Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề cuong khóa luận quản lý xã hội về môi trường ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.09 KB, 11 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Ngày nay, tốc độ
phát triển kinh tế ngày càng cao, theo đó, tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày
càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng cũng như sự phát
triển bền vững của đất nước. Vì vậy, quản lý về mơi trường là vấn đề mang
tính cấp thiết hiện nay.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo, ban hành, triển khai nhiều chủ
trương, chính sách về vấn đề trên. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
35/NQ-CP ngày 18/03/2013 về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường. Đây cũng chính là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Chính phủ
về cơng tác bảo vệ mơi trường. Mới đây nhất, ngày 17/11/2020, Quốc hội đã
thông qua Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 thay thế Luật Bảo vệ Mơi
trường cũ năm 2014, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
Huyện Vĩnh Tường bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
sự phát triển của những nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp và sự khơi phục
các làng nghề, một mặt góp phần đáng kể vào cơng cuộc phát triển chung của
tồn tỉnh Vĩnh Phúc, mặt khác đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường.
Công tác quản lý xã hội về môi trường trên địa bàn huyện bên cạnh những kết
quả đạt được còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: việc phân cơng, phân
cấp quản lý cịn bất cập, nội dung quản lý chưa rõ ràng, việc thi hành pháp
luật về bảo vệ mơi trường cịn gặp nhiều khó khăn,… Do đó, dẫn tới tình
trạng ơ nhiễm mơi trường, nguồn nước mặt và nước ngầm bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố hóa học, chất thải sinh hoạt, khí thải cơng nghiệp chưa được thu



2

gom và xử lý triệt để. Đây là vấn đề cấp bách đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan
quản lý nhà nước cũng như hệ thống chính trị của huyện Vĩnh Tường.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em lựa chọn đề tài “Quản lý xã hội về môi
trường ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp chuyên ngành quản lý xã hội của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề bảo vệ môi trường và quản lý xã hội về môi trường là vấn đề
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu từ lý luận tới thực tiễn với những nội
dung và cách thức tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu có các cơng trình cụ thể như:
Sách chun khảo “Luật Bảo vệ môi trường: Quy định mới về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức xử phạt và biện
pháp khắc phục hậu quả” của tác giả Nguyễn Đình Hữu Đại, Nxb Lao động,
Hà Nội, năm 2017. Cuốn sách ra đời nhằm giúp các cơ quan, ban, ngành và
độc giả thuận tiện tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật về môi trường.
Sách chuyên khảo “Quản lý ngập lụt và ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam” của tác giả Trần Văn Mô, Nxb Xây dựng, Hà Nội, năm 2018. Tác giả
đã đưa ra các phương pháp tiếp cận mới, trình bày các kỹ thuật và công nghệ
xử lý nước thải đô thị bao gồm các yêu cầu xử lý nước.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý xã hội: “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động bảo vệ môi trường ở Thành phố Hà Nội hiện nay” của tác giả
Đinh Diệu Linh được bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tun truyền năm 2012.
Cơng trình đưa ra một số vấn đề lý luận về môi trường và quản lý xã hội về
môi trường. Tác giả đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm
giảm thiểu ơ nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý xã hội: “Quản lý xã hội về môi
trường ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay” của tác giả



3

Dương Thị Thu Huyền được bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tun truyền
năm 2016. Cơng trình làm rõ cơ sở lý luận của quản lý xã hội về môi trường,
đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó, từ
đó đề ra phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản
lý xã hội về môi trường ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về bảo vệ môi trường khơng khí ở
Việt Nam hiện nay” của tác giả Đoàn Thị Thùy Dương được bảo vệ tại Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2017. Tác giả đã khái quát được một số vấn đề về
pháp luật trong bảo vệ mơi trường khơng khí, đề ra phương hướng và giải
pháp hồn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng khí.
Ngồi ra, cịn rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khác nhau về lĩnh
vực môi trường và quản lý xã hội về mơi trường. Tuy nhiên, tất cả các cơng
trình đều nghiên cứu trên phạm vi cả nước hoặc địa phương khác, chưa có
cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu quản lý xã hội về môi trường trên địa
bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Khóa luận là cơng trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề quản lý xã hội về
môi trường ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Do vậy, đề tài
“Quản lý xã hội về môi trường ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện
nay” không trùng lặp với các cơng trình đã được cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý xã hội
về môi trường ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, khóa luận đề
xuất những giải pháp tăng cường quản lý xã hội về môi trường trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu



4

Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ
cơ bản sau:
Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận của quản lý xã hội về mơi trường.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xã hội về môi trường ở
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay để làm rõ những ưu điểm, hạn
chế trong quản lý xã hội về môi trường trên địa bàn và nguyên nhân của
những ưu điểm, hạn chế đó.
Ba là, đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường
quản lý xã hội về môi trường ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu vấn đề quản lý xã hội về môi trường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu hoạt động quản lý xã
hội về môi trường ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Về thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu từ năm 2015 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với những quan điểm, chủ trương, của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về môi trường, quản lý xã hội về môi trường.


5

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
triết học mác – xít, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp logic –
lịch sử…để thực hiện các mục tiêu của khóa luận.
6. Đóng góp mới của đề tài
Khố luận đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá những ưu điểm,
hạn chế, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong quản lý xã
hội về môi trường trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
Từ thực trạng đó, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản
lý xã hội về môi trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng
thời có thể áp dụng ở một số địa phương khác có đặc điểm tương đồng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được kết cấu thành 03 chương, 06 tiết.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ MƠI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của quản lý xã hội về môi trường
1.1.1. Khái niệm quản lý xã hội về môi trường
1.1.2. Đặc điểm của quản lý xã hội về mơi trường
1.1.3. Vai trị của quản lý xã hội về môi trường
1.2. Nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý xã hội về môi
trường
1.2.1. Nguyên tắc quản lý xã hội về môi trường
1.2.2. Nội dung quản lý xã hội về môi trường
1.2.3. Phương pháp quản lý xã hội về môi trường



7

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN
VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý xã hội về môi trường ở
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2. Tình hình mơi trường ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
2.2. Ưu điểm, hạn chế trong quản lý xã hội về môi trường ở huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và nguyên nhân
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân


8

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ XÃ
HỘI VỀ MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH
PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng tăng cường quản lý xã hội về môi trường ở
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý xã hội về môi trường ở huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể



9

KẾT LUẬN
Quản lý xã hội về môi trường là một nội dung quan trọng trong chiến
lược và kế hoạch phát triển bền vững của mỗi địa phương. Nếu không đặt
đúng vị trí của bảo vệ mơi trường thì khơng thể đạt được mục tiêu phát triển
và từng bước nâng cao đời sống người dân. Có thể thấy, quản lý xã hội về
môi trường là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn tài
nguyên một cách hợp lý và luôn giữ được môi trường ở trạng thái cân bằng.
Cùng với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập
kinh tế quốc tế, huyện Vĩnh Tường khơng những có những bước phát triển
nhanh về kinh tế - xã hội mà diện mạo huyện theo đó ngày càng phát triển,
văn minh, đầy sức sống. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý
xã hội về môi trường, huyện Vĩnh Tường đã phối hợp, chỉ đạo các ban,
ngành, chính quyền địa phương và người dân tích cực xây dựng mơi trường
xanh - sạch - đẹp - văn minh - đáng sống. Việc quản lý xã hội về môi trường
trên địa bàn huyện được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp
phần vào thành tựu chung của tỉnh và của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động quản lý xã hội về môi trường ở
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
trong tình hình mới. Mơi trường tiếp tục bị ơ nhiễm, suy thối; việc thi hành
Luật Bảo vệ Mơi trường đơi khi cịn bng lỏng… Để nâng cao hơn nữa hiệu
quả của công tác quản lý xã hội về môi trường, huyện Vĩnh Tường cần kiện
tồn cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường, có quy hoạch tổng thể mang
tính chiến lược, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ môi trường, phát huy tối
đa vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương với nhân dân. Trong
thời gian tới, huyện Vĩnh Tường cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp để đáp
ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.



10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Quyết định số 23/2006/QĐBTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục các chất thải
nguy hại, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Các quy định pháp luật về mơi
trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số
50/2015/TT-BTNMT-BNV ngày 08/08/2015 về việc hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi
trường thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Phịng Tài ngun và Mơi trường thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Báo cáo Hiện trạng mơi trường
quốc gia giai đoạn 2016-2020.
5. Đồn Thị Thùy Dương (2017), Pháp luật về bảo vệ mơi trường khơng
khí ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Hữu Đại (2017), Luật Bảo vệ môi trường: Quy định mới
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức xử
phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, Nxb Lao động, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 36 – CT/TW ngày
25/06/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 41 – NQ/TW của Bộ
Cính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


11

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
12. An Như Hải, Nguyễn Thị Thơm (2011), Nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về tài nguyên và môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.Trần Quang Hiển (2012), Quản lý xã hội về khoa học, công nghệ, tài
ngun và mơi trường, Học viện Báo chí và Tun truyền, Hà Nội.
14. Dương Thị Thu Huyền (2016), Quản lý xã hội về môi trường ở thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Chính trị
học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
15.Đinh Diệu Linh (2012), Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ môi
trường ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Chính trị học,
chuyên ngành Quản lý xã hội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà
Nội.
16. Trần Văn Mô (2018), Quản lý ngập lụt và ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
17. Lê Thị Ngân, Nguyễn Quang (2011), Hỏi – Đáp về công tác bảo vệ
môi trường ở cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013.
19. Quốc hội (2020), Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14.
20. Nguyễn Vũ Tiến (2010), Lý thuyết chung về quản lý xã hội, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Vũ Tiến (2021), Khoa học quản lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội
22. Nguyễn Vũ Tiến, Đào Thị Thông (2010), Quản lý xã hội cấp cơ sở,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
23. Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Tường (2021), Báo cáo tình hình thực

hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.



×