ĐỀTHITHỬTHPT
QUỐCGI
AMÔN
NGỮVĂN
Lớp12năm 2022
SevendungNguyen
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM
TRƯỜNG THPT THÀNH NHÂN
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ THI THỬ LẦN MỘT –MÔN NGỮ VĂN- KHỐI 12- NĂM HỌC 2021-2022
Thời gian làm bài: 120 phút
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chiến thắng của quốc gia thuộc về cách thức mà mỗi quốc gia và cơng dân của mình liên kết với
nhau để vượt qua đại nạn. Còn chiến thắng của nhân loại, của thế giới, phụ thuộc vào năng lực quản trị của
từng quốc gia và khả năng đoàn kết, chia sẻ với nhau. Trong tuyên bố COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn
cầu”, ngày 11-3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres khẩn thiết: “Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên
bố đại dịch ngày hôm nay là một lời kêu gọi hành động gửi tới mọi người, mọi nơi trên thế giới. Tuyên bố cũng
là lời kêu gọi trách nhiệm và sự đoàn kết, các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn
kết lại”.
Học giả Yuval Harari, tác giả của những cuốn sách: “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21
bài học của thế kỷ 21” nhận định, “thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch khơng phải là chia rẽ mà là đồn
kết”, và phải là “với tinh thần đoàn kết ở mức độ toàn cầu”. Sự đoàn kết này thể hiện ở việc chia sẻ những
nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. Yuval Harari cho
rằng, để có được sự đồn kết, cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. Sự
vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan. Mỗi mối nguy đều tồn tại cơ hội.
Dịch bệnh lần này hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu.
Rõ ràng, đại dịch và khủng hoảng kinh tế là vấn đề của thế giới, của toàn thể nhân loại. Và với tầm mức
đó, nó chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nếu các quốc gia cùng hợp tác. Nhân loại đang chạy đua với virus để
giành chiến thắng. Khi cuộc chiến này đi qua, chúng ta phải đối diện với những thảm họa tồi tệ về khủng hoảng
kinh tế, tâm lý và nhiều điều khác nữa. Một thế giới bị tổn thương chỉ có thể hàn gắn và hồi phục bằng sự đồn
kết và chia sẻ.
(Trích Đồn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19, ngày 12/4/2020)
1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5 đ)
2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở những việc gì ? (0,5 đ)
3. Anh / chị có đồng ý rằng “Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục
lây lan” khơng ? Vì sao? (1,0 đ)
4. Theo anh/ chị, tại sao ơng Tổng thư kí Liên hiệp quốc khẩn thiết kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết
lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại” ? (1,0 đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của
mỗi người cơng dân trong việc phòng chống đại dich COVID -19
Câu 2. (5.0 điểm)
Sức hấp dẫn của bài thơ “Tây Tiến”chủ yếu là ở cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa của nhà
thơ Quang Dũng. Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây để làm rõ điều đó:
Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(“Tây Tiến” - Quang Dũng- Sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
----------- Hết -----------
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
I ĐỌC HIỂU 3.0
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nghị luận. (0.5)
2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa
học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. (0.5)
3.- Khẳng định“Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” là một ý
kiến đúng (0,25 điểm)
- Lí giải một cách thuyết phục (0,75 điểm)
4. Thí sinh có thể trả lời: Tổng thư kí Liên hiệp quốc kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân
trên thế giới cần đồn kết lại” bởi vì:
- COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”( 0,25 điểm)
- Nhiều quốc gia không đủ năng lực chống lại dịch bệnh một cách hiệu quả (0,25đ)
- Chỉ cần một nơi nào đó trên thế giới chưa chặn được dịch bệnh thì cả thế giới sẽ vẫn cịn bị đe dọa
(0,25đ)
-Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn (0,25 đ)
II LÀM VĂN 7.0
Câu1. Trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người cơng dân trong việc phịng chống đại
dich COVID -19 (2.0)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25)
(Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song
hành)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.(0.25)
c. Triển khai vấn đề nghị luận (1.0)
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng
phải làm rõ trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phịng chống đại dich COVID -19 . Có thể
theo hướng sau:
-Mỗi cá nhân cần có ý thức tự bảo vệ mình trước dịch bệnh bằng cách tuân thủ “5 K” mọi lúc, mọi nơi.
