Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.72 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
________ ________
BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG TIN HỌC
Học viên thực hiện:

TP. HCM, năm 2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Mở đầu
Khoa học và công nghệ là đặc trưng của thời đại, nghiên cứu khoa học đã
trở thành hoạt động sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. các thành tựu
của khoa học hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Khoa học và công nghệ
đã trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Cùng với nghiên cứu khoa
học hiện đại, mọi người đang chú ý đến phương pháp nhận thức khoa học, coi
đó là nhân tố quan trọng để phát triển khoa học.
Theo Gaudin, chúng ta không thể bằng lòng với vốn kiến thức quá hạn hẹp
thu nhận được trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, mà phải học suốt
đời, phải có đủ vốn kiến thức về phương pháp để tự mình học tập suốt đời.
Kiến thức về phương pháp có thể được tích lũy trong kinh nghiệm lao động
hay được tích lũy trong quá trình nghiên cứu các khoa học cụ thể, song bản thân
phương pháp cũng có một hệ thống lý thuyết của riêng mình.
Trong phạm vi của bài thu hoạch nhỏ này, chúng em sẽ trình bày một số
vấn đề về phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và đặc biệt là trong
ngành tin học. Qua đây, chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Giáo sư -
Tiến sỹ Khoa Học Hoàng Văn Kiếm, người đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức nền tảng cơ bản cho chúng em về môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa
học trong tin học”. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến công lao trợ


giúp không mệt mỏi của các chuyên gia cố vấn qua mạng thuộc Trung tâm phát
triển CNTT – ĐH Quốc gia TP.HCM và toàn thể các bạn bè học viên trong lớp.
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 1 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG 1
TP. HCM, năm 2005 1
Mở đầu 1
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG 2
PHẦN I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4
I. KHOA HỌC : 4
II. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : 4
II.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu : 4
II.2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu : 5
PHẦN II : BẢN CHẤT LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 8
I. CÁC THAO TÁC LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : 8
I.1. Tư duy khái niệm : 8
I.2. Phán đoán : 8
I.3. Suy luận : 9
I.4. Luận đề : 9
I.5. Luận cứ : 9
I.6. Luận chứng : 10
II. TRÌNH TỰ LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : 10
II.1. Bước 1 : Phát hiện vấn đề nghiên cứu 10
II.2. Bước 2 : Xây dựng giả thuyết khoa học 10
II.3. Bước 3 : Lập phương án thu thập thông tin 11
II.4. Bước 4 : Xây dựng cơ sở lý luận 11
II.5. Bước 5 : Thu thập dữ liệu 11
II.6. Bước 6 : Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin 11

II.7. Bước 7 : Tổng hợp kết quả / Kết luận / Khuyến nghị 11
PHẦN III : VẤN ĐỀ KHOA HỌC 12
I. VẤN ĐỀ KHOA HỌC : 12
I.1. Phân loại vấn đề khoa học : 12
I.2. Các tình huống của vấn đề khoa học : 12
I.3. Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học : 13
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO KHOA HỌC VỀ PHÁT
MINH, SÁNG CHẾ : 14
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT : 18
III.1. Mô hình thông tin ban đầu : 18
III.2. Các phương pháp phân tích vấn đề : 19
III.3. Các phương pháp tổng hợp vấn đề : 19
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - BÀI TOÁN TIN HỌC : 20
IV.1. Phương pháp trực tiếp : 20
IV.2. Phương pháp gián tiếp : 21
Tóm lại trong nghiên cứu khoa học cần phải đảm bào các tính chất sau đây : 24
Nghiên cứu phải mang tính khách quan và trung thực 24
Có phương pháp để xây dựng và hệ thống hóa mô hình nghiên cứu của mình 24
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 2 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Phải có óc sáng tạo và vượt khó , nói chung là phải linh động ,mềm dẻo 24
Đừng nên chỉ dựa trên lối mòn là những lối đi mà mọi người phải theo và ta cũng phải
theo 24
Phải có đam mê, hoài bảo và ước mơ 24
Phải có tri thức khá đầy đủ về những nghành mình nghiên cứu 24
Ngoài ra trang bị cho mình các nguyên tắc giải quyết vấn đề trong nghiên cứu khoa học
như : vét cạn, chia để trị, thay đổi màu sắc, 24
TP.HCM, tháng 08 năm 2005 24
Tài liệu tham khảo 25

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 3 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
PHẦN I :
ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
I. KHOA HỌC :
Khoa học được hiểu là “ hệ thống tri thức về mọi loại quy luât vật
chất và sự vận động của vât chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư
duy “. Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác
với tri thức kinh nghiệm.
Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu
nhiên từ trong đời sống hàng ngày. Nhờ tri thức kinh nghiệm, con người có
được những hình dung thực tế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự
nhiên, biết ứng xử trong các quan hệ xã hội. tri thức kinh nghiệm ngày
càng trở nên phong phú, chứa đựng những mặt đúng đắn, nhưng riêng
biệt chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật, và do vậy tri thức kinh
nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình
thành các tri thức khoa học.
Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống
nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẳn theo
một mục tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp
khoa học. Tri thức khoa học không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức
kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu
nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản
chất.
II. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC :
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm
kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sư

vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương
pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến
phân loại theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩmtri
thức khoa học thu được nhờ kết quả nghiên cứu.
II.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu :
• Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ
thống tri thức về nhân dạng sư vật, giúpcon người phân biệt
được sự khác nhau, về bản chất giữa sự vật này với sự vật
khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động
thái, tương tác; mô tả định tính tức là các đặc trưng về chất
của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về
lượng của sự vật.
• Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ
nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá
trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có thể bao
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 4 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu tr1uc; tương tác; hậu
quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.
• Nghiên cứu dự báo, là những nhiên cứu nhằm nhận dạng
trạng thái của sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp
nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội.
Sự sai lệch trong kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân :
sai lêch khách quan trong kết quả quan sát: sai lệch do những
luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự khác; mội
trường cũng luôn có thể biến động, …
• Nghiên cứu sáng tạo, là nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật
mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả

và dự báo mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo
thế giới.
II.2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu :
Theo tính chất của sản phẩm, nghiên cúu được phân loại thành
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và ghiên cứu triển khai.
Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research) là những nghiên
cứu nhằmphát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật,
tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sư vật với các sư
vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá,
phát hiện, phát minh, dẫn đến viêc hình thành một hệ thống lý
thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩng vực
khoa học, chẳng hạn Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ;
Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được
phân thành hai loại : nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ
bản định hướng.
• Nghiên cứu cơ bản thuần túy, cò được gọi là nghiên cứu cơ bản tự
do hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên
cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa
bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
• Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự
kiến trước mục đích ứng dụng. các hoạt động điều tra cơ bản tài
nguyên, kinh tế, xã hội, … đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản
định hướng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia thành
nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyên
đề (thematic research).
 Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể
của một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên
và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương,
khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều
thuộc loại nghiên cứu nền tảng.

 Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiên tượng đặc biệt
của sự vật, ví dụ trạng thái plasma của sự vật, bức xạ vũ trụ,
gien di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 5 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý
nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu ứng dụng (Applied research) : là sự vận dụng quy
luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật,
tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào
sản xúât và đời sống. Giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng có thể
là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý.
Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Kết quả
nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được, để có thể đưa kết
quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một
loại hình nghiên cứu khác có tên gọi lả triển khai.
Nghiên cứu triển khai (Development research) : còn gọi là
nghiên cứu triển khai thực nghiệm hay triển khai thực nghiệm kỹ
thuật, là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản)
và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các
hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Kết quả nghiên
cứu triển khai thì chưa triển khai được: sản phẩm của triển khai chỉ
mới là những hình mẫu khả thi về kỹ thuật, nghĩa là không còn rủi
ro về mặt kỹ thuật, để áp dụng được còn phảitiến hành nghiên cứu
những tính khả thi khác như khả thi tài chính, khả thi kinh tế, khả
thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động triển khai bao triển khai
trong phòng thí nghiệm và triển khai bán đại trà.
 Triển khai trong phòng thí nghiệm : là loại hình triển khai nhằm
khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm

đến quy mô áp dụng. trong những nghiên cứu về công nghệ,
loại hình này được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, labô
công nghệ, nhà kính. Trên một quy mô lớn hơn, hoạt động triển
khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm thuộc
viện hoặc xí nghiệp sản xuất.
 Triển khai bán đại trà : trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa
học kỹ thuật và khoa học công nghệ là một dạng triển khai
nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất
định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà, hay quy mô bán
công nghiệp.
Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ
thuật và xã hội; trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động
triển khai được áp dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản
phẩm mới; trong các nghiên cứu khoa học xã hội có thể lấy ví dụ về thử
nghiệm một phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm; chỉ đạo thí điểm
một mô hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa chọn.
Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình
nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ bên dưới. Sự phân chia loại hình
nghiên cứu như trên đây được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phân chia là
để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ sở lập kế
hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu
giữa các đối tác. Tuy nhiên trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn tại cả
ba loại hình nghiên cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 6 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 7 -
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu
ứng dụng

Triển khai
Nghiên cứu cơ bản
thuần túy
Nghiên cứu cơ bản
định hướng
Triển khai trong
phòng thí nghiệm
Nghiên cứu
nền tảng
Nghiên cứu
chuyên đề
Triển khai
bán đại trà
Quan hệ giữa các loại hình
nghiên cứu
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
PHẦN II : BẢN CHẤT LOGIC CỦA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
I. CÁC THAO TÁC LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC :
I.1. Tư duy khái niệm :
Tư duy khái niệm là đặc điểm cơ bản của nghiên cứu khoa học.
Khái niệm là một phạm trù logic học và được định nghĩa là một hình
thức tư duy nhằm chỉ rõ thuộc tính bản chất vốn có của sự vật. Nhờ tư
duy khái niệm mà người ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
Khái niệm gồm hai bộ phận hợp thành : nộii hàm là tất cả các thuộc
tính bản chất vốn có của sự vật ; ngoại diên là tất cả các cá thể có
chứa thuộc tính được chỉ trong nội hàm. Ví dụ , khái niệm “khoa học”
có nội hàm là “hệ thống tri thức về bản chất sự vật”, còn ngoại diên là
các loại khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ

thuật,…
Một khái niệm được biểu đạt bởi định nghĩa. Định nghĩa một khái
niệm là tách ngoại diên của khái niệm đó ra khỏi khái niệm gần nó và
chỉ rõ nội hàm. Ví dụ, trong định nghĩa “ đường tròn là một đường cong
khép kín, có khoảng cách từ mọi điểm tới tâm bằng nhau”, thì “đường
tròn” là sự vật cần định nghĩa; “đường cong” là sự vật gắn nó; “khép
kín” là nội hàm; “có khoảng cách từ mọi điểm tới tâm bằng nhau” cũng
là nội hàm.
I.2. Phán đoán :
Phán đoán là một thao tác logic luôn được thực hiện trong nghiên
cứu khoa học. theo logic học, phán đoàn được định nghĩa là một hình
thức tư duy nhằm nối liền các khái niệm lại với nhau để khẳng định
rằng khái niệm này là hoặc không là khái niệm kia ? Phán đoán có cấu
trúc chung là “S là P”, trong đó S được gọi là chủ từ của phán d0oán,
còn P là vị từ (tức thuộc từ) của phán đoán.
Phán đoán được sử dụng trong trường hợp cần nhận định về bản
chất một sự vật, trình bày giả thuyết khoa học, trình bày luận cứ khoa
học, … Một số loại phán đoán được liệt kê trong bảng dưới đây :
Phán đoán
theo chất
Phán đoán khẳng định
Phán đoán phủ định
Phán đoán xác suất
Phán đoán hiện thực
Phán đoán tất nhiên
S là P
S không là P
S có lẽ là P
S đang là P
S chắc chắn là P

Phán đoán
theo lượng
Phán đoán chung
Phán đoán riêng
Phán đoán đơn nhất
Mọi S là P
Một số S là P
Duy có S là P
Phán đoán
phức hợp
Phán đoán liên kết
Phán đoán lựa chọn
Phán đoán có điều kiện
Phán đoán tương
S vừa là P
1
vừa là P
2
S hoặc là P
1
hoặc là P
2
Nếu

