Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Triết học mác lênin 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.49 KB, 16 trang )

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Câu 1: Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về vấn đề cơ bản của triết học?
Nêu chức năng của triết học Mác – Lênin?
- Khái niệm Triết học:
Với sự ra đời của triết học Mác - Lênin, “Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung
nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”.
“Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư
duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới”.
- Vấn đề cơ bản của Triết học:
Về nội dung, vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
+ Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết
định cái nào? Nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự
vận động đang cần phải giải thích, thì ngun nhân vật chất hay ngun nhân tinh thần đóng vai
trị là cái quyết định. Hay, giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứ nhất, cái nào là tính thứ hai.
+ Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay khơng? Nói cách khác,
khi khám phá sự vật và hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và
hiện tượng hay khơng. Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay khơng, tư duy có thể phản ánh
được tồn tại hay khơng? Mặt này cịn được gọi là mặt nhận thức.
- Chức năng của Triết học Mác – Lênin:
* Chức năng thế giới quan
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trị đặc biệt quan trọng định hướng cho con
người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Đây chính là “cặp kính” triết học để con người
xem xét, nhận thức thế giới, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp
con người có cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được
mục đích, ý nghĩa của cuộc sống.
Thế giới quan duy vật biện chứng cịn giúp con người hình thành quan điểm khoa học định
hướng mọi hoạt động, từ đó xác định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình.
Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trị tích cực, sáng tạo của con người.
Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trị là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế


giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản chất khoa học và cách mạng, thế giới quan
duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ,
cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học.
* Chức năng phương pháp luận
Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là phương pháp
chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy vật biện chứng trang bị cho con
người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn.
1


Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật
làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ
phạm trù, quy luật.
Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin khơng phải là “đơn thuốc vạn năng” có thể giải quyết được
mọi vấn đề. Để đem lại hiệu quả trong nhận thức và hành động, cùng với tri thức triết học, con
người cần phải có tri thức khoa học cụ thể và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn xã hội. Trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp luận
triết học. Nếu xem thường phương pháp luận triết học sẽ sa vào tình trạng mị mẫm, dễ mất phương
hướng, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trị của phương
pháp luận triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại. Bồi dưỡng phương
pháp luận duy vật biện chứng giúp mỗi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và
phương pháp tư duy siêu hình gây ra.
Câu 2 (5): Phân tích định nghĩa vật chất của V.I. Lênin? Nêu ý nghĩa phương pháp
luận của định nghĩa này?
- Quan điểm của Triết học Mác Lênin về vật chất:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, đem lại cho con người
cảm giác và được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không lệ thuộc vào cảm giác”.
+ Vật chất được phản ánh với hình thức tồn tại cụ thể của nó. Dùng để chỉ thực tại khách
quan phản ánh qua cảm giác. Khi đó, vật chất mang đến hình thức chứa đựng cụ thể và có dạng

tồn tại hữu hình. Từ khái niệm này, có thể thấy được với tính chất tồn tại được chứng minh. Từ
đó, đánh giá được đưa ra dễ dàng với các dạng tồn tại đó có được xác định là vật chất hay khơng.
+ Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người.
Con người thông qua cảm giác để đánh giá về sự tồn tại của vật chất. Cũng như khẳng định được,
phân biệt được giữa vật chất và ý thức. Hai khái niệm này tách rời nhau, và mang đến các dạng
tồn tại khác hồn tồn. Khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người. Vật
chất là cái được ý thức phản ánh bằng cảm giác thỏa mãn với khái niệm trên.
+ Vật chất với tư cách là phạm trù triết học theo nghiên cứu. Là kết quả của sự khái quát
hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có của các sự vật, hiện tượng. Khi
đó, hướng đến các giải thích cho sự tồn tại bên cạnh ý nghĩa trong xác định. Nên nó phản ánh cái
chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Vật chất có dạng tồn tại cố định hoặc khơng,
nhưng được đảm bảo cho cảm giác phản ánh.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Định nghĩa của Lênin ngắn gọn, súc tích, mang tính khái quát cao, phân biệt được giữa vật
chất với vật thể.
+ Giải quyết 2 vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giúp ta tìm được yếu tố vật
chất trong lĩnh vực xã hội, bác bỏ quan điểm duy tâm, siêu hình.
+ Đã tạo ra cơ sở cho các nhà khoa học tìm hiểu thế giới khách quan, bác bỏ quan điểm bất
khả tri.
+ Là cơ sở khoa học để xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội.
Câu 3 (8): Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa
2


vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này?
- Quan điểm của Triết học Mác Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động
mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
Theo Lênin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho

con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không
tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.
Đặc điểm của vật chất:
+ Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.
+ Khơng có vận động ngồi vật chất và khơng có vật chất khơng có vận động.
+ Vật chất vận động trong không gian và thời gian.
+ Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình
thức tồn tại của vật chất.
Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý
thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực,
tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
Thứ nhất: Vật chất có vai trị quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn
gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con
người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết
quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận
này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một
bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới
khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngơn ngữ), hoặc là chính
bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc
người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội
dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu
hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống
quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất khơng chỉ quyết định nội dung
mà cịn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thơng qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trị của ý thức là nói đến vai trị của con
3


người. Bản thân ý thức tự nó khơng trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện
thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều
do ý thức chỉ đạo, nên vai trị của ý thức khơng phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất
mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định
mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ,
phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình
đối với vật chất thơng qua hoạt động thực tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí
thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt
qua những thách thức trong q trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là
sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực
khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi
ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực
tiễn, đối với hiện thực khách quan.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Theo quan điểm ý thức tác động quan trọng đối với vật chất, ta thấy cần phát huy tính năng
động sáng tạo, phát huy vai trị nhận thức con người, tránh việc ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thiếu sáng
tạo, phải xem trọng vai trị của nhận thức.
+ Theo quan điểm vật chất quyết định ý thức ta thấy được vai trò to lớn của nhận thức và
hoạt động thực tiễn, tất cả đều phải được xuất phát từ hiện thực, từ thực tế khách quan, từ những
điều kiện mà vật chất hiện có, khơng xa rời hiện thực, tránh chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chủ
nghĩa duy vật tầm thường, thực dụng, viễn vơng.

Câu 4 (10): Trình bày nguyên lý mối quan hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật?
Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này?
- Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến của Phép biện chứng duy vật:
+ Khái niệm liên hệ: là quan hệ giữa 2 đối tượng mà sự thay đổi của đối tượng này nhất định
làm đối tượng kia thay đổi.
Mối liên hệ dùng để chỉ mối ràng buộc tương hỗ, quy định, ảnh hưởng giữa các yếu tố, bộ
phận của một sự vật hiện tượng, hay giữa các sự vật hiện tượng với nhau.
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của mối liên hệ, chỉ các vật khác ở nhiều sự
vật hiện tượng trong thế giới, hay nói cách khác mối liên hệ được dùng theo 2 nghĩa: dùng để chỉ
tính phổ biến của mối liên hệ, dùng để chỉ sự khái qt những mối liên hệ có tính phổ biến.
+ Nguyên lý của mối liên hệ phổ biến:
Quan điểm siêu hình

Quan điểm biện chứng

Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách quan đều Các sự vật hiện tượng quy trình khác nhau,
tồn tại biệt lập, tách rời, khơng quy định lẫn nhau, vừa tồn tại độc lập, vừa liên hệ, quy định,
nếu có thì chỉ là quan hệ bên ngồi, ngẫu nhiên.
chuyển hóa lẫn nhau.
=> Tất cả các sự vật hiện tượng cũng như trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến,
quy định ràng buộc lẫn nhau. Khơng có svht nào tồn tại cơ lập, riêng lẻ, không liên hệ.
4


+ Nội dung nguyên lý phổ biến:

Làm điều kiện tiền đề quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng.

Tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt của sự vật hiện tượng
+ Tính chất của mối liên hệ phổ biến:


Mối liên hệ là khách quan: bản thân của các sự vật hiện tượng, sự vận động, chuyển
hóa khơng phụ thuộc vào ý thức con người, con người chỉ có thể nhận thức được mối liên hệ và
vận dụng nó chứ khơng thể phá vỡ nó.

