Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.77 MB, 19 trang )

ĐỀTHITHỬTHPT
QUỐCGI
AMÔN

NGỮVĂN

Lớp12năm 2022
SevendungNguyen


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
(Đề có 02 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
NĂM HỌC: 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nếu có một ngày bạn thấy mình cần tìm sự bình yên, hãy dành chút thời gian đi dạo
dưới một hàng cây. Có rất nhiều âm thanh và chuyển động cần đến sự tĩnh lặng để có thể nghe
thấy. Khi tất cả rơi vào trạng thái tĩnh lặng, bạn mới có thể nghe thấy tiếng nói của trái tim,
tiếng nhựa chảy trong thân cây, tiếng nước reo vui trong lòng đất, tiếng tí tách của hạt mưa rơi
trên mái nhà, tiếng nhảy nhót của nắng vàng trên lá biếc. Tâm của bạn rất cần sự yên tĩnh, khi
bạn tĩnh lặng, bạn hiểu bản thân mình và thế giới xung quanh, bạn chẳng sợ mưa gió, bạn
chẳng ngại khó khăn, bạn cũng chẳng lo lắng điều gì sẽ đến. Bên trong bạn ln có một khu
vườn bí mật, nó nằm ngồi những toan tính chấp nhặt, nó là nơi chốn bình n bạn có thể tìm
về khi cần nghỉ ngơi sau chặng đường dài. Con người rất yếu đuối, chỉ cần một lần vấp ngã,
một sự việc không như mong muốn, một thử thách khó khăn đã có thể khiến cho chúng ta nản


lòng và từ bỏ. Những lúc như thế, chúng ta cần đến khoảng lặng, hay nói cho đúng hơn, chúng
ta cần tìm về và nằm nghỉ ngơi trong khu vườn tĩnh lặng của chính mình.
(Trích Đến cỏ dại cịn đàng hoàng mà sống, Phạm Sỹ Thanh,
NXB Thế giới, 2019, tr. 141)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, khi tất cả rơi vào trạng thái tĩnh lặng, bạn có thể nghe thấy những âm
thanh gì?
Câu 2. Chỉ ra những tác dụng của việc khi bạn tĩnh tâm được nêu trong đoạn trích?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Bên trong bạn ln có
một khu vườn bí mật”?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Con người rất yếu đuối, chỉ cần một lần vấp ngã, một
sự việc không như mong muốn, một thử thách khó khăn đã có thể khiến cho chúng ta nản lịng
và từ bỏ”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về giá trị của việc biết lắng nghe.
Câu 2. (5.0 điểm)
Tơi có bay tạt ngang qua Sơng Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc
độ nhìn một cách nhìn về con sơng Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống
Sơng Đà, khơng ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngo dưới chân mình kia lại
chính là cái con sơng hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc
và phản ứng giận dỗi vơ tội vạ với người lái đị Sơng Đà. Cũng khơng ai nghĩ rằng đó là con
sơng của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm


báo ốn đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sơng núi, thì mỗi lúc ngồi
tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng
nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sơng Đà tn dài tn
dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban

hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xn. Tơi đã nhìn say sưa làn mây
mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dịng nước Sơng
Đà. Mùa xn dịng xanh ngọc bích, chứ nước Sơng Đà không xanh màu xanh canh hến của
Sông Gâm Sông Lơ. Mùa thu nước Sơng Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ
tơi thấy dịng Sơng Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà
gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
(Người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tn, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 190-191)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét tình cảm đối với quê hương đất
nước của tác giả Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn văn.
===== Hết =====


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

Phần
I

Câu
1

2

3

4


II
1

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
NĂM HỌC: 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn

Nội dung
ĐỌC HIỂU
Khi tất cả rơi vào trạng thái tĩnh lặng, bạn có thể nghe thấy những âm thanh:
tiếng nói của trái tim, tiếng nhựa chảy trong thân cây, tiếng nước reo vui trong
lòng đất, tiếng tí tách của hạt mưa rơi trên mái nhà, tiếng nhảy nhót của nắng
vàng trên lá biếc.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 01- 02 ý: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời được 03 - 04 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
Tác dụng của việc khi bạn tĩnh tâm: hiểu bản thân mình và thế giới xung
quanh, chẳng sợ mưa gió, chẳng ngại khó khăn, chẳng lo lắng điều gì sẽ đến.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 01 - 02 ý: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời được 03 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: khu vườn bí mật
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự phong phú trong đời sống tâm hồn của con người và khả năng
tự cân bằng bản thân trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
+ Tạo tính hình tượng và sức biểu cảm cho lời văn.
Hướng dẫn chấm:

- Học sinh nêu được biện pháp tu từ ẩn dụ: 0,5 điểm.
- Học sinh nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ, mỗi ý đúng: 0,25 điểm.
- Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/khơng đồng tình/ đồng tình một
phần.
- Lí giải hợp, thuyết phục.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.
LÀM VĂN
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của việc
biết lắng nghe.

