Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Đề cương kinh tế vĩ mô 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.22 KB, 36 trang )

KINH TẾ VĨ MÔ
A/ LÝ THUYẾT
Câu 1: Nêu và phân tích các mục tiêu kinh tế vĩ mơ chủ yếu?
Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và cơng bằng xã hội, các chính sách kinh tế vĩ
mơ phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu sản lượng:
+ Đạt được sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng.
+ Tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc.
- Mục tiêu việc làm:
+ Tạo được nhiều việc làm tốt.
+ Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp và duy trì ở mức thất nghiệp tự nhiên.
- Mục tiêu ổn định giá cả: Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường
tự do.
- Mục tiêu kinh tế đối ngoại:
+ Ồn định tỉ giá hối đoái.
+ Cân bằng cán cân thanh toán.
- Mục tiêu phân phối công bằng:
Một số quốc gia coi mục tiêu phân phối công bằng là một trong các mục tiêu quan trọng.
Nghiên cứu những mục tiêu trên đây, cần lưu ý:
+ Những mục tiêu trên đây thể hiện một trạng thái lý tưởng của nền kinh tế (sản lượng cao
tương ứng với mức sản lượng tiềm năng; thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên; lạm phát một
con số; tỉ giá hối đoái ổn định và cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế; phân phối cơng bằng).
Trong thực tế, các chính sách kinh tế vĩ mơ chỉ có thể tối thiểu hóa các sai lệch so với trạng thái
lý tưởng.
+ Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau và trong chừng mực nhất định chúng hướng
vào việc đảm bảo sự tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những hồn cảnh cụ
thể, có thể xuất hiện các xung đột, mâu thuẫn cục bộ. Ví dụ: Các mục tiêu a và c thường mâu thuẫn
với nhau bởi vì khi nền kinh tế tăng trưởng kinh thường kéo theo lạm phát. Các mục tiêu b và c
thường mâu thuẫn nhau bởi vì khi tăng trưởng kinh tế thì thất nghiệp có xu hướng giảm nhưng
lạm phát lại có xu hướng tăng lên.
+ Về mặt dài hạn, thứ tự ưu tiên giải quyết các mục tiêu trên đây cũng khác nhau giữa các


nước. VD: ở các nước đang phát triển thì tăng trưởng kinh tế thường có vị trí ưu tiên số 1, tuy
nhiên nhiều nước đã thành công trong việc giải quyết đồng thời các mục tiêu nêu trên.
Câu 2: Nêu khái niệm, công cụ và tác động của chính sách tài khóa?
- Khái niệm:
Chính sách tài khóa là chính sách sử dụng cơng cụ chi tiêu và thu nhập của Chính phủ để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế nhằm tác động vào tổng cầu để đạt được mục tiêu sản
lượng, việc làm.
1


- Cơng cụ:
Có hai cơng cụ quan trọng là: thu nhập của Chính phủ (T) và chi tiêu của Chính phủ (G).
- Tác động của chính sách tài khóa:
+ Khi nền kinh tế suy thối, Chính phủ thực hiện CSTK mở rộng nhằm kích cầu (tăng G,
giảm t), kết quả AE tăng sẽ làm sản lượng, việc làm tăng lên.
+ Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức, Chính phủ thực hiện CSTK thắt chặt nhằm giảm
tổng cầu (giảm G, tăng t), kết quả AE giảm sẽ làm sản lượng giảm, lạm phát giảm.
Câu 3: Nêu khái niệm, công cụ và tác động của chính sách tiền tệ?
- Khái niệm:
Chính sách tiền tệ là việc Ngân hàng Trung ương tác động đến mức cung tiền và lãi suất
nhằm tác động đến đầu tư của tư nhân để tác động đến tổng cầu nhằm đạt được các mục tiêu sản
lượng và việc làm.
- Cơng cụ:
Chính sách tiền tệ có hai cơng cụ chủ yếu là lượng cung về tiền và lãi suất. Khi Ngân hàng
Trung ương thay đổi lượng cung về tiền sẽ làm lãi suất thay đổi, tác động đến đầu tư tư nhân, do
vậy ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng.
- Tác động của chính sách tiền tệ:
+ Khi lãi suất thay đổi sẽ tác động đến các thành tố của tổng chi tiêu.
+ Khi tổng chi tiêu thay đổi nền kinh tế sẽ đạt được mức sản lượng và việc làm mong muốn.
Câu 4: Nêu và phân tích khái niệm tổng sản phẩm trong nước? Nêu cách tính tổng sản

phẩm danh nghĩa và tổng sản phẩm thực tế của năm t?
- Khái niệm:
Tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
- Phân tích khái niệm:
+ Giá trị thị trường
+ Tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
+ Được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
+ Trong 1 thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
- Cách tính tổng sản phẩm danh nghĩa của năm t:
+ GDP danh nghĩa đo lường tổng sản phẩm trong nước sản xuất ra trong một thời kỳ, theo
giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.
+ GDP danh nghĩa là tổng của các tích giữa số lượng các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
ra trong một năm nhân với giá của các hàng hóa dịch vụ ấy trong năm đó.
n

GDPnt =  Qit .Pit

Trong đó:

i =1
t
Qi là số lượng hàng hóa cuối cùng thứ i của năm t.
Pit là giá hàng hóa thứ i của năm t.
GDPnt là tổng sản phẩm trong nước danh nghĩa của

năm t
2



- Cách tính tổng sản phẩm thực tế của năm t:
GDP thực tế đo lường tổng sản phẩm trong nước sản xuất ra trong một thời kỳ theo, giá cả
cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc (năm cơ sở).
GDP thực tế là tổng của các tích giữa số lượng các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
trong một năm nhân với giá của các hàng hóa dịch vụ ấy trong năm cơ sở.
n

GDPrt =  Qit .Pi0
i =1

Trong đó:

Qit
Pi0

là số lượng hàng hóa cuối cùng thứ i của năm t.
là giá hàng hóa thứ i của năm cơ sở.

GDPrt là tổng sản phẩm trong nước thực tế của năm t
Câu 5: Trình bày cách xác định tổng sản phẩm trong nước theo phương pháp chi tiêu?
Theo phương pháp này, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hoá và dịch
vụ cuối cùng, mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được
thực hiện trong một đơn vị thời gian (thường là một năm).
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
+ C (Consumption): Tiêu dùng của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ.
+ I (Investment): Đầu tư của các doanh nghiệp để tái sản xuất mở rộng (gắn với tài sản cố
định mới, hàng tồn kho của doanh nghiệp)
+ G (Government Purchases of good and services): Chi tiêu về hàng hố và dịch vụ của
Chính phủ (khơng bao gồm các khoản chi tiêu mang tính chất thanh tốn chuyển nhượng, trợ cấp

(TR) vì khơng tương ứng với một hàng hố, dịch vụ nào mới được sản xuất ra trong nền kinh tế)
+ NX (Net exports): Xuất khẩu ròng, NX = X – IM
(Trong đó X – Exports, là hàng hố và dịch vụ xuất khẩu, IM – Imports, là hàng hoá và dịch
vụ nhập khẩu).
Các chú ý về sản phẩm tự cung tự cấp, đầu tư nhưng không gắn với tài sản cố định mới, chi
tiêu có tính chuyển nhượng của Chính phủ, nhập khẩu.
Câu 6: Nêu cách xác định tổng sản phẩm trong nước theo phương pháp thu nhập?
GDP tính theo phương pháp thu nhập được tiến hành bằng cách cộng tất cả các khoản thu
nhập mà các doanh nghiệp trả cho các hộ gia đình khi cung cấp các dịch vụ tạo ra các yếu tố sản
xuất (lao động, vốn, đất đai, lợi nhuận doanh nghiệp và các tài sản đầu vào cho thuê khác mà doanh
nghiệp thuê) và các yếu tố tiếp cận thu nhập trong một số điều chỉnh: thuế và các khoản khấu hao.
GDP = AE = AI = W + i + R + Pr + Te + Dep
Trong đó:
+ W (Compensation of employees): Thù lao lao động – là toàn bộ các khoản thanh toán mà
doanh nghiệp phải trả cho dịch vụ lao động.
+ i (Net interest): Tiền lãi rịng – là tồn bộ các khoản lãi tính trên các khoản vốn hộ gia đình
cho vay.
+ R (Rental income): Thu nhập từ tiền cho thuê tài sản – là khoản tiền thanh toán cho việc
3


sử dụng đất đai và các yếu tố đầu vào đã thuê khác.
+ Pr (Profit): Lợi nhuận doanh nghiệp – là tồn bộ lợi nhuận doanh nghiệp có được.
+ Te: Thuế gián thu ròng = Thuế gián thu – Trợ cấp
+ Dep: Khấu hao tài sản.
Câu 7: Trình bày cách xác định tổng sản phẩm trong nước theo phương pháp sản xuất?
Theo phương pháp này, GDP được tính bằng cách cộng tất cả các khoản giá trị gia tăng của
mọi công đoạn sản xuất trong nước.
n


