sự có mặt của lactose. Kết quả, nồng độ pH
thấp ở lòng ống ruột sẽ làm ức chế sự phát triển của E.Coli vi khuẩn Gram
(-) và các loại nấm như Candida albican.



×