Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.76 MB, 17 trang )

ĐỀTHITHỬTHPT
QUỐCGI
AMÔN

NGỮVĂN

Lớp12năm 2022
SevendungNguyen


TRƯỜNG THPT
HUỲNH THÚC KHÁNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (LẦN 1)
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian 120 phút ( không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các u cầu:
Trong dịng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, có phải ai sinh ra cũng có
được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc tồn diện mà cịn đó nhiều mảnh đời
đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà
cịn phải biết quan tâm đến những người khác. (Đó chính là sự ‘cho” và ’nhận” trong cuộc đời
này).
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng số người có thể cân
bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “ Những ai biết sống yêu
thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản
thân mình, ta đã làm được những gì ngồi lời nói? Cho nên giữa nói và làm là hai chuyện hoàn


toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà
khơng nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người
khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tội của bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người
để cuộc sống khơng đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là
tình u thương. Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều
nhất là lúc ta đươc nhận lại nhiều nhất.
(Trích Lời khuyên cuộc sống…)
Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên ?
Câu 3. Hãy giải thích vì sao người viết cho rằng: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi
cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”.
Câu 4. Thơng điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Chính lúc
ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.”
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm


Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hồng bay về hịn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ơng móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đồn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng…
(Ngữ văn 12, Tập một, trang 120)
--- HẾT ---


TRƯỜNG THPT
HUỲNH THÚC KHÁNG

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA (LẦN 1)
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: Ngữ văn

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

1

Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính là: phân tích

0,5


2

Nội dung chính của văn bản: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống

0,5

3

Người viết cho rằng: “hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ
thật sự đến khi bạn cho đi mà khơng nghĩ ngợi đến lợi ích của chính
bản thân mình” bởi vì đó là sự ’cho” xuất phát từ tấm lịng, từ tình u
thương thực sự, khơng hề có sự vụ lợi hay tính tốn thiệt hơn.

1,0

4

Thơng điệp có ý nghĩa nhất; Trao yêu thương sẽ nhận được u
thương

1,0

vì:
+ Sống khơng chỉ là nhận mà phải biết cho đi tình yêu thương.
+ Khi cho đi nhiều nhất là lúc ta nhận được nhiều nhất

0,5
0,5

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu
1

Nội dung cần đạt

Điểm

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến sau: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận
lại nhiều nhất.”

2,0

1.1.

0,25

Yêu cầu về hình thức
- Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ
-Trình bày mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

1.2. Yêu cầu về nội dung:
1.2.1. Giải thích
-Nghĩa đen: Cho đi, nhận lại. thể hiện quan hệ nhân quả, là một cách
ứng xử trong cuộc sống
Nghĩa bóng:
+ Cho đi cũng là cách yêu thương chia sẻ
+ Nhận lại là thu về một món quà được đáp trả
- Câu nói là bài học đầy ý nghĩa trao yêu thương sẽ nhận lại yêu
thương

1.2.2. Phân tích:
Cho đi có nhiều biểu hiện như: trao yêu thương cho người khác,
giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn hay chia sẻ với cộng đồng bằng
những việc làm đầy ý nghĩa.

0,25

0,5

0,75


- Làm được điều đó, ta sẽ thu về món q vơ giá. Đó là tình thương
u, trân trọng của mọi người, hơn thế đó cịn là sự bình n, thanh
thản trong tâm hồn.
Câu nói có ý nghĩa khẳng định: khi ta cho đi, ta sẽ trở nên hạnh phúc
1.2.3. Bàn luận:
- Ca ngợi những người luôn biết sống vị tha, biết chia sẻ.
Phê phán những kẻ sống vị kỉ, chỉ quan tâm tới lợi ích riêng của
mình, chỉ muốn nhận về mà không biết cho đi

2

0,25

1.2.4. Bài học nhận thức và hành động: khẳng định câu nói là bài
học quý về cách ứng xử cho tất cả mọi người.

0,25


Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

5,0

2.1. Về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học, lập luận
chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, khơng
mắc lối chính tả, dung từ, đặt câu…
2.2. Về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước
được trích, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ
được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận:
Hai thành tố Đất và Nước khi thì được tách riêng, khi thì hợp lại
nhưng đều tập trung thế hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Tư
tưởng ấy thấm đượm trong những “định nghĩa” khác nhau về Đất
nước.
- Cảm nhận đất nước từ phương diện không gian:

