Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ÔN THI HỌC KÌ MÔN SINH HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.88 KB, 4 trang )

Pha sáng của quang hợp diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. màng tilacôit.
B. màng trong lục lạp.
C. chất nền stroma. D. hạt grana.
Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
(2) Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
(3) Quá trình quang hợp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
(4) Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
(5) Quang hợp là q trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
(6) Quang hợp có vai trị cân bằng nồng độ ơxi và cacbơnic trong khí quyển, đồng thời tạo ra
nguồn sản phẩm hữu cơ cho các sinh vật trên Trái đất.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
LG: (4), (6). (Đúng trắc nghiệm chấm lược giải, đúng 2 phát biểu - 0,2 đ)
Ở sinh vật nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây?
A. Ti thể.
B. Không bào.
C. Bộ máy Gôngi .
D. Ribôxôm.
Tại sao tế bào không sử dụng ngay năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua
hoạt động sản xuất ATP của ti thể?
(1) Năng lượng trong glucôzơ quá lớn so với nhu cầu từng phản ứng riêng rẽ của tế bào.
(2) ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết cho tế bào sử dụng.
(3) Năng lượng trong glucôzơ quá bé so với nhu cầu từng phản ứng riêng rẽ của tế bào.
(4) Cấu trúc glucơzơ đơn giản hơn so với ATP.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2.
B. 1.


C. 3.
D. 4.
LG: (1), (2). (Đúng trắc nghiệm chấm lược giải, đúng 2 phát biểu - 0,2 đ)
Trong một chu kỳ tế bào, kỳ nào diễn ra dài nhất?
A. Kỳ trung gian.
B. Kỳ cuối.
C. Kỳ đầu.
D. Kỳ giữa.
Giai đoạn nào dưới đây trong chu kì tế bào diễn ra sự nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể?
A. Pha S.
B. Pha G1.
C. Pha G2.
D. Pha G1 và pha G2.
Trong kì đầu của quá trình phân bào nguyên phân, nhiễm sắc thể có đặc điểm nào sau đây?
A. Đều ở trạng thái kép co xoắn.
B. Đều ở trạng thái đơn co xoắn.
C. Ở trạng thái kép co xoắn cực đại.
D. Ở trạng thái đơn co xoắn cực đại.
Hiện tượng các nhiễm sắc thể phân li và trượt theo thoi phân bào trong quá trình nguyên phân
xảy ra vào kì nào?
A. sau.
B. cuối.
C. đầu.
D. giữa.
Dựa vào hình bên dưới, cho biết tế bào đang thực hiện kì nào của quá trình phân bào nào?

A. giữa – nguyên phân.
B. sau – giảm phân.
C. giữa– giảm phân I.
D. sau – nguyên phân.

LG: Hình vẽ: NST kép tập trung tại mặt phẳng xích đạo thành một hàng: đặc điểm kỳ
giữa nguyên phân (hay giảm phân 2). (Đúng trắc nghiệm chấm lược giải, đúng 2 ý - 0,2
đ. Mỗi ý - 0,1 đ)
Điều nào dưới đây khơng đúng khi nói về sự phân chia tế bào chất ở các tế bào thực vật?


A. Các tế bào thực vật có vịng co thắt tại vùng xích đạo của tế bào.
B. Tế bào thực vật có vách ngăn ở giữa.
C. Sự liên kết màng tế bào làm nối liền vách giữa với màng sinh chất.
D. Phân chia tế bào chất có thể bắt đầu ngay khi nguyên phân xảy ra.
LG: Vòng co thắt tại vùng xích đạo của tế bào là sự phân chia tế bào chất ở các tế bào
động vật. (Hoặc ngược lại nêu đúng cách phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật - 0,2 đ)
Sự kiện nào dưới đây khơng xảy ra trong các kì của q trình ngun phân?
A. Nhân đơi nhiễm sắc thể.
B. Hình thành thoi phân bào.
C. Trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào.
D. Sự phân li các nhiễm sắc thể.
LG: Nhân đôi nhiễm sắc thể chỉ diễn ra ở pha S của kỳ trung gian. 0,2 đ
Có 4 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt bằng nhau, số tế bào
con tạo thành là bao nhiêu?
A. 64.
B. 32.
C. 24.
D. 48.
LG: 4. 24 = 64 Không cần viết cơng thức, thế số đúng cho trịn 0,2 đ
Ở đậu Hà Lan, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số crơmatit ở kì giữa của ngun phân là:
A. 28.
B. 14.
C. 7.
D. 42.

