Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Nghiên cứu mô hình phục vụ tính tóan thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy dệt Khatoco Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 127 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ
MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH
PHỤC VỤ TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO
NHÀ MÁY DỆT
KHATOCO – KHÁNH HÒA
Chuyên ngành : Môi trường
Mã số ngành : 108
GVHD : Th.S LÂM VĨNH SƠN
SVTH : LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN
MSSV : 103108141
LỚP : 03DHMT02
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là
chủ đề tập trung sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam là cải thiện môi trường ô nhiễm do các chất độc hại do nền công


nghiệp tạo ra. Điển hình như các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, công
nghiệp thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, y dược, luyện kim, xi mạ, giấy, đặc biệt
là ngành dệt nhuộm đang phát triển mạnh mẽ và chiếm kim ngạch xuất khẩu cao
của Việt Nam.
Để phát triển bền vững chúng ta cần có những giải pháp, trong đó có giải
pháp kỹ thuật nhằm hạn chế, loại bỏ các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản
xuất thải ra môi trường. Một trong những biện pháp tích cực trong công tác bảo
vệ môi trường và chống ô nhiễm nguồn nước là tổ chức thoát nước và xử lý nước
thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Dệt nhuộm ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng với
nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất
cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của ngành mới chỉ là điều kiện cần nhưng
chưa đủ cho sự phát triển, vì sản xuất càng phát triển thì lượng chất thải càng lớn.
Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước khá lớn phục vụ cho các công
đoạn sản xuất đồng thời xả ra một lượng nước thải tương ứng bình quân 12-300
m
3
/tấn vải. Trong đó, nguồn ô nhiễm chính là từ nước thải công đoạn dệt nhuộm
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
và nấu tẩy . Nước tẩy giặt có pH: 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD=1000-
3000 mg/l), độ màu (10000 Pt-Co), hàm lượng SS có thể bằng 2000 mg/l.
Điều này cho thấy ngành Dệt nhuộm đang đứng trước nguy cơ làm suy
thoái môi trường, ảnh hưởng không những đến cuộc sống hiện tại mà cả cho thế
hệ tương lai. Chính vì vậy, trong phạm vi hẹp của luận văn em chọn đề tài:
“Nghiên cứu mô hình phục vụ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà
máy dệt nhuộm Khatoco – Khánh Hòa”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu mô hình, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà
máy dệt Khatoco – Khánh Hòa đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 6982-2001, đảm

bảo các điều kiện mặt bằng, kinh tế.
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Trong quá trình thực hiện đồ án có sử dụng một số phương pháp sau:
 Phương pháp điều tra khảo sát
 Phương pháp tổng hợp tài liệu
 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải
 Phương pháp thực nghiệm
 Lựa chọn các phương pháp tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải
thích hợp, tính toán kinh tế.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ
KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI DỆT
NHUỘM – CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM
Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành quan trọng và có từ lâu đời vì
nó gắn liền với nhu cầu cơ bản của loài người là may mặc. Ngành công nghiệp
này chiếm vò trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho
ngân sách nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Ở nước ta
hiện nay đã sản xuất được trên 2000 triệu m
3
vải/năm. Công nghệ dệt sợi nhuộm,
in hoa ngày càng phát triển và hiện đại thì lượng nước thải ra cũng rất lớn. Ngành
dệt là ngành công nghiệp có dây chuyền công nghệ phức tạp, áp dụng nhiều loại
hình công nghệ khác nhau. Đồng thời trong quá trình sản xuất sử dụng các nguồn
nguyên liệu, hóa chất khác nhau và cũng sản xuất ra nhiều mặt hàng có mẫu mã,
màu sắc, chủng loại khác nhau. Do đó, nước thải ngành dệt nhuộm rất đa dạng và
phức tạp. Nước thải nhuộm thì không ổn đònh và đa dạng thay đổi trong từng nhà
máy.

Một cách tổng quát, ngành công nghiêp dệt nhuộm được chia ra làm các loại sau:
 Dệt và nhuộm vải cotton: với loại vải này thuốc nhuộm hoạt tính hoặc
thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặ thuốc nhuộm trực tiếp được sử dụng ở hầu hết các
nhà máy dệt (Công ty dệt may Gia Đònh, Công ty dệt Sài Gòn,…)
 Dệt và nhuộm sợi tổng hợp (polyester): thuốc nhuộm phân tán (Công ty
dệt Thành Công, Công ty dệt Sài Gòn,…)
 Dệt và nhuộm vải Peco: thuốc nhuộm hoàn nguyên và phân tán (Công ty
dệt Sài Gòn)
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
 Ươm tơ và dệt lụa: Đây là dạng công nghiệp mới được phát triển ở nước ta
với nguyên liệu chủ yếu là ở trong nước.
Tuy nhiên, khâu nhuộm hoàn tất chưa đồng bộ với khâu dệt nên chất lượng
vải chưa cao. Ngoài ra, thiết bò đang sử dụng thuộc lọai cũ kó, lạc hậu số lượng
máy thủ công và cơ khí chiếm tỉ lệ lớn; do đó, lượng chất thải tạo ra rất nhiều và
gây ảnh hưởng đến môi trường. Gần đây các ngành công nghiệp đã có sự chuyển
biến về công nghệ, thiết bò nhưng cơ bản vẫn chưa giải quyết được tình trạng ô
nhiễm môi trường.
2.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TỔNG QUÁT
2.2.1. Đặc tính nguyên liệu dệt - nhuộm
a. Nguyên liệu dệt:
Nguyên liệu dệt trực tiếp là các loại sợi. Nhìn chung các loại vải đều được
dệt từ 3 loại sợi sau:
 Sợi cotton: được kéo từ sợi bông vải, có đặc tính hút ẩm cao, xốp, bền
trong môi trường kiềm, phân hủy trong môi trường axit, cần phải xử lí kỹ trước
khi loại bỏ tạp chất.
 Sợi pha PECO (Polyester và cotton ) là sợi hóa học dạng cao phân tử được
tạo thành từ quá trình tổng hợp hữu cơ, hút ẩm kém, cứng, bền ở trạng thái ướt sơ,
sợi này bền với axit nhưng kém bền với kiềm.
 Sợi cotton 100%, PE %, sợi pha 65% PE và 35% cotton …

