Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HOÀN CHỈNH
MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
CHO CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM
THEO TIÊU CHUẨN GMP - WHO
Ngành : Môi Trường
Chuyên ngành : Công nghệ Môi trường
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Đức Trung
Sinh viên thực hiện : Lê Anh Phi
MSSV : 09B1080153
Lớp : 09HMT03
TP. Hồ Chí Minh, năm 2011.
1
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử nào thì một sự thật
hiển nhiên luôn luôn đúng đã được chứng minh rằng nước là một yếu tố
đóng vai trò quan trọng và cần thiết quyết định sự duy trì, tồn tại của mọi
vật. Từ thiên nhiên, loài vật, cho đến con người.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nước ta hiện nay thì ngành công
nghiệp Dược luôn được đánh giá cao và dành được rất nhiều sự quan tâm,
thu hút đặc biệt của không ít các nhà nghiên cứu và sản xuất trong cùng
lĩnh vực, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, nhưng cũng đầy
sự cạnh tranh khắc nghiệt. Trong đó, vấn đề nước sạch (nước tinh khiết
và nước cất) là một trong các yếu tố vô cùng quan trọng, cần thiết và
đóng vai trò quyết định chất lượng sản phẩm, từ đó gây dựng được những
uy tín và thương hiệu riêng cho mỗi công ty, doanh nghiệp, tạo nên vị trí
đứng của các tổ chức sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, các
công ty dược cần phải không ngừng cố gắng nỗ lực, nghiên cứu, cải thiện
mô hình công nghệ xử lý nước sao cho thật hợp lý, đảm bảo số lượng và
chất lượng nước theo đúng tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt) của
WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã đặt ra.
Vậy tại sao trong các nhà máy dược, hệ thống xử lý nước lại đóng vai
trò quan trọng và thiết yếu đến như vậy? Nước là nguyên liệu ban đầu
được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất dược phẩm. Nước được dùng
trong sản xuất tất cả các dạng bào chế và là một thành phần trong đa số
các dược phẩm. Khác với các nguyên liệu ban đầu khác, nước là nguyên
liệu phải được nhà sản xuất xử lý trước khi sử dụng. Ngoài ra, các đặc
tính chất lượng của nước có thể thay đổi đột ngột phụ thuộc vào chất
lượng nguồn cung cấp nước đầu vào, vì vậy hệ thống xử lý nước trong
nhà máy phải được quản lý một cách nghiêm ngặt. Chúng ta phải xác
định rõ rằng mỗi mục đích sử dụng nước đều có những yêu cầu và tiêu
2
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
chuẩn khắt khe riêng để mang lại hiệu quả như mong muốn cho nhà sản
xuất. Bởi lẽ nước trong ngành Dược được dùng để pha chế thuốc, nó đi
trực tiếp vào từng viên thuốc và tạo nên chất lượng sản phẩm. Khi các sản
phẩm đó được tung ra thị trường tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người sử dụng. Vầy nên nước sạch rất quan trọng ngay từ những
khâu đầu tiên như súc rửa chai, lọ đựng thuốc, cho đến các khâu như pha
chế, sản xuất thuốc. Và nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm ra dây chuyền
xử lý nước sao cho thật hợp lý, đảm bảo đồng thời các yếu tố: chất lượng,
vận hành hệ thống ổn định để cho ra kết quả luôn luôn đạt tiêu chuẩn đã
định. Hiểu rõ về sự cần thiết và tầm quan trọng của nước, cũng như hệ
thống xử lý nước trong các nhà máy dược, em đã chọn đề tài: “ Nghiên
cứu hoàn chỉnh mô hình công nghệ xử lý nước cấp cho các nhà máy sản
xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP - WHO ” làm chuyên đề cho Khoá
luận tốt nghiệp chuyên ngành của mình.
• Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành công ngiệp Dược nói chung, sản xuất thuốc nói riêng ở nước ta
đang trên đà phát triển, bằng chứng là những năm gần đây ngày càng có
nhiều nhà máy dược mọc lên. Tuy nhiên, không ít các nhà máy (kể cả nhà
máy mới thành lập và nhà máy đã có bề dày sản xuất hàng chục năm) vẫn
không thể tránh được những vấn đề về chất lượng như thuốc bị nhiễm
khuẩn, không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã quy định và hậu quả là
phải bỏ tất cả những lô thuốc bị nhiễm hoặc không đạt yêu cầu đó. Chi
phí do bị tổn thất là hoàn toàn không nhỏ. Công nghệ xử lý nước cấp để
phục vụ cho ngành dược được xem như một yếu tố chủ chốt quyết định
đến chất lượng thuốc. Vì thế nghiên cứu kỹ hơn nữa về dây chuyền, công
nghệ xử lý nước cho ngành dược (cụ thể là cho súc rữa chai, lọ; pha chế
thuốc,…) là cần thiết và cấp bách.
