Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 CÓ ĐÁP ÁN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.71 MB, 22 trang )

ĐỀTHITHỬTHPT
QUỐCGI
AMÔN

NGỮVĂN

Lớp12năm 2022
SevendungNguyen


SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
------------------------------------------

ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)

I. BẢNG MƠ TẢ
1.Mục đích kiểm tra đánh giá
- Nhằm đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh lớp 12 sau một năm học, mức độ nắm vững những tri
thức ở các mạch nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn; khả năng vận dụng những tri thức ấy vào
việc tiếp nhận và tạo lập văn bản.
- Nhằm chẩn đoán những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh để khắc phục, phân loại thành tích học
tập.
-Nhằm vận dụng kiến thức Đọc –hiểu, Tiếng Việt,Làm văn của lớp 12 để tạo lập văn bản,hình thành
kỹ năng cho học sinh.
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
- Chuẩn kiến thức: Kiến thức về thể thơ, từ loại, phong cách ngơn ngữ; về tác giả, tác phẩm (thuộc
chương trình Ngữ văn 12), trọng tâm là phần các tác phẩm văn xuôi,thơ và những hiểu biết về quan


điểm sống, đạo đức, lối sống.
- Chuẩn kĩ năng: Năng lực vận dụng các đơn vị kiến thức đã học nêu trên vào đọc hiểu một ngữ liệu cụ
thể và tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
3. Lập bảng mô tả theo định hướng năng lực
Mức độ cần đạt
Tổng
Vận dụng
Thông
Nội dung
số
Nhận biết
Vận
cao
hiểu
dụng
- Ngữ liệu: Văn bản
Hiểu Rút
ra
I. Đọc
nghệ thuật
- Xác định được quan thơng
hiểu
- Tiêu chí lựa chọn
phương thức điểm của điệp,bài
ngữ liệu: 01 đoạn
biểu đạt chính. tác giả qua học nhận
văn có độ dài
đoạn văn
thức về
khoảng 200 chữ

hiểu cuộc sống
được
ý
nghĩa của
câu trong
văn bản.
Số câu
1
2
1
4
Tổng
Số điểm
0,5
1,5
1,0
3,0
Tỉ lệ
II.
Nghị luận văn học
Làm văn Nghị luận về một tác
phẩm văn học.
Số câu

5%

15%

10%
Viết đoạn

văn nghị
luận xã
hội
1

30%
Viết bài văn
nghị luận
văn học
1

2


Tổng

Số điểm
Tỉ lệ

Tổng
cộng

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

II. ĐỀ THI

1
0,5

5%

2
1,5
15%

2,0
20%

5,0
50%

7,0
70%

2
3,0
30%

1
5,0
50%

6
10,0
100%


SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG

-------------------------------------

ĐỀ THI MINH HỌA THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Lồi người khơng được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta
cần – anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của
mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách – bằng cách làm việc độc lập với
bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác.
Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một
mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn
bám là chinh phục con người.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta khơng cần ai khác. Mục đích cơ
bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những
người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. (0.5 điểm) Anh( chị ) hiểu câu: “ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự
nhiên” như thế nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Theo anh (chị) việc tác giả khẳng định: “Loài người khơng được cho sẵn
bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý
nghĩa gì?
Câu 4. (1,0 điểm) Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: Người sáng tạo sống với lao động của
mình. Anh ta khơng cần ai khác. Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hậu quả của lối sống ăn bám.
Câu 2. ( 5 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về phong cách trữ tình- chính
trị trong thơ Tố Hữu.
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?


Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…”
(Việt Bắc -Tố Hữu)
----------- Hết ----------Họ và tên: ........................ Số báo danh: ...................
Giám thị 1: .......................Giám thị 2: .......................
(Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.)


SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MINH HỌA THPT
QUỐC GIA
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN


Phần

Câu

I

Nội dung cần đạt

Điểm

Đọc hiểu:

3.0

1

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là: Nghị
luận.

0.5

2

Câu:“ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên”có nghĩa
là: Người sáng tạo ln khát khao tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh,
đặc biệt là thế giới tự nhiên để phục vụ đời sống con người.

0.5


3

Việc tác giả khẳng định: “Lồi người khơng được cho sẵn bất cứ cái gì trên
mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý
nghĩa:
HS có thể theo gợi ý sau:
– Con người cần phải lao động, sáng tạo để tồn tại.
– Nhắc nhở mỗi người không ngừng nỗ lực phát huy bản thân để cuộc sống
có ý nghĩa.

1.0

4

Thí sinh có thể đồng tình, khơng đồng tình, hoặc đồng tình một phần nhưng
phải có lí giải hợp lí, thuyết phục.

1.0

Làm văn:

7.0

Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn
bám.

2.0

II
1


a. Viết đúng bố cục của một đoạn văn khoảng 200 chữ. Trình bày mạch lạc
rõ ràng, khơng sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu…(0,25)
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Hậu quả của lối sống ăn bám. Khuyến khích sự sáng tạo của thí sinh khi
viết đoạn văn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của lối sống ăn bám.
Có thể theo hướng sau:
– Lối sống ăn bám là một thói tật của con người, là khi con người sống dựa
dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình.
– Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập,
khơng có kĩ năng sống, khơng đủ sức đề kháng với những thử thách trong
cuộc đời.
– Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh

0,25

1.0


mất cái tơi của mình.
– Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
2

0,25

0.25
5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết
bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều
ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25

c. Triển khai vđ nghị luận
1. Giới thiệu chung:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ
trữ tình chính trị, thơ ơng ln phản ánh những chặng đường đấu tranh gian
khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.
– Giới thiệu tập thơ Việt Bắc, bài thơ Việt Bắc;
– Nêu vấn đề cần nghị luận

0.5

2. Giải quyết vấn đề nghị luận:

2,5

a. Khái quát sơ lược về tác phẩm đoạn thơ cần cảm nhận:
– Việt Bắc là một địa danh – là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi
nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào
nơi đây.
b. Cảm nhận đoạn thơ:
* 4 câu đầu là khúc dạo đầu ân tình chung thuỷ, niềm trăn trở nhớ
thương của người Việt Bắc:
– Mở đầu là một câu hỏi ngọt ngào bâng khuâng khi hướng về thời gian:
“Mình về mình …nhìn sơng nhớ nguồn”.
+ Mình và ta là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, là
cách xưng hơ bình dị, thương mến vơ cùng của tình u đơi lứa. Hai câu hỏi
trong đoạn mở đầu đã gợi nhắc tới những câu ca dao nói về cảnh chia tay
bịn rịn nhớ nhung của lứa đơi: mình về có nhớ ta chăng – ta về ta nhớ hàm
răng mình cười; Bao giờ chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy
mình…
+Tố Hữu đã mượn một hình thức ngơn từ quen thuộc của văn hoá dân gian
để gửi gắm những nội dung tình cảm lớn lao của thời đại mới; những câu ca
ngọt ngào của tình yêu đã trở thành những câu hỏi xao xuyến của nghĩa tình
cách mạng, thể hiện nỗi nhớ nhung của người ở lại với người về xuôi.
– Hai câu tiếp là câu hỏi hướng về không gian: Mình về…nhớ nguồn
+Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xi như cây,


sơng và miền núi như núi, nguồn. Hồn cảnh chia xa, nồi nhớ và sự gắn bó
khăng khít đã hiện ngay trong cả chia tách và đan xen hoà quyện của ngơn
từ. Nhìn cây, nhìn sơng là những hình ảnh nhắc tới một thực tế chắc chắn
trong tương lai khi người kháng chiến đã về xuôi, đã sống với quê hương,
với đồng bằng, vì thế cũng có thể coi là biểu tượng cho việc trở về của
người kháng chiến với chốn đơ hội phồn hoa; cịn nhớ núi, nhớ nguồn là để
tâm hồn trở về với quá khứ, với Việt Bắc, điều này có xảy ra hay khơng cịn
tuỳ thuộc vào sự thuỷ chung của người ra đi.
+ Tố Hữu đã khơi rất sâu vào nguồn mạch đạo lý ân nghĩa thủy chung của