Mối liên hệ là phổ biến: nó có mặt ở trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Tự nhiên: thiên tai, bão lũ => ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và chất lượng cuộc
sống của nhân dân

Xã hội: đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam và
toàn thế giới.

Tư duy: một phát minh của một quốc gia nào đó => các quốc gia khác được thụ hưởng
phát minh đó

Mối liên hệ là phong phú, đa dạng: vì các svht của thế giới khách quan vô cùng phong
phú và đa dạng => mối liên hệ đa dạng, phong phú.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Quan điểm toàn diện: khi xem xét svht phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật hiện
tượng, đánh giá khách quan, đa chiều, xác định vai trò của mối liên hệ trong từng trường hợp cụ
thể, vị trí và vai trị của nó.

Chống lại quan điểm ngụy biện: cố tình thay đổi vị trí vai trị của mối liên hệ, làm đảo
lộn vị trí và vai trị của các svht trong mối liên hệ.

Chống lại quan điểm chiết trung: khơng phân biệt được vị trí, vai trị của mối liên hệ,
làm lẫn lộn, khơng thể hiện chính kiến, ba phải.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể: vẫn dựa trên quan điểm toàn diện, tuy nhiên phải xem xét trong
một trường hợp cụ thể, lịch sử và thời gian cụ thể chứ không thể dàn trải tùy từng điều kiện tại

thời điểm đó.
Câu 5 (11): Trình bày nguyên lý về sự phát triển? Nêu ý nghĩa phương pháp luận của
nguyên lý này?
- Nội dung nguyên lý về sự phát triển:
Khái niệm: “Phát triển là quá trình vận động theo hướng tiến lên, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn, từ thấp đến cao”. => Phát triển là vận động nhưng khơng có nghĩa mọi vận động
là phát triển, chỉ có vận động theo chiều hướng đi lên mới là phát triển.
Nội dung: Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của sự phát triển xảy ra trong các lĩnh
vực khác nhau của thế giới, nguyên lý về sự phát triển được phát biểu như sau:
+ Một là, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động và phát triển.
+ Hai là, phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ
thống vật chất do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo
xu thế phủ định của phủ định.
5


+ Ba là: Thay đổi tư duy ngày càng lớn theo thời gian
Tính chất:

Phát triển có tính khách quan: là thuộc tính tất yếu, khách quan, sự phát triển khơng
phụ thuộc vào ý thức con người.

Phát triển có tính phổ biến: được thể hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên, xã
hội, tư duy.

Phát triển có tính kế thừa: phát triển dựa trên nền tảng cái cũ, cái mới ra đời dựa trên
những yếu tố mà cái cũ đã có. Khơng có kế thừa thì khơng có phát triển.

Phát triển có tính đa dạng, phong phú: thế giới vật chất và hiện thực khách quan vô

cùng phong phú đa dạng => sự phát triển của mọi yếu tố vật chất trong hiện thực khách quan cũng
vô cùng đa dạng, sự phát triển có thể thể hiện trong tự nhiên, xã hội, tư duy...
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Phải có quan điểm phát triển: mọi sự vật hiện tượng luôn phát triển, tư tưởng cũng phát
triển phù hợp, tạo cái mới thay thế cho cái cũ.
+ Cái mới ra đời dựa trên nền tảng cái cũ, cái cũ mất đi, cái mới ra đời phát triển hơn, tiến
bộ hơn, phù hợp với xã hội và hiện thực.
+ Chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, lạc quan quá mức, tả khuynh, hữu khuynh.
+ Sự phát triển có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm khác nhau => tìm
ra phương pháp phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
Câu 6 (17): Trình bày quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và
ngược lại. Nêu ý nghĩa phương pháp luận?
- Nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại:
Quy luật: nói lên cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
a)
Khái niệm
+ Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của sự vật hiện
tượng, sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính yếu tố tạo nên sự vật hiện tượng, phân biệt sự vật
hiện tượng.
Chất của sự vật hiện tượng được tổng hợp bởi các thuộc tính và mang tính khách quan:
o
Riêng: từng sv có những thuộc tính khác nhau
o
Chung: các sv có những thuộc tính giống nhau
o
Cơ bản: quy định chất -> thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất thay đổi -> sự vật thay đổi
VD: H2O có thuộc tính là dạng chất lỏng -> chất thay đổi khi thuộc tính của nó là chất rắn
hoặc chất khí.
Chất của sự vật hiện tượng còn được quy định bởi phương thức liên kết của các yếu tố cấu
thành nó.