Điểm
3,0
0,75

a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân
- hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Giá trị của việc biết lắng nghe.
c. Triển khai vấn để nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về vai trò giá trị của việc
biết lắng nghe. Có thể theo hướng sau:
Biết lắng nghe giúp chúng ta thấu hiểu, đồng cảm và biết tôn trọng người đối
diện; cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh; thấu hiểu bản thân
mình, biết nâng niu, trân trọng cuộc sống và sống có ý nghĩa; góp phần tạo
nên một xã hội giàu tình u thương.
Hướng dẫn chấm:


0,25

0,75

1,0

0,5

7,0
2,0

0,25
1,0


2

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp;
kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm)
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng khơng có dẫn
chứng hoặc dẫn chứng khơng tiêu biểu (0,5 điểm)
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ khơng xác đáng, khơng liên
quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng
khơng phù hợp (0,25 điểm)
- Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn
mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Khơng cho điểm nếu bài làm có q nhiều lỗi chính tả,

ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản
thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có
giọng điệu, hình ảnh.
Cảm nhận về đoạn văn miêu tả sơng Đà; nhận xét tình cảm đối với q
hương đất nước của tác giả Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về đoạn văn miêu tả sông Đà; nhận xét về tình cảm với quê hương
đất nước của tác giả Nguyễn Tuân.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đị Sơng Đà” và
đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
* Cảm nhận về đoạn trích:
- Cảm nhận nội dung của đoạn trích:
+ Tư thế ngắm cảnh, góc nhìn và cảm xúc của tác giả: từ trên cao, khi bay trên
tàu bay, cảm xúc ngỡ ngàng say đắm trước sự thay đổi hồn tồn của sơng Đà.

+ Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của Sơng Đà: vẻ đẹp hình thể duyên dáng, gợi
cảm; vẻ đẹp rực rỡ và biến đổi theo mùa của màu nước. Tất cả khiến con sông
hiện ra như một giai nhân tuyệt sắc vừa trẻ trung, đầy sức sống, vừa vô cùng
gợi cảm, quyến rũ vừa huyền ảo, nên thơ.
- Nghệ thuật miêu tả độc đáo, hấp dẫn:
+ Sử dụng thủ pháp miêu tả kết hợp với những so sánh liên tưởng độc đáo, thú
vị.
+ Câu văn dài, giọng văn mềm mại, ngôn ngữ giàu chất họa, chất nhạc, chất
thơ.
+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, nghị luận …
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về đoạn văn đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm.

0,25

0,25

5,0
0,25

0,5

0,5

2,5


- Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm - 1,75 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ các giá trị của đoạn văn: 1,0 - 1,25 điểm.
- Cảm nhận sơ lược, chưa thể hiện sự hiểu biết về đoạn văn: 0,25 điểm - 0,5

điểm.
* Nhận xét về tình cảm với quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Tuân:
- Yêu say đắm, thiết tha cảnh sắc của thiên nhiên đất nước.
- Khám phá, phát hiện ra những vẻ đẹp độc đáo của cảnh sắc quê hương.
- Trân trọng, ngợi ca và tự hào trước những vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người đất nước trong thời kì đổi mới.
Hướng dẫn chấm:
- Nhận xét được 01 ý:0,25 điểm
- Nhận xét được 02-03 ý: 0,5 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình
nghị luận; biết so sánh với đoạn văn khác trong tác phẩm, các tác phẩm khác
của Nguyễn Tuân, các nhà văn khác để làm nổi bật nét đặc sắc của đoạn văn
cũng như tác phẩm, tác giả; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời
sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm.
TỔNG ĐIỂM

0,5

0,25

0,5


10,0


SỞ GDĐT BẮC NINH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

CỤM TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022

(Đề gồm 02 trang)

Mơn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, khơng tính thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:…………………

