Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN NĂM 2022 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.65 MB, 19 trang )

ĐỀTHITHỬTHPT
QUỐCGI
AMÔN

NGỮVĂN

Lớp12năm 2022
SevendungNguyen


SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT HẢI LĂNG
ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trong dịng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng
có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc tồn diện mà cịn đó nhiều
mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.Chúng ta đâu chỉ sống riêng
cho mình, mà cịn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và
“nhận” trong cuộc đời này)
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người cóthể cân
bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu
thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự
bản thân mình, ta đã làm được những gì ngồi lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai
chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi


bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng
quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tơi của chính bản thân
mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống khơng đơn điệu và để trái tim có những
nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là
tình yêu thương. Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều
nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”Nguồn: radiovietnam.vn/…)
Câu 1(1,0 điềm): Xác định phương thức biểu đạt và thao tác lập luận chủ yếu được sử
dụng trong văn bản trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3(0,5 điểm): Theo tác giả, cái quan trọng nhất thực sự tồn tại trong cuộc sống này là
gì?
Câu 4(1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với người viết về quan điểm: “Hạnh phúc mà bạn
nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của
chính bản thân mình’’ ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu1. Nghị luận xã hội (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong phần Đọc hiểu: Sống khơng chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi.


Câu2. Nghị luận văn học (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A phủ” - Tơ
Hồi và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
--HẾT-Học sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi khơng giải thích gì thêm.


MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THI THPT
Mức độ nhận Nhận biết

thức
-Thể loại
I. Đọc hiểu
Văn bản
- Phương
thức biểu
đạt
- Các biện
pháp tu từ
của đoạn
trích.

Thơng hiểu

Vận dụng thấp

- Nội dung đoạn
trích.
Quan
điểm, tư tưởng
của tác giả.
Nghệ thuật và
tác dụng trong
đoạn văn, đoạn
thơ.

Thể hiện quan điểm
cá nhân về vấn đề
đặt ra trong đoạn
trích (nhận xét, đánh

giá, rút ra bài
học,…)

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II.Làm văn

1
0,5
0,5%

2
1,5,0
15%

1
1,0
10%

Vận dụng cao

Tổng số

4
3,0
30%

1. NLXH


Vận dụng tổng
hợp những kiến
thức XH, kĩ năng
viết để tạo lập
một đoạn văn NL
tư tưởng đạo lí

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2.NLVH

1
2
20%
Vận dụng tổng 2
hợp những hiểu
biết về tác giả, tác
phẩm đã học và kĩ
năng tạo lập văn
bản để viết bài
nghị luận văn học:
Nghị luận về một
tác phẩm văn
xuôi.
1
1
5,0
5,0
50%

50%

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổngchung
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

1
1,0
10%

1
0,5
0,5%

2
1,5
15%

2
7,0
70%

4
10,0
100%



HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Đọc
hiểu

Câu
1
2

0,5
0,5
0,5

3

Theo tác giả, cái quan trọng nhất thực sự tồn tại trong cuộc
sống này là: Tình yêu thương

4

- Đồng tình/khơng đồng tình quan điểm: “Hạnh phúc mà bạn 0,25
nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà khơng 0,75
nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình’’ ?
- Lí giải:(Học sinh có thể đưa ra những lí giải khác nhưng phải
hợp lí, logic).
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0
anh/chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Sống khơng
chỉ là nhận mà cịn phải biết cho đi.
0,25

