1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát triển
nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở nên quan
trọng và cấp thiết. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng tinh túy cấu
thành nguồn nhân lực của quốc gia, là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước.
Phát triển nguồn nhân lực chính là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra
cho hệ thống thể chế quốc gia, trong đó có ngành Hải quan nhằm góp phần thực
hiện thành cơng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Nhận thức đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về vai trị của
nhân tố con người trong quá trình phát triển, Hải quan Việt Nam với vai trò là
“người gác cửa nền kinh tế” cũng xác định rõ ràng yếu tố con người là then
chốt. Phối hợp với Hải quan Việt Nam, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã nâng
cao đáng kể chất lượng đội ngũ, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mà nhà
nước đề ra. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, cơ cấu tổ chức
vẫn có mặt chưa hợp lý và cịn tồn tại nhiều hạn chế ... Điều này càng khẳng
định rõ yêu cầu trong công tác quản lý nguồn nhân lực cần phải siết chặt hơn để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm bớt khó khăn về nguồn nhân lực do
áp dụng những quy định pháp luật về tinh giản biên chế.
Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa vấn đề này, em quyết định chọn đề
tài “Quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội hiện nay“
để trình bày những thực tiễn mà em đã có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu qua các
tài liệu của Cục Hải quan thành phố Hà Nội và từ cơ sở thực tiễn đó đề xuất
những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực
tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý nguồn nhân lực Hải quan là
vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế
2
quốc tế. Vấn đề quản lý nguồn nhân lực hải quan cũng được đặt ra từ nhiều góc
độ nghiên cứu khác nhau. Có thể kể đến một số dự án, cơng trình như:
Thứ nhất, một số cơng trình là sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành
nghiên cứu cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực cụ thể là:
Đặng Xuân Hoan (2015), “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Tài chính. Bài viết
chỉ ra rằng trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của
chiến lược chuyển đổi mơ hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng
thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi
thế cạnh tranh quốc gia.
Nguyễn Thị Hồng Hải, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2015), “Quản Lý
Nguồn Nhân Lực Trong Khu Vực Công - Lý luận Và Kinh Nghiệm Một Số
Nước”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Nội dung cuốn sách nói về những lý
luận về quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công và đưa ra những nghiên cứu
thực tiễn quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công ở một số nước trên thế
giới như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Nga, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Trung Quốc…
Phan Quan Việt - Lê Đông Hải (2019), “Phát triển nguồn nhân lực tại Cục
Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh“, Tạp chí Cơng thương. Bài viết đưa ra
những lý luận, thực tiễn và đề ra những yêu cầu chỉ đạo, định hướng phát triển
nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
Phan Thị Thuý Phượng - Bùi Văn Thịnh (2019), “Hoàn thiện quản trị
nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ”, Tạp chí nghiên cứu khoa
học và Phát triển kinh tế trường đại học Tây Đô. Đề tài phân tích thực trạng,
điểm mạnh – yếu, đánh giá về số lượng, cơ cấu, trình đỗ chun mơn, … từ đó
đưa ra những giải pháp để hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại Cục
Hải quan thành phố Cần Thơ.
Thứ hai, một số khoá luận nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực cũng
như quản lý nguồn nhân lực ở các cơ quan, tổ chức cụ thể:
3
Nguyễn Hoàng Anh (2020), “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
nguồn nhân lực tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ điện lạnh Minh Phú”,
Trường Đại học Quản lý và Cơng nghệ Hải Phịng. Khóa luận làm rõ những
thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ điện
lạnh Minh Phú từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý và
sử dụng nguồn nhân lực.
Nguyễn Thị Ánh Ngọc (2012), “Hồn thiện cơng tác quản trị nguồn
nhân lực tại Cơng ty cổ phần dệt may Phú Hịa An”, Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế. Khóa luận hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn để có cái nhìn
tổng quan về cơng tác tuyển dụng nguồn nhân lực. Phân tích, đánh giá thực
trạng cơng tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An
Trần Thị Thu Hà (2020), “Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản
trị nguồn nhân sự tại công ty TNHH SONION VIỆT NAM II“, Trường Đại học
Bà Rịa - Vũng Tàu. Khóa luận phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn
nhân sự của công ty TNHH SONION VIỆT NAM II, đánh giá những kết quả đã
đạt được và những hạn chế, sau đó đi tìm ngun nhân của những vấn đề cịn
tồn đọng.
Dưới góc độ về khoa học, các bài nghiên cứu trên đây rất có giá trị và đặc
biệt hữu ích đối với những ai đang nghiên cứu các giải pháp phù hợp để nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực ngành hải quan. Tuy
nhiên chưa có đề tài nào đề cập cụ thể đến thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại
Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Qua đây có thể thấy đề tài “Quản lý nguồn
nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội hiện nay” là một đề tài mới và phù
hợp với thực tiễn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải Quan, đánh giá
thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
giai đoạn 2017 đến 2021; khoá luận đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải
4
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành
phố Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được các mục đích nêu trên luận văn
cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải
quan
Thứ hai, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nguồn nhân lực
tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội; chỉ ra những nguyên nhân của ưu điểm và
hạn chế
Thứ ba, nêu ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong thời gian
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: Công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành
phố Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý nguồn
nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong phạm vi từ 2017 đến 2021.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước ta về nguồn nhân lực, về vai trò, chức năng của quản lý
nguồn nhân lực…. Cơ sở lý luận nêu trên là nền tảng tư tưởng để nghiên cứu về
quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, để đạt được mục tiêu và
hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu, khóa luận còn sử dụng các biện pháp cụ thể
như:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp thống kê - so sánh
5
- Phương pháp tổng kết thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu…
6. Đóng góp mới của đề tài
Góp phần hệ thống hố những vấn đề lý luận cho cơng tác quản lý nguồn
nhân lực nói chung và cơng tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành
phố Hà Nội nói riêng. Đóng góp những giá trị thực tiễn trong việc nghiên cứu,
phân tích đánh giá, khảo sát thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
thành phố Hà Nội và đưa ra những giải pháp phù hợp tăng cường quản lý nguồn
nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận, nghiên cứu từ
thực tiễn nhằm tăng cường quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố
Hà Nội.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
và vận dụng trong thực tiễn quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố
Hà Nội.
