Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cstnxh2 Thầy Hòa.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.06 KB, 4 trang )

Câu 1 (4đ): Vị trí địa lý nước ta và những tác động của vị trí địa lý đối với hoạt động kinh
tế của Việt Nam?
Nước Việt Nam nằm ở phía rìa đơng của bán đảo Đơng Dương, gần trung tâm của khu vực
Đơng Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia. Phía Đơng và
phía Nam giáp biển Đông. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung
Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđơnêxia, Thái Lan.
Về hệ tọa độ địa lí phần đất liền của nước ta với các điểm cực:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa.
Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta cịn kéo dài với khoảng vĩ độ 6o50’B và từ
khoảng kinh độ 101o Đ đến 117o20’Đ tại Biển Đông.
Kinh tuyến 105o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực
múi giờ thứ 7.
– Về tự nhiên:
+ Thứ nhất vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất
nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính nhiệt đới do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán
cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn. Tính ẩm do tiếp giáp biển Đông – nguồn dự trữ
nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm
lớn, thiên nhiên giàu sức sống. Gió mùa do nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín
Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
+ Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trị của biển Đơng – nguồn
dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của
biển. Do đó thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tươi, giàu sức sống.
+ Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khống
Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật
nên tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
+ Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo
chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.


– Về kinh tế xã hội:
Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng
giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Về kinh tế vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các
tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và
thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc
Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh
tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh
nghiệm quản lý…với các nước. Với vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện
chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
+ Về văn hóa – xã hội nước ta có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các
quốc gia trong khu vực tạo điều kiện chung sống hịa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát
triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đơng Nam Á. Bên cạnh đó tạo nên
nền văn hóa đa dạng của nước ta.


+ Về an ninh – quốc phòng nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam
Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đơng là
một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ
đất nước.
Bên cạnh những thuận lợi từ vị trí địa lý Việt Nam mang lại thì đất nước cũng gặp nhiều khó
khăn, thách thức cả tự nhiên, kinh tế – xã hội, an ninh- quốc phòng.
Thứ nhất nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán… xảy ra
hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Thứ hai nằm trong khu vực năng động phát triển nên việc đổi mới, sáng tạo và phát triển
cũng được đặt ra để theo kịp nền kinh tế các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó việc phát triển đi đơi với ô nhiễm môi trường cần được Nhà nước quan tâm.
Nền văn hóa quốc gia đa dạng cũng cần lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, tránh ngoại
hóa làm mất bản sắc dân tộc.

Đặc biển Biển Đông là vùng biển rộng lớn với nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản nên cũng
là nơi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn.
Câu 2 (3đ): Hoạt động kinh tế cơ bản của châu Mỹ. Anh chị có suy nghĩ gì về thực
trạng phát triển đó
Câu 3 (3đ): Vị trí địa lý của Ninh Bình; Tác động của vị trí địa lý đối với sự phát kinh
tế, xã hội của địa phương?

Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa phía nam và tây nam của Đồng bằng Sơng Hồng
Phía bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam với chiều dài 15 km; phía tây bắc giáp
2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình với chiều dài 66 km; phía nam là vịnh
Bắc bộ với chiều dài bờ biển là 16,5km; phía đơng và đông bắc giáp huyện ý Yên,
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, lấy sông Đáy là ranh giới với chiều dài 87 km; phía
tây và tây nam giáp huyện Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và huyện
Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá với chiều dài 87 km.
Toạ độ địa lý của tỉnh Ninh Bình: Điểm cực nam: 19057' độ vĩ bắc (Cửa Đáy, xã Kim
Đông, huyện Kim Sơn); điểm cực bắc: 20028' độ vĩ bắc (xóm Lạc Hồng, xã Xích Thổ,
huyện Nho Quan); điểm cực tây: 105032'30" độ kinh đông (núi Điện, rừng Cúc
Phương huyện Nho Quan), điểm cực đơng: 105053'20" độ kinh đơng (bến đị Mười,
xã Xn Thiện, huyện Kim Sơn).
Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.405,04 km2, dân số năm 1999 là 884.900 người,
mật độ 629,6 người/km2 (năm 2004 là 894.868 người, mật độ 637 người/km2).. So
với các tỉnh thành trong cả nước, về diện tích tự nhiên, Ninh Bình thuộc loại tỉnh nhỏ.
Quy mơ dân số thuộc loại trung bình, mật độ dân số thuộc loại cao so với cả nước,
tuy nhiên Ninh Bình lại là tỉnh có mật độ dân cư thưa nhất vùng Đồng bằng Sơng
Hồng.
ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Nhìn tổng thể, Ninh Bình nằm trên rìa cạnh tam giác châu Bắc bộ, phía đơng là đồng bằng,