S thì P
S khi và chỉ khi P
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 8 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
đương

Phân loại các phán đoán
I.3. Suy luận :
Theo logic học, suy luận là một hình thức tư duy, từ một hay một
số phán đoán đã biết (tiên đề) đưa ra một phán đoán mới (kết đề).
Phán đoán mới chính là giả thuyết khoa học. Có ba hình thức suy luận :
suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy.
Suy luận diễn dịch là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái
riêng.
Suy luận quy nạp là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái
chung.
Loại suy là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng.
I. CẤU TRÚC LOGIC CỦA MỘT CHUYÊN KHẢO KHOA HỌC :
Bất kỳ một chuyên khảo khoa học nào, từ bài báo ngắn một vài trang
đến tác phẩmkhoa học hàng trăm trang, xét về cấu trúc logic, cũng đều
có 3 bộ phân hợp thành : luận đề, luận cứ, luận chứng. nắm vững cấu trúc
này sẽ giúp cho người nghiên cứu đi sâu bản chất logic không chỉ của
phương pháp luận nghiên cứu khoa học, mà còn có ý nghĩa với hàng loạt
hoạt động khác như giảng bài, thuyết trình, tranh luận, luận tội, gỡ tội
hoặc đàm phán với đối tác khác nhau.
I.4. Luận đề :
Luận đề là điều cần chứng minh trong một chuyên khảo khoa học.
Luận đề để trả lời câu hỏi : “cần chứng minh điều gì ?”. về mặt logic
học, luận đề là một phán đoán mà tính chân xác cần được chứng minh.
Ví dụ như khi phát hiện tia lạ (tia phóng xạ) trong một thí nghiệm hóa
học, Marie Curie đã phán đoán rằng “có lẻ nguyên tố phát ra tia lạ là
một nguyên tố chưa được biết đến trong bảng tuần hoàn menđêlêev”.
Đó là một luận đề mà sau này Marie Curie phải chứng minh.
I.5. Luận cứ :
Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận đề. Luân
cứ được xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan

sát hoặc thực nghiệm. Luân cứ trả lời câu hỏi : “Chứng minh bằng cái gì
?”. về mặt logic, luân cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được công
nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề. Trong
nghiên cứu khoa học có hai loại luận cứ :
• Luận cứ lý thuyết. Đó là các cơ sở lý thuyết khoa học, luận
điểm khoa học, các tiên đề, định lý, định luật, quy luật đã được
khoa học xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyềt còn được gọi là
luận cứ logic hay cơ sở lý luận.
• Luận cứ thực tiễn. Đó là các phán đoàn đã được xác nhận, hình
thành bởi các số liệu, sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc
thực nghiệm khoa học.
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 9 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
I.6. Luận chứng :
Luận chứng là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép
chưng minh, nhằm làm rõ mối liên hệ logic giữa các luận cứ và giữa
toàn bộ luân cứ vớii luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi : “Chứng minh
bằng cách nào ?”. Trong chuyên khảo khoa học có thể tồn tại hai loại
luận chứng :
• Luận chứng logic, bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy
luận liên kết theo một trật tự xác định (diễn dịch, quy nạp, loại
suy).
• Luận chứng ngoài logic, bao gồm phương pháp tiếp cận và
phương pháp thu thập thông tin :
o Phương pháp tiếp cận, là cách thức xem xét sự kiện. Tùy
thuộc phương pháp tiếp cận được chọn mà sự kiện có thể
được xem xét một cách toàn diện hoặc phiến diện. Chẳng
hạn tiếp cận lịch sử, tiếp cân logic, tiếp cận hệ thống, …
o Phương pháp thu thập thông tin, là cách thức thiết lập luận

cứ khoa học. Phương pháp thu thập thông tin có vai trò
quyếtđịnh đến độ tin cậy của luận cứ. Chẳng hạn số liệu
thống kê của cơ quan thống kê có độ tin cậy cao hơn số liệu
báo cáo thành tích của ngành; dư luận trên đường phố có độ
tin cậy thấp hơn kết quả thăm dò dư luận thông qua một
cuộc điều tra.
II. TRÌNH TỰ LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC :
Trình tự logic của nghiên cứu khoa học được nêu ra bhư hình dưới
đây, bao gồm một số bước cơ bản như sau :
II.1. Bước 1 : Phát hiện vấn đề nghiên cứu.
Phát hiện vấn đề nghiên cứu là giai đoạn khởi đầu của nghiên
cứu. Khi đặt ra được câu hỏi, người nghiên cứu sẽ đưa ra được câu trả
lời, nghĩa là có thể xác định được phương hướng nghiên cứu.
II.2. Bước 2 : Xây dựng giả thuyết khoa học.
Xây dựng giả thuyết khoa học, tức là xây dựng luận đề nghiên
cứu, đó là những nhận định sơ bộ về bản chất sự vật. Quá trình
nghiên cứu chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh hoặc
bác bỏ luận đề.
1
Phát hiện vấn đề (Đặt câu hỏi nghiên cứu)
2
Đặt giả thuyết (Tìm câu trả lời sơ bộ)
3
Lập phương án thu thập thông tin (xác định luận
chứng)
4
Luận cứ lý thuyết (Xây dựng cơ sở lý luận)
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 10 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG

5
Luận cứ thực tiễn (Quan sát / Thực nghiệm)
6
Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin
7
Tổng hợp kết quả / Kết luận / Khuyến nghị
II.3. Bước 3 : Lập phương án thu thập thông tin.
Lập phương án thu thập thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo
sát, dự kiến tiến độ, phương tiện và phương pháp. Đây chính là quá
trình xác định luận chứng của nghiên cứu.
II.4. Bước 4 : Xây dựng cơ sở lý luận.
Xây dựng cơ sở lý luận, tức luận cứ lý thuyết của nghiên cứu. Khi
xác định được luận cứ lý thuyết, người nghiên cứu biết được những
bộ môn khoa học nào cần được vận dụng để làm chỗ dựa cho công
trình nghiên cứu.
II.5. Bước 5 : Thu thập dữ liệu.
Thu thập dữ liệu nhằm hình thành các luận cứ thực tiễn của
nghiên cứu. Dữ liệu cần thu thập bao gồm các thông tin định tính và
định lượng.
II.6. Bước 6 : Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông
tin.
Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin, tức là kết quả
nghiên cứu, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong kết quả thu thập và
xử lý thông tin; chỉ ra những sai lệch trong quan sát, thực nghiệm;
đánh giá ảnh hưởng những sai lệch đó, mức độ có thể chấp nhận
trong kết quả nghiên cứu.
II.7. Bước 7 : Tổng hợp kết quả / Kết luận / Khuyến nghị.
Phần này là kết quả cuối cùng của nghiên cứu, bao gồm 4 nội
dung :
1. Tổng hợp để đưa ra bức tranh khái quát nhất về kết quả đạt

được.
2. Kết luận mặt mạnh và mặt yếu.
3. Khuyến nghị về khả năng áp dụng.
4. Khuyến nghị về việc tiếp tục nhiên cứu hoặc kết thúc sự quan
tâm tới nội dung nghiên cứu.
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 11 -
Sơ đồ trình tự logic của nghiên cứu
khoa học
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
PHẦN III :
VẤN ĐỀ KHOA HỌC
I. VẤN ĐỀ KHOA HỌC :
Vấn đề khoa học (scientiŽc problem), cũng được gọi là vấn đề
nghiên cứu (research problem) là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên
cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tình hạn chế của tri thức khoa học hiện có
với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn.
Phát hiện được vấn đề khoa học là một bước rất quan trọng trên
bước đường phát triển nhận thức. Tuy nhiên , nêu vấn đề lại chính là công
việc khó nhất đối với những người mới bắt tay làm nghiên cứu khoa học,
họ thường lúng túng, luôn đ85t những câu hỏi với thầy cô đại lọai như “
nghiên cứu một đề tài khoa học nên bắt đầu từ cái gì “. Câu trả lời trong
trường hợp này luôn là : “Hãy bắt đầu từ phát hiện vấn đề khoa học, nghĩa
là đặt câu hỏi “. Chính vì vậy, một điều cần lưu ý là vấn đề nghiên cứu
được trình bày dưới dạng một câu nghi vấn.
L.Paler-Calmorin và M.A. Calmorin viết : “ Không thể phủ nhận một
thực tế rằng đa số các bạn đồng nghiệp khi chuẩn bị luận văn đều gặp rất
nhiều khó khăn trong việv trình bày vấn đề nghiên cứu “. Trong một cuốn
sách khác về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Fred Kerlinger
khuyên : “ Hãy trình bày vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng, khúc chiết

bằng một câu nghi vấn “.
I.1. Phân loại vấn đề khoa học :
Trong nhiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lớp vấn đề :
Thứ nhất, vấn đề về bản chất sự vật cần tìm kiếm ;
Thứ hai, vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý
thuyết và về thực tiễn những vấn đề thuộc lớp thứ nhất.
Ví dụ, khi phát hiện một di chỉ trong những nghiên cứu khảo cổ
học, câu hỏii đầu tiên được đặt ra là di chỉ này thuộc nền văn hóa nào.
Câu hỏi này thuộc lớp vấn đề thứ nhất về bản chất sự vật. Câu hỏi
tiếp theo được đặt ra là làm cách nào để xác định được di chỉ đó đích
thực thuộc nền văn hóa ấy và làm cách nào xác định được niên đại
của nó ? do vậy xuất hiện lờp vần đề thứ hai về tiêu chí của một nền
văn hóa và phương pháp xác định niên đại.
I.2. Các tình huống của vấn đề khoa học :
Nghiên cứu khoa học, trong mọi trường hợp đều nhằm vào những
điều chưa biết (quy luật chưa được khám phá, giải pháp chưa được
sáng tạo, hình mẫu chưa được kiểm chứng), nghĩa là tìm câu trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu.
Như vậy, khi nhận được một nhiêm vụ nghiên cứu, người nghiên
cứu trước hết phải xem xét có những vấn đề nghiên cứu nào cần được
đặt ra. Có thể có ba tình huống như sau :
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 12 -
Có vấn đề
Không có vấn đề
Giả vấn đề
Có nghiên cứu
Không có
nghiên cứu
Không có vấn đề
Có vấn đề

khác
Không có
nghiên cứu
Nghiên cứu
theo hướng
khác
Các tình huống của vấn đề
khoa học
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
• Tình huống thứ nhất : Có vấn đề nghiên cứu . Như vậy sẽ có
nhu cầu trả lời vào vấn đề nghiên cứu, nghĩa là sẽ tồn tại họat
động nghiên cứu.
• Tình huống thứ hai : Không có vấn đề hoặc không còn vấn đề.
Trường hợp này không xuất hiện nhu cầu trả lời, nghĩa là không
có nghiên cứu.
• Tình huống thứ ba : Tưởng là có vấn đề, nhưng sau khi xem
xét thì lại không có vấn đề hoặc không có vấn đề khác. Gọi đó là
“ giả vấn đề “. Phát hiện “ giả vấn đề “ vừa dẫn đến tiết kiệm
chi phí, vừa tránh được những hậu quả bất ưng cho hoạt động
thực tiễn.
I.3. Phương pháp phát hiện vấn đề khoa học :
Phát hiện vấn đề khoa học chính là đặt câu hỏi nghiên cứu : “Cần
chứng minh điều gì ?”. Như vậy, thực chất việc phát hiện vấn đề khoa
học chính là đưa ra được những câu hỏi làm cơ sở cho viêc tìm kiếm
câu trả lời nhờ những hoạt động nghiên cứu tiếp sau đó. Có thể sử
dụng những phương pháp sau đây để phát hiện vấn đề khoa học, tức
là đặt câu hỏi nghiên cứu :
1. Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của
đồng nghiệp.