VD: than chì và kim cương đề được cấu thành bởi Cacbon, nhưng khác nhau ở phương thức
liên kết.
+ Lượng là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quyết định vốn có của sự vật hiện tượng,
chưa nói rõ được sự khác nhau giữa các svht mà chỉ nói đến tốc độ, quy mô, nhịp điệu vận động
và phát triển của sự vật hiện tượng
6


Lượng thường được biểu hiện ở các con số (to - nhỏ, cao - thấp, ít - nhiều, đậm - nhạt…)

Như vậy: Chất và lượng tồn tại trong sự vật hiện tượng, không thể tách rời giữa chất
và lượng. Chất và lượng thống nhất với nhau ở một mức độ nhất định.
+ Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, mà khi sự vật vẫn
đang là nó, chưa thành chất khác, sự thay đổi về lượng vẫn chưa thay đổi về chất
+ Điểm nút là giới hạn đến thời điểm đó có sự thay đổi về chất.
+ Bước nhảy là sự thay đổi về chất nhưng khơng thay đổi về lượng.

Bước nhảy đột biến: thay đổi 1 cách đột ngột, nhanh chóng về chất trong mọi bộ phận
cấu thành sự vật hiện tượng

Bước nhảy dần dần: sự thay đổi 1 cách từ từ trong thời gian dài.
b)
Nội dung quy luật
+ Quy luật theo chiều xuôi: sự thay đổi về lương dẫn đến sự thay đổi về chất
VD: lượng khí thải từ 1 chiếc ô tô không làm ô nhiễm môi trường, nhưng lượng khí thải từ
nhiều ơ tơ có thể làm ơ nhiễm mơi trường

Lượng thay đổi gọi là tiến bộ xã hội.

Chất thay đổi gọi là cách mạng xã hội

VD: từ chế độ phong kiến => tư bản chủ nghĩa (cách mạng xã hội). Trong quá trình chế độ
phong kiến, lượng tích lũy và phát triển, địi hỏi 1 cuộc cách mạng xã hội để thay đổi về chất đáp
ứng nhu cầu của thời đại.
 Nội dung quy luật: bất kỳ sv nào cũng có sự thống nhất giữa chất và lượng. sự thay
đổi dần dần về lượng đạt quá giới hạn sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua
bước nhảy. chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi về lượng. quá trình diễn ra liên tục.
+ Quy luật theo chiều ngược: chất mới ra đời tác động lên sự thay đổi về lượng. tác động thể
hiện ở chỗ quy mô, tốc độ, nhịp điệu phát triển.
VD: Chế độ phong kiến: quy mô sản xuất nhỏ, đơn giản, thủ công. Khi tư bản chủ nghĩa xuất
hiện thay thế, khoa học kỹ thuật phát triển -> năng suất kinh tế phát triển -> sản xuất với quy mơ
lớn hơn, máy móc hiện đại.
VD: học từ bậc tiêu học lên bậc THCS, sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng
kiến thức nhiều hơn, sâu hơn, thời gian học nhiều hơn, quy mô lớn hơn…

Thay đổi về lượng là q trình liên tục, khó thấy, khó nhận ra

Thay đổi về chất là quá trình đứt đoạn, dễ nhận ra

Tự nhiên và xã hội: tự nhiên thì tự phát; xã hội thơng qua hoạt động thực tiễn
Một số hình thức của cự thay đổi về chất:
Bước nhảy dần dần

Bước nhảy đột biến

Diễn ra trong thời gian dài, quá trình chuyển
Diễn ra trong thời gian ngắn, quá trình chuyển
biến lâu dài.
biến nhanh
VD: vượn người-> người
- Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Chớp thời cơ cách mạng: nắm bắt thời điểm thuận lợi.
+ Chống lại quan điểm tả khuynh, hữu khuynh, duy ý chí, nóng vội, bảo thủ, trì trệ…
7


+ Phải nhận thức được phương thức liên kết của các yếu tố tạo thành sự vật hiện tượng để
lựa chọn phù hợp.
Câu 7 (20): Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về thực tiễn? (Khái niệm,
hình thức và vai trò của thực tiễn?
- Khái niệm thực tiễn:
+ Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất-cảm tính, có tính lịch sử-văn hóa của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ. Thực tiễn là hoạt động của con người,
chỉ có con người mới có hoạt động thực tiễn.
Hoạt động thực tiễn mang tính chất sáng tạo, có tính lịch sử - xã hội, có tính mục đích.