• Tình hình nghiên cứu:
3
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
Nghiên cứu về đề tài này cần một khoảng thời gian khá lâu (lên đến
hàng năm) và đặc biệt là phải trải qua thực tế, từ khâu vận hành, bảo trì –
bảo dưỡng hệ thống cho đến khâu quản lý kỹ thuật, chất lượng, hồ sơ
của hệ thống và phải được đào tạo riêng.
• Mục đích nghiên cứu:
- Hoàn chỉnh mô hình công nghệ xử lý nước cấp cho các nhà máy sản
xuất dược phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO.
- Đưa ra một số vấn đề thường gặp trong thực tế, có thể làm mất đi tính
ổn định của hệ thống, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sau xử lý,
không đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn GMP – WHO và
các giải pháp khắc phục.
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ nghiên cứu là bám sát tình hình thực tế, nghiên cứu trong
phạm vi của ngành sản xuất dược phẩm trên dây chuyền hệ thống xử lý
nước cấp, hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
• Phương pháp nghiên cứu:
Lấy nền tản từ kiến thức chuyên ngành trên ghế nhà trường làm cơ sở.
Bên cạnh đó, vận dụng thêm kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế trong
dây chuyền xử lý nước cũng như quản lý chất lượng hệ thống nước tại
các nhà máy dược ra nghiên cứu, đúc kết lại thành những vấn đề chủ
chốt. Ngoài ra, cũng sưu tầm thêm từ sách, internet, các nhà chuyên môn,
đồng nghiệp, các công ty chuyên thiết kế hệ thống nước cấp, nước tinh
khiết cho ngành công nghiệp dược
• Các kết quả đạt được của đề tài:
Kết quả của việc nghiên cứu chắc chắn sẽ không thể là hoàn toàn tối
ưu, nhưng nó sẽ có ích cho việc tham khảo. Đề tài đã mang đến cái nhìn
khá toàn diện về các vấn đề xử lý nước cho ngành công nghiệp dược. Đối
với các nhà máy dược phẩm mới thành lập có thể tham khảo để tránh một
phần những sai sót ngay từ khâu thiết kế, đối với những nhà máy đã hoạt
4
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
động mà vấp phải những vấn đề về chất lượng nước cũng có thể tham
khảo, biết đâu sẽ tìm thấy giải pháp riêng.
• Kết cấu của Khoá luận tốt nghiệp:
Khoá luận tốt nghiệp này bao gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về xử lý nước cấp trong ngành dược.
Chương 2: Dây chuyền công nghệ xử lý nước.
Chương 3: Hồ sơ nước và một số phương pháp phân tích các chỉ tiêu về
chất lượng nước theo Dược Điển Việt Nam IV.
Chương 4: Những kinh nghiệm trong vận hành và quản lý hệ thống xử lý
nước.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC CẤP TRONG NGÀNH DƯỢC
1.1. Phân loại nước
Nước sử dụng trong ngành Dược thông thường được chia ra làm 4 loại
cho các mục đích sử dụng khác nhau.
5
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
1.1.1. Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt là nước máy thành phố hoặc nước có chất lượng tương
đương, sử dụng cho các khu nhà ăn, nhà vệ sinh, tưới cây hoặc rửa ở các
nơi ngoài khu vực trực tiếp sản xuất.
1.1.2. Nước khử khoáng
Nước khử khoáng là nước sinh hoạt đã qua giai đoạn xử lý, cụ thể là
làm mềm nước và loại bỏ thêm một số ion tạp chất khác có trong nước,
đồng thời cũng phải loại bỏ vi sinh trong một số trường hợp. Nước khử
khoáng được dùng cho nước lò hơi, nồi hấp tiệt trùng thuốc tiêm – nhỏ
mắt (chỉ cần làm mềm nước), tháp giải nhiệt máy lạnh trung tâm, súc rửa
chai lọ thuốc nhỏ mắt (cần loại bỏ vi sinh), súc ống tiêm (cần loại bỏ vi
sinh), vệ sinh máy móc, thiết bị khu thuốc viên – cốm – bột (cần loại bỏ
vi sinh).
1.1.3. Nước tinh khiết
Nước tinh khiết là nước được làm tinh khiết từ nước uống được bằng
phương pháp cất, trao đổi ion hoặc bằng các phương pháp thích hợp
khác.
