Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Dân Tộc Học.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.63 KB, 13 trang )

1. Dân tộc học là gì? Chủng tộc là gì? Ngơn ngữ/ ngữ hệ là gì? Đối tượng,
nhiệm vụ nghiên cứu của dân tộc học?
a. Dân tộc học
- Dân tộc học cũng bắt đầu từ tiếng Hy Lạp như nhiều ngành khoa học khác
(Ethnos). Dân tộc ở đây được hiểu là tộc người. Nay tên KH quốc tế của dân
tộc học: Ethnography
- Tuy nhiên, dân tộc học cũng chưa phản ánh được hết mọi mặt, phạm vi chỉ
trong khung ghi chép lại, tín ngưỡng, tơn giáo, ngơn ngữ,...
- Dân tộc hay tộc người là hình thái đặc biệt của tập đồn xã hội, hình thành
và phát triển khơng theo ý nguyện bất kỳ cá nhân nào, bởi nó là sự vận động
đi lên của lịch sử xã hội
Dân tộc học tư sản
- Nhiều nhà dân tộc học tư sản quan niệm sai lầm, chia dân tộc học ra thành 2
khoa học (lí luận dân tộc học và mơ tả dân tộc học)
- Hiện đại, các học giả dựa trên hệ tư tưởng cũ thay đổi cách gọi, chia dân tộc
thành 2 khoa học (nhân học XH, nhân học văn hóa)
 Dù là 2 khoa học nhưng đều nghiên cứu về dân tộc học (1 đối tượng) sự
phân chia 1 khoa học ra 2 khoa học là phi khoa học vì khi nghiên cứu thực
tiễn các tộc người thì mới tổng hợp, đúc kết đưa ra những nhận xét mang
tính lí luận chỉ ra các đặc trưng từ đó lí luận sẽ tiếp tục phát triển, soi đường
cho thực tiễn
Dân tộc học Mac xít
- Dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng – duy vật lịch sử Mác – Lênin các
học giả Mác xít bác bỏ hồn tồn nhận định trên của giới tư sản
- Khẳng định khơng thể nào hình thành nên lí luận, tư tưởng trong đầu khi
khơng có cơ sở nền tảng từ thực tiễn
- Khi nghiên cứu DTH khơng thể tách hệ thống pp và lí luận, phân tích, tổng
hợp, ... Việc chia thành 2 KH như tư bản thực chất chỉ là 2 mặt của 1 vấn đề.
- Các dân tộc đều bình đẳng với nhau trước khoa học
- Khi nghiên cứu dân tộc học của 1 nước, của thế giới dù dân tộc kém phát
triển hay phát triển đều phải dựa vào những nguyên tắc nhất định


 Dân tộc học là 1 khoa học của khoa học lịch sử, nghiên cứu tất cả các mặt
của tộc người dù ở bậc thang phát triển thấp hay cao; thiểu số hay đa số; đã
tồn tại hay đang tồn tại
b. Chủng tộc


- Trong q trình tiến hóa, mở rộng địa bàn cứ trú (Phi-Á-Âu) nhân loại sống
lâu dài và cố định trong 1 vùng địa lý biệt lập với nhau dần hình thành các
chi nhánh khác nhau
- Sống biệt lập kéo dài khơng có sự giao lưu, quan hệ với những người anh em
ở những vùng địa lý khác nhau, dần bị các yếu tố môi trường sống ảnh
hưởng tạo ra đặc trưng hình thể, bề ngồi khác nhau ở những khối cộng đồng
khác dần dần được di truyền lại cho đời sau
 Các nhà khoa học gọi là “chủng tộc”
- Sang thời cận đại cùng phát triển kinh tế toàn cầu giao thoa, tiếp xúc văn hóa
giữa các châu lục, sự phát triển kinh tế khoa học nhân loại bắt đầu tìm câu
trả lời cho sự khác nhau về hình thể giữa các tập đoàn người ở các châu lục
Các học thuyết khoa học, các đề xuất tiêu chí đánh giá:
- Nhân chủng học Thụy Điển, Line đưa ra đề xuất chia loài người thành các
chủng tộc dựa trên sự khác nhau về cơ thể, khác nhau về trạng thái tinh thần
- Hàng loạt đề xuất tiêu chí dùng để phân loại loài người thành các chủng tộc,
những đề xuất đó cơ bản cịn nhiều hạn chế
- Sang thế kỉ 20, khi nghiên cứu sâu dân tộc học các nhà dân tộc học dần hoàn
chỉnh về một hệ thống tiêu chí dùng để phân loại chủng tộc
- Định nghĩa về chủng tộc cũng được đưa ra bàn thảo
- Có nhiều định nghĩa, cách hiểu, dựa vào điểm chung cho thấy
 Chủng tộc là 1 quần thể (tập hợp những nhóm người) có đặc trưng được xác
định giống nhau về hình thái sinh lý di truyền mà nguồn gốc và quá trình
hình thành gắn liền đến 1 địa vực nhất định
 Chúng ta có thể hiểu cách khác. Chủng tộc là những nhóm người có những