0,5

1.5

+ Đất nước gắn với không gian gần gũi trong cuộc sống sinh hoạt
đời thường của mỗi người (Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi
em tắm).
+ Đất nước gắn với không gian của tình u đơi lứa (Đất nước là
nơi ta hị hẹn/ Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ
thầm )
+Đất nước gắn với không gian tráng lệ, rộng lớn, giàu đẹp của lãnh

thổ (Đất là nơi “con chim phượng hồng bay về hịn núi bạc”/Nước là
nơi “con cá ngư ơng móng nước biển khơi”/)
+ Đất nước gắn với không gian sinh tồn thiêng liêng của dân tộc
Đất Nước là nơi dân mình đồn tụ)
- Cảm nhận đất nước từ phương diện thời gian: Đất nước gắn với
chiều dài (Thời gian đằng đẵng) và chiều sâu lịch sử của dân tộc (Đất
là nơi Chim về / Nước là nơi Rồng ở/ Lạc Long Quân và Âu Cơ /Đẻ
ra đồng bào ta trong bọc trứng…)
Cảm nhận đất nước từ phương diện bản sắc văn hóa: Đất nước gắn

0,75


liền với chiều sâu văn hóa của dân tộc (Đất Nước là nơi em đánh rơi
chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm / Đất là nơi “con chim phượng hoàng
bay về hòn núi bạc” / Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển
khơi”; Lạc Long Quân và Âu Cơ /Đẻ ra đồng bào ta trong bọc
trứng”).
Nghệ thuật: thể thơ tự do, giọng thơ biến đổi linh hoạt, lối tách
từ độc đáo, sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo những chất liệu
văn hóa dân gian: hình thức biểu đạt giàu chất suy tư, trữ tình- chính
luận sâu lắng thiết tha…
Đánh giá: đoạn thơ thể hiện cách cảm nhận, khám phá mới mẻ,
độc đáo về đất nước trên nhiều phương diện; thể hiện tình yêu sâu sắc
của nhà thơ và nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với
đất nước.-

Hết

0,75


1,0

0,5


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Giấc mơ của anh hề
Thấy mình thành triệu phú (…)
Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn
Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ
Thằng bé mồ côi lạnh giá
Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ
Trên đá lạnh, người tù
Gặp bầy chim cánh trắng
Kẻ u tối suốt đời cúi mặt
Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.

ĐỀ THI THỬ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề.

Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày
Trong hư ảo người sống phần thực nhất
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người

Vươn đến những điều đạt tới
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ khơng cịn nếu chẳng có khơi xa…”
(Trích Giấc mơ của anh hề - Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ – Thơ tình,
NXB văn học, năm 2002)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ:
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý thơ sau của tác giả khơng? Lý giải vì sao?
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
Bờ khơng cịn nếu chẳng có khơi xa…
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cách anh/chị
thực hiện ước mơ của mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
Khơng những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tơi vẫn cịn được treo ở nhiều
nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn
thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tơi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu
nhìn lâu hơn, bao giờ tơi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà

vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt
sũng, khn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên
mặt đất chắc chắn, hịa lẫn trong đám đơng…
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, năm
2007, trang 77-78)
Phân tích cảm nhận của nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét quan niệm nghệ thuật của
nhà văn được thể hiện qua tác phẩm.
………………………..Hết………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

THI THỬ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài thi: NGỮ VĂN

PHẦN

Câu

I.
Đọc
hiểu

1
2

II

Viết
đoạn
văn
nghị
luận
khoảng
200
chữ

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu (đoạn trích Giấc mơ của anh hề - Lưu Quang Vũ)
Thể thơ: Tự do
Chỉ ra một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: (Học sinh chỉ cần gọi đúng tên một
biện pháp tu từ (0,25 điểm), chỉ ra đúng biện pháp đó (0,25 điểm)
+ Liệt kê: những giấc mơ của anh hề, người hát xẩm, cậu bé mồ côi nghèo khổ,
người tù…
+ Đối lập (tương phản): anh hề/ trở thành triệu phú; người hát xẩm/ lâu đài rực
rỡ; thằng bé mồ côi/ trong tay chiếc bánh khổng lồ; kẻ u tối/ thảnh thơi dưới
mặt trời...
+ Phép điệp ngữ: những giấc mơ
Những giấc mơ êm đềm
Những giấc mơ nổi loạn
+ Phép so sánh:
Những giấc mơ… như cánh chim vẫy gọi những bàn tay
Đời sống là bờ
Những giấc mơ là biển
* Học sinh có thể có phát hiện riêng, nếu chỉ đúng, giáo viên vẫn cho điểm.

3
Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của các câu thơ:
Cái không thể nào tới được
Đã giục con người
Vươn đến những điều đạt tới
Học sinh có thể diễn đạt theo cách riêng, nhưng cơ bản hiểu được:
- Ước mơ vẫy gọi, thúc giục con người phấn đấu đạt được điều mình mong
mỏi; (0,5 điểm)
- Ước mơ thôi thúc con người nỗ lực hành động để biến điều khơng thể thành
điều có thể.( 0,5 điểm)
4 HS có thể bày tỏ sự đồng tình/ khơng đồng tình với ý thơ (0,25 điểm), nhưng
lý giải phải thuyết phục (0,75 điểm).

3,00
0,50
0,50

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng
200 chữ) chia sẻ cách anh/chị thực hiện ước mơ của mình.
Đảm bảo cấu trúc và dung lượng đoạn nghị luận (khoảng 200 chữ). Có mở
đoạn, thân đoạn và kết đoạn, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chia sẻ cách anh/chị thực hiện ước mơ
của mình.
Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có những ý
kiến chia sẻ riêng, nhưng cơ bản đảm bảo một số ý sau:
- Ước mơ: điều tốt đẹp mà con người mong mỏi đạt được, là cái mục tiêu/ mục
đích để cho ta phấn đấu, nỗ lực vươn tới.
- Cách để thực hiện ước mơ:
+ Trước hết phải lắng nghe chính mình, xác định được ước mơ của bản thân là

gì.
+ Ni dưỡng ước mơ.
+ Nỗ lực hành động bằng cách tu dưỡng, học tập, rèn luyện…
+ Quyết tâm theo đuổi mục tiêu.

2,00

Câu
1

1,00

1,00

0,25

0,25
1,50


* Hoc sinh có thể chia sẻ về ước mơ cụ thể, và những cảm nhận từ việc theo
đuổi và thực hiện ước mơ đem lại ( khuyến khích cho điểm)
Phân tích cảm nhận của nghệ sĩ Phùng trong đoạn trích ở cuối tác phẩm.
Từ đó, nhận xét quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm.

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
năng khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

Nội Giới thiệu
dung - Những nét khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc
thuyền ngoài xa.
- Nêu được vấn đề: cảm nhận của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về bức ảnh chụp và
nhận xét quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm.
Học sinh có thể phân tích, trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản
đảm bảo được các ý sau:
- Phân tích cảm nhận của nghệ sĩ Phùng :
+ Tấm ảnh là hiện thân của nghệ thuật, cái đẹp, và là kết quả của lao động sáng
tạo của nghệ sĩ. Cái đẹp được tôn vinh, và có giá trị lâu dài (mãi mãi về sau,
tấm ảnh chụp của tơi vẫn cịn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình
sành nghệ thuật).
+ Màu hồng của ánh sương mai biểu hiện cho cái đẹp thi vị, lãng mạn, dễ thấy
nên thấy trước, cịn hình ảnh người đàn bà hàng chài với đời sống vất vả lam
lũ thì khó thấy nên thấy sau, nhưng khi đã phát hiện ra thì khơng thể qn và
khơng được phép quên.
+ Bức ảnh thể hiện sự ám ảnh của người nghệ sĩ về hiện thực cuộc đời qua
hình ảnh và số phận người đàn bà hàng chài. Đó khơng phải là hiện tượng cá
biệt, mà nó đã trở thành biểu tượng cho số phận chung của người lao động
nghèo khổ.
Câu
2.