phía nam là biển , dãy Tam Điệp là giới hạn cuối cùng về phía tây nam của Bắc bộ, là khởi đầu

của Trung bộ.
Trong quá khứ, Ninh Bình là nơi tiếp giáp của hai đơn vị hành chính lớn: Giao châu ở phía bắc
và ái châu ở phía nam, là trung gian giữa xã hội người Việt ở đồng bằng và xã hội người
Mường ở vùng núi rừng tây bắc (Hồ Bình). Từ xa xưa, Ninh Bình là nơi phân chia giữa Đơng
Việt (phía bắc) và Tây Việt (xứ Thanh) thời Hồ thế kỷ XV. Thời Tây Sơn, Tam Điệp Ninh Bình là
phịng tuyến chặn ngang bắc nam, để từ đây, nghĩa quân Tây Sơn thần tốc tiến vào giải phóng
Thăng Long và quét sạch quân Thanh xâm lược. Trong kháng chiến chống Pháp, Ninh Bình có
một vị trí đặc biệt trong tuyến phòng thủ của quân dân liên khu 3. Đây là vị trí cửa ngõ từ các
căn cứ của ta ở Tây Bắc xuống đồng bằng. Trong thế trận hiện nay, Ninh Bình là một mắt xích
quan trọng bảo vệ đồng bằng sông Hồng và là giao điểm của quân khu 3 và quân khu 4.
Ninh Bình nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc bộ rộng lớn, giàu về tiềm năng
tài nguyên thiên nhiên, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào. Ninh Bình nằm trong vùng
ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng Hà Nội -Hải phòng - Quảng Ninh, điều đó tác
động khơng nhỏ tới việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Ninh Bình nằm trên tuyến giao thơng huyết mạch (quốc lộ 1A xuyên Nam-Bắc, và đầu mút của
đại lộ phía tây: đường Hồ Chí Minh), nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó có
Thủ đơ Hà Nội (Ninh Bình cách Hà Nội 90 km) với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây
nguyên, với thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sơng Cửu long. Ninh Bình cịn liên lạc trực
tiếp và là của ngõ giao lưu của các tỉnh phía nam với vùng Tây Bắc giàu tiềm năng về tài
nguyên, nhưng thiếu nhân lực, thiếu vốn và kỹ thuật.
ở vào vị trí cửa ngõ phía Nam vùng Đồng bằng sơng Hồng, vừa có đường bộ, đường sắt và
đường sơng (tồn tỉnh có 284 km đường sơng). Ninh Bình là một trong ba tỉnh, thành phố của
Đồng bằng sơng Hồng có điều kiện thuận lợi để mở rộng các mối liên hệ nội vùng, ngoại vùng,
tạo nên động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Câu 1: 3 điểm. Những nét chính của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Nguyên nhân
thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
→Những nét chính:
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu
chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn

ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi
cọc
lúc
này
đã
nhơ
lên
do
nước
triều
rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Ý nghĩa:
- Đánh bại hồn tồn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.


- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hồn tồn thời kì đấu tranh giành lại độc lập
hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.
* Nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ đất nước:
+Có trách nhiệm học tập, tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm đối với gia đình, xã hội và với tổ
quốc của mình giống như ông cha ta đã và đang tạo nên.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×