đặc trưng hình thái giống nhau được di truyền lại
c. Ngơn ngữ
Cho đến nay có nhiều cách nói về ngơn ngữ trong q trình tiến hóa, đưa ra
những giả thiết khác nhau. Ví dụ:
- Cho rằng ngơn ngữ ra đời do q trình mơ phỏng âm thanh các loài động vật
trong tự nhiên
- Thiên chúa giáo, ngôn ngữ nhân loại do chúa ban tặng
- Sự tiến hóa của mn lồi. Ngơn ngữ của nhân loại xuất hiện do sự tiến hóa,
cũng như sự biến đổi đặc điểm cơ thể, đặc biệt là vịm họng (Đácuyn)
- Ngơn ngữ nhân loại hình thành và phát triển nhờ có lao động, ra đời trong
quá trình lao động – Mác – Ăngghen
- Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người là vật chất được trừu
tượng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ 2 của con người. Ngôn ngữ là 1


-

-

-

-

-

-

-

-


-

phương tiện, 1 công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và
đi đến hiểu nhau
Ngôn ngữ là sản phẩm ý thức con người sản sinh ra trong quá trình lao
động bao gồm 1 hệ thống những tín hiệu âm thanh, từ vị được phối hợp
thành từng câu theo quy luật nhằm truyền tải thông tin tâm tư tình cảm, suy
nghĩ của con người
Như vậy, ngơn ngữ khơng do bất kì đấng tạo hóa nào sáng tạo, ban tặng mà
ngơn ngữ được hình thành trong cộng đồng con người trong quá trình lao
động tập thể
Theo C. Mác ngôn ngữ là ý thức hiện thực, thực tiễn hay là hiện thực trực
tiếp của tư tưởng
 Lưu ý
Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội, cho nên khơng có một giai cấp, thế
lực nào có thể cấm hoặc cho phép nhóm người nào đó sử dụng ngơn ngữ,
đánh thuế lời nói
Ngơn ngữ phi giai cấp, tuy nhiên xã hội càng phát triển thì ngơn ngữ càng
phát triển theo. Đặc biệt là giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc
gia hiện đại
Ngôn ngữ 1 quốc gia được tiếp thu thêm nhiều từ vị mới để làm giàu cho
tầng ngơn ngữ của mình
Xã hội càng phát triển thì ngơn ngữ cũng có sự phân hóa: ngơn ngữ phổ
thơng, ngơn ngữ khoa học,...
Ngơn ngữ được hình thành, phát triển mang tính ổn định tương đối về mặt tư
tưởng và ngữ pháp. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ không có sự chuyển biến đột
ngột mang tính đột phá từ chất lượng này sang chất lượng khác mà nó là sự
chuyển hóa lâu dài
Hiện nay, cơ bản ngơn ngữ tồn tại 3 dạng phổ biến: ngơn ngữ nói, viết, cử

chỉ hay hành động
d. Ngữ hệ
Hiện nay trên thế giới có ngàn ngôn ngữ khác nhau. Để hệ thống ngôn ngữ
đồ sộ đó thành những ngơn ngữ nhất định. Các nhà KH đã xét các mặt giống
nhau về từ vị, ngữ pháp, hệ thống âm vị để phân loại và sắp xếp ngơn ngữ
nhân loại thành các nhóm ngơn ngữ lớn gọi là ngữ hệ
Ngữ hệ là hệ thống tập hợp những ngơn ngữ có cùng nguồn gốc, đặc điểm,
ngữ pháp từ vị cơ bản thanh điệu ngữ âm giống nhau
e. Đối tượng