Sản xuất vật chất: vai trị quyết định

Hoạt động chính trị- xã hội: đấu tranh giai cấp, xã hội, dân tộc..

Thực nghiệm khoa học: quan sát thiên văn
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
+ Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức:
Con người thông qua thực tiễn, tác động vào thế giới khách quan, buộc chúng phải bộc lộ
các thuộc tính để con người nhận thức. Thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, khơng có thực
tiễn thì khơng có nhận thức.
VD: chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm/ nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống…
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức

Thực tiễn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức, tạo ra những tiền đề vật chất thúc

đẩy sự phát triển.

Thực tiễn giúp con người nâng cao, phát triển tư duy hồn thiện, tìm hiểu nhận thức
sâu hơn về thế giới.
VD: phát minh khoa học giúp con người phát triển tư duy, hiểu rõ hơn về vũ trụ, thiên văn
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Mục đích cuối cùng của nhận thức là vận động khoa học, trí tuệ vào hoạt động thực tiễn để
cải biến thế giới.
VD: nghiên cứu ứng dụng trồng cây cao su -> sử dụng máy móc cơng nghệ.
- Hình thức của thực tiễn: Thực tiễn có ba hình thức cơ bản:
+ Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động có sớm nhất, cơ bản và quan trọng nhất. là hình
thức hoạt động cơ bản của thực tiễn. Đây là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao
động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì
sự tồn tại và phát triển của mình. Sản xuất vật chất cũng là cơ sở cho sự tồn tại các hình thức thực
tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.
VD: Người nông dân dùng máy gặt để thu hoạch lúa trên đồng; người ngư dân dùng lưới để
đánh bắt cá trên biển...
+ Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau
trong xã hội nhằm cải biên, cải tạo, phát triển những thiết chế xã hội, quan hệ chính trị - xã hội
thông qua các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tơc, đấu tranh vì hịa
8


bình, dân chủ với mục đích chung để thúc đẩy xã hội phát triển.
VD: Nhân dân ta đấu tranh đánh đuổi chế độ thực dân, đế quốc để giành độc lập dân tộc.
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành
trong những điều kiện do con người tạo ra, những cái khơng có sẵn trong tự nhiên; gần giống,
giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi,
phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự phát triển của xã hội,
đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

VD: Con người nghiên cứu cơ chế hoạt động của virut corona để điều chế ra vaccine ngừa
Covid -19 tiêm chủng cho con người.
Câu 8 (23): Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất? Liên hệ với thực tiễn?
- Quan điểm về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất là mối quan hệ của con người với tự nhiên hình thành trong quá trình
sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ khống chế tự nhiên của con người.
Đó là kết quả năng lực thực tiễn của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài người.
+ Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái
sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan
hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Quan hệ sản
xuất do con người tạo ra, nhưng nó hình thành một cách khách quan trong q trình sản xuất,
khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
=> Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Nội dung quy luật: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là 2 mặt của một phương thức
sản xuất. Lực lượng sản xuất đóng vai trị nội dung cịn quan hệ sản xuất đóng vai trị hình thức.
Lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở
lại to lớn đối với lực lượng sản xuất.
Vai trò của Lực lượng sản xuất đối với Quan hệ sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất mang tính động, cách mạng, thường xuyên biến đổi thì quan hệ sản
xuất phải phù hợp và phát triển tương ứng.
VD: Lực lượng sản xuất thời chiếm hữu nô lệ là những công cụ thô sơ, khoa học kỹ thuật
kém phát triển thì quan hệ sản xuất ở thời kỳ này cũng phải phù hợp, tuy nhiên, khi kinh tế phát
triển, con người nhận thức cao hơn thì cơ cấu lao động phát triển -> Quan hệ sản xuất phải thay
đổi để phù hợp
+ Quan hệ sản xuất có tính tương đối, chậm biến đổi.
Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với Lực lượng sản xuất:
+ Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì thúc