Nếu không có qui định gì khác, nước tinh khiết được dùng để pha chế
các chế phẩm không yêu cầu vô khuẩn và không có chất gây sốt.
Nước tinh khiết được dùng chủ yếu để pha chế thuốc viên, rửa dụng
cụ khu Kiểm tra chất lượng, rửa dụng cụ khu tiêm – nhỏ mắt, súc ống
tiêm lần 2, rửa chai nước muối, tắm hoặc rửa tay nhân viên trước khi vào
khu vực sản xuất.
1.1.4. Nước cất
Nước cất là nước được điều chế từ nước uống được hoặc nước tinh
khiết bằng phương pháp cất.
6
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
Nước cất phải đáp ứng các yêu cầu của nước tinh khiết. Nước cất
được sử dụng để pha chế thuốc tiêm – nhỏ mắt, tráng rửa dụng cụ sạch,
rửa chai lọ thuốc nhỏ mắt lần 2.
* Trong trường hợp nước cất dùng làm nước để pha thuốc tiêm :
Nước để pha thuốc tiêm được điều chế từ nước uống được hoặc
nước tinh khiết bằng phương pháp cất thích hợp và được dùng như
là dung môi để pha chế thuốc tiêm theo lô, mẻ.
Trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản nước để pha thuốc tiêm
phải có những phương pháp thích hợp để kiểm soát tổng lượng vi
khuẩn hiếu khí có trong nước, phải đặt ra các giới hạn cảnh báo và
giới hạn hành động thích hợp để phát hiện những chiều hướng bất
lợi. Trong điều kiện thường, giới hạn hành động là 10 vi khuẩn
hiếu khí trong 100 ml nước, được xác định bằng phương pháp
màng lọc (Phụ lục 13.6), sử dụng tối thiểu 200 ml chế phẩm và
được ủ ấm ở 30
o
C trong 5 ngày. Đối với các quy trình vô khuẩn,
cần áp dụng giới hạn cảnh báo nghiêm ngặt hơn. [ Dược điển Việt
Nam IV, tr. 441].
* Trong trường hợp nước cất dùng làm nước vô khuẩn để tiêm:
Nước vô khuẩn để tiêm là nước để pha thuốc tiêm được đựng
trong các ống hoặc chai, lọ thích hợp, đóng kín và được tiệt khuẩn
bằng nhiệt trong điều kiện đảm bảo chế phẩm không có nội độc tố
vi khuẩn. Các đồ đựng dùng chứa nước vô khuẩn để tiêm thường
bằng thủy tinh, hoặc nguyên liệu thích hợp khác đạt các yêu cầu
qui định trong Dược điển Việt Nam. Nước vô khuẩn để tiêm dùng
để hòa tan các thuốc tiêm bột hoắc pha loãng các chế phẩm thuốc
tiêm trước khi sử dụng.
Mỗi đồ đựng phải chứa đủ lượng nước theo qui định cho phép khi
lấy ra. [ Dược điển Việt Nam IV, tr.444].
7
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
Ngoài các loại nước chính nêu trên, còn có các loại nước khác cũng
được sử dụng trong ngành Dược như: nước không có amoniac, nước
không có carbon dioxyd, nước không có nitrat, nước không có các tiểu
phân (nước được lọc qua màng lọc cỡ 0,22 μm), nước dùng cho sắc ký
(nước khử ion, có điện trở suất không ít hơn 0,18 Mohm – m), nước trao
đổi ion (nước khử ion, có điện trở suất không ít hơn 18 Mohm – m), nước
muối sinh lý (là dung dịch natri clorid 0,9%),…
1.2. Các loại tiêu chuẩn về nước được sử dụng trong ngành dược
1.2.1. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt
(Ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế
số 1329/ 2002/BYT/QÐ ngày 18 / 4 /2002)
Bảng 1.1 : tiêu chuẩn nước sinh hoạt
Số
thứ
tự
Tên chỉ tiêu Ðơn
vị
tính
Giới
hạn
tối đa
Phương pháp
thử
Mức độ
giám
sát
I Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1. Màu sắc (a) TCU 15 TCVN 6185-
1996
(ISO 7887-
1985)
A
2. Mùi vị (a) Không
có
mùi,
Vị lạ
Cảm quan
A
3. Ðộ đục (a) NTU 2 (ISO 7027 -
1990)
TCVN 6184-
1996
A
4. pH
(a)
6,5-
8,5
AOAC hoặc
SMEWW
A
5. Ðộ cứng (a) mg/l 300 TCVN 6224 - A
8
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
1996
6. Tổng chất rắn
hoà tan (TDS)
(a)
mg/l 1000 TCVN 6053 –
1995
(ISO 9696 –
1992)
B
7. Hàm lượng
nhôm (a)
mg/l 0,2 ISO 12020 –
1997
B
8. Hàm lượng
Amoni, tính
theo NH4+ (a)
mg/l 1,5 TCVN 5988 –
1995(ISO 5664
1984)
B
9. Hàm lượng
Antimon
mg/l 0,005 AOAC hoặc
SMEWW
C
10.