- Không giấu diếm khi bản thân có khả năng bị lây hoặc có biểu hiện mắc bệnh, khai báo y tế kịp thời,
đầy đủ, trung thực.
- Không tiếp tay cho những phần tử vượt biên giới hoặc nhập cảnh trái phép.
- Luôn cảnh giác và sẵn sàng tố cáo những hành vi , hoạt động làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra
cộng đồng.
d. Chính tả, ngữ pháp: (0.25)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo (0.25)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. Phân tích đoạn thơ để làm rõ bút pháp lãng mạn và ngòi bút tài hoa của nhà thơ Quang
Dũng (5.0)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.(0.25)
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5)
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến(0.5)
* Phân tích bút pháp lãng mạn (2.0) thể hiện ở việc:
- tạo ra một không gian thơ ngập tràn cảm xúc, hình ảnh thơ hiện lên trong hoài niệm thiết tha
- khắc họa thiên nhiên miềnTây vừa lớn lao , dữ dội vừa thơ mộng trữ tình
* Phân tích ngịi bút tài hoa thể hiện ở ngơn ngữ thơ giàu tính nhạc và tính họa (1.0)
d. Chính tả, ngữ pháp (0.25)
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo (0.5)
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó nỗ lực tìm
giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong
cuộc sống ln đi kèm với những câu khẳng định như:“Tơi có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được”, và
hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật.
Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng khơng phải tiếc nuối. Thất bại khiến bạn không chỉ
rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa
thử mọi cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn
làm được.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản? (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong văn bản là gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao thất bại giúp ra hiểu được giá trị của thành công? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh chị có cho rằng việc suy nghĩ tơi có thể, tôi sẽ làm đồng nghĩa với sự tự cao không? Vì
sao? (1.0 điểm)
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) về điều
bản thân cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế
mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ơng đị ghì cương lái, bám
chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa
đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xơ ra định níu thuyền lơi vào tập đồn
cửa tử. Ơng đị vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ơng tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ơng đè sấn lên
mà chặt đơi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ cịn vẳng tiếng reo
hị của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn khơng ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng
chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh
nó trấn lấy. Cịn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái
luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền,
chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong,
lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động
lái được lượn được.
(Người lái đị sơng Đà - Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2015)
Cảm nhận của anh /chị về vẻ đẹp hình tượng ơng lái đị trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét
quan niệm về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
…….HẾT……
Họ và tên thí sinh…………………………………….., Số báo danh………………………….
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ LẦN I - NĂM 2022
Phần
Đáp án và biểu điểm
I
ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
1
- Phương thức biểu đạt chính là nghị luận
2
- Cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong đoạn trích:
Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được
giải quyết, từ đó nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề.
3
Thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành cơng vì nhiều lí do. Thí
sinh có thể đưa ra sự lí giải của riêng mình, có diễn giải hợp lí, thuyết
phục. Có thể theo các hướng sau:
- Đối với những người giàu nghị lực và cầu tiến, thất bại giúp ta thấy
được những bài học kinh nghiệm q báu, từ đó nhìn lại phương pháp
thực hiện, tiếp tục tổng kết kinh nghiệm để thành cơng trong tương lai.
Xét theo một bình diện, thành cơng, chẳng qua là thất bại vẫn khơng
nản chí, kiên trì theo đuổi mục tiêu tới cùng, chung cuộc đạt được
thành tựu.
- Thất bại là một tình cảnh khơng hề dễ chịu, theo sau nó là những
cảm xúc tiêu cực: buồn rầu, chán nản, hoài nghi vào bản thân….khi
thất bại dường như mọi cánh cửa đều tạm thời đóng lại trước mắt con
người. Thành cơng thì ngược lại, thường gắn với niềm vui, sự mãn
nguyện và tự hào. Bởi vậy thất bại giúp ta trân trọng thành công, niềm
hạnh phúc khi đạt được thành công và hiểu được giá trị thật sự của
thành cơng
4
Thí sinh có thể đồng tình, khơng đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa
khơng đồng tình với ý kiến : tơi có thể, tơi sẽ làm được đồng nghĩa với
tự cao.
- Đồng tình/ khơng đồng tình/ vừa đồng tình vừa khơng đồng
tình(0,25)
- Lí giải hợp lý, thuyết phục(0,75).