dân tộc để thể hiện tình cảm cách mạng. Mười lăm năm ấy là trở về với cội
nguồn những năm tiền khởi nghĩa sâu nặng biết bao ân tình.
– 4 câu thơ điệp lại 4 chữ mình, 4 chữ “nhớ”, 1 chữ ta hòa quyện, 1 câu hỏi
về thời gian (15 năm…) một câu hỏi về không gian (nhìn cây…). Khổ thơ
ngắn nhưng đã dồn góp lại cả một thời cách mạng.
* 4 câu tiếp là cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ nhung
của người đi kẻ ở:
– Câu thơ đầu nhắc tới Tiếng ai tha thiết bên cồn cho thấy những nhớ nhung
xao xuyến, những day dứt trăn trở trong lòng người ở lại đã được người ra
đi thấu hiểu, cảm nhận.
– Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi: Sự đăng đối trong hai vế câu
thơ đã góp phần thể hiện sự đăng đối đồng điệu trong cảm xúc con
người. Bâng khuâng là từ láy gợi ra những trạng thái cảm xúc mơ hồ khó tả
bởi sự đan xen buồn vui, luyến tiếc, nhớ nhung khiến con người như ngơ
ngẩn. Bồn chồn là tâm trạng thấp thỏm nôn nao khiến con người không yên,
tuy cũng là từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc nhưng bồn chồn nhiều khi
không dừng lại ở những nỗi niềm trong tâm tưởng mà cịn có thể hiện trong
ánh mắt, dáng vẻ, hành động…
– Hình ảnh hốn dụ về chiếc áo chàm vừa gợi ra trang phục đặc trưng của
người Việt Bắc vừa khắc hoạ tính cách mộc mạc, tấm lòng son sắt của họ
với cách mạng, với kháng chiến. Câu thơ đồng thời cho thấy sự xót xa và
niềm cảm phục, thương mến của người đi với những người Việt Bắc.
–Cầm tay nhau…hôm nay:gợi sự quyến luyến khơng nỡ rời, xúc động
nghẹn ngào nói khơng nên lời trong lịng người về xi.Tình cảm cồn cào
bối rối ấy làm thay đổi cả nhịp thơ. Tiết tấu 2/2 của nhịp lục bát bỗng xao
động trong nhịp 3/3/2 diễn tả thật đắt tấm lòng người đi với người ở lại. Dấu
chấm lửng như khoảng trống khó lấp đầy, sự im lặng hàm chứa bao xao
xuyến khôn.
c. Nhận xét phong cách trữ tình- chính trị trong thơ Tố Hữu
- Nhà thơ chọn thời điểm lịch sử mang tính bước ngoặt của đời mình, cũng

là của dân tộc để rung cảm thành thơ. Tình cảm thuỷ chung cách mạng được
hồ điệu trong ngơn ngữ gần gũi, hình ảnh tươi sáng…làm nên tính dân tộc
đậm đà.
- Cái tơi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng, dân tộc, nhất là trong Việt
Bắc. Điều đó thể hiện sự phát triển vượt bậc trong việc thể hiện tư tưởng
lớn, tình cảm lớn của nhà thơ.

0,75


3. Kết thúc vấn đề nghị luận:
– Tóm lại vẻ đẹp của đoạn thơ.
– Cảm nghĩ về phong cách thơ Tố Hữu
– Bài học cuộc sống rút ra từ thơ Tố Hữu
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.

0,25

0,25
0,25


SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG
ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trong dịng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng
có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc tồn diện mà cịn đó nhiều
mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng
cho mình, mà cịn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và
“nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân
bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu
thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự
bản thân mình, ta đã làm được những gì ngồi lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai
chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi
bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng
quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tơi của chính bản thân
mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống khơng đơn điệu và để trái tim có những
nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là
tình yêu thương. Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều
nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”Nguồn: radiovietnam.vn/…)
Câu 1(1,0 điềm): Xác định phương thức biểu đạt và thao tác lập luận chủ yếu được sử
dụng trong văn bản trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3(0,5 điểm): Theo tác giả, cái quan trọng nhất thực sự tồn tại trong cuộc sống này là
gì?
Câu 4(1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với người viết về quan điểm: “Hạnh phúc mà bạn
nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của

chính bản thân mình’’ ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong phần Đọc hiểu: Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi.


Câu2. Nghị luận văn học (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A phủ” - Tơ
Hồi và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
--HẾT-Học sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi khơng giải thích gì thêm.


MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THI THPT
Mức độ nhận Nhận biết
thức
-Thể loại
I. Đọc hiểu
Văn bản
- Phương
thức biểu
đạt
- Các biện
pháp tu từ
của đoạn
trích.

Thơng hiểu

Vận dụng thấp


- Nội dung đoạn
trích.
Quan
điểm, tư tưởng
của tác giả.
Nghệ thuật và
tác dụng trong
đoạn văn, đoạn
thơ.

Thể hiện quan điểm
cá nhân về vấn đề
đặt ra trong đoạn
trích (nhận xét, đánh
giá, rút ra bài
học,…)

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II.Làm văn

1
0,5
0,5%

2
1,5,0
15%


1
1,0
10%

Vận dụng cao

Tổng số

4
3,0
30%

1. NLXH

Vận dụng tổng
hợp những kiến
thức XH, kĩ năng
viết để tạo lập
một đoạn văn NL
tư tưởng đạo lí

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2.NLVH

1
2
20%

Vận dụng tổng 2
hợp những hiểu
biết về tác giả, tác
phẩm đã học và kĩ
năng tạo lập văn
bản để viết bài
nghị luận văn học:
Nghị luận về một
tác phẩm văn
xuôi.
1
1
5,0
5,0
50%
50%

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổngchung
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1
1,0
10%

1

0,5
0,5%

2
1,5
15%

2
7,0
70%

4
10,0
100%


HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Đọc
hiểu

Câu
1
2

0,5
0,5
0,5

3


Theo tác giả, cái quan trọng nhất thực sự tồn tại trong cuộc
sống này là: Tình yêu thương

4

- Đồng tình/khơng đồng tình quan điểm: “Hạnh phúc mà bạn 0,25
nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà khơng 0,75
nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’ ?
- Lí giải:(Học sinh có thể đưa ra những lí giải khác nhưng phải
hợp lí, logic).
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0
anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Sống khơng
chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi.
0,25
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
(HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng phân hợp…)
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
(Nêu đúng vấn đề về mối quan hệ “cho”và“nhận” trong cuộc
sống)
1,25
c. Triển khai vấn đề nghi luận
- Giải thích
+ Cho: là sự đồng cảm, san sẻ, quan tâm, giúp đỡ, yêu thương
người khác xuất phát từ tấm long chân thành
+ Nhận: là đón nhận, tiếp nhận, là được đền đáp, đáp lại những
điều tốt đẹp
- Bàn luận

+ Cho đi và nhận lại có thể là vật chất hoặc tinh thần
+ Cuộc đời ln có những bất hạnh, cho đi một phần mình có
là san sẻ bớt một chút gánh nặng với những người kém may
mắn hơn.
+ Cho đi sẽ góp phần làm con người xích lại gần nhau, tình yêu
thương được lan tỏa; con người sẽ biết sống vì nhau.
+ Chính lúc cho đi là lúc ta nhận lại được nhiều nhất (nhận lại
nụ cười, nhận được cảm ơn, nhận được niềm vui nơi ánh mắt
của người được ta cho…)
+ Từ việc cho đi của một người, lan tỏa những hành động yêu

1

Phần
Làm
văn

Nội dung
- Phương thức biểu đạt: Nghị luân
- Thao tác lập luận chủ yếu: phân tích
Nội dung chính: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

0,5


2

thương đến những người khác. Điều đó sẽ tạo nên một xã hội
tốt đẹp.
+ Cho đi sẽ làm nên nhân cách của mỗi con người. Người luôn

biết cống hiến, hi sinh, biết cho đi luôn được mọi người yêu
mến và kính trọng. Ngược lại chỉ biết sống cho riêng mình,
sống ích kỷ hẹp hịi thì sớm muộn cũng bị mọi người xa lánh.
+ Chúng ta cho đi một cách chân thành những gì tốt đẹp nhất
khơng chỉ đem đến niềm vui, hạnh phúc, làm giảm bớt sự khốn
khó, bất hạnh cho người khác mag còn khiến bản thân than
thản, hạnh phúc. Như vậy cho đi nhiều sẽ nhận lại nhiều điều
tốt đẹp hơn.
+ Phê phán lối sống ích kỉ cá nhân, chỉ biết sống cho bản thân
hoặc lối “cho” kiểu kẻ cả, ban ơn, hay để vụ lợi…
- Bài học:
+ Sống biết yêu thương, sẻ chia
+ Nỗ lực phấn đấu vươn lên để có điều kiện vật chất, tinh thần
để có thể cho đi nhiều hơn.
d. Sáng tạo: Thể hiện vấn đề nghị luận sâu sắc, có cách diễn 0,25
đạt mới mẻ
Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong 5,0
“Vợ chồng A phủ” - Tô Hồi và hành động thị theo khơng
Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
a.Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở 0,25
bài , thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển
khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; kết bài kết luận được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hành động Mị chạy theo 0,5
A Phủ trong “Vợ chồng A phủ” - Tơ Hồi và hành động thị
theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
c1-Mở bài: Giới thiệu khái qt về tác giả Tơ Hồi, Kim Lân
và tác phẩm Vợ chống A Phủ /Vợ nhặt
- Hành động của Mị chạy trốn theo AP và người đàn bà vợ theo

không Tràng
c2-Thân bài: Cảm nhận hành động của hai nhân vật
* Cảm nhận hành động Mị chạy theo A Phủ
* Cảm nhận hành động thị theo không Tràng
*Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt

0,5

0,75
0,75
1,5


- Tương đồng :
+ Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt
ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác
những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống
đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các
nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ.
+ Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và
với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã
vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số
phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc.
+ Hai nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân
đạo đối với họ. Khơng những thể hiện sự quan tâm, thông cảm,
đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn
còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ
nữ - luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp .
- Sự khác biệt :
+ Tơ Hồi tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của người phụ

nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong
kiến…
+ Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn
đói 1945.
c3-Kết bài:Đánh giá chung:
0,5
- Hành động chạy trốn theo AP của Mị và theo không Tràng
của người vợ nhặt không chỉ làm thay đổi cuộc đời cũng như số
phận của họ mà còn làm nên ý nghĩa tư tưởng sâu sắc cho hai
tác phẩm này
- Qua hành động của họ, người đọc thấy được cuộc đời quá đau
khổ, cơ cực tối tăm nhưng hai con người khốn khổ ấy không
đầu hàng số phận, với sức sống tiềm tàng mãnh liệt, với khát
vọng sống khát vọng hạnh phúc, họ đã vươn lên để tìm lấy
tương lai tốt đẹp cho đời mình.
d. Sáng tạo: Thể hiện vấn đề nghị luận sâu sắc, có cách diễn 0,25
đạt mới mẻ


SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG PTDTNT TỈNH

MA TRẬN ĐỀ
ÔN THI THPT 2021 - 2022
Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề
BẢNG MƠ TẢ

I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ
- Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh qua q trình học các phân mơn Tiếng Việt, Đọc
văn, Làm văn.