Phương pháp phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong công trình
nghiện cứu của đồng nghiệp là phân tích theo cấu trúc logic. Sơ đồ
phân tích được nêu ra trong hình vẽ bên dưới. kết quả phân tích được
sử dụng như sau : mặt mạnh trong luận đề, luận cứ, luận chứng của
đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc luận chứng để chứng
minh luận đề; còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện vấn đề (tức là
đặt câu hỏi nghiên cứu), từ đó xây dựng luân đề cho nghiên cứu của
mình.
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 13 -
Luận đề
Mặt mạnh
Mặt yếu
Luận cứ
Mặt mạnh
Mặt yếu
Luận
chứng
Mặt mạnh
Mặt yếu
Sử dụng
làm : Luận cứ
Luận chứng
Sử dụng để :
Nhận dạng vấn
đề
Xay dựng luận
đề
Phân tích các mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên
cứu của đồng nghiệp
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
2. Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học.
Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đã nhận ra
những mặt yếu của nhau. Đây là cơ hội thuận lợi để người nghiên
cứu nhận dạng vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện.
3. Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường.
Về mặt logic học, đây chính là sự tìm kiếm một khái niệm đối lập
với khái niệm đang tồn tại. Ví dụ, trong khi nhiều người cho rằng trẻ
em suy dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh dưỡng trẻ
em, thì có người nêu câu hỏi ngược lại : “Các bà mẹ là trí thức chắc
chắn phải hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông dân.
Vậy tại sao tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhóm các bà mẹ trí thức
cao hơn trong các bà mẹ là nông dân ?”.
4. Nhận dạng những vướng mắc trong hoạt động thực tế.
Nhiều khó khăn nẩy sinh trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã
hội, không thể sử dụng những biện pháp thông thường để xử lý. Thực
tế này đặt trước người nghiên cứu những câu hỏi phải trả lời, tức xuất
hiện vấn đề, dòi hỏi người nghiên cứu phải đề xúât những giải pháp
mới.
5. Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am
hiểu.
Đôi khi nhiều câu hỏi nghiên cứu xúât hiện nhờ lời phàn nàn của
người hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan
tâm. Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính là kết quả bất
ngờ sau khi nghe được lời phàn nàn của một bà già trong đêm khánh
thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngoại ô của
thành phố New York : “Cái ông Edison làm ra được đèn điện mà
không làm được cái xe điện cho người già đi đây đi đó”.
6. Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do
nào.

Đây là những câu hỏi xuất hiện trong đầu người nghiên cứu do bất
chợt quan sát được một sự kiên nào đó, cũng có thể xuất hiện một
cách rất ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc
không gian nào.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO KHOA HỌC VỀ
PHÁT MINH, SÁNG CHẾ :
Theo Vepol “Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào ít nhất cũng phải có hai
thành phần vật chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng
lượng”.
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 14 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Nhà khoa học Atshuler trong suốt quá trình làm việc của mình đã đưa
ra một hệ thống các nguyên tắc sáng tạo. Nó cung cấp hệ thống các cách
xem xét sự vật; tăng tính nhanh nhạy của việc tiếp thu và đánh giá giá trị
của thông tin; đưa ra và lựa chọn các cách tiếp cận thích hợp để giải
quyết vấn đề. Hệ thống các nguyên tắc sáng tạo còn giúp cho chúng ta
xây dựng được tác phong, suy nghĩ và làm việc một cách khoa học, sáng
tạo; góp phần xây dựng tư duy biện chứng. Dưới đây xin được lần lượt
điểm qua 40 nguyên tắc đó :
1. Nguyên tắc phân nhỏ :
- Chia đối tượng thành các phần độc lập.
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2. Nguyên tắc “tách khỏi” :
Tách phần gây “phiền phức hay ngược lại tách phần duy nhất “cần
thiết” ra khỏi đối tượng.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ :
- Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên
ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.

- Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác
nhau.
- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp
nhất đối với công việc.
4. Nguyên tắc phản đối xứng :
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thàng không đối xứng (nói
chung giảm bậc đối xứng).
5. Nguyên tắc kết hợp :
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho
các hoạt động kế cận.
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6. Nguyên tắc vạn năng :
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần
sự tham gia của các đối tượng khác.
7. Nguyên tắc “chứa trong” :
- Môt đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân
no1 lại chứa đối tượng thứ ba…
- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8. Nguyên tắc phản trọng lượng :
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối
tượng khác, có lực nâng.
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách tương tác với môi
trường như sử dụng các lực thủy động, khí động …
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ :
Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không
cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây
ứng súât trước để khi làm việc sẽ dùng ứng súât ngược lại).
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ :
- Thực hiên trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần,
đối với đối tượng.

- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ
vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 15 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
11. Nguyên tắc dự phòng :
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị
trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12. Nguyên tắc đẳng thế :
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống
các đối tượng.
13. Nguyên tắc đảo ngược :
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại
(ví dụ : không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên
ngoài) thành đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành
chuyển động.
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá :
- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt
phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
- Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
- Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15. Nguyên tắc linh động :
- Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên
ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
- Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển
với nhau.
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” :
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn
hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản

hơn và dễ giải hơn.
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác :
- Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo
đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả
năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều), tương tự những bài
toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng
trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển sang không
gian (ba chiều).
- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
- Đặt đối tượng nằm nghiêng.
- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt
sau của diện tích cho trước.
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học :
- Làm đối tượng dao động.
- Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động.
- Sử dụng tần số cộng hưởng.
- Thay vì dùng các bộ rung cơ học. dùng các bộ rung áp điện.
- Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ :
- Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
- Nếu đã có tác động theo chu ký, hãy thay đổi chu kỳ.
- Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiên tác
động khác.
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích :
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 16 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
- Thực hiên công viêc một cách liên tục (tất cả các phần của đối
tượnng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).

- Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
- Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
21. Nguyên tắc “vượt nhanh” :
- Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi :
- Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi
trường) để thu được hiệu ứng có lợi.
- Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có
hại khác.
- Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi :
- Thiết lập quan hệ phản hồi.
- Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian :
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25. Nguyên tắc tự phục vụ :
- Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ
trợ, sửa chữa.
- Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lương dư.
26. Nguyên tắc sao chép (copy) :
- Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền,
không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
- Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng bản sao quang
học(ảnh, hình vẽ với các tỷ lệ cần thiết.
- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến
(vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang
sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” :
Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng

kém hơn (ví dụ như tuổi thọ).
28. Thay thế sơ đồ cơ học :
- Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
- Sử dụng diện trường, từ trừơng và điện từ trường trong tương
tác với đối tượng.
- Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố
định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có
cấu trúc nhất định.
- Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng :
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí
và lỏng; nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản
lực.
30. Sử dụng vỏ dẽo và màng mỏng :
- Sử dụng các vỏ dẽo và mành mỏng thay cho các kết cấu khối.
- Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẽo và
màng mỏng.
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ :
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 17 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
- Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết
nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ,…).
- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc :
- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
- Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay mội trường bên ngoài.
- Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình,
sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang.
- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử

đánh dấu.
- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33. Nguyên tắc đồng nhất :
Những đối tượng tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm
từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật
liệu chế tậo đối tượng cho trước.
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần :
- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiêm vụ hoặc trở nên không cần
thiết phải tự phân hủy (hòa tan, bay hơi,…) hoặc phải biến
dạng.
- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hối trực tiếp
trong quá trình làm việc.
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng :
- Thay đổi trạng thái đối tượng.
- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
- Thay đổi dộ dẻo.
- Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36. Sử dụng chuyển pha :
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh, trong các quá trình chuyển pha
như thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng …
37. Sử dụng sự nở nhiệt :
- Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
- Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở
nhiệt khác nhau.
38. Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh :
- Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
- Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
- Dùng các bức xạ iôn hóa tác động lên không khí hoặc ôxy.
- Thay ôxy giàu iôn (hoặc ôxy bị iôn hóa) bằng chính ôxy.
39. Thay đổi độ trơ :

- Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa.
- Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa.
- Thực hiện quá trình trong chân không.
40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) :
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp
thành (composite), Hay nói chung sử dụng các loại vật liệu mới.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT :
III.1. Mô hình thông tin ban đầu :
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 18 -
Phân tích
Phân chia Phân loại Phân cấp Phân tích
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
III.2. Các phương pháp phân tích vấn đề :
1. Phân chia vấn đề :
Có những vấn đề cần giải quyết trong một môi trường nào đó nếu
ta biết phân chia thành từng vùng nhỏ để xem xét sẽ giúp cho cho
việc giải quyết nhanh hơn và triệt để hơn.
2. Phân loại vấn đề :
Trong các bài toán để có thể rút ngắn việc giải quyết các vấn đề
bằng cách xác định chính xác các loại vấn đề và tập trung giải quyết
triệt để. Các vấn đề có cùng loại sẽ được nhận biết và chuyển sang
giải quyết chung.
3. Phân công vấn đề :
Trong khoa học đôi khi để tìm ra một phương pháp chung để giải
quyết cùng một lúc nhiều yêu cầu khác nhau là việc làm hết sức khó
khăn do đó phải biết phân chia nhỏ vấn đề để có hướng giải quyết
từng phần.
Ví dụ : vật liệu mới trong xây dựng là các tấm lợp vừa có công
dụng che chắn, chống nóng, cách âm đồng thời chịu lực do đó cấu

tạo của nó có nhiều lớp, lớp trên cúng là lớp thép mạ kẽm, lớp dưới là
vật cách nhiệt, cách âm, lớp chịu lực,…
4. Phân cấp bài toán :
Mọi vấn đề - bài toán đều có thể giải quyết bằng cách phân chia
thành những vấn đề - bài toán nhỏ hơn.
5. Phân tích :
Mọi việc đều bắt đầu từ thao tác phân tích, có phân tích đầy đủ,
chính xác, có nhận định mọi vấn đề một cách chặt chẻ thì những vấn
đề - bài toán đều có thể được giải quyết một cách triệt để và thuận
lợi.
III.3. Các phương pháp tổng hợp vấn đề :
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 19 -
Tổng hợp
Tổ hợp (combination)
Kết hợp (Associate)
Đối hợp
(Convolution)
Tích hợp
(Integration)
Tổng hợp theo không
gian và thời gian
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Để giải quyết vấn đề khoa học, ngược lại với phương pháp phân
tích là phương tổng hợp. Tổng hợp ở đây bao gồm cả tổ hợp, kết hợp,
đối hợp và tích hợp. Tùy thuộc vấn đề, yêu cầu của bài toán, ta có thể
áp dụng việc tổ hợp hay kết hợp hay đối hợp hay tích hợp. Các thông
tin thu nhận được sẽ được tổng hợp theo không gian hay thời gian hay
kết hợp cả hai để được một thông tin mới gíup cho việc giải quyết các
vấn đề của bài toán.

IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - BÀI TOÁN TIN
HỌC :
IV.1. Phương pháp trực tiếp :
Đặc điểm của cách giải quyết vấn đề này là đều xác định trực tiếp
được lời giải qua một thủ tục tính toán (công thức, hệ thức, định luật,
…) hoặc qua các bước căn bản để có được lời giải. Đối với phương pháp
này, việc giải quyết vấn đề trên máy tính chỉ là thao tác lập trình hay là
sự chuyển đổi lời giải từ ngôn ngữ bên ngoài sang các ngôn ngữ được
sử dụng trong máy tính. Tìm hiểu về phương pháp này chính là tìm
hiểu về kỹ thuật lập trình trên máy tính.
Để thực hiện tốt phương pháp trực tiếp, chúng ta nên áp dụng
các nguyên lý sau :
- Nguyên lý 1 : Chuyển đổi dữ liệu bài toán thành dữ liệu của
chương trình, có nghĩa là “Dữ liệu của bài toán sẽ được biểu diễn
lại dưới dạng các biến của chương trình thông qua các quy tắc
xác định của ngôn ngữ lập trình cụ thể “.
- Nguyên lý 2 : Chuyển đổi quá trình tính toán của bài toán thành
các cấu trúc của chương trình, có nghĩa là “Mọi quá trình tính
toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản :
Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp ”.
- Nguyên lý 3 : Biểu diễn các tính toán chính xác, có nghĩa là
“Chương trình tính toán theo các biểu thức chính xác không đồng
nhất với quá trình tính toán chính xác về mặt hình thức ”.
- Nguyên lý 4 : Biểu diễn các tính toán gần đúng bằng cấu trúc
lặp, có nghĩa là “Mọi quá trình tính toán gần đúng đều dựa trên
các cấu trúc lặp với tham số xác định ”.
- Nguyên lý 5 : Phân chia bài toán ban đầu thành những bài toán
nhỏ hơn, có nghĩa là “Mọi vấn đề - bài toán đều có thể giải quyết
bằng cách phân chia thành những vấn đề - bài toán nhỏ hơn ”.
- Nguyên lý 6 : Biểu diễn các tính toán không tường minh bằng