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
(HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng phân hợp…)
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
(Nêu đúng vấn đề về mối quan hệ “cho”và“nhận” trong cuộc
sống)
1,25
c. Triển khai vấn đề nghi luận
- Giải thích
+ Cho: là sự đồng cảm, san sẻ, quan tâm, giúp đỡ, yêu thương
người khác xuất phát từ tấm long chân thành
+ Nhận: là đón nhận, tiếp nhận, là được đền đáp, đáp lại những
điều tốt đẹp
- Bàn luận
+ Cho đi và nhận lại có thể là vật chất hoặc tinh thần
+ Cuộc đời ln có những bất hạnh, cho đi một phần mình có
là san sẻ bớt một chút gánh nặng với những người kém may
mắn hơn.
+ Cho đi sẽ góp phần làm con người xích lại gần nhau, tình yêu
thương được lan tỏa; con người sẽ biết sống vì nhau.
+ Chính lúc cho đi là lúc ta nhận lại được nhiều nhất (nhận lại
nụ cười, nhận được cảm ơn, nhận được niềm vui nơi ánh mắt
của người được ta cho…)
+ Từ việc cho đi của một người, lan tỏa những hành động yêu

1

Phần
Làm

văn

Nội dung
- Phương thức biểu đạt: Nghị luân
- Thao tác lập luận chủ yếu: phân tích
Nội dung chính: bàn về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

0,5


2

thương đến những người khác. Điều đó sẽ tạo nên một xã hội
tốt đẹp.
+ Cho đi sẽ làm nên nhân cách của mỗi con người. Người luôn
biết cống hiến, hi sinh, biết cho đi luôn được mọi người yêu
mến và kính trọng. Ngược lại chỉ biết sống cho riêng mình,
sống ích kỷ hẹp hịi thì sớm muộn cũng bị mọi người xa lánh.
+ Chúng ta cho đi một cách chân thành những gì tốt đẹp nhất
khơng chỉ đem đến niềm vui, hạnh phúc, làm giảm bớt sự khốn
khó, bất hạnh cho người khác mag còn khiến bản thân than
thản, hạnh phúc. Như vậy cho đi nhiều sẽ nhận lại nhiều điều
tốt đẹp hơn.
+ Phê phán lối sống ích kỉ cá nhân, chỉ biết sống cho bản thân
hoặc lối “cho” kiểu kẻ cả, ban ơn, hay để vụ lợi…
- Bài học:
+ Sống biết yêu thương, sẻ chia
+ Nỗ lực phấn đấu vươn lên để có điều kiện vật chất, tinh thần
để có thể cho đi nhiều hơn.
d. Sáng tạo: Thể hiện vấn đề nghị luận sâu sắc, có cách diễn 0,25

đạt mới mẻ
Cảm nhận của anh/chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong 5,0
“Vợ chồng A phủ” - Tô Hồi và hành động thị theo khơng
Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
a.Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở 0,25
bài , thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển
khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; kết bài kết luận được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hành động Mị chạy theo 0,5
A Phủ trong “Vợ chồng A phủ” - Tơ Hồi và hành động thị
theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” - Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
c1-Mở bài: Giới thiệu khái qt về tác giả Tơ Hồi, Kim Lân
và tác phẩm Vợ chống A Phủ /Vợ nhặt
- Hành động của Mị chạy trốn theo AP và người đàn bà vợ theo
không Tràng
c2-Thân bài: Cảm nhận hành động của hai nhân vật
* Cảm nhận hành động Mị chạy theo A Phủ
* Cảm nhận hành động thị theo không Tràng
*Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt

0,5

0,75
0,75
1,5


- Tương đồng :
+ Họ là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt

ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác
những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống
đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các
nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ.
+ Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và
với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã
vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số
phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc.
+ Hai nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung - tiếng nói nhân
đạo đối với họ. Khơng những thể hiện sự quan tâm, thông cảm,
đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn
còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ
nữ - luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp .
- Sự khác biệt :
+ Tơ Hồi tập trung khắc họa số phận, vẻ đẹp của người phụ
nữ miền núi dưới ách áp bức thống trị của chúa đất phong
kiến…
+ Kim Lân tập trung miêu tả số phận người phụ nữ trong nạn
đói 1945.
c3-Kết bài:Đánh giá chung:
0,5
- Hành động chạy trốn theo AP của Mị và theo không Tràng
của người vợ nhặt không chỉ làm thay đổi cuộc đời cũng như số
phận của họ mà còn làm nên ý nghĩa tư tưởng sâu sắc cho hai
tác phẩm này
- Qua hành động của họ, người đọc thấy được cuộc đời quá đau
khổ, cơ cực tối tăm nhưng hai con người khốn khổ ấy không
đầu hàng số phận, với sức sống tiềm tàng mãnh liệt, với khát
vọng sống khát vọng hạnh phúc, họ đã vươn lên để tìm lấy
tương lai tốt đẹp cho đời mình.