đẩy sự phát triển của sản xuất
+ Quan hệ sản xuất khơng phù hợp thì kìm hãm sự phát triển sản xuất
VD: Khi khoa học phát triền, nhưng con người vẫn sản xuất theo thủ công, dưới hình thức
9


hộ gia đình hay nhỏ lẻ thì kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Muốn phát triển kĩ thuật, đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất để nâng cao năng suất
sản xuất vật chất
+ Căn cứ vào thực tiễn, tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất thì lựa chọn quan hệ sản
xuất phù hợp.
+ Chống lại quan điểm chủ quan, duy ý chí, nóng vội hoặc bảo thủ, trì trệ.
- Liên hệ thực tiễn: (Giai đoạn sau đổi mới năm 1986 – nay)
Về kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa đa thành phần, chuyển dịch
theo cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Doanh
nghiệp và hàng hoá dịch vụ chủ động hội nhập quốc một cách tích cực, lĩnh hội những thành tựu
về khoa học cơng nghệ. Bên cạnh đó, về mặt tổ chức quản lý chúng ta đã xóa bỏ cơ chế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang cơ chế thị trường, quá trình sản xuất kinh doanh
đều tuân theo các quy luật của thị trường và do thị trường điều chứ không dựa vào ý muốn chủ
quan để thay cho các quy luật của thị trường. Về mặt phân phối, từ sau khi đổi mới (năm 1986)
hiện nay, nước ta đã thực hiện nhiều hình thức phân phối trong đó lấy phân phối theo lao động làm
cơ bản từ đó đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, từng bước cải tạo quan hệ sản xuất dẫn tới
quan hệ sản xuấ tdần dần phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất làm cho kinh tế
ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, mức sống của nhân dân ngày càng được
cải thiện. Điều đó cho thấy rằng quy luật giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất cần phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam để xây dựng và
phát triển sao cho phù hợp. Đây được coi là một trong những quy luật quan trọng nhất và chính sự
vận động nội tại của quy luật nàymà làm cho các hình thái kinh tế xã hội vận động thay thế nhau
từ thấp đến cao, vậy nên cần phải nhận thức đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất để vận dụng vào quá trình đổi mới kinh tế, xã hội ở nước ta.
Câu 9 (25): Trình bày phạm trù Hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch
sử? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam?
- Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội:
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù triết học của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ
xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với 1 kiểu quan hệ đặc trưng cho xã hội, phù hợp nhất
định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những
quan hệ sản xuất ấy.
- Các loại hình thái kinh tế - xã hội:
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 5 hình thái
kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
+ Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy (cơng xã ngun thủy)
+ Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch sử chuyển
từ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ lên hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ)
gồm chủ nơ và nơng nơ
+ Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân
10


+ Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
+ Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp cơng nhân)
- Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội:
+ Phương pháp luận của sự phân tích các yếu tố cấu thành một hình thái kinh tế – xã hội:
Xã hội là tổng thể của nhiều lĩnh vực với những mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp. Các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích
đời sống xã hội, tiến hành trừu tượng hóa các quan hệ xã hội và phân tách ra những quan hệ sản
xuất, tức là những quan hệ kinh tế tồn tại một cách khách quan, tất yếu khơng phụ thuộc vào ý chí
con người, tiến hành “giải phẫu” những quan hệ đó. Đồng thời phân tích những quan hệ đó trong
mối quan hệ phụ thuộc của nó với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực. Phân tích
những quan hệ đó trong mối quan hệ vối toàn bộ những quan hệ xã hội khác, tức với những quan