Làm
bài văn
nghị
luận
văn
học


5,00
0,50

0,50
0,50

1,50

- Nhận xét quan niệm nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm:
1,00
+ Quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: nghệ thuật phải
gắn liền với cuộc đời.
+ Nhà văn phải có cái nhìn tồn diện, sâu sắc về cuộc đời và con người, phải
quan tâm đến số phận con người.
+ Nhắc nhở người nghệ sĩ về điều cốt lõi cho mọi sáng tạo nghệ thuật là số
phận con người và sự thật cuộc đời.
Nghệ thuật:
0,50
- Sáng tạo hình ảnh giàu tính biểu tượng, chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt,
gợi mở trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa.
- Văn phong giản dị, trong sáng, giàu suy tư, triết lý.
Kết luận:
0,50
- Chiếc thuyền ngoài xa là sáng tạo nghệ thuật độc đáo, thể hiện tài năng của
Nguyễn Minh Châu.
- Tác phẩm thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ: luôn quan tâm trăn trở về số
phận con người cũng như trách nhiệm của người nghệ sĩ.
*Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng, thầy cơ cần cân nhắc cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng
tạo.



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI
-------------------------

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THI THAM KHẢO
(ĐỀ 01)

(Đề thi có 02 trang)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chờ sớm chiều tóm tém
Hồng hơn đọng trên môi bà quạch thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Thành rau má rau sam…
Thành bát canh ngọt mát
Tơi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình
Gia tài ngoại là các con các cháu
Là câu hát nương che ngày gió bão
Là chảo nồi, chum vại, lọ và chai…

Là mắm muối, tương cà, gạo đỗ
Là mụn vải vá viu ngày thương khó
Cúc tần xanh nghèo ngặt
Cúc tần xanh…
(Trích Thời nắng xanh – Trương Nam Hương,
Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số ra ngày 4-12-2014)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu (0,5 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của các dịng thơ sau:
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu cào cào về cháu bắt
Thành rau má rau sam…
Thành bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình (1,0 điểm)
Câu 4. Hình ảnh của nhân vật người bà ở đoạn trích trên gợi cho anh/chị những cảm xúc
gì? (1,0 điểm)


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trị của những kí ức tuổi thơ đối với việc hình
thành nhân cách mỗi con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo
hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hịn ấy trơng nghiêng
thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn

khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ơng đị hai tay giữ
mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hị la vang
dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể
quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hơng thuyền. Có lúc
chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đổ vật túm thắt lưng ơng đị địi lật
ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt. Sóng thác đã đánh đến miếng địn
hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vơ sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đị […].
Mặt sơng trong tích tắc lồ sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa
vào đầu sóng. Nhưng ơng đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt
méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm.
Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác.
(Trích Người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tn,
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục – 2011, tr189, tr190)
Phân tích sự hung bạo của con Sơng Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về
phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
.……………..Hết……………..


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI
ĐỀ THAM KHẢO
SỐ 01
Phần
I

Câu
1
2
3
4


II
1

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)

Nội dung

Điểm
3,0
0,5

Thí sinh trả lời một trong hai biện pháp tu từ sau:
- So sánh: Nắng - như thể lá trầu;
- Ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): Nắng – xanh mơn.
- Khắc họa nỗi vất vả, gian lao và sự hi sinh của người bà;
- Thể hiện tình yêu thương của người cháu đối với bà.
Thí sinh có thể trình bày cảm xúc của bản thân theo nhiều cách khác nhau,
tuy nhiên cần xuất phát từ tình cảm chân thành. Một số gợi ý:
- Cảm xúc yêu thương, gắn bó, biết ơn …. dành cho người bà hiền hậu, tảo
tần, chăm lo cho con cháu;
- Trân trọng tình cảm thiêng liêng của gia đình.
LÀM VĂN

0,5


Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trị của những kí
ức tuổi thơ đối với việc hình thành nhân cách mỗi con người.
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phânhợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của những kí ức tuổi thơ đối
với việc hình thành nhân cách mỗi con người.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp và kết hợp dẫn chứng
để triển khai vấn đề theo nhiều cách. Có thể triển khai theo hướng:
- Kí ức tuổi thơ là những kỉ niệm thời thơ ấu theo suốt cuộc đời của mỗi con
người.
- Ý nghĩa:
+ Tạo cho bức tranh cuộc sống của mỗi người trở nên nhiều màu sắc;
+ Nuôi dưỡng tâm hồn, tạo nên những cảm xúc đáng nhớ;
+ Gắn liền với quá trình trưởng thành và góp phần hình thành nhân cách của
mỗi con người;
- Cần lưu giữ và trân trọng những kí ức của tuổi thơ.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2,0

ĐỌC HIỂU
Thể thơ: Tự do.

