Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Khai thác và sử dụng bài tập nghịch lí ngụy biện theo hướng phát huy các phẩm chất và năng lực của học sinh trong vật lý lớp 10 chương trình gdpt năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.83 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT KIM LIÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Khai thác và sử dụng bài tập nghịch lí ngụy biện theo
hướng phát huy các phẩm chất và năng lực của học sinh
trong Vật lý lớp 10 chương trình GDPT năm 2018”
Lĩnh vực: Vật lý

Năm học: 2022-2023


1

Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

2
3
3


3
4
4
4
4
5
5

BTNLNB THEO HƯỚNG PHÁT HUY CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG
LỰC CHO HỌC SINH
1.1 Những phẩm chất và năng lực cần chú trọng hình thành cho học sinh
trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018
1.2 Sử dụng BTNLNB trong phát huy các phẩm chất và năng lực cho học
sinh
1.2.1. Khái niệm nghịch lí và ngụy biện
1.2.2. Khái niệm BT nghịch lí và ngụy biện
1.2.3. Vai trị của BT nghịch lý ngụy biện trong dạy học
1.3. Thực trạng về việc sử dụng BTNLNB trong dạy học vật lý ở trường phổ
thông
CHƯƠNG 2: KHAI THÁC, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG
BTNLNB THEO HƯỚNG PHÁT HUY PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
CHO HỌC SINH
2.1. Nguyên tắc khai thác, xây dựng BTNLNB
2.2.. Quy trình xây dựng BTNLNB
2.3 Sử dụng BTNLNB trong việc phát huy tính tích cực nhận thức cho HS
2.4. Qui trình sử dụng BTNLNB trong việc phát huy tính tích cực nhận thức
cho HS

5
6

6
7
7
8
9

9
9
10
11


2
2.5. Một số bài tập nghịch lý ngụy biện
2.5.1. Bài tập phần “ Mô tả chuyển động”
2.5.2. Bài tập phần “Lực và chuyển động”
2.5.3. Bài tập phần “Năng lượng”
2.5.4. Bài tập phần “Động lượng”
2.6. Soạn thảo tiến trình dạy học một bài cụ thể với việc sử dụng BTNLNB
2.7. Kết luận chương 2

11
11
12
14
15
16
27

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

PHẦN III: KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

28
30
32
34


3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

BT

Bài tập

3

BTNLNB

Bài tập nghịch lí ngụy biện


9

ĐC

Đối chứng

6

GV

Giáo viên

5

HS

Học sinh

7

HĐNT

Hoạt động nhận thức

12

PP

Phương pháp


8

PPDH

Phương pháp dạy học

4

THPT

Trung học phổ thông

10

TN

Thực nghiệm

11

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của tri thức nhân loại mang lại nhiều thành tựu
mới có khả năng ứng dụng cao vào thực tế. Trong khi đó học vấn ở nhà trường phổ

thông không thể cung cấp hết được nguồn tri thức khổng lồ như mong muốn. Vì vậy,
ngành giáo dục phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tìm tri thức của lồi
người, trên cơ sở đó mà HS tiếp tục học tập, học tập suốt đời. Chương trình giáo dục
phổ thơng 2018 hướng đến mục tiêu hình thành cho học sinh những phẩm chất và
năng lực cốt lõi thông qua các môn học.
Trong dạy học vật lý bài tập ln đóng một vai trị rất quan trọng trong tất cả các
khâu của tiến trình dạy học. Bài tập vật lý khơng chỉ có tác dụng trong việc củng cố
đào sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo mà nó cịn góp phần làm cho lý thuyết và
thực tiễn xích lại gần nhau hơn. Trong đó bài tập nghịch lý ngụy biện với những tính
chất đặc thù riêng, nó có tác dụng rất lớn trong quá trình hình thành các phẩm chất và
năng lực cho học sinh thông qua bài học và thực tiễn.
Việc sử dụng BT nghịch lí ngụy biện có tác dụng kích thích hứng thú học tập
của học sinh, phần là đối với lứa tuổi học sinh phổ thông thường rất hiếu động và
tị mị. Thơng qua những BT nghịch lí ngụy biện, giáo viên có thể tạo cho học sinh
những điều bất ngờ, mới lạ, từ đó kích thích sự tìm tịi và sáng tạo của các em.
Việc khai thác, sử dụng BT nghịch lí ngụy biện cịn có tác dụng lớn lao trong việc
phát huy tính sáng tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao lòng yêu nghề cho giáo
viên. Bởi vậy, việc khai thác, sử dụng BT nghịch lí ngụy biện trong dạy học Vật lí
ở trường phổ thơng là một trong những biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh.
Từ những lí do nêu trên, tơi lựa chọn đề tài “Khai thác và sử dụng bài tập
nghịch lí ngụy biện theo hướng phát huy các phẩm chất và năng lực của học
sinh trong Vật lý lớp 10 chương trình GDPT năm 2018” để nghiên cứu, thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Khai thác được hệ thống bài tập nghịch lý ngụy biện vật lý lớp 10 THPT
chương trình giáo dục phổ thơng 2018


5

- Đề xuất được biện pháp sử dụng BTNLNB trong dạy học vật lý.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài trong vật lí 10 THPT theo hướng phát
huy các phẩm chất và năng lực của HS qua việc sử dụng BTNLNB.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng
BT nghịch lí ngụy biện.
4. Khả năng ứng dụng và triển khai đề tài:
Đề tài có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh và giáo viên THPT.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. 1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh THPT
- Giáo viên THPT
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số bài tập nghịch lý ngụy biện lớp 10
chương trình GDPT 2018
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: trao đổi với Giáo viên về việc xây dựng
và sử dụng BTNLNB trong dạy học vật lý ở trường THPT.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
.


10
CHƯƠNG 2: KHAI THÁC, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BTNLNB
THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT HUY CÁC PHẨM CHẤT VÀ NĂNG
LỰC CHO HỌC SINH

2.1. Nguyên tắc khai thác, xây dựng BT nghịch lý ngụy biện
Cũng như các dạng BT khác để có tác dụng nâng cao chất lượng học tập của HS,

BTNLNB cần đảm bảo một số nguyên tắc chung sau:
- BTNLNB phải góp phần thựchiện mục tiêu mơn học.
- BTNLNB phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng.
- BTNLNB phải đảm bảo tính vừa sức, phát huy được tính tích cực của HS.
- BTNLNB phải phù hợp với nội dung tiến trình dạy học.
2.2. Quy trình xây dựng BTNLNB
Nghiên cứu chương trình, nội dung dạy học
Tìm hiểu những hiện tượng mang tính thực tiễn, có tính
nghịch lí và ngụy biện liên quan nội dung bài dạy
Nghiên cứu những sai lầm mà HS thường
mắc phải trong quá trình học
Tiến hành soạn thảo bài dạy học có sử dụng
BTNLNB
Lấy ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
Khơng đạt

