Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đáp Án Đề Cương Luật Biển Đại Học Hàng Hải Hk1-2324.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.68 KB, 23 trang )

1. Khái niệm vùng nội thủy?
(Khái niệm + Nêu tên thành phần, giải thích vùng nước quần đảo)
- Nội thủy là vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
chạy theo bờ biển, tại đó quốc gia ven biển được thực hiện chủ quyền hoàn toàn, đầy
đủ và tuyệt đối như trên đất liền.
- Các thành phần của vùng nội thủy:
+ Biển nội địa: là những vùng biển nằm trong đất liền hoặc được bao bọc bởi đất liền,
có lối thơng ra đại dương. Biển nội địa có thể nằm gọn trong một quốc gia, hoặc có
thể có nhiều quốc gia ven bờ. Như vậy biển nội địa là bộ phận của một hay nhiều quốc
gia. ( Biển Uran: Nga và các nước ven bờ, ...)
+ Cảng biển: những cảng thường thường có tàu thuyền qua lại để phục vụ cho mục
đích ngoại thương thì được gọi là cảng biển (Giơ ne vơ 1923). Những cảng dùng cho
tàu thuyền ra vào nhưng khơng vì mục đích bn bán thì khơng chịu sự điều chỉnh của luật
quốc tế (Bổ sung định nghĩa của đề án Nga gửi IMO vì có thể sẽ tách câu hỏi)

+ Vũng đậu tàu: Là khu vực dành cho tàu thuyền neo đậu, có thể để chuyển tải hàng
hóa hoặc các cơng việc khác như chờ làm thủ tục, đón trả hoa tiêu. Tuy nhiên vũng
đậu tàu có thể nằng trong lãnh hải thay vì nội thuỷ, khi đó nó sẽ mang tính chất pháp
lý của lãnh hải.
+ Vịnh thiên nhiên: Vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so
sánh với chiều rộng ngồi cửa của nó đến mức là nước của vũng lõm đó được bờ biển
bao quanh và vùng lõm đó sâu hơn là sự uốn cong của bờ biển. (Cụ thể hơn)
+ Vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử: Vùng nước lịch sử là các vùng nước mà người ta
đối xử vói các vùng nước này thiếu một danh nghĩa lịch sử thì nó khơng được coi là
vùng nước lịch sử (giởi hạn bởi bờ biển Hà Tiên và đảo Kămopot đảo Phú quốc và các
đảo ngoài khơi Thổ Chu và Poulo Wai). Vịnh lịch sử căn cứ vào tập quán và các phán
quyết của tòa án và trọng tài quốc tế phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
-Thực hiện một cách thực sự chủ quyền của quốc gia ven biển,
-Thực hiện việc sử dụng vùng biển một cách liên tục, lâu dài, hịa bình,
-Có sự chấp thuận hoặc im lặng không phản đối của các quốc gia khác, đặc biệt là
quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.


+ Vùng nước quần đảo: Nằm bên trong đường cơ sở đặt dưới chủ quyền hoàn toàn của
quốc gia quần đảo và trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có quyền hoạch
định vùng nội thủy của họ. (Cụ thể các yêu cầu và giới hạn khi hoạch định vùng này)
2. Vùng nội thủy Việt Nam? Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam?
Vùng nội thủy của nước ta bao gồm:
- Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam gồm: các vùng nước
cảng biển, các vũng tàu, các cửa sông, các vịnh, vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất
liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải


- Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo
và quần đảo, của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta.
- Vùng nước lịch sử: Vịnh Bắc Bộ, và vùng nước lịch sử chung của Việt Nam và
Camphuchia.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN:
-Là đường cơ sở thẳng gồm 10 đoạn nối 11 điểm, trong đó:
+Điểm xuất phát: điểm O - chưa xác định tọa độ thuộc vùng nước LS VN-Campuchia
+Các điểm tiếp theo lần lượt từ A1 (đảo Thổ Chu) - A11 (đảo Cồn Cỏ) trong đó trừ
điểm A8 nằm trên đất liền (mũi Đại Lãnh) cịn lại thì đều nằm trên các đảo
+ Điểm kết thúc ở Cửa vịnh Bắc Bộ cũng chưa xác định được tọa độ
Nên Đoạn ĐCS từ Đảo Cồn Cỏ đến cửa Vịnh Bắc Bộ sẽ được công bố sau
-ĐCS riêng của 2 quần đảo HS, TS cũng sẽ được công bố sau
*Chú ý đối với ĐCS VN:
-Hệ thống ĐCS này chưa kín VÌ VẪN cịn tồn tại 2 điểm nằm ngoài biển chưa xác
định tọa độ như đã nói ở trên (Điểm xuất phát O và điểm kết thúc Ở CỬA VỊNH BẮC
BỘ)
-Mặc dù có một số điểm cách xa bờ tới trên 80 hải lý và cách xa nhau trên 100 hải lí,
nhưng đường cơ sở của ta được xác định vẫn không trái với quy định của quốc tế
(ĐCS vẫn đi theo xu hướng chung của bờ biển – hình chữ S)
3. Khái quát chung về chế độ pháp lý vùng nội thủy?

Đặc điểm chủ quyền của quốc gia trong vùng nội thủy:
- Hoàn toàn: hành pháp, lập pháp và tư pháp
- Đầy đủ: vùng trời, vùng đất (lòng đất, đáy biển),vùng nước ( vùng nước, mặt nước)
- Tuyệt đối,riêng biệt: xét về luật pháp thì các quốc gia khác phải thừa nhận, tơn trọng
và luật pháp ở các quốc gia khác nhau là khác nhau
Hoạt động của tàu thuyền nước ngoài khi hoạt động trong vùng nội thùy:
- Phải thực hiện chế độ xin phép trước: đối với các tàu quân sự, tàu chở các chất phóng
xạ và tàu ngầm thì phải tn thủ các điều kiện hết sức nghiêm ngặt của quốc gia ven
biển khi tiến vào vùng nội thủy
- Khi được phép đi vào vùng nội thủy, các tàu thuyền phải tuân thủ:
+ Phải treo cờ của quốc gia ven biển ở vị trí cao nhất
+Phải chấp hành đúng các quy định của luật pháp quốc tế và quốc gia ven biển về an
tồn hàng hải
+ Phải đi nhanh chóng, liên tục theo đúng tuyến đường và hành lang quy định
+ Các tàu thuyền nước ngồi có trang bị vũ khí cố định, lưu động phải đưa về tư thế
bảo quản niêm cất, đạn phải tháo khỏi nịng cất trong thùng khóa lại, súng phải chúc
mũi xuống và phủ bạt.


+ Không được gây ô nhiễm môi trường biển hoặc có bất kì hành động nào ảnh hưởng
đến an ninh, kinh tế và trật tự của QGVB
+ Các loại tàu ngầm, tàu đi ngầm đều phải đi nổi và chấp hành như với tàu nổi
Quyền tài phán của QGVB đối với tàu thuyền nước ngoài vi phạm:
- Đối với tàu quân sự: khi tàu quân sự có hành vi vi phạm thì QGVB có quyền u cầu
tàu rời khỏi vùng nội thủy trong một khoảng thời gian nhất định, yêu cầu quốc gia mà
tàu mang quốc tịch bồi thường thiệt hại. QGVB khơng có quyền bắt giữ tàu qn sự
đang hoạt động hợp pháp để thẩm vấn hoặc tiến hành các biện pháp tố tụng khác.
- Đối với tàu thương mại: QGVB có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo
an ninh, trật tự và các lợi ích của mình. Gồm: bắt giữa, xét xử các cá nhân vi phạm,
tàu thuyền có thể bị giữ lại để làm vât đảm bảo tố tụng.,,