LG: kỳ giữa số NST là 2n kép, 1 NST kép có 2 crơmatit. Số crơmatit ở kì giữa của
ngun phân là: 2.14 = 28 crơmatit. (thế số đúng cho trịn 0,2 đ)
Ở gà có 2n = 78. Quan sát dưới kính hiển vi thấy một nhóm tế bào đang nguyên phân, các
nhiễm sắc thể đang phân li về hai cực của tế bào. Số nhiễm sắc thể, số tâm động trong mỗi tế
bào là bao nhiêu?
A. 156 NST đơn, 156 tâm động.
B. 78 NST đơn, 78 tâm động.
C. 78 NST kép, 78 tâm động.
D. 156 NST kép, 156 tâm động.
LG: Số nhiễm sắc thể đơn = 78 x 2 = 156, số tâm động = 156. (Mỗi ý đúng 0,1 đ)
Một tế bào sinh dưỡng của một lồi có 2n = 24, tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra
các tế bào con. Số nhiễm sắc thể trong tất cả tế bào con là bao nhiêu?
A. 768.
B. 384.
C. 1536.
D. 240.
LG: Số nhiễm sắc thể đơn trong 1 tế bào = 24, số tế bào con = 2 5 = 32. Số nhiễm sắc thể
trong tất cả tế bào con là = 32. 24 = 768 NST. (HS gom lại 1 phép tính đúng cho tròn 0,2
đ)
Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dục chín.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào giao tử.
D. Hợp tử.
Đặc điểm nào sau đây thường có ở giảm phân mà ít có ở nguyên phân?
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo.
B. Có sự phân chia của tế bào chất.
C. Có sự phân chia nhân.
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đơi ở kì trung gian thành các nhiễm sắc thể kép.
Nhiễm sắc thể ở kì giữa giảm phân I có đặc điểm gì?

A. xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. tách thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực của tế bào.
C. bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.
D. dãn xoắn, dài ra dạng sợi mảnh.
Đặc điểm nào có ở giảm phân mà khơng có ở nguyên phân?
A. Có 2 lần phân bào.
B. Nhiễm sắc thể tự nhân đơi.
C. Có sự phân chia tế bào chất.
D. Xảy ra sự co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể.
LG: Giảm phân có 2 lần phân bào, nguyên phân có 1 lần phân bào. (nêu 1 ý ngun
phân có 1 lần phân bào cho trịn 0,2 đ)


Câu khẳng định nào sau đây có liên quan đến một tế bào của người có (22 +Y) nhiễm sắc
thể?
A. Đó là tế bào vừa trải qua giảm phân.
B. Đó là tế bào sinh dưỡng.
C. Đó là tế bào trứng đã được thụ tinh.
D. Đó là tế bào vừa trải qua nguyên
phân.
LG: Ở người 2n = 46, 1 TB có (22 + Y) = n (23)/=> đó là tinh trùng (giao tử), tế bào vừa
trải qua giảm phân. (Mỗi ý đúng 0,1 đ)
Hình vẽ dưới đây mơ tả sự phân bào của một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?

(1) Tế bào đang ở kì giữa giảm phân I.
(2) Bộ nhiễm sắc thể 2n của lồi này có 8 nhiễm sắc thể.
(3) Kết thúc lần phân bào này, số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào con là 2 nhiễm sắc thể
kép.
(4) Bộ nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào con được tạo ra từ lần phân bào này giống hệt nhau