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tổ quốc gọi, chúng tôi vào tâm dịch
Hăng hái lên đường dẫu biết lắm gian nan
Một khi COVID dịch đã lan tràn
Vì quê hương, toàn dân cùng gắng sức
Là chiến sĩ ngành y khơng ngại gì khổ cực
Đã bốn đợt rồi! Bảo hộ kín tồn thân
Vệ sinh cá nhân, ăn uống những khi cần
Đều thật khó vì trên người như “phi cơng vũ trụ”
Bệnh nhân đông, cấp cứu không kịp thở
Tất bật suốt ngày rồi lại trực đêm

Kiệt sức sõng soài lại gắng đứng lên
Đồng đội tự chăm nhau như anh em thân thiết!
.............
Rồi chúng ta sẽ là người chiến thắng
Vaccine phòng ngừa, quyết sách 5K
Nồng ấm tình người tình đồng đội thiết tha
Chúng ta được về nhà với nụ cười chiến thắng!
Sao yêu quá những chiến binh thầm lặng
Từng phút từng giờ giữa sống chết bủa vây
Mang lại màu xanh hạnh phúc sum vầy
Cho Tổ quốc bình n một ngày khơng xa nữa.
(Trích “Trong tâm dịch Covid”, GS.TS.BS Nguyễn Đức Cơng,
Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Nam, cand.com.vn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả nỗi khó khăn, vất vả của các chiến sĩ
ngành y?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của những dòng thơ sau:
Rồi chúng ta sẽ là người chiến thắng
Vaccine phòng ngừa, quyết sách 5K
Nồng ấm tình người tình đồng đội thiết tha
Chúng ta được về nhà với nụ cười chiến thắng!


Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với những chiến sĩ ngành y?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trị của những chiến binh thầm lặng trong cuộc chiến
phòng chống đại dịch Covid - 19 ở nước ta.

Câu 2 (5,0 điểm)
Hùng vĩ của Sơng Đà khơng phải chỉ có thác đá. Mà nó cịn là những cảnh đá bờ sơng,
dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt
lịng Sơng Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hịn đá qua bên kia vách.
Có qng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua
quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà
ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quăng mặt ghềnh Hát Lng, dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió.
Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đị
Sơng Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng
thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sơng bỗng có những cái hút nước
giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và
kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xốy tít đáy; cũng đang quay lừ lừ những cánh
quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo
nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng
sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sơi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh
ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lơi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút
xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lịng sơng
đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sơng dưới….
(Trích Người lái đị Sơng Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.186, 187)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sơng Đà trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét
về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện trong tác phẩm.
…….....................Hết.................................


SỞ GDĐT BẮC NINH


HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

CỤM TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH

ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022

(Đáp án gồm có 05 trang)

Mơn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút, khơng tính thời gian phát đề

Phần

Câu

I
1

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

3,0

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do.

0,75


Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: khơng cho điểm
2

Những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả nỗi khó khăn, vất vả của các chiến 0,75
sĩ ngành y: bảo hộ kín tồn thân, vệ sinh cá nhân, ăn uống đều thật khó,
bệnh nhân đơng, cấp cứu không kịp thở, tất bật suốt ngày, trực đêm, kiệt sức
sõng soài.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Nếu học sinh trả lời thiếu 2 ý, trừ 0,25 điểm.

3

Nội dung của 04 dòng thơ:
0,5
- Thể hiện niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chiến
chống đại dịch.
- Nêu cao vai trò của những biện pháp phòng chống dịch bệnh:
0,5
+ Tiêm ngừa vaccine.
+ Thực hiện 5K.
+ Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đủ ý: 1,0 điểm.
- Trả lời thiếu một ý nhỏ trừ 0,25 điẻm

4


Học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Có thể đưa ra một vài nhận xét 0,5
về tình cảm của tác giả đối với những chiến sĩ ngành y: khâm phục/ cảm
phục, ngợi ca, tự hào, tin tưởng....
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

II

LÀM VĂN
1

7,0

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2,0


200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của những chiến binh
thầm lặng trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid 19 ở nước ta.
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn

0,25

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng
- phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của những chiến binh thầm 0,25
lặng trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid - 19 ở nước ta.
c. Triển khai vấn đề nghị luận