GDP =  VA i
i =1

+ Giá trị gia tăng (Value Added – VA) là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một
doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã được
dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó. Nói cách khác, VA là tổng thu nhập (bao gồm cả lợi
nhuận) trả cho các yếu tố sản xuất đã được doanh nghiệp sử dụng để tạo ra sản lượng.
+ Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp là số đo phần đóng góp của doanh nghiệp đó vào
tổng sản lượng của nền kinh tế. Tổng giá trị gia tăng của mọi đơn vị sản xuất và dịch vụ trong
vòng một năm là tổng sản phẩm trong nước GDP.
n

+ Trong nền kinh tế mở thì: GDP =  VA i + Thuế nhập khẩu.
i =1

Câu 8: Nêu khái niệm chỉ số giá tiêu dùng và cách tính chi phí mua giỏ hàng của năm
t trong việc tính lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng?
- Khái niệm chỉ số giá tiêu dùng:
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người
tiêu dùng điển hình mua.
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được
dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian.
- Chi phí mua giỏ hàng của năm t trong việc tính lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng:
Chi phí mua giỏ hàng của mỗi năm được tính bằng cách nhân giá trị của từng mặt hàng của
năm tương ứng với số lượng cố định của mặt hàng ấy ở năm cơ sở và sau đó cộng các giá trị tìm
được với nhau. Nói cách khác, chi phí mua giỏ hàng hóa của mỗi năm đươc tính theo số lượng
năm cơ sở và giá cả của năm đó.
n


Cơng thức tính chi phí mua giỏ hàng hóa năm t =  Pit .Q0i
i =1

Trong đó:

Pit là giá hàng hóa thứ i của năm t (năm nghiên cứu)
Q0i là số lượng hàng hóa thứ i của năm cơ sở.
Câu 9: Phân tích khái niệm tổng cầu? Giải thích vì sao đường tổng cầu lại dốc xuống?
- Khái niệm:
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước mà các tác nhân
kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.
4


- Phân tích khái niệm:
Tổng cầu được kí hiệu: AD (Aggregate Demand)
AD = C + I + G + X – IM = C + I + G + NX
Trong đó:
+ C là cầu tiêu dùng của hộ gia đình.
+ I là cầu đầu tư, bao gồm: các khoản doanh nghiệp chi cho xây dựng nhà xưởng mới, mua
sắm máy móc thiết bị mới và bổ sung thêm vào hàng tồn kho; hộ gia đình mua nhà ở mới.
+ G là chi tiêu của Chính phủ, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ do Chính phủ mua cho tiêu
dùng hiện tại (tiêu dùng cơng) và hàng hóa và dịch vụ cho các lợi ích tương lai như sân bay, bến
cảng, đường cao tốc… (đầu tư công)
+ NX là cầu xuất khẩu rịng, đó là chênh lệch giữa lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong nước mà người nước ngồi sẵn sàng và có khả năng mua (tức là cầu xuất khẩu – X) và lượng
hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài mà các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ trong
nước sẵn sàng và có khả năng mua (tức là cầu trong nước về hàng nhập khẩu – IM)
Như vậy, tổng cầu bao gồm cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, cầu đầu tư của khu vực tư
nhân, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng.

Tổng mức cầu phụ thuộc vào giá cả, thu nhập của dân chúng, dự đoán của các doanh nghiệp,
các biến chính sách như: thuế, tài khóa, tiền tệ…
- Giải thích:
+ Đường tổng cầu dốc xuống chỉ ra rằng nếu những biến số khác không thay đổi thì khi mức
giá chung giảm đi sẽ làm cho lượng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước
tăng lên và ngược lại. Nguyên nhân dẫn đến điều đó là do khi giá cả giảm thì thu nhập thực tế của
các tác nhân tăng lên, tiêu dùng thực tế sẽ cao hơn, tổng mức cầu sẽ cao hơn. Ngược lại, khi mức
giá chung tăng lên thì tổng mức cầu sẽ giảm đi.
+ Trong bốn thành tố của tổng cầu, chi tiêu của chính phủ là biến chính sách do chính phủ
quyết định tùy thuộc vào mục tiêu điều tiết vĩ mô trong mỗi thời kỳ và do đó khơng phụ thuộc vào
mức giá. Chính vì vậy, để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống cần phải làm rõ sự thay đổi trong
mức giá có ảnh hưởng như thế nào đến ba thành tố còn lại của lượng tổng cầu.

Ảnh hưởng của mức giá với tiêu dùng (Hiệu ứng Pigou):

Ảnh hưởng của mức giá với đầu tư (hiệu ứng Keynes).

Ảnh hưởng của mức giá và xuất khẩu ròng (Hiệu ứng R. Mundell – M. Fleming)
Câu 10: Nêu và phân tích khái niệm tổng cung? Giải thích vì sao đường tổng cung
trong ngắn hạn lại dốc lên, đường tổng cung trong dài hạn lại thẳng đứng?
- Khái niệm:
Tổng cung là lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng sản
xuất trong nước tại mỗi mức giá.
- Phân tích khái niệm:
Lượng tổng cung phụ thuộc vào quyết định của các doanh nghiệp trong việc sử dụng lao
động và các nguồn lực khác để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bán cho các hộ gia đình, chính phủ
và các doanh nghiệp khác cũng như để xuất khẩu.
5



Tổng cung bao gồm tổng khối lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra
trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho.
Tổng cung phụ thuộc vào giá cả và chi phí. Khi giá cả và chi phí thấp, các doanh nghiệp có
thể sản xuất ít hơn sản lượng tiềm năng (Sản lượng tiềm năng là sản lượng tối đa mà nền kinh tế
có thể sản xuất ra trong điều kiện tồn dụng nhân cơng mà không gây nên lạm phát. Sản lượng
tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là lao động). Với mức giá cả
cao hơn, thì ngược lại. Các doanh nghiệp ln muốn tăng sản lượng của mình để đạt tới sản lượng
tiềm năng. Do vậy, ngồi yếu tố giá cả và chi phí, tổng cung cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố
làm tăng sản lượng tiềm năng. Đó là các yếu tố: lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ.
Tổng cung được kí hiệu: AS (Aggregate Supply).
- Giải thích:
* Đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên:
Đường tổng cung ngắn hạn mô tả các tập hợp tổng lượng cung và mức giá tương ứng.
Đường tổng cung ngắn hạn có độ dốc dương, tức là khi mức giá tăng lên thì sản lượng tăng
lên và ngược lại.
Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển do sự thay đổi của cung lao động, tư bản, tài ngun
thiên nhiên, trình độ cơng nghệ và mức giá dự kiến. Nói cách khác, đường cung ngắn hạn dịch
chuyển do sự thay đổi của giá cả của các yếu tố sản xuất.
+ Khi giá các đầu vào sản xuất giảm sẽ làm giảm chi phí sản xuất nên làm tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp, kết quả doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất nên tổng lượng cung tăng lên. Trên
đồ thị, đường tổng cung dịch chuyển sang bên phải so với vị trí ban đầu.
+ Khi giá các đầu vào sản xuất tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất nên làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp, kết quả doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất nên tổng lượng cung giảm đi. Trên đồ thị,
đường tổng cung dịch chuyển sang bên trái so với vị trí ban đầu.
* Đường tổng cung dài hạn lại thẳng đứng:
Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để mọi giá cả và tiền lương hoàn toàn linh hoạt theo nghĩa
chúng điều chỉnh đủ mạnh để thích ứng với các cú sốc và đảm bảo cho mọi thị trường đều ở trạng
thái cân bằng. Khi đó, tất cả các bên tham gia thị trường đều có được thơng tin hồn hảo về mức
giá, tức là họ biết chính xác mức giá đang phổ biến trong nền kinh tế.
Trong dài hạn, chi phí đã kịp điều chỉnh nên các doanh nghiệp khơng cịn động lực để gia

tăng sản lượng nên chỉ có giá cả tăng trong khi sản lượng không tăng.
Đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn thể hiện tính chất của sản lượng chỉ do cung
quyết định. Bất kể đường tổng cầu có dịch chuyển như thế nào thì nền kinh tế sẽ di chuyển dọc
trên đường tổng cung thẳng đứng và do đó chỉ có mức giá thay đổi cịn sản lượng vẫn giữ nguyên
tại mức sản lượng tiềm năng hay còn gọi là sản lượng tự nhiên.
Bất kỳ nhân tố nào làm thay đổi mức sản lượng tiềm năng sẽ làm dịch chuyển đường tổng
cung dài hạn.
Do mức tiềm năng phụ thuộc vào cung lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và trình độ
cơng nghệ nên có thể phân loại nguyên nhân làm dịch chuyể đường tổng cung dài hạn như sau:
+ Sự dịch chuyển xuất phát từ lao động.
6