và có số lượng giảm một nữa so với tế bào mẹ.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
LG: (1), (3), (4). (Đúng trắc nghiệm chấm lược giải, đúng 3 ý - 0,2 đ. Mỗi 2 ý - 0,1 đ)
Hoặc nêu câu sai là (2) 2n = 4, trịn 0,2 đ
Khi nói về giảm phân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân một hoặc nhiều lần.
(2) Giảm phân trải qua 2 lần phân bào nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần.
(3) Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục.
(4) Phân bào giảm phân khơng có q trình phân chia tế bào chất.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
LG: (2). (Đúng trắc nghiệm chấm lược giải)
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của sự phân bào giảm phân ở cơ thể người?
(1) Tạo ra giao tử đơn bội, qua thụ tinh khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
(2) Giúp cơ quan sinh dục sinh trưởng và phát triển.
(3) Giúp cơ thể tăng kích thước và khối lượng.
(4) Tạo ra nhiều loại giao tử mang tổ hợp gen khác nhau.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
LG: (1), (4). (Đúng trắc nghiệm chấm lược giải, đúng 2 ý - 0,2 đ. Mỗi 1 ý - 0,1 đ)
Hoặc nêu câu (2), (3) sai đó là ý nghĩa của nguyên phân - tròn 0,2 đ.
Căn cứ vào những tiêu chí nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
A. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng.

B. Nguồn năng lượng và khí CO2.
C. Ánh sáng và nhiệt độ.
D. Ánh sáng và nguồn cacbon.
Kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng có ở lồi sinh vật nào sau đây?
A. Tảo, các vi khuẩn chứa diệp lục.
B. Nấm và tất cả vi khuẩn.
C. Vi khuẩn lưu huỳnh.
D. Vi khuẩn nitrat hóa.
Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là gì?
A. Chất hữu cơ.
B. CO2 và ánh sáng mặt trời.
C. Chất hữu cơ và ánh sáng mặt trời.
D. CO2 và chất hóa học.


Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu có nguồn năng lượng là chất vơ cơ và sử
dụng nguồn cacbon từ CO2 trong khơng khí. Đây là hình thức dinh dưỡng:
A. Quang tự dưỡng
B. Quang dị dưỡng
C. Hóa tự dưỡng
D. Hóa dị dưỡng
LG: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu dinh dưỡng theo kiểu hóa tự
dưỡng vì chúng sử dụng nguồn cacbon là CO2 và nguồn năng lượng là chất vô cơ. (0,2
đ)
Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?
A. Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ.
B. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi.
C. Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào.
D. Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào.
LG: Vi sinh vật gồm các sinh vật có cả nhân sơ và nhân thực. (0,2 đ)

Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên mơi trường với thành
phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH 4)3PO4 (1,5), KH2PO4 (1,0); MgSO4 (0,2); CaCl2
(0,1); NaCl (5,0). Vi sinh vật này dinh dưỡng theo kiểu:
A. Quang tự dưỡng.
B. Hóa tự dưỡng.
C. Hóa dị dưỡng.
D. Quang dị dưỡng.
LG: VSV này dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng vì chúng sử dụng nguồn năng
lượng là ánh sáng/ và nguồn cacbon là CO2. (Mỗi ý 0,1 đ)
Trong số các đặc điểm sau đây, để xếp vi khuẩn vào nhóm vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu
khơng đúng?
(1) mắt thường có thể nhìn thấy được.
(2) hấp thụ nhanh nhưng chuyển hóa chất dinh dưỡng chậm.
(3) kích thước nhỏ bé, hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh sản nhanh.
(4) có kích thước nhỏ, gây bệnh cho con người, động vật và thực vật.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
LG: (1), (2), (4). (Đúng trắc nghiệm chấm lược giải, đúng 3 ý - 0,2 đ. Mỗi 2 ý - 0,1 đ)
Hoặc nêu (3) đúng trịn 0,2 đ
Cho bảng thơng tin sau:
Nguồn năng lượng
A
A1 - Ánh sáng
A2 - Chất vô cơ
A3 - Chất hữu cơ

Nguồn cacbon chủ yếu
B

B1 - Chất hữu cơ
B2 - CO2
B3 - Chất vô cơ

Kiểu dinh dưỡng
C
C1 - Quang tự dưỡng
C2 - Quang dị dưỡng
C3 - Hóa tự dưỡng
C4 - Hóa dị dưỡng
Có bao nhiêu kết nối đúng về các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
(1). A1 – B1 – C2
(2). A2 – B1 – C1.
(3). A3 – B1 – C4.
(4). A1 – B1 – C3.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
LG: (1), (3). (Đúng trắc nghiệm chấm lược giải, đúng 2 ý - 0,2 đ.)



×