Đạt
Thử nghiệm vào dạy học
Hiệu quả

Chưa hiệu quả

Qui trình xây dựng hệ thống BTNLNB


11
2.3 .Sử dụng BTNLNB trong việc phát huy tính tích cực nhận thức cho HS

- Sử dụng BTNLNB để mở bài
Ví dụ minh họa

Để mở đầu cho bài 23 “Động lượng. Định luật bảo tồn động lượng” lớp 10 chương
trình chuẩn, ta có thể vào bài mới như sau:
GV: Theo định luật I NiuTơn nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào thì nó
đứng n hoặc chuyển động thẳng đều. Vậy mà tên lửa chuyển động trong không gian
vũ trụ, ta khơng thấy có lực nào tác dụng lên nó cả thế thì nó phải đứng n (hoặc
chuyển động đều) vậy mà ta lại thấy nó chuyển động và tăng tốc rất nhanh? Tại sao
lại có mâu thuẫn như thế ?
HS: Lắng nghe và trả lời, nhưng câu trả lời của HS thường khơng đầy đủ và chính xác
=> Xuất hiện tình huống có vấnđề.
GV: Bài học hơm nay sẽ giúp chúng ta giải thích được câu hỏi trên và nhiều hiện
tượng khác trong thực tế .
- Sử dụng BTNLNB trong hình thành kiến thức mới
Ví dụ minh họa
Khi dạy bài “Ba định luật Niutơn” lớp 10, để hình thành kiến thức mới về đặc
điểm của lực và phản lực
GV (Dẫn dắt như sau): Theo định luật III Newton nếu như tác dụng bằng phản
tác dụng thì khơng thể xảy ra bất kì một chuyển động nào vì rằng dù cho lực đặt
vào vật là bao nhiêu đi nữa lực ấy cũng gây ra ở vật một lực bằng với nó và ngược
chiều, do đó nó sẽ cân bằng với lực này. Như vậy có thể khẳng định định luật III
Newton không đúng. Sai lầm của lập luận này ở chổ nào ?
HS: Suy nghĩ, thảo luận nhóm và cố giắng trả lời mâu thuẫn trên (có thể sai hoặc
chưa hoàn thiện).
GV: Hỗ trợ HS để HS tự suy ra các hệ quả lơgic sau đó tổng kết và giải thích lại cho
đúng về lực và phản lực tác dụng vào hai vật khác nhau. Sau đó, GV tổ chức tiến trình
để HS tiếp nhận kiến thức về đặc điểm của lực và phản lực.
- Sử dụng BTNLNB trong vận dụng, củng cố


12
2.4. Qui trình sử dụng BTNLNB trong việc phát huy phẩm chất và năng lực

cho HS
Xác định mục tiêu của bài học
Xác định nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm của mỗi bài
Xác định phương pháp dạy học
Xác định các hoạt động dạy học
Tìm kiếm lựa chọn BT liên quan trong hệ thống BT
Thiết kế giáo án sử dụng BTNLNB đã chọn
Hiệu quả

Chưa hiệu quả

.
Qui trình sử dụng BTNLNB
2.5. Một số bài tập nghịch lý ngụy biện
2.5.1. Bài tập phần “Mơ tả chuyển động”
Bài 1: Một hịn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng và bỏ qua sức cản
của khơng khí. Cần phải ném với những vận tốc ban đầu là bao nhiêu để nó đạt tới
độ cao 29,4 m sau 6 s và 3s ?
gt 2

Giải : Sử dụng công thức : H  v0t  2
Nếu :

t = 6  v0  34,3m / s

Nếu :

t = 3  v0  24,5m / s

Như vậy cùng một độ cao mà khi vận tốc ban đầu lớn hơn lại cần một thời gian lâu

hơn. Giải quyết nghịch lí đó như thế nào ?
Giáo viên cần chỉ rõ vấn đề của bài toán là xác định vận tốc ban đầu đề vật bị ném
đạt độ cao H trong thời gian nhất định. Trong khi đó chuyển động của vật bị ném
thẳng đứng hướng lên sẽ có hai giai đoạn chuyển động, chậm dần đều đi lên và
nhanh dần đều đi xuống.


13
Để khắc sâu cho học sinh giáo viên có thể cho các em giải bài toán đơn giản của
vật bị ném lên với hai vận tốc ban đầu như trên thì vật nào đạt độ cao 29,4m trước?
sau bao nhiêu lâu?
Bài 2: Một phi công vũ trụ đang làm việc trong một khoang kín của tàu vũ trụ.
Anh ta khơng biết là anh ta có chuyển động cùng tàu vũ trụ trên quỹ đạo khơng.
Cảm giác của anh ta có đúng không? Tại sao lại như thế?
HD: Tại sao đang chuyển động cùng với con tàu vũ trụ mà người phi cơng lại
khơng nhận thấy mình đang chuyển động? Vấn đề ở đây là gì?
Để xác định chuyển động người phi cơng cần có vật làm mốc, vậy khi ở trong
khoang kín, các vật làm mốc của người này có đặc điểm gì?
Bài 3: Đi xe máy trong mưa ta thường có cảm giác các giọt nước mưa rơi nghiêng
(hắt vào mặt ta) ngay cả khi trời lặng gió. Lẽ ra khi lặng gió, các giọt mưa sẽ rơi
thẳng đứng và sẽ không thể hắt vào mặt ta được. Hãy giải thích điều (dường như)
vơ lý đó.
HD: Thật ra hạt mưa rơi theo phương thẳng đứng đối vói mặt đất, nhưng với
người lái xe đang chuyển động hạt mưa lại rơi theo phương xiên. Vận tốc, Quỹ đạo
chuyển động của vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.
Bài 4: Một người đang thả cho thuyền của mình trơi trên sơng. Anh ta phát hiện
thấy có một cái bè gỗ trơi sát thuyền mình và quyết định chèo thuyền tách khỏi bè
gỗ. Trong trường hợp này, người đó cần chèo thuyền lên phía trước hay giữ cho
thuyền lùi lại phía sau? (cùng một khoảng cách với bè gỗ). Cách nào có lợi hơn?
Các em hãy giải thích.