+ Sự dịch chuyển xuất phát từ tư bản.
+ Sự dịch chuyển xuất phát từ tài nguyên thiên nhiên.
+ Sự dịch chuyển xuất phát từ trình độ cơng nghệ.
Câu 11: Nêu các nguyên nhân gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn? Lấy một ví dụ
để minh họa?
- Nguyên nhân:
Khi tổng cung, tổng cầu thay đổi sẽ gây ra biến động kinh tế trong ngắn hạn.
+ Cú sốc cầu
Giả sử, ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tự nhiên (điểm cân bằng
A) và mức giá là P0, nếu chi tiêu của công chúng giảm đi sẽ làm giảm tổng cầu (trên đồ thị đường
tổng cầu dịch chuyển từ AD0 sang AD1)
Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn AS0 từ A đến B,
tại điểm cân bằng mới (điểm B) nền kinh tế có sản lượng mới là Y1 và mức giá mới là P1. Sự cắt
giảm chi tiêu của công chúng làm sụt giảm sản lượng, do đó các doanh nghiệp sẽ cắt giảm một số
việc làm nên thất nghiệp có xu hướng tăng lên.
Trong tình huống suy thối kinh tế này, nếu các nhà hoạch định chính sách thực hiện các
biện pháp kích thích tổng cầu sẽ làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải để đưa nền

kinh tế trở về trạng thái cân bằng ở điểm A ban đầu.
Ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách khơng can thiệp thì nền kinh tế thị trường cũng
sẽ có cơ chế tự điều chỉnh, tự phục hồi sau một khoảng thời gian. Cụ thể, do mức giá đã giảm
xuống tới P1 nên làm thay đổi nhận thức về tiền lương và giá cả, chi phí sản xuất giảm xuống nên
các doanh nghiệp sẽ gia tăng sản lượng, tổng cung tăng lên. Theo thời gian, đường tổng cung AS
dịch chuyển từ AS0 ban đầu sang AS1 và nền kinh tế thiết lập trạng thái cân bằng mới tại điểm C
(điểm mà đường tổng cầu AD1 cắt đường tổng cung dài hạn (ASLR). Tại điểm cân bằng dài hạn C,
sản lượng trở lại mức sản lượng tự nhiên (Y*) và mức giá mới là P2. Như vậy, trong dài hạn, sự
dịch chuyển của đường tổng cầu chỉ làm thay đổi mức giá mà không làm thay đổi sản lượng và
việc làm.
Tóm lại, sự dịch chuyển của đường tổng cầu trong ngắn hạn sẽ gây ra sự biến động về sản
lượng và việc làm; còn trong dài hạn sẽ ảnh hưởng tới mức giá chung nhưng không ảnh hưởng
đến sản lượng và việc làm.
+ Cú sốc cung
Khi có sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền
kinh tế sẽ làm thay đổi tổng cung và gây ra các cú sốc cung.
Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là cú sốc cung bất lợi, ví dụ như biến đổi khí hậu
theo hướng cực đoan, cơng nhân đình cơng địi tăng quyền lợi, các cam kết hạn chế sản lượng khai
thác… Các cú sốc cung bất lợi làm tăng chi phí sản xuất nên làm giảm tổng lượng cung
Giả sử, ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tự nhiên Y* (điểm cân
bằng A) và mức giá là P0, nếu chi phí sản xuất tăng sẽ gây ra cú sốc cung bất lợi (trên đồ thị đường
tổng cung dịch chuyển từ AS0 sang AS1).
Trong ngắn hạn, nền kinh tế di chuyển dọc từ điểm A đến điểm B theo đường tổng cầu AD0,
7


khi đó nền kinh tế tạm thời cân bằng tại điểm B và xác lập mức sản lượng cân bằng mới là Y1 và
mức giá mới là P1.
Khi nền kinh tế rơi vào suy thối vì vừa có sản lượng giảm và mức giá tăng, các nhà hoạch
định chính sách thường có cách chính sách nhằm tăng tổng cầu để dịch chuyển đường tổng cầu.

Cụ thể, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển từ AD0 sang AD1. Tại điểm cân bằng C, sản lượng được
duy trì ở mức ban đầu nhưng mức giá tiếp tục tăng lên đến P2.
Nếu muốn triệt tiêu tác động bất lợi của cú sốc cung này đến mức giá, các nhà hoạch định
chính sách cần chủ động cắt giảm tổng cầu. Khi đó đường tổng cầu sẽ dịch chuyển từ AD0 sang
AD2 và nền kinh tế cân bằng tại điểm D, tại đó mức giá được duy trì ở mức P0 ban đầu nhưng sản
lượng giảm xuống mức Y2.
=> Tóm lại, sự dịch chuyển của đường tổng cung có thể làm thay đổi mức giá chung và sản
lượng, thậm chí có thể gây ra suy thối kinh tế vì vừa lạm phát và vừa giảm sản lượng và các nhà
hoạch định chính sách, những người có thể ảnh hưởng đến tổng cầu không thể đồng thời làm triệt
tiêu cả hai ảnh hưởng bất lợi này.
- Ví dụ minh họa:
+ Một cú sốc cung bất lợi xảy ra (do giá đầu vào tăng, nguồn lực sản xuất suy giảm, thời tiết
không thuận lợi…) làm tổng cung giảm. Trên đồ thị đường AS dịch chuyển sang bên trái, kết quả
sản lượng giảm, mức giá tăng lên.
Đây là tổng cú sốc cung (miêu tả hình vẽ):

P

C A

L

A

1

A

P2
P1

A

P0

A
A
A

Y2 Y1

Y

0

1

0

Y

2

Câu 12: Giải thích về mơ tả trên đồ thị việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa để
triệt tiêu tác động của cú sốc cung bất lợi đối với sản lượng hoặc đối với mức giá chung?
Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái (sản lượng thấp, thất nghiệp tăng), người tiêu dùng
không muốn tiêu dùng thêm, các doanh nghiệp không muốn đầu tư thêm nên tổng cầu ở mức rất
thấp. Lúc này để mở rộng tổng cầu, Chính phủ phải tăng chi tiêu và (hoặc) giảm thuế để nâng cao
mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Nhờ số nhân chi tiêu nên sản lượng và việc làm sẽ tăng lên.
Cán cân ngân sách Chính phủ thường được coi là một chỉ báo về chính sách tài khóa và được
tính bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập mà Chính phủ nhận được trừ đi tất cả các khoản mục chi

tiêu mà Chính phủ thực hiện trong một thời kỳ nhất định.
Chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là bộ phận chính của chi ngân sách, còn thuế
là nguồn chủ yếu của thu ngân sách. Ta có:
8


B= T −G
Trong đó: B là ngân sách Chính phủ, T là thuế rịng, G là chi tiêu của Chính phủ.
+ Khi B > 0: Ngân sách thặng dư
+ Khi B = 0: Ngân sách cân bằng
+ Khi B < 0: Ngân sách thâm hụt

T, G
G

G

Y

Y

G

Câu 13: Nêu và phân tích khái niệm tổng chi tiêu? Nêu khái niệm đường tổng chi tiêu
và các đặc điểm của đường tổng chi tiêu?
- Khái niệm có liên quan:
+ Tổng chi tiêu (Aggregate expenditure) là tổng các khoản chi tiêu để mua hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng trong nền kinh tế. Tổng chi tiêu kí hiệu là E hoặc AE.
+ Đường tổng chi tiêu (AE) là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng tổng chi tiêu tại mỗi
mức sản lượng hay thu nhập quốc dân (với giả thiết giá cả cho trước).

- Phân tích khái niệm tổng chi tiêu:
Do đó, tổng chi tiêu (Aggregate Expenditure) là tổng các khoản chi tiêu được thực hiện trong
nền kinh tế bởi các tác nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là chi tiêu tiêu dùng, chi
tiêu đầu tư dự kiến và chi tiêu của chính phủ trong nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế mở,
tổng chi tiêu cũng bao gồm sự khác nhau giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Công thức xác định tổng chi tiêu như sau:
EA = CA + IA + GA + XA – MA = GDP
EP = CP + IP + GP + XP – MP = AD
Trong đó: CA, IA, GA, XA, MA là mức thực hiện của chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư, mua
hàng của chính phủ, xuất khẩu và nhập khẩu, cịn CP, IP, GP, MP là các đại lượng dự kiến tương
ứng. Vì tổng mức chi tiêu thực hiện (EA) phải bằng giá trị sản lượng (GDP) và tổng mức chi tiêu
sự kiến (EP) chính là tổng cầu (AD).
- Đặc điểm đường tổng chi tiêu:
Các thành phần của tổng chi tiêu:
Theo vào cơng thức trên, có thể thấy các thành phần cấu thành tổng chi tiêu bao gồm: chi
tiêu hộ gia đình, đầu tư, chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó:
Tiêu dùng hộ gia đình hay chi tiêu hộ gia đình (C): Đây là tổng số tiền mà các cá nhân chi
9


cho hàng hóa và dịch vụ trong suốt một năm.
Đầu tư (I): Đây là số tiền mà người dân và doanh nghiệp đầu tư vào chi tiêu vốn. Đây là
những thứ như máy móc sản xuất mới, cải tiến bất động sản và mua các tịa nhà.
Chi tiêu của chính phủ (G): Đây là tổng số tiền mà chính phủ đã chi.
Xuất khẩu ròng (NX): Xuất khẩu ròng được xác định bằng cách trừ tổng nhập khẩu của một
quốc gia khỏi tổng xuất khẩu (NX = X M). Đây là thành phần duy nhất có thể là một số âm. Xuất
khẩu ròng mang giá trị âm nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
Câu 14: Nêu và phân tích khái niệm ngân sách chính phủ? Phân tích ưu, nhược điểm
của các biện pháp tài trợ ngân sách?
- Khái niệm:

Ngân sách chính phủ là chênh lệch giữa tổng thu nhập mà Chính phủ nhận được trừ đi tất cả
các khoản mục chi tiêu mà Chính phủ thực hiện trong một thời kỳ nhất định.
- Phân tích khái niệm:
Chi tiêu của Chính phủ về hàng hóa và dịch vụ là bộ phận chính của chi ngân sách, còn thuế
là nguồn chủ yếu của thu ngân sách.

B= T−G
Trong đó: B là ngân sách Chính phủ, T là thuế ròng, G là chi tiêu của Chính phủ.
+ Khi B > 0: Ngân sách thặng dư
+ Khi B = 0: Ngân sách cân bằng
+ Khi B < 0: Ngân sách thâm hụt
- Ưu, nhược điểm của các biện pháp tài trợ ngân sách:
Khi ngân sách chính phủ thâm hụt thì biện pháp cơ bản thường được áp dụng là biện pháp
“tăng thu, giảm chi”. Tuy nhiên, biện pháp tăng thu, giảm chi sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh
tế và việc làm nên cần tính tốn liều lượng cần thiết để không ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Khi biện pháp “tăng thu, giảm chi” không khắc phục hết thâm hụt ngân sách hoặc gây ảnh
hưởng đến tăng trưởng và việc làm thì có các biện pháp tài trợ sau đây:
+ Vay tiền từ ngân hàng trung ương: Gây ra lạm phát do tăng cơ sở tiền.
+ Vay tiền từ các ngân hàng thương mại: Lãi suất tăng, làm giảm chi tiêu của tư nhân, việc
tiếp cận tín dụng của khu vực tư nhân khó khăn hơn.
+ Vay ngoài ngân hàng (vay dân chúng): Việc này không dẫn đến tăng cơ sở tiền và giảm
dự trữ quốc tế nhưng về lâu dài cũng làm lạm phát tăng. Biện pháp này cũng làm lãi suất tăng, làm
giảm chi tiêu của tư nhân, việc tiếp cận tín dụng của khu vực tư nhân khó khăn hơn.
+ Vay nước ngồi: Biện pháp này sẽ gây mất lịng tin vào khả năng mà Chính phủ có thể
can thiệp vào thị trường ngoại hối nên sẽ có một luồng tư bản chảy ra nước ngoài, làm giảm sức
cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.
Câu 15: Nêu hai nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Trung ương?
+ Nhiệm vụ thứ nhất là điều tiết các hoạt động ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh của hệ
thống ngân hàng. Ngân hàng Trung ương thường xuyên giám sát tình hình tài chính của các ngân
hàng và tạo mơi trường thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng bằng thanh toán liên ngân hàng.

Ngồi ra, ngân hàng Trung ương có thể cho các ngân hàng thương mại vay khi các ngân hàng này
10


có nhu cầu như khi bị thiếu hụt tiền mặt, thiếu hụt dự trữ.
+ Nhiệm vụ thứ hai là kiểm soát lượng tiền cung ứng. Các quyết định được đưa ra bởi các
nhà hoạch định chính sách có liên quan đến cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ. Thông qua
nghiệp vụ thị trường mở, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu (lãi suất cho các ngân
hàng thương mại vay khi cần thiết) ngân hàng trung ương có khả năng kiểm sốt cung tiền và các
điều kiện tín dụng của một quốc gia.
Câu 16: Nêu và phân tích ngắn gọn các cơng cụ chủ yếu nhằm điều tiết mức cung tiền
của Ngân hàng Trung ương?
- Nghiệp vụ thị trường mở:
Thị trường mở là thị trường tiền tệ để mua và bán các giấy tờ có giá (trái phiếu) giữa ngân
hàng trung ương và ngân hàng thương mại.
Ở hầu hết các quốc gia, trái phiếu chính phủ thường được ngân hàng trung ương sử dụng để
giao dịch trên thị trường mở. Hoạt động mua, bán trái phiếu chính phủ thơng qua trung gian ngân
hàng thương mại.
+ Khi ngân hàng Trung ương mua trái phiếu, dự trữ của ngân hàng thương mại tăng lên, khả
năng cho vay của ngân hàng thương mại tăng lên, cung tiền tăng lên.
+ Khi ngân hàng Trung ương bán trái phiếu, dự trữ của ngân hàng thương mại giảm đi, khả
năng cho vay của ngân hàng thương mại giảm đi, cung tiền giảm đi.
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb):
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải duy trì theo
quy định của ngân hàng trung ương.
+ Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm sẽ làm tăng khả năng cho vay của ngân hàng thương mại,
cung tiền tăng lên.
+ Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm giảm cung tiền.
- Lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của ngân hàng Trung ương khi họ cho các ngân hàng

thương mại vay tiền để đảm bảo có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của ngân hàng thương mại.
+ Khi lãi suất chiếu khấu giảm đi (thấp hơn lãi suất thị trường) sẽ khuyến khích các ngân
hàng thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền tăng lên.
+ Khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cung tiền giảm đi.
Câu 17: Cân bằng thị trường tiền tệ, sự thay đổi của thị trường tiền tệ ra sao?
- Xác định lãi suất cân bằng:
Cung tiền được kiểm soát bởi ngân hàng Trung ương nên lượng tiền mà nó cung ứng khơng
phụ thuộc vào lãi suất. Trên đồ thị, đường cung tiền (MS) là đường thẳng đứng.
Ở một mức lãi suất nào đó mà tại đó lượng cầu tiền bằng lượng cung tiền thì mức lãi suất đó
gọi là lãi suất cân bằng.
Khi cung tiền, cầu tiền hoặc cả hai thay đổi, thị trường tiền tệ có điểm cân bằng mới tại đó
xác lập mức lãi suất cân bằng mới.
Ngân hàng Trung ương bằng các cơng cụ của mình sẽ điều tiết mức cung tiền để hướng nền
kinh tế đến mức lãi suất mong muốn. Nếu ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm
11


lãi suất chiết khấu, mua trái phiếu trên thị trường mở sẽ làm tăng cung tiền, do đó lãi suất giảm đi.
Ngược lại, nếu ngân hàng Trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, bán trái
phiếu trên thị trường mở sẽ làm giảm cung tiền, do đó lãi suất sẽ tăng lên.