- Khả năng vận dụng những tri thức đã học của học sinh vào việc tiếp nhận và tạo lập văn
bản.
II. CHUẨN KIẾN THỨC - KĨ NĂNG CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được phương pháp, cách thức viết một bài văn nghị luận.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về văn nghị luận để viết bài văn nghị luận xã hội.
- Kết hợp, lồng ghép kiến thức thực tế với kiến thức văn học để làm bài văn nghị luận.
- Vận dụng, kết hợp các thao tác lập luận: Phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận,..để làm
văn.
2. Kĩ năng cần đạt
- Đọc hiểu văn bản.
- Tạo lập văn bản.
3. Năng lực cần hướng tới
- Năng lực thu thập thông tin liên liên quan đến vấn đề.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong đề bài.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vấn đề.
III. BẢNG MÔ TẢ
Mức độ cần đạt
Nhận biết
I. Đọc - hiểu

- Nhận diện
được phương
thức biểu đạt
của văn bản.

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:


1
0,5
5%

II. Làm văn:

Thông hiểu

Vận dụng thấp

- Nêu được
những việc
làm của cậu
bé mà văn
bản đề cập
đến.
- Hiểu được
nhận xét của
tác giả : Với
nhiều đứa
trẻ...
2
1,5
15%

- Trình bày được
suy nghĩ của bản
thân về lời chia
sẻ của cậu bé.


Tổng số
Vận dụng cao

1
1,0
10%

4
3,0
30%
- Vận dụng


1. Nghị luận
xã hội

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2. Nghị luận
văn học

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
BIÊN SOẠN ĐỀ

kiến thức đọc
hiểu và kĩ năng
tạo lập văn bản

để viết đoạn
văn nghị luận
xã hội (200
chữ).
1
2.0
20%
- Vận dụng
kiến thức đọc
hiểu và kĩ năng
tạo lập văn bản
để viết bài văn
nghị luận văn
học.

1
2.0
20%

1
5,0
50%

1
5,0
50%


SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG PTDTNT TỈNH


ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Những ngày gần đây, nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đang phải đối mặt với dịch
bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Giữa thời điểm dịch có nguy cơ lan rộng và bùng phát
toàn cầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đơng người.
Lợi dụng điều này, khơng ít hiệu thuốc đã đẩy giá khẩu trang y tế lên gấp 3, gấp 5 và thậm
chí gấp 10 lần khiến người dân gặp khó khăn trong việc tìm mua. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân
cũng đã phát khẩu trang miễn phí cho người đi đường để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này.
Mới đây, cậu bé 11 tuổi có tên Andy Đào Nguyên đã dùng 10 triệu đồng tiền lì xì của mình để
mua khẩu trang y tế phát tặng mọi người. Trước đó, Andy từng nhiều lần cùng mẹ phát khẩu trang
miễn phí tại đường Lý Tự Trọng, Q.1, TP HCM. Nhận thấy số lượng trên vẫn chưa đủ, cậu bé quyết
định tự mình bỏ tiền ra để mua thêm.
Với nhiều đứa trẻ, 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới
là thứ quan trọng hơn cả. Cậu chia sẻ: “Con muốn mọi người cùng hiểu mối nguy hại từ dịch cúm
do virus corona, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh. Tiền lì xì để dành cũng khơng có nghĩa gì
khi người dân bị mối nguy về sức khỏe”. Khơng chỉ phát miễn phí, Andy cịn cùng những nhân viên,
đồng nghiệp của mẹ mình hướng dẫn người qua đường cách đeo khẩu trang đúng cách, giữ vệ sinh
nơi công cộng nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Được biết, khi
trường cho nghỉ thêm 1 tuần để tránh dịch, cậu bé đã dành thời gian để giúp đỡ cộng đồng…
(Cậu bé 11 tuổi dành hết tiền lì xì mua khẩu trang phát miễn phí, Nguồn http:/tiin.vn/chuyenmuc/song, 04-02-2020)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Dựa vào văn bản, anh/chị hãy nêu những việc làm của cậu bé 11 tuổi có tên Andy Đào
Nguyên.

