Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 42 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN ĐỀ TÀI
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Học phần: Luật Hành chính- Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Mã phách: …………………………………………

Hà nội 2023


LỜI CAM KẾT
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm tiểu luận một cách đúng đắn,
trung thực. Các kết quả nêu trong tiểu luận đều có thật được thu thập trong quá
trình làm bài. Em xin chịu trách nhiệm hồn tồn về bài làm của mình.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
TÊN BẢNG

S

T
Bảng 2.1: Tổng số công chức qua các năm
16
Bảng 2.2: Cơ cấu công chức cấp tỉnh theo nhóm tuổi tính đến năm 2022
17


Bảng 2.3: Cơ cấu cơng chức cấp tỉnh chia theo ngạch cơng chức tính đến 17
năm 2022
Bảng 2.4: Cơ cấu cơng chức theo trình độ chun mơn tính đến năm 2022

18

PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY........................................................................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................3
1.1.1. Khái niệm tuyển dụng................................................................................3
1.1.2. Khái niệm Công chức.................................................................................3
1.2. Vai trị của cơng chức trong nền hành chính quốc gia................................4
1.3. Những nguyên tắc trong tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay......5
1.4. Căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức...............................6
1.4.1. Căn cứ tuyển dụng công chức....................................................................6
1.4.2. Điều kiện đăng kí dự tuyển cơng chức.......................................................7
1.4.3. Thẩm quyền tuyển dụng cơng chức...........................................................7
1.5. Các hình thức tuyển dụng cơng chức...........................................................8
1.5.1. Thi tuyển cơng chức...................................................................................8
1.5.2. Xét tuyển cơng chức.................................................................................10
1.6. Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức.....................................................11
1.6.1. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển................................11
1.6.2. Tổ chức tuyển dụng..................................................................................12
1.6.3. Thông báo kết quả tuyển dụng.................................................................12
1.6.4. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc.....................................13
CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM VÀ
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG

CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM...............................................14
2.1. Khái quát về tỉnh Hà Nam...........................................................................14
2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Hà Nam..........................................................................14
2.1.2. Lịch sử và văn hóa...................................................................................14
2.1.3. Kinh tế......................................................................................................15
2.2. Khái quát về Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam............................................15
2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn............................................................................15
2.2.2. Sơ lược về tình hình cơng chức hiện nay của tỉnh Hà Nam.....................16
2.3. Tình hình thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức tại Ủy ban Nhân
dân tỉnh Hà Nam.................................................................................................18


2.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ để tuyển dụng công
chức tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam năm 2022............................................18
2.3.2. Lập kế hoạch và công tác chuẩn bị tuyển dụng........................................19
2.3.3. Công tác tiến hành tuyển dụng công chức...............................................21
2.4. Một số nhận xét về pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện
nay:.......................................................................................................................24
2.5. Một số tồn tại, hạn chế trong quy định pháp luật về tuyển dụng công
chức ở Việt Nam hiện nay...................................................................................24
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...........................27
3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức
hiện nay................................................................................................................27
TIỂU KẾT....................................................................................................................................... 28
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 30
PHỤ LỤC........................................................................................................................................ 31



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật về tuyển dụng công chức là một trong những chủ đề quan
trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Với việc thực hiện đúng và hiệu quả
các quy định về tuyển dụng công chức, sẽ giúp hệ thống cán bộ, công chức
được cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã
hội hiện nay. Trong bối cảnh thực hiện việc tuyển dụng công chức việc thực
hiện luật về tuyển dụng công chức đang gặp nhiều thử thách và khó khăn.
Trong q trình thực hiện, có những hạn chế nhất định trong việc đảm bảo
cơng bằng, minh bạch và chất lượng tuyển dụng. Vì vậy nghiên cứu, phân tích
và đánh giá hiện trạng thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức là rất cần
thiết. Tôi quyết định chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về tuyển dụng công
chức ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tuyển dụng công chức của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Hà Nam", Từ đó, đề xuất các giải pháp Cải cách thiện hiệu quả
công tác tuyển dụng công chức, đảm bảo đúng quy định pháp luật, góp phần
đưa đất nước ta ngày càng phát triển và vươn lên.
Trong bài tiểu luận này, tơi sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và
đưa ra một số giải pháp về tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay, trên
cơ sở thực tiễn tuyển dụng công chức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam để
xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện
nay.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác tuyển dụng công chức
cấp tỉnh của tỉnh Hà Nam
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tỉnh Hà Nam
Phạm vi thời gian: từ năm 2020 đến năm 2022
4. Phương pháp nghiên cứu
1



Đề tài này sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có các
phương pháp như thu thập và phân tích tài liệu. Sau khi thu thập dữ liệu, tiểu
luận có sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để
phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận, đánh giá về thực tiễn công tác tuyển dụng
công chức cấp tỉnh của tỉnh Hà Nam hiện nay. Ngồi ra tiểu luận cũng có sử
dụng thêm các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp giải thích, so
sánh, phân tích để có thể đưa ra những nhận định và đánh giá chính xác hơn
về tình hình thực tiễn công tác tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay.
5. Ý nghĩa tiểu luận
Giúp hiểu và nắm rõ hơn quy trình tuyển dụng tại các cơ quan hành
chính nhà nước và cung cấp một cách đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng
của quy trình quản trị nhân lực giúp học hỏi những cách thức làm việc chuyên
nghiệp để vận dụng vào quá trình học tập cũng như phục vụ cho cơng việc sau
này.
Tìm ra những điểm hạn chế trong công tác quản trị nhân lực tại cơ quan
hành chính nhà nước trong đó có quy trình tuyển dụng cơng chức. Từ đó,
khắc phục những hạn chế tồn tại để hồn thiện quy trình tuyển dụng nhằm tìm
kiếm những người tài cho nền cơng vụ
6. Bố cục
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
bố cục của bài tiểu luận được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay
Chương 2: Khái quát về Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam và thực trạng
thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà
Nam
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng
công chức ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

2


Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tuyển dụng
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về tuyển dụng tùy thuộc vào
cách hiểu và cách tiếp cận của từng tác giả. Vì vậy mà dẫn đến có nhiều quan
niệm khác nhau nhưng chúng ta có thể nêu nên những khái niệm chung nhất,
được sử dụng phổ biến nhất.
Tại góc độ doanh nghiệp, tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp là quá
trình thu hút các ứng cử viên đến tham gia dự tuyển vào các vị trí cịn trống
trong tổ chức và lựa chọn trong số họ những người đáp ứng tốt yêu cầu công
việc đặt ra và đạt hiệu quả cao nhất. Theo "Giáo trình Quản trị nhân lực"của
PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và Ths. Nguyễn Vân Điềm định nghĩa: "Tuyển
dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ những nguồn
khác nhau những nhân viên đủ khả năng đảm nhiệm những vị trí mà doanh
nghiệp cần tuyển"[1;Tr.8].
Trên góc độ khu vực hành chính cơng, tuyển dụng là một dạng hoạt động
của quản lý hành chính Nhà nước nhằm chọn những cán bộ, cơng chức có đủ
khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan, tổ chức Nhà
nước. Theo "Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước"của PGS.TS
Võ Kim Sơn định nghĩa: "Tuyển dụng là đưa thêm người mới vào làm việc
chính thức cho tổ chức, tức là từ giai đoạn đầu tiên cho đến giai đoạn hình
thành nguồn nhân lực cho tổ chức"[2; Tr.45].
1.1.2. Khái niệm Công chức
Hoạt động quản lý nhà nước xét đến cùng được thực hiện bởi hành vi
của các cá nhân cụ thể, được nhà nước trao cho việc thực hiện quyền lực nhà
nước. Từ đó hình thành nên phạm trù công chức nhà nước, một chủ thể đặc
biệt và quan trọng của luật hành chính.

Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008: "Công chức là công dân Việt
Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ
3


quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hơi ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân quốc
phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì được bảo đảm từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
1.2. Vai trị của cơng chức trong nền hành chính quốc gia
Hành chính Nhà nước là hoạt động chính của các cơ quan thực thi quyền
lực Nhà nước để quản lý, điều hành các hoạt động trong các lĩnh vực đời sống
xã hội theo pháp luật. Đội ngũ công chức là một trong ba yếu tố cấu thành nên
nền hành chính Nhà nước. Như vậy, cơng chức là một mắt xích quan trọng
khơng thể thiếu của bất kì nền hành chính nào. Đội ngũ này có vai trị thực thi
pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của
đường lối thể chế của giai cấp cầm quyền, phù hợp với mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
Để khẳng định được vai trò quản lý của mình, đội ngũ cơng chức phải tự
xác định được nhiệm vụ, nâng cao tri thức để đảm nhận công việc phục vụ sự
nghiệp cách mạng, quản lý Nhà nước và phục vụ nhân dân. Theo Lenin hiệu
quả của bộ máy Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đội ngũ cán
bộ, cơng chức. Ơng thường nhắc nhở rằng: "Muốn quản lý được thì phải am
hiểu cơng việc và phải là một cán bộ quản lý giỏi" và "không thể quản lý

được nếu khơng có kiến thức đầy đủ, nếu không tinh thông khoa học quản lý".
Để thực hiện được vai trị của mình, mỗi cơng chức cần phải đấu tranh chống
những biểu hiện thờ ơ, coi thường, lơ là trước những đòi hỏi của nhân dân,
chống phương pháp làm việc bằng giấy tờ hình thức. Đội ngũ cơng chức cần
4


phải thể hiện vai trị của mình thơng qua làm việc một cách cụ thể, chu đáo,
trung thực, giải quyết nhiệm vụ chun mơn một cách khẩn trương, nhanh
chóng. Tuyệt đối khơng để xảy ra tình trạng giải quyết cơng việc tác trách, vơ
trách nhiệm.
Trong hoạt động hành chính cơng chức phải chủ động hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ được giao và chống lại sự quan liêu, đùn đẩy trách nhiệm, phải
giữ vững mối quan hệ với quần chúng, thu hút quần chúng tham gia đông đảo
công tác quản lý. Trong bất lì hồn cảnh nào người cơng chức cũng phải đặt
nhân dân, Đảng và Nhà nước lên trên hết. Biết lắng nghe ý kiến quần chúng,
biết lãnh đạo, lời nói phải đi đơi với việc làm,…
Kế tục những tư tưởng lớn lao về vai trị của đội ngũ cơng chức trong
nền hành chính, từ khi thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn
khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ công chức. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu
quả của nền hành chính trên các lĩnh vực thì nhất thiết phải xây dựng được
đội ngũ cơng chức giỏi về chun mơn, kinh nghiệm, có phẩm chất chính trị
và cách mạng, hiểu biết về quản lý hành chính. Nắm vững được yêu cầu này
sẽ giúp chúng ta xây dựng được đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của cải
cách hành chính ở nước ta hiện nay.
1.3. Những nguyên tắc trong tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện
nay
Một là, quan điểm xun suốt có tính ngun tắc là công tác công chức
phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm
nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng

đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị,…
Hai là, ngun tắc cơng khai, minh bạch, bình đẳng: Tất cả các nội dung
quy định của pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi và các hoạt động
công vụ của công chức phải được công khai, minh bạch và được kiểm tra,
giám sát của nhân dân trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia.
5


Ba là, nguyên tắc ưu tiên: Biểu hiện việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm
công chức giữ các chức vụ, vị trí trọng trách trong từng cơng vụ phải thơng
qua tài năng thực sự, thành tích hoạt động thực tế và phải lập được thành tích.
Nó đảm bảo được tính cơng bằng, khách quan, khuyến khích được mọi cơng
chức tận tâm với cơng vụ, hạn chế tính quan lieu, tùy tiện, cảm tình cá nhân,
gia đình chủ nghĩa,…
Bốn là, nguyên tắc dựa vào việc để tìm người: đây là nguyên tắc quan
trọng trong việc tuyển chọn, sử dụng công chức một cách có hiệu quả và tăng
cường hiệu lực quản lý của Nhà nước. Xuất phát từ nhu cầu của cơng việc mà
Nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện, tri thức đảm bảo đảm
đương được công viêc, tránh tình trạng vì người mà tìm việc. Điều 3 pháp
lệnh cán bộ, công chức quy định: “Khi tuyển dụng cán bộ, công chức… cơ
quan, tổ chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí công việc
của các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu
biên chế được giao.”
Năm là, nguyên tắc quan niệm công chức là một nghề: Thừa nhận
ngun tắc này có nghĩa là khơng phải ai cũng làm được công chức. Muốn trở
thành công chức ngồi khả năng cá nhân, ngun tắc này phải có sự đầu tư
của Nhà nước. Đã coi là một nghề thì phải được đào tạo bài bản, có tổ chức,
để trở thành cơng chức phải trải qua những kì thi tuyển nghiêm túc bằng
những hình thức khác nhau như: thi viết, thi vấn đáp,… Nguyên tắc này đảm
bảo, kích thích tính năng động sáng tạo và chủ động đối với công chức, đồng

thời đảm bảo sự ổn định của đội ngũ cơng chức trong nền hành chính quốc
gia.
1.4. Căn cứ, điều kiện, thẩm quyền tuyển dụng công chức
1.4.1. Căn cứ tuyển dụng công chức
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc
làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.

6


Cơ quan sử dụng cơng chức có trách nhiệm xác định, mơ tả vị trí việc
làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng
công chức.
Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng
công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển
dụng theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý cơng chức.
1.4.2. Điều kiện đăng kí dự tuyển cơng chức
Những người có đủ điều kiện sau đây khơng biệt dân tộc, nam nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo được đăng kí dự tuyển cơng chức: Có một
quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; Có đơn dự tuyển, có lý
lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Có phẩm chất chính trị, đạo
đức tốt; Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và có các điều kiện khác để phù
hợp với vị trí dự tuyển.
Những người sau đây khơng được đăng kí dự tuyển cơng chức: Khơng
cư trú tại Việt Nam; Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản
án, quyết định về hình sự của Tịa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
1.4.3. Thẩm quyền tuyển dụng cơng chức

Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức bao gồm:
Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà
nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng
công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.

7


Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp
tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tuyển
dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
quyền quản lý.
Căn cứ số lượng người đăng kí dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển khi tổ
chức thi tuyển và Hội đồng xét tuyển khi tổ chức xét tuyển. Trường hợp
không thành lập Hội đồng tuyển dụng, bộ phận tham mưu về công tác tổ chức
cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng giúp người đứng đầu cơ quan
có thẩm quyền tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng; đồng thời khi tổ chức
tuyển dụng vẫn phải thành lập các bộ phận giúp việc theo quy định của điểm
a khoản 2 Điều 7 Nghị định 24/2010/NĐ-CP.
1.5. Các hình thức tuyển dụng cơng chức
1.5.1. Thi tuyển cơng chức
1.5.1.1. Các mơn thi và hình thức thi:
Môn kiến thức chung: trả lời trắc nghiệm 60 câu về hệ thống chính trị, tổ
chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành

chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài
về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm. Đối với vị trí
việc làm u cầu chun mơn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ
chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng cơng chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp
8


vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc
làm cần tuyển dụng.
Môn ngoại ngữ: thi trắc nghiệm 30 câu hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong
năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo
yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển
dụng cơng chức quyết định. Đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân
tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thế bằng thi tiếng dân tộc thiểu
số. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức quyết định
hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc thiểu số.
Mơn tin học văn phịng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01
bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức quyết định.
1.5.1.2. Điều kiện miễn thi một số mơn:
Người đăng kí dự tuyển cơng chức được miễn thi một số môn trong kỳ
thi tuyển công chức như sau: Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn
nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều
kiện sau: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; Có bằng tốt
nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học
tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam. Miễn thi mơn tin học văn
phịng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công

nghệ thông tin trở lên.
1.5.1.3. Cách tính điểm
Bài thi được chấm theo thang điểm 100. Điểm các mơn thi được tính như
sau: Mơn kiến thức chung: tính hệ số 1; Mơn nghiệp vụ chuyên ngành: bài thi
viết tính hệ số 2; bài thi trắc nghiệm tính hệ số 1; Mơn ngoại ngữ, tiếng dân
tộc thiểu số, mơn tin học văn phịng: tính hệ số 1 và khơng tính vào tổng số

9


điểm thi. Kết quả thi tuyển là tổng số điểm của các bài thi môn kiến thức
chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành.
1.5.1.4. Xác định người trúng tuyển trong kì thi tuyển cơng chức:
Người trúng tuyển trong kì thi tuyển cơng chức phải có đủ các điều kiện
sau đây:
- Có đủ các bài thi của các mơn thi
- Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên
- Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong
phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí
cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao
hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chun ngành
bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành
cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn khơng xác định được người trúng tuyển
thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định
người trúng tuyển. Người không trúng tuyển trong kì thi tuyển cơng chức
khơng được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kì thi tuyển lần sau.
1.5.2. Xét tuyển công chức
1.5.2.1. Nội dung xét tuyển công chức
Xét kết quả học tập của người dự tuyển

Phỏng vấn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ của người dự tuyển
1.5.2.2. Cách tính điểm
Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các mơn học
trong tồn bộ q trình học tập của người dự tuyển ở trình độ chun mơn,
nghiệp vụ theo u cầu của vị trí dự tuyển, được quy đổi theo thang điểm 100
10


và tính hệ số 2. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả
các bài thi tốt nghiệp của người dự xét tuyển, được quy đổi theo thang điểm
100 và tính hệ số 1. Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính
hệ số 1. Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp,
điểm phỏng vấn tính theo quy định tại khoản 1,2 và 3 và điểm ưu tiên được
tính theo khoản 5 của Nghị định 24/2010/NĐ-CP.
Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình
độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng căn cứ kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển
và điểm phỏng vấn về chun mơn, nghiệp vụ để tính điểm theo quy định.
1.5.2.3. Xác định người trúng tuyển trong kì xét tuyển cơng chức
Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50
điểm trở lên.
Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong
phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở vị
trí cần tuyển dụng, người có điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu
điểm học tập bằng nhau thì người có điểm tốt nghiệp cao hơn là người trúng
tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
Người không trúng tuyển trong kì xét tuyển cơng chức khơng được bảo lưu
kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

1.6. Trình tự, thủ tục tuyển dụng cơng chức
1.6.1. Thơng báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức phải thơng báo công khai
trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan và
niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần
11


tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển. Thời
hạn nhận hồ sơ của người đăng kí dự tuyển ít nhất là 30 ngày, kể từ ngày
thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chậm nhất 07 ngày trước ngày tổ thi chức thi tuyển, cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng công chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển
và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc.
1.6.2. Tổ chức tuyển dụng
Khi hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng kí dự tuyển, người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức quyết định việc thành lập Hội
đồng tuyển dụng để tổ chức tuyển dụng. Trường hợp không thành lập Hội
đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công
chức giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm ban
hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức.
1.6.3. Thông báo kết quả tuyển dụng
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thi
tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển
dụng công chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển,
danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thơng tin
điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức; gửi thông báo kết
quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà
người dự tuyển đăng kí. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết công
khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề

nghị phúc khảo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Người đứng đầu cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng cơng chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy
định. Sau khi thực hiện các quy định trên, người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền tuyển dụng cơng chức báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt
kết quả tuyển dụng công chức; gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển
bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đăng ký, nội
12


dung thông báo phải ghi rõ thời gian người trúng tuyển đến nhận quyết định
tuyển dụng.
1.6.4. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
Căn cứ thông báo công nhận kết quả trúng tuyển, người đứng đầu cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định tuyển dụng công
chức. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển
dụng, người được tuyển dụng vào công chức phải đến cơ quan nhận việc, trừ
trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác. Trường hợp người
được tuyển dụng vào cơng chức có lý do chính đáng mà khơng thể đến nhận
việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ
quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá
30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận việc theo quy định. Trường hợp người
được tuyển dụng vào công chức khơng đến nhận việc sau thời hạn quy định
thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức ra quyết định hủy bỏ quyết
định tuyển dụng.

Tiểu kết
Trong chương 1, em đã trình bày một số lý luận chung về cơng tác
tuyển dụng cơng chức, trình bày rõ những quy định, trình tự, thử tục trong
tuyển dụng cơng chức để làm tiền đề cho việc tìm hiểu cơng tác tuyển dụng

cơng chức trong thực tiễn tại titnh Hà Nam. Những nội dung trong chương 1
đã tạo cơ sở lý thuyết và thực tiễn để em triển khai chương 2 tốt hơn.

13


CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM VÀ THỰC
TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
2.1. Khái quát về tỉnh Hà Nam
2.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng. Hà Nam tiếp giáp phía
Bắc với Hà Nội, phía Đơng giáp với tỉnh Hưng n và Thái Bình, đơng nam
giáp với Nam Định, phía tây giáp với Hịa Bình. Trong quy hoạch xây dựng,
tỉnh Hà Nam thuộc vùng Hà Nội. Tỉnh lị là thành phố Hà Nội, cách thủ đô
60km. Hà Nam bao gồm Thành phố Phủ Lý và 5 huyện với diện tích:
860,5 km², là tỉnh nhỏ đứng thứ 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước
2.1.2. Lịch sử và văn hóa
Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình
thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.
Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển
thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân (xã Trác Văn) huyện Duy Tiên, phủ
Lỵ Nhân đến đóng ở thơn Châu Cầu (nay là trung tâm thành phố Phủ Lý)
thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng.
Đến năm 1832 dưới thời Nguyễn, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn
thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý
Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.
Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2), phủ Lý Nhân
được đổi tên thành tỉnh Hà Nam. Ngày 20 tháng 10 năm 1908, Tồn quyền

Đơng Dương ra nghị định đem tồn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ
Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2
tổng Mộc Hoàn, Chuyên nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào
huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được
sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam
14


Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1992, tỉnh Nam Hà
và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam
được tái lập. Khi tách ra, tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Phủ
Lý và 5 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm.
Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân
gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ca trù,
đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di
tích lịch sử.
2.1.3. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Làng
nghề: 39,7%; Nông nghệp: 28,4%; Dịch vụ: 31,9%; Công nghiệp: chủ chốt là
xi măng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. 6 nhà máy xi măng 1,8 triệu
tấn/năm đang phấn đấu đạt 4–5 triệu tấn /năm. Đá khai thác 2, 5 triệu m3
(2015) tăng 2,26 lần so với năm 2010, Bia - nước giải khát đạt 25 triệu lít gấp
4,18 lần, vải lụa gấp 7 lần, quần áo may sẵn gấp 2 lần,... Ngồi ra tỉnh cũng
xây dựng được nhiều cụm cơng nghiệp và đã cho các doanh nghiệp và tư
nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực…
2.2. Khái quát về Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam
Địa chỉ: Số 90 đường Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ
Lý. Điện thoại: 0226.3852610, fax: 0226.3854707.
2.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ủy ban nhân dân tỉnh một cơ quan hành chính Nhà nước ở địa

phương, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm
thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Tỉnh
ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết HĐND tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện
chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ và quyền
hạn của UBND tỉnh trong việc thực hiện quản lý Nhà nước được quy định tại
15



×