i

M

0
0

i0
M


0

M

M0

i MS0

M

1

0

i0

1

i1

M
M0

M1

0

M


Khi MS tăng (rb giảm, mua trái phiếu, lãi suất chiết khấu giảm) làm i giảm
- Lãi suất với tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng:
a) Lãi suất với tổng chi tiêu (i với AE)
+ Lãi suất với tiêu dùng (i với C): Khi lãi suất thay đổi sẽ làm thay đổi kết cấu giữa tiêu dùng
(C) và tiết kiệm (S). Cụ thể, khi lãi suất tăng lên sẽ khuyến khích hộ gia đình gia tăng tiết kiệm
nên tiêu dùng giảm đi, và ngược lại.
+ Lãi suất với đầu tư (i với I): Các doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào các tài sản mới bởi vì
họ kỳ vọng rằng chúng có thể đem lại cho họ thêm thu nhập và lợi nhuận trong tương lai. Hoạt
động đầu tư có thể được tài trợ bằng nguồn lực của chính doanh nghiệp (vốn tự có) hoặc bằng vốn
vay. Nếu doanh nghiệp vay tiền để đầu tư thì lãi suất chính là chi phí hiện của khoản tiền vay này.
Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn tự có để đầu tư thì lãi suất chính là chi phí ẩn của hoạt động đầu
tư. Như vậy, tiền lãi (số tiền phải trả cho khoản vay vốn) đều là chi phí cơ hội đối với doanh nghiệp
khi thực hiện các dự án đầu tư.
Tóm lại, khi lãi suất tăng lên sẽ làm giảm đầu tư, khi lãi suất giảm đi sẽ làm tăng đầu tư.

I = I − d.i
Trong đó:
+ I: Đầu tư

+ i: lãi suất

+ I : Đầu tư tự định (hay đầu tư độc lập với lãi suất)
+ d: Hệ số phản ánh độ nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất, d =

I I 2 − I 1
=
i i 2 − i i
12



+ Lãi suất với xuất khẩu ròng (i với NX): Khi lãi suất tăng, đồng nội tệ được định giá cao
hơn, đẩy tỷ giá hối đối lên, đó sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu nên xuất khẩu ròng giảm
đi. Ngược lại, khi lãi suất giảm sẽ làm xuất khẩu rịng tăng lên.
Kết luận: Vì tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng là các thành tố của tổng chi tiêu nên khi lãi
suất thay đổi sẽ tác động đến tổng chi tiêu. Cụ thể: lãi suất tăng sẽ làm giảm tổng chi tiêu, lãi suất
giảm sẽ làm tăng tổng chi tiêu.
b) Lãi suất với sản lượng cân bằng (i với Y)
Lãi suất sẽ làm thay đổi tổng chi tiêu, đến lượt tổng chi tiêu thay đổi sẽ làm thay đổi sản
lượng cân bằng.

1
0

A1
A0

450

A

1

A

0

Y
Y0

Y1


Khi lãi suất giảm, tổng chi tiêu tăng, sản lượng tăng
Câu 18: Nêu tác động của lãi suất tới tổng chi tiêu?
Tác động của lãi suất tới tổng chi tiêu:
AE = C + I + G + X – IM
+ Khi lãi suất giảm đi thì tiêu dùng tăng lên và ngược lại.
+ Khi lãi suất giảm đi thì đầu tư tăng lên và ngược lại.
+ Khi lãi suất giảm đi thì xuất khẩu rịng tăng lên và ngược lại
Suy ra, khi lãi suất giảm đi thì tổng chi tiêu tăng lên và ngược lại
Câu 19: Viết hàm số tổng chi tiêu trong nền kinh tế mở và chỉ ra độ dốc, tung độ gốc
của nó?
Hàm AE trong nền kinh tế mở
Hàm số: AE =  MPC(1 − t) − MPM .Y + (C + I + G + X)
+ Độ dốc của đường AE:  = MPC(1 − t) − MPM
+ Tung độ gốc của đường AE: A = C + I + G + X
Câu 20: Giải thích và mơ tả trên đồ thị sự thay đổi của đường A và sản lượng cân
bằng khi MPC, MPM, t, G, X thay đổi?
Cụ thể để giải thích và mơ tả sẽ có các trường hợp tăng và giảm sau đây, nó làm thay đổi độ
dốc và tung độ gốc (theo các trường hợp riêng).
+ Khi MPC tăng lên sẽ làm độ dốc của A tăng lên, tung độ gốc của A không thay đổi.
Trên đồ thị, đường AE xoay lên phía trên so với vị trí ban đầu. Kết quả sản lượng và việc
làm tăng lên.
13


A

A

1


A
0

45
0

Y0

Y

Y1

+ Khi G tăng và thuế giảm thì đường A thay đổi cả độ dốc và tung độ gốc.
AE
AE1
E1
AE0
E0
1037,5
1000
450
2000

O

Y

2500


+ Khi thuế suất (t) thay đổi sẽ làm thay đổi độ dốc của đường AE. Khi t giảm đi sẽ làm độ
dốc đường A tăng lên.
Trên đồ thị, đường AE xoay lên phía trên so với ban đầu, kết quả sản lượng và việc làm tăng.
AE
AE1
E1
AE0
E0

893,75
800
450

2000

O

Y

2500

+ Khi MPC thay đổi sẽ làm thay đổi độ dốc của đường AE. Khi MPC giảm đi sẽ làm độ
dốc đường A giảm đi.
Trên đồ thị, đường AE xoay xuống phía dưới so với ban đầu, kết quả sản lượng giảm đi.
AE

AE0

E0


AE1

E1

450
O

Y1

Y0

Y

+ Khi G tăng lên thì đường AE chỉ thay đổi tung độ gốc nên A dịch chuyển song song
lên phía trên so với vị trí ban đầu.
14


A

A

1

A
0

200
0
180

0

45

Y
360

400

+ Khi MPM thay đổi sẽ làm thay đổi độ dốc của đường AE. Khi MPM giảm đi sẽ làm độ
dốc đường A tăng lên.
Trên đồ thị, đường AE xoay lên phía trên so với ban đầu, kết quả sản lượng tăng lên.
AE
AE1
E1

AE0

E0

450
Y0

O

Y1

Y

+ Khi MPM thay đổi sẽ làm thay đổi độ dốc của đường AE. Khi MPM tăng lên sẽ làm độ

dốc đường A giảm đi.
Trên đồ thị, đường AE xoay xuống phía dưới so với ban đầu, kết quả sản lượng giảm đi.
AE

AE0

E0

AE1

E1

450
Y1

O

Y0

Y

+ Khi G và t thay đổi thì đường A thay đổi cả độ dốc và tung độ gốc.
AE
AE1
E1
AE0

E0
4500
4300

450
O

8000

9000

Y

+ Khi thuế suất (t) thay đổi sẽ làm thay đổi độ dốc của đường A . Khi t giảm đi sẽ làm
độ dốc đường A tăng lên.
15


Trên đồ thị, đường AE xoay lên phía trên so với ban đầu, kết quả sản lượng và việc làm tăng.