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về nhận xét: Với nhiều đứa trẻ, 10 triệu là một số tiền khá lớn
nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả?
Câu 4: Cậu bé Andy Đào Nguyên chia sẻ “Con muốn mọi người cùng hiểu mối nguy hại từ dịch
cúm do virus corona, nâng cao ý thức phịng, chống dịch bệnh. Tiền lì xì để dành cũng khơng có
nghĩa gì khi người dân bị mối nguy về sức khỏe”.
Lời chia sẻ trên của cậu bé Andy Đào Nguyên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù


Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Ai về ai có nhớ khơng?
Ta về ta nhớ Phủ Thơng, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhở từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà.
(Theo Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ trong đoạn thơ trên.
………………………………. HẾT………………………………….


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

(Bao gồm 03 trang)
Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

(3.0)

1

Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

0.5

2

Những việc làm của cậu bé 11 tuổi Andy Đào Nguyên là:
- Dùng 10 triệu đồng tiền lì xì của mình để mua khẩu trang y tế
- Nhiều lần cùng mẹ phát tặng mọi người khẩu trang miễn phí tại
đường Lý Tự Trong, Q.1, TPHCM.
0.5
- Cùng mẹ, những nhân viên, đồng nghiệp của mẹ mình hướng dẫn
người qua đường cách đeo khẩu trang đúng cách, giữ gìn vệ sinh nơi
công cộng
- Dành thời gian nhà trường cho nghỉ để giúp đỡ cộng đồng.


3

Hiểu về nhận xét: Với nhiều đứa trẻ, 10 triệu là một số tiền khá lớn
nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng
hơn cả.
- Tiền tuy quan trọng nhưng Andy đã nhận ra được sức khỏe là thứ 1.0
quan trọng hơn cả. (0.5)
- Thế nên Andy đã nhận ra và dùng 10 triệu tiền lì xí của chính mình
để giúp đỡ mọi người xung quanh - một hành động đáng trân trọng.
(0.5)

4

Những lời chia sẻ của cậu bé Andy Đào Nguyên gợi suy nghĩ:
- Nêu nội dung lời chia sẻ (0.5): cậu bé Andy Đào Nguyên muốn mọi
người hiểu sự nguy hiểm của dịch bệnh corona, cần phải nâng cao ý
thức phịng chống để bảo vệ tính mạng của con người.
- Nêu suy nghĩ của bản thân (0.5)
(HS thể hiện suy nghĩ riêng từ nội dung trên, có thể theo gợi ý sau)
1.0
Gợi ý:
- Những lời chia sẻ của cậu bé gợi tơi suy nghĩ: tuy cịn nhỏ nhưng
hiểu biết và tấm lịng của cậu bé khơng nhỏ. Trẻ con ln có tâm hồn
trong sáng, thương u mọi người, có khi người lớn khơng làm được
điều này, thậm chí có người còn làm việc thiếu suy nghĩ như bán khẩu
trang với giá cao để trục lợi;
- Bản thân sẽ học tập theo tấm gương của cậu bé: nâng cao ý thức
sống vì cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ bản thân và mọi người, sống bằng
cái tâm trong sáng, thánh thiện…


I

II

Làm văn

1

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc làm thiện (2.0)
nguyện trong cuộc sống.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

0.25


Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng
-phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: Suy nghĩ 0.25
về ý nghĩa của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống..
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Học sinh có thể triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về ý nghĩa
của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống. Có thể triển khai
theo hướng sau:
- Việc làm thiện nguyện là dùng thời gian của mình, của cải của mình
để góp cho cộng đồng xã hội. Trong cuộc sống chúng ta vẫn có quy
luật là luật nhân quả, cho và nhận. Nhưng thực chất bạn cho đi là bạn
đang nhận lại.
- Ý nghĩa của những việc làm thiện nguyện trong cuộc sống:

+ Làm thiện nguyện nói là cho nhưng thật chất là nhận, bạn nhận
nhiều hơn rất nhiều;
1.00
+ Làm việc thiện nguyện đem lại lợi ích cho cả cộng đồng và cả bản
thân;
+ Làm thiện nguyện sẽ giúp cho bạn sự bình an, niềm vui và niềm
hạnh phúc lan tỏa, giúp cho bạn cảm thấy cuộc đời này đáng sống và
cảm thấy mình sống có ý nghĩa.
-Bài học nhận thức và hành động:
+ Về nhận thức: làm thiện nguyện chính là việc khơng thể thiếu trong
cuộc sống;
+ Về hành động: đi làm từ thiện, làm việc tốt; đấu tranh, lên án những
hành vi vô cảm, trục lợi…
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0.25
nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt
0.25
câu.
Cảm nhận về nỗi nhớ trong đoạn thơ (…).

(5.0)

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, 0.5
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

2

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về nỗi nhớ trong đoạn thơ (…).

0.5

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thể hiện sự cảm
nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ
giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1. Mở bài: (0.5)
3.5
- Giới thiệu được những nét cơ bản về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt
Bắc.
- Giới thiệu được vị trí và giá trị nội dung của văn bản.


3.2. Thân bài: (2.75)
* Về nội dung: (2.25)
– 6 dòng thơ đầu: Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc
+ Hình ảnh “rừng” và “núi” được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín
câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo nên một bức thành lũy thép vây bọc
quân thù.
+ Phép nhân hóa: Rừng cây núi đá “ta cùng đánh Tây”, “rừng” với
“núi” trên dưới một lòng cùng con người đánh đuổi quân xâm lược.
+ Đồng thời thể hiện tình cảm giữa con người kháng chiến và thiên
nhiên núi rừng Việt Bắc đồn kết, chung lịng.
– 4 dòng thơ tiếp: Nỗi nhớ về những địa danh của Việt Bắc gắn liền
với chiến công vang dội của quân dân ta trong kháng chiến chống
Pháp.
+ Sức mạnh của khối đại đồn kết đã làm nên những chiến cơng vang
dội, hàng loạt địa danh vang lên, mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vẻ
vang.

+ Câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không cần trả lời, thể hiện niềm vui to lớn
trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
+ Bằng phép liệt kê các địa danh gắn liền với những sự kiện quan
trọng là những chiến cơng tiêu biểu góp phần quan trọng mang tính
quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.
– Nhận xét: Đoạn thơ khắc họa nỗi nhớ da diết và tình cảm sâu nặng
gắn bó với thiên nhiên, với cách mạng của những người về xuôi. Đồng
thời thể hiện niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của quân và dân ta.
*Về nghệ thuật: (0.5)
- Thể thơ lục bát, âm điệu tha thiết, sâu lắng. Hình ảnh, từ ngữ chọn
lọc, các phép tu từ: nhân hoá, liệt kê, điệp từ.
- Giọng thơ thay đổi linh hoạt: Lúc trầm lắng, lúc mạnh mẽ, mãnh liệt
trong niềm vui, khiến độc giả như đang hịa mình vào niềm vui lớn của
dân tộc, niềm vui trọn vẹn khi đất nước giành chiến thắng.
3.3. Kết bài: 0.25
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ.
- Bài học cuộc sống từ đoạn thơ: tình yêu thiên nhiên và con người,
niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn nhân dân…
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0.25
nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0.25

……………………………………… HẾT…………………………………………




×