0,75


Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của những chiến binh
thầm lặng trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid 19 ở nước ta.
Có thể theo hướng sau:
- Nêu vấn đề: Cơng cuộc phịng chống đại dịch cơ vít tồn cầu địi hỏi sự
tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ những “chiến binh thầm lặng”
- Bàn luận:
+ Những chiến binh thầm lặng là những y bác sĩ, nhân viên y tế trong mặt
trận phòng chống đại dịch Covid - 19 ở nước ta.
+ Họ là những anh hùng thầm lặng trên mặt trận khơng tiếng súng, với kẻ thù
vơ hình nhưng đầy hiểm nguy. Họ nêu cao ý chí, bản lĩnh, kiên cường, ngày
đêm động viên, chăm sóc, bảo vệ tính mạng của bệnh nhân và đồng bào cả
nước, có cả những người mang quốc tịch nước ngoài… Với tinh thần trách
nhiệm cao cả, các bác sỹ đều hết lịng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm
vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết.
+ Họ là lực lượng chính tạo nên chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch
bệnh covid…
- Rút ra bài học liên hệ: Cần nêu cao truyền thống đoàn kết, tương thân
tương ái; nêu cao ý thức thực hiện các biện pháp phòng dịch mà đảng và nhà
nước đề ra; đóng góp sức người, sức của nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng
khỏi đại dịch. Đó cũng là cách để chúng ta bày tỏ và thể hiện lòng biết ơn
sâu sắc đối với đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế trong cả nước.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù
hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng khơng có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận khơng chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không
liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, khơng có dẫn chứng hoặc dẫn

chứng khơng phù hợp (0,25 điểm).
- Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp

0,25


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Khơng cho điểm nếu bài làm có q nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo

0,5

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn
luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời
văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sơng Đà trong đoạn trích trên. 5,0
Từ đó nhận xét về phong cách nghệt thuật của nhà văn Nguyễn Tuân
được thể hiện trong tác phẩm.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25


Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5

Vẻ đẹp của hình tượng Sơng Đà qua đoạn trích: “…hùng vĩ của Sơng Đà
khơng phải chỉ có thác đá.......qng đường mượn cạp ra ngồi bờ vực”. Từ
đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn được thể hiện trong tác
phẩm.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm).

0,5


* Cảm nhận về nội dung: Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hung bạo
của Sông Đà ở vùng thượng nguồn:
- Vách đá Sông Đà được miêu tả từ trên xuống, từ dưới lên, từ bên này sáng 0,75
bên kia: “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt
chặt lấy lịng sơng hẹp: “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt
trời…”, có quãng con hổ con nai có thể vọt qua sơng, và chỉ cần nhẹ tay
cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách, “Ngồi trong khoang

đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng
ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên các tầng
nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” → So sánh vừa chính xác, tinh tế,
vừa bất ngờ và lạ lùng đã gợi tả độ hẹp của lịng sơng, độ cao hun hút, thăm
thẳm của vách đá, khơng khí âm u, lạnh lẽo, hiểm trở của Sơng Đà.
- Ghềnh Hát Lóong: “Dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió,
cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm lúc nào cũng như địi nợ xt”. Sử
0,5
dụng câu văn có kết cấu trùng điệp, sử dụng liên tiếp các thanh sắc kết hợp
với động từ “xô” được điệp lại trong cả ba vế câu, Nguyễn Tuân diễn tả tài
tình sự chuyển động của sóng to, gió lớn, tạo nên những ấn tượng khủng
khiếp của sóng gió nơi ghềnh thác Sơng Đà.
- Hút nước ở quãng Tà Mường Vát: “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống
cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên”, “những cái hút nước lôi tuột bè 0,5
gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác”. Lối
so sánh, nhân hóa, phóng đại, ngơn ngữ giàu chất tạo hình, sự liên tưởng độc
đáo nhà văn đã tô đậm sự hung bạo, dữ dội của Sông Đà.
* Về nghệ thuật: Đoạn văn đã sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh, nhân
hóa, nhiều liên tưởng bất ngờ thú vị. Từ ngữ phong phú, sống động, giàu
hình ảnh và có sức gợi cảm cao. Sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca để miêu 0,75
tả... Sơng Đà vơ tri, dưới ngịi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể sống
động, có hồn, mang tâm địa xấu xa, nham hiểm, như một loài “thủy quái”,
như kẻ thù số một của con người. Qua đó thể hiện sự am hiểu sâu sắc, tình
yêu, niềm tự hào sâu sắc của nhà văn về Sông Đà và vẻ đẹp hùng vĩ của
thiên nhiên Tây Bắc.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về hình tượng Sơng Đà đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ vẻ đẹp của hình tượng sơng Đà: 0,75
điểm - 1,25 điểm.