A

A

1

A
0

45

Y

Y0


Y1

Câu 21: Giải thích và mơ tả trên đồ thị sự thay đổi của đường A và sản lượng cân
bằng khi Ngân hàng Trung ương mua, bán trái phiếu; thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc; thay
đổi lãi suất chiết khấu?
+ Khi Ngân hàng Trung ương mua trái phiếu: Ngân hàng Thương mại sẽ là người bán trái
phiếu. Khi đó dự trữ của Ngân hàng Thương mại tại Ngân hàng Trung ương tăng lên, khả năng
cho vay của Ngân hàng Thương mại tăng lên sẽ làm cung tiền (MS) tăng lên. Kết quả: lãi suất
giảm đi.
i

MS0

MS1

E0
i0

E1

i1

MD
M0

O

M


M1

+ Khi Ngân hàng Trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc: khả năng cho vay của Ngân hàng
Thương mại tăng lên sẽ làm cung tiền (MS) tăng lên. Kết quả: lãi suất giảm đi.
i

MS0

MS1

E0

i0

E1

i1

MD
M

O

M0

M1

+ Khi Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất chiết khấu: Ngân hàng Thương mại sẽ vay Ngân
hàng Trung ương để đảm bảo đầy đủ dự trữ và khả năng thanh
M

M 1
i
tốn. Khi đó khả năng cho vay của Ngân hàng Thương mại tăng
lên sẽ làm cung tiền (MS) tăng lên. Kết quả: lãi suất giảm đi.
0

i0
i1

M
M
M

M1
16


/ CÂU HỎI ĐÚNG, AI VÀ GIẢI THÍCH
Câu

Nội dung câu hỏi

Đáp án

Giải thích

+ Các mục tiêu kinh tế vĩ mơ đơi khi xung đột, mâu thuẫn cục
bộ với nhau.
Chính phủ ln có thể
+ Ví dụ: tăng trưởng kinh tế thường kéo theo lạm phát…

1 giải quyết tốt đồng thời Sai
+ Chính phủ cần phải lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu và
các mục tiêu kinh tế vĩ mô
đôi khi phải chấp nhận một sự hy sinh nào đó trong thời kỳ
ngắn hạn.
+ Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách nhằm gia tăng
tổng chi tiêu. Khi đó Chính phủ tăng chi tiêu cho hàng hóa, dịch
vụ và (hoặc) giảm thuế.
Chính sách tài khóa mở
+ Khi nền kinh tế suy thoái (sản lượng thấp, thất nghiệp tăng)
2 rộng nhằm mục đích ổn Sai
thì Chính phủ thường sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để
định lạm phát
đạt mục tiêu sản lượng và việc làm.
+ Chính sách tài khóa mở rộng thường làm lạm phát có xu
hướng tăng lên
+ Chính sách tài khóa mở rộng nhằm mục đích gia tăng tổng
Chính sách tài khóa mở
cầu. Khi đó Chính phủ tăng chi tiêu và (hoặc) giảm thuế, kết
3 rộng có mục đích gia tăng Đúng
quả AE tăng lên.
sản lượng và việc làm
+ Khi AE tăng, sản lượng tăng và việc làm tăng lên.
+ Khi nền kinh tế suy thoái (sản lượng thấp, thất nghiệp cao).
Chính phủ cần thực hiện
Khi đó các tác nhân kinh tế không muốn chi tiêu thêm và đầu
chính sách tài khóa thắt
tư thêm nên nền kinh tế ngày càng suy thoái.
4
Sai

chặt khi nền kinh tế rơi
+ Trong trường hợp này Chính phủ cần thực hiện chính sách
vào thời kỳ suy thối
tài khóa mở rộng (giảm thuế, tăng chi tiêu) nhằm gia tăng tổng
cầu để gia tăng sản lượng và việc làm.
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục đích thắt chặt cung
tiền. Khi đó Ngân hàng Trung ương bán trái phiếu, tăng tỷ lệ
Chính sách tiền tệ thắt
dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu.
5 chặt được thực hiện khi Sai + Khi MS giảm sẽ làm lãi suất tăng lên do đó tổng chi tiêu giảm
nền kinh tế suy thoái
đi, sản lượng sẽ giảm đi.
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt thường được dùng để kiểm soát
lạm phát, tức là khi nền kinh tế tăng trưởng quá mức
+ Khi tính GDP theo phương pháp chi tiêu chỉ tính các khoản
chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
Tất cả các khoản chi tiêu
+ Các khoản chi tiêu của Chính phủ mang tính chuyển nhượng,
6 của Chính phủ đều được Sai
trợ cấp sẽ khơng được tính vào GDP vì chúng khơng tương ứng
tính vào GDP
với hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra, khơng tương ứng với
khoản thanh tốn nào.
17


+ GDP bao gồm các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất ra ở một nước trong thời kỳ nhất định.
Tất cả các khoản đầu tư
+ Đầu tư trong kinh tế vĩ mô gắn với tài sản cố định mới và

7 kinh tế của doanh nghiệp Sai hàng tồn kho của doanh nghiệp.
đều được tính vào GDP
+ Các khoản đầu tư kinh tế của doanh nghiệp nếu chỉ làm thay
đổi kết cấu tài sản mà không tương ứng với 1 tài sản, hàng hóa
mới nào đó được sản xuất ra thì sẽ khơng được tính vào GDP.
+ Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người phản ánh phúc lợi kinh tế.
Mức sống dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phúc
lợi kinh tế
8

Cần giảm dân số để tăng
+ Mức sống dân cư phụ thuộc vào việc nước đó giải quyết vấn
Sai
mức sống dân cư
đề dân số và năng suất lao động như thế nào. Nói cách khác,
nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn hơn tốc độ tăng dân số và
làm tốt các vấn đề về phúc lợi xã hội thì mức sống dân cư sẽ
được cải thiện.

+ Gọi GDP và dân số của năm N lần lượt là A, B
GDP bình quân đầu người
A
sau 20 năm sẽ tăng lên
+ GDP bình quân đầu người năm N là .
B
gấp hơn 3 lần nếu tốc độ
9
Đúng + GDP bình quân đầu người năm N + 20 là: =
tăng bình quân hàng năm
của GDP và dân số lần

lượt là 7% và 1%

A.(1 + 7%)20
A
= 3,17.
20
B
B.(1 + 1%)

+ AD = C + I + G + X – IM = C + I + G + NX
Khi mức giá chung giảm
+ Trong bốn thành tố của tổng cầu, chi tiêu của Chính phủ là
đi thì chi tiêu của Chính
10
Sai biến chính sách do Chính phủ quyết định tùy thuộc vào mục
phủ cho hàng hóa và dịch
tiêu của điều tiết vĩ mơ trong mỗi thời kỳ và do đó khơng phụ
vụ tăng lên
thuộc vào mức giá.
+ Trong dài hạn khi giá cả điều chỉnh đủ mạnh để mọi thị
trường, trong đó có thị trường yếu tố sản xuất đều ở trạng thái
cân bằng. Cân bằng thị trường các nhân tố sản xuất có nghĩa là

Trong dài hạn, tổng cung
mọi nguồn lực đều được sử dụng đầy đủ.
về hàng hóa và dịch vụ
11
Đúng + Khi đó cung về hàng hóa và dịch vụ chỉ phụ thuộc vào cung
nền kinh tế không phụ
về các nhân tố sản xuất như tư bản, lao động, tài nguyên thiên

thuộc vào mức giá chung
nhiên và trình độ cơng nghệ của nền kinh tế. Nói cách khác,
trong dài hạn, tổng cung về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh
tế không phụ thuộc vào mức giá chung.

Sự dịch chuyển của
đường tổng cầu trong
Sự dịch chuyển của đường tổng cầu trong dài hạn sẽ gây ra sự
12 ngắn hạn sẽ gây ra sự thay Sai
thay đổi của mức giá, sản lượng và việc làm
đổi của mức giá, sản
lượng và việc làm
18


Sự

dịch

chuyển

của

đường tổng cầu trong dài
13 hạn sẽ gây ra sự thay đổi Đúng Nó sẽ dẫn đến mức giá, sản lượng và việc làm biến động
của mức giá, sản lượng và
việc làm
Cần phải thực hiện chính
+ Chính sách tài khóa mở rộng đóng vai trị trong việc cải thiện
sách tài khóa mở rộng/

sản lượng của nền kinh tế, tăng tổng cầu, triệt tiêu cú sốc cung
14 thắt chặt để triệt tiêu tác Đúng để tăng thêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển
động của cú sốc cung bất
của nền kinh tế.
lợi đến sản lượng
Cần phải thực hiện chính
+ Chính sách tài khóa thắt chặt giúp giảm sản lượng nền kinh
sách tài khóa mở rộng/
tế, giảm tổng cầu, khơng làm triệt tiêu cú sốc cung. Chính chính
15 thắt chặt để triệt tiêu tác Sai sách được áp dụng để đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng
động của cú sốc cung bất
khi thấy sự phát triển quá nhanh, tỷ lệ lạm phát cao và không
lợi đến mức giá chung
ổn định.
Tổng cầu sẽ giữ quyết
Trong ngắn hạn tổng cầu sẽ quyết định sản lượng; còn trong
16 định sản lượng trong cả Sai
dài hạn mức sản lượng tiềm năng sẽ quyết định sản lượng.
dài hạn và ngắn hạn
Về mặt lý thuyết, chính sách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế
Chính sách tài khóa
làm tăng tổng cầu thơng qua hiệu ứng nhãn tử, qua đó tạo thêm
khơng hề đồng thời triệt
việc làm để đáp ứng mức tổng cầu tăng thêm và làm tăng thu
17 tiêu tác động của cú sốc Đúng nhập quốc dân từ Y* lên Y1. Nếu mức hoạt động kinh tế quá
cung bất lợi đối với sản
cao, hay nền kinh tế q nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi
lượng và mức giá chung
tiêu hoặc tăng thuế để cắt giảm tổng cầu. Vì vậy tổng cầu sẽ bị
ảnh hưởng và không ảnh hưởng đến cú sốc cung.