- Đối với tàu quân sự :
- - Tàu quân sự nước ngoài hoạt động hợp pháp (đã xin phép và đc chấp thuận) trong
nội thuỷ của quốc gia ven biển thì được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và được coi là
bất khả xâm phạm. (Nước ven biển khơng có quyền bắt giữ tàu quân sự để thực hiện
thẩm vấn, điều tra hay tố tụng.) - Khi tàu quân sự nước ngoài vi phạm luật pháp nước
ven biển thì nước ven biển có quyền:
- Trục xuất tàu và Yêu cầu chính phủ của nước có tàu quân sự đó phải chịu trách nhiệm
về mọi thiệt hại do tàu gây ra
- Đối với tàu dân sự:
- - Tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trongnội thuỷ của quốc gia ven biển phải chịu
sự tài phán theo luật của nước địa phương.
- (Nước ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn, an
ninh, trật tự quốc gia)
- - Nếu sự vi phạm là nghiêm trọng thì tàu thuyền có thể bị giữ lạitrừ Tàu cơng vụ (Các
tàu của nhà nước làm chức năng cơng cộng)
- (Việc kiểm sốt các hoạt động tàu thuyền tại NT do lực lượng hải qn, cảnh sát biển,
bộ đội biên phịng…thực hiện)
4. Trình bày về đặc điểm chủ quyền quốc gia ven biển trong vùng nội thủy?
Chủ quyền QGVB trong vùng nội thuỷ là chủ quyền về mặt lãnh thổ.
Vùng nước nội thuỷ là một bộ phận lãnh thổ quốc gia không thể tách rời, nó gắn liền với lục
địa được coi như vùng nước sông, hồ trong lục địa. Bởi vậy chủ quyền quốc gia trong vùng nội
thuỷ là chủ quyền về mặt lãnh thổ, chủ quyền này được thực hiện một cách đầy đủ, toàn vẹn và
tuyệt đối như đối với đất liền.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền lực tối cao, hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia trên
lãnh thổ của mình. Quá trình thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, quản trị và định đoạt của
quốc gia đối với lãnh thổ được thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà
nước như các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vì vậy trong vùng nội thuỷ của mình
nước ven biển hồn tồn có quyền về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi văn bản pháp



luật được ban hành trên phạm vi toàn lãnh thổ đều có hiệu lực áp dụng đầy đủ cho cả vùng nội
thuỷ.
Nước ven biển thực hiện chủ quyền lãnh thổ trong vùng nội thuỷ của mình khơng chỉ đối
với vùng nước mà cả đối với vùng trời trên nó, cũng như đáy biển và lịng đất dưới nó. Chủ
quyền tồn vẹn này của nước ven biển là tuyệt đối mà các quốc gia khác phải tôn trọng và thừa
nhận. Hơn nữa mọi tài nguyên thiên nhiên trong vùng nội thuỷ đều thuộc quyền sở hữu của quốc
gia ven biển, cho nên chỉ có quốc gia ven biển mới có chủ quyền riêng biệt về việc định đoạt và
cho phép khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó cũng như các biện pháp cưỡng chế thích
hợp đảm bảo sự tơn trọng chủ quyền đó.

5. Quy chế pháp lý về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong nội thủy?
Chế độ xin phép trước:
- Hầu hết các nước đều quy định tầu thuyền nước ngồi khi muốn vào nội thuỷ của nước
mình đều phải thực hiện chế độ xin phép trước, và chỉ khi có sự đồng ý của quốc gia ven
biển thì tàu thuyền đó mới được phép đi vào vùng nội thuỷ.
- Tuy nhiên, Chế độ xin phép trước không áp dụng đối với các trường hợp sau :
+ Tàu thuyền nước ngoài bị nạn
+ Hoặc đang bị uy hiếp về an tồn của chính phương tiện cũng như sự an toàn về sinh
mạng của con người đang ở trên các tàu thuyền đó.
- Điều kiện và thời gian xin phép được quy định cụ thể đối với từng loại tàu, trong đó:
+Những loại tàu có khả năng xâm hại, đe dọa nhiều đến an ninh quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội của nước ven biển (tàu quân sự, tàu huấn luyện, tàu nghiên cứu khoa học...),
thì phải tuân thủ những điều kiện hết sức nghiêm ngặt về thủ tục xin phép : Xin phép
Chính phủ QGVB thơng qua con đường ngoại giao
+Cịn đối với tàu bn thì thủ tục xin phép đơn giản, chỉ do đại lý làm việc với Cảng vụ
(Tàu quân sự là tàu thuộc lực lượng vũ trang của một nước, mang dấu hiệu bên ngoài
riêng biệt, thuyền trưởng là sỹ quan quân đội, thuỷ thủ đoàn là những quân nhân hoạt
động theo điều lệnh quân đội)
Quy định về hoạt động của tàu nước ngoài trong nội thủy.
Khi vào vùng nội thủy của nước ven biển, tàu thuyền nước ngồi khơng chỉ treo cờ quốc

tịch mà còn phải treo cờ của nước ven biển lên đỉnh cột cờ cao nhất. Điều này thể hiện sự
tôn trọng chủ quyền của QGVB, và cũng cho thấy tính chất “lãnh thổ nổi” của tàu khơng
cịn nữa (Lúc này ngồi luật nước tàu mang cờ thì tàu cịn phải tuân theo luật của nước có
cảng)
Phải đi nhanh chóng, liên tục và đúng tuyến đường và hành lang quy định.
Các tàu thuyền nước ngồi có trang bị vũ khí cố định, lưu động phải đưa về tư thế bảo
quản, niêm cất: Đạn tháo khỏi nịng cất trong hịm đóng khóa lại, súng phải khóa nịng,
chúc xuống và phủ bạt.
Khơng được gây ơ nhiễm mơi trường biển hoặc có bất kì hành động nào làm ảnh hưởng
đến an ninh, kinh tế và trật tự công cộng của nước ven biển.
Các loại tàu ngầm đều phải đi nổi và chấp hành các yêu cầu pháp lý như đối với tàu nổi
6. Khái niệm cảng biển và chế độ pháp lý của nó?


Cảng biển: những cảng thường có các tàu thuyền qua lại và phục vụ cho mục đích thương
mại thì được coi là cảng biển.
Cảng biển gồm: nơi đậu tàu, các đậu tàu, các vịnh, vùng đậu tàu hoặc những vị trí khác
có cửa thơng ra biển nhưng thuộc chủ quyền hoàn toàn và quyền tài phán của nước ven
biển mở cửa cho tàu thuyền nước ngoài, phục vụ bốc, dỡ hàng hóa, nhận và trả khác, bảo
dưỡng và sửa chữa tàu thuyền cần cho các hoạt động cần thiết khác.
Chế độ pháp lý:
- Cảng biển là một thành phần của vùng nội thủy, do vậy chế độ pháp lí của cảng biển
cũng chính là chế độ pháp lí của vùng nội thủy bao
- Bên cạnh đó, cảng biển lại là nơi diễn ra những hoạt động mang tính ngoại thương, nên
cùng với việc chấp hành quy chế pháp lí trong vùng nội thủy nói chung , cẩng biển cịn
có những quy định hết sức chi tiết , cụ thể do quốc gia có cảng ban hành hoặc thừa nhận
từ các văn bản pháp lí quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình khai
thác và sử dụng cảng biển cũng như các quan hệ phát sinh từ hoạt động của tàu thuyền ở
trong
- Tóm lại , chế độ pháp lí cảng biển bao gồm tất cả các quy định điều chỉnh những mối