II
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
1
(khoảng 200 từ) về điều bản thân cần làm để tạo ra cơ hội trong cuộc sống.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (mở đoạn, phát triển đoạn, kết
đoạn).
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch, tổng –
phân – hợp, móc xích, song hành.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận:điều bản thân cần làm để tạo ra cơ hội
trong cuộc sống.
c. Triển khai
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
1
Điểm
0.5
0.5
1.0
1.0
7,0
0.25
0,5
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ điều bản thân cần làm để tạo
ra, cơ hội trong cuộc sống.của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai
theo hướng:
Để đạt được thành công phải năng động, linh hoạt, chủ động trong tư duy,
học cách nắm bắt những nhu cầu xã hội,tìm tịi, khái thác nghiên cứu
những vấn đề mang tính thực tiễn, liên quan đến mục đích, ước mơ, hồi
bão mà bạn hướng đến.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt
câu.
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
2
Nghị luận văn học
0.5
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: - Mở bài: giới thiệu được vấn 0,25
đề; Thân bài: triển khai được vấn đề (nhiều đoạn), Kết bài: khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình tượng ơng lái đị trong đoạn 0,5
trích và quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
3,5
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu
cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tn, tác phẩm “Người lái đị sơng 0,5
Đà” và vấn đề nghị luận.
* Cảm nhận hình tượng ơng lái đị
- Vẻ đẹp trí dũng của ơng lái đị:
1,0
+ Để làm nổi bật vẻ đẹp trí dũng của ông lái đò, nhà văn đã sáng tạo một
đoạn văn tràn đầy khơng khí trận mạc, đã tưởng tượng ra cuộc chiến đấu ác
liệt giữa người lái đò với “bầy thủy quái” sông Đà. Sông Đà dữ dội, hiểm
độc với trùng trùng, lớp lớp dàn trận bủa vây, có sự hợp sức của nhiều thế
lực: sóng, nước, đá…
+ Trên con thuyền vượt thác, ơng đị như đang cưỡi hổ, phải cưỡi cho đến
cùng - một cuộc chiến sinh tử đòi hỏi sự dũng cảm, kiên gan, bền chí.
+ Ơng đị là một viên tướng dũng cảm tả xung hữu đột tỉnh táo nhanh nhẹn,
quyết đoán chỉ huy và điều khiển con thuyền qua nhiều vòng, nhiều cửa rất
hiệu quả “Nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ơng đị ghì cương
lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh…”
+ Để chiến thắng bọn thủy quá trên sơng ơng đị đã ghi nhớ từng chi tiết và
lựa chọn chiến thuật phù hợp: “Ơng đị vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ơng
2
tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ơng đè sấn lên mà chặt đơi ra để mở
đường tiến” có khi“Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó”.
- Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ơng lái đị
1.0
+ Ơng lái đò được khắc họa như một người nghệ sĩ – nghệ sĩ chèo ghềnh
vượt thác, sự tài hoa thể hiện trong từng động tác thuần thục của ông lái.
+ Khi đạt tới trình độ nhuần nhuyễn điêu luyện, mỗi động tác của ơng lái đị
như một đường cọ trên bức tranh thiên nhiên sông nước: “lái miết một
đường chéo về phía cửa đá ấy”
+ Những chi tiết: ơng đị “lái miết một đường chéo về cửa đá ấy”; con
thuyền “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vừa xuyên vừa tự
động lái được lượn được” đã cho thấy “tay lái ra hoa” của ơng lái đị,….
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
0,5
+ Tạo tình huống đầy thử thách cho nhân vật; chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ
sĩ; sử dụng ngôn ngữ phong phú, đầy cá tính, giàu chất tạo hình, sáng tạo,
tài hoa;
+ Kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, bút pháp nghệ thuật so sánh,
nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị;
+ Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp phần miêu tả
cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
- Đánh giá: Nguyễn Tn xây dựng ơng lái đị với vẻ đẹp trí dũng và tài
hoa. Trí dũng để có thể chế ngự được dịng sơng hung bạo, tài hoa để xứng
với dịng sơng trữ tình. Vẻ đẹp của người lái đị là vẻ đẹp bình dị, thầm lặng
nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh. Đây chính là chất vàng mười đã qua thử lửa
của con người Tây Bắc nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung.