d. Sáng tạo: Thể hiện vấn đề nghị luận sâu sắc, có cách diễn 0,25
đạt mới mẻ


SỞ GD-ĐT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT LINH TRUNG

ĐỀ THI THỬ LẦN 1
TN THPT QUỐC GIA 2022
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian : 120 phút( Không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Chuyện kể rằng
Có quả trứng đại bàng
Rơi vào ổ gà đang ấp

Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
Nhảy bay loạng choạng sân nhà.
Khơng ai nói với đại bàng về những chân trời xa
Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực...

Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...

Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp, Thơ Sông Lam, trang 247, NXB Hội nhà văn, 2017)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “bầy gà” trong văn bản?
Câu 3. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
“Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...”
Câu 4. Đọc văn bản trên, anh/chị thấy thơng điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong văn bản phần Đọc - hiểu ở trên, nhà thơ Đặng Hồng Thiệp đề cao “Khát vọng”, còn
người xưa (Lão Tử) lại khuyên người đời nên sống “Biết đủ, biết dừng” (Tri túc, tri chỉ).


Anh/chị chọn cách sống nào? Hãy trình bày quan điểm cá nhân của anh/ chị về cách sống đó
trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Câu 2. (5.0 điểm)
“...Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là ốn trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng
gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa
rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da
cháy bùng bùng.
Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sơng lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở
đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lịng sơng, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất
hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhơ vào đường ngoặt sơng là một
số hịn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trơng cũng ngỗ ngược, hịn nào cũng
nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sơng rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện
nơi đáy hầm đập. Mặt sơng trắng xóa càng làm bật rõ lên những hịn những tảng mới trơng
tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như
Sơng Đà đã giao việc cho mỗi hịn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sơng. Đám tảng
đám hịn chia làm ba hàng chặn ngang trên sơng địi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc
khơng cịn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn. Hàng tiền vệ có

hai hịn canh một cửa đá trơng như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối
phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại.
Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của
những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến
trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong
thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ
vệ oai phong lẫm liệt. Một hịn ấy trơng nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải
xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi
thì tiến gần vào…”
(Trích Người lái đị sơng Đà, Nguyễn Tn, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 187-188)
Phân tích hình tượng dịng Sơng Đà trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc
sắc trong ngơn ngữ tùy bút của Nguyễn Tn.

--- Hết --Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Giám thị khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh: ........................................SBD: .......................................


KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
Phần
I

Câu
1

2

Nội dung
ĐỌC HIỂU

-Thể thơ của văn bản trên là: Tự do
- Phương thức biểu đạt sử dụng trong văn bản là: tự sự, nghị luận,
biểu cảm
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng nổi bật

Điểm
3.0
0.75

0.5

được một hoặc tất cả các ý nghĩa của hình ảnh “bầy gà”:
- Hồn cảnh sống trói buộc, tù túng....
- Cái nhìn, nhận thức tầm thường, thiển cận, hạn hẹp, kém cỏi….
3

- Biện pháp tu từ trong câu thơ “Sao không thử một lần vỗ 0.25
cánh tung bay?” là :
+ Ẩn dụ (“vỗ cánh tung bay”- sự trưởng thành, vươn tới tầm
cao, vượt lên hoàn cảnh…)
+ Câu hỏi tu từ: “Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?”...
- Tác dụng:
+ Là lời khuyến khích con người mạnh dạn thử thách bản thân
để trưởng thành, dũng cảm vượt lên giới hạn của bản thân…