- Dân tộc học chuyên nghiên cứu các dân tộc trên toàn TG hoặc một khu vực
của quốc gia
- Loài người có những đặc điểm thể chất, hình dáng khác nhau. Dựa vào đó
các nhà dân tộc học chia lồi người thành các nhóm khác nhau và gọi đó là
chủng tộc. Do đó, nhân loại học có mối QH mật thiết với dân tộc học.
- Dân tộc học nghiên cứu sự xuất hiện và q trình tiến hóa của con người kết
hợp với những thành tựu khảo cổ học, sử học để cho thấy tựu chung nhất của
khoa học
- Trong q trình lịch sử lâu dài con người nhờ ngơn ngữ, lao động tích lũy
kinh nghiệm thốt khỏi động vật. Ăngghen “nhờ lao động mà bàn tay con
người mới đạt được trình độ hồn thiện cao”
- Dân tộc học nghiên cứu tất cả các dân tộc trên thế giới mà tất cả những gì
nhờ lao động sáng tạo nên bất kể dân tộc đó có trình độ phát triển thấp hoặc
cao, đa số hay thiểu số, còn tồn tại hay đã biến mất.
- Dân tộc học nghiên cứu tổng thể tất cả các mặt của đời sống tộc người trong
quá trình phát triển của tộc người đó
f. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc
- Nghiên cứu các nhóm người sống biệt lập với các nhóm người có trình độ

phát triển khác nhau
- Nghiên cứu ngơn ngữ tộc người như một giá trị văn hóa đặc biệt bởi nó là
một phương tiện văn hóa độc nhất để lưu giữ truyền bá và phát triển văn hóa
- Nghiên cứu ý thức tự giác tộc người của mỗi cá nhân trong cộng đồng
- Nghiên cứu lãnh thổ tộc người với ý nghĩa như là nơi nuôi dưỡng, phát sinh
và phát triển dân tộc đó
- Nghiên cứu xu hướng phát triển mỗi tộc người từ khi xuất hiện đến ngày
nay. Nhằm dự báo những thay đổi về văn hóa trên cơ sở đó đưa ra phương
án, chủ trương, chính sách lưu giữ bảo tồn văn hóa
Câu 2: Nguồn gốc và các nguyên nhân hình thành chủng tộc? Các đặc điểm
phân loại chủng tộc?
1, Sự thích nghi hồn cảnh địa lý tự nhiên
- Các nhà nhân chủng học chỉ ra rằng “Các giống lồi của hệ sinh thái trong
q trình phát triển bị ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện mơi trường sống. Từ
đó, phải thay đổi để thích nghi và phát triển”
- Đặc biệt con người vào giai đoạn đầu q trình tiến hóa, cùng 1 lồi sinh
sống ở các địa vực khác nhau lại hình thành tập quán, thói quen khác nhau.


Nhiều lồi buộc phải thay đổi hình thái, chức năng của cơ thể để thích nghi
với mơi trường sống
- Hàng triệu năm trong q trình tiến hóa con người đều dựa dẫm vào tự nhiên
nên yếu tố này đặc biệt quan trọng
- Con người dần hình thành kinh nghiệm lao động sản xuất, thói quen ăn ở
mặc đi lại, chiến đấu – tạo nên các giá trị văn hóa
- Sự sinh sống lâu dài trên 1 vùng địa lý ảnh hưởng đến hình dáng bề ngồi,
tầm vóc qua tiến hóa phát triển thành đặc điểm di truyền – hình thành nhóm
người hiên đại
 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đặc biệt tới đời sống con người tạo sự thích
nghi mang tính di truyền nhưng chỉ quan trọng ở giai đoạn đầu tiến hóa.

Thời hiện đại, do sự phát triển KH-KT đặc biệt là giao thông vận tải làm
khối cộng đồng người giao lưu thường xuyên với nhau. Xuất hiện sự lai họ
giữa các nhóm người tạo ra thế hệ con lai
2, Sự sống biệt lập giữa các nhóm người
- Sự sống tách biệt này có thể diễn ra hàng triệu hoặc hàng ngàn năm. Khi
trong khối cộng đồng sống chung 1 vùng địa lý nhưng một nhóm người lại
cơ lập, khơng có mối QH với nhóm người xung quanh. Họ hơn nhân nội tộc
hình thành các đặc trưng riêng biệt và di truyền cho thế hệ sau, dùng để phân
biệt với các tộc người xung quanh
- Do sự phát triển mạnh mẽ của XH hầu như khơng cịn 1 tộc người nào trên
TG có thể sống biệt lập. Con người đều tham gia tương tác trong quá trình
phát triển của mình. Vì vậy, sống biệt lập mất đi vai trị của nó trong hình
thành chủng tộc
3, Sự lai giống giữa các nhóm người
- Là ngun nhân quan trọng hình thành chủng tộc, đồng thời cũng là yếu tố
để hợp nhất các chủng tộc
- Thời kì đầu, đặc điểm chủng tộc hình thành do sự thích nghi với mơi trường
tự nhiên, nhưng sau khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì yếu tố có tính
chất xã hội càng được tăng cường, sự lai giống ngày một đẩy mạnh, đóng vai
trị quan trọng hình thành các loại hình nhân chủng mới
Các đặc điểm phân loại chủng tộc
1, Sự cấu tạo của sắc tố
- Sắc tố biểu hiện trên cơ thể người bao gồm màu da, tóc, mắt.
- Màu da: màu sáng (trắng hồng/ vàng); màu trung gian (da hơi nâu) và da nâu
sẫm hay da màu tối
- Màu tóc: tóc sẫm mầu (đen, nâu); trung gian (hung); màu sáng (vàng)