* Nhận xét quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn 0,5
Tuân: vẻ đẹp của con người không chỉ ở phương diện trí dũng mà cịn ở vẻ
đẹp tài hoa nghệ sĩ.
- Tài hoa nghệ sĩ đâu chỉ có ở lĩnh vực nghệ thuật mà có ngay trong cuộc
sống lao động đời thường khi con người đạt đến trình độ điêu luyện, thuần
thục.
- Con người, bất kể địa vị hay nghề nghiệp gì, nếu hết lịng và thành thạo,
điêu luyện với cơng việc của mình thì bao giờ cũng đáng trọng. Đồng thời
qua cảnh tượng vượt thác của ơng đị, Nguyễn Tuân muốn nói với chúng ta
một điều giản dị nhưng sâu sắc: Chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở nơi chiến
trường mà có ngay trong cuộc sống hàng ngày nơi mà chúng ta phải vật lộn
với miếng cơm manh áo.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ 0,25
pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, vận dụng lí 0,5
luận văn học hợp lí,….
3
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2021-2022
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút , không kể thời gian phát đề
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Một trong những mục tiêu của “cái tơi” là làm nảy sinh lịng ghen tị trong các mối quan hệ.
Ghen tị là loại cảm xúc tiêu cực hiện diện một cách vô thức trong tâm lí của mỗi chúng ta khi thấy
người khác hơn mình. Sự ghen tị, ganh đua luôn tiềm ẩn trong bất cứ ai và chực chờ cơ hội để trỗi
dậy. Hậu quả của thói xấu này khơng chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình cảm giữa người thân,
bạn bè…mà cả đến những mối quan hệ xã hội khác như với đồng nghiệp, cộng sự, đối tác kinh
doanh…
Nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị và ganh đua chính là mặc cảm thua kém người khác và thiếu
tự tin. Đó cũng chính là lí do khiến chúng ta ln phải tìm kiếm giá trị bản thân ở bên ngồi qua hình
thức so sánh, cạnh tranh với người khác. Khi hơn kẻ khác, ta tự thấy mình giỏi. Nhưng khi người khác
hơn ta, ta cảm thấy ghen tị vì thấy mình khơng có được thứ họ có. Trong thực tế, chúng ta thường chỉ
thấy được giá trị của bản thân khi nhận ra có người thua kém mình, hoặc hơn mình. Điều đó có nghĩa
là tuỳ thuộc vào hành vi của người khác mà chúng ta có thể nhận biết được chính mình hay khơng.”
(Tình u là phép nhiệm màu – First News, tr86-87, NXB Tổng hợp TPHCM)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Theo đoạn trích, hậu quả của thói ghen tị và ganh đua là gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng: “nguồn gốc sâu xa của thói ghen tị và
ganh đua chính là mặc cảm thua kém người khác và thiếu tự tin”?
Câu 4: (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm “tuỳ thuộc vào hành vi của người khác mà
chúng ta có thể nhận biết được chính mình” hay khơng? Vì sao?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về tác hại của tính đố kị trong cuộc sống.
Câu 2: (5,0 điểm)
Phân tích nỗi nhớ sâu nặng đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống Việt Bắc trong đoạn thơ
sau:
“Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương.
Nhớ từng bản khói cùng sương,
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre,
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngơ”…
(Trích “Việt Bắc” - Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, tr110-111, NXBGD Việt Nam, 2010)
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH
Phần
I
Câu
1
2
3
4
II
1
ĐỀ THI MINH HỌA NĂM HỌC 2021-2022
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
Môn thi: Ngữ văn
(Đáp án - Thang điểm gồm có 02 trang)
Nội dung ̣
ĐỌC HIỂU
Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Hậu quả của thòi ghen tị và ganh đua: ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ tình
cảm giữa người thân, bạn bè…và những mối quan hệ xã hội khác như với
đồng nghiệp, cộng sự, đối tác kinh doanh…
Lí do: trong cuộc sống, nhiều người thường chỉ thấy giá trị bản thân khi so
sánh với người khác. Từ đó, họ nảy sinh cảm giác bất mãn với cuộc sống của
bản thân, tự ti, ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình nhưng họ lại tự
cao tự đại. Thậm chí, người đố kị cịn đặt điều nói xấu, bơi nhọ thanh danh và
ln tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn.