đệ quy, có nghĩa là “Quá trình đệ quy trong máy tính không đơn
giản như các biểu thức quy nạp trong toán học ”.
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 20 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
IV.2. Phương pháp gián tiếp :
Phương pháp này được sử dụng khi chưa tìm ra lời giải chính xác
của vấn đề. Đây cũng chính là cách tiếp cận chủ yếu của loài người từ
xưa đến nay. Điểm khác ở đây là chúng ta đưa ra những giải pháp
mang đặc trưng của máy tính, dựa vào sức mạnh tính toán của máy
tính. Tất nhiên, một lời giải trực tiếp bao giờ cũng tốt hơn, nhưng
không phải lúc nào cũng có.
Chúng ta có thể áp dụng các phương pháp gián tiếp như sau :
Phương pháp thử – sai :
Khi xây dựng lời giải bài toán theo phương pháp thử – sai, người
ta thường dựa vào 3 nguyên lý sau :
- Nguyên lý vét cạn : Đây là nguyên lý đơn giản nhất, liệt kê
tất cả các trường hợp có thể xảy ra.
- Nguyên lý ngẫu nhiên : Dựa vào việc thử một số khả năng
được chọn một cách ngẫu nhiên. Khả năng tìm ra lời giải đúng
phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược chọn ngẫu nhiên.
- Nguyên lý mê cung : Nguyên lý này được áp dụng khi chúng
ta không thể biết được chính xác “hình dạng” lời giải mà phải
xây dựng dần lời giải qua từng bước một giống như tìm đường
đi trong mê cung.
Để thực hiện tốt phương pháp thử - sai, chúng ta nên áp dụng
các nguyên lý sau :
- Nguyên lý vét cạn toàn bộ : Muốn tìm được cây kim trong
đống rơm, hãy lần lượt rút ra từng cọng rơm cho đến khi rút
được cây kim

- Nguyên lý mắt lưới : Lưới bắt cá chỉ bắt được những con
cá có kích thước lớn hơn kích thước mắt lưới.
- Nguyên lý giảm độ phức tạp của thử và sai : Thu hẹp
trường hợp trước và trong khi duyệt, đồng thời đơn giản hóa tối
đa điều kiện chấp nhận một trường hợp.
- Nguyên lý thu gọn không gian tìm kiếm : Loại bỏ những
trường hợp hoặc nhóm trường hợp chắc chắn không dẫn đến lời
giải.
- Nguyên lý đánh giá nhánh cận : Nhánh có chứa quả phải
nặng hơn trọng lượng của quả.
Phương pháp Heuristic :
Phương pháp thử – sai khi giải quyết vấn đề bằng cách dùng một
số lượng phép thử quá lớn, thời gian để có được kết quả có khi khá
lâu không chấp nhận được. Phương pháp Heuristic có đặc điểm là
đơn giản và gần gủi với cách suy nghĩ của con người, cho ra được
những lời giải đúng trong đa số các trường hợp áp dụng. Các thuật
giải Heuristic được xây dựng dựa trên một số nguyên lý rất đơn giản
như “vét cạn thông minh”, “tối ưu cục bộ” (Greedy), “hướng đích”,
“sắp thứ tự”, Đây là một số thuật giải khá thú vị và có rất nhiều
ứng dụng trong thực tiễn.
Để thực hiện tốt phương pháp Heuristic, chúng ta nên áp dụng
các nguyên lý sau :
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 21 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
- Nguyên lý leo núi : Muốn leo lên đến đỉnh thì bước sau phải
“cao hơn” bước trước.
- Nguyên lý chung : Chọn hướng đi triển vọng nhất trong số
những hướng đi đã biết.
Phương pháp trí tuệ nhân tạo :

Phương pháp thử – sai và Heuristic, nói chung đều dựa trên một
điểm cơ bản là trí thông minh của chính con người để giải bài toán,
máy tính chỉ đóng vai trò thực thi mà thôi. Còn các phương pháp trí
tuệ nhân tạo lại dựa trên trí thông minh của máy tính. Trong những
phương pháp này, người ta sẽ đưa vào máy tính trí thông minh
nhân tạo giúp máy tính bắt chước một phần khả năng suy luận như
con người. Từ đó, khi gặp một vấn đề, máy tính sẽ dựa trên những
điều nó đã được “học“ để tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
Trong lĩnh vực “máy học” , các hình thức học có thể phân chia
như sau :
- Học vẹt.
- Học bằng cách chỉ dẫn.
- Học bằng qui nạp.
- Học bằng tương tự.
- Học dựa trên giải thích.
- Học dựa trên tình huống.
- Khám phá hay học không giám sát.
Các kỹ thuật thường được áp dụng trong “máy học” là :
- Khai khoáng dữ liệu.
- Mạng nơ ron.
- Thuật giải di truyền.
- …
Một số ví dụ áp dụng các phương pháp giải quyết vấn đề trong
lĩnh vực tin học :
• Áp dụng nguyên tắc “tách khỏi” :
Chúng ta thấy rằng, các máy tính đầu tiên của thế hệ 8086, 8088
hay thậm chí 80286 và một phần thế hệ 80386 thì các bộ phận CPU,
RAM được gắn “chết” vào bo mạch chính, muốn thay thế rất khó khăn
thường là phải thay cả bo mạch chính. Khi xuất hiện các máy tính thế
hệ sau 80386, 80486 và máy tính ngày nay, các bộ phận CPU, RAM