- Màu mắt: màu sẫm (đen, hạt dẻ); trung bình (xám, nâu); nhạt, sáng (xanh
thẫm, da trời)

2, Dạng tóc (2 loại)
- Tóc thẳng được mọc thẳng từ da đầu, cắt ngang có tiết diện trịn
- Tóc xoăn (uốn dạng sóng/ xoăn tít) mọc xiên từ da đầu cắt ngang có tiết diện
bầu dục
3, Dạng mắt
- Chủ yếu do mí trên phát triển nhiều hay ít quy định
- Nếu mí trên phát triển sẽ tạo nếp mí trên làm mắt hẹp lại
- Nếu mí trên quá phát triển sẽ tạo nếp gấp hình lưỡi liềm ở góc mắt phía mũi
làm mắt xếch về một bên
- Sự phát triển nếp mí mắt có 4 chuẩn số: khơng có nếp, ít phát triển, phát
triển trung bình, phát triển nhiều
4, Dạng mũi
- Hình dạng mũi chủ yếu do xương và sụn phát triển nhiều hay ít quy định
- Mũi lõ đặc trưng chủng Ơrơpơít, mũi tẹt của chủng Nêgrơít và trung bình là
đặc trưng của Mơgơlơít
5, Dạng mơi
- Có 4 loại: mỏng, vừa, dày và rất dày
6, Dạng đầu
- Có 4 loại: đầu dài, trung bình, ngắn và q ngắn
7, Răng
- Người Mơngơlơít (Mơng Cổ) và Ơxtralơít (Ơxtrâylia): răng cửa hình lưỡi
xẻng (2 gờ nổi cao, giữa lõm xuống) với số lượng trên 60%
- Người Ơrơpơit và Nêgrơit: răng hình xẻng ít, răng hàm trên có núm phụ
(núm Karabêli) mà hầu như khơng có ở 2 đại chủng trên
8, Mức độ nhiều hay ít của lớp lông thứ 3 trên cơ thể
- Lớp lông thứ nhất được mọc bao phủ cơ thể đứa bé khi trong bụng mẹ
- Lớp lông thứ hai là khi chào đời lớp lông trên cơ thể rụng và bắt đầu mọc
tóc, lơng mày, lơng mi
- Lớp lơng thứ ba bao gồm râu và lông ở ngực, bụng chỉ xuất hiện khi đến độ
tuổi trưởng thành. Lớp lông này tùy từng chủng tộc mà có mức độ khác nhau

9, Tầm vóc
- Là độ cao của con người, có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tầm vóc trung
bình của nam là 164-166,9cm; nữ là 153-155,9cm. Sự chênh lệch giữa nam
nữ từ 8-12cm


- Trên TG có nhiều tộc người có tầm vóc trung bình dưới 150cm như người
Píchmê (Trung Phi), Busmen (Nam Phi)
- Nhưng người Nêgrito đông nam hồ Sát (Đông Phi) tầm vóc trung bình cao
nhất thế giới là 182cm
10, Tỉ lệ thân hình
- Tỉ lệ giữa bề dài của mình, đầu, cổ với chiều dài chân. Thực tế, 2 người cao
bằng nhau nhưng chưa chắc chân đã dài bằng nhau
- Nếu mình ngắn chân dài, khổ người dài
- Nếu mình và chân bằng nhau, khổ người trung bình
- Nếu mình dài chân ngắn, khổ người ngắn
11, Hình dạng khn mặt (trắc diện mặt)
- Trắc diện mặt do xương gò má phát triển nhiều hay ít
- Nhìn trực diện, khn mặt có 3 loại: rộng, hẹp, trung bình
- Người Á - Úc thường có mặt rộng hoặc trung bình. Người Âu - Phi thường
có loại mặt hẹp
12, Vân tay
- Có 3 dạng: xốy, móc và cung
- Ở chủng Á Úc vân xốy nhiều hơn chủng Âu Phi
 Ngồi các đặc điểm trên, người ta còn căn cứ vào dáng cằm, độ rộng hẹp của
miệng, vành tai, nhóm máu, ... Trong TH cụ thể nhất định, người ta có thể
lấy 1 số đặc trưng thứ yếu như: người Busmen da nhăn kể cả ở người trẻ,
người Hôtentốt lớp mỡ bụng dày,...
Câu 3: Khái quát sự hình thành và phân bố chủng tộc, ngữ hệ ở ĐNA và VN
Sự hình thành chủng tộc