b. Nguyên liệu nhuộm và in hoa:
Các phẩm nhuộm được sử dụng bao gồm:
 Phẩm nhuộm phân tán: là dạng phẩm không tan trong nước, nhưng ở dạng
phân tán trong dung dòch và có thể phân tán trên sợi, mạch phân tử thường nhỏ,
có nhiều họ khác nhau: anthraquinon, nitroanilamin … được dùng để nhuộm sơ
poliamide, poliester, axêtat …
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
 Phẩm trực tiếp: Dùng để nhuộm vải cotton trong môi trường kiềm, thường
là muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ: R – SO
3
Na, kém bền với ánh sáng và
khi giặt giũ.
 Phẩm nhuộm axit: đa số những hợp chất sulfo chứa một hay nhiều nhóm
SO
3
H và một vài dẫn xuất chứa nhóm COOH dùng nhuộm trực tiếp các loại tơ sợi
chứa nhóm bazơ như: len, tơ, poliamide …
 Phẩm nhuộm hoạt tính: có công thức tổng quát là S – F – T = X, trong đó F
là phân tử mang màu, S là nhóm tan trong nước (SO
3
Na, COONa), T là gốc mang
phản ứng (có thể là nhóm clo hay vinyl), X là nhóm có khả năng phản ứng …
Thuốc sẽ phản ứng sơ trực tiếp và sản phẩm phụ là HCl, nên cần nhuộm trong
môi trường kiềm yếu.
 Phẩm hoàn nguyên: bao gồm các họ màu khác nhau như indigo, dẫn xuất
anthraquinon, phẩm sunfua … dùng để nhuộm chỉ, sợi bông, visco và sợi tổng hợp.
 Ngoài ra để mặt hàng bền và đẹp thích hợp với nhu cầu, ngoài phẩm
nhuộm cón sử dụng các chất phụ trợ khác như: chất thấm, chất tải, chất giặt, chất
điện ly (Na

2
SO
4
), chất điều chỉnh pH (CH
3
COOH, Na
2
CO
3
, NaOH), chất hồ chóng
mốc, hồ mềm, hồ láng, chất chống loang màu…
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
2.2.2 Quy trình công nghệ tổng quát của ngành dệt nhuộm
a. Làm sạch nguyên liệu
Nguyên liệu thường được đóng dưới dạng kiện bông thô chứa các sợi bông
có kích thước khác nhau cùng với các tạp chất tự nhiên như bụi, đất, hạt … nguyên
liệu bông thô được đánh ống, làm sạch, trộn đều. Sau quá trình làm sạch bông thu
dưới dạng các tấm bông phẳng đều.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
b. Chải
Các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô.
c. Kéo sợi, đánh ống, mắc sợi
Tiếp tục kéo sợi thô tại các máy sợi con để giảm kích thước sợi, tăng độ
bền và quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải. Sợi con trong các ống
nhỏ được đánh ống thành các quả to để chuẩn bò dệt vải. Tiếp tục mắc sợi là dồn
các quả ống để chuẩn bò cho công đọan hồ sợi.
d. Hồ sợi dọc
Hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hồ bao quanh

sợi, tăng độ bean, độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải. Hóa
chất hồ sợi: tinh bột, keo động vật, chất làm mềm, chất béo, PVA…
e. Dệt vải
Kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc để hình thành tấm vải mộc .
f. Giũ hồ
Tách các thành phần của hồ bám lên trên vải mộc bằng enzym hoặc axit.
Vải sau khi giũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất họat động bề mặt rồi
đưa sang nấu tẩ .
g. Nấu vải
Loạt trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ sợi như dầu
mỡ, sáp… sau khi nấu vải có độ mao dẫn và khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hóa
chất, thuốc nhuộm cao hơn, vải mềm mại và đẹp hơn. Vải được nấu trong dung
dòch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất và nhiệt độ cao. Sau đó vải được giặt
nhiều lần.
h. Làm bóng vải
Mục đích làm cho sợi cotton trương nở làm tăng kích thước các mao quản
giữa các mạch phân tử làm cho sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước, sợi bóng và
tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
i. Tẩy trắng
Tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn làm cho vải có độ trắng
đúng yêu cầu chất lượng. Các chất tẩy: NaOCl, H
2
O
2
và các chất phụ trợ khác.
Đối với các mặt hàng vải khác nhau đòi hỏi các phẩm nhuộm và môi trường khác
nhau.
j. Nhuộm vải và hoàn thiện

Mục đích tạo màu sắc khác nhau của vải. Để nhuộm vải người ta thường sử
dụng chủ yếu các lọai thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hóa chất trợ nhuộm để
tạo sự gắn màu của vải. Phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải đi vào nước thải
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ nhuộm, loại vải cần nhuộm, độ màu
yêu cầu…
2.3. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI
NGÀNH DỆT NHUỘM
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán
từ các loại hóa chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện
li, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hoá… đã có hàng trăm
loại hoá chất đặc trưng và như trên thì nhiều loại hóa chất này hòa tan dưới dạng
ion và các chất kim loại nặng đã làm tăng thêm môi tính độc hại không những
trong thời gian trước mắt mà còn về lâu dài sau này đến môi trường sống.
Các nguồn và đặc tính
 Các tạp chất tách ra từ vải sợi như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, pectin,
các chất bụi bẩn dính vào sợi.
 Các hóa chất sử dụng qui trình công nghệ như hồ tinh bột, axit sunfurit, axit
acetic, kiềm…các lọai thuốc nhuộm, các chất trợ, chất cầm màu,chất tẩy giặt.
Lựơng hóa chất sử dụng đối với từng lọai vải, từng lọai màu thường khác nhau và
chủ yếu đi vào nước thải của từng công đọan tương ứng.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
 Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải dệt nhuộm là sự dao động rất lớn
cả về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt
hàng sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Tổng quát thì nước thải dệt nhuộm có
độ kiềm , độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn cao.
Bảng 2.1: Các chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải ngành dệt – nhuộm
Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải
Hồ sợi, giũ hồ
Tinh bột, glucose, carboxy metyl

xenlulo, polyvinyl alcaol, nhựa,
chất béo, sáp
BOD cao ( 34-50%tổng sản lượng
BOD
Nấu tẩy
NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro,
soda, silicat natri và xơ sợi vụn
Độ kiềm cao, màu tối, BOD
cao( 30% tổng BOD)
Tẩy trắng
Hypoclorit, hợp chất chứa clo,
NOH,axit…
Độ kiềm cao, chiếm 5%BOD
Làm bóng
NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp (dưới
1%BOD)
Nhuộm
Các loại thuốc nhuộm, axit axetic
và các muối kim loại
Độ màu rất cao, BOD khá
cao(6%tổng BOD, TS cao)
In
Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét,
muối kim loại, axít…
Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ
Hoàn thiện Vết tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp.
Nguồn: Trần Văn Nhân – Ngô Thò Nga, Giáo trình Công nghệ Xử ly ùNước thải,
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, năm 1999.
Bảng 2.2: Tính chất nước thải của một số nhà máy Dệt nhuộm ở Hà Nội
Tên nhà máy

BOD
(mg/l)
COD
(mg/l)
TSS pH
Độ màu
(Pt-Co)
m
3
/tấn
vải
Công ty Dệt 8/3 70 – 135 15 – 380 400 – 1000 8 – 11 350 – 600 394
Công ty Dệt
Hà Nội
90 – 120 230 – 500 950 – 1000 9 – 10 250 – 500 264
Nhà máy chỉ khâu
Hà Nội
90 – 180 210 – 320 805 – 1330 9 – 11 236
Công ty Dệt Minh
Khai
279 – 432 549 – 773 1599 –1800 9 – 10 230 – 310 143,5
Công ty Dệt kim 120 – 400 570–1200 800 – 1100 9 – 11 1600 280
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
Đông Xuân
Công ty Dệt len
Mùa đông
115 – 132 400 – 450 420 8 – 11 350 – 700 114
Công ty Dệt kim
Thăng Long

132 443 496 8 – 12 168 199
Nguồn: Phòng Quản lý Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.3: Tính chất nước thải của các nhà máy Dệt nhuộm lớn ở TP.Hồ Chí Minh
Tên
nhà máy
Q
m
3
/ngày
pH Độmàu
Pt-Co
COD
mg/l
BOD
mg/l
SS
mg/l
SO
4
2-
mg/l
PO
4
3-
mg/l
KLN
Thành
công
6500 9.2 1160 280 651 98 298 0.25