8. Kết cấu của đề tài
Khoá luận bao gồm phần mở đầu, nội dung chính, danh mục tham khảo
và kết luận. Trong đó phần nội dung của đề tài bao gồm 3 chương, 6 tiết
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CỤC HẢI QUAN
1.1.
Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải
quan
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực tại Cục Hải Quan
1.1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
1.1.1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
1.1.1.2. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực tại
Cục Hải quan
1.1.1.2.1. Khái niệm quản lý
1.1.1.2.2. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực
1.1.1.2.3. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
1.1.2. Đặc điểm quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
1.1.3. Vai trò quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
1.2. Nguyên tắc, phương pháp, nội dung quản lý nguồn nhân lực tại Cục
Hải quan
1.2.1. Nguyên tắc quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
1.2.2. Phương pháp quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
1.2.3. Nội dung quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
7
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC HẢI QUAN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Khái quát chung về Cục hải quan thành phố Hà Nội và những yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát chung về Cục Hải quan thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Lịch sử hình thành của Cục Hải quan thành phố Hà Nội
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan thành phố Hà Nội
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan thành phố Hà Nội
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải
quan thành phố Hà Nội
2.2.1.1. Những yếu tố khách quan
2.2.1.2. Những yếu tố chủ quan
2.2. Những thành tựu, hạn chế của quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải
quan thành phố Hà Nội và nguyên nhân
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu trong quản lý nguồn nhân
lực tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nguồn nhân lực tại
Cục Hải quan thành phố Hà Nội
8
CHƯƠNG 3.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng tăng cường quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan
thành phố Hà Nội trong thời gian tới
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành
phố Hà Nội trong thời gian tới
KẾT LUẬN
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng cơng chức, Hà Nội
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; Về việc thực hiện dân
chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự
nghiệp cơng lập.
3. Cục Hải quan Hà Nội, Báo cáo tổng kết các năm 2017, 2018, 2019, 2020,
2021.
4. Cục Hải quan Hà Nội (2020), Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X, nhiệm
kỳ 2020-2025.
5. Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan (2021), Nghị quyết số 05-NQ/ĐU;
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan Việt
Nam giai đoạn 2021-2030.
6. Nguyễn Thị Hồng Hải và Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2015), “Quản Lý
Nguồn Nhân Lực Trong Khu Vực Công - Lý luận Và Kinh Nghiệm Một Số
Nước”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
7. Phan Quan Việt và Lê Đông Hải (2019), “Phát triển nguồn nhân lực tại
Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí chun ngành số
1/2019, Tạp chí Cơng thương.
8. Phan Thị Th Phượng - Bùi Văn Thịnh (2019), “Hoàn thiện quản trị
nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ”, Tạp chí nghiên
cứu khoa học và Phát triển kinh tế trường Đại học Tây Đô
9. Quốc hội (2014), Luật Hải quan.
10.Quốc hội (2019), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ cơng
chức và viên chức.
11.Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg cơ cấu tổ
chức Tổng cục Hải quan, Hà Nội.
10
12.Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải
quan.
13.Tổng cục Hải quan (2013), Quyết định số 3032/QĐ-TCHQ về khung năng
lực các vị trí việc làm trong Ngành Hải quan, Hà Nội.
14.Tổng cục Hải quan (2016), Chỉ thị số 3957/CT-TCHQ, Đẩy mạnh hoạt
động đổi mới quản lý nguồn nhân lực Hải quan dựa trên vị trí việc làm
giai đoạn 2016-2020.
15.Tổng cục Hải quan (2019), Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của ngành Hải quan năm 2019.
16.Tổng cục Hải quan (2019), Đề án liêm chính hải quan giai đoạn 2019 2020.
17.Tổng cục Hải quan (2020), Quyết định 2939/QĐ-TCHQ, Quy định về
thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức Tổng cục Hải quan.
18.Tổng cục Hải quan (2021), Quyết định 2438/QĐ-TCHQ, Đề án “Đào tạo,
bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025”.
19.Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân (2011), Quản lý nguồn nhân lực trong
tổ chức công, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
20.Vũ Thị Thu Quyên (2010), Quản lý xã hội về nguồn nhân lực, Khoa Nhà
nước và Pháp Luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
21.Vũ Thị Thu Quyên, Cao Thị Dung, Nguyễn Hoàng Diệu Linh (2019),
Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
22.Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng (2012), “Phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế”; Tạp
chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật.