ĐỀTHITHỬTHPT
QUỐCGI
AMÔN
NGỮVĂN
Lớp12năm 2022
SevendungNguyen
SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TIẾP CẬN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm có 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Có rất nhiều người đang sống mà quên đi ước mơ của mình. Họ đi trên con đường
được định sẵn mà chẳng bao giờ buồn và chất vấn về điều ấy.
Bạn có chất vấn về nó. Tất cả chúng ta đều phải vẽ nên lộ trình riêng, lộ trình sẽ dẫn
chúng ta đến nơi chúng ta muốn, chứ không phải nơi người khác bảo chúng ta nên đến. Bạn
có thích cơng việc mình đang làm để mưu sinh khơng? Nếu câu trả lời là “không”, bạn đã đi
sai đường. Bạn có hài lịng với lối sống hiện tại của mình khơng? Vị trí hiện tại của bạn có
thể giúp ích được cho người khác không? Nếu “không” bạn đã đi sai đường. Nếu bạn bị sa
thải ngay ngày hôm nay, liệu bạn có thể thành lập cơng ti riêng khơng? Nếu “không” bạn đã
đi sai đường… “Nếu bạn không xây dựng giấc mơ của mình thì người khác sẽ thuê bạn xây
dựng giấc mơ của họ”.
Câu nói này xuất phát từ tâm hồn tôi, và tôi đã khắc cốt ghi tâm nỗi đau từ chân lý của
câu nói ấy. Tơi cảm thấy dù có làm việc cho người khác thì cơng việc đó cũng nên là cơng
việc mà ta mơ ước. Nếu không, chúng ta nên xây dựng công việc mơ ước mà cuối cùng nó sẽ
thay thế cơng việc thường nhật của chúng ta. Hãy để một chiếc máy tính hoặc lũ rơ - bốt làm
những cơng việc văn phịng vơ nghĩa và nhàm chán. Một con người thì không nên làm một
công việc vô nghĩa, nhàm chán trong thế giới này […]. Tôi đã từng làm nhiều công việc không
cần động não và chúng chỉ làm tốn thời gian và năng lượng mà thơi. Ấy thế nhưng đó là con
đường được định sẵn cho rất nhiều người trong chúng ta.
[…] Trong lúc còn đi học, bạn cũng nên dành thời gian để tự nghiệm mình. Hãy tìm hiểu
bản thân. Hãy u lấy chính mình. Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu tận đáy trái tim. Hãy
chất vấn về con đường được định sẵn. Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con
đường chạm tới một đích đến mới.
(Tony A.Gaskins, Phạm Trần Thoại Như dịch – “The Dream Chaser”, NXB Dân Trí, tr.11)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả trong lúc còn đi học bạn cần làm gì?
Câu 3: Anh/ chị hiểu nghĩa câu sau như thế nào?
“Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một đích đến mới.”
Câu 4: Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của tác giả “Hãy vẽ nên những giấc mơ từ sâu
tận trái tim” khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn ngữ liệu ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
nói lên suy nghĩ bản thân về sự cần thiết của tính chủ động để có thể ‘‘vẽ nên lộ trình riêng
cho mình” trong tương lai.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích cảm hứng về Đất Nước trong đoạn trích sau:
“...Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ơi những dịng sơng bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sơng xi.
(“Đất Nước” – Trích Trường ca mặt đường khát vọng; Nguyễn Khoa Điềm)
Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ.
-------------------------HẾT--------------------------
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI KÌ THI TIẾP CẬN TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN – Năm học 2021-2022
(Đáp án- Thang điểm có 04 trang)
Phần
Câu
I
Điểm
Đọc hiểu văn bản
3,0
1
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Hs trả lời như đáp án đạt 0,5 điểm
2
- Theo tác giả trong lúc còn đi học bạn cần: dành thời gian để tự nghiệm
mình. Hãy tìm hiểu bản thân. Hãy u lấy chính mình. Hãy vẽ nên những
giấc mơ từ sâu tận đáy trái tim. Hãy chất vấn về con đường được định sẵn.
Đừng sợ đi đường vòng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm tới một
đích đến mới.
Hs trả lời như đáp án đạt 0,5 điểm
Hs trả lời được 1/2 ý là 0,25 điểm
3
4
II
Nội dung
1
0,5
0,5
Câu nói: “Đừng sợ đi đường vịng. Đừng ngại phải vẽ nên con đường chạm
tới một đích đến mới.”
-> Lời khuyên : đừng sợ khó khăn, trở ngại; mỗi chúng ta cần mạnh dạn
0,5
chủ động trong việc tìm ra những hướng đi mới, và riêng để đạt được thành
0,5
công
Hs trả lời được 1/2 ý là 0,5 điểm
Hs trả lời giống đáp án là 1,0 điểm
Đây là câu hỏi mở thí sinh có thể trả lời đồng tình, hoặc khơng đồng tình.
Điều cơ bản là thí sinh phải lí giải sao cho hợp lí .
Có thể theo hướng sau: đồng tình (0,25 điểm ) Vì :
Giấc mơ chính là những hồi bão, khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp mà con
người vạch ra để có động lực phấn đấu. Trong q trình thực hiện giấc mơ
có rất nhiều khó khăn và trở ngại, vì vậy mỗi người cần thực hiện giấc mơ
với sự đam mê, nhiệt huyết thật sự của bản thân mới có thể thực hiện được
giấc mơ đó của mình.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục( 0,75 điểm)
- Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
1.0
Từ đoạn ngữ liệu ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) nói lên suy nghĩ bản thân về sự cần thiết của tính chủ
động để có thể ‘‘vẽ nên lộ trình riêng cho mình” trong tương lai.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng
- phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
0,75
Học sinh có thể trình bày nhiều cách, nhưng cần có những nội dung cơ
bản sau:
- Giải thích:
Chủ động là tự mình hành động, khơng bị chi phối bởi người khác 0,25
hoặc hồn cảnh bên ngoài.
Sống ở thế chủ động là hành động độc lập với hoàn cảnh xung
quanh, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả
mọi lĩnh vực, chủ động tìm tịi, chủ động đề nghị, chủ động dấn
thân…
- Bàn luận:
Học sinh cần tính chủ động để có thể ‘‘vẽ nên lộ trình riêng cho mình”
0,25
trong tương lai
Trong thời điểm dịch Covid bùng phát, HS phải chủ động, tự giác
trong học tập. Việc chủ động ấy, giúp hs người tự tin, bản lĩnh, linh
hoạt thích ứng trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn
thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ;
0,25
Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là
một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại tồn cầu hóa, đặc biệt
khơng thể thiếu đối với cơng dân tồn cầu.
Cần phê phán những bạn hs sống dựa dẫm, thụ động, hay đỗ lỗi cho
hoàn cảnh
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù
hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng khơng có
dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ khơng xác đáng, khơng
liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, khơng có dẫn chứng hoặc dẫn
chứng khơng phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
Phân tích cảm hứng về Đất Nước trong đọan trích “Đất Nước” của nhà
thơ Nguyễn Khoa Điềm. Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn
hoá dân gian của nhà thơ.
5.0
A. Yêu cầu về kĩ năng:
1. Biết cách nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng diễn đạt
lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
0,5
2. Thí sinh biết xây dựng được những luận điểm, biết chọn lựa dẫn chứng
và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm.
3. Biết vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
B. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng
về cơ bản cần làm rõ được các ý chính sau:
B. Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
0.5
2. Thân bài:
3,0
2.1. Giới thiệu khái quát chung:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Trường ca “Mặt đường khát vọng” (hoàn 0.5
cảnh ra đời, mục đích sáng tác,..), vị trí của đoạn trích,..
2.2. Phân tích đoạn thơ:
a. Cảm nhận về đất nước hướng đến tư tưởng “Đất Nước của Nhân
dân” trên phương diện văn hóa
-“Đất Nước của ca dao thần thoại”. Nhắc đến ca dao thần thoại, ta lại càng 0,5
nhớ đến nhân dân, vì hơn ai hết, nhân dân lại là người sáng tạo ra văn hóa
dân gian. Đất nước của “ca dao thần thoại” nghĩa là Đất Nước đẹp như vầng
trăng cổ tích, ngọt ngào như ca dao, như nguồn sữa mẹ nuôi ta lớn nên
người. Và không phải ngẫu nhiên tác giả nhắc tới hai thể loại tiêu biểu nhất
của văn học dân gian.
+“Thần thoại” thể hiện cuộc sống qua trí tưởng tượng bay bổng của
nhân dân.
+Cịn “ca dao” bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân với tình yêu
thương, với sự lãng mạn cùng với tinh thần lạc quan.
+ Đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và có khả 0,5
năng phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc một cách đậm nét nhất.
- Và khi nói đến “Đất nước của Nhân dân” một cách tự nhiên, tác giả trở
về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu
biểu là trong ca dao. Ở đây, tác giả chỉ chọn lọc ba câu ca dao tiêu biểu để
nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân
tộc:“Dạy anh… dài lâu”
+ Ở phương diện thứ nhất, Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về tình
cảm thủy chung trong tình yêu của con người Việt Nam.
+ Ở phương diện thứ hai, Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan
niệm sống đẹp đẽ, sâu sắc.
+Ở phương diện thứ ba, nhân dân đã dạy ta phải biết quyết liệt trong 0,5
căm thù và chiến đấu
- Đoạn trích khép lại tư tưởng đất nước nhân dân nhưng lại ngời lên trăm
dáng, trăm màu của dịng sơng văn hóa, đậm đà hương sắc dân gian, linh
hồn Việt...
-> Từ đó có thể khẳng định: nhân dân đã làm ra văn hóa, làm ra đất nước
bằng chính tinh cách, lẽ sống tâm hồn con người Việt Nam.
- Bình luận:
+ Có thể nói, tuổi trẻ thế hệ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận thức được
một cách sâu sắc: Nhân dân là người làm nên lịch sử, làm ra văn hóa đất
nước bằng tất cả tình cảm trân trọng và yêu thương. Suy tư và nhận thức
này của nhà thơ là tư tưởng nghệ thuật đã trở thành truyền thống trong văn
học Việt Nam.Từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu …đã
từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử. Đến các nhà 0,25
thơ, nhà văn trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhận thức
ấy đã được nâng lên thành một tư tưởng có tầm cao mới.
b. Nghệ thuật:
- Giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết, trang trọng.
- Ý thơ giàu chất chính luận; ngơn ngữ thơ mộc mạc.
0,25
- Sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian.
c. Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ:
0,5
- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng, phong phú, tất cả đều gần
gũi, quen thuộc với mỗi con người Việt Nam;
- Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo ca dao, tục ngữ,...
- Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một
không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực,
lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất
dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc
điểm trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ.
3. Kết bài: (...)
0.5
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
0,25
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
*Lưu ý chung:
1. Do đặc trưng của mơn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho
điểm..Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu
ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể khơng giống đáp án, có những ý ngồi đáp
án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Khơng cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu 2
phần làm văn chỉ viết một đoạn văn.
------------------------------------HẾT-----------------------------
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình
hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và
Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ
của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm
nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế
của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn
Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải
thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford.
Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào
một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo
ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ
đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn.
Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo
dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì
chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại
không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả
năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những
viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội
ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt.
(…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng
thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí
Minh, 2016, tr.03)
Thực hiện các u cầu:
Câu 1. Ơng Jonathan và ơng Authur giớng và khác nhau ở điểm nào?
Câu 2. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa
thành công và thất bại là gì?
Câu 3. Ngoài sự lí giải của tác giả, anh/chị hãy chỉ ra một điểm khác biệt tạo nên thành công
và thất bại theo quan điểm của mình.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt không?
Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) bàn về khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành
công.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy
của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân “Trong đầu Mị đang
rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi,Mị cũng sắp đi chơi,Mị quấn lại tóc,Mị với tay lấy cái váy
hoa vắt ở trong vách” và trong đêm đông “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,cắt nút dây mây cởi trói
cho A Phủ …rồi Mị cũng vụt chạy ra . Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi .Mị đuổi kịp A
Phủ,đã lăn,chạy,chạy xuống tới lưng dốc”
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu
tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.
------------------------- Hết ------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
KÌ THI THỬ TNTHPT NĂM 2022
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN
A. Hướng dẫn chung
I. Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giáo viên nắm bắt được nội
dung trình bày trong bài làm của HS để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận
dụng Hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện tính sáng tạo, tư duy
độc lập. Nếu HS làm bài theo cách riêng, không có trong đáp án nhưng đáp ứng yêu cầu cơ
bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.
II. Tổng điểm toàn bài: 10,0 điểm và chiết đến 0,25 điểm.
B. Hướng dẫn cụ thể
Phần
I
Câu
1
2
3
4
II
1
Nợi dung
ĐỌC HIỂU
Ơng Jonathan và ơng Authur giớng và khác nhau ở chỗ:
- Giống: đều có bộ óc thông minh, nhanh nhạy
- Khác: Ông Jonathan thành đạt, là tỉ phú. Ông Authur không thành
đạt, là người làm thuê.
Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác
biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là: khả năng trì hoãn những
mong muốn tức thời, kiềm chế được sự cám dỗ trên đường đời
Ngoài sự lí giải của tác giả, chỉ ra một điểm khác biệt tạo nên thành
công và thất bại theo quan điểm của mình: Thí sinh chọn 1 lí giải
khác, miễn là hợp lí như:
- Sự may mắn
- Những mục tiêu và quyết định đúng đắn
- Sự đam mê và kiên trì
- Sử dụng thời gian khôn ngoan,…
Thí sinh nêu ý kiến của mình và lí giải được quan điểm đó. Thí sinh
có thể trả lời:
- Đồng tình, vì: tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt
là một ví von để chỉ cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào đòi hỏi con
người phải tỉnh táo kiềm chế để vươn tới thành công.
- Đồng tình nhưng bổ sung thêm ý kiến riêng: vì cuộc đời có thể như
viên kẹo thơm ngọt nhưng cũng có thể như viên thuốc đắng, quan
trọng là thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới
thành công.
- Nếu thí sinh trả lời không đồng tình, nhưng giải thích hợp lí vẫn cho
điểm.
LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về khả năng trì hoãn những mong
muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng
– phân – hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khả năng trì hoãn những
Điểm
3.0
0.5
0.75
0.75
1.0
2.0
0.25
0.25
2
mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành công
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Thí sinh chọn lựa các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý sau:
- Giải thích vấn đề:
+ Khả năng trì hoãn những mong ḿn tức thời: có thể làm
chậm lại, kéo dài những ham muốn, thèm muốn đang diễn ra ngay lúc
đó.
+ Vấn đề nghị luận là khả năng kiềm chế cám dỗ, ham muốn tức
thì của bản thân để đạt được kết quả, mục tiêu xa hơn.
- Bàn luận:
+ Cuộc đời ẩn chứa rất nhiều cám dỗ ngọt ngào mà con người
khó vượt qua, dễ dẫn đến ham muốn tức thì, hưởng thụ tạm bợ và thất
bại.
+ Nếu biết vượt qua những cám dỗ tức thì đó có thể đưa con
người tới những mục tiêu xa hơn, những kết quả to lớn hơn.
- Bài học: Để làm được điều đó đòi hỏi con người phải hiểu rõ điểm
yếu, điểm mạnh của bản thân, phải có mục tiêu, kế hoạch và quyết
tâm hành động, phải biết kiên nhẫn, tỉnh táo trước cám dỗ,…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài đã hai
lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị.
Trong đêm tình mùa xuân “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị
muốn đi chơi,Mị cũng sắp đi chơi,Mị quấn lại tóc,Mị với tay lấy cái
váy hoa vắt ở trong vách” và trong đêm đông “Mị rút con dao nhỏ
cắt lúa,cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ …rồi Mị cũng vụt chạy ra .
Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi .Mị đuổi kịp A Phủ,đã
lăn,chạy,chạy xuống tới lưng dốc”
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân
vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ
bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.
.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
-Diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa
xuân và trong đêm đông.
-Làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi
dậy ấy.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các
1.0
0.25
0.25
5.0
0.25
0.5
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để đảm bảo
các yêu cầu.
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
Trích dẫn các câu văn
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “ Vợ chồng A
Phủ”
* Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị : có nhan sắc, có tài năng, có
tinh thần phản kháng, chăm chỉ, hiếu thảo. Vì món nợ truyền kiếp của
gia đình , Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Sau khi
làm dâu nhà thống lí Mị bị bóc lột thậm tệ cả thể xác lẫn tinh thần :
Mị trở thàng công cụ lao động ,nô lệ. Mị sống câm lặng,tê liệt ý thức,
mất hết tinh thần phản kháng ( Phần này chỉ nêu ngắn gọn- khơng
phân tích)
* Phân tích diễn biến tâm lí và hành đợng của nhân vật Mị trong đêm
tình mùa xn:
-Ngun nhân: Sự tác đợng của ngoại cảnh: Khơng khí mùa xuân
ở Hồng Ngài, tiếng sáo rủ bạn đi chơi vọng lại thiêt tha bổi hổi và
men rượu .(HS phân tích chi tiết chứng minh sự tác động của ngoại
cảnh đến tâm hồn Mị)
-Diễn diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị:
“Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi,Mị cũng
sắp đi chơi,Mị quấn lại tóc,Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong
vách”
+Tiếng sáo gọi bạn tình đã trở thành “chất xúc tác” để “phản ứng đi
chơi” của Mị diễn ra nhanh hơn.Mị sửa soạn, Mị làm đẹp và muốn đi
chơi. Tiếng sáo hòa cùng men rượu giúp Mị lãng quên thực tại đầy
đau khổ mà chỉ hướng về quá khứ tươi đẹp.
+Dù là hành động như một kẻ mộng du ( Mị làm tất cả những điều
đó trong lúc Mị đang say) nhưng tâm lí và hành động trên cho thấy
Mị đã ý thức được mình là một con người, có quyền sống của một
con người. Hành động ấy cho thấy ý thức về sự sống đã trở về , Mị
muốn được giải thoát . Và hành động ấy cho thấy sức sống tiềm tàng
mãnh liệt trong con người Mị vẫn chưa bị dập tắt.
- Nghệ thuật: Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả chân
thực, cảm động diễn biến tâm lí và hành động nhân vật Mị trong đêm
tình mùa xuân. Cảm xúc và hành động của nhân vật đã dần bộc lộ cá
tính, sức sống tiềm tàng vẫn ẩn sâu trong người con gái ấy,đó cũng
chính là tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
* Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm
đông:
-Nguyên nhân : Mị “ nhìn thấy dòng nước mắt” của A Phủ. Mị
thương mình,thương người .Mị nhận ra tội ác và bất công “chúng nó
thật độc ác” ,“ thương người kia việc gì mà phải chết”.
-Diễn diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị:
+Hành động đó xuất phát từ sự vô cảm đến đồng cảm ( Lúc đầu Mị
dửng dưng thờ ơ sau đó giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm
hồi sinh lòng thương người trong Mị)
+ Hành động cứu A Phủ xuất phát từ sự nhận ra tội ác và bất công.
0.25
0.5
2.0
+ Đó là hành động cứu người và tự giải thoát cuộc đời mình.
+ Hành động chạy theo A Phủ là hành động bột phát nhưng xuất phát
từ lòng ham sống mãnh liệt, từ sự khao khát tự do và đã đưa cuộc đời
Mị sang trang mới.
- Nghệ thuật: Tô Hoài miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí
đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục. Qua đó
thể hiện giá trị nhân đạo: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt,
khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.
*Sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.
– Lần thứ nhất, Mị nhận được sự tác động theo chiều hướng tích cực
từ ngoại cảnh, bản thân Mị chỉ định giải thoát trong chớc lát. Tâm lí
và hành đợng trong đêm tình mùa xuân được xem như “sự nổi loạn”
vì lúc đó Mị say, sau đó hơi rượu tàn thì Mị quay về với cuộc sống
lầm lũi. Lần thứ nhất là cơ sở là tiền đề cho sự trỗi dậy mãnh liệt ở lần
sau.
-Lần thứ hai không có sự hỗ trợ của ngoại cảnh mà xuất phát từ sự
nhận thức, sự trỗi dậy ở lần thứ hai mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Mị đã
giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của cả cường quyền lẫn thần quyền.
Với hành động này, Mị đã chiến thắng số phận.
-.Lí giải sự khác nhau đó :Đây không phải là hành động mang tính
bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống
tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát
cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và
bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Trong
lòng Mị luôn tiềm ẩn sức sống tiềm tàng, khát khao được hưởng hạnh
phúc, càng bị vùi dập thì khát khao trong Mị càng trỗi dậy, Mị cắt dây
trói cứu A phủ và cũng cắt sợi dây vô hình ( thần quyền và cường
quyền) để tự giải phóng mình.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ
TỔNG ĐIỂM
----------- Hết-----------
1.0
0.25
0.25
10.0
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐƠN
Mơn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, khơng kể thời gian phát đề
I.
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu bên dưới
T̉i trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để
tuổi xuân trôi qua trong vô vọng. (…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử
dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. (…). Thế giới này là của
bạn, đất nước này là của chúng ta. Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó
mãi. Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc
trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy ra đi để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy
tính, trên “smartphone” bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó
như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.
Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức của bản thân và cộng đồng,
vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi
trên ghế nhà trường để ngày mai khởi nghiệp. Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho
bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời
là trường học vĩ đại nhất, nhưng để có thành công bạn nên có nền tảng về mọi mặt,
thiếu nó không chỉ có chông chênh mà có khi vấp ngã.
(Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm
Hà Nội nhân dịp kỷ niệm ngày 26/3/2016)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra điều tuổi trẻ cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói: “Thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng
thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành cơng”?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để có
thành công bạn nên có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ có chông chênh mà có
khi vấp ngã” không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết mợt đoạn văn
(khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay với tương
lai của đất nước.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu hai lần miêu
tả hành động van xin của người đàn bà hàng chài:
Tại bờ biển, khi bị chồng đánh và chứng kiến cảnh đứa con trai - thằng Phác - đánh lại
bố: “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng
xấu hổ, nhục nhã.
- Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ơm chầm lấy
nó rời lại bng ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy.”
Và tại tòa án huyện, khi chánh án tòa án huyện - Đẩu – yêu cầu bỏ chồng: “Người đàn
bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa:
- Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được,
đừng bắt con bỏ nó…”
Hãy phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm rõ
vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật này.
ĐÁP ÁN
Phần Câu
I
Nội dung
Điểm
ĐỌC - HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0,5
2
Điều tuổi trẻ cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích:
- tích lũy tri thức khi còn ngời trên ghế nhà trường để ngày mai 0,25
khởi nghiệp
- tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân, nhận diện cái đúng,
0,25
cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm
3
Câu nói:“Thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian
của tuổi trẻ là bảo bối của thành cơng”, có thể hiểu là:
- “Thời gian” có giá trị vô cùng to lớn đối với thành công của
0,25
con người.
- Tuổi trẻ nếu biết sử dụng thời gian hợp lí thì đó là chìa khóa
dẫn tới thành cơng->nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử 0,75
dụng đúng thời gian tuổi trẻ
4
Thí sinh bợc lợ quan điểm của mình, có thể đồng ý hoặc khơng 1,0
đồng ý, nhưng có lí giải hợp lí, thuyết phục.
Có thể tham khảo ý kiến dưới đây:
- Đồng ý: Trường đời là môi trường trải nghiệm, để từ đó con
người có kinh nghiệm, hiểu biết. Nhưng để thích nghi nhanh
nhất khi con người bước ra trường đời con người cần trang bị
cho mình vốn hiểu biết từ nền tảng kiến thức về mọi mặt, từ
kiến thức tự nhiên, xã hội, kĩ năng sống. Nếu không được trang
bị nền tảng về mọi mặt thì sẽ dễ bị vấp ngã.
- Khơng đồng ý: Trên thực tế có những người hạn chế về trình
đợ kiến thức nhưng lại có kĩ năng sống nên vẫn có cơ hợi đạt
được thành cơng trong c̣c sống.
II
LÀM VĂN
Câu
7,0
Trình bày suy nghĩ về vai trò của tuổi trẻ hiện nay với tương lai 2,0
1
của đất nước
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn:
0,25
(Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách diễn dịch- quy nạp,
tổng-phân hợp, móc xích, song hành)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ
với tương lai của đất nước.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
1,0
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của
bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay với tương lai của
đất nước.
Có thể theo hướng sau:
- Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên, được học hành, được
trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho
việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai.
- Có ý thức về trách nhiệm của bản thân với tương lai của đất
nước:
+ Tuổi trẻ góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước; phải sống có
nhận thức, có hoài bão và có đạo đức.
+ Mợt trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính
là nhiệm vụ học tập. Tuổi trẻ phải trau dồi tri thức để đáp ứng
kịp thời những nhu cầu của đất nước, của xã hội.
-Lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của
một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt
mới mẻ.
0,25
Câu Phân tích hai chi tiết miêu tả người đàn bà hàng chài trong
2
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, từ đó làm rõ vẻ đẹp
khuất lấp của nhân vật này.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
5,0
0,25
Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
Phân tích hai chi tiết của người đàn bà hàng chài trong truyện
“Chiếc thuyền ngoài xa”, thấy được vẻ đẹp khuất lấp của nhân
vật này.
c. Triển khai vấn đề nghị ḷn thành các ḷn điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
0,5
- Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường
tài hoa và tinh anh”. Ơng ln thiết tha tìm kiếm những hạt ngọc
ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn con người.
- Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn
về c̣c sống và con người.
- Tác giả đã tìm thấy mợt trong những hạt ngọc ẩn giấu ấy trong
tâm hồn người đàn bà hàng chài.
2. Phân tích hai chi tiết
2.1. Giới thiệu khái quát về người đàn bà hàng chài
0,5
- Không tên tuổi, vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác
- Ngoại hình xấu xí, thơ kệch
- Số phận đau khổ, bất hạnh:
+ Nghèo khổ, lam lũ, vất vả
+ Nạn nhân của nạn bạo hành gia đình: thường xuyên bị chồng
đánh đập
1,0
2.2. Phân tích chi tiết hành động vái lạy đứa con trai
- Hoàn cảnh xuất hiện:
+ Người đàn bà, sau một đêm thức trắng kéo lưới, theo người
đàn ông lên bờ, chờ chồng đánh. Bị chồng đánh dã man, tàn
bạo, người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục, không hề kêu, không
chống trả, không chạy trốn.
+ Thằng Phác lao tới, giằng chiếc thắt lưng, quật vào lão đàn
ông. Gã đàn ông tát thằng bé hai cái khiến nó lảo đảo ngã dúi
xuống cát….
