Họ tên: TRẦN NGỌC KIỀU DIỄM
Lớp: GIÁO DỤC MẦM NON E Khóa: K46
Trường TTSP1: Trường MẦM NON ANH ĐÀO
BÀI TẬP THỰC HÀNH TÂM LÝ HỌC MẦM NON
*Sự phát triển hoạt động nhận cảm của trẻ mẫu giáo :
- Tuổi mẫu giáo là thời kì phát triển mạnh mẽ hoạt động nhậ cảm, sự định hướng của trẻ
vào các thuộc tính và quan hệ bên ngoài của sự vật và hiện tượng, vào thời gian và không
gian ngày càng tốt hơn. Những thuộc tính về màu sắc, hình dạng, âm thanh , độ lớn, sức
nặng , nhiệt độ...được trẻ tiếp nhận ngày càng chính xác hơn giúp cho việc định hớng vào
thế giới xung quanh thuận lợi hơn.
*Sự định hướng vào thuộc tính của đối tượng:
Ở tuổi ấu nhi trẻ đã có những hành động tri giác nhưng những hành động này còn sơ lược
và còn lung tung, chưa giúp trẻ tri giác chi tiết các thuộc tính phức tạp của đối tượng
nhằm hình thành dạng hoạt động mới của trẻ như vẽ, nặn, xây dựng...Đến đầu tuổi mẫu
giáo, tình hình cũng khơng sáng sủa hơn.
Suốt thời kì mẫu giáo, hoạt động nhận cảm của trẻ được tiến bộ một cách đáng kể.
Ta có thể nhận rõ điều đó trong sự biến đổi các hành động nhậ cảm bằng sự quan sát trẻ
mẫu giáo qua các độ tuổi khác nhau khi chúng tìm hiểu, tiếp xúc với một đối tượng mới.
Đối với trẻ mẫu giáo bé, trước một đối tượng mới, để tìm hiểu nó, các em liền bắt tay
ngay vào hành động với đối tượng. Chúng khơng có ý định ngắm nghía hay xem xét đối
tượng đó. Nếu được hỏi đối tượng như thế nào, thì trẻ khơng trả lời được hoặc trả lời
khơng chính xác.
Đối tượng trẻ mẫu giáo nhỏ, các em đã bắt đầu xem xét, ngắm nghía đối tượng, nhưng trẻ
làm việc đó khơng theo một thứ tự nào và thường chuyển sang hành động với đối tượng
ngay. Khi cần mô tả lại bằng lời, trẻ chỉ nêu được những bộ phận hay dấu hiệu dễ thấy
mà khơng tìm được mối liên hệ giữa chúng với nhau.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, tình hình khá hