Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương kinh tế vi mô 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.34 KB, 15 trang )

KINH TẾ VI MƠ
Câu 1: Phân tích khái niệm cầu hàng hóa; luật cầu; các nhân tố tác động đến cầu
hàng hóa; phân biệt sự dịch chuyển đường cầu và di chuyển dọc đường cầu trên đồ thị?
- Khái niệm cầu hàng hóa, luật cầu:
+ Cầu là số lượng hàng hố hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
+ Luật cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được yêu cầu trong khoảng thời gian đã cho
tăng lên khi giá của nó giảm xuống trong các điều kiện khác không đổi và ngược lại.
- Các nhân tố tác động đến cầu hàng hóa:
Ngồi yếu tố giá cả hàng hóa, cầu cịn phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất: Thu nhập của người tiêu dùng.
Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng sẽ tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn và ngược lại.
Tuy nhiên, thu nhập tăng lên không dẫn đến sự tăng cầu đối với tất cả các loại hàng hóa.
+ Những hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hóa thơng
thường.
+ Những hàng hóa có cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hóa thứ cấp.
Thứ hai: Giá của các loại hàng hóa liên quan.
Các hàng hóa liên quan với hàng hóa đang xét được chia thành 2 loại: Hàng hóa thay thế
và hàng hóa bổ sung.
Hàng hóa thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác, tức là các hàng hóa
đó có cùng cơng dụng. Ví dụ, cà phê và chè, than và ga, xe máy X và xe máy Y…
Đối với cặp hàng hố thay thế nhau thì giữa giá cả hàng hố này và lượng cầu hàng hố kia
có quan hệ tỷ lệ thuận, tức là khi giá cả hàng hố thay thế tăng lên (giảm đi) thì luợng cầu hàng
hố đang xét sẽ tăng lên (giảm đi).
* Hàng hóa bổ sung: là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác.
Ví dụ, cà phê và đường, ga và bếp ga, xe máy và xăng…
Đối với cặp hàng hố bổ sung thì giữa giá cả hàng hố này và lượng cầu hàng hố kia có
quan hệ tỷ lệ nghịch, tức là khi giá cả hàng hoá này tăng lên (giảm đi) thì lượng cầu hàng hố kia
sẽ giảm đi (tăng lên).
Thứ ba: Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ.


Ví dụ: Nếu người tiêu dùng cho rằng dùng mỡ động vật sẽ làm tăng một số nguy cơ gây
bệnh thì họ sẽ chuyển sang dùng dầu thực vật, do vậy, cầu về mỡ động vật giảm còn cầu về dầu
thực vật sẽ tăng.
Hoặc nếu người tiêu dùng cho rằng nếu ăn một loại thức ăn nào đó vào những ngày đầu
của tháng âm lịch thì tháng đó sẽ khơng được may mắn nên cầu về hàng hóa đó giảm đi.
1


Thứ tư: Các kỳ vọng của người tiêu dùng
Kỳ vọng là sự phán đoán, mong đợi, hy vọng… của người tiêu dùng. Ví dụ: Nếu người
tiêu dùng cho rằng giá cả hàng hoá họ đang định mua sẽ giảm mạnh trong thời gian tới thì cầu
hàng hố đó ở hiện tại sẽ giảm.
Hoặc, nếu người tiêu dùng cho rằng thu nhập của họ sẽ tăng trong tương lai gần thì cầu
hàng hóa hiện tại sẽ tăng lên.
Thứ năm: Dân số (số lượng người mua).
Vì cầu thị trường là tổng hợp các cầu cá nhân tham gia thị trường đó, nên khi dân số càng
tăng thì cầu càng lớn và ngược lại.
- Phân biệt sự dịch chuyển đường cầu và di chuyển dọc đường cầu trên đồ thị:
+ Di chuyển dọc theo đường cầu nghĩa là chỉ có sự di chuyển từ điểm nọ đến điểm kia trên
đường cầu. Tức là, khi giá cả hàng hóa thay đổi (cịn các yếu tố khác khơng thay đổi) thì lượng
cầu sẽ thay đổi theo.
+ Dịch chuyển toàn bộ đường cầu nghĩa là toàn bộ đường cầu sẽ dịch chuyển (song song
hoặc xoay) sang trái hoặc sang phải. Tức là, ở cùng mức giá P1 thì lượng cầu mới là Q2 khác Q1
ban đầu. Nếu Q2 > Q1 thì đường cầu dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu Q 2 < Q1 thì
đường cầu dịch chuyển sang bên trái.
Khi bất cứ một yếu tố nào khác ngồi giá của bản thân hàng hóa đó thay đổi (thu nhập, giá
hàng hóa có liên quan, thị hiếu, kỳ vọng, dân số) sẽ làm đường cầu dịch chuyển hay có sự thay
đổi của cầu.
Minh họa bằng đồ thị: Trục hoành: lượng cầu (Q) – Trục tung: giá (P)
Đồ thị bên mơ tả cầu hàng hóa X tăng do thu nhập của người tiêu dùng tăng hoặc do giá

của hàng hóa Y (hàng hóa thay thế hàng hóa X) tăng, hoặc do giá hàng hóa Z (hàng hóa bổ sung
với hàng hóa X) giảm…
Đồ thị bên mơ tả cầu hàng hóa X tăng do
thu nhập của người tiêu dùng tăng hoặc do giá
của hàng hóa Y (hàng hóa thay thế hàng hóa X)
tăng, hoặc do giá hàng hóa Z (Hàng hóa bổ sung
với hàng hóa X) giảm…

P
A

P1

B
D2
D1

O

Q1

Q

Q2

Câu 2: Phân tích khái niệm cung hàng hóa; luật cung; các nhân tố tác động đến cung
hàng hóa; phân biệt sự dịch chuyển đường cung và di chuyển dọc đường cung trên đồ thị?
- Khái niệm:
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

2


Luật cung là trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi giá cả hàng hóa tăng lên thì
lượng cung có xu hướng tăng lên và ngược lại.
- Các nhân tố tác động đến cung hàng hóa:
Ngồi yếu tố giá cả hàng hóa, cung cịn phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất: Công nghệ
Công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sản xuất, giảm chi phí lao động trong
q trình chế tạo sản phẩm. Khi năng suất lao động tăng thì cung tăng.
Thứ hai: Giá của các yếu tố sản xuất (đầu vào).
Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm (chi phí sản xuất giảm) sẽ dẫn đến giá thành sản xuất
giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận cao lên, do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều lên.
Thứ ba: Chính sách thuế.
Thuế làm thay đổi giá thành sản phẩm hoặc làm thay đổi phần thu nhập còn lại của người
sản xuất. Mức thuế cao sẽ làm giá thành cao hoặc phần thu nhập còn lại của người sản xuất giảm
đi và họ sẽ thu hẹp sản xuất. Ngược lại, mức thuế thấp sẽ khuyến khích các người sản xuất mở
rộng quy mô sản xuất.
Thứ tư: Số lượng người sản xuất
Vì cung thị trường là tổng hợp cung của các cá nhân tham gia thị trường nên khi số lượng
người sản xuất càng nhiều thì cung càng lớn và ngược lại.
Thứ năm: Các kỳ vọng của người sản xuất
Mọi mong đợi, phán đoán, hy vọng… của người sản xuất về sự thay đổi của giá cả, chi phí
sản xuất, chính sách của Chính phủ… đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa hoặc dịch vụ.
VD, nếu người sản xuất cho rằng, trong thời gian tới Chính phủ sẽ giảm mạnh thuế nhập
khẩu hàng hóa X thì lượng cung trong nước sẽ giảm đi; hoặc nếu người kinh doanh dịch vụ du
lịch biết rằng dịp nghỉ lễ mừng ngày Chiến thắng 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 được nghỉ 4
ngày (do cả hoán đổi ngày làm việc) và thời tiết thuận lợi thì cầu về du lịch sẽ tăng lên do vậy họ
sẽ tăng số phòng, tuyển thêm nhân viên…
- Phân biệt sự dịch chuyển đường cung và di chuyển dọc đường cung trên đồ thị

+ Di chuyển dọc theo đường cung nghĩa là chỉ có sự di chuyển từ điểm nọ đến điểm kia
trên đường cung. Tức là, khi giá cả hàng hóa thay đổi (cịn các yếu tố khác khơng thay đổi) thì
lượng cung sẽ thay đổi theo.
+ Dịch chuyển toàn bộ đường cung nghĩa là toàn bộ đường cung sẽ dịch chuyển (song song
hoặc xoay) sang trái hoặc sang phải. Tức là, ở cùng mức giá P thì lượng cung mới là Q2 khác Q1
ban đầu. Nếu Q2 > Q1 thì đường cung dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu Q2 < Q1 thì
đường cung dịch chuyển sang bên trái.
Khi bất cứ một yếu tố nào khác ngồi giá của bản thân hàng hóa đó thay đổi (giá các yếu tố
đầu vào, thuế, cơng nghệ, kỳ vọng của người sản xuất, số lượng người sản xuất) sẽ làm đường
cung dịch chuyển hay có sự thay đổi của cung.
3


Đồ thị bên mơ tả cung hàng hóa X tăng do chi phí sản xuất hàng hóa X giảm hoặc do cơng
nghệ sản xuất hàng hóa X được đổi mới hoặc thuế sản xuất hàng hóa X giảm…

P
P1

S1

S2

Q2
Q1
Câu 3: Thế nào là cân bằng thị trường; sự điều chỉnh của thị trường và thay đổi
trạng thái cân bằng thị trường?
- Khái niệm:
Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó khơng có sức ép làm thay đổi giá và sản
lượng.

- Sự điều chỉnh của thị trường
Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Nếu giá khác với
mức giá cân bằng thì người mua và người bán sẽ có động cơ để thay đổi hành vi của họ để đưa
giá quay trở lại trạng thái cân bằng.
Với số liệu cung và cầu hàng hóa X ở trên, ta có:
+ Tại mức giá 60000 đồng 1 kg thì lượng cầu bằng lượng cung và bằng 80 kg. Như vậy,
mức giá 60000 đồng/1 kg là mức giá cân bằng và 80 kg là lượng cân bằng của thị trường.
+ Khi mức giá lớn hơn 60000 đồng/1 kg thì lượng cung lớn hơn lượng cầu (thị trường có
cung vượt quá cầu – Dư cung hoặc thiếu cầu).
+ Khi mức giá nhỏ hơn 60000 đồng/1 kg thì lượng cầu lớn hơn lượng cung (thị trường có
cầu vượt quá cung – Dư cầu hoặc thiếu cung).
Trên đồ thị:
+ Phía dưới điểm cân bằng E (P1 < P0), lượng cầu lớn hơn lượng cung tại cùng một mức
giá. Sở dĩ thị trường thiếu hụt sản lượng là do với mức giá thấp, lợi nhuận của người bán sẽ thấp
nên lượng cung giảm trong khi người mua lại muốn tiêu dùng nhiều hơn.
Trong trường hợp này, người cung cấp sẽ tăng lượng cung và tăng giá; người mua do cạnh
tranh với nhau để mua được hàng hoá nên phải trả giá cao hơn, đồng thời giảm lượng cầu khi giá
tăng. Do vậy, thị trường có xu hướng trở về điểm cân bằng.
+ Phía trên điểm cân bằng E (P2 > P0), lượng cung lớn hơn lượng cầu tại cùng một mức giá.
Sở dĩ thị trường dư thừa sản lượng là do với mức giá cao, lợi nhuận của người bán sẽ cao nên
lượng cung tăng trong khi người mua lại giảm lượng tiêu dùng.
Trong trường hợp này, người cung cấp sẽ giảm lượng cung và giảm giá bán; người mua sẽ
tăng lượng cầu khi giá giảm. Do vậy, thị trường có xu hướng trở về điểm cân bằng.
Tóm lại:

O

4



+ Bất cứ lúc nào giá thị trường cao hơn hoặc thấp hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện sự dư thừa
hay thiếu hụt sản lượng trên thị trường
+ Để khắc phục sự dư thừa hoặc thiếu hụt này thì người bán và người mua phả tự thay đổi
hành vi của họ để đạt tới mức giá cân bằng.
- Thay đổi trạng thái cân bằng thị trường:
Khi có sự thay đổi của cung, hoặc của cầu hoặc cả cung và cầu thì điểm cân bằng trên thị
trường sẽ thay đổi và xác định được mức giá và lượng cân bằng mới.
Mức giá cân bằng mới cao hơn hoặc thấp hơn trước phụ thuộc vào chiều hướng và tốc độ
dịch chuyển của đường cung và đường cầu.
Ví dụ 1: Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, hoặc khi giá cả của hàng hóa thay thế
hàng hóa đang xét tăng… thì cầu về hàng hóa đang xét tăng.
Khi cầu tăng, thị trường có điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới cao hơn.
Ví dụ 2: Khi chi phí sản xuất giảm đi sẽ làm tăng cung hàng hóa, thị trường hàng hóa đang
xét có điểm cân bằng mới với mức giá và lượng hàng hóa cân bằng mới.
Khi cung tăng, thị trường có điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới giảm đi.
Ví dụ 3: Khi cả cung và cầu đều dịch chuyển: Xét trường hợp kết hợp ví dụ 1 và 2 ở trên.
Trong trường hợp này cần phải xét đầy đủ 3 khả năng để kết luận.
+ Nếu S tăng lớn hơn D tăng: Giá hàng hoá giảm.
+ Nếu S tăng bằng D tăng: Giá hàng hố khơng đổi
+ Nếu S tăng nhỏ hơn D tăng: Giá hàng hoá tăng lên.
S0
P
P
S0
E1
S1
S1
E0
P1
E0

E1
P0
P0
D1
P1
D1
D0
D0
Q
Q
Q0
Q1
O
O
Q0 Q1
Cung tăng lớn hơn cầu tăng: Giá giảm
Cầu tăng lớn hơn cung tăng: Giá tăng
Ngoài ra, trường hợp cả cung và cầu đều dịch chuyển cịn có:
+ Cung giảm, cầu giảm: Xảy ra 3 trường hợp (ngược với trường hợp ở ví dụ 3)
+ Cung giảm, cầu tăng: Giá tăng đột biến (giá tăng mạnh)
+ Cung tăng, cầu giảm: Giá giảm đột biến (giá giảm mạnh)
Câu 4: Nêu khái niệm đường ngân sách; phương trình; sự thay đổi của đường ngân
sách trên đồ thị?
- Khái niệm và phương trình:
Đường ngân sách mơ tả các kết hợp hàng tiêu dùng khác nhau mà người tiêu dùng có thể
mua được với cùng một mức ngân sách.
5


Đường ngân sách thể hiện sự ràng buộc vào thu nhập hiện có của người tiêu dùng và giá

hàng hóa. Nó chia khơng gian lựa chọn thành 2 miền: tập hợp có thể đạt được và tập hợp khơng
thể đạt được; và thể hiện tất cả các kết hợp có thể để lựa chọn giữa 2 hàng hóa X và Y.
Do vậy, đường ngân sách còn được gọi là đường giới hạn khả năng tiêu dùng.
Nếu chỉ có 2 hàng hóa X và Y, ta có phương trình đường ngân sách như sau:
I
PX
X.P  Y.P  I hoặc Y  
.X 
X
Y
Py Py
Trong đó:
+ I là ngân sách (thu nhập, số tiền của người tiêu dùng)
+ X, Y là số lượng tiêu dùng hàng hóa X, Y.
+ PX, PY là giá hàng hóa X, Y.
- Sự thay đổi của đường ngân sách trên đồ thị:
Để vẽ đồ thị đường ngân sách nếu chỉ có 2 hàng hóa X và Y, ta quy ước trục hồnh biểu
diễn lượng hàng hóa X, trục tung biểu diễn lượng hàng hóa Y.
Vì đường ngân sách là đường thẳng nên chỉ cần xác định hai tập hợp X và Y bất kỳ thỏa
mãn phương trình đường ngân sách ta sẽ được đồ thị đường ngân sách. Thơng thường, ta có thể
chọn hai điểm đặc biệt, tức là tìm giao điểm của đường ngân sách với hai trục tọa độ.
+ Tìm lượng hàng hóa X tối đa bằng cách lấy toàn bộ ngân sách chia cho giá
Chú ý: Hai đầu đường ngân sách thể hiện số hàng hóa
X và Y tối đa.

Y
I/PY

I
O


Ví dụ: Nếu I = 1200, PX = 20, PY = 30 thì:
X

+ Số lượng X tối đa là I/PX = 60.

I/PX

+ Số lượng Y tối đa là I/PY = 40.
Câu 5: Nêu khái niệm đường bàng quan; phương trình; đặc điểm; sự thay đổi của
đường bàng quan trên đồ thị?
- Khái niệm và phương trình:
Đường bàng quan là tập hợp các kết hợp hàng hóa hay các “giỏ” hàng hóa mang lại cùng
một mức lợi ích cho người tiêu dùng.
Khi vận động dọc theo đường bàng quan ta thấy khi tăng tiêu dùng hàng hóa X phải cắt
giảm hàng hóa Y (và ngược lại). Do đó, lợi ích cận biên của hàng hóa X sẽ giảm xuống theo quy
luật lợi ích cận biên giảm dần, cịn lợi ích cận biên của hàng hóa Y lại tăng lên, vì vậy MRS sẽ
giảm xuống.
- Đặc điểm của đường bàng quan:
+ Đường bàng quan có độ dốc âm, lồi so với gốc tọa độ.
+ Các đường bàng quan không thể cắt nhau.
6


+ Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ biểu thị mức độ thỏa mãn càng cao hơn (lợi ích
càng lớn hơn).
- Sự thay đổi của đường bàng quan trên đồ thị:
Y
YA
YB


A
B

TU

Hai tập hợp tiêu dùng A và B dù có kết cấu tiêu dùng khác nhau nhưng có cùng tổng lợi
ích.
Người tiêu dùng bàng quan giữa A và B vì lợi ích mang lại là như nhau.
Câu 6, 7: Minh họa trên cùng một đồ thị mô tả đầy đủ 3 vị trí tương đối của đường
ngân sách và đường bàng quan (trường hợp 1 đường ngân sách và 3 đường bàng quan:
không cắt nhau, tiếp xúc nhau, cắt nhau tại hai điểm); Minh họa trên cùng một đồ thị mơ
tả đầy đủ 3 vị trí tương đối của đường ngân sách và đường bàng quan (trường hợp 1
đường bàng quan và 3 đường ngân sách: không cắt nhau, tiếp xúc nhau, cắt nhau tại hai
điểm); nêu các nhận xét và rút ra nguyên tắc kết hợp tiêu dùng tối ưu hai hàng hóa X và
Y?
Ghép hai đường ngân sách và bàng quan lại với nhau trên cùng hệ trục tọa độ (quy ước
trục hoành là số lượng hàng hóa X, trục tung là số lượng hàng hóa Y). Đường ngân sách và
đường bàng quan có 3 vị trí tương đối sau đây:
+ Thứ nhất, đường ngân sách và đường bàng quan khơng có điểm chung: Trường hợp này
biểu thị với ngân sách hiện có thì khơng thể mang lại lợi ích được biểu thị bằng đường bàng quan
đó.
+ Thứ hai, đường ngân sách và đường bàng quan cắt nhau tại hai điểm phân biệt: Trường
hợp này biểu thị hai tập hợp A và B với kết cấu tiêu dùng khác nhau nhưng chúng có cùng lợi
ích và ngân sách.
+ Thứ ba, đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan: Trường hợp này, tại điểm tiếp
xúc giữa hai đường xác định được tập hợp tối ưu vì lợi ích lớn nhất (nếu cùng ngân sách) hoặc
chi phí thấp nhất (nếu cùng lợi ích).
Như vậy, nếu đường ngân sách tiếp tuyến với đường bàng quan nào đó tại A (tại A thì hệ
số góc của hai đường bằng nhau thì A thể hiện trạng thái tiêu dùng tối ưu (cân bằng tiêu dùng)

với tổ hợp hàng hóa X và Y, hay người tiêu dùng đạt lợi ích tối đa.
Câu 8: Nêu khái niệm đường đồng lượng; phương trình; tính chất; sự thay đổi của
đường đồng lượng trên đồ thị?
- Khái niệm và phương trình:
7


Đường đồng sản lượng là đường biểu thị tất cả những kết hợp yếu tố đầu vào khác nhau để
có thể sản xuất ra cùng một mức sản lượng.
Các công thức:
(Với số liệu ở đồ thị bên thì MRTS = 2)
- Tính chất:
+ Trường hợp thứ nhất: Các đầu vào có thể hồn tồn thay thế cho nhau. Tức
là, MRTS là không thay đổi ở mọi điểm trên một đường đồng lượng là đường thẳng, nghĩa
là cùng một đầu ra có thể chỉ được sản xuất bằng lao động hay chỉ bằng vốn, hoặc bằng sự kết
hợp lao động và vốn.
+ Trường hợp thứ hai: Các đường đồng lượng hình chữ L không thể thay thế các đầu vào
với nhau. Mỗi mức đầu ra đòi hỏi bởi một sự kết hợp riêng của lao động và vốn.
- Sự thay đổi của đường đồng lượng trên đồ thị:
Mỗi đường đồng lượng biểu thị một mức sản lượng khác nhau mà tại mỗi đường đó thể
hiện những sự kết hợp đầu vào khác nhau để đạt được cùng một mức sản lượng.
K
3
2

Q3=90

1

Q2=75

Q1=55

L
O

12

3

5

+ Đường Q1 thể hiện mức sản lượng là 55. Đó là sự kết hợp đầu vào hoặc L = 1 và K = 3
hoặc L = 3 và K = 1.
+ Đường Q2 thể hiện mức sản lượng 75. Đó là sự kết hợp đầu vào hoặc L = 1 và K = 5
hoặc L = 2 và K = 3 hoặc L = 3 và K = 2 hoặc L = 5 và K = 1.
+ Đường Q3 thể hiện mức sản lượng 90.Họ (bản đồ) các đường đồng lượng là một tập hợp
các đường đồng lượng dốc xuống về bên phải, mỗi đường biểu thị một mức sản lượng lớn nhất
có thể đạt được từ một tập hợp các đầu vào. Các đường đồng lượng không cắt nhau và đường
đồng lượng xa gốc tọa độ hơn có sản lượng lớn hơn.
Câu 9: Nêu khái niệm đường đồng phí; phương trình; sự thay đổi của đường đồng
phí trên đồ thị?
- Khái niệm và phương trình:
Đường đồng phí là đường biểu diễn các tập hợp giữa vốn và lao động mà người sản xuất
có thể sử dụng với tổng chi phí như nhau.
Phương trình của tổng chi phí (đường đồng phí):
8

TC  L.P  K.Phay L.P  K.Phay .P  K.Phay LP L.P  K.Phay  L.P  K.Phay K.Phay
K .P  K.Phay Phay L.P  K.Phay K.Phay L.P  K.Phay  L.P  K.Phay  L.P  K.Phay
PK


PL.P  K.Phay L.P  K.Phay .P  K.Phay L.P  K.Phay L.P  K.Phay  L.P  K.Phay TC

PK


Trong đó: + TC là tổng chi phí.
+ L, K là số lượng lao động và vốn.
+ PL, PK là giá (chi phí) cho 1 đơn vị L, K. (hoặc w, r là giá cho 1 đơn vị
L, K)
- Sự thay đổi của đường đồng phí trên đồ thị:
Do tổng chi phí khơng đổi ở hai tổ hợp (L2, K2) và (L1, K1) nên số chi phí giảm do giảm yếu
tố này phải bằng số chi phí tăng lên khi yếu tố kia tăng lên.
Tức là: (L2 – L1).PL + (K2 – K1).PK = 0 hayK.PK.PK  L.P K.PL.PL  0 0
Chú ý:
Câu 10, 11: Minh họa trên cùng một đồ thị mơ tả đầy đủ 3 vị trí tương đối của đường
đồng lượng và đường đồng phí (trường hợp 1 đường đồng lượng và 3 đường đồng phí:
khơng cắt nhau, tiếp xúc nhau, cắt nhau tại hai điểm); Minh họa trên cùng một đồ thị mô
tả đầy đủ 3 vị trí tương đối của đường đồng lượng và đường đồng phí (trường hợp 1 đường
đồng lượng và 3 đường đồng phí: khơng cắt nhau, tiếp xúc nhau, cắt nhau tại hai điểm);
nêu các nhận xét và rút ra nguyên tắc kết hợp đầu vào tối ưu hai hàng hóa L và K?
Giả sử, doanh nghiệp đặt mục tiêu sản xuất một mức đầu ra là Q*. Để có Q*, doanh nghiệp
có nhiều cách sử dụng các tập hợp đầu vào L và K và tập hợp đầu vào tối ưu là tập hợp có chi
phí thấp nhất.
Ngun tắc tối ưu đầu vào để tối thiểu hóa chi phí là: Độ dốc của đường đồng lượng và
đường đồng phí bằng nhau, hay:
Hình trên mơ tả đầy đủ ba tương đối của đường đồng phí và đường đồng lượng (trường
hợp 3 đường đồng phí và một đường đồng lượng). Ta thấy:
+ Đường đồng phí trong cùng (gần gốc O nhất) khơng cắt hoặc tiếp xúc với đường đồng
lượng nên không thể tạo ra mức sản lượng đầu ra Q* vì với chi phí thấp nên khơng thể mua đủ số

lượng đầu vào để có thể sản xuất ra Q*.
+ Đường đồng phí ngồi cùng cắt đường đồng lượng Q * tại A và B nhưng không phải là
các tập hợp tối ưu vì chi phí cao.
+ Đường đồng phí ở giữa tiếp xúc với đường đồng lượng tại C. Đây là tập hợp đầu vào tối
ưu để có Q*.
Cơng thức trên cho biết, khi các chi phí đã được tối thiểu hóa rồi, mỗi đồng của đầu vào
được đưa thêm vào quá trình sản xuất phải tạo thêm được một số đầu ra tương ứng. Nói cách
khác, doanh nghiệp chỉ có thể tối thiểu hóa được các chi phí của mình khi chi phí để sản xuất
thêm một đơn vị sản lượng là như nhau, dù doanh nghiệp có dùng thêm đầu vào nào cũng vậy.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có tổng chi phí là 1200, sử dụng 2 đầu vào là K, L và có hàm sản
xuất Q = 100KL. Biết PK = 120 và PL = 30. Tìm tập hợp K và L để tối ưu hóa sản xuất và sản
lượng tối đa tương ứng. Vẽ đồ thị minh họa.
Giải:
9


+ Phương trình đường đồng phí: TC = K.PK + L.PL.
Ta có: 120K + 30L = 1200 hay 4K + L = 40. Suy ra: L = 40 – 4K
(1)
+ Điều kiện sản xuất tối ưu: MPL/PL = MPK/PK. Ta có: MPL = 100K và MPK = 100L
Suy ra, 100K/30 = 100L/120. Suy ra L = 4K
(2)
*
*
Từ (1) và (2), ta có: 40 – 4K = 4K. Tìm được K = 5 và L = 20.
Phương án sản xuất tối ưu là kết hợp sử dụng cả 2 đầu vào với K = 5 và L = 20.
Sản lượng tối đa Qmax = 100KL = 100.5.20 = 10000.
* Minh họa các kết quả bằng đồ thị:
Câu 12: Nêu khái niệm; ý nghĩa của lợi nhuận; nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận?
- Khái niệm:

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí đã bỏ ra để đạt được
tổng doanh thu đó.
- Ý nghĩa:
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình
kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức bán hàng và dịch
vụ cho thị trường của doanh nghiệp. Nó phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh
doanh.
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế số một, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, tạo lập các quỹ,
nâng cao đời sống người lao động.
- Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận:
Để nghiên cứu vấn đề tối đa hóa lợi nhuận, trước hết cần xem xét mối quan hệ giữa chi phí
cận biên và doanh thu cận biên.
+ Khi MR > MC: Doanh nghiệp cần tăng sản lượng vì sự gia tăng của doanh thu lớn hơn
sự gia tăng của chi phí.
+ Khi MR < MC: Doanh nghiệp cần giảm sản lượng vì sự gia tăng của chi phí lớn hơn sự
gia tăng của doanh thu.
+ Khi MR = MC thì khơng thể tăng hoặc giảm sản lượng, nên sản lượng tại MR = MC là
sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
Quy tắc chung nhất của tối đa hóa lợi nhuận là: Tăng sản lượng chừng nào doanh thu cận
biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi MR = MC thì dừng lại.
Sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hóa lợi nhuận là sản lượng tại MR = MC.
Câu 13: Nêu và phân tích khái niệm thị trường?
Có rất nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về thị trường. Ta có thể gặp một số khái
niệm phổ biến sau:
+ Thị trường là sự biểu thị ngắn gọn quá trình mà nhờ đó có các quyết định của các hộ gia
đình về tiêu dùng những hàng hóa khác nhau; các quyết định của các doanh nghiệp về việc sản
10



xuất cái gì và như thế nào; các quyết định của người lao động về làm việc bao lâu và cho ai được
điều hòa bởi sự điều chỉnh giá.
+ Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc
với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
+ Thị trường là một khn khổ vơ hình, trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao
đổi một thứ gì đó khan hiếm và thơng qua đó họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Qua một số khái niệm trên đây ta thấy, người mua và người bán có thể tiếp xúc trực tiếp
hoặc gián tiếp nhưng điều chung nhất đối với các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm
cách tối đa hóa lợi ích của mình. Người bán (người sản xuất) muốn tối đa hóa lợi nhuận, người
mua (người tiêu dùng) muốn tối đa hóa sự thỏa mãn (lợi ích) thu được từ sản phẩm họ mua.
Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá của từng
loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần
sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội. Đây
chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.
Khi nói đến thị trường tức là nói đến hàng hóa, cung, cầu, giá cả, cạnh tranh, độc quyền…
Câu 14: Nêu các tiêu thức phân loại thị trường trong kinh tế vi mơ?
Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền, tức là xem xét hành vi của thị trường,
các nhà kinh tế phân loại thành các cấu trúc thị trường sau:
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
+ Thị trường độc quyền.
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập
đoàn).
+ Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức cơ bản sau:
+ Số lượng người bán và người mua.
+ Loại sản phẩm.
+ Sức mạnh thị trường của người bán và người mua.
+ Các trở ngại khi gia nhập hoặc rút khỏi thị trường.
+ Hình thức cạnh tranh phi giá.

Thị trường


Ví dụ về
hàng hóa

Đặc trưng về
sản phẩm

Số lượng
người bán
và người
mua

Sức
mạnh
thị
trường

Cạnh tranh
hoàn hảo

Gạo, rau,
xăng dầu

Đồng nhất

Rất nhiều

Khơng có

Độc quyền


Điện, nước

Độc nhất

Một

Rất lớn

Các trở ngại
khi gia nhập
hoặc rút
khỏi thị
trường

Rất khó
khăn

Hình thức
cạnh
tranh phi
giá


11


Cạnh tranh
có tính độc
quyền


Bia, rượu,
hóa mĩ
phẩm

Cùng cơng
dụng nhưng
có sự khác
nhau

Độc quyền
tập đồn

Ơtơ, dịch
vụ viễn
thơng…

Vừa giống
nhau nhưng
lại vừa khác
nhau

Rất nhiều

Khơng đáng kể

Một vài

Tương
đối

mạnh

Tương đối
khó khăn

Câu 15: Nêu khái niệm; đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo; nguyên tắc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh
tranh hồn hảo?
- Khái niệm:
Có rất nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về thị trường. Ta có thể gặp một số khái
niệm phổ biến sau:
+ Thị trường là sự biểu thị ngắn gọn q trình mà nhờ đó có các quyết định của các hộ gia
đình về tiêu dùng những hàng hóa khác nhau; các quyết định của các doanh nghiệp về việc sản
xuất cái gì và như thế nào; các quyết định của người lao động về làm việc bao lâu và cho ai được
điều hòa bởi sự điều chỉnh giá.
+ Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc
với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
+ Thị trường là một khn khổ vơ hình, trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao
đổi một thứ gì đó khan hiếm và thơng qua đó họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Qua một số khái niệm trên đây ta thấy, người mua và người bán có thể tiếp xúc trực tiếp
hoặc gián tiếp nhưng điều chung nhất đối với các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm
cách tối đa hóa lợi ích của mình. Người bán (người sản xuất) muốn tối đa hóa lợi nhuận, người
mua (người tiêu dùng) muốn tối đa hóa sự thỏa mãn (lợi ích) thu được từ sản phẩm họ mua.
Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá của từng
loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần
sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội. Đây
chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.
Khi nói đến thị trường tức là nói đến hàng hóa, cung, cầu, giá cả, cạnh tranh, độc quyền…
+ Cạnh tranh hồn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và nhiều người bán và
khơng ai có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

- Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo:
+ Doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường.
Do có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng một loại sản phẩm đồng nhất, nên mỗi doanh
nghiệp chỉ cung ứng một sản lượng rất nhỏ so với tổng lượng cung trên thị trường, do đó doanh
12


nghiệp khơng có khả năng chi phối thị trường và chi phối giá cả. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
hảo là người “chấp nhận giá”, doanh nghiệp khơng có sức mạnh thị trường. Giá cả thị trường chỉ
phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
+ Đường cầu của doanh nghiệp co dãn hoàn toàn.
Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá hiện
hành (nếu doanh nghiệp định giá cao hơn sẽ khơng bán được sản phẩm vì người tiêu dùng sẽ
mua của người khác) nên đường cầu của doanh nghiệp là một đường nằm ngang song song với
trục hoành. Nhưng đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống phía dưới, nếu tất cả các
doanh nghiệp trong ngành đều thay đổi sản lượng thì giá cả sẽ thay đổi.
+ Đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp co dãn hồn tồn hay nó là đường nằm
ngang song song với trục hoành (MR = P).
- Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hồn hảo:
+ Có vơ số người mua và người bán độc lập với nhau.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo địi hỏi có rất nhiều mua và nhiều người bán, mỗi người
trong số họ hành động độc lập với tất cả những người khác và khơng ảnh hưởng gì đến giá mà ở
đó các giao dịch được thực hiện.
+ Sản phẩm đồng nhất: Người mua không cần quan tâm đến việc mua hàng hóa của ai, họ
cho rằng hàng hóa của những người bán khác nhau là giống nhau.
+ Thông tin đầy đủ: Tất cả người mua và người bán đều có đầy đủ thơng tin về sản phẩm:
giá cả; lượng cung ứng; lượng cầu; hàng thay thế… Đảm bảo cho mọi người mua và người bán
đều mua và bán theo cùng một mức giá.
+ Khơng có trở ngại đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường.
Lợi nhuận là động lực, sức hút mạnh mẽ đối với những ai muốn gia nhập và dời bỏ thị