Hàm lượng
Asen
mg/l 0,01 TCVN 6182 –
1996
(ISO 6595 –
1982)
B
11. Hàm lượng Bari mg/l 0,7 AOAC hoặc
SMEWW
C
12. Hàm lượng Bo
tính chung cho
cả Borat và Axit
boric
mg/l
0,3
ISO 9390 -
1990
C
13.
Hàm lượng
Cadimi
mg/l 0,003 TCVN6197 -
1996
(ISO 5961-
1994)
C
14.
Hàm lượng
Clorua (a)
mg/l 250 TCVN6194 -
1996
(ISO 9297-
1989)
A
15.
Hàm lượng
Crom
mg/l 0,05 TCVN 6222 -
1996
(ISO 9174 -
1990)
C
16.
Hàm lượng
Ðồng (Cu)
(a)
mg/l 2 (ISO 8288 -
1986)
C
9
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
TCVN 6193-
1996
17.
Hàm lượng
Xianua
mg/l 0,07 TCVN6181 -
1996
(ISO 6703/1-
1984)
C
18.
Hàm lượng
Florua
mg/l 0,7 –
1,5
TCVN 6195-
1996
(ISO10359/1-
1992)
B
19.
Hàm lượng
Hydro sunfua
(a)
mg/l 0,05 ISO10530-
1992
B
20. Hàm lượng Sắt
(a)
mg/l 0,5 TCVN 6177-
1996 (ISO
6332-1988)
A
21. Hàm lượng Chì mg/l 0,01 TCVN 6193-
1996 (ISO
8286-1986)
B
22.
Hàm lượng
Mangan
mg/l 0,5 TCVN 6002-
1995
(ISO 6333 -
1986)
A
23.
Hàm lượng
Thuỷ ngân.
mg/l 0,001 TCVN 5991-
1995 (ISO
5666/1-1983 ÷
ISO 5666/3
-1983)
B
24. Hàm lượng
Molybden
mg/l 0,07 AOAC hoặc
SMEWW
C
25.
Hàm lượng
Niken
mg/l 0,02 TCVN 6180
-1996
(ISO8288-
1986)
C
26.
Hàm lượng
Nitrat
mg/l 50 (b) TCVN 6180-
1996
A
10
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
(ISO 7890-
1988)
27. Hàm lượng
Nitrit
mg/l 3 (b) TCVN 6178-
1996 (ISO
6777-1984)
A
28. Hàm lượng
Selen
mg/l 0,01 TCVN 6183-
1996 (ISO
9964-1-1993)
C
29. Hàm lượng
Natri
mg/l 200 TCVN 6196-
1996 (ISO
9964/1-1993)
B
30. Hàm lượng
Sunphát (a)
mg/l 250 TCVN 6200
-1996
(ISO9280
-1990)
A
31. Hàm lượng kẽm
(a)
mg/l 3 TCVN 6193
-1996
(ISO8288-
1989)
C
32. Ðộ ô xy hoá mg/l 2 Chuẩn độ bằng
KMnO4
A
Giải thích:
1. A: Bao gồm những chỉ tiêu sẽ được kiểm tra thường xuyên, có tần
suất kiểm tra 1 tuần (đối với nhà máy nước) hoặc một tháng (đối với cơ
quan Y tế cấp tỉnh, huyện). Những chỉ tiêu này là những chỉ tiêu chịu sự
biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các trung tâm
YTDP tỉnh thành phố làm được. Việc giám sát chất lượng nước theo các
chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước
để có biện pháp khắc phục kịp thời.
2. B: bao gồm các chỉ tiêu cần có trang thiết bị khá đắt tiền và ít biến
động theo thời tiết hơn. Tuy nhiên đây là những chỉ tiêu rất cơ bản để đánh
giá chất lượng nước. Các chỉ tiêu này cần được kiểm tra trước khi đưa
nguồn nước vào sử dụng và thường kỳ mỗi năm một lần (hoặc khi có yêu
11
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
cầu đặc biệt) đồng thời với 1 đợt kiểm tra các chỉ tiêu theo chế độ A bởi cơ
quan y tế địa phương hoặc khu vực.