quan hệ liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và các lợi ích kinh tế
khác.
- Theo điều kiện các nước đã kí trong các hiệp định thương mại hàng hải thì tàu thuyền
của một nước khi đến cảng nước kia có thể được hưởng 1 trong 2 chế độ đãi ngộ sau :
- Chế độ tối huệ quốc: là ưu đãi của quốc gia có cảng dành riêng cho tàu thuyền của
quốc gia được hưởng chế độ ưu đãi này. Với nguyên tắc này, tàu thuyền của quốc gia
khác khi đến cảng của một nnuowcs khác sẽ được hưởng quyền lợi ưu tiên: bố trí
phương tiện bốc dỡ, cầu bến, hoa tiêu lai dắt, sửa chữa, cảng phí và lệ phí. Chế độ này
được dựa trên ngun tắc có đi có lại trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia với
nhau.
- Chế độ đãi ngộ quốc dân: theo chế độ này, tàu thuyền của nước này đến nước khác sẽ
được áp dụng điều kiện như tàu thuyền nước địa phương. Thực chất chế độ này dựa
trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, tuy không có sự ưu đãi đặc biệt
nhưng chế độ này vẫn dựa trên nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc gia
7. Công tác thủ tục cho tàu ra vào cảng?
Công tác thủ tục khi tàu ra vào cảng là hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng,
thường diễn ra ở vũng đậu tàu.
*Tàu nội địa: Thủ tục ra vào cảng rất đơn giản, chỉ trú trọng kiểm tra an toàn hàng hải
của tàu: khi ra vào cảng thì tàu lập tờ khai chung và danh sách thuyền viên, trình cảng vụ
để được cấp giấy phép rời/vào cảng.
(Cảng vụ là cơ quan quản lí nhà nước về hàng hải tại cảng do bộ giao thông vận tải quy
định về cơ cấu tở chức cũng như cách hoạt động)
*Tàu chạy tuyến nước ngoài: gồm 4 thủ tục: Cảng vụ, hải quan, biên phòng, y tế.


-Trước và trong khi làm xong thủ tục xuất cảnh cũng như nhập cảnh thuyền bộ không
được rời tàu, không được mua bán trao đổi tài sản, hàng hoá, tiền bạc, giấy tờ với người
ngồi tàu. Trừ những người có trách nhiệm trong việc đưa đón tàu ra vào cảng như hoa
tiêu, hải quan, biên phịng được có mặt trên tàu cịn khơng một người lạ nào được có mặt
trên tàu. Những tàu chạy từ nước ngoài đến cảng nước địa phương đều phải thực hiện đầy

đủ các bước thủ tục theo yêu cầu của chính quyền cảng.
-Khi tàu vào cảng thì làm đầy đủ 4 thủ tục.
-Khi tàu xuất cảng một số nước chỉ làm 2 thủ tục cảng vụ và biên phòng.
Các giấy tờ phải „nộp” cho Cảng vụ hàng hải bao gồm: Bản khai chung có mẫu in sẵn
(Phụ lục); danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi đến); danh sách hành khách
(nếu có thay đổi so với khi đến); bản khai hàng hoá nguy hiểm (nếu có). Ngồi ra cịn
phải „trình” cho Cảng vụ các giấy chứng nhận về mặt kỹ thuật, hành chính của tàu; các
chứng chỉ chun mơn của thuyền viên có thay đổi so với khi đến; các giấy tờ có liên
quan đến trách nhiệm dân sự của tàu. Cảng vụ hàng hải xử lý, giải quyết hồ sơ đối với tàu
thuyền, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên và là cơ quan quyết định
cuối cùng cho tàu thuyền xuất cảnh.
Các giấy tờ phải nộp cho Hải quan cửa khẩu bao gồm: Bản khai chung; danh sách thuyền
viên; bản khai hàng hố, hành lí hành khách. Hải quan thu hồi những giấy tờ đã cấp cho
tàu và thuyền viên. Hải quan cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với hàng hóa, hành lý,
nguyên, nhiên vật liệu trên tàu.
Các giấy tờ phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu gồm có: Bản khai chung; danh sách
thuyền viên, hành khách; Bản khai vũ khí và vật liệu nổ (nếu có) và Bản khai người trốn
trên tàu (nếu có). Cán bộ Biên phòng cửa khẩu sẽ thu hồi những giấy tờ đã cấp cho tàu và
thuyền viên. Biên phòng cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thuyền viên, hành
khách, người đi theo tàu, người trốn trên tàu và người lên, xuống tàu
Ngồi ra cịn phải nộp cho Kiểm dịch y tế: Giấy khai báo y tế, thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu
có) theo mẫu, Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mơ, bộ phận cơ
thể người, trình Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (trong trường hợp
xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm), Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế (nếu có thay đổi), Giấy chứng nhận miễn
xử lý vệ sinh tàu thuyền/Chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền (nếu có); Giấy chứng nhận
kiểm dịch động vật (trong trường hợp nước nhập cảnh tiếp theo yêu cầu). Lưu ý: Trường
hợp tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời
điểm tàu biển được phép rời cảng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục xuất cảnh theo quy
định.

Những giấy tờ tàu phải chuẩn bị hiện nay theo biểu mẫu của Công ước FAL 1965
8. Luật pháp mà tầu phải tuân theo khi ở cảng nước ngoài? Quy tắc đi bờ đối với
thuyền viên khi tầu ở cảng nước ngoài?


Khi đang ở cảng nước ngồi thì tàu phải tn thủ theo 2 hệ thống luật pháp: luật nước tàu
mang cờ và luật của QGVB hay quốc gia có cảng. Hai hệ thống luật này không hề mâu
thuẫn hay chồng chéo nhau do phạm vi điều chỉnh khác nhau. Cụ thể:
- Luật của nước tàu mang cờ quy định điều chỉnh các quan hệ mang tính nội bộ tàu
+ Quy định về quốc tịch tàu, quyền sở hữu tàu
+ Cơ cấu bố trí thuyền bộ của tàu, quan hệ lao động và trật tự nội vụ trên tàu
+ Công tác tổ chức nội bộ trên tàu cũng như về nhiệm vụ chức trách của thuyền viên
+ Về các quy phạm khai thác kinh tế của tàu
- Luật của QGVB:
+Quy định về việc bảo đảm ANTT, xử lý vi phạm HS-DS-HC
+ Quy định phân luồng, hành lang, tốc độ chạy tàu...), sử dụng hoa tiêu, tàu lai, cập
cầu, cập mạn và thả neo.
+ Quy định về công tác thủ tục ra/vào cảng
+ Quy định xếp dỡ, dịch vụ khác
+ Quy định về cảng phí và lệ phí.
+ Các quy định về phịng cháy, nổ và ơ nhiễm mơi trường.
+ Quy định về việc sử dụng tín hiệu, thơng tin liên lạc của tàu
Quy tắc đi bờ đối với thuyền viên khi tàu ở cảng nước ngồi: (tìm hiểu thêm nguồn quy
định)
- Tàu đỗ cảng, không được quá 2/3 số thuyền viên rời tàu
- Tàu neo, không quá 1/3 số thuyề viên được rời tàu
- Việc thuyền viên tàu nước ngồi có được phép đi bờ hay khơng hồn tồn do nước có
cảng quyết định (phụ thuộc vào quan hệ quốc gia tàu mang quốc tịch với nước địa
phương). Một số nước quy định khih đi bờ thì thuyền viên cần mang theo hộ chiếu,
nhiều nước quy định phải có thêm giấy phép đi bờ do cơ quan cảnh sát của nước địa

phương cấp. Việc cho phép đi bờ thường quy định phạm vi , thời gian cũng như số
lượng thuyền viên.
- Khi thuyền viên có hành vi vi phạm trong khi đang đi bờ thì sẽ bị xử phạt theo luật
pháp nước địa phương hoặc bắt buộc thuyền viên đó quay lại tàu mà không được đi bờ
nữa, riêng thuyền trưởng được phép đi lại theo tập quán quốc tế.
- Riêng thuyền trưởng được phép đi lại theo tập quán quốc tế.
- Trong thời gian đi bờ thuyền viên nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các luật lệ qui
định ở nước địa phương :
- Nếu một thuyền viên nào đó vi phạm trật tự xã hội trong thời gian đi bờ có thể sẽ bị
chính quyền cảng xử lí theo luật lệ của nước sở tại hoặc bị bắt phải quay lại tầu và
không cho phép đi bờ nữa.
- Trường hợp một thuyền viên nước ngồi có hành vi tội phạm trên bờ nước có cảng thì
chính quyền địa phương có thể bắt giữ thuyền viên và xử theo luật nước mình.
- Thực tế quy tắc đi bờ cho thuyền viên tuân theo quy định về đảm bảo an toàn khai
thác vận hành tàu theo điều kiện thực tế của tàu chứ khơng hồn tồn cụ thể số lượng
thuyền viên được đi bờ.