Cần phải thực hiện chính
sách tài khóa mở rộng khi
Chính sách tài khóa mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế suy
18
Sai
nền kinh tế rơi vào thời kỳ
thoái, kém phát triển, tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp tăng
tăng trưởng nhanh
Trong nền kinh tế đóng,
+ Trong nền kinh tế đóng, thuế độc lập với thu nhập, ta có:
thuế độc lập với thu nhập,
Y0 = m  (C + I + G) + mT .T
khi Chính phủ tăng chi
+ Khi G = T thì:
19 tiêu và tăng thuế một Sai Y = m  (C + I + G) + m .T
0
T
lượng bằng nhau thì sản
Y1 = m  (C + I + G + G) + mT .(T +  T)
lượng cân bằng không
 Y = Y1 − Y0 = m.G + mT . T = G.(m + mT ) = G
thay đổi

20

Trong nền kinh tế đóng,
thuế phụ thuộc vào thu
nhập, ngân sách thâm hụt
5000 tỷ đồng, nếu như


Sai

+ Khi Chính phủ giảm chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ sẽ làm AE
giảm nên sản lượng giảm.
+ Vì T = t.Y nên khi Y giảm sẽ làm số thu về thuế giảm.
+ Ngân sách vẫn bị thâm hụt (không cân bằng)
19


Chính phủ giảm chi tiêu
cho hàng hóa dịch vụ
5000 tỷ đồng thì ngân
sách sẽ cân bằng
+ Hàm AE trong nền kinh tế mở:
Khi xuất khẩu tăng lên thì
AE =  MPC(1 − t) − MPM .Y + (C + I + G + X)
đường tổng chi tiêu sẽ
21
Đúng + Khi xuất khẩu (X) tăng lên thì tung độ gốc của đường AE
dịch chuyển song song
tăng lên còn độ dốc của AE khơng thay đổi. Trên đồ thị, đường
lên phía trên
AE sẽ dịch chuyển song song lên phía trên so với ban đầu.
Khi xu hướng nhập khẩu

+ Hàm AE:

AE =  MPC(1 − t) − MPM .Y + (C + I + G+ X)

cận biên tăng lên thì đồ

+ Khi MPM tăng lên thì tiêu dùng hàng hóa trong nước giảm
22 thị đường AE sẽ xoay lên Sai đi làm sản lượng trong nước giảm đi.
phía trên so với vị trí ban
+ Khi MPM tăng lên thì độ dốc đường AE giảm nên trên đồ thị
đầu của nó
đường AE xoay xuống dưới so với vị trí ban đầu.
+ Biện pháp “tăng thu, giảm chi” là biện pháp cơ bản để tài trợ
ngân sách.
Tài trợ ngân sách bằng
+ Tuy nhiên, đây là chính sách tài khóa thắt chặt nên làm giảm
biện pháp “tăng thu, giảm
23
Đúng tổng cầu của nền kinh tế nên sản lượng giảm đi.
chi” sẽ ảnh hưởng xấu
+ Đôi khi, biện pháp “tăng thu, giảm chi” có thể làm giảm tăng
đến tăng trưởng kinh tế
trưởng kinh tế, thất nghiệp tăng lên nên số thu về thuế giảm và
ngân sách càng bị thâm hụt.
+ Một trong các biện pháp tài trợ ngân sách là vay ngoài ngân
hàng.
Biện pháp tài trợ ngân
+ Khi Chính phủ vay nợ trong nước sẽ khơng dẫn tới tăng lượng
sách bằng vay mượn
24
Đúng tiền trong lưu hành nên không gây ra lạm phát trước mắt nhưng
trong nước sẽ gây lấn át
sẽ làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận
(suy giảm) đầu tư
tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.
+ Khi lãi suất tăng sẽ làm suy giảm đầu tư.

Khi Chính phủ giảm thuế
suất thuế thu nhập thì
Khi Chính phủ giảm thuế suất thuế thu nhập thì ngân sách
25
Sai
ngân sách Chính phủ sẽ
Chính phủ sẽ tăng lên so với ban đầu
giảm đi so với ban đầu

MS = mM .B =

1+ s
.B
s + rb + rc

Mức cung tiền chỉ phụ
+
26 thuộc vào hành vi của Sai + Mức cung tiền không chỉ phụ thuộc vào hành vi của Ngân
Ngân hàng Trung ương
hàng Trung ương mà còn phụ thuộc vào ngân hàng thương mại
và thói quen thanh tốn của xã hội
27

Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rb) giảm đi sẽ làm mức cung tiền
Đúng
giảm đi thì sản lượng cân
(MS) tăng lên
20



bằng tăng lên

+ Khi MS tăng lên sẽ làm lãi suất (i) giảm đi.
+ Khi lãi suất giảm đi sẽ làm tiêu dùng (C), đầu tư (I) và xuất
khẩu ròng (NX) tăng lên. Kết quả AE sẽ tăng lên.
+ Khi AE tăng lên sẽ làm sản lượng tăng lên.

s+ 1

MS = mM .B =
.B
Khi dự trữ thêm của các
s
+
r
+
r
b
c
+
ngân hàng thương mại
28
Đúng + Khi tỷ lệ dự trữ thêm của NHTM (rc) tăng lên thì khả năng
tăng lên thì cung tiền
cho vay của NHTM giảm đi nên số nhân tiền giảm đi và mức
giảm đi
cung tiền giảm đi
Số nhân tiền tệ bằng 5 nếu


s+ 1

+ Cơng thức tính số nhân tiền tệ: mM =
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ
s + rb + rc
29 dự trữ thêm, tỷ lệ tiền mặt Sai
1 + 0,4
=2
+ mM =
so với tiền gửi lần lượt là
0,4 + 0,2 + 0,1
20%, 10%, 40%

21


C/ ÀI TẬP
ài 1: Một nền kinh tế mở với các số liệu sau đây:
+ Hàm tiêu dùng có dạng: C = 0,75Yd + 300
+ Hàm nhập khẩu có dạng: IM = 0,085Y.
+ Hàm thuế có dạng: T = 0,22Y.
+ Hàm đầu tư có dạng: I = 500 – 20i. (i là lãi suất tiền tệ)
+ Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ: 600.
+ Xuất khẩu hàng hố và dịch vụ: 400.
u cầu:
1) Khơng xét tới ảnh hưởng của lãi suất (coi i = 0), hãy:
a) Tính số nhân chi tiêu và sản lượng cân bằng. Tính các chỉ tiêu: T, B, IM, NX, S và kiểm
tra lại các kết quả đã tính tốn bằng đồng nhất thức phù hợp.
b) Khi Chính phủ tăng thêm chi tiêu cho hàng hoá dịch vụ cuối cùng là 200 so với ban đầu
thì sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu?

c) Vẽ trên cùng một đồ thị mô tả hai đường tổng chi tiêu ở hai yêu cầu a và b ở trên.
2) Hãy viết phương trình thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng và lãi suất khi thị trường hàng
hóa cân bằng trong trường hợp có ảnh hưởng của thị trường tiền tệ lên thị trường hàng hóa.
Hướng dẫn chi tiết:
1/ Với i = 0. Khi đó, I = 500.
a/ * Tính m//: m // =

1
1
=
=2
1 − MPC(1 − t) + MPM 1 − 0,75(1 − 0, 22) + 0,085

* Tính sản lượng cân bằng (Y0) :

Y0 = m //  (C + I + G + X)
Y = 2  (300 + 500 + 600 + 400) = 3600
T = 0, 22Y = 0, 22.3600 = 792
B = T – G = 792 – 600 = 192.
IM = 0,085Y = 0,085.3600 = 306.
NX = X – IM = 400 – 306 = 94.