1,0
1,0


7,0

0,25
0,25
1,0

0,25
0,25


2

Câu 2. (5.0 điểm): Phân tích sự hung bạo của con Sơng Đà trong

5,0

đoạn trích. Từ đó, nhận xét về bút pháp nghệ thuật độc đáo của
nhà văn Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự hung bạo của con Sông Đà trong đoạn trích và bút pháp nghệ thuật độc
đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm tùy bút Người lái

đị Sơng Đà và vấn đề nghị luận.
* Sự hung bạo của con Sông Đà:
- Vẻ dữ dằn, hống hách của sông Đà trước khi bước vào cuộc chiến.
- Sự hung bạo, tàn độc ở những địn tấn cơng của những luồng sóng, mặt
nước, sóng nước, sóng thác sơng Đà vào ơng lái đị và con thuyền.
- Sự hung bạo, nguy hiểm hiện rõ ở vết thương và khuôn mặt méo bệch của
ơng lái đị trong cuộc hổn chiến.
* Nghệ thuật:
- Liên tưởng độc đáo, tài hoa,…
- Vận dụng hiệu quả các biện pháp tu từ;
- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.
* Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
- Cái tôi tài hoa, uyên bác: vốn sống phong phú và trí tưởng tượng dồi dào
tạo nên những trang viết hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật cao.
- Cách viết cầu kì độc đáo, tài năng điêu luyện trong việc sử dụng ngơn từ
và hình ảnh.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM

.……………..Hết……………..

0,25
0,5

0,5
3,0


0,25
0,5
10,0


SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
Trường THPT Bùi Dục Tài

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 - 2021
Môn : Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những ước mơ xa: đến đỉnh
cao nhất. Có những ước mơ gần: Một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ
lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người chu du một vịng thiên
hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa
q và khơng thể điểu khiển đời mình nữa, chỉ cịn bng xi và tiếc nuối. Tơi nhận ra rằng,
ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến
nơi bạn muốn.
Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng
học khơng phải để thốt khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có
thể làm điều mình u thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất
có thể, một cách xứng đáng và tự hào.
Mỗi một người đều có vai trị trong cuộc đời này và đều đáng đươc ghi nhận. Đó là lí do để
chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng cơng việc bình thường khác.(...)
Phần đơng chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta
vươn lên từng ngày. Bởi ln có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017; tr160)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao “chúng ta khơng thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ rúng cơng việc
bình thường khác” ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình u thích một cách tốt
nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan niệm: Phần đơng chúng ta cũng sẽ là người bình thường.
Nhưng điều đó khơng thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi ln có một đỉnh cao cho
mỗi nghề bình thường. Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về ý kiến sau: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.
Câu 2 (5,0điểm):
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vậtTràng sau khi nhặt vợ ( Vợ nhặt – Kim Lân).

-----HẾT-----


HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Phần
Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
1
Theo tác giả “chúng ta khơng thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ
2
rúng cơng việc bình thường khác” vì mỗi người đều có vai trò trong

cuộc đời này và đáng được ghi nhận
Câu "học để có thể làm điều mình u thích một cách tốt nhất và từ
3
đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng
đáng và tự hào" được hiểu là:
- Học là con đường tốt nhất để mỗi chúng ta có được cơng việc u
thích và mong muốn
- Khi tích lũy đủ kiến thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta
sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình
bỏ ra
Các em đưa ra quan điểm của mình, đồng tình hoặc khơng đồng tình
4
sau đó đưa ra lập luận để bảo vệ cho quan điểm đó
 ( Gợi ý: Mỗi nghề đều có một vị trí ý nghĩa xã hội; Phải có tâm
huyết, nỗ lực với nghề mà mình đã chọn…)

Điểm
3,0
0,5
0,5

1,0

1,0

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm

II
LÀM VĂN
7,0
Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn 2,0
1
muốn.
* Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn
0,25
* Xác định đúng vấn đề nghị luận






