Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phan tich bai tho Đây thôn vĩ dạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.38 KB, 4 trang )

Thơ mới đã tiếp tục sống, tiếp tục phát triển, nở nhiều hoa, kết nhiều trái qua các giai đoạn phát triển của thơ ca dân tộc . Và trong khu
vườn thơ mới ấy, ta bắt gặp một Xuân Diệu với tình yêu đắm say, thiết tha nhưng cũng đầy băn khoăn với cuộc đời, một Thế Lữ nhiều trăn trở muốn
“thoát lên tiên” và một Hàn Mặc Tử đầy bí ẩn, kì dị với những vần thơ ám ảnh về “trăng” và “máu”. Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tài
năng, độc đáo bậc nhất của phong trào Thơ mới nhưng cuộc đời lại nhiều thăng trầm, đau khổ. “Đây thôn Vĩ Dạ” được coi là một trong những bài
thơ tươi sáng, trong trẻo hiếm hoi trong thế giới "Thơ điên"của Hàn Mặc Tử. Bài thơ như một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật và con người xứ Huế
vừa trong trẻo, thanh bình, vừa thấm đượm nỗi buồn tâm trạng cùng với tình yêu cuộc sống tha thiết. Điều đó đã được khắc họa một cách tinh tế và
sâu lắng qua hai khổ thơ đầu:
“Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt qua xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
“ĐTVD” được sáng tác vào năm 1938, trích từ tập “Thơ điên” có tên ban đầu là “Đau thương”. Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từ tấm
bưu ảnh do một người con gái xứ Huế mang tên Hoàng Thị Kim Cúc gửi tặng tác giả. Đó là tấm bưu thiếp vẽ xứ Huế mộng mơ với dịng sơng, con
đị, bến trăng - những hình ảnh tuyệt đẹp của nơi này. Khi đó, HMT đang điều trị bệnh phong tại Quy Nhơn. Chính tấm bưu ảnh cùng lời thăm hỏi
chân thành của người con gái ấy đã làm nảy nở, bật trào cảm hứng trong tâm hồn tác giả. “ĐTVD” như ẩn chứa một giai điệu thiết tha, thương yêu
của HMT dành cho xứ sở mộng mơ và ân tình thơn Vĩ. Qua 2 khổ thơ đầu, nhà thơ đã thể hiện tình yêu đối với cảnh vật, con người thôn Vĩ cũng như
nỗi niềm thầm kín của mình.
Với giọng thơ êm đềm, dịu nhẹ, HMT mở đầu bài thơ bằng một câu hỏi tu từ hết sức độc đáo:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Câu thơ thứ nhất chứa đựng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau. Nó như một lời mời mọc đầy trìu mến, dịu dàng cùng với một chút dỗi hờn
rất đỗi đáng yêu của một cô gái xứ Huế. Nếu vậy thì phải nghe câu thơ ấy cất lên bằng chính cái giọng Huế ấm áp, ngân nga thì ta mới cảm nhận
được hết vị dịu ngọt đến nao lịng của nó. Nhưng đồng thời, nó cũng như lời trách cứ của HMT dành cho chính bản thân mình. Nhà thơ lịng tự hỏi
lịng: Liệu mình cịn có dịp được về thăm thơn Vĩ - mảnh đất gắn bó với biết bao kỉ niệm? Tự hỏi cũng là để nhắc nhở mình và kín đáo lồng vào
trong đó nỗi khát khao, nhung nhớ. Lời mời, lời trách cứ có thể của người thơn Vĩ, cũng có thể là của chính HMT. Nhưng dù là ai đi chăng nữa thì
cũng đều bộc lộ một nỗi niềm khát khao được “về chơi” Vĩ Dạ.
Nhưng tại sao lại là “về chơi” mà không phải là “thăm” hay “tới”. “Về chơi” thể hiện khát khao quay về và sự gắn bó với thơn Vĩ Dạ của
HMT. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng từ “chơi” gợi cho người đọc một cảm giác rất gần gũi, thân mật. Dù có mấy xa xơi, cảnh cũ người xưa vẫn thấp


thoáng trong vần thơ đẹp mang hoài niệm. Bao kỉ niệm sống dậy trong một hồn thơ. Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộng
mơ:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt qua xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Cảnh được nói đến là một buổi sáng bình minh tuyệt đẹp nơi thơn Vĩ. Nhìn từ xa, thi nhân say mê ngắm nhìn những ngọn cau với tàu lá
ngời lên dưới màu “nắng mới lên” rực rỡ. Hàng cau cao vút vốn là hình ảnh thân thuộc của thơn q từ bao đời nay, nó như một lời chào mời, vẫy
gọi tác giả. Hãy thử tưởng tượng xem, vào một buổi sáng sớm tinh mơ, thân cau cao vút với những tàu lá còn ướt đẫm sương đêm được tưới tắm bởi
ánh nắng ban mai, dịu nhẹ của mặt trời. Một bức tranh khung cảnh thật đẹp như được vẽ ra trước mắt người đọc.
Trong câu thơ, nắng có từ sáng sớm rồi dâng đầy dần theo những đốt cau. Vì vậy “Nắng hàng cau” cũng chính là “nắng mới lên”, là thứ
nắng tinh khôi, thanh khiết. Điệp từ “nắng” được lặp lại hai lần thể hiện bước đi của nắng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm của cái nắng miền Trung,
nằng nhiều, chói chang rực rỡ ngay từ lúc bình minh. Khơng gian thơn Vĩ lúc này đây như được mở rộng, bừng sáng lên bởi ánh nắng ấm áp đang
tràn ngập. { Đâu đơn giản là cái thứ nắng tầm thường, nó cịn là thứ nắng của hoa niên tuổi trẻ, của một chàng thi sĩ mà lúc ấy vẫn còn chưa phải
vướng bận những nỗi đau cuộc đời. Có lẽ nó cũng giống như thứ nắng mà Xuân Diệu từng khát khao: “Tôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt
mất” (Vội Vàng) - muốn níu giữ những khoảnh khắc thần tiên tuyệt đẹp của mùa xuân và tuổi trẻ. } HMT đã ngắm nhìn thơn Vĩ bằng cặp mắt “xanh
non”, “biếc rờn” của tuổi trẻ, của một chàng thi sĩ đang xây mộng thanh xuân.
Nếu câu thơ thứ 2 mở ra một không gian tràn ngập ánh nắng, khoáng đạt và dịu nhẹ thì câu thơ thứ 3 lại vang lên như một tiếng reo vui,
trầm trồ của nhà thơ:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Tiếng reo mừng ấy đến từ đâu? Nó đến từ chính cái sắc xanh của khu vườn. Quên sao được màu xanh cây lá nơi đây, nhà thơ trầm trồ khi
đứng trước khu vườn Vĩ Dạ. Đó khơng phải là màu “xanh tận chân trời” của Nguyễn Du (Truyện Kiều), cũng khơng phải màu “xanh rì” của “đồng
nội” trong thơ Xuân Diệu (Vội Vàng) mà màu xanh khu vườn thôn Vĩ trong thơ Hàn Mặc Tử lại là xanh “mướt”, “xanh như ngọc”. Xanh “mướt” là
sắc xanh mỡ màng và non tơ. Buổi bình minh sáng sớm, trên những cành lá vẫn còn đượm lại những giọt sương long lanh, ánh nắng ban mai chiếu
rọi xuống làm sáng lên cái sức sống mỡ màng, thanh tân non tơ vốn có của cây lá. Cịn “xanh như ngọc” lại là cái nhìn ngước lên của tác giả, khi
hướng ánh mắt của mình từ dưới lên cao, trên tán cây ánh nắng rực rỡ chiếu xuyên qua những phiến lá mỏng làm cho mỗi phiến lá lúc này dường
như trong suốt, sáng lên như những phiến ngọc xanh phỉ thúy. Trong bài “Thơ Duyên”, nhà thơ Xuân Diệu đã cũng từng viết rằng:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”
Cả vườn thôn Vĩ Dạ lúc này như một viên ngọc khổng lồ rời rợi sắc xan h, tỏa vào không gian và lòng người cái sắc màu quyến rũ lạ lùng.
Tất cả đều rạo rực, tràn đầy sức sống. Tưởng chừng như nghe thấy được cả tiếng của nhựa sống đang chuyển lên cành tơ, lá nõn. Phải là một người
có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống, có ân tình thật sâu sắc, đậm đà với thơn Vĩ thì mới có thể lưu giữ trong tâm trí những hình ảnh

sống động và đẹp đẽ như thế.


Trong 3 câu thơ đầu, hình ảnh con người chưa xuất hiện. Đến câu thơ thứ 4, sự xuất hiện ấy cũng khơng trọn vẹn. Nó gượng gùng, e ấp:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Một sự xuất hiện rất kín đáo, rất đúng với bản tính con người đất Huế. Khn mặt “chữ điền” chính là cái thần thái, là vẻ đẹp tượng trưng
cho họ - một vẻ đẹp thủy chung, đôn hậu. “Lá trúc che ngang” lại làm cho khuôn mặt ấy được hiện lên với vẻ đẹp kín đáo, rất riêng của Huế. Thiên
nhiên và con người có sự gắn bó, hịa quyện hấp dẫn mang đậm nét duyên dáng, kín đáo mà dường như ai đến Huế cũng đều có cái ấn tượng như
vậy. Nhưng khn mặt chữ điền ấy là của ai? Có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề ai là chủ thể trữ tình trong câu thơ này . Cũng giống như câu thơ mở
đầu vậy, nếu ta hiểu câu thơ đầu là lời của một người con gái Huế thì trong câu thơ này, nhân vật trữ tình có lẽ là chủ nhân của “vườn ai”. Thế
nhưng, nếu câu thơ đầu là lời của chính HMT tự phân thân để tự vấn mình thì có thể hiểu đây là hình ảnh người thi sĩ đang rất khổ đau ấy.
Như chúng ta đã biết, bài thơ được ra đời khi HMT đang phải chiến đấu với bệnh tật. Ở trong trại phong Quy Hịa, Hàn rất cơ đơn. Thi sĩ
đã coi mình như một “phi tần thất sủng” bị số phận oan nghiệt đày vào lãnh cung. Ấy là lãnh cung của sự chia lìa, đau khổ. Tử ln khát khao được
sống một cuộc sống đầy hương sắc ngoài kia. Cuộc trở về bằng tâm tưởng lần này có thể xem là nằm trong cái mạch cảm xúc ấy. Và nếu như câu thơ
đầu là lời tự vấn “Vì sao chưa về thăm thơn vĩ” - “Vì thi sĩ đang cảm mặc cảm về bệnh tật” thì câu thơ thứ 4 có thể được hiểu rằng người thi sĩ đã trở
về nhưng chỉ dám ngại ngùng núp sau tán trúc mà khao khát nhìn vào khu vườn, cuộc sống ngọt ngào, đầy hương sắc kia.
Theo mạch cảm xúc của bài thơ, chuyển biến của cảnh vật từ hiện thực tươi đẹp dần chuyển sang mờ ảo. Và tâm trạng nhà thơ trở nên
buồn bã, lo âu phấp phỏng qua cảnh sông nước xứ Huế về đêm ở khổ thơ thứ 2:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Hai câu đầu nói đến một thực tại phiêu tán. Tất cả dường như đang xa cách, rớm vị chia phơi: gió bay một đường, mây trơi một nẻo, dịng
nước cũng buồn bã theo…. Gió và mây vốn là những thứ không thể tách rời nhau, mây không tự di chuyển, nó cần phải có sự tác động của gió, gió
phải thổi thì mây mới bay được. Thế nên mới có câu: “Gió thổi mây bay”. Vậy mà ở đây “gió theo lối gió” cịn “mây đường mây”. Dấu phẩy giữa
dòng chia câu thơ làm 2 vế cùng với nhịp 4/3 càng thấm thía sự chia li của “gió” và “mây”. Rõ ràng, đây khơng cịn đơn thuần là hình ảnh của thị
giác mà là hình ảnh của mặc cảm. Mặc cảm chia lìa đã chia lìa cả những thứ tưởng chừng như khơng thể chia lìa!
Đó là lúc tâm cảnh đã nhuốm màu ngoại cảnh. Nỗi buồn của thi nhân dường như bao phủ khắp cảnh vật. Bằng thủ pháp nhân hóa, tác giả
đã biến dịng sơng thơn Vĩ trở thành một sinh thể mang suy nghĩ và tâm trạng. Dịng sơng êm đềm trơi lững lờ, trong tâm tưởng thi nhân trở nên
“buồn thiu”, nhiều bâng khuâng man mác. Nỗi buồn lịng người trơi theo dịng nước, tỏa khắp không gian, bao trùm cảnh vật. Bên bờ của “dịng

nước buồn thiu” ấy, dường như cịn có một bông“hoa bắp” khẽ lay, nhè nhẹ đung đưa trong làn gió thoảng. Động từ “lay” thật gợi buồn, một nỗi
buồn đến hiu hắt. Nó là nét buồn phụ họa cùng với gió, mây, dịng nước, hay nỗi buồn nước - gió mây như đã xâm chiếm vào lịng hoa bắp? Đâu đâu
cũng đượm một nỗi buồn. Cũng dễ hiểu thôi khi mà: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đến 2 câu thơ tiếp theo, thi nhân đưa người đọc vào cõi mộng. Vẫn là xứ Huế thơ mộng nhưng khơng cịn nắng, cịn xanh của Vĩ Dạ mà
trước mắt người đọc là không gian ngập tràn ánh trăng:
“Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn “sơng trăng” và “con thuyền”. “Sơng trăng” là một hình ảnh thật đẹp. Lúc này, dịng sơng khơng
cịn là dịng nước nữa mà là trở thành dịng ánh sáng lấp lánh, tạo ra một không gian nghệ thuật đầy hư ảo, thi vị. Chính vì thế, con thuyền vốn là
hình ảnh có thực cũng trở nên mộng tưởng, nó đậu trên sơng trăng để chở trăng về một “cõi mơ”. Đại từ phiếm chỉ “ai” càng gợi cảm giác mơ hồ,
đầy ảo mộng.
Trăng vốn là bạn, là tri âm, tri kỉ của thi nhân từ ngàn đời nay, là nguồn cảm hứng bất tận của nghệ thuật. Trong lúc này, trăng cịn chính là
điểm tựa, là niềm an ủi duy nhất của HMT. Vì thế nhà thơ đã đặt hi vọng vào con thuyền: “Có chở trăng có về kịp tối nay”. Lời thơ như chứa đựng
bao thấp thỏm, lo âu và có chút gì khắc khoải, đợi chờ. Chữ “kịp” khiến cho khoảng không gian “tối nay” càng trở nên ngắn ngủi, hé mở cho người
đọc cảm nhận của tác giả về bi kịch trong tâm hồn, sống chạy đua với thời gian, bệnh tật mà tranh thủ từng giây phút, khoảng khắc. Cái thực và cái
ảo hòa quyện, đan xen, giàu sức gợi, thể hiện tâm trạng hồi nghi, mong ngóng, khát vọng giao cảm với thiên nhiên, con người. Đó chính là cái tình
u cuộc sống mãnh liệt của tác giả. Thơ là sự lên tiếng của tâm hồn, là tiếng lòng của người viết. Câu thơ thật đúng với hoàn cảnh và tâm trạng
HMT.
Với thể thơ 7 chữ đậm chất trữ tình, giọng thơ ngọt ngào cùng với việc sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, câu hỏi tu từ, ngắt
nhịp sáng tạo, … 2 khổ thơ đầu của bài thơ “ĐTVD” đã khắc họa thành công bức tranh phong cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế mộng mơ , đẹp
mà buồn da diết. Đồng thời thể hiện một cách sâu sắc, giàu sức biểu cảm tâm trạng, nỗi niềm thầm kín của HMT.
Qua hai khổ thơ, bức tranh phong cảnh thôn Vĩ Dạ hiện lên vừa đẹp đẽ, bình yên, vừa mang đậm nét đặc trưng của xứ Huế. Chất chứa đằng
sau bức tranh ấy là nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn, luyến tiếc nhân thế trong tâm hồn người thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Như vậy, có thể nói "Đây thơn Vĩ
Dạ"chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, tấm lòng của Hàn Mặc Tử. Mỗi vần thơ của Hàn Mặc Tử đều thấm đượm cái tình của người thi nhân.
Đúng như Chế Lan Viên từng nhận xét: "Mai sau, những thứ tầm thường mực thước sẽ biến mất đi, và còn lại của thời kì này một chút gì đáng kể, thì
đó là Hàn Mặc Tử". Thứ Hàn Mặc Tử để lại cho đời đó khơng chỉ là tài năng của mình mà đó cịn là con người, nhận thức, tỉnh cảm chân thành của
thi nhân.


Nếu ở khổ thơ đầu là một sự khởi đầu, là sự vui vẻ tràn đầy sức sống thì ở khổ thơ thứ 2 nhà thơ đã vẽ nên một thôn vĩ dạ vào ban đêm