Thắng lợi 5000 5.6 1250 350 630 95 76 1.31 0.4
Phong
phú
3600 7.5 510 180 480 45 1.68 vết
Việt thái 4800 10.1 969 250 506 145 0.4
Gia đònh 1300 7.2 260 130 230 32
Nguồn: Phòng Quản lý Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRONG NƯỚC
THẢI NGÀNH DỆT NHUỘM ĐẾN NGUỒN TIẾP NHẬN
 Độ kiềm cao làm tăng pH của nước. Nếu pH > 9 sẽ gây độc hại đối với
thủy sinh, gây ăn mòn các công trình thóat nước và hệ thống xử lí nước thải.
 Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng rắn. Lượng thải lớn gây tác hại
đối với các loài thủy sinh do làm tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi của tế bào.
 Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước, gây tác hại đối
với đời sống thủy sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nguồn nước.
 Độ màu cao do lượng thuốc nhuộm dư đi vào nứơc thải gây màu cho dòng
tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thủy sinh, ảnh hưởng
xấu tới cảnh quan.
 Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong
nước ảnh hưởng tới sự sống của các lòai thủy sinh.
2.5. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI
NGÀNH DỆT NHUỘM
 Song song với hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in
hoa) là công nghệ áp dụng và máy móc thiết bò tương ứng. Những năm qua, trong
chiến lược tăng tốc, ngành dệt-may đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu
nhuộm- hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bò tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư

chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công
ty dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai
Công ty dệt may Thắng Lợi và dệt 8-3; các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet)
do được chế tạo ở dệt kim Đông Xuân và dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của
Công ty dệt Nam Đònh, hệ thống máy xử lý trước - xử lý hoàn tất vải pha len của
Công ty Dệt lụa Nam Đònh và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v.v Và gần đây
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
nhất là dây chuyền thiết bò hiện đại của Công ty nhuộm Yên Mỹ vừa đi vào sản
xuất.
 Song về tổng thể, ngành nhuộm- in hoa- xử lý hoàn tất ở Việt Nam vẫn
còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bò “truyền thống”. Do vậy
năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hoá chất, thuốc
nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh
trên thương trường. Ngoài ra, còn để lại hậu quả là lượng nước thải nhiều và bò ô
nhiễm nặng nề, rất tốn kém khi phải xử lý nước thải. Để giảm thiểu ô nhiễm do
nước thải ngành dệt nhuộm để lại, cần chú ý 2 giải pháp sau:
+ Trước hết, các công ty dệt nhuộm cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận
những hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu
và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ
sơ” của từng loại hoá chất, chất trợ, từng mầu thuốc nhuộm. Đó là “Các phiếu dữ
liệu an toàn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm
đều có.
+ Thay thế vào đó là những hoá chất, chất trợ thân thiện với môi trường, các
thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại
và ít ô nhiễm môi trường.
2.6. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP
2.6.1. Phương pháp cơ học
Đặc trưng của phương pháp này là loại bỏ các tạp chất không hòa tan ra

khỏi nước thải bằng cách gạn lọc, gắn và lọc. Phương pháp này thường ứng dụng
với các công trình như:
• Song chắn rác
• Bể lắng cát
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
• Bể điều hòa
• Bể lắng
• Bể lắng ngang, bể lắng đứng
2.6.2. Phương pháp hóa lý
Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp
dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nước
thải, phương pháp này chủ yếu để xử lý nước thải công nghiệp. Giai đoạn xử lý
hóa lý là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý kết hợp cùng với các phương pháp cơ
học, hóa học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh.
Các phương pháp được áp dụng như sau:
 Phương pháp đông tụ:
Là quá trình làm thô hóa các hạt phân tán và nhũ tương. Phương pháp này
hiệu quả nhất khi sử dụng tách các hạt phân tán có kích thước 1 ÷ 1000
µ
m. Sự
đông tụ diễn ra dưới ảnh hưởng của các chất đông tụ. Chất đông tụ trong nước tạo
thành các bông hydroxit kim loại, các hạt lơ lửng và kết hợp lại với nhau tạo
thành bông cặn lớn.
Chất đông tụ thường là các muối sắt, nhôm, các hợp chất của chúng hoặc
dung dòch hổn hợp keo tụ được sản xuất tù bùn đỏ. Việc chọn chất đông tụ phụ
thuộc vào thành phần, tính chất hóa lý, giá thành, pH, nồng độ tạp chất trong
nước thải.
 Phương pháp keo tụ tạo bông :
Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm sử dụng quá trình keo tụ tạo bông và

lắng để xử lý các chất lơ lửng, độ đục, độ màu. Độ đục, độ màu gây ra bởi các
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
hạt keo có kích thước bé (10
-2
÷ 10
-1
µ
m). Các chất này không thể lắng hoặc xử lý
bằng phương pháp lọc mà phải sử dụng các chất keo tụ và trợ keo tụ để liên kết
các hạt keo lại thành các bông cặn có kích thước lớn để dễ dàng loại bỏ ở bể
lắng.
Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, các polyme…
Trong đó, được dùng rộng rải nhất là phèn nhôm và phèn sắt vì nó hòa tan tốt
trong nước, giá rẻ, hoạt động trong khoảng pH lớn .
Để tăng cường quá trình keo tụ, tăng tốc độ lắng người ta thường cho thêm
vào nước thải các hợp chất cao phân tử gọi là chất trợ keo tụ. Thông thường liều
lượng chất trợ keo tụ khoảng 1 - 5 mg/l.
Để phản ứng diễn ra hoàn toàn và tiết kiệm năng lượng, phải khuấy trộn
đều hóa chất với nước thải. Thời gian lưu lại trong bể trộn khoảng 5 phút. Tiếp đó
thời gian cần thiết để nước thải tiếp xúc với hóa chất cho đến khi bắt đầu lắng
dao động khoảng 30 – 60 phút. Trong khoảng thời gian này các bông cặn được
tạo thành và lắng xuống nhờ vào trọng lực. Mặt khác, để tăng cường quá trình
khuấy trộn nước thải với hóa chất và tạo được bông cặn người ta dùng các thiết bò
khuấy trộn khác nhau như: khuấy trộn thủy lực hay khuấy trộn cơ khí.
- Khuấy trộn bằng thủy lực: trong bể trộn có thiết kế các vách ngăn để tăng
chiều dài quãng đường mà nước thải phải đi nhằm tăng khả năng hòa trộn nước
thải với các hóa chất.
- Khuấy trộn bằng cơ khí: trong bể trộn lắp đặt các thiết bò có cánh khuấy có thể
quay ở các góc độ khác nhau nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa nước thải và hóa

chất.
 Phương pháp tuyển nổi :
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
Tuyển nổi để loại bỏ ra khỏi nước thải các tạp chất không tan và khó lắng.
Người ta sử dụng phương pháp này để xử lý nước thải trong ngành sản xuất chế
biến dầu, mỡ, da ….
Có nhiều phương pháp tuyển nổi để xử lý nước thải:
- Tuyển nổi với sự tách không khí từ dung dòch
- Tuyển nổi với việc cho thông khí qua vật liệu xốp
- Tuyển nổi hóa học
- Tuyển nổi điện
- Tuyển nổi với sự phân tách không khí bằng cơ khí
 Phương pháp hấp phụ:
Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rải để làm sạch triệt để nước thải
khỏi các chất bẩn các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý
cục bộ. Hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa hai pha gọi
là hiện tượng hấp phụ. Tốc độ của quá trình phụ thuộc vào nồng độ, bản chất và
cấu trúc của chất tan , nhiệt độ của nước, loại và tính chất của chất hấp phụ…
Quá trình hấp phụ gồm 3 giai đoạn:
- Di chuyển chất cần hấp phụ từ nước thải tới bề mặt hấp phụ (vùng
khuyếch tán ngoài).
- Thực hiện quá trình hấp phụ.
- Di chuyển chất cần hấp phụ vào bên trong hạt hấp phụ (vùng
khuyếch tán trong ).
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
Trong đó, tốc độ của chính quá trình hấp phụ là lớn và không hạn đònh tốc
độ chung của quá trình. Do đó, giai đoạn quyết đònh tốc độ của quá trình hấp phụ
là giai đoạn khuếch tán ngoài hay giai đoạn khuyếch tán trong. Trong một số

trường hợp tốc độ hấp phụ được hạn đònh bởi cả hai giai đoạn này.
Tái sinh chất hấp phụ là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hấp phụ
Các chất bò hấp phụ có thể được tách ra khỏi than hoạt tính bằng quá trình nhả
hấp nhờ hơi bảo hòa hay hơi hóa nhiệt hoặc bằng khí trơ nóng. Ngoài ra, còn có
thể tái sinh chất hấp phụ bằng phương pháp trích ly.
Phương pháp hóa học và hóa lý được ứng dụng chủ yếu để xử lý nước thải
công nghiệp.
Phụ thuộc vào điều kiện đòa phương và mức độ cần thiết xử lý mà phương
pháp xử lý hóa lý hay hóa học là giai đoạn cuối cùng (nếu như mức độ xử lý đạt
yêu cầu có thể xả ra nguồn) hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ (khử một vài liên kết độc
hại ảnh hưởng đến chế độ làm việc bình thường của các công trình xử lý).
2.6.3. Phương pháp sinh học
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào khả năng sống và
hoạt động sống của vi sinh vật có tác dụng phân hóa chất hữu cơ. Do quá trình
phân hóa phức tạp nhưng chất bẩn có được kháng hóa và trở thành nước, chất vô
cơ và những chất khí như : H
2
S, Sunfit, Amoniac, Nitơ …
Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của các vi sinh vật để
phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và
một số muối khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình
dinh dưỡng chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và
sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên. Quá trình phân hủy chất hữu cơ nhờ
sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Như vậy nước thải có thể xử lý bằng
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
phương pháp sinh học sẽ đặc trưng bằng các chỉ tiêu BOD, COD. Để xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học hiệu quả thì tỷ số
5,0≥
COD