Học sinh lí giải theo quan điểm cá nhân. Có thể theo hướng:
- Khơng đồng ý. Vì: Chúng ta khơng cần thiết phải ganh đua với nhau để
khẳng định giá trị của bản thân, vì bản thân mỗi người có một giá trị riêng.
Trong cuộc sống, nếu cứ phụ thuộc vào hành vi của người khác thì sẽ ln
cảm thấy mệt mỏi, bất an. Ngược lại, khi tâm lí ghen tị lắng xuống, chỉ cịn lại
tình u, thì các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Điểm
3,0
0,5
0,5
1,0
1,0
LÀM VĂN
7,0
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tác hại của tính
2,0
đố kị.
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,25
- Tác hại của tính đố kị trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều
cách nhưng cần làm rõ hậu quả của tính đố kị và đưa ra bài học nhận thức,
hành động trong cuộc sống. Có thể triển khai:
- Biểu hiện: Đố kị là một đức tính xấu, là cảm giác ghen ghét khi thấy người
khác tốt, giỏi hơn mình và ln tìm cách làm hại họ.
- Ngun nhân:
+ Xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, nhưng lại luôn tự cao tự đại.
+ Xuất phát từ những người luôn cảm thấy không thoả mãn với cuộc sống của
bản thân và so sánh, ghen tị với người khác.
- Tác hại:
1,0
+ Ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống
của chính mình; sống không thoải mái, luôn bất an, mệt mỏi
+ Phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài
năng, năng lực.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Lịng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần biết tự nhận thức
giá trị của bản thân, có lịng cao thượng với người khác.
+ Biết thi đua lành mạnh, cố gắng nỗ lực và coi sự thành công của người khác
là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hồn thiện chính
mình, xã hội mới hịa bình, n ổn.
- Liên hệ thực tế bài học cho bản thân
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có quan điểm riêng; cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo
2
0,25
0,25
Phân tích nỗi nhớ thiên nhiên, con người, cuộc sống Việt Bắc trong đoạn
5,0
thơ “Nhớ gì…bẻ từng bắp ngơ” (Việt Bắc - Tố Hữu).
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiêụ được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái 0,25
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nỗi nhớ của người về xuôi đối với Việt Bắc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu:
0,5
* Giới thiệu tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Việt Bắc”, khái quát đoạn thơ.
0,5
* Phân tích giá trị nội dung:
- Nỗi nhớ những cảnh vật đơn sơ ở Việt Bắc: Nỗi nhớ khó diễn tả, nhưng tha
thiết, sâu nặng như nhớ người yêu
+ Nỗi nhớ gắn liền với từng cảnh “bản khói cùng sương”, “trăng lên đầu núi”,
“nắng chiều”, “rừng nứa bờ tre”, “ngịi Thia, sơng Đáy”, “suối Lê”:những địa
danh quen thuộc, bình dị mà cũng rất nên thơ.
+ Trong cảnh thấp thống bóng dáng con người với sinh hoạt thường nhật lam
lũ nặng ân tình: “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
- Nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc:
+ Nhớ nhân dân cùng chia ngọt sẻ bùi, cưu mang cán bộ, bộ đội trong kháng
chiến gian khổ, thiếu thốn; đó là những tình cảm thắm thiết, đồng cam cộng
khổ của đồng bào dành cho cán bộ.
+ Hình ảnh người mẹ Việt Bắc đầy cảm động, thân thương, ân tình
- Cảnh và người Việt Bắc trở thành kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ không
thể phai mờ trong tâm trí người cán bộ khi trở về xi.
1,5
* Phân tích giá trị nghệ thuật:
- Đoạn thơ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát. Âm điệu ngọt
ngào, đằm thắm, tâm tình như ca dao.
- Cách lựa chọn hình ảnh gần gũi với cuộc sống thường nhật có tác dụng khắc
sâu nỗi nhớ đối với người về xuôi.
- Từ ngữ giàu sức gợi cảm, nghệ thuật điệp tử, điệp cấu trúc góp phần thể hiện
sâu sắc nỗi nhớ da diết của người cán bộ về xuôi.
1,0
* Đánh giá chung:
- Đoạn thơ đã tái hiện lại giai đoạn gian khổ của cuộc kháng chiến với nhiều kỉ
niệm đẹp đẽ, thiêng liêng, son sắt nới núi rừng Việt Bắc qua nỗi nhớ của người
0,5
về xuôi, trong đó có nhà thơ Tố Hữu.