dưới ánh trắng huyền ảo. Là bức tranh thiên nhiên gợi sự buồn vắng lẻ loi và cô độc, nỗi buồn khi bị chia xa.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
em trắng q nhìn khơng ra
O đậy sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Âm điệu buồn hình ảnh thơ hư ảo. Từ mơ cho thấy lịng thi nhân vẫn khơng thôi mơ uớc. Từ khách gợi sự ngăn cách, không dám thân mật.
Điệp ngữ "khách đường xa" với âm a trải ra mênh mông gợi khoảng cách xa xôi dịu vợi, xa, xa mãi, của bóng dáng người thiếu nữ lẫn vãi
sương khói, tơ đậm nét thơ mộng cho xứ Huế. Mạch thơ có sự chuyển đổi từ" vườn ai" thuyền ai" khách" "em". Đại từ " em" gợi biết bao
cảm xúc, gợi sự xa xơi xa lạ khó níu kéo về khoảng cách nhưng lại rất gần gữi về tình cảm vì hình bóng"em" lúc nào cũng trong trái tim
"anh".Thi nhân khát khao được yêu thương .Tính từ cảm tháng "trắng quá" gợi sắc trắng thuần khiết, tinh anh và cả sự cao vời, vì em quá
thanh cao, quá tuyệt vời mà anh chẳng dám chạm tới. Ý thơ cho thầy sự ngưỡng mộ, tôn thờ của HMT đối với người gái trong mộng. Sắc
trắng cịn là niềm xót xa, đau đớn của mối tình đơn phương vơ vọng. Ở đây chính là trong cõi đau thương của nhà thơ. Hình ảnh" sương
khói" chính là sương khói của thời gian, khơgn gian. Dưói con mắt của nhà thơ, cảnh vật như nhạt nhòa ngấn lệ. Đại từ phiếm chỉ ai mang
dáng dấp ca dao dân ca, có thể là anh, là em. "Ai" thứ nhất là cái tôi trữ tình của nhà thơ, "ai" thứ hai là người trong mộng. Liệu anh có biết
tình em đậm đà? Liệu anh có biết tình em đậm đà? Liệu hai ta có hiểu nhau nghĩ gì? Chỉ một câu hỏi nhưng ẩn chứa biết bao nhiêu điều đằng
sau .Là sự nuối tiếc xho một mối tình có lẽ sẽ đẹp, là sự nagwn cạnh của thời gian và không gian ngày càng trở nên tuyệt vọng hơn. Khép lại
bài thơ là câu hỏi tu từ kết ý ví như là lời độc thoại nội tâm mà nhà thơ nhắn nhủ với mọi người với thế giới. Đó là nỗi niềm hồi thương, nỗi
xót xa và cả sự khát khao đợi chờ. Câu thơ cúơi là câu thơ tuyệt bích dành cho người yêu thương và tuyệt vọng.
ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT  NỘI DUNG
KHỔ 1
Đoạn thơ sử dụng những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp lãng mạn đầy sức gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng , sử dụng linh hoạt
các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, so sánh, phép điệp…Thể thơ thất ngôn vừa cổ điển, trang trọng lại vừa chân phương, dạt dào xúc cảm. Qua
đó Hàn Mặc Tử đã vẽ nên một bức tranh thơn Vĩ thật mơ mộng, bình dị, chất chứa sau mỗi ý thơ lại là một nỗi niềm luyến tiếc,
KHỔ 2
Bốn câu thơ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn giàu tính tượng trưng, giàu sức gợi hình, gợi cảm, cùng với các biện pháp nghệ thuật: nhân
hóa, sử dụng câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình… được sử dụng một cách vô cùng điêu luyện , tinh tế. Thể thơ thất ngôn vừa cổ điển, trang trọng
lại vừa chân phương, dạt dào xúc cảm. Đoạn thơ không chỉ giúp bạn đọc hiểu thêm về tâm tư, tình cảm từ sâu bên trong đáy lòng của một
nhà thơ khi sắp phải xa rời chốn trần thế, mà nó cịn phần nào khẳng định tài năng và niềm khao khát yêu đời trong tuyệt vọng của Hàn Mặc
Tử.

KHỔ 3
Với những hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm, ngơn ngữ giàu tâm trạng, âm điệu, nhịp thơ trong sáng, thiết tha kết hợp với nghệ thuật nhân
hóa, so sánh, những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã khơi lên niềm khát khao giao cảm với đời trong tuyệt vọng.Đoạn thơ
không chỉ giúp bạn đọc hiểu thêm về tâm tư, tình cảm từ sâu bên trong đáy lòng của một nhà thơ khi sắp phải xa rời chốn trần thế, mà nó cịn
phần nào khẳng định tài năng và niềm khao khát yêu đời trong tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử.
KẾT BÀI
KHỔ 1
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gn, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, sinh động cùng tình cảm tha thiết, chan chứa tình yêu
thương của chủ thể trữ tình. Đọc bài thơ mà khơi gợi trong lịng người tình u q hương, u thiên nhiên sâu sắc, yêu con người cảnh vật
nơi đây. Từ đó mà dạy chúng ta cách giữ gìn và bảo vệ những thứ xung quanh mình.
KHỔ 2 + 3
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đẹp mà buồn da diết. Qua đó, đoạn thơ đã gợi lên nỗi lịng sâu kín
của một con người tha thiết yêu đời nhưng buồn đau, tuyệt vọng trước hoàn cảnh.




×