BOD
.
Các phương pháp xử lý sinh học có thể phân loại trên cơ sở khác nhau, dựa
vào quá trình hô hấp của sinh vật có thể chia ra làm 2 loại: quá trình hiếu khí và
kỵ khí. Các công trình áp dụng phương pháp này như :
• Bể Aerotank
• Bể lọc sinh học
• Mương oxy hóa
• Bể mêtan
• Bể UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket)
2.6.4. Xử lý bùn cặn:
Tách nước ra khỏi dung dòch bùn ta áp dụng các công trình sau:
• Bể nén bùn bằng phương pháp trọng lực
• Bể nén bùn bằng phương pháp tuyện nổi
• Máy ly tâm bùn
Ổn đònh bùn: có nhiều phương pháp để ổn đònh bùn như phương pháp hóa
học, sinh học, nhiệt …
Phương pháp sinh học được áp dụng rộng rãi nhất trong các công trình điển
hình như:
• Bể mêtan
• Bể lắng hai vỏ
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
• Bể tự hoại …
Sau quá trình xử lý có thể dùng bùn làm phân bón, chôn lấp ở nơi hợp lý.
2.7. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
DỆT NHUỘM
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô
nhiễm nặng và tác động mạnh đến môi trường. Các chất thải ngành công nghiệp
này chứa các chất hữu cơ độc hại nằm dưới dạng ion và môït số kim loại nặng. Do

đó, việc xử lý nhằm giảm thiểu các chất ô nhiểm có trong nước thải tùy thuộc vào
mục đích và nguồn tiếp nhận sau cùng.
2.7.1. Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải:
Nước thải dệt nhuộm phụ thuộc vào dây chuyền công nghệ sản xuất, loại
nguyên liệu sử dụng và thành phẩm nên thường thay đổi theo thời gian. Bể điều
hòa cần được xây dựng để ổn đònh nước thải vì lưu lượng và nồng độ làm mất tính
ổn đònh.
Khi lưu lượng và nồng độ nước thải thay đổi thì kích thước các công trình
(bể lắng, trung hòa, và các công trình xử lý sinh học) cũng phải thay đổi theo, chế
độ làm việc của chúng mất ổn đònh. Nếu nồng độ các chất bẫn trong nước thải
chảy vào các công trình đột ngột tăng lên, nhất là các chất độc hại đối với vi sinh
vật thì có thể làm cho công trình hoàn toàn mất tác dụng.
Bể điều hòa hoạt động liên tục, nó có thể cung cấp cho các công trình khác
hoạt động 24 / 24. Hiệu suất điều hòa phụ thuộc vào thời gian điều hòa hay thời
gian nước lưu lại trong bể tức là tùy thuộc vào dung tích bể.
2.7.2. Phương pháp cơ học:
Nhằm loại bỏ các tạp chất không tan ra khỏi nước thải.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
• Lọc qua song chắn: Song chắn được đặt trước các công trình làm sạch
nước thải để loại bỏ các tạp chất sơ sợi. Lượng xơ sợi trong nước thải dệt nhuộm
không nhiều nên có thể dùng thủ công để thu hồi rác.
• Bể lắng: Bể lắng cát dùng để tách các tạp chất không tan dạng vô cơ
như cát sỏi ra khỏi nước. Các chất không tan dạng hữu cơ được giữ lại ở các bể
lắng khác nhau. Có nhiều loại bể lắng phụ thuộc một số chỉ tiêu ô nhiễm.
• Lọc qua lớp vật liệu: Dùng để tách các tạp chất phân tán loại nhỏ mà
bể lắng không lắng đươc. Người ta sử dụng các loại vật liệu lọc như : cát thạch
anh, than cốc, sỏi nghiền, …Bên cạnh các bể lọc với các vật liệu lọc, người ta còn
dùng các máy vi lọc có lưới và các lớp vật liệu tự hình thành khi máy vi lọc làm
việc.

2.7.3. Phương pháp hóa ly:ù
Quá trình xử lý hóa lý là quá trình xử lý đối với loại nước thải có hàm
lượng chất lơ lửng cao, chứa chất độc hại có độ màu cao. Ở đây ta có thể sử dụng
phương pháp keo tụ, tạo bông và kết cợn. Lượng này được tách ra nhờ bể lắng.
Quá trình xử lý này giúp cho quá trình xử lý sinh học sau tốt hơn. Người ta sử
dụng quá trình xử lý hóa lý bởi nó có một số ưu điểm sau: áp dụng với nguồn
nước thải dao động, hiệu quả xử lý cặn cao, thiết bò gọn nhẹ…Tuy vậy nó vẫn còn
một số hạn chế: hiệu quả xử lý không cao bằng phương pháp sinh học, chi phí hóa
chất cao.
a. Phương pháp keo tụ
Để tăng nhanh quá trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ, keo, thậm chí
cả nhựa nhũ tương polime và các tạp chất khác, người ta dùng phương pháp keo
tụ. Các chất đông tụ thường là: Al
2
(SO
4
)
3
; Fe
2
(SO
4
)
3
, FeCl
2.
Nhôm sunphát khi cho vào nước tạo thành hrôxyt nhôm dạng gel:
Al
2
(SO

4
)
3
+ 3Ca(HCO
3
)
2
= 2Al(OH)
3
+ 3CaSO
4
+ 6CO
2
.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
Bông Al(OH)
3
sẽ hấp phụ và dính kết các chất huyền phù, các chất ở dạng
keo trong nước thải, tức là chuyển sang trạng thái hỗn hợp không ổn đònh , các
bông sẽ lắng xuống đáy bể.
Khi dùng muối Fe sẽ tạo hrôxýt sắt.
2FeCl
3
+ 3Ca(OH)
2
= 3CaCl
2
+ 2Fe(OH)
3