0,25

*Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ 1,0
bản đảm bảo những yêu cầu sau:
- Giải thích: Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi
chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước
mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng, đường
đi để dẫn tới thành cơng.
- Vì sao chỉ cách thức mà bạn thực hiện mơ mới đưa bạn đến nơi bạn
muốn
+Ước mơ mà khơng hành động thì ước mơ đó khơng có ý nghĩa, ước
mơ chết.
+ Cần có những hành động đúng đắn, nhân văn để thực hiện ước mơ
và khẳng định bản thân.
- Cách thực hiện ước mơ:

+Xác định ước mơ









2

+Đưa ra mục tiêu phấn đấu và không ngừng nỗ lực.
+Tin tưởng bản thân
- Mở rộng
Trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý
tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn cịn nhiều bạn trẻ sống
khơng có ước mơ.
Các bạn khơng hiểu mình muốn gì và khơng có ý chí phấn đấu, sống
tầm thường, bng xi theo số phận.
- Cần có những suy nghĩ và hành hành động tích cực để thực hiện
ước mơ
*Khơng mắc lỗi chính tả, diễn đạt…
0,25
*Sáng tạo:Diễn đạt độc đáo, mới mẻ…
0,25
5,0
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vậtTràng sau khi nhặt
vợ ( Vợ nhặt – Kim Lân).
0,25

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
0,5
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận
c.Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp
xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản đảm bảo những
yêu cầu sau:
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, dẫn dắt được vấn đề nghị luận.
* Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Hồn cảnh gia đình: dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, mẹ già,
cuộc sống bấp bênh, ...
- Hồn cảnh bản thân: xấu xí, thơ kệch: “hai con mắt nhỏ tí”, “hai
bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp; tính cách: dở hơi,
vụng về
* Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng sau khi nhặt vợ trong
tác phẩm Vợ nhặt
– Chặng 1: Cách chọn vợ đại khái: lời hò và khi gặp lần thứ hai chỉ
là lời đùa giỡn với thị.
+ Lúc đầu tỏ ra “chợn” (sợ) “…thóc gạo này mà cịn đèo bịng” sau
cũng tặc lưỡi "chậc, kệ".
=>Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng
cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người
cùng cảnh ngộ.
+ Đưa người đàn bà vào chợ tỉnh mua đồ: sự nghiêm túc, chu đáo
của Tràng trước quyết định lấy vợ.
– Chặng 2: Cảm giác tự đắc, vui sướng, hồi hộp, nhưng vẫn sống
trong cảm giác nghi hoặc
+ Trên đường đưa vợ về nhà
 Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”


0,5
0,5

1,5


“tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”, ...
 Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng
sủa.
-> Niềm vui, tự đắc, hạnh phúc, hãnh diện.
+ Khi vợ vào nhà
 Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn
vì thiếu bàn tay của đàn bà -> Hành động ngượng nghịu nhưng
chân thật, mộc mạc.
 Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng
người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ
tuột khỏi tay.
 Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh
đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ -> biết lễ nghĩa.
 Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh
lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp.
 Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
-> Hồi hộp, bối rối, hạnh phúc, lo lắng
– Chặng 3: Sự tự ý thức về hạnh phúc
+ “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”… ”Hắn xăm xăm chạy
ra… căn nhà”
+ Phân tích từ “nên người” và “xăm xăm”
+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngơi nhà
+ Tràng nhận ra vai trị và vị trí của người đàn bà trong gia đình.
+ Thấy mình trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn với gia đình, với

vợ và những đứa con sau này.
=> Hành động nhanh, mạnh mẽ, thể hiện sự chủ động của Tràng.
– Chặng 4: Những dự cảm đổi đời
+ Hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới trong suy nghĩ > báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới, một tương lai tươi sáng.
Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều
hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn
con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã .
* Đặc sắc nghệ thuật
- Cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo
- Ngịi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
- Ngơn ngữ bình dị, gần gũi.
* Đánh giá, cảm nhận chung về tâm trạng nhân vật Tràng.


I+II

0,5

0,5

0,5
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ; suy nghĩ sâu sắc về
vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0,25
ngữ nghĩa tiếng Việt.
TỔNG ĐIỂM
10,0




×