HD: Nếu lấy dịng nước làm hệ quy chiếu thì tiến tới hay lùi lại phía sau đều
như nhau
2.5.2. Bài tập phần “lực và chuyển động”
Bài 1. Khi em đứng vào giữa hai chiếc bàn đặt gần nhau, mỗi tay đặt lên một bàn
rồi dùng sức chống hai tay để nâng người lên khỏi mặt đất. Em hãy làm lại thí
nghiệm như thế khi đẩy hai chiếc bàn ra xa nhau. Giả sử em vẫn dùng lực của hai
tay có độ lớn như cũ nhưng không thể nâng người lên khỏi mặt đất, giải thích tại
sao?
Hướng dẫn: Mỗi lần đẩy bàn ra xa, góc giữa hai lực chống của hai tay tăng
dần lên. Nếu ta vẫn giữ lực chống của hai tay như cũ thì hợp lực của hai lực sẽ
nhỏ đi, nên không thể nhấc người lên được.


14
Bài 2. Một học sinh khẳng định: Định luật III Niu- tơn là khơng đúng vì nếu lực
tác dụng bằng phản lực thì khơng thể xảy ra bất kì một chuyển động nào? Vì lực
đặt vào vật bằng bao nhiêu thì cũng gây ra một lực cản cân bằng với nó. Sai lầm
của học sinh ở đâu?
Hướng dẫn: Sai lầm của học sinh là: Theo định luật III Niu- tơn lực tác
dụng và phản lực là một cặp lực trực đối: Cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều và
đặt vào hai vật khác nhau. Vì vậy chúng khơng thể cân bằng với nhau được.
Bài 3. Theo định luật II Niu- tơn, gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng. Trọng lực
càng lớn thì gia tốc rơi tự do càng lớn. Tuy nhiên gia tốc rơi tự do đối với tất cả
các vật tại cùng một vị trí là như nhau. Giải quyết mâu thuẩn này như thế nào?
Hướng dẫn: Trọng lực tỉ lệ thuận với khối lượng. Do đó khối lượng tăng lên
bao nhiêu lần thì trọng lực tăng lên bấy nhiêu lần, vì vậy tỉ số giữa chúng (tức là
gia tốc rơi tự do) vẫn là đại lượng khơng đổi.
Bài 4. Tại sao trái bóng bay đến chạm vào bức tường thì trái bóng bị bật
ngược trở lại còn bức tường vẫn đứng yên? Dựa vào định luật II và định luật III
Niu- tơn hãy giải thích hiện tượng trên?