- Cảm nhận sơ lược, khơng rõ các biểu hiện của hình tượng sông Đà: 0,25 điểm 0,5 điểm.
* Nhận xét phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
- Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái
đẹp, có phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác và độc đáo, ln nhìn sự vật
ở phương diện thẩm mỹ; đi tìm cảm hứng mạnh trong sáng tạo nghệ thuật: tơ
đậm những cái phi thường để tạo cảm giác mãnh liệt, những ấn tượng đậm
nét….

0,5


- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm Người lái
đị Sơng Đà:
+ Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ. Nguyễn
Tn là nhà văn có cá tính độc đáo nên ông đã tìm thấy ở Sông Đà cảm hứng
mãnh liệt bởi đó khơng phải là một dịng sơng vơ tri vơ giác mà là một sinh
thể có tâm hồn, tính cách.
+ Ngôn từ phong phú và giàu chất hội họa, câu văn trùng điệp, “co duỗi nhịp
nhàng”.
+ Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa), kiên thức liên
môn, những liên tưởng độc đáo, lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, kiến thức
un bác tài hoa, miêu tả dịng sơng vừa hung bạo, dữ dội vửa thơ mộng, trữ
tình và người lái đị Sơng Đà tài trí, dũng cảm có tay lái điêu luyện.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp

0,25


Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
e. Sáng tạo

0,5

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong q trình
phân tích, đánh giá; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm

10,0


SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

ĐỀ CHÍNH THỨC
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người
khác. Trong khi người thành cơng ln nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của
người khác thì kẻ thất bại lại khơng làm được điều đó. Họ khơng muốn nhắc đến thành

cơng của người khác, đồng thời ln tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng
tị hiềm, thói ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.
Đố kị khơng những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát
triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và khơng thể tận dụng
hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn.Ganh tị với sự thành công của người
khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành cơng của chính mình.
Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức
được rằng, bạn là duy nhất và khơng bao giờ có người nào hồn tồn giống bạn, cả về
diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người
khác, bạn hãy tập trung tồn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng
hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui
mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp
cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành cơng như họ”.
(Trích “Khơng gì là khơng thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ?
Câu 2. Căn cứ vào đoạn trích, hãy cho biết đâu là sự khác biệt giữa người thành công và
kẻ thất bại?
Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác
biệt và bình đẳng” ?
Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm: “Đố kị khơng những khiến con người cảm
thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người” khơng ? Vì sao ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc làm thế nào để từ bỏ thói đố kị ?
Câu 2. (5,0 điểm)
“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành”
( Trích: Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1. NXB Giáo dục).
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ trên.
Từ đó hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.
------------HẾT------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ……………………………..SBD:……………………………


SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

Phần Câu
I

HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
(HDC gồm 04 trang)

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU


3.0

1

Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là: Bình luận

0.5

2

Sự khác biệt giữa người thành cơng và kẻ thất bại: Trong khi người thành cơng
ln nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại
lại khơng làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người
khác, đồng thời ln tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lịng tỵ hiềm,
thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí.

0.5

3

Ý kiến “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng” có thể hiểu
là:
- Sự khác biệt có nghĩa là: Mỗi con người đều được sinh ra với diện mạo, tính
cách và phẩm chất khác nhau.
-Bình đẳng có nghĩa là: Mỗi con người đều được ban cho một hoặc những khả
năng vượt trội hơn người khác ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống.

1.0

4


Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải phù hợp, gợi ý:
- Đồng tình
- Lí giải:
+ Đố kị khiến con người nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như giận giữ, thù ghét
đối với người khác; gây chán nản, thất vọng về bản thân; do đó, dẫn đến sự mệt
mỏi.
+ Đố kị khiến con người luôn bận tâm đến cuộc sống của người khác, sự thành
đạt của người khác mà đánh mất thời gian, cơ hội để tập trung cho sự nghiệp,
cơng việc của bản thân mình.

1,0

II

LÀM VĂN
1

Viết đoạn văn về việc làm thế nào để từ bỏ thói đố kị

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để từ bỏ thói đố kị

0.25



0.75
c. Triển khai vấn đề nghị luận
-Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về việc làmthế nào để từ bỏ thói đố kị
- Để từ bỏ được thói đố kị, trước hết chúng ta cần phải nhận thức được rằng: mỗi
con người khi sinh ra đều được ban tặng cho những tố chất khác nhau.
- Đố kị chỉ có hại cho bản thân chúng ta. Nó sẽ dày vị tâm trí chúng ta, làm
chúng ta chán nản, mất động lực phấn đấu...
- Rèn luyện cho mình một thái độ, suy nghĩ tích cực, học tập những ưu điểm,
những thói quen tốt từ người khác để hồn thiện chính mình.