S = (1 − MPC).(Y − T) − C = (1 − 0,75)(3600 − 792) − 300 = 402
Đồng nhất thức: S + T + IM = I + G + X + TR
* S + T + IM = 402 + 792 + 306 = 1500
* I + G + X = 500 + 600 + 400 = 1500
Suy ra: S + T + IM = I + G + X (1500 = 1500)
b/ Khi G = 200 :
* Cách 1: Y1 =


1
 (300 + 500 + 600 + 200 + 400) = 4000
1 − 0,75(1 − 0, 22) + 0,085

* Cách 2:
+ Y = m/ / .G = 2.200 = 400
22


+ Y1 = Y0 + Y = 3600 + 400 = 4000
c/ * Khi G tăng lên thì đường AE chỉ thay đổi tung độ gốc nên AE dịch chuyển song song lên
phía trên so với vị trí ban đầu
AE
AE1
E1
AE0
E0
2000
1800
450
3600

O

Y

4000

2/ * Với i  0 , ta có: I = 500 – 20i.
* Phương trình thể hiện mối quan hệ giữa Y và i khi thị trường hàng hóa cân bằng:


Y=

1
 (C + I − d.i + G + X)
1 − MPC(1 − t) + MPM

Y=

1
 (300 + 500 − 20i + 600 + 400)
1 − 0, 75(1 − 0, 22) + 0, 085

Y = 3600 – 40i.
ài 2: Giả định nền kinh tế chỉ sản xuất 3 hàng hóa cuối cùng X, Y, Z với số liệu sau, biết
năm 2010 được coi là năm cơ sở.
Năm

Hàng hóa X

Hàng hóa Y

Hàng hóa Z

Giá

Số lượng

Giá


Số lượng

Giá

Số lượng

2010

10

100

20

200

30

300

2018

25

160

38

350


50

500

2019

30

150

36

400

60

600

1) Tính tổng sản phẩm danh nghĩa, tổng sản phẩm thực tế năm 2018.
2) Lập bảng tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế, Chỉ số điều chỉnh GDP ở các năm 2010,
2018, 2019. Từ đó tính tỉ lệ lạm phát năm 2019 so với năm 2018 theo GDP (DGDP).
3) Tính tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 so với năm 2010; năm 2019 so với năm 2018;
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm 2010 đến năm 2019.
Hướng dẫn chi tiết:
1/ Tính tổng sản phẩm danh nghĩa, tổng sản phẩm thực tế năm 2018
n

+ Cơng thức tính tổng sản phẩm danh nghĩa của năm t: GDPn =  Qi .Pi
t


t

t

i =1

GDPn2018

= 160.25 + 350.38 + 500.50 = 42300
n

+ Cơng thức tính ổng sản phẩm thực tế của năm t: GDPn =  Qi .Pi
t

t

0

i =1

GDPr2018

= 160.10 + 350.20 + 500.30 = 23600

2/ Bảng tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế, chỉ số điều chỉnh GDP:
23


Năm


Hàng hóa X

Hàng hóa Y

Hàng hóa Z

P

Q

P

Q

P

Q

2000

10

100

20

200

30


300

14000 14000 100

2018

25

160

38

350

50

500

42300 23600 179,24

2019

30

150

36

400


60

600

54900 27500 199,64

Tỷ lệ LP năm 2019 so với 2018 là

GDPn

DGDP

GDPr

(%)

199,64 − 179, 24
 100% = 11,38%
179, 24

3/ + Tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ được tính bằng cơng thức:

g=

GDPr1 − GDPr0
 100%
GDPr0

+ Tốc độ tăng trưởng của năm 2019 so với năm 2010 là:


g=

27500 − 14000
 100% = 96,43%
14000

+ Tốc độ tăng trưởng của năm 2019 so với năm 2018 là:

g=

27500 − 23600
 100% = 16,53%
23600

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm 2010 đến 2019 là:

t bq = 9

27500
− 1 = 0,0779 (t bq = 7,79%)
14000

ài 3: Giả định nền kinh tế chỉ sản xuất 3 hàng hóa cuối cùng X, Y, Z với số liệu sau, biết
năm 2010 được coi là năm cơ sở.
Năm

Hàng hóa X

Hàng hóa Y


Hàng hóa Z

Giá

Số lượng

Giá

Số lượng

Giá

Số lượng

2010

10

100

20

200

30

300

2018


25

160

38

350

50

500

2019

30

150

36

400

60

600

1) Tính chi phí mua giỏ hàng năm 2018.
2) Lập bảng tính chi phí mua giỏ hàng, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát ở các năm 2010,
2018, 2019. Từ đó tính tỉ lệ lạm phát năm 2019 so với năm 2018 theo CPI.
3) Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm 2010 đến năm 2019.

Hướng dẫn chi tiết:
1/ Tính chi phí mua giỏ hàng của năm 2018
n

+ Cơng thức tính chi phí mua giỏ hàng hóa của năm t =  Pi .Qi
t

0

i =1

+ Chi phí mua giỏ hàng năm 2018 là: 25.100 + 38.200 + 50.300 = 25100
2/ Lập bảng tính chi phí mua giỏ hàng, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát ở các năm 2010,
2018, 2019

24


Năm

Hàng hóa X

Hàng hóa Y

Hàng hóa Z

CPI

300


14000

100

50

500

25100

179,29

79,29

60

600

28200

201,43

101,43

Q

P

Q


P

Q

2000

10

100

20

200

30

2018

25

160

38

350

2019

30


150

36

400

Tỷ lệ LP năm 2019 so với 2018 là

 (%)

Chi phí

P

201, 43 − 179, 29
 100% = 12,35%
179, 29

3/ Tính GDP thực tế của các năm 2010 và 2019.
n

* Cơng thức tính GDP thực tế năm t là: GDPr =  Qi .Pi
t

t

0

i =1


* Tính GDP thực tế của năm 2010 và 2019
+ GDP thực tế của năm 2010 là: 100.10 + 200.20 + 300.30 = 14000
+ GDP thực tế của năm 2019 là: 150.10 + 400.20 + 600.30 = 27500
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm 2010 đến 2019 là:

t bq = 9

27500
− 1 = 0,0779 (t bq = 7,79%)
14000

ài 4: Một nền kinh tế mở với các số liệu sau đây:
+ Hàm tiêu dùng có dạng: C = 0,75Yd + 1000
+ Hàm nhập khẩu có dạng: IM = 0,1Y.
+ Hàm thuế có dạng: T = 0,25Y
+ Hàm đầu tư có dạng: I = 1200 – 21,5i. (i là lãi suất tiền tệ)
+ Chi tiêu của Chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ: 1450
+ Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ: 650.
Yêu cầu:
1) Không xét tới ảnh hưởng của lãi suất (coi i = 0), hãy:
a. Tính số nhân chi tiêu và sản lượng cân bằng. Tính các chỉ tiêu: T, B, IM, NX, S và kiểm
tra lại các kết quả đã tính tốn bằng đồng nhất thức phù hợp.
b. Khi Chính phủ áp dụng mức thuế suất mới là 20% và tăng thêm chi tiêu cho hàng hoá
dịch vụ cuối cùng là 200 so với ban đầu thì sản lượng cân bằng mới bằng bao nhiêu?
c. Vẽ trên cùng một đồ thị mô tả hai đường tổng chi tiêu ở các yêu cầu trên.
2) Hãy viết phương trình thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng và lãi suất khi thị trường hàng
hóa cân bằng trong trường hợp có ảnh hưởng của thị trường tiền tệ lên thị trường hàng hóa.
Hướng dẫn chi tiết:
1/ Với i = 0. Khi đó, I = 1200.
a/ * Tính m//: m // =


1
1
80
=
=
1 − MPC(1 − t) + MPM 1 − 0,75(1 − 0, 25) + 0,1 43

* Tính sản lượng cân bằng (Y0) :

Y0 = m //  (C + I + G + X)
80
Y =  (1000 + 1200 + 1450 + 650) = 8000
43
25


×