Hướng dẫn: Khi bóng đập vào tường, bóng tác dụng lên tường một lực F,
theo định luật III Niu- tơn tường tác dụng trở lại bóng phản lực F’ (hai lực này
cùng độ lớn, nhưng ngược hướng). Theo định luật II Niu- tơn, vì bóng có khối
lượng nhỏ nên lực F’gây ra gia tốc lớn, làm bóng bị bật ngựơc trở lại, còn khối
lượng tường rất lớn nên gia tốc của tường nhỏ đến mức ta không quan sát được
chuyển động của tường.
Bài 5. Cho sợi dây một đầu buộc cố định, sợi dây mềm chưa bị kéo căng,
nếu tác dụng lực F vào đầu dây còn lại. Xác định lực tác dụng lên toàn bộ sợi dây?
Em đánh giá như thế nào về hai kết luận sau :
- Học sinh A: Lực tác dụng lên toàn bộ sợi dây là F.
- Học sinh B: Lực căng tại mỗi điểm của sợi dây là F, mà sợi dây gồm vơ số
điểm nên lực đặt vào tồn bộ sợi dây là vô cùng lớn.
Hướng dẫn: Kết luận của HS A là đúng còn kết luận của HS B là sai.
Ở đây HS B chưa chú ý đến định luật III Niu- tơn. Theo định luật III Niutơn, tại mỗi cặp điểm liền nhau của sợi dây có xuất hiện cặp lực và phản lực. Do
đó hai điểm lân cận sẽ tác dụng lên mỗi điểm của sợi dây những lực bằng nhau
về độ lớn, cùng giá, ngược chiều. Như vậy, tất cả các lực đặt vào các điểm của sợi
dây cân bằng nhau. Tại hai đầu của sợi dây có tác dụng lực F và phản lực của vật
mà sợi dây được buộc chặt vào, lực này có độ lớn bằng F và ngược hướng với F.
Bài 6. Khi xảy ra va chạm giữa một ô tô và một xe máy thường chủ yếu là xe
máy sẽ bị hư hỏng nhiều hơn ô tô. Nhưng theo định luật III Niu- tơn các lực tác


15
dụng lên hai xe phải bằng nhau, các lực đó phải gây ra những hư hỏng giống nhau.
Giải thích như thế nào về mâu thuẫn đó?
Hướng dẫn: Khi xảy ra tai nạn thì theo định luật III Niu- tơn ơ tô sẽ tác
dụng lên xe máy một lực và ngược lại, lực mà hai xe tác dụng lên nhau có điểm
đặt tại hai vật khác nhau nhưng có cùng độ lớn và ngược hướng nhau. Theo định
luật II Niu tơn cả hai lực đó làm hai vật thu được hai gia tốc. Do xe máy có khối
lượng nhỏ hơn xe ô tô nên sau tai nạn gia tốc của xe máy sẽ lớn hơn gia tốc của ơ

tơ. Vì vậy sau tai nạn xe máy sẽ bị văng ra xa, mặt khác cấu trúc của ô tô bền
vững hơn và chịu lực tốt hơn xe máy nên ít bị hư hỏng hơn.
Bài 7: Một học sinh khẳng định rằng định luật III của Newton là không đúng. Nếu
như tác dụng bằng phản tác dụng thì khơng thể xảy ra bất kì một chuyển động nào
vì rằng dù có lực đặt vào vật là bao nhiêu đi nữa lực ấy cũng gây ra ở một lực cản
bằng với nó và nó sẽ cân bằng với lực cản này. Sai lầm của học sinh là ở chỗ nào?
Bài 8: Khi xảy ra va chạm giữa một ô tô vận tải với một ô tô con. Theo định luật
III của Newton các lực tác dụng lên hai xe phải bằng nhau, các lực đó phải gây ra
những hư hỏng giống nhau. Nhưng trong thực tế ta thường thấy chủ yếu là xe con
sẽ bị hư hỏng nhiều hơn xe tải. Giải thích mâu thuẫn giữa “lí thuyết” và “thực tế”?
Bài 9: Một con tàu đang chạy với vận tốc không đổi. Trên con tàu, từ mũi tàu đến
lái, có một người đi xe đạp chuyển động đối với con tàu cũng với vận tốc như vậy.
Vậy thì đối với bờ sơng người đi xe đạp vẫn là khơng chuyển động. trong trường
hợp đó giống như bất kì người đi xe đạp khơng chuyển động nào ở trên mặt đất
anh ta không giữ thăng bằng được. Nhưng người đi xe đạp vẫn giữ thăng bằng
được. Giải thích “nghịch lí của người đi xe đạp” như thế nào?
2.5.3. Bài tập phần “Năng lượng”
Bài 1: Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với
vận tốc 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được qng
đường 8 m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu?
Một học sinh giải bài toán như sau: Khi chọn mốc thế năng tại mặt đất, ta có cơ
năng của vật tại mặt đất: W1= Wđ+ Wt = 10J,
cơ năng của vật khi vật đi được quãng đường 8m là:
W2= Wđ+ Wt= Wđ +mgz= Wđ +16J.
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta suy ra được : Wđ=-6J (vơ lí).
Hãy chỉ ra sai lầm của học sinh.