Thuyết nhiều trung tâm
- Khởi xướng đầu tiên bởi học giả người Mĩ Vâyđenrích 1939. Theo ơng nhân
loại được hình thành từ 4 trung tâm lớn: Đông Á, ĐNA, TNA và Nam Phi.
Xuất hiện từ 4 loại vượn khác nhau tao ra 4 đại chủng: Á-Úc-Âu-Phi
- Quan điểm này thoạt nhìn khá KH nhưng nội dung trong học thuyết rất nguy
hiểm. Bởi nội dung đó là cơ sở tiền đề hình thành nhà nước theo CN phân
biệt chủng tộc, sắc tộc cho rằng có giống người thượng đẳng và hạ đẳng
- Phản KH: khơng tính đến nhiều nghiên cứu khảo cổ, chỉ nhìn nhận khác
nhau về màu da, tầm thước, cơ sở kinh tế xã hội,... Trong khi khảo cổ đã vẽ
chính xác sơ đồ hình thành lồi người, xác nhận giống vượn người gốc tập
trung ở C Phi bắt đầu từ Homohabilis mới trải từ Âu sang Á
 Những thành tựu KH đã làm sáng tỏ, cho thấy học thuyết nhiều trung tâm
phi KH


Thuyết một trung tâm
- Do các nhà KH Xô viết đưa ra. Cho rằng các chủng tộc nay là sản phẩm q
trình tiến hóa từ lồi vượn Hominin thành con người từ đó phát triển nên các
chủng tộc. Nhân loại sống trong 1 vùng địa lý rộng lớn từ Phi-Á-Âu, dần bị
chia cắt nhau bởi dãy Himalayas
- Bởi con người cải tạo công cụ lao động nguồn thức ăn dồi dào có điều kiện
định canh, định cư nên hình thành 2 khối cộng đồng Tây Nam-Đông Bắc
 Học thuyết KH nhất, được nhiều nhà KH trên TG cơng nhận tính đúng đắn
Thuyết 2 trung tâm
- Các nhà KH, DTH Xô viết đề ra. Hai người khởi xướng là Alecxeep và
Trêbốcxarốp
- Theo đó, thời kì đá cũ nhân loại có 2 trung tâm hình thành chủng tộc là Đơng
Bắc Phi và Tây Nam Á, tạo nên 4 đại chủng
- Quan điểm này có phần giống thuyết 2 trung tâm, bằng chứng khảo cổ học,
dân tộc học thuyết phục hơn thuyết 4 trung tâm

 Tóm lại, TG có 3 loại học thuyết về sự phân loại chủng tộc. Trong những
học thuyết trên, thuyết 1 trung tâm được nhiều nhà KH công nhận, bởi nó
được chứng minh bởi thành tựu khảo cổ, nhân chủng học. Bên cạnh đó,
thuyết 2 trung tâm cũng tỏ ra hợp lí khi nó ngày càng có nhiều thành tựu.
Thuyết 4 trung tâm càng ngày càng không được các nhà KH công nhận
Phân bố chủng tộc ở ĐNA và Việt Nam
- C Á là trung tâm của quá trình tiến hóa nhân loại, là địa bàn xuất hiện chủng
tộc. Nơi cư trú chính của Mơngơlơit và đây cũng là nơi diễn ra quá trình hỗn
chủng của nhiều chủng tộc
- ĐNA vốn đã có Mơngơlơit phương Nam sinh sống. Một nhóm thuộc
Ơxtralơit di cư đến đây sinh sống và hỗn huyết với Mơngơlơit tạo nhóm
người Anhđơnêdiêng. Tuy nhiên, do địa lý khác nhau, sự hỗn chủng khác
nhau, dễ đi lại, sự hỗn chủng diễn ra mạnh mẽ hơn dẫn đến tao nên cư dân
Nam Á
- Hỗn chủng từ đồ đá giữa đến đồ đá mới cách ngày nay 10.000 đến 6000 năm
cách ngày nay
- Trên VN sự đậm nhạt hỗn huyết tạo ra 2 nhóm Nam Á-Anhđơnêdiêng từ đó
phát triển các dân tộc Nam Á tập chung ở Bắc VN (Duyên hải miền Trungđồng bằng sông Hồng), Anhđônêdiêng (Tây Nguyên VN)
 Đặc điểm nhận dạng
- Cư dân Nam Á dáng vóc cao hơn, trắng hơn, tóc chủ yếu là tóc thẳng, môi
mỏng, sống mũi thấp, hơi tẹt. Mang nhiều yếu tố của Môgôlôit phương Nam