9. Quyền tài phán của nước có cảng đối với tầu thuyền nước ngồi?
Quyền tài phán hình sự: là quyền điều tra và xét xử các tội phạm. Quốc gia sở tại có thể
tiền hành cơng việc điều tra và xét xử những hành vi phạm tội gây ra trên tàu biển nước
ngoài (do bất cứ ai gây ra) khi con tàu đnag ở cảng nước địa phương, không áp dụng với
tàu có chức năng cơng cộng, tàu chiến. Nếu có hành vi vi phạm thì có thể bị trục xuất và
yêu cầu chính phủ quốc gia tàu mang cờ bồi thường.
Thường là những vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm đến trật tự an ninh nước địa pương
hoặc có liên quan đến quyền lợi của tổ chức, công dân địa phương hoặc nước thứ 3 do
yêu cầu của thuyền trưởng hoặc đại sứ quán đề nghị nước sở tại xử phạt.
Việc tàu buôn phải tuân thủ quyền tài phán hình sự nước sở tại khơng cho phép cơ qn
chính quyền nước này có hành động bất hợp pháp tùy tiện với thuyền viên và người khác
trên tàu nước ngoài, không được can thiệp vào tổ chức, quan hệ, trật tự nội bộ trên tàu.

Khi chính quyền nước địa phương tiến hành bắt giữ thuyền viên trên tàu nước ngoài cần
thơng báo ngay lập tức với ĐSQ nước đó hoặc thông báo đồng thời trong khi thực hiện
các biện pháp tố tụng hình sự khác.
Quyền tài phán hành chính: là việc điều tra các vụ việc liên quan đến vi phạm hành chính
và quy định của chính quyền nhưng khơng kèm theo trách nghiệm hình sự. Chủ yếu là
phạt tiền đối với các vi phạm của tàu cũng như bất kì thuyền viên, do đó tàu có thể bị
giữu lại, khơng cấp giấy rời cảng khi: có đầy đủ bằng chứng là thuyền trưởng hoặc
thuyền viên vi phạm về xuất nhập cảnh, hải quan, y tế kiểm dịch, hay những vi phạm về
an toàn hàng hải, xếp hàng quá mớn, không đảm bảo kỹ thuật,..
Quyền tài phán dân sự: các cơ quan tịa án của quốc gia này có quyền xét xử, quyết định
tàu nước ngoài về vấn đề tài sản bao gồm tàu, hàng, … và được áp dụng với cả tàu
thương mại và tàu công vụ nhà nước
Tàu có thể bị kiện ví lý do sau: gây thiệt hại, vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng (cứu hộ,
chuyên chở, thuê tàu,..). Tàu, hàng có thể bị giữ lại, nếu có thiệt hại gây ra do giữ tàu bất
hợp pháp thì bên giữ tàu phải chịu trách nghiệm. Giám đốc cảng vụ có quyền giữ tàu
trong 72h để phục vụ cơng tác điều tra.
10.Nêu vị trí, đặc điểm pháp lý, phạm vi/ bề rộng các vùng: Nội thủy, Lãnh hải, TGLH,
ĐQKT?
Vẽ hình minh họa?


Đặc điểm pháp lý của các vùng là:
-Nội thủy: Chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ, tuyệt đối/ riêng biệt: Vùng trời – vùng nước –
vùng đáy và lòng đất dưới đáy. Sự đầy đủ và riêng biệt của các quyền lập pháp hành pháp
và tư pháp. Sự tôn trọng tuyệt đối của các quốc gia khác.
(Trời: máy bay muốn vào KHƠNG PHẬN NỘI THỦY THÌ PHẢI XP TRƯỚC
Nước: Tàu MUỐN VÀO NỘI THUỶ THÌ PHẢI XP TRƯỚC)
-Lãnh hải: Chủ quyền khơng hồn tồn do QGVB phải tơn trọng quyền đi qua không gây
hại của các phương tiện hàng hải mặt nước: Vùng nước (Tàu thuyền đi qua khơng gây hại
thì không cần xp trước)

-Tiếp giáp lãnh hải: Thẩm quyền cảnh sát: thực hiện các hoạt động kiểm soát cần thiết
nhằm ngăn ngừa, trừng trị vi phạm trong nội thuỷ và lãnh hải
-Đặc quyền kinh tế:
+Quyền chủ quyền: về quản lý và khai thác tài nguyên
+ Quyền tài phán: Về xây dựng đảo nhân tạo, NCKH biển, bảo vệ MT
+ Quyền của quốc gia khác: Tự do hàng hải, hàng không…
+ 188 nm vì thầy bảo thế
(Đcs thơng thường chính là đường // bb; lưu ý đcs thẳng/thông thường, không nên vẽ
đcs // đường bb; bề rộng vs phạm vi)
11.Trình bày về chế độ đi qua không gây hại trong lãnh hải theo điều 17 UNCLOS 82?
“ Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay
khơng có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Nghĩa là:
với điều kiện không gây hại đến an ninh trật tự quốc gia ven biển thì :
+ Mọi tàu thuyền không phân biệt đối xử
+ Đều Được đi qua lãnh hải QGVB mà không cần xin phép trước
Các phương thức đi qua bao gồm:


- Đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy
- Đi qua lãnh hải để vào nội thủy
- Đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy để ra biển
Yêu cầu của việc đi qua không gây hại:
- Đi qua liên tục và nhanh chóng, khơng được tự ý dừng lại hoặc thả neo, trừ trường
hợp bất khả kháng hay vì mục đích cứu người,.. khơng làm ảnh hưởng đến hịa bình,
an ninh, trật tự của nước ven biển,
- Ngiêm cấm các hành động:
+ Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính
trị của quốc gia ven buển hay dùng mọi cách trái với nguyên tắc của luật pháp quốc tế
đã nêu trong liên hợp quốc
+ Luyện tập, diễn tập với bất kì loại vũ khí nào

+ Thu thập tình báo, gây thiết hại cho quốc phòng hay an ninh quốc gia ven biển
+ Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phịng hay an ninh quốc gia ven biển
+ Phóng đi hay xếp lên tàu các phương tiện bay
+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự
+ Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với pháp luật và
quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển.
+ Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm công ước
+ Đánh bắt hải sản
+ Nghiên cứu hay đo đạc.
+ Làm rối loạn hoạt động hệ thống giao thông, liên lạc, thiết bị quốc gia ven biển.
- Chú ý:
+ Đây là một quyền chứ không phải ưu tiên, tất cả mọi tàu thuyền đều được hưởng
quyền này mà khơng có sự phân biệt đối xử
+ Một quyền đặc thù mang tính biển, chỉ áp dụng ở vùng lãnh hải mà không mở rộng
đến vùng trời lãnh hải
+ Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch trong
vùng lãnh hải ( các nước trong khối NaTO bỏ quan yêu cầu này)
+ Các tàu Xitec, tàu mang chất phóng xạ khi đi qua phải mang đủ các tài liệu và áp
dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
+ Các tàu quân sự: các nước đòi hỏi phải xin phép trước: 8 nước châu Á ( Trung
Quốc, Iran, Pakistan, ..), 3 quốc gia châu Phi ( Algieri, Somali, Xu đăng), 4 quốc gia
Đông Âu ( Anbani, Rumani, Bulgagi va Malta) và 6 quốc gia Nam Mỹ,..
- Xử lí các tàu vi phạm:
+ Tàu chiến: có thể địi tàu chiến dời lãnh hải ngay lập tức
+ Tàu chiến hoặc bất kì tàu nào của Nhà Nước dùng cho mục đích không thương mại:
trách nghiệm thuộc về quốc gia tàu mang cờ.