0.5

+Làm cho câu thơ hàm súc, giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu
cảm (thể hiện sự trăn trở, day dứt của tác giả).
4


Thí sinh nêu được một thơng điệp có ý nghĩa và giải thích lí do vì

1.0

sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung các thông
điệp, sau đây là một số gợi ý trả lời:
- Sống trong hoàn cảnh tầm thường, trói buộc, con người có thể trở
nên tầm thường, thiển cận, vơ dụng, kém cỏi… Vì thế, phải biết
thay đổi, cải tạo hoàn cảnh hoặc vượt lên hoàn cảnh, bứt phá giới
hạn của bản thân để được sống là chính mình.
- Con người cần khám phá, phát hiện những sở trường, năng lực
vốn có của bản thân để phát huy nội lực, vươn tới tầm cao.
- Con người phải có khát vọng lớn lao, cần dũng cảm bước ra cuộc
đời rộng lớn, chấp nhận thử thách để trưởng thành.
II
1

LÀM VĂN
Trong văn bản Đọc - hiểu, nhà thơ Đặng Hồng Thiệp đề cao “Khát
vọng”, còn người xưa (Lão Tử) lại khuyên người đời nên sống

7.0
2.0


“Biết đủ, biết dừng” (Tri túc, tri chỉ). Anh/chị chọn cách sống
nào? Hãy trình bày quan điểm cá nhân trong một đoạn văn (khoảng
200 chữ)?
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trình bày quan điểm cá

0,25

nhân về hai quan điểm đã cho ở đề bài: một bên là đề cao khát
vọng và một bên là biết đủ, biết dừng.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện rõ quan điểm,
lựa chọn của mình. Sau đây là gợi ý:
• Giới thiệu vấn đề
• Giải thích vấn đề
- “Khát vọng”: mong muốn, địi hỏi chính đáng với một sự thôi
thúc mạnh mẽ.
- “Biết đủ, biết dừng”: bằng lịng, nhận thức được giới hạn; khơng
địi hỏi, khơng ham muốn thêm ngồi cái mình đã có .
• Bàn luận
Thí sinh có thể bàn luận theo nhiều hướng khác nhau:
- Đồng tình với quan điểm sống đề cao “Khát vọng”:
+ Để hướng tới những điều đẹp đẽ, lớn lao.
+ Để có động lực phát huy hết năng lực bản thân.
+ Để có động lực vượt qua thử thách đến thành cơng…
- Đồng tình với quan điểm “Biết đủ, biết dừng”:
+ Để thấy hạnh phúc, hài lòng với bản thân, với hiện tại.
+ Để có cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, khơng bon chen…

- Cái nhìn đa chiều về hai quan điểm sống: phân tích ưu, nhược
điểm của hai quan điểm sống trên và rút ra kết luận: phải biết hài
hịa giữa khát vọng và sự bằng lịng, khơng biến khát vọng thành
tham vọng cũng như không biến sự bằng lịng thành chấp nhận,
cam chịu.
• Bài học nhận thức và hành động:

1,0


- Tùy vào sự lựa chọn quan điểm sống của thí sinh miễn là theo
chiều hướng tích cực
d. Chính tả, ngữ pháp