- Anhđơnêdiêng dáng vóc thấp, da đậm, ngăm đen, tóc xoăn chủ yếu lượn
sóng, mơi dày, sống mũi cao, lơng phủ khá phát triển
 Quá trình hình thành chủng tộc và hỗn chủng ở ĐNA nói chung và VN nói
riêng hết sức phức tạp. Đến nay vẫn cần được nghiên cứu
Nguồn gốc ngôn ngữ
Các quan điểm trước Mác về vấn đề ngôn ngữ
- “Ngôn ngữ ra đời là sự mô phỏng âm thanh” trường phái khắc kỉ trong triết

học. Họ cho rằng ngôn ngữ con người là sự mô phỏng các loại âm thanh
trong tự nhiên
- Ngôn ngữ ra đời bắt nguồn từ những tiếng kêu phối hợp trong lao động – trở
thành hệ thống tiếng nói
- Thuyết cảm thán bộc lộ tâm lí tình cảm cho rằng con người vốn khơng có
tiếng nói từ q trình học tập âm thanh tự nhiên và biến đổi thành những âm
thanh biểu hiện tình cảm từ đó phát triển thành tiếng nói
- Thuyết quy ước XH cho rằng do từng tập đoàn người tự thỏa thuận với nhau
- TK XIX ảnh hưởng thuyết tiến hóa Đácuyn ngơn ngữ mang tính di truyền tự
nhiên (mỗi lồi có đặc trưng tín hiệu riêng)
- Học thuyết Kitô giáo, ngôn ngữ do chúa tạo ra
 Tất cả học thuyết trên khơng có tính thuyết phục khơng có cơ sở KH vững
chắc. Hầu hết đều cho rằng ngôn ngữ ra đời đều do tự nhiên chứ không phải
sản phẩm XH loài người
Quan điểm CN Mác về nguồn gốc ngôn ngữ
- Theo C.Mác “Ngôn ngữ ra đời từ trong lao động, ngơn ngữ chỉ xuất hiện khi
có sự tác động tương hỗ giữa lao động và tư duy, làm cho trí não con người
càng phát triển dẫn đến thơng minh, não bộ càng lớn thúc đẩy tiến hóa dẫn
đến ngôn ngữ càng phát triển hơn
- Ăngghen khẳng định như sau: “Trước hết là lao động, sau lao động và đồng
thời với lao động là ngơn ngữ, đó là sự kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến
bộ óc con người. Nhờ có lao động và trong lao động con người biết cách
dùng lửa, làm cho đời sống con người càng phát triển dẫn đến sự phát triển
ngôn ngữ”
- Thời cổ đại do trình độ và hiệu quả lao động thấp loài người phải sống đoàn
kết với nhau thành từng nhóm để lao động dẫn đến lao động mang tính chất
XH địi hỏi con người tập hợp lại thành tập đồn dẫn đến cộng đồng hình
thành tổ chức quản lý XH