3. C: đây là những chỉ tiêu cần có trang thiết bị hiện đại đắt tiền, chỉ có
thể xét nghiệm được bởi các Viện Trung ương, Viện Khu vực hoặc một số
trung tâm YTDP tỉnh thành phố. Các chỉ tiêu này nên kiểm tra hai năm một
lần (nếu có điều kiện) hoặc khi có yêu cầu đặc biệt bởi cơ quan y tế Trung
ương hoặc khu vực.
4. AOAC: Viết tắt của Association of Official Analytical Chemists
(Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống).
SMEWW: Viết tắt của Standard Methods for the Examination of Water and
Waste Water (Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải) của
Cơ quan Y tế Công cộng Hoa kỳ xuất bản.
Do Việt Nam chưa xây dựng được phương pháp xét nghiệm cho các chỉ
tiêu này do đó đề nghị các phòng xét nghiệm nước sử dụng các phương
pháp của các tổ chức này.
(a) Chỉ tiêu cảm quan.
(b) Khi có mặt cả hai chất Nitrit và Nitrat trong nước ăn uống thì tổng tỉ lệ
nồng độ của mỗi chất so với giới hạn tối đa của chúng không lớn hơn 1
(Xem công thức sau).
Cnitrat /GHTÐ nitrat + Cnitrit/GHTÐnitrit < 1
C: nồng độ đo được
GHTÐ: giới hạn tối đa theo theo quy định trong tiêu chuẩn này
Tần suất và vị trí lấy mẫu
Chế độ
kiểm tra
Tần suất lấy mẫu Vị trí lấy mẫu
A - 2 mẫu/
tháng/5.000 dân
- Trên 100 000 dân:
1 mẫu/ 100 000 dân
+ 10 mẫu bổ sung
- 1 mẫu tại bể chứa
sau xử lý
và 1 mẫu tại vòi sử
dụng
- 1 mẫu tại bể chứa
sau xử lý và số mẫu
12
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
còn lại tại vòi sử dụng
chia theo các nhánh
cấp nước.
B - 1 mẫu khi bắt đầu
đưa nguồn nước
vào sử dụng
- 2 mẫu/năm/5.000
dân
- Trên 100 000 dân:
1 mẫu/ 100 000 dân
+ 10 mẫu bổ sung
- Tại nguồn nước
- 1 mẫu tại bể chứa
sau xử lý
và 1 mẫu tại vòi sử
dụng
- 1 mẫu tại bể chứa
sau xử lý và số mẫu
còn lại tại vòi sử dụng
chia theo các nhánh
cấp nước.
C Khi có yêu cầu Theo yêu cầu
1.2.2. Tiêu chuẩn nước khử khoáng
Nước khử khoáng phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước sinh
hoạt, bên cạnh đó cần chú ý đến độ cứng toàn phần <1ppm (sử dụng
cho lò hơi) và giảm nồng độ vi sinh cho các giai đoạn sản xuất.
1.2.3. Tiêu chuẩn nước tinh khiết
Bảng 1.2: tiêu chuẩn nước tinh khiết
Chỉ tiêu kiểm tra Giới hạn chấp nhận (tiêu chuẩn DĐVN
IV )
Hình thức
Chất lỏng trong, không màu, không mùi,
không vị
pH 5,0 đến 7,0
Amoni Không quá 0,2 phần triệu
Clorid Đạt theo tiêu chuẩn qui định
Nitrat Không quá 0,2 phần triệu
Sulfat Đạt theo tiêu chuẩn qui định
13
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
Calci và magnesi Đạt theo tiêu chuẩn qui định
Chất oxy hóa Đạt theo tiêu chuẩn qui định
Kim loại nặng Không quá 0,1 phần triệu
Cắn sau khi bay hơi Không quá 0,001%
Độ nhiễm khuẩn Không quá 10
2
vi khuẩn/ ml
1.2.4. Tiêu chuẩn nước cất
Bảng 1.3: tiêu chuẩn nước cất
Chỉ tiêu kiểm tra Giới hạn chấp nhận (tiêu chuẩn DĐVN IV)
Hình thức
Chất lỏng trong, không màu, không mùi,
không vị
pH 5,0 đến 7,0
Ammoni Không quá 0,2 phần triệu
Clorid Đạt theo tiêu chuẩn qui định
Nitrat Không quá 0,2 phần triệu
Sulfat Đạt theo tiêu chuẩn qui định
Calci và Magnesi Đạt theo tiêu chuẩn qui định
Chất oxy hóa Đạt theo tiêu chuẩn qui định
Kim loại nặng Không quá 0,1phần triệu
Cắn sau khi bay hơi Không quá 0,001%
Độ nhiễm khuẩn Không quá 10 vi khuẩn/100ml
Nội độc tố vi khuẩn Không được nhiều hơn 0,25 EU/ml
1.3. Các yêu cầu về hệ thống xử lý nước theo tiêu chuẩn và khuyến
cáo của GMP – WHO.