- Ý nghĩa của hành động:
+ Cầu xin thằng bé tha thứ, chị day dứt, mặc cảm vì chưa trọn
phận làm mẹ. Chị đã không thể che chở cho tâm hồn ngây thơ
non nớt ấy tránh được vết thương tâm hồn.
+ Van nài thằng bé giữ trọn đạo hiếu của kẻ làm con.
=> Đó là nghịch lí của c̣c đời và cũng là hành động của người
mẹ rất mực thương con, xót đau khi phải chứng kiến đứa con vì
thương mẹ mà lỗi đạo với cha nó.
2.3. Phân tích chi tiết hành động vái lạy q tịa
- Hồn cảnh xuất hiện: Chứng kiến cảnh ngộ của người đàn bà
“ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, với tư cách là
người bảo vệ công lí cho nhân dân, chánh án Đẩu đã mời người
đàn bà đến và yêu cầu người đàn bà li hôn.
- Ý nghĩa của hành động:
+ Cầu xin không ly hôn với chồng, quyết không giải phóng c̣c
đời mình => nghịch lí, trớ trêu, khó hiểu
+ Thể hiện sự cam chịu, nhẫn nhục thậm chí nhu nhược, đớn
hèn khơng dám đấu tranh để giải phóng số phận của nhân vật =>
cái nhìn bề ngồi.
=> Đó là hành động của con người chấp nhận đớn đau để có
hạnh phúc. Nghịch lí đó khiến Phùng và Đẩu nhận ra, cuộc đời
không đẹp, không lãng mạn nên thơ như chiếc thuyền ngoài xa
bồng bềnh trong sương hồng. Đây cũng là cơ hội để họ thấu
1,0
hiểu về cuộc đời.
2.4. Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài qua hai
chi tiết
- Vẻ đẹp của một người đàn bà từng trải, sâu sắc lẽ đời. Đây là
vẻ đẹp đặc biệt nhất của chị bởi chị là người đàn bà ít học: chị
thấu hiểu nỗi khổ của chồng (do hồn cảnh), thấu hiểu tình
thương và cả sự nông nổi của con thơ, chị hiểu cuộc đời của
người đàn bà hàng chài cần một người đàn ông trên thuyền để
chèo chống khi phong ba bão táp. Vì vậy, chị không thể bỏ
chồng, càng không thể để đứa con phạm đạo hiếu.
- Vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, giàu đức hi sinh và lòng vị tha:
Chị cương quyết khơng chịu bỏ chồng có nghĩa chị chấp nhận
địn roi của chồng. Chị coi đó như mợt cách giải tỏa những bức
bách, u uất trong lịng người chồng. Thậm chí chị khơng đổ lỗi
cho chồng mà kéo lỗi về phía mình (nhà nghèo mà mình lại đẻ
nhiều quá)
- Vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng:
+ Chị ln tìm mọi cách để bảo vệ con, bảo vệ tâm hồn non nớt
của thằng Phác: xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh, và phải
gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại.
+ Chị khơng bỏ chồng vì “Người đàn bà hàng chài chúng tơi
sống cho con chứ khơng phải sống cho mình” và niềm hạnh
phúc của người đàn bà ấy là “ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó
được ăn no…”
=> Đánh giá
+ Đây là những chi tiết nghệ thuật độc đáo mà NMC đã dụng
công xây dựng để khắc họa vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài.
Từ hành động ấy, tác giả đã giúp ta phát hiện ra “hạt ngọc ẩn
giấu trong bề sâu tâm hồn của nhân vật”.
+ Người đàn bà hàng chài là đại diện tiêu biểu cho cuộc đời và
phẩm chất của người phụ nữ vùng biển nói riêng, người phụ nữ
VN nói chung. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả
không chỉ bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của con
người mà cịn là cái nhìn ấm áp trước vẻ đẹp tâm hồn con người,
0,5
thức tỉnh con người về cách nhìn nhận c̣c đời.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ
0,5