- Làm nổi bật phong cách thơ Tố Hữu; bồi dưỡng thêm tình cảm đẹp cho
người đọc về tình cảm quân dân trong quá khứ và hiện tại.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp
0,25
tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc
TỔNG ĐIỂM: 10.0
0,5
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ
(Đề gồm 01trang)
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 (LẦN I)
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:120 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vơ tình
ta vẫn thản nhiên?
(Trích Mẹ, Đỗ Trung Quân, Báo Dân trí ngày 01/9/2012)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh diễn tả tình yêu thương của mẹ dành cho con trong đoạn trích.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa những câu thơ:
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta khơng?
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về cảm xúc và suy nghĩ của tác giả đối với người mẹ được thể hiện trong
đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về sự vô tâm đối với đấng sinh thành của một số bạn trẻ ngày nay.
Câu 2 (5,0 điểm):
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lịng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự,
vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc
trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì... Trong kẽ mắt kèm
nhèm của bà rỉ xuống hai dịng nước mắt... Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói
khát này khơng.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách
bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con
mình. Mà con mình mới có vợ được... Thơi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May
ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời
bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ
Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho
khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt nam, 2020)
Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về tình cảm nhân đạo của nhà văn
Kim Lân.
-----HẾT-----
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN THI THỬ TNTHPT 2022
Phần
I
Nội dung
Câu
1
Đọc hiểu
Thể thơ tự do.
Điểm
3,0
0,5
Hướng dấn chấm: Trả lời các thể thơ khác cho 0 điểm.
2
3
4
II
1
Những từ ngữ, hình ảnh: thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ, nước mắt già
nua không ứa nổi, mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng, trái tim âu
lo đã giục giã đi tìm.
Hướng dẫn chấm: Chỉ ra 3 hình ảnh trở lên: 0,5 điểm. Hai hoặc
một hình ảnh 0,25 điểm
Ý nghĩa những câu thơ:
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta khơng ?
- Trong suốt chặng đường đời, nhân vật trữ tình – người con đã
ln dành tình cảm cho nhiều thứ , nhiều người mà quên mất
người cần quan tâm, yêu thương nhiều nhất chính là mẹ của mình
-Sự day dứt, ân hận của người con khi nhận ra điều đó.
Hướng dẫn chấm:
Trả lời theo đáp án: 1.00 điểm. Nếu chỉ nêu được một trong hai ý
trên hoặc có cả hai ý nhưng diễn đạt chưa thật rõ ràng: 0,5 điểm.
- Đoạn trích này là nỗi ân hận xót xa của người con bởi cách đối xử
của mình với mẹ:
+ Sau thời gian ra đi, trải nghiệm, va vấp nhiều mới nhận ra không
ai rộng lượng tha thứ và yêu thương ta bằng mẹ.
+ Ân hận về những điều ta vơ tình lãng qn, thậm chí là có phần
bạc bẽo với mẹ.
Hướng dẫn chấm: GV tùy vào cách trả lời của HS ghi điểm, Về cơ
bản theo đáp án: 1,0 điểm. Nếu đảm bảo 1 ý : 0,5 điểm
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu , hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về về sự
vô tâm đối với đấng sinh thành của một số bạn trẻ ngày nay.
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn
theo cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng - phân - hợp,…
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thái độ vô tâm của một số bạn
trẻ hiện nay với bố mẹ
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ của bản
thân về lối sống vơ tâm với bố mẹ của khơng ít bạn trẻ ngày
nay. Có thể theo hướng sau:
- Người sống vơ tâm: Là những khơng hoặc ít quan tâm, để ý đến
những người hay những sự việc xảy ra xung quanh mình
- Phần lớn giới trẻ hiên nay đều là những người con hiếu thảo.