12.Chiều rộng lãnh hải? Phương pháp xác định chiều rộng lãnh hải?
Chiều rộng lãnh hải: Điều 3 UNCLOS 1982 có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không

quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Phương pháp xác định chiều rộng lãnh hải:
b1.Xác định Ranh giới trong của lãnh hải:
Chính là xác định đường cơ sở: Có 2 phương pháp xác định là ĐCS tthường và ĐCS
thẳng
- Đường cơ sở thông thường:
+Xác định theo ngấn nước thủy triều thấp nhất chạy dọc theo đường bờ biển. Ngấn nước
thủy triều thấp nhất là “đường cắt của bề mặt nước triều khi xuống thấp nhất với bờ
biển”. Phương pháp này liên quan nhiều đến sự thay đổi mực nước biển, tới mực số 0
thủy triều trên các hải đồ.
+ Phương pháp này áp dụng với đường bờ biển bằng phẳng, khơng có đảo ven bờ.
- Đường cơ sở thẳng: là đường gồm các đoạn thẳng nối các điểm thích hợp lại với nhau
tạo thành đường cơ sở thẳng.
+Áp dụng đối với:
Những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm.
Những nơi có 1 chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển.
Những nơi có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển
(châu thổ)
Điều kiện đường cơ sở thẳng được quốc tế công nhận:
phải đi theo xu hướng chung của bờ biển
Không được cách quá xa bờ
Hạn chế để tránh lạm dụng phương pháp đường cơ sở:
Các điểm chọn để vẽ đường cơ sở phải là thực tế vật chất rõ ràng.
Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi chỉ được chọn làm điểm cơ sở khi trên đó ln có những
cơng trình cao hơn mặt nước biển.
+Tiêu chuẩn để vạch đường cơ sở thẳng:
Chiều dài ≤ 60 hải lí
Góc lệch lớn nhất ≤ 20
Chuỗi đảo chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan.
- Cách xác định đường cơ sở thẳng trong 1 số trường hợp:

Nếu Đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, thì đường cơ sở thẳng là ngấn nước triều thấp
nhất ở bờ phía ngồi cùng của các mỏm đá.
Nếu 1 con sông đổ ra biển mà không tạo thành vụng thì đường cơ sở là một đường thẳng
kẻ ngang qua cửa sơng, nối liền các điểm ngồi cùng của ngấn nước triều thấp nhất, ở hai
bên bờ sông


Đối với vịnh có khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào
vượt quá 24 hải lí, thì được kẻ một đoạn đường cơ sở dài 24 hải lí phía trong vịnh sao cho
phía trong có một diện tích nước tối đa.
b2.Xác định Chiều rộng lãnh hải:
Theo điều 3 UNCLOS 1982 thì quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải
khơng quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
b3.Xác định Ranh giới ngồi lãnh hải
- Ranh giới ngoài lãnh hải là đường mà mỗi điểm của nó cách đều các điểm hoặc đường
cơ sở một đoạn đúng bằng chiều rộng lãnh hải.
- Bản chất pháp lí của ranh giới ngồi lãnh hải:
+Đây được coi là Đường biên giới quốc gia trên biển VÌ Lãnh hải là 1 bộ phận của lãnh
thổ quốc gia ven biển nhưng là đường biên giới “khơng hồn tồn” vì QGVB phải thừa
nhận quyền đi qua khơng gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong khu vực này và phải
được thể hiện trong các hải đồ có tỉ lệ xích lớn từ 1/100000 trở lên.
13.Quyền tài phán của nước ven biển trong vùng lãnh hải?
Quyền tài phán hình sự: Phụ thuộc vào: Thời điểm xảy ra tội phạm và Vị trí của tàu khi
đi qua LH.
TH1: Tội phạm xảy ra trước khi tàu đi qua lãnh hải:
Nước ven biển Khơng có quyền tài phán hình sự
Trừ TH nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường
TH2: Tội phạm xảy ra trong khi Tàu đi qua lãnh hải nhưng không phải ngay sau khi rời
nội thuỷ:
Nước ven biển có quyền tài phán hình sự trong những TH:

- Nếu hậu quả của vi phạm hình sự đó mở rộng đến quốc gia ven biển
- Nếu vụ việc có tính chất phá hoại hịa bình trong đất nước hoặc trật tự trong lãnh hải
- Nếu thuyền trưởng hoặc 1 viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự của quốc gia
tàu mang cờ yêu cầu giúp đỡ
- Nếu biện pháp này là cấp thiết để trấn áp hành vi buôn lậu ma túy hoặc chất kích thích
TH3: Tội phạm xảy ra sau khi tàu rời NỘI THỦY của QGVB và đang đi trong LH:
Nước ven biển có đầy đủ quyền tài phán hình sự của mình.
Quyền tài phán dân sự:
- Quốc gia ven biển khơng có quyền bắt các tàu nước ngồi đang đi trong vùng lãnh hải
phải dừng lại hay thay đổi hành trình của nó để thựuc hiện quyền tài phán của mình
đối với một người trên tàu đó
- Quốc gia ven biển không thể áo dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt
dân sự đối với con tàu nước ngồi nếu khơng phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay
các trách nghiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua
vùng biển của quốc gia ven biển
- Nếu một tàu buôn dừng lại hoặc đi từ vùng nội thủy để ra thì nước ven biển có quyền
tài phán dân sự. Trong trường hợp chỉ đi qua lãnh hải thì nước ven biển khơng có
quyền tài phán về mặt dân sự


- Nước ven biển có quyền áp dụng các biện pháp tố tụng dân sự đối với các tàu thuyền
qua lại lãnh hải mà không thực hiện các nghĩa vụ dân sự khi có sử dụng các dịch vụ
hàng hải của quốc gia ven biển

14.Khái niệm vùng tiếp giáp lãnh hải và chế độ pháp lý của nó?
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó
các quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các
tàu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp không vượt quá 24 hải lí tính từ ĐCS.
Chế độ pháp lý:
- Quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hành động kiểm sốt cần thiết tại vùng tiếp

giáp nhằm:
+Ngăn chặn và trừng trị các vi phạm đối với luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế
hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình. Theo đó, các QGVB sẽ không
xử lý các vi phạm xảy ra trong vùng TGLH ngoại trừ các vi phạm xâm hại đến tài
nguyên thiên nhiên của QGVB do tính chất pháp lý của vùng ĐQKT.
- Thẩm quyền của quốc gia ven biển trong vùng tiếp giáp lãnh hải
+Thẩm quyền của quốc gia ven biển trong TGLH là thẩm quyền cảnh sát không phụ
thuộc vào việc khai thác kinh tế
+ Do vùng TGLH nằm trong vùng Đặc quyền kinh tế nên thẩm quyền của nó khơng
chỉ gồm những quy định cho vùng TGLH mà còn chịu chi phối bởi những nội dung
pháp lý đã quy định cho vùng ĐQKT
+ Mọi sự trục vớt các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ từ vùng TGLH mà không
được cho phép bởi quốc gia ven biển đều được coi là vi phạm như trên lãnh thổ hoặc
lãnh hải của quốc gia đó (Điều 33 UNCLOS 1982)
- Lưu ý:
+ Quốc gia ven biển có quyền ra lệnh cho tàu thuyền nước ngoài tuân thủ sự kiểm tra,
kiểm sốt của nhà chức trách, có quyền bắt tàu dừng lại,thay đổi hướng đi, trục xuất
tàu đi qua gây hại trong vùng TGLH của mình
+ Có quyền xét xử, phạt hành chính, tịch thu
+ Đối với cơng tác kiểm tra thì các đơn vị kiểm tra liên ngành , chuyên ngành phải có
phù hiệu, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

15.Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế? Trình bày quyền chủ quyền, quyền tài phán của
quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế?


Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới một
chế độ pháp lý riêng (Theo điều 55, 57 UNCLOS 1982). Tại đây tồn tại quyền của
QGVB và quyền của các quốc gia khác.
Vùng đặc quyền kinh tế không được mở rộng quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để

tính chiều rộng lãnh hải. Do đó, vùng ĐQKT bao gồm cả vùng TGLH có phạm vi khơng
vượt q 24HL tính từ ĐCS và một phần hay tồn bộ vùng thềm lục địa.
Quyền chủ quyền: về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên
nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển. Cũng như các hoạt động nhằm tahwm dị và khai thác vùng này
vì mực đích kinh tế như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió,..
+Quốc gia ven biển có quyền khơng chia sẻ trong việc bảo tồn, quản lý các tài nguyên
thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế
+QGVB xác định khả năng của mình trong việc khai thác các TN sinh vật ( chỉ lồi di
cư ).
Nếu thấp hơn KL đánh bắt có thể chấp nhận, nước ven biển cho phép các nước khác khai
thác số dư theo thỏa thuận, ưu tiên cho các nước khơng có biển
Quyền tài phán theo đúng quy định của Công ước về việc:
- Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình biển: QGVB Có quyền
tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và cơng trình về mặt hải quan, thuế
khoa, y tế, an ninh và nhập cư.
- nghiên cứu khoa học về biển: QGVB không khước từ một cách phi lý việc nghiên cứu
khoa học biển nhằm vào những mục đích hồ bình, vì lợi ích nhân loại.,
- bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển: QGVB có quyền thi hành các biện pháp cần thiết để
can thiệp vào các vụ vi phạm xẩy ra trong vùng đặc quyền kinh tế, nhằm ngăn ngừa hạn
chế ô nhiễm từ tầu.,
- các quyền và nghĩa vụ khác theo cơng ước quy định.
Có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố
tư pháp để đảm bảo việc tôn trọng các luật lệ và quy định mà nước ven biển đã cơng bố.
Như khi có một sự bảo lãnh hay bảo đảm đầy đủ thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự
do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này . không đước áp dụng các biện pháp: tống
giam và các hình phạt thân thể nào khác nếu khơng có thỏa thuận nào khác. Phải thông
báo ngay cho quốc gia mà tàu mang quốc tịch biết đến các biện pháp áp dụng và các chế
tài.
16.Khái niệm thềm lục địa pháp lý theo Unclos 1982?

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tiếp liền về phía ngồi lãnh hải
của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ trên đất liền của quốc gia
này cho đến bề ngồi của rìa lục địa hoặc đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở nếu bờ ngồi
của rìa lục địa khơng tới khoảng cách đó.


Theo tiêu chuẩn pháp lý, thềm lục địa pháp lý có 2 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn kéo dài tự nhiên và;
- Tiêu chuẩn về khoảng cách. Theo đó , trong trường hợp khi bờ ngồi của rìa lục địa của
một quốc sgia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở, quốc
sgia ven biển này có thể xác định ranh giói ngồi của thềm lục địa khơng q 350 hải lí
tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng 2500m một khongar cách không vượt quá 100
hải lý, với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngồi của
tehefm lục địa trong cơng ước luật biển 1982 và phù hợp với các kiến nghị của ủy ban
Ranh giới thềm lục địa. Các tiêu chuẩn này thay thế cho 2 tiêu chuẩn độ sâu 200m và
khả năng khai thác của QGVB được đề cập trong Công ước Gionevo 1958.
17.Chế độ pháp lý thềm lục địa?
a. Quyền của các quốc gia ven biển trong thềm lục địa: bao gồm quyền chủ quyền và
quyền tài phán.
1. Các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác TNTN của
mình.
- Quyền chủ quyền ở thềm lục địa: QGVB có chủ quyền với thềm lục địa cịn ở vùng
ĐQKT thì chỉ có quyền chủ quyền đối với TNTN.
- Những quyền chủ quyền của QGVB là những đặc quyền nghĩa là nếu QGVB khơng
thăm dị, khơng khai thác thềm lục địa, thì khơng ai có quyền tiến hành các hoạt động này
2. Quyền tài phán:
- Về nghiên cứu khoa học:
+Có quyền quy định, tiến hành hoặc cho phép/ khước từ công tác nghiên cứu khoa học
biển
+Quốc gia khác có nghĩa vụ cung cấp thơng tin về nghiên cứu khoa học biển cho

quốc gia ven biển.
- Với các đảo nhân tạo, các thiết bị, cơng trình ở thềm lục địa về mặt hải quan, thuế khoá,
y tế, an ninh và nhập cư.
- Về việc bảo vệ và giữ gìn mơi trường biển: Quốc gia ven biển có quyền thi hành các
biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy
biển
b. Quyền của các nước khác trong thềm lục địa
Các quyền của quốc gia ven biển ở thêm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý
của vùng trời và vùng nước ở phía trên TLĐ, DO VẬY: Tại vùng trời, vùng nước bên
trên TLĐ thì các QG KHÁC vẫn được:
- tự do hàng hải
- tự do hàng không.
- tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, nhưng phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về
tuyến đường đi của ống dẫn.
- Tự do sử dụng biển vào mục đích hợp pháp về mặt quốc tế


18.Khái niệm về biển cả? Thế nào là quyền tự do biển cả? Các trường hợp hạn chế?
- Theo UNCLOS 1982: Biển cả là tất cả các vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền
kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của các quốc gia và không nằm trong vùng nước quần đảo
của các quốc gia quần đảo.
-Theo Gionevo 1958: “Biển cả là tất cả các phần biển không phải là lãnh hải hay nội thủy
của các quốc gia.”
Có thể thấy theo UNCLOS 1982 thì biển cả đã bị thu hẹp hơn so với công ước 1958, biển
cả theo công ước 1958 rộng hơnQuyền tự do biển cả:
- Tự do hàng hải: tất cả quốc gia đều có quyền thành lập đội tàu biển mang quốc tịch
của nước và tất cả đều có quyền đi lại trên biển cả bình đẳng với nhau
- Tự do hàng không
- Tự do đánh bắt hải sản
- Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép

(giàn khoan, cầu tàu, nhà máy,..) và được thiết lập bán kính an tồn
- Tự do nghiên cứu khoa học với mục đích hịa bình.
Có một số trường hợp sau đây quyền tự do hàng hải ở biển cả bị hạn chế:
- Tàu có hành động cướp biển
- Tàu buôn bán, vận chuyển ma túy
- Các tàu chở nơ lệ
- Các tàu khơng có quốc tịch hoặc đang sử dụng 1 lúc 2 hay nhiều quốc tịch.
- Những tàu đang bị truy đuổi
19.Quốc tịch tàu biển và nguyên tắc đặc quyền tài phán của nước tàu mang cờ trên
biển cả?
Quốc tịch tàu biển:
Tàu mang quốc tịch của nước nào thì chỉ được mang cờ của nước đó để hoạt động (sau
cờ lái, cảng đăng kí ở đi tàu)
Tất cả các quốc gia trên biển, có biển hay khơng có biển đều có quyền thành lập đội tàu
biển mang quốc tịch nước mình, các tàu này có quyền bình đẳng như nhau.
- Tàu mang quốc tịch nước nào thì treo cờ nước đó để hoạt động và phải tuân thủ theo
pháp luật nước đó về nội bộ và tổ chức hoạt động của tàu.
Cần phân biệt giữa nước quốc tịch của tàu và nước có quyền sở hữu thật sự với tàu vì
hiện nay trên thực tiễn xuất hiện nhiều tình trạng cho th cờ nhằm mục đích có điều kiện
kinh doanh tốt hơn. Trươcs đây VN cũng thuê cờ nước Panama, Mônglia,..
-Trong một lúc 1 tàu chỉ được mang 1quốc tịch, NGƯỢC LẠI sẽ không được công nhận
bất kì quốc tịch nào,coi là khơng có quốc tịch, có thể bị bắt giữ.
(VD: Khi tàu chưa làm thủ tục xóa đăng ký cũ (quốc tịch cũ), mà lại treo cờ quốc tịch
mới (khác quốc tịch đăng ký ban đầu)
Các nước cho tàu mang cờ có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của tàu đối với luật
lệ của mình, đồng thời bảo hộ cho tàu trong quan hệ với các tàu khác của nước khác.