được tách riêng khỏi bo mạch chính làm cho người dùng rất dễ thay
thế hay nâng cấp khi cần.
Trong các ngôn ngữ lập trình ngày nay, một ngôn ngữ lập trình
thường tách ra các chức năng hay đối tượng riêng biệt như là các đối
tượng COM, DCOM giúp cho người lập trình khi nào cần dùng đối tượng
nào thì chỉ cần “chèn” đối tượng đó vào để sử dụng và thậm chí người
lập trình có thể “nâng cấp” đối tượng đó để có thêm những tính năng
mới tốt hơn hay tạo thêm các đối tượng mới.
• Áp dụng nguyên tắc “kết hợp” :
Trong lĩnh vực phần mềm, ngày nay một dự án khó có thể dùng một
ngôn ngữ lập trình thực hiện từ đầu đến cuối mà phải có sự kết hợp
nhiều phần với nhau. Chẳng hạn như một dự án về cơ sở dữ liệu, phần
dữ liệu thường được tạo và quản lý bằng SQL Server hay Oracle còn
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 22 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
phần giao diện thường được lập trình bằng một trong các ngôn ngữ
Visual Basic, Delphi hay Visual C,… thậm chí có thể kết hợp các ngôn
ngữ đó trong phần thiết kế giao diện và các báo cáo thường được thiết
kế bởi Crysral Report.
• Áp dụng nguyên tắc chứa trong :
Trong tin học, một chương trình chính chứa nhiều chương trình con.
Trong chương trình con lại chứa những chương trình con khác
• Áp dụng nguyên tắc dự phòng :
Trong lĩnh vực phần cứng, ngày nay trong CMOS luôn luôn có chức
năng giúp người sử dụng đặt nhiệt độ tối đa cho Cpu, khi nhiệt độ Cpu
tới mức đó thì sẽ báo động
• Áp dụng nguyên tắc giải “thiếu hoặc “thừa” :
Trong máy tính mọi kiểu dữ liệu đều có miền xác định hữu hạn và rời
rạc. Nhưng các số thực trong toán học lại có miền xác định vô hạn và

liên tục. Vì vậy, các phép toán trên số thực trong máy tính đều có
những sai số nhất định. Hơn nữa, quá trình tính toán biểu thức trong
máy tính không đồng nhất với quá trình tính toán trong toán học nên
có thể sẽ gây những hiệu quả không biết trước và sẽ làm cho kết quả
cuối cùng không còn chính xác. Do đó khi so sánh “bằng”, thông
thường ta dùng biểu thức a = b, hai số thực a và b ở hai vế dấu bằng
trong chương trình luôn luôn được tính toán bởi hai quá trình khác nhau
mà mỗi quá trình tính toán chịu một kiểu sai số nhất định nên phép so
sánh cần phải chấp nhận “thiếu” một chút hoặc “thừa” một chút để
đạt được kết quả so sánh tốt hơn, đó là ta đặt miền an toàn là ε lúc đó
biểu thức so sánh sẽ là a-b< ε.
• Áp dụng nguyên tắc “kết hợp” :
Trong chương trình giải phương trình bậc 2, Biểu thức tính nghiệm
chương trình là :
X1 := ((-b) + sqrt((sqr(b) - 4*a*c)) / (2*a ;
X2 :=((-b) - sqrt((sqr(b) - 4*a*c)) / (2*a) ;
Hai biểu thức trên không hiệu quả vì tính toán lặp lại phần
sqrt((sqr(b)-4*a*c). Do đó ta dùng biến trung gian để giảm bớt việc
tính toán cho hiệu quả hơn
Candelta := sqrt((sqr(b) - 4*a*c) ;
Khi đó ta có :
X1 := ((-b) + candelta) / (2*a) ;
X2 := ((-b) - candelta) / (2*a) ;
• Áp dụng nguyên tắc sao chép :
Trong lĩnh vực phần cứng và mạng có một số phần mềm giúp người
học mạng chỉ cần một máy tính vẫn có thể thực tập được việc cài đặt
và quản trị mạng, đó là các phần mềm giả lập (simulator) các thiết bị
router hay các phần mềm VM (Virtual Machine) giả lập một máy tính
thành nhiều máy tính.
• Áp dụng nguyên tắc đảo ngược :

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 23 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG
Trong lĩnh vực đồ thị, khi yêu cầu chứng minh hai đồ thị liên thông
nhau, ta thường giả sử ngược lại là hai đồ thị không liên thông và
chứng minh điều giả sử đó không đúng, hoặc ngược lại khi yêu cầu
chứng minh hai đồ thị không liên thông nhau, ta thường giả sử ngược
lại là hai đồ thị liên thông nhau và chứng minh điều giả sử đó không
đúng. Đây là cách chứng minh phản chứng, được dùng rất nhiều trong
lĩnh vực toán và tin học.
• Áp dụng nguyên tắc thay đổi màu sắc :
Trong các chương trình máy tính khi xuất hiện hộp thông báo
thường kèm theo các biểu tượng giúp người dùng hiểu họ được thông
báo với tình trạng gì.
• Áp dụng nguyên tắc vượt nhanh :
- Trong máy tính, khi chúng ta khởi động máy, máy sẽ kiểm tra bộ
nhớ RAM, chúng ta muốn vượt qua phần kiểm tra này thì bấm phím
“ESC”.
- Trong các ngôn ngữ lập trình, cấu trúc rẽ nhánh giúp chương trình
vượt nhanh qua các phần không thỏa điều kiện.
Tóm lại trong nghiên cứu khoa học cần phải đảm bào các tính
chất sau đây :
- Nghiên cứu phải mang tính khách quan và trung thực.
- Có phương pháp để xây dựng và hệ thống hóa mô hình
nghiên cứu của mình.
- Phải có óc sáng tạo và vượt khó , nói chung là phải linh động
,mềm dẻo .
- Đừng nên chỉ dựa trên lối mòn là những lối đi mà mọi người
phải theo và ta cũng phải theo .
- Phải có đam mê, hoài bảo và ước mơ.

- Phải có tri thức khá đầy đủ về những nghành mình nghiên
cứu.
- Ngoài ra trang bị cho mình các nguyên tắc giải quyết vấn đề
trong nghiên cứu khoa học như : vét cạn, chia để trị, thay đổi
màu sắc,
TP.HCM, tháng 08 năm 2005
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 24 -

×