1.3.1. Yêu cầu về thiết bị, máy móc trong hệ thống
Trước hết, các thiết bị, máy móc trong hệ thống phải có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng. Trong hệ thống nước, các giai đoạn xử lý đầu không
có yêu cầu khắc khe về thiết bị cũng như đường ống kỹ thuật. Nhưng
từ giai đoạn cuối, tức từ bồn chứa nước thành phẩm đến các điểm sử
dụng nước trong khu sản xuất thì có yêu cầu riêng. Bồn chứa nước
tinh khiết hoặc nước cất, bơm phân phối nước, vỏ bình lọc, đường ống
14
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
dẫn nước, co, van, vòi lấy nước, nói chung là những gì tiếp xúc với
nước, tất cả phải được làm bằng thép không rỉ, thường là bằng inox
SS316L.
Các yêu cầu cụ thể như sau:
- Bồn chứa nước tinh khiết hoặc nước cất:
+ Vật liệu: thép không rỉ, hoặc inox SS316L.
+ Bề mặt bên trong phải láng, bóng, có nắp đậy kín và phải dễ
vệ sinh.
+ Lọc khí, cỡ 0.22 μm, lắp trên phần nắp bồn.
+ Bóng UV: tiệt trùng không khí.
+ Phao báo mức: không được dùng loại phao điện thông
thường, có thể dùng loại báo mức bằng điện cực thanh inox nhưng
loại này hiệu quả kém bởi phụ thuộc vào độ dẫn điện của nước, tốt
nhất nên dùng loại báo mức bằng bộ công tắc áp suất.
+ Riêng đối với bồn chứa nước cất thì cần phải có thêm van cấp
khí sạch. Mục đích khi xả đáy đảm bảo không cho không khí bên
ngoài xâm nhập vào bồn chứa.
15
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
Hình 1.1: bồn chứa nước tinh khiết
- Bơm nước tinh khiết hoặc nước cất:
+ Vật liệu: guồng bơm, cánh bơm bằng inox SS316.
+ Đối với bơm nước cất pha tiêm, yêu cầu khắc khe hơn, phải
sử dụng bơm chuyên dùng do một số hãng sản xuất riêng.
- Đường ống dẫn nước: làm bằng inox SS316L, thiết kế đường di
của hệ thống ống phải tính đến độ dốc, ít nhất là 1%.
- Vòi lấy nước tại điểm sử dụng bằng inox SS316L, phải có tháo
ráp nhanh, dễ làm vệ sinh.
Hình 1.2: vòi lấy nước
Hình 1.3: tháo ráp nhanh – bộ clamp
16
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
- Van: làm bằng inox SS316L, dạng van cánh bướm, tuyệt đối
không được sử dụng van cầu hay van bi vì đọng nước dễ phát sinh
và tích tụ vi khuẩn.
Hình 1.4: van cánh bướm – vi sinh
Hình 1.5: van cầu – không được sử dụng
* Chú ý:
- Tại các ngã ba (chữ T) nơi lắp van nước, trước van có một
khoảng nước đọng gọi là khoảng chết. Nếu gọi khoảng chết này là
a, đường kính ống là d thì: a < 1.5d.
17
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
Hình 1.6: khoảng chết a < 1.5 d
- Tất cả các mối hàn phải phẳng, không được gồ ghề hay có lổ
rỗng để tích nước. Thông thường phải hàn bằng loại hàn tig hay
hàn argon, tốt nhất là sử dụng công nghệ hàn bằng máy tự động,
mối hàn phải được siêu âm kiểm tra nhằm đảm bảo đúng yêu cầu
kỹ thuật.
- Nước tinh khiết phải được bơm tuần hoàn liên tục 24/24. Riêng
nước cất, không cần bơm tuần hoàn nhưng phải sử dụng nước
trong ngày, quá 24 tiếng phải xả bỏ hết lượng nước cũ. Nếu muốn
sử dụng lại nước cất thì phải bơm nước tuần hoàn liên tục và phải
có thiết bị gia nhiệt, đảm bảo luôn giữ nhiệt độ nước trong bồn
chứa tối thiểu là 75 đến 80 độ C.