Chế độ đặc quyền tài phán của nước tàu mang cờ trên biển: Chỉ quốc gia mà tàu mang cờ
mới có quyền đối với con tàu về hàng hải bắt dừng lại hoặc thay đổi hướng đi, quyền

kiểm tra khám xét và có quyền xét xử các vi phạm của con tàu. Trừ trường hợp tàu chị
chạn chế tự do trên biển cả.
Nêus có tan nạn đâm va giữa 2 nước khác nhau trên biển cả thì việc xét xử đưa đến cơ
quan xét xử của nước tàu mnag cờ (giải quyết phần đâm va). Còn đối với việc xét xử các
vi phạm tập thể hoặc của thuyền viên mang quốc tịch nước khác (không phải quốc gia mà
tàu mang cờ) thì được xét xử tại cơ quan có thẩm quyền ở nước mà thuyền viên đó mang
quốc tịch.
Nguyên tắc đặc quyền tài phán của nước tàu mang cờ trên biển cả:
- Nghĩa là khi ở trên biển cả, mỗi con tầu được tự do hàng hải, thì nó chỉ phải tuân theo
luật pháp của nước mà nó mang cờ.
- Chỉ nước tầu mang cờ mới có tồn quyền đối với việc hàng hải của con tầu :
Quyền bắt dừng lại hoặc thay đổi hướng đi,
Quyền kiểm tra, khám xét tầu
Quyền xét xử với những vi phạm của tầu
*Nguyên tắc đặc quyền tài phán của nước tầu mang cờ trên biển cả bị phá vỡ khi tàu rơi
vào 1 trong 6 trường hợp hạn chế tự do biển cả
(tàu cướp biển,tàu bị truy đuổi, mang 2 quốc tịch,buôn bán ma túy, nơ lệ, phát sóng ko
hợp pháp.)
20.Khái niệm chung về eo biển quốc tế và chế độ pháp lý của chúng?
Eo biển quốc tế là những ep biển nối liền những khu vực khác nhau của các biển và đại
dương thế giơis đã sử dụng lâu đời cho hoạt động hảng hahir quốc tế và hiệnn nay vanax
đang được sử dụng cho hoạt động hàng hải quốc tế. Ngoài ra nó cịn là 1 phần hay tồn
bộ lãnh hải của các quốc gia ven bờ
Chế độ pháp lý:
- Loại thứ nhất là eo biển quốc tế nối liền bộ phận này của biển cả với một bộ phận
khác của biển cả hoặc vùng đặc quyền kinh tế của nước này với vùng đặc quyền kinh
tế nước khác. Loại eo biển này áp dụng chế độ “tự do quá cảnh” tương tự như chế độ
đi qua không gây hạiowr lãnh hải như khác ở chỗ là quyền đi lại rộng hơn. Tức tuyến
đường tàu chạy ở vùng này do QGVB soạn thảo ra nhưng cần được các tổ chức quốc
tế đồng ý, quyền này khơng thể bị đình chỉ và áp dụng cho mọi loại tàu kể cả tàu

chiến, tàu ngầm, các phương tiện bay.
- Loại eo thứ 2: là eo biển nối 1 vùng của lãnh hải tói một bộ phận của biển cả hoặc
vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Áp dụng chế độ đi qua không gây hại như ở
lãnh hải nhưng có điểm khác là việc đi qua khơng gây hại khơng thể bị đình chỉ và
việc đi qua khơng gây hại nhưng KHƠNG áp dụng cho cả máy bay đi qua liên tục
không gây hại, tàu ngầm cũng phải đi nổi. Ngoài ra, quốc gia ven eo khi soạn thảo


tuyến đường phải đảm bảo ATHH và chú ý đến các khuyến nghị của các tổ chức quốc
tế có thẩm quyền.
21.Khái niệm vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo? Vùng nội thủy Việt Nam?
Vùng nước quần đảo nằm bên trong đường cơ sở đặt dưới chủ quyền hoàn toàn của quốc gia
quần đảo và trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có quyền hoạch định nội thủy của
họ. Vùng nước quần đảo rất rộng vì đường cơ sở được quy định dài đến 100 hải lý và có thế
đến 125 hải lí nhưng khơng q 3% số đường, tỉ lệ nước và đất có thể là 1/1 đến 1/9. Quố gia
quần đảo có thể quy định hành lang hàng hải và hành lang bay, chấp nhận cho nước láng giềng
hưởng quyền đánh cá và các hoạt động chính đáng khác trong vùng nước quần đảo
22.Chế độ pháp lý các eo biển Hắc Hải?
Hiệp ước Môngtorio 1936 tuyên bố: quyền tự do hoàn toàn trong hoạt động thương thuyền ở
eo biển này trong cả thời bình và thời chiến. Tỏng trường hợp Tổ Nhĩ Kì là 1 trong các bên
tham chiến thì quốc gia nào trung lập không ủng hộ đối thủ Thổ nhĩ Kỳ được hưởng quyền tự
do đi lại. Cho phép TNK kiểm tra hoạt động của tàu thuyền đi qua và được lập căn cứ phòng
thủ ở 2 bên bờ eo. Việc đi qua có thể ở bất kì thời gian nào nhưng vào thời điểm TNK quy định
thì trước khi vào cần tiến hành kiểm tra thủ tục.
Với tàu chiến của các nước ven bờ TNK :
- Với tàu loại nhẹ: không hạn chế về số lượng
- Với tàu loại lớn, thiết giáp hạm: không hạn chế về trọng tải nhưng đồng thời trong số đó
khơng được q 1 chiếc với trang bị nhiều nhất là 2 phóng lơi
- Với tàu ngầm: được đi qua với số lượng bất kì và phải đi nổi và vảo ban ngày.
- Đối với tàu chiến các nước trung lập trong thời gian chiến stranh cũng được áp dụng các chế

độ đi qua như trên nếu TNK không phải là 1 bên tham chiến.
- Tàu chiến của các nước tham chiến không được đi qua nếu TNK cũng là 1 bên tham chiến,
chính quyền TNNK có quyền điều chỉnh sự đi lại của nước tham chiến theo suy xét của
mình
Với tàu chiến của các nước khơng ven bờ: chỉ được đi qua với các loại tàu chiến hạng nhẹ dưới
1 vạn tấn và nòng pháo trang bị dưới 203mm, ngoiaf ra trước khi đi qua eo cần thơng báo sơ
bộ về dự định đi qua cho chính phủ TNK, thời gian lưu lại không quá 21 ngày.
23.Chế độ eo biển Baltic?
Hiệp ước Copenhagen 1957: tuyên bố đi lại tự do cho tát xae các tàu buôn các nước vịn đối
với tàu chiến thì các nước khác nhau có các cách giải thích khác nhau
Các nước ven bờ Baltic cho ràng các eo này đóng cửa với tàu chiến nước ngồi cịn các nước
khác ngồi bờ baltic địi quyền tự do cho tàu chiến tự do qua eo. Sở dĩ như vậy vì từ thế kỉ 17,
các vùng eo, đảo ven bờ này đều thuộc Đan Mạch, tàu thuyền đi qua vùng này đều do ĐM quy
định (phải nộp thuế), Sau thế kỉ 17, Thụy Điển chiếm một phần các ven bờ vùng eo. Sau đó
Thụy Điển và ĐM ký hiệp ước với nội dung cho các tàu thuyền các nước không thù đihcj với
ĐM đi qua. Sau đó Nga Honagf kí hiệp ước với TDD, ĐM 1759 với nội dung:
- Cho tàu buôn đi qua
- Không cho tàu chiến các nước không ở ven bờ Baltic đi qua
Năm 1800, Nga, ĐM, TĐ ký hiệp ước mới: bãi bỏ chế độ thu lệ phí đi qua eo cho tàu buôn mà