Nhưng vẫn có khơng ít người cịn thờ ơ, vô tâm với bố mẹ như:
+ Được bố mẹ yêu thương, quan tâm, chiều chuộng nên trở nên ích
kỷ, chỉ biết bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh
kể cả bố mẹ mình
+ Cho rằng bố mẹ yêu thương, hy sinh cho con cái là điều hiển
nhiên, không cần cảm ơn, không cần báo đáp
+ Bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội với nhịp sống xô bồ, bận rộn,
nhiều thú vui, nhiều phương tiện giải trí
0,5
1,0
1,0
2,0
0,25
0,25
1,0
+ Có người yêu thương cha mẹ nhưng nghĩ rằng còn nhiều thời
gian nên chưa cần thể hiện qua lời nói và hành động cụ thể và khi
nhận ra thì đã muộn màng
-Thái độ thờ ơ, vô tâm của một bộ phận giới trẻ với đáng sinh thành
sẽ:
+ Làm cho tình cảm gia đình ngày càng phai nhạt, thiếu sự gắn kết
+ Tạo nên nỗi buồn, nỗi đau cho các đấng sinh thành
+ Trở thành tấm gương xấu đối với các thế hệ sau
+ Từ vơ tâm, dần thành thói quen dẫn đến vô cảm, tàn phá tâm
hồn, làm trái tim con người trở nên chai sạn
-Mỗi một người con phải:
+ Biết ơn, trân trọng, thấu hiểu những tình cảm yêu thương của
đấng sinh thành
+ Quan tâm, chăm sóc bố mẹ thường xuyên bằng những lời nói và
hành động cụ thể ….
Hướng dấn chấm:
- Cơ bản đảm bảo các ý trên; lập luận chặt chẽ, thuyết phục: 1,0
điểm
- Viết được khoảng 2/3 các ý trên; lập luận chưa thật chặt chẽ,
thuyết phục: 0,75 điểm
- Hiểu vấn đề cần nghị luận nhưng cịn hời hợt; lập ln khơng
chặt chẽ, thiếu thuyết phục:0,5 điểm
- Lí lẽ khơng xác đáng, khơng liên quan mật thiết đến vấn đề nghị
luận:0.25 điểm
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ theo quan điểm riêng nhưng phải
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Viêt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới
mẻ.
2
Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn văn trích từ tác phẩm
Vợ nhặt. Từ đó nhận xét tình cảm nhân đạo của nhà văn Kim
Lân.
a. 1, Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài
khái quát được vấn đề
b. 2,Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn văn trích từ tác phẩm ”Vợ nhặt”.
Từ đó nhận xét tình cảm nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
- Nếu HS xác định đúng vấn đề: 0,5 điểm
- Nếu xác định chưa đầy đủ: 0,25 điểm
3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm
bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt”,
đoạn trích và diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ
- Nêu đúng tác phẩm, tác giả: 0,25 điểm
- Giới thiệu được đoạn trích và diễn biến tâm trạng của nhân vật:
0,25
0,25
5,0
0,25
0,5
0,5
0,25 điểm
b. Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ:
* Để nhân vật xuất hiện trong bối cảnh nạn đói khủng khiếu năm
1945 và tình huống con trai "nhặt" vợ, nhà văn khám phá chiều sâu
nội tâm của người mẹ. Đó là một tâm trạng phức tạp, nhiều trạng
thái cảm xúc đan xen
-Tủi phận mình.
- Thương xót con trai;
- Đồng cảm, bao dung với con dâu.
- Vui vì con trai có vợ
- Lo lắng cho tương lai của vợ chồng Tràng
- An ủi, động viên hai con
- Hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn
* Nhận xét về nghệ thuật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để nhân vật bộc lộ tâm trạng
+ Tâm trạng nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói, suy
nghĩ. Thế giới nội tâm vừa phức tạp vừa logic theo quy luật tâm lí
+ Ngơn ngữ giản dị, tự nhiên; hình ảnh giàu sức gợi, mang đậm
màu sắc địa phương
-> Qua nhân vật bà cụ Tứ thấy được tấm lòng nhân đạo và tài năng
của nhà văn.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích về diễn biến tâm trạng và nghệ thuật miêu tả
tâm trạng bà cụ Tứ đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm 2,25 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của diễn biến tâm
trạng của nhân vật bà cụ Tứ : 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Phân tích sơ lược, khơng rõ các biểu hiện của diễn biến tâm
trạng của nhân vật bà cụ Tứ : 0,25 điểm - 0,5 điểm.
c.Nhận xét tình cảm nhân đạo của nhà văn.
-Đồng cảm, xót thương cho cảnh ngộ và số phận của người lao
động nghèo trong nạn đói.
-Ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình yêu thương con người, tình
mẫu tử.