2

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Cịn xa lắm mới đến…… có giỏi thì tiến gần vào.
Phân tích hình tượng dịng Sơng Đà trong đoạn trích
trên. Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của
Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hình tượng dịng sơng Đà trong đoạn văn. Từ đó, nhận xét về
nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của Nguyễn Tuân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người
lái đị sơng Đà”, đọan trích và vấn đề cần nghị luận.
*Phân tích hình tượng dịng sơng Đà hung bạo qua hình ảnh thác
nước và thạch trận trên sơng (chú ý bám vào các từ ngữ, hình ảnh,
biện pháp tu từ...)
- Thác nước sơng Đà: tiếng nước réo, rống; hình ảnh sóng bọt trắng
xóa -> như một lồi thủy qi khổng lồ...
- Thạch trận trên sông, sự kết hợp của nước và đá: cả một chân
trời đá, đá mai phục, dàn trận-> dữ dội, nham hiểm...
* Đánh giá:
Con sông Đà khơng cịn là một thực thể vơ tri vơ giác mà dưới ngịi
bút tài hoa của Nguyễn Tn nó trở thành một sinh thể sống động
với những cá tính rõ nét: rất hùng vĩ mà cũng rất hung bạo, hiện
thân của thứ kẻ thù số một của con người.
=> Hình tượng Sông Đà tiêu biểu cho vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của
thiên nhiên Tây Bắc qua cảm nhận của cái tơi un bác, giàu tính
thẩm mĩ, độc đáo về phong cách, tha thiết trong tình yêu quê hương
đất nước của Nguyễn Tuân.
* Từ đó, nhận xét về nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của
Nguyễn Tuân:
- Ngôn ngữ phong phú, điêu luyện; giàu giá trị tạo hình, giàu tính
thẩm mĩ; chính xác, súc tích; đặc biệt phóng khống, tinh tế và
mới mẻ…
- Câu văn trùng điệp, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc; giọng văn thiết

0,25

0,25

5.0

0.25

0.5

0.5
2.0

1.0


tha, sôi nổi, hào hứng,…
- Sử dụng linh hoạt, đa dạng các biện pháp tu từ; vận dụng tri
thức tài hoa, uyên bác...
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Tổng điểm

0.25
0.5

10.0



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ THI THỬ

KỲ THI TỐT NGHỆP THPT NĂM 2022
BÀI THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

(Đề thi gồm 01 trang)

PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung
giáo mác Trường Sơn
cọc nhọn Bạch Đằng
đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
chiếc roi cày rần rật máu cha ông
đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng
bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển
mẹ lội suối trèo non
cha bạt ghềnh chắn sóng
mong mai sau nên vóc nên hình
đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời
thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn
nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi
vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh
(Cương thổ, Nguyễn Đức Dũng)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?
Câu 2. Chọn những hình ảnh, từ ngữ nói lên tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại

xâm của con người Việt Nam.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong câu thơ “đất nước ngàn năm
không mỏi cánh tay cung”.
Câu 4. Trình bày cách hiểu của anh/chị về khát vọng được thể hiện trong câu thơ: “mong mai
sau nên vóc nên hình”.
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về lời di huấn của tiền nhân trong câu thơ “vạt cỏ bên đường cũng
học để mà xanh”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn
trích sau:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị
lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng Mị đang sống về ngày
trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân
này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi
sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị khơng biết. Mị vẫn ngồi
trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ
bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường,
trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn
đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, khơng có
lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho
chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi
bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em khơng bắt
Em khơng u, quả pao rơi rồi…
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
------------------

ĐỀ THI THỬ

KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
BÀI THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Kiến thức
Kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức xã hội và kiến thức văn học của HS.
2. Kĩ năng và năng lực
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng phân tích đề, lập ý và tổ chức bài văn; kĩ
năng trình bày, diễn đạt…
Tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học).
3. Thái độ
Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề hợp lí nhất.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Tự luận
- Thời gian: 120 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Tổng số

Vận dụng
Vận dụng
Chủ đề
thấp
cao
Xác
định

giải:
Ý
Bài
học
rút
I. Đọc hiểu
(văn
bản thể thơ.
nghĩa của việc ra từ văn bản
ngồi
dùng một số hoặc bày tỏ
chương
từ ngữ, hình cảm xúc/ý
trình)
- Nêu thông ảnh,
biện kiến của bản
tin về văn
pháp
nghệ thân.
bản.
thuật
trong

văn bản.
Số câu
02
01
01
04
Số điểm
1,25
0,75
1,0
3,0
Tỉ lệ
12,5%
7,5%
10%
30%
II. Làm văn
- Viết một đoạn văn nghị
Câu 1
luận xã hội.
NLXH
Số câu
1
1
Số điểm
2,0
02
Tỉ lệ
20%
20%