khơng nói gì đến tàu chiến.
Các nước căn cứ vào hiệp ước cuối cùng cho rằng tàu buôn, tàu chiến được thơng qua
Các quốc gia ven bờ địi
24.Chế độ pháp lý kênh Suez và Panama?
Chế độ pháp lý kênh Suez:
Được xây dựng bởi hiệp ước Congstantinop 1888: dù trong thời chiến hay thời bình thì mọi
quốc gia đều có quyền tự do sử dụng kênh đào dù là tàu chiến hay tàu buôn và không bao giờ
được phong tỏa kênh đào. Khơng quốc gia nào có quyền ưu tiên hay bị thiệt hại.
Các tàu thuyền muốn qua kênh phải thông báo trước ít nhất 4 ngày. Nội dung thơng báo gồm:

tên tàu, quốc tịch tàu, loại hàng (container hay Ro Ro,..), mớn nước, trọng tải, dung tích đăng
kí qua kênh. Các tàu đã đăng kí ngày cố định qua kênh phải bám theo các đồn trong ngày, nếu
khơng đến trong thời gian đó phải chịu phí theo luật của kênh.
Việc đăng kí có thể bị hủy bỏ hoặc thay đổi nhưng phải báo cho chính quyền ít nhất 24h và trả 1
khoản lệ phí là 100 Đơ (nếu trọng tải cực lớn thì là 1500)
Những tàu chở quá tải, hàng xếp bên mạn nhô ra gây nguy hiểm khi qua kênh, tàu nghiêng quá
3 độ, mớn nước vượt qua cho phép,.. thì khơng được qua kênh.
Giấy tờ cần thiết: Giấy chứng nhận đặc biệt khi đi qua Suez, giấy chứng nhận đăng kí và các hồ
sơ bản vẽ tàu,giấy chứng nhận phân cấp tàu,..
Chế độ pháp lý kenh đào Panama:
Chế độ hoa tiêu cưỡng bức và Công nhân của hai đầu kênh lên tàu làm dây. Thủy thủ lái là thủy
thủ của kênh và qua kênh Panama tàu phải có giấy chứng nhận dung tích của tài qua Panama.
Tàu chiến và tàu bn các nước có quyền tự do đi lại q kênh một cách bình đẳng khơng có
sự phân biệt nào trong cả điều kiện đi qua và lệ phí. Những điều kiện khơng bao giờ bị phong toat và
khơng ai có quyền gì ở kênh đào có liên quan tới hoạt động quân sự cũng như không được áp dụng
những hoạt động quân sự. Tuy vậy hiệp ước cho phép Mỹ được duy trì ở vùng kênh 1 lực lượng quân
đội và cảnh sát. Mỹ có quyền vĩnh viễn sử dụng, chiếm đóng và kiểm tra khu vực dùng để khai thác
và bảo vệ kênh (hiệp ước Hay-Duno-Varigia 1903).
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng Mỹ đã nhiều lần phân biệt đối xử với tàu ở các nước có chế
độ chính trị khác với mình, vi phạm chế độ pháp lí kênh. Việc Mỹ chiếm đóng và khai thác kênh là
một sự tước đoạt chủ quyền đối với Panama, do đó nhân dân Panama đã buộc Mỹ phải kí hiệp ước
quy định năm 2000 phải trả lại tồn bộ kênh này cho Panama.Chế độ hoa tiêu của kênh là chế độ hoa
tiêu cưỡng bức.
25.Khái niệm vùng lãnh hải? Vùng Lãnh hải Việt Nam?
Khái niệm vùng lãnh hải: Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nội thủy và các vùng
biển thuộc quyền tài phán.
Vùng lãnh hải Việt Nam:


- Chiều rộng lãnh hải của Việt Nam: Lãnh hải của VN rộng 12 hải lý. Các đảo ven bờ

bao gồm các đảo dù ở cách xa bờ 60-70 hải lý nhưng có liên quan mật thiết về kinh tế,
an ninh, quốc phịng và lịch sử: Hịn Hải Phú, Cơn Sơn, Thổ Chu. Quần đảo Hồng Sa
và Trường Sa có lãnh hải tính theo thống tọa độ các điểm chuẩn của các ĐcS của
chúng.

26.Chế độ pháp lý vùng lãnh hải của Việt Nam?
Tàu thuyền quân sự, bao gồm cả tàu hỗ trợ của cùng một nước khi được phép đi vào lãnh hải
hoặc nội thủy thì khơng được trú đậu quá 3 tàu cùng một thời gian và thời gian đậu mỗi tàu
không quá 1 tuần, trừ trường hợp nước ta cho phép.
Khi tàu bị rủi ro, tai ạn,... bắt buộc phải thả neo hoặc dừng trong lãnh hải thì pahir tìm mọi
cách liên lạc nhanh chóng và báo cáo lập tức với cơ quan có thẩm quyền gần nhất và phải chịu
sự giám sát của VN.
Tàu phải đi nhanh chóng, liên tục và trong hành lang quy định, khơng được đi vào vùng cấm.
Các tàu nước ngàoi không được phép điều tra, thăm dò, nghiên cứu các tài nguyên nhằm mục
đích kinh tế hoặc mục đích khoa học, khơng đánh bắt, mua bán trong lãnh hải.
Tàu nước ngồi khơng được diễn tập và các hoạt động quân sự gây hại đến hịa bình, gây rối
thơng tin liên lạc, quay phim chụp ảnh, thu thập tình báo, phóng lên, hạ cánh hoặc đưa lên tàu
thuyền mọi phương tiện lịch sử.
Đối với các tàu có vũ khí: đạn phải tháo khỏi nịng súng, cất vào hịm đạn có khóa, nịng súng,
khóa nịng phải được bơi mỡ và cất trong bao, phủ vải bạt
Niêm phong tất cả loại máy khí tải thơng tin liên lạc, mọi luên lạc phải qua trung tâm liên lạc
VN
Đối với các tàu chạy bănhg năng lượng nguyên tử, các chất phóng xạ, độ hại khi đi qua phải
cung cấp các tài liệu kĩ thuật cần thiết và áp dụng các biện pháp chun mơn phịng ngừa.
Đối với mọi tàu thuyền chấp hành chế độ y chế, chống ô nhiễm của nước ta, không được ra
vào vùng đệm an tồn 500m các cơng trình, thiết bị, đảo nhân tạo,..
Các lực lượng kiểm sốt của VN có quyền: ra lệnh cho tàu thuyền nước ngoài trả lời nghi vấn,
yêu cầu tàu dừng lại kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu cần sẽ cảnh cáo, buộc thay đooir
hướng đi hoặc buộc đi khỏi nếu có vi phạm đến chủ quyền. Lập biên bản, bắt giữ với hành vi
phạm pháp, dùng biện pháp quân sự với tàu thuyền phạm pháp có ý định chống lại bằng vũ

lực hoặc khơng tuân theo mệnh lệnh, có thể áp dụng quyền truy đuổi đối với stafu thuyền có ý
định bỏ chạy. Có quyền cảnh cáo, phạt tiền thu hổi giấy phép, trục xuất tàu hoặc người ra khỏi
vùng biển, truy tố hình sự,..
27.Thềm lục địa Việt Nam? Quy định về việc phân chia thềm lục địa giữa các nước?
Thềm lục địa Việt Nam:



×