- Do nhu cầu lao động tập thể cùng phát triển não bộ ngôn ngữ dẫn ra đời để
con người trao đổi thông tin trong lao động, bầy tỏ thông tin, tâm tư tình cảm
nhu cầu trong cuộc sống
 Theo quan điểm mácxít, nhờ có lao động mà ngơn ngữ ra đời và cùng bản
thân con người ngày càng tiến hóa ngơn ngữ trở thành cơng cụ giao tiếp,
đồng thời là động lực thúc đẩy q trình tiến hóa, lao động sản xuất. Từ sự
phát triển ngôn ngữ mà những thành tựu con người được lưu giữ và truyền
bá không ngừng cho thế hệ sau, trở thành kho tàng tri thức về văn hóa, XH,
kinh tế, ... thúc đẩy XH liên tục phát triển tiến lên
 Lao động XH càng phát triển thì ngơn ngữ càng phát triển và ngược lại
Phân bố ngữ hệ ở ĐNA và VN
Đối với ĐNA
- Khu vực hình thành chữ viết rất muộn. Do đặc điểm địa lý nằm giữa 2 trung
tâm chính trị và văn hóa lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Quốc. Chính
vì lẽ đó các quốc gia ĐNA đã tiếp thu thành tựu của 2 trung tâm đó, cải tiến
nó hình thành chữ viết riêng của mình để truyền tải ngơn ngữ nói để sáng tạo
các giá trị văn hóa của mình
- Các nhà KH cho rằng “khơng nơi nào cơng việc phân loại ngơn ngữ khó
khăn và phức tạp như ở ĐNA”
- Trước phân chia thành 3 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo và Hán Tạng. Tuy nhiên,
trong đó tiếng Việt và tiếng Thái khơng có đặc điểm nào phù hợp 3 ngữ hệ
trên
- Nay việc nghiên cứu ngữ hệ ĐNA có những thành tựu đột phá. Cho thấy
tiếng Việt có chung nguồn gốc với hệ Nam Á. Cịn tiếng Thái là một ngơn
ngữ lớn trải rộng khắp ĐNA cổ (phương Nam Trung Quốc-Vân Nam đến
phương Nam ĐNA)
- Hiện nay các nhà KH thống nhất ĐNA có 4 ngữ hệ lớn được phân bố ở các
quốc ra ĐNA như sau:
+, Nam Á gồm các nhóm ngơn ngữ lớn
 Môn-Khơme: ng Môn (Mianma), Thái Lan, Khơme ở Campuchia và VN

 Việt-Mường: chủ yếu ở VN (Kinh, Mường, Thổ, Chứt,...)
 Hmông-Dao: Mianma, Thái Lan, Lào và VN
 Nam á khác (hỗn hợp) sống rải rác ở các quốc gia ĐNA và VN
+, Thái tập trung chủ yếu ở Thái Lan, Lào, Mianma và VN
+, Nam Đảo (Malayô-Pôlinêdia): ĐNA hải đảo: Philippin, Malai, Inđơ,một số ở
Campuchia, VN và Xingapo. Nhóm Pơlinêdia chủ yếu ở đại lục Úc và các đảo
Nam Thái Bình Dương


+, Hán-Tạng: Do quá trình phát triển của lịch sử di cư sang ĐNA. Đông nhất ở
Xingapo, Malai, Thái Lan, VN, Lào Campuchia, Inđô, Philippin.
Đối với Việt Nam
- Dựa trên sự phân loại ĐNA các nhà KH VN và TG xác định được được lãnh
thổ VN có sự sinh sống của 54 tộc người với đặc trưng văn hóa, kinh tế,
truyền thống khác nhau,... Đều thuộc về 4 ngữ hệ:
+, Ngữ hệ Nam Á (lớn nhất ở VN gồm 32 dân tộc) tập trung ở 4 nhóm ngơn ngữ
 Việt-Mường: Kinh, Mường, Thổ, Chứt
 Môn-Khơme (21):
 Hmông-Dao (3):
 Hỗn hợp (4):
+, Ngữ hệ Thái (8):
+, Ngữ hệ Nam Đảo (5):
+, Ngữ hệ Hán-Tạng (9):
 Hán (3)
 Tạng-Miến (6)
- Ngữ hệ Nam Á có địa bàn sinh tụ từ miền núi đến đồng bằng, từ miền Nam
ra miền Bắc
- Ngữ hệ Thái và Hán-Tạng về mặt lịch sử chủ yếu là phân bố ở miền Bắc
- Ngữ hệ Nam Đảo gồm 1 số ngôn ngữ ở miền Trung và Tây Nguyên
Câu 4: Phân tích các tiêu chí của tộc người

Cho đến nay các nhà KH trên thế giới thống nhất cao trong việc đưa ra các tiêu
chí quy chuẩn nhằm đánh giá phân loại và xác định cộng đồng tộc người.
Những tiêu chí đó bao gồm như:
1, Tiêu chí ngơn ngữ
a. Ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ
- Ngôn ngữ tộc người không chỉ là phương tiện để giao tiếp mà còn là phương
tiện truyền bá và phát triển văn hóa tộc người, ni dưỡng tình cảm, ý thức
tự giác, những kinh nghiệm lao động sản xuất, chiến đấu, cách ứng xử với
thiên nhiên, ... thông qua hệ thống truyền thuyết, thần thoại, sử thi, ca dao,...
- Với vai trò là tiếng mẹ đẻ là đặc trưng đặc biệt quan trọng để nhận biết
những cá thể ở những vùng địa lý khác nhau cùng chung 1 tộc người.
- Ngôn ngữ ra đời trong cộng đồng tộc người làm cho mỗi thành viên đó hiểu
nhau, gắn bó với nhau. Dù sau này có những biến động lịch sử tộc người đó
có thể rời quê hương đến nơi khác sinh sống nhưng bảo lưu ngơn ngữ tộc
người thì sẽ bảo lưu được giá trị văn hóa tộc người