2

d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có nhiều các diễn đạt mới mẻ.

0.5

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn
thơ trên. Từ đó hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ
Quang Dũng.

5.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Từ đó rút ra nhận xét.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng (0,25 điểm), bài thơ Tây Tiến
và đoạn thơ (0,25 điểm)
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc.
Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khống, hồn
hậu, lãng mạn và tài hoa.
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong
cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ơ (1986)…

0.5

* Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến:
- Ngoại hình: được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại
được bắt nguồn từ hiện thực.
+ Khơng mọc tóc, qn xanh màu lá: hiện thực khốc liệt của chiến tranh…
+ Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng, trở thành
cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến, cách nói rất chủ động, ngang

tàng: khơng mọc tóc chứ khơng phải tóc khơng thể mọc; cái vẻ xanh xao vì đói
khát, vì sốt rét của những người lính vẫn tốt lên vẻ oai phong, dữ dằn.

2.0


- Sức mạnh nội tâm:
+ Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường
+ Dữ oai hùm: khí phách, tinh thần của đoàn quân mang oai linh của chúa sơn
lâm rừng thẳm.
+ Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ
chiến đấu.
→ Thủ pháp đối lập khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm
mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.
- Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ:
+ Dáng kiều thơm: gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ
Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời
+ Chất hào hoa lãng mạn của người lính ra đi từ đất Hà thành -> Vẻ đẹp riêng,
độc đáo mới lạ về hình tượng người lính.
- Lí tưởng, khát vọng cao cả:
+ Rải rác nơi biên cương là những nấm mồ vơ danh khơng một vịng hoa, khơng
một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ ảm đạm
và thê lương.
+ Từ Hán Việt biên cương, viễn xứ: mang màu sắc trang trọng cổ kính như để
bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu khơng khí thiêng liêng đượm vẻ
ngậm ngùi, thành kính
+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng vì
tình u Tổ quốc nên “chẳng tiếc đời xanh” -> quyết liệt, dứt khoát như một lời
thề.
- Sự hi sinh của họ:

+ Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội.
+ Áo bào thay chiếu anh về đất: làm sang trọng đời lính.
+ Về đất là cách nói giảm nói tránh: giảm đi tính chất bi thương của những mất
mát. Sự thanh thản của những người anh hùng sau khi đã làm trịn nhiệm vụ
+ Sơng Mã gầm lên khúc độc hành: dữ dội, hào hùng, thấm đẫm tinh thần bi
tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn
những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.
* Nghệ thuật:
+ Kết hợp bút pháp lãng mạn và tả thực.
+ Khai thác triệt để thủ pháp đối lập tương phản: Hiện thực chiến đấu gian khổ
thiếu thốn, bệnh tật > < ý chí kiên cường, tâm hồn lạc quan.
+ Hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm và sống động, ấn tượng.
+ Ngơn ngữ giàu nhạc tính, giàu chất tạo hình, từ Hán Việt: cổ kính, trang trọng.
+ Giọng điệu bi tráng, trầm hùng phù hợp với hình tượng, cảm xúc thơ.

0.5

* Nhận xét bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng

0,5


- Chất hiện thực: hiện thực đến trần trụi, không né tránh hiện thực tàn khốc của
chiến tranh ( khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật…); không né tránh cái chết.
 Chất hiện thực tôn lên vẻ đẹp bi tráng của hình tượng.
- Bút pháp lãng mạn:
+ Thể hiện ở nỗi nhớ và tình u, gắn bó q hương, giọng điệu ngợi ca, tự hào
tràn ngập trong mỗi dòng thơ về người lính
+ Tơ đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào hoa trong tâm hồn người lính Hà
Thành qua thủ pháp đối lập: vẻ ngoài dữ dội với tâm hồn bên trong dạt dào cảm

xúc, bay bổng.
+ Tô đậm những cái phi thường, sử dụng thủ pháp đối lập: Hiện thực, thiếu thốn,
bệnh tật, hi sinh > < sức mạnh dữ dội , lẫm liệt và lý tưởng anh hùng cao cả, sự
hi sinh bi tráng.
+ Bút pháp lý tưởng hóa hình tượng.
 Hiện thực và lãng mạn cùng khắc tạc nên bức tượng đài độc đáo và cao đẹp
của người lính chống Pháp.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

Tổng điểm

10.0

-----------------------HẾT-------------------------



×