16
Hướng dẫn:

Vấn đề ở bài toán này là khi đi được quãng đường 8m thì vật đã đổi chiều chuyển
động. Khi chọn mốc thế năng tại mặt đất, ta có cơ năng của vật tại mặt đất:
W1= Wđ+ Wt = 10J.
Vật đi được quãng đường từ lúc ném đến lúc nó lên đến độ cao cực đại là :
v2-v02=2as
thay số vào ta có, s=5m, vì vậy để đi được qng đường 8m khi đó vật đã đổi
chiều chuyển động theo phương thẳng đứng xuống phía dưới thêm 3m khi đó vật
cách mốc thế năng là 2m,
Ta có cơ năng tại vị trí này là. W2= Wđ+ Wt= Wđ +mgz= Wđ +4J,
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta suy ra được : Wđ=6J. Đây là đáp án đúng
của bài tốn.
Bài 2: Để kéo một vật có trọng lượng P lên cao bằng một ròng rọc, khi vật đi lên
đều lực kéo là F= P, Nhưng thực tế người ta đã phải dùng lực F’> P . Điều này có
mâu thuẫn với định luật bảo tồn hay khơng?
Trả lời: Khơng mâu thuẫn vì cần một phần để thắng ma sát ở ròng rọc
2.5.4. Bài tập phần “Động lượng”
Bài1 : Ta biết rằng nếu khơng có ngoại lực tác dụng vào vật trọng tâm của nó được
giữ ngun khơng chuyển động, tức là vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng
đều. Vậy tại sao trọng tâm tên lửa hình như vẫn dịch chuyển được trong không
gian vũ trụ, mặc dù ta khơng thấy lực nào tác dụng vào nó?
Bài 2: Người ta thường nói: “ khơng thể tự nắm tóc mình mà nhấc mình lên được”.
Câu nói này có sơ sở khoa học khơng? Hãy giải thích.
Bài 3: Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt trên ngực mình một tảng
đá to. Sau đó cho người khác lấy búa đập mạnh vào đá, khi tảng đá vỡ người làm
xiếc vẫn đứng dậy vui cười. Điều gì giúp anh ta thoát khỏi “mối nguy hiểm” trên.


17
2.6. Soạn thảo tiến trình một bài học có áp dụng bài tập Nghịch lý ngụy biện
BÀI : ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận
tốc của vật:
p = m.v
+ Động lượng là một đại lượng vector có hướng cùng hướng của vận tốc.
+ Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
+ Trong hệ SI, động lượng có đơn vị là kg.m.s-1.
+ Động lượng đặc trưng co khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật
khác thông qua tương tác giữa chúng.
+ Vector động lượng của nhiều vật bằng tổng các vector động lượng của các
vật đó.
- Hệ kín là hệ khơng có tương tác với các vật bên ngoài hệ.Ngoài ra, khi tương tác
các vật bên ngồi hệ lên hệ bị triệt tiêu hoặc khơng đáng kể so với tương tác giữa
các thành phần của hệ, hệ vẫn có thể được xem gần đúng là hệ kín.
- Định luật bảo tồn động lượng: Động lượng của một hệ kín ln bảo tồn.
p1 + p2 +…+ pn = p’1 + p’2 +…+ p’n
2. Năng lực:
a. Năng lực vật lý:
- Nhận thức vật lý;
+ Nêu được ý nghĩa vật lý và định nghĩa động lượng từ tình huống thực tế.
+ Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.



×