hệ thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị – xã hội, từ đó cho thấy rõ xã hội là một hệ thống cấu trúc
với các lĩnh vực cơ bản tạo thành. V.I. Lênin từng nhấn mạnh rằng: “Chỉ có đem quynhững quan
hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những
lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của
những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”.
+ Lực lượng sản xuất: là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở
các thời kỳ nhất định. Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu
sản xuất và sức lao động mà người ta dùng cho sản xuất, trong đó quan trọng nhất là sức lao động.
Đây là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội
khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự
hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.
+ Quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa người với người
trong quá trình sản xuất, là một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội, giữ vai trò xuyên suốt
trong quan hệ xã hội, tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mối quan hệ xã hội
khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản
xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.
Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội,
cái gọi là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã hội có
tính chất độc đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng
hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn
phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại.
+ Kiến trúc thượng tầng: là tập hợp các quan điểm: chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học,
tôn giáo, nghệ thuật… với các thiết chế tương ứng: Nhà nước, đảng phái, nhà thờ, đoàn thể… được
xây dựng trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển
phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại là cơng cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng
đã sinh ra nó. Vì vậy, kiến trúc thượng tầng là hiện tượng xã hội, là biểu hiện tập trung của đời
sống tinh thần của xã hội, là mặt tư tưởng của hình thái kinh tế – xã hội.
Ngồi ra, các hình thái kinh tế - xã hội cịn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ
xã hội khác. Nó cịn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh
11



vực của hình thái kinh tế - xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất
với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
- Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam:
Đại hội VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới tồn diện dựa trên phân tích thấu
đáo điều kiện, hoàn cảnh đất nước và nhận thức rõ hơn những vấn đề của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, những luận điểm của V.I.Lenin và Hồ Chí Minh. Đại hội VI đã tổng kết những bài
học lớn có giá trị lý luận và chỉ đạo thực tiễn, trong đó nhấn mạnh bài học: Đảng phải ln ln
xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành
động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng".
Ngoài ra, Đại hội VI của Đảng thẳng thắn nêu rõ "Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản
xuất bị kiềm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả khi quan hệ sản xuất
phát triển khơng đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lưc lượng sản
xuất". Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII đề ra (6/1991) và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển), năm
2011 là q trình khơng ngừng phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường xã hội chủ
nghĩa dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn đổi mới của Việt nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Tiến đến Đại hội XIII của Đảng, tổng kết 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh
1991 và 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), nhiều vấn đề được tổng kết để nhận thức rõ hơn và giải
quyết những yêu cầu bức thiết do thực tiễn đặt ra, nhất là vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất; vấn đề an sinh xã hội, phân hoá giàu nghèo; vấn đề
xây dụng văn hoá, con người trong xã hội văn minh, tiến bộ; vấn đề chống suy thoái, tham nhũng,
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng
cường, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khi kết thúc thời kỳ quá độ, xâu
dựng được về cơ bản nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư
tưởng, văn hố phù hợp.
Câu 10 (32): Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng

giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
- Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Khái niệm:
+ Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con
người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa
con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình
thành xã hội lồi người và tồn tại khơng phụ thuộc vào ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như: phương thức sản xuất vật chất; điều kiện tự
nhiên, môi trường địa lý; dân số và mật độ dân số v.v, trong đó phương thức sản xuất vật chất là
thành phần cơ bản nhất. Các quan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc v.v cũng có vai
trị nhất định đối với tồn tại xã hội.
12


+ Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền
thống, quan điểm, tư tưởng, lý luận…. nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong
những giai đoạn phát triển khác nhau.
Hiểu đơn giản thì ý thức xã hội là những quan hệ tinh thần giữa con người với nhau, là mặt
tinh thần trong q trình lịch sử. Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm những
mức độ khác nhau (ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận (khoa học); tâm lý xã hội và hệ
tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã hội (ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức, tơn giáo, nghệ
thuật, triết học, khoa học …).
Mối quan hệ:
+ Thứ nhất: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức.
Trong lĩnh vực xã hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết
định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:

Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta khơng thể tìm nguồn

gốc tư tưởng trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó phải tồn tại
xã hội để lý giải cho ý thức xã hội.

Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức SX đã thay đổi
thì sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.
+ Thứ hai: Ý thức xã hội thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ
đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm
lý xã hội như trong truyền thống, tập quán, thói quen.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội là do những nguyên nhân về:

Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của
những hoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể
khơng phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên
nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.

Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ
của một số hình thái xã hội.

Ý thức xã hội ln gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đồn người, những giai
cấp nhất định trong xã hội.
Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa
học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác
dụng tổ chức chỉ đạo hoạt đông thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết
những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
Thứ tư: Ý thức xã hôi tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trị
của ý thức xã hội, mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ
nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội.

13


Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện
lịch sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời sống xã
hội. Vì vậy cơng cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên
cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
+ Cần quán triệt rằng, thay đổi tồn tại xã hội là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã
hội. Mặt khác, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn
đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của
đời sống tinh thần xã hội, với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh
mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.
Quán triệt nguyên tắc phương pháp luận đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hố, phát huy vai trị tác động tích
cực của đời sống tinh thần xã hội đối với q trình phát triển kinh tế và cơng nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá, xây
dựng con người mới.
Cần thấy rằng chỉ có thể thực sự tạo dựng được đời sống tinh thần của xã hội xã hội chủ
nghĩa trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống và xác lập,
phát triển được một phương thức sản xuất mới trên cơ sở thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố.
Câu 11 (34): Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất
con người?
- Quan điểm về nguồn gốc, bản chất con người:
Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã phê phán vắt tắt nhưng quan niệm đó
và xác lập quan niệm mới của mình: “Bản chất của con người khơng phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những

quan hệ xã hội”
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và
phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ
giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch
sử xã hội.
=> Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua
hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn
và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự
phát triển của lịch sử đó.
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin về con người, ta có thể thấy: Con người
là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội.
+ Con người vừa là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao
nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên.
14


+ Là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu cầu về sinh lí và
cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống… Như vậy, con người là một sinh
vật có đầy đủ bản tính sinh vật.
+ Mặt tự nhiên và măt xã hội thống nhất trong con người. Mặt tự nhiên là “nền” cho con
người, mặt xã hội nâng mặt tự nhiên của con người lên trên động vật. Con người khác động vật ở
chỗ có tư duy và hoạt động có mục đích. Theo Mác mặt xã hội của con người có điểm nổi bật hơn
hẳn và phân biệt với động vật là con người có hoạt động lao động sản xuất vật chất. Quá trình lao
động sản xuất con người sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Lao động
là yếu tố hình thành bản chất xã hội và nhân cách ở con người.
+ Là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chi phối của ba hệ thống
quy luật: hệ thống quy luật tự nhiên, hệ thống quy luật tâm lí ý thức và hệ thống quy luật xã hội.
=> Tóm lại, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt
này vừa đối lập nhau, vừa quy định ràng buộc và làm tiền đề cho nhau, trong đó mặt tự nhiên quyết
định sự tồn tại của con người, còn mặt xã hội quyết định bản chất con người.

Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
+ Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là bị quy định
giữa mối quan hệ giữa người với người.
+ Bản chất con người phải đặt tổng quan hệ cộng đồng với cá nhân. Con người hòa nhập vào
cộng đồng củng cố thêm sự phong phú và thể hiện bản sắc cá nhân.
+ Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Luận đề khẳng định
bản chất con người của Mác không phủ nhận mặt tự nhiên của con người mà muốn nhấn mạnh sự
khác biệt của con người và loài vật
Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
+ Khơng có thế giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con người. Bởi vậy,
con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng
hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
+ Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải
biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.
+ Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm nên lịch sử của chính mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con
người. Bản chất của con người khơng phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương
ứng với điều kiện tồn tại của con người.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Giải thích một cách khoa học các vấn đề của con người từ cả hai phương diện tự nhiên và
xã hội, trong đó phương diện xã hội có vai trị quyết định tới bản chất của con người.
+ Động lực cơ bản của sự tiến bộ và sự phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch
sử của con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ
và phát triển của xã hội.
+ Sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là
hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế – xã hội
15


=> Phương pháp luận Triết học Mác Lênin giữ vai trò định hướng cho con người trong nhận

thức và hoạt động thực tiễn. Đồng thời phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng
trong lịch sử.
Giảng viên giảng dạy môn học

Người soạn thảo tài liệu, tác giả

Nguyễn Mạnh Cương

Nguyễn Linh – khóa 60
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2023

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×