trường. Khi càng nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường, lợi nhuận kinh tế sẽ giảm xuống và
tiến dần đến số 0 và các nhà sản xuất lại có xu hướng rút khỏi thị trường này. Đối với thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do.
- Nguyên tắc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh
tranh hồn hảo:
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu tại đó: doanh thu
cận biên bằng chi phí cận biên, tức MR = MC.
Vì doanh nghiệp canh tranh hồn hảo có đường cầu nằm ngang, nên đường cầu của doanh
nghiệp cũng chính là đường doanh thu bình qn và doanh thu cận biên. Ta có thể suy ra MC =
P. Hay, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
thỏa mãn điều kiện: giá bán bằng chi phí cận biên.
Nguyên tắc xác định sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo: Sản lượng
tối ưu (Q*) tại P = MC.
Ví dụ bằng đồ thị:
13


Diện tích hình OABN là tổng doanh thu (TR = P.Q). Diện tích hình ODCN là tổng chí phí
(TC = ATC.Q).
Diện tích hình ABCD biểu thị lợi nhuận (TP = TR – TC = (P – ATC).Q).
Các trường hợp xảy ra trong kinh doanh: Từ công thức TP = (P – ATC).Q, ta có:
+ Nếu P > ATCmin: Thơng thường thì TP > 0.
+ Nếu P = ATCmin: TP = 0.
+ Nếu AVCmin < P < ATCmin: –FC < TP < 0.
+ Nếu P = AVCmin: TP = –FC. (DN lỗ vốn bằng đúng khoản chi phí cố định)
+ Nếu P < AVCmin: TP < –FC. Doanh nghiệp nên đóng cửa sản xuất kinh doanh.
Câu 16: Nêu khái niệm thị trường độc quyền bán; đặc điểm của thị trường và doanh
nghiệp độc quyền bán; nguyên tắc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa doanh thu;
nguyên tắc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận?
- Khái niệm:

Thị trường độc quyền bán là thị trường chỉ có một người bán nhưng có nhiều người mua.
- Đặc điểm của thị trường độc quyền bán:
+ Chỉ có một người bán duy nhất một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
+ Hàng hóa sản xuất ra là độc nhất và khơng có hàng hóa thay thế.
+ Tham gia vào thị trường độc quyền rất khó khăn vì các trở ngại đối với việc xâm nhập
hoặc rút khỏi thị trường.
- Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền bán:
+ Trên thị trường độc quyền bán, sức mạnh thị trường thuộc về người bán. Doanh nghiệp
có thể điều hành được giá cả để đạt được mục tiêu, hay doanh nghiệp độc quyền là người ấn định
giá.
+ Cung của doanh nghiệp là cung của thị trường, đồng thời cầu của thị trường cũng chính
là cầu đối với doanh nghiệp.
- Nguyên tắc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa doanh thu:
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu tại đó: doanh thu
cận biên bằng chi phí cận biên, tức MR = MC.
Vì doanh nghiệp canh tranh hồn hảo có đường cầu nằm ngang, nên đường cầu của doanh
nghiệp cũng chính là đường doanh thu bình quân và doanh thu cận biên. Ta có thể suy ra MC =
P. Hay, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
thỏa mãn điều kiện: giá bán bằng chi phí cận biên.
Nguyên tắc xác định sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo: Sản lượng
tối ưu (Q* ) tại P = MC.
Ví dụ bằng đồ thị:
- Nguyên tắc lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận:
Trong dài hạn, doanh nghiệp CTHH có thể thay đổi tất cả các đầu vào, kể cả quy mô sản
14


xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thua lỗ sẽ rời bỏ ngành và có thể tìm kiếm lợi nhuận ở thị
trường khác. Thị trường cân bằng khi lợi nhuận kinh tế của tất cả các doanh nghiệp bằng 0, khi
đó khơng cịn động cơ gia nhập và rút khỏi ngành nữa Trong dài hạn, đường cầu của doanh

nghiệp CTHH là đường nằm ngang, nên doanh thu cận biên dài hạn bằng giá bán (LMR = P).
Sản lượng tối ưu của doanh nghiệp CTHH trong dài hạn được xác định theo nguyên tắc giá
bán bằng chi phí cận biên dài hạn (P = LMC).

15



×