1.3.2. Yêu cầu về hồ sơ kiểm soát và quản lý của hệ thống
- Tất cả các thiết bị phải được dán nhãn. Đường ống trên hệ thống
và phân phối phải có mũi tên chỉ hướng của dòng nước. Các van
phải được đánh số thứ tự.
18
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
Hình 1.7: đường ống được dán nhãn và có mũi tên chỉ hướng
- Tại nơi vận hành phải có bảng hướng dẫn vận hành và nhật ký
vận hành hệ thống. Ngoài ra, một hệ thống nước cần phải có các
loại hồ sơ sau:
- Nhật ký bảo trì – bảo dưỡng hệ thống, thiết bị.
- Lý lịch máy và thiết bị
- Quy trình thao tác chuẩn (gọi tắt là SOP) vận hành hệ thống.
- SOP bảo trì hệ thống và SOP bảo trì từng thiết bị.
- Phiếu bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
- SOP hiệu chuẩn thiết bị.
- Phiếu hiệu chuẩn thiết bị.
- SOP giải quyết sự cố.
- SOP vệ sinh máy, thiết bị.
- Đề cương đánh giá thiết kế.
- Đề cương đánh giá và báo cáo lắp đặt.
- Đề cương đánh giá và báo cáo vận hành.
- Đề cương đánh giá và báo cáo hiệu năng.
- Hồ sơ thẩm định nước: thẩm định lắp đặt, thẩm định vận hành,
thẩm định hiệu năng.
1.3.3. Yêu cầu về nhân sự
- Yêu cầu tối thiểu trình độ học vấn là 12.
- Từ nhân viên vận hành đến chuyên viên quản lý hệ thống đều
phải được huấn luyện, đào tạo về chuyên môn bởi các chuyên gia
hoặc công ty tư vấn/thiết kế và có hồ sơ lưu.
19
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
- Hằng năm phải tham gia các lớp huấn luyện và đào tạo các kiến
thức từ cơ bản đến chuyên sâu về GMP.
Chương 2
DÂY CHUYỀN, CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
2.1. Các yếu tố cần quan tâm trước khi thiết kế và lựa chọn dây
chuyền công nghệ
2.1.1. Nguồn nước cấp
Nguồn nước cấp có thể là nước giếng khoan từ mạch nước ngầm,
nước máy thành phố hay nước sông, Song, tất cả đều phải đạt tiêu
chuẩn nước sinh hoạt. (theo mục 1.2.1 trong chuyên luận này). Ngoài
20
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
ra, cũng cần quan tâm thêm chỉ tiêu pH, độ dẫn điện. Đây là hai chỉ
tiêu quan trọng cần khảo sát trước khi quyết định chọn quy trình xử lý.
Thông thường pH nước cấp đầu vào từ 6.5 – 8.5, độ dẫn điện từ 70 –
150 µS/cm.
Ví dụ, kết quả phân tích một mẫu nước nguồn tại Khu Chế Xuất
Tân Thuận, Quận 7, Tp.HCM vào đầu năm 2011 như bảng 2.1.
Bảng 2.1: kết quả phân tích các chỉ tiêu cần thiết cho việc thiết
kế một dây chuyền công nghệ xử lý nước cho ngành Dược
NO. Parameters Unit Result
Chemical
1 Colour Clear Colourless
2 Odour - Odourless
3 pH - 6.92
4 Conductivity µS/cm 74.3
5 Turbidity NTU <1
6 Total Solids mg/l 52
7 Total Dissolved Solids mg/l 52
8 Total Hardness (as CaCO
3
) mg/l 19.57
9 Calcium Hardness (as CaCO
3
) mg/l 7.21
10 Total Alkalinity (as CaCO
3
) mg/l 14.14
11 Sodium (as Na) mg/l 6.7
12 Chloride (as Cl) mg/l 9.57
13 Sulphate (as SO
4-
) mg/l 4.61
14 Colloidal Silica (as C- SiO
2
) mg/l <1
15 ReactiveSilica (as R- SiO
2
) mg/l 12.07
16 Iron (as Fe) mg/l <0.1
17 Total Organic Carbon mg/l <5
2.1.2. Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng nước trong một nhà máy dược là rất đa dạng.