-Tin tưởng vào tương lai tươi sáng tốt đẹp sẽ đến với người lao
động.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nhận xét được 3 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh nhận xét được 1 hoặc 2 ý: 0,25 điểm.
4.Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
5.Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM
2,5
0,75
0,25
0,25
10.0
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT LONG TRƯỜNG
TỔ NGỮ VĂN
THI THỬ TN THPT LẦN 1 ( Thi online)
NĂM HỌC : 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 12
THỜI GIAN: 70 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần thi tự luận
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét về giá
trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngồi cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu sầm
sập chạy đến. Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa nói:
- Điêu! Người thế mà điêu!
Hắn giương mắt nhìn thị, khơng hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay
thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ cịn
thấy hai con mắt.
- Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt.
À, hắn nhớ ra rồi, hắn toét miệng cười:
- Chả hơm ấy thì hơm nay vậy. Này hẵng ngồi xuống ăn miếng giầu đã.
- Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
Thị vẫn đứng cong cớn trước mặt hắn.
- Đây, muốn ăn gì thì ăn.
Hắn vỗ vỗ vào túi:
- Rích bố cu, hở!
Hai con mắt trũng hốy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả:
- Ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì.
Thế là thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện
trị gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở:
- Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khn hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ:
thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có ni nổi khơng, lại cịn đèo bịng. Sau không biết
nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái:
- Chậc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra
hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bị về...
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
----HẾT----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT LONG TRƯỜNG
TỔ NGỮ VĂN
THI THỬ TN THPT LẦN 1
NĂM HỌC : 2021 - 2022
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 12
THỜI GIAN: 70 phút, không kể thời gian giao đề
HƯỚNG DẪN CHẤM
Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác
phẩm.
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn
bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc: diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết;
khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* u cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần
thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về
giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí,
có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó có thao tác
phân tích, chứng minh…); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu được luận đề, trình bày cảm nhận chung về nhân vật trong đoạn trích.
* Thân bài:
- Giới thiệu bối cảnh nạn đói năm 1945.
- Ngoại hình: thảm hại do cái đói gây ra “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “gầy sọp”, “trên cái khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt chỉ cịn thấy hai con mắt”
- Ngơn ngữ, cử chỉ, hành động:
+ “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố” - > đanh đá,
chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.
+ “Sầm sập chạy đến”, “sưng xỉa nói”, “cắm đầu ăn”, “ăn xong cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng”, bám
lấy câu nói đùa của Tràng “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” để theo về làm vợ thật -> vô
duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.
- Vẻ đẹp tâm hồn: Có khát vọng sống mãnh liệt. Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết về Tràng,
chấp nhận theo khơng về khơng cần sính lễ vì thị sẽ khơng phải sống cảnh lang thang.
- Về nghệ thuật: Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, thể
hiện tâm lí nhân vật; ngơn ngữ mộc mạc, giản dị.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm: tác giả trân trọng khát vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao
động nghèo.
* Kết bài:
Đánh giá chung về nhân vật.
d) Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm.. ); thể
hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu
Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
5.0
0.25
0.5
0.25
0.5
1.0
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
0.25
* Biểu điểm
- Điểm 4 - 5: Hiểu đề, viết đúng trọng tâm, hấp dẫn và có sáng tạo; nắm vững phương thức biểu đạt chính; diễn
đạt tốt, lời văn trong sáng; khơng sai lỗi chính tả.
- Điểm 3 – 3.75: Tỏ ra hiểu đề, biết hướng vào trọng tâm, đạt 2/3 số ý; nắm phương thức biểu đạt, có sai vài lỗi
chính tả.
- Điểm 2- 2.75: Tỏ ra hiểu đề, biết hướng vào trọng tâm, đạt 1/2 số ý, nhưng có vài chỗ lan man; nắm phương
thức biểu đạt, diễn đạt cịn lúng túng, có sai vài lỗi chính tả.
- Điểm 1- 1.75: Tỏ ra không hiểu đề, viết lan man, lạc đề; diễn đạt yếu, sai nhiều chính tả.
- Điểm 0: Để giấy trắng.
Chú ý: Học sinh diễn xi, khơng phân tích chi tiết nghệ thuật, dẫn chứng trong q trình phân tích: tối đa
2,5 điểm.
---HẾT---