.
Fe
2
(SO
4
)
3
+ 3Ca(OH)
2
= 3CaSO
4
+ 2Fe(OH)
3
.
Hiệu suất đông tụ cao nhất khi pH = 4 – 8.5. Để loại các bông lớn và dể
lắng người ta cho các chất trợ keo tụ, thông thường chất đông tụ cho vào khoảng
1-5 mg/l. Thời gian nước lưu lại trong bể trộn hóa chất và nước thải là 1-5 phút,
thời gian tiếp xúc 20 – 60 phút. Ngoài ra để xáo trộn nước thải người ta còn dùng
cánh khuấy.
Trong nước thải dệt nhuộm, các phần tử mang màu tích điện dương (thuốc
nhuộm bazơ), hay mang điện âm (thuốc nhuộm axít ), hoặc ở dạng phân tán thô
(thuốc nhuộm phân tán và hoàn nguyên ). Do vậy phải lựa chọn chất keo tụ tùy
theo tính chất nước thải trong từng nhà máy.
b. Phương pháp hấp phụ
Hiện nay phương pháp hấp phụ được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải
công nghiệp. Phương pháp hấp phụ dùng để xử lý triệt để nước thải sau khi xử lý
bằng các phương pháp khác. Hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân
chia giữa hai pha gọi là hiện tượng hấp phụ. Người ta phân biệt ba loại hấp phụ
sau:
• Hấp thu: Những phân tử của chất bẫn hòa tan chẳng những tập

trung trên bề mặt mà còn bò hút sâu vào các lớp bên trong của chất
rắn.
• Hấp phụ lý học: Là quá trình hút ( hay còn gọi là tập trung ) của
một hoặc hỗn hợp chất bẩn hòa tan thể khí hoặc thể lỏng trên bề
mặt chất rắn
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
• Hấp phụ hóa học: Là quá trình hút các chất tan dạng khí dưới tác
dụng hóa học.
Những biện pháp làm tăng tốc độ hấp phụ là tăng nhiệt độ, tăng nồng độ
chất tan giảm pH của dung dòch nước thải. Khả năng hấp phụ phụ thuộc vào loại
than hoạt tính và chất bò hấp phụ, có thể dao động từ 200 – 400 gCOD / kg than.
2.7.4. Phương pháp hóa học:
Trong nhiều trường hợp xử lý hóa học là giai đoạn sơ bộ trước khi làm sạch
sinh hóa. Tùy thuộc đặc tính của chất bẫn, để làm sạch nước thải người ta có thể
sử dụng các phương pháp như : đông tụ, trung hòa và ôxy hóa.
• Phương pháp trung hòa:
Axit và bazơ cũng như nước thải có độ axít và độ kiềm cao không được xả
vào nguồn nước. Trong các nhà máy nhuộm, độ pH dao động từ 4 – 12, nên cần
thiết phải trung hòa để tạo pH tối ưu cho quá trình keo tụ.
Để trung hòa nước thải chứa axít có thể dùng dung dòch xút và vôi. Khác
với vôi, khi châm xút, lượng cặn không tăng lên bao nhiêu. Nhược điểm của dung
dòch này là đắt tiền hơn vôi.
Trong nhà máy dệt nhuộm, để trung hòa nước thải chứa axít và kiềm người
ta không trộn lẫn nước thải với nhau. Do đó phải xây dựng bể điều hòa, thể tích
của bể phải đủ để có thể điều hòa cả về lưu lượng, nồng độ chất bẫn và trung hòa
pH.
Mặc dù khối lượng cặn lắng trong bể trung hòa không nhiều , nhưng do cặn
chứa nhiều nước và có lẫn các độc chất nên không thể sử dụng cho nông nghiệâp.
Có thể chuyển cặn ra sân phơi bùn hoặc dùng các thiết bò cơ học để tách nước.