Nước để pha chế thuốc, rửa dụng cụ, súc rửa chai lọ, ống tiêm, vệ sinh
máy móc, thiết bị, và được chia ra nhiều loại nước khác nhau như
nước cất, nước tinh khiết, nước siêu tinh khiết, nước khử khoáng,
nước làm mềm. Đồng thời phải nắm chắc các quy trình sản xuất, các
21
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
quy định như súc chai, lọ thuốc nhỏ mắt thì lần đầu là bằng nước khử
khoáng, lần kế tiếp là nước RO, tiếp nữa là nước cất. Đối với ống tiêm
thì chỉ cần một lần nước khử khoáng và một lần nước RO, Để rõ hơn
ta thử phân tích và khái quát một cách đơn giản như sơ đồ 2.1.
2.1.3. Hiệu quả kinh tế
Có rất nhiều giải pháp để lựa chọn một công nghệ. Công nghệ càng
hiện đại thì chi phí đầu tư ban đầu càng cao. Tuy nhiên, nếu xét về mặt
lâu dài thì các dây chuyền hiện đại lại có chi phí vận hành thấp. Do ít
sử dụng hóa chất, nhân công, và chi phí bảo trì – bảo dưỡng, vệ sinh
tái sinh cũng giảm, đồng thời tính ổn định của hệ thống lại lâu dài. Ví
dụ như công nghệ truyền thống là trao đổi ion bằng hạt nhựa sẽ phát
sinh chi phí hóa chất và nhân công để làm công tác tái sinh, hoàn
nguyên định kỳ. Trong khi công nghệ trao đổi ion bằng điện (EDI) thì
hoạt động ổn định hơn, đơn giản và được tích hợp lại nhỏ gọn, an
toàn. Tất nhiên chi phí đầu tư ban đầu cho EDI phải đắt hơn nhiều so
với công nghệ truyền thống. Một đặc trưng trong ngành dược là
thường xét đến giải pháp kỹ thuật an toàn, ổn định và hiệu quả cho hệ
thống nước hơn là chỉ mỗi hiệu quả kinh tế. Thật vậy, chỉ cần chất
lượng nước có vần đề là ảnh hưởng đến cả một lô thuốc, có khi phải
tiêu hủy hoàn toàn lô thuốc đó, thiệt hại về kinh tế tính ra không phải
là nhỏ. Thế nên điều cần nhất chính là sự ổn định về chất lượng của hệ
thống.
22
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Khóa luận tốt nghiệp – SV: Lê Anh Phi – Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM
2011
23
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Sơ đồ 2.1: Phân tích nhu cầu sử dụng nước
Như vậy, tổng lượng nước cấp vào nhà máy là 120 m
3
/ngày, tổng lượng nước thải vào hệ thống cống
dẫn vào hệ thống xử lý nước thải là: 101 m
3
/ngày. Tỷ lệ thải bỏ là: 101/120 = 84.2 %.
24
GVHD: TS. Lê Đức Trung
101≠
H th ng x lý n cệ ố ử ướ
Tinh khi t & N c c tế ướ ấ
H th ng ph tr : gi iệ ố ụ ợ ả
nhi t, máy l nh trungệ ạ
120 m
3
/ngaỳ
N c thuy cućươ ̉ ̣
≠ 13
20 m≠
3
/ngày
36 m≠
3
/ngày
Thành ph mẩ
41≠
6 m≠
3
/ngày
54 m≠
3
/ngày
3 m
3
/gi X 18ờ
giờ
Vào tđấ
Và k.khí
Vào hệ
th ng xố ử
lý n cướ
th iả
4 m≠
3
/ngày
1 m≠
3
/ngày
5 m≠
3
/ngày
4 m≠
3
/ngày
Th t thoátấ
H th ngệ ố
N c t i câyướ ướ
H th ngệ ố
Các khu v sinhệ
20 m≠
3
/ngày
Phân x ngưở
Viên - C m - B tố ộ
36 m≠
3
/ngày
4 m
3
/gi X 9ờ
Phân x ngưở
Tiêm – Nh m tỏ ắ
2.2. Một số dây chuyền, công nghệ tham khảo và ưu – nhược điểm
của chúng
2.2.1. Dây chuyền thuận: công nghệ màng thẩm thấu ngược (RO)
– trao đổi ion
Sơ đồ 2.2: Công nghệ RO – Trao đổi ion
• Thuyết minh sơ đồ công nghệ trên sơ đồ 2.2:
25
GVHD: TS. Lê Đức Trung
Lọc tinh 1
micron
Bồn chứa 1 Làm mềm
Lọc tinh 5
micronKhử mùi
Nước nguồn
Lọc thô
Anion
Cation
Bồn chứa 2
Máy RO
Lọc o.2
micron
Mixbed
Các điểm sử
dụng nước
Bồn chứa 3
(thành phẩm)
Đèn
UV
Đèn
UVLọc o.2
micron
Bơm tuần hoàn