- Viết bài văn nghị luận
Câu 2 Nghị
văn học
luận văn
học
Số câu
1
1
Số điểm
5
5
Tỉ lệ
50%
50%
Số câu
2
1
3
6
Số điểm

1,25

0,75

8,0

10,0

Tỉ lệ


12,5%

7,5%

80%

100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ
PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:


đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung
giáo mác Trường Sơn
cọc nhọn Bạch Đằng
đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
chiếc roi cày rần rật máu cha ông
đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng
bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển
mẹ lội suối trèo non
cha bạt ghềnh chắn sóng
mong mai sau nên vóc nên hình
đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời
thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn
nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi
vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh
(Cương thổ, Nguyễn Đức Dũng)
Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?
Câu 2. Chọn những hình ảnh, từ ngữ nói lên tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại
xâm của con người Việt Nam.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong câu thơ “đất nước ngàn năm
khơng mỏi cánh tay cung”.
Câu 4. Trình bày cách hiểu của anh/chị về khát vọng được thể hiện trong câu thơ: “mong mai
sau nên vóc nên hình”.
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về lời di huấn của tiền nhân trong câu thơ “vạt cỏ bên đường cũng
học để mà xanh”.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị trong đoạn
trích sau:
Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị
lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày
trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân
này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên mơi, thổi lá cũng hay như thổi
sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi
trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ
bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường,
trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn cịn trẻ. Mị muốn
đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, khơng có
lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho
chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi
bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tơ Hồi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
V. ĐÁP ÁN

Phần
Đọc
hiểu

Câu
Nội dung
1
Thể thơ: Tự do
(HS trả lời đúng ý cho 0,5. Trả lời không đúng hoặc thêm ý
khác: không cho điểm).

Điểm
0,5


Làm
văn

Hình ảnh thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc
ngoại xâm của con người Việt Nam: không mỏi cánh tay
2
cung, giáo mác Trường Sơn, cọc nhọn Bạch Đằng, trẻ chăn
trâu cũng cờ lau tập trận, chiếc roi cày.
(HS trả lời được 01 ý cho 0,25; được 02 ý cho 0,5; được 03 ý
trở lên cho 0,75)
- Biện pháp tu từ: nhân hóa.

- Tác dụng:
+ Giúp cho câu thơ thêm phần sinh động, người đọc dễ hình
3
dung.
+ Nhấn mạnh đến lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo
vệ đất nước vô cùng hào hùng của dân tộc ta.
Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, cần giải
4
thích lý do hợp lý.
Gợi ý:
Có thể hiểu câu “mong mai sau nên vóc nên hình” thể hiện
khát vọng: đất nước sẽ ngày càng vững mạnh, vươn tầm ra thế
giới để xứng đáng với nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, để xứng
đáng với sự hi sinh lớn lao của tiên tổ.
(HS lí giải sâu sắc, thuyết phục cho điểm tối đa; trả lời có ý
nhưng chưa sâu sắc cho 0,75; trả lời có ý nhưng thiếu thuyết
phục cho 0,5; trả lời sơ sài, không đúng trọng tâm cho 0,25;
không trả lời hoặc sai vấn đề không cho điểm).
Nghị
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lời di huấn của tiền
luận nhân trong câu thơ “vạt cỏ bên đường cũng học để mà

xanh”.
a. Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ), lập luận, diễn đạt
hội
rõ ràng.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lời di huấn của tiền
nhân trong câu thơ “vạt cỏ bên đường cũng học để mà
xanh”.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao

tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng
cần làm rõ được các nội dung:
+ Giới thiệu vấn đề
+ Giải thích: Vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh:
Vạt cỏ bên đường có thể hiểu là sự vật bình dị, nhỏ bé trong
cuộc sống.
Xanh thể hiện một sức sống mạnh mẽ, vươn lên mọi khó khăn,
thử thách.
=> Câu thơ trên đã nhắc nhở chúng ta: bất cứ ai, dù nhỏ bé hay
vĩ đại cũng cần có ý chí, nghị lực, sự nỗ lực, cố gắng để khơng
ngừng vươn lên, bước về phía trước để đạt được thành cơng.
+ Bàn luận
- Trong hành trình cuộc đời chắc chắn mỗi chúng ta sẽ phải
đối mặt với vơ vàn khó khăn, thử thách. Những thách thức đó
chính là một loại thuốc thử để đo sức sống tiềm tàng bên trong
mỗi cá nhân.
- Đứng trước khó khăn, bạn sẽ làm gì? Bình tĩnh đối mặt, tìm
cách giải quyết? Hay sợ hãi, thoái lui, chấp nhận số phận? Mỗi
người sẽ có những cách phản ứng khác nhau, tuy nhiên cách
phản ứng tốt nhất với những khó khăn chính là đối diện với

0,75

0,25
0,25
0,25

1,0

2,0


0,25
0,25
1,0


nó, nỗ lực gấp đơi để vượt qua thử thách và vươn đến thành
cơng.
- Khơng có vấp ngã sẽ khơng tơi rèn được ý chí, khơng có thử
thách sẽ khơng tạo ra những thành cơng. Bởi vậy, đứng trước
khó khăn dù lớn hay nhỏ cũng hãy bình tĩnh đối mặt và vượt
qua nó.
- Mở rộng vấn đề: phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu ý chí,
nghị lực khi vấp ngã trong cuộc sống.
- Bài học:
+ Là thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lai, việc rèn luyện
nghị lực sống là việc vô cùng quan trọng, cần thiết cho hành
trang vào đời sau này của mỗi chúng ta.
+ Muốn thành cơng, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại
càng trơng gai thử thách, ở đó khơng có chỗ cho những kẻ
thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn
đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
Nghị
luận
văn
học


Cảm nhận sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị
trong đoạn trích: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu… quả pao
rơi rồi…
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đủ các
phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết
luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện
sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có
sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS có thể trình
bày bằng các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
* MB: - Giới thiệu khái quát về tác giả Tơ Hồi, tác phẩm Vợ
chồng A Phủ và vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn đọan trích.
* TB:
+ Nội dung: Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mị:
– Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua hành động:
Mị uống rượu, Mị lắng nghe tiếng sáo gọi bạn, Mị thổi lá.
– Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị thể hiện qua tâm trạng:
Mị thấy trong lòng đột nhiên vui sướng, phơi phới; Mị nhớ về
những ngày tươi đẹp, Mị thấy mình cịn trẻ, muốn đi chơi; Mị
muốn ăn lá ngón cho chết ngay.
 Quá khứ và hiện tại dằng xé trong tâm hồn Mị. Hiện tại tăm
tối, ngột ngạt và tiếng sáo đã thức dậy quá khứ đẹp đẽ đang
náo nức trong lòng Mị, làm khát vọng sống trong Mị trỗi dậy.
 Giá trị nhân đạo sâu sắc của TP.
+ Nghệ thuật: nghệ thuật lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, sinh
động; ngơn ngữ biểu cảm, tự nhiên; miêu tả hành động và diễn

biến tâm lí nhân vật tinh tế.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn
đề nghị luận.

0,25
0,25
5,0
0,25

0,25
4,0


e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25
0,25

* Lưu ý: - Học sinh có thể trình bày theo bố cục khác nhưng vẫn đảm bảo tính logic thì giám
khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm một cách hợp lí.
- Đặc biệt khuyến khích những bài làm sáng tạo.
Krông Pắc, ngày 29 tháng 12 năm 2021
Tổ trưởng chuyên mơn

Hồng Thị Kiều Trang




×