- Các nhóm đó sinh sống khác xa nhau thì vẫn ý thức tự giác chung 1 dân tộc,
điều này thấy rõ nhất ở dân tộc Thái
- Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, lịch sử thì khơng phải có bao nhiêu tộc
người là có bấy nhiêu ngơn ngữ
b. Ngơn ngữ tộc người khác được sử dụng với tư cách ngôn ngữ tộc người
- Trên TG xuất hiện những trường hợp tộc người này dung ngôn ngữ của tộc
người khác làm ngôn ngữ mẹ đẻ
- Những ngôn ngữ này gắn liền với ngôn ngữ thực dân
2, Lãnh thổ tộc người
- Theo các nhà nhân chủng học, dân tộc học “là tiêu chí quan trọng, là cái nơi
của q trình hình thành và phát triển cộng đồng tộc người”
- Và trên TG nhiều tộc người có lãnh thổ riêng, có cái nôi trùng khớp lãnh thổ
hiện tại. Tuy nhiên trên thế giới có nhiều tộc người khơng đảm bảo u cầu

trên. Họ sống rải rác xen kẽ nhau dẫn đến không hình thành lãnh thổ duy
nhất của 1 tộc người
- Do đó, tiêu chí này ở VN khơng thể nhìn nhận như 1 lãnh thổ riêng biệt của
1 cộng đồng tộc người, mà nó được các nhà dân tộc học nhìn nhận đánh giá
như là quê hương nuôi dưỡng và phát triển tộc người
3, Cơ sở kinh tế truyền thống
- Cơ bản các dân tộc VN đều thiên về kinh tế nông nghiệp, đều hoạt động kinh
tế chăn nuôi, trồng trọt hoa màu, thủy hải sản và săn bắt, thu lượm từ thiên
nhiên
- Thời hiện đại, tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, các dân tộc áp dụng thành
tựu KH-KT vào sản xuất làm thay đổi bản chất nền kinh tế, những kinh
nghiệm sản xuất truyền thống dần mất đi thúc đẩy trình độ lao động sản xuất,
khoảng cách trình độ các vùng xích lại với nhau
- Như vậy, khi xét vấn đề kinh tế truyền thống, nhiều hoạt động kinh tế này
chỉ mang tính chất tàn dư khơng đủ cơ sở để phân định cộng đồng tộc người
4, Đặc trưng sinh hoạt – văn hóa
- Là tiêu chí quan trọng sau ngơn ngữ. Một dân tộc có thể khơng dùng ngơn
ngữ của mình làm tiếng mẹ đẻ nhưng sinh sống trên một nền văn hóa truyền
thống và mang khí chất, thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán tộc người
trở thành đặc trưng nhận diện
- Đặc trưng hình thành, phát triển cùng sự phát triển của tộc người được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác


- Là 1 trong những tiêu chí quan trọng để phân loại. Bởi đặc trưng sinh hoạt
văn hóa từ ăn, ở, mặc cho đến giao tiếp đều thuộc cá nhân hay 1 cộng đồng
tộc người nào đó nhất định
5, Ý thức tự giác tộc người
- Được hiểu 1 cá nhân tự xác định, tự ý thức mình thuộc về 1 khối cộng đồng
nào đó cụ thể

- Là 1 tiêu chí quan trọng, sử dụng đánh giá tộc người. Trong thực tiễn, nhiều
cơng việc chính trị, đồn thể đều dùng tiêu chí này
- Mang tính kế thừa theo dân tộc bố hoặc mẹ. Từ khi sinh ra đã được ý thức,
nuôi dưỡng mình thuộc về dân tộc nào
- Quyết định qtrình ý thức tộc ng của 1 cá nhân chưa kể ra gđ hỗn hợp nhiều
thành phần dân tộc đòi hỏi gia đình đó thống nhất ý thức tộc người cho con.
 Tóm lại, tất cả 5 tiêu chí đều là các đặc trưng tồn tại ở bất kì dân tộc nào đó.
Sự phối hợp tổng hịa các yếu tố này sẽ trở thành 1 hiện tượng XH đặc biệt
quan trọng, đó là ý thức tự giác cá nhân về 1 cộng đồng nhất định. Hoàn toàn
chủ động tự nguyện cho mỗi 1 cá nhân. Nó trở thành dữ liệu đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển XH (biến động dân số, phát triển trình độ học vấn,
nghề nghiệp, thu thập, tôn giáo,...)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×