2.7.5. Phương pháp sinh học:
Sau khi xử lý hóa lý, nước thải dệt nhuộm cần phải được xử lý sinh học để
khử các chất hữu cơ.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
Xử lý sinh học là dựa vào khả năng sống và hoạt động sống của vi sinh vật
có tác dụng phân hóa những chất hữu cơ. Do kết quả của những quá trình sinh
hóa phức tạp mà những chất bẩn hữu cơ được khoáng hóa và trở thành nước,
những chất vô cơ và những chất khí đơn giản.
Điểm khác biệât cơ bản của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp
sinh học và quá trình tự làm sạch trong nguồn nước là thời gian xử lý tương đối
ngắn với số lượng lớn các vi sinh vật. Có các loại hình xử lý sinh học sau:
a. Bể lọc sinh học (Biôphin)
Bể lọc sinh học là một công trình xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo
nhờ các vi sinh vật hiếu khí.
Quá trình diễn ra khi cho nước thải lên bề mặt của bể và thấm qua lớp vật
liệu lọc. Ở bề mặt của hạt vật liệu lọc và ở giữa các khe hở của chúng các cặn
bẩn được giữ lại và tạo thành màng gọi là màng vi sinh vật. Lượng ôxy cần thiết
để ôxy hóa các chất hữu cơ thâm nhập vào bể cùng với nước thải khi ta tưới, hoặc
qua khe hỡ thành bể , qua hệ thống tiêu nước từ đáy đi lên. Vi sinh hấp thụ chất
hữu cơ và nhờ có ôxy mà quá trình ôxy hóa được thực hiện.
Hiệu quả xử lý có thể đạt 60 – 90%, tùy thuộc vào loại bể lọc sinh học.
Người ta phân loại bể lọc sinh học theo:
 Theo mức độ xử lý.
 Theo biện pháp làm thoáng.
 Theo chế độ làm việc.
 Theo sơ đồ công nghệ.
 Theo khả năng chuyển tải.
 Theo đặc điểm cấu tạo của vật liệu lọc.
b. Bể sục khí (Aerôten)

Bể aeroten là công trình làm bằng bê tông, bê tông cốt thép… Với mặt
bằng thông dụng là hình chữ nhật. Hỗn hợp bùn và nước thải cho chảy suốt qua
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
chiều dài của bể là nguyên liệu chủ yếu dùng xử lý nước thải. Bùn hoạt tính là
loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh có thể ôxy hóa các chất hữu cơ chứa trong nước
thải. Để giữ cho bùn hoạt tính có thể lơ lửng, đảm bảo ôxy cho quá trình ôxy hóa
các chất hữu cơ thì phải thông gió. Thời gian nước lưu trong bể sục khí không lâu
quá 12 giờ (4 – 8 h). Số lượng bùn tuần hoàn và số lượng không khí cần cấp phụ
thuộc độ ẩm và mức độ yêu cầu xử lý nước thải. Hiệu quả xử lý BOD
5
= 90 –
95%.
2.7.6. Phương pháp xử lý bùn:
Bùn từ bể lắng đợt I, bùn từ bể lọc sinh học, bùn hoạt tính dư từ bể xử lý
aeroten được nén và tách nước bằng bơm ly tâm, lọc ép hoặc lắng trọng lực. Bùn
không nên giữ lại vì các phản ứng lên men làm cho bùn khó tách nước.
a. Phương pháp lắng trọng lực
Có thể tăng hàm lượng chất rắn trong bùn từ 1 – 2% lên đến 6 – 10%. Đối
với bùn sinh học hoặc bùn của quá trình keo tụ bằng hóa chất, nồng độ bùn chỉ
tăng 4 – 6%. Sau đó thực hiện quá trình làm khô trong không khí lọc chân không,
ly tâm hay lọc ép để tăng nồng độ bùn. Chỉ khi nồng độ bùn > 25% thì mới dừng.
b. Phương pháp ly tâm bùn
Có thể vừa nén bùn vừa tách nước. Bùn sau khi xử lý có hàm lượng chất
rắn 30 – 35%. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi phải chi phí đầu tư, vận hành và
bảo dưỡng. Ngoài ra công suất tối thiểu của máy ly tâm bùn là 5m
3
/ giờ nên chỉ
ứng dụng cho các hệ thống xử lý có công suất lớn hơn 120 m
3

/ ngày.
c. Phương pháp lọc chân không
Bùn sau khi xử lý có hàm lượng chất rắn từ 20 – 35% (tùy theo lớp vải lọc).
Tuy nhiên cần phải có thêm một số hóa chất ổn đònh như: vôi, sắt III clorua,
polyme.
d. Phương pháp ép dây đai
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÂM VĨNH SƠN
Dùng với loại bùn thô và bùn đã phân hủy. Sau khi xử lý, bùn có hàm
lượng chất rắn từ 14 – 44%. Phương pháp này cần dùng thêm hóa chất ổn đònh
polyme.
e. Phương pháp lọc ép
Bùn sau khi xử lý có hàm lượng chất rắn 30 – 52%. Phương pháp này đòi
hỏi hóa chất và năng lượng cao. Thiết bò có cơ khíphức tạp.
f. Sân phơi bùn
Đây là phương pháp có mục đích tách nước trong bùn đã phân hủy, sân
phơi bùn có vốn đầu tư thấp, không đòi hỏi chế độ bảo dưỡng thường xuyên. Sau
10 – 15 ngày hàm lượng chất rắn lên đến 40%. Tuy vậy đây là biện pháp đòi hỏi
có diện tích qui hoạch rộng.
2.8. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Tại công ty sản xuất vải sợi bông Stork Aqua (Hà Lan) đã xây dựng hệ
thống xử lý nước thải với lưu lượng thải 3000 – 4000 m
3
/ngày đêm, COD = 400 –
1000 mg/l và BOD = 200 – 400 mg/l. Nước sau xử lý có thể đạt BOD < 50 mg/l,
COD < 100 mg/l.
SVTH: LÊ NGUYỄN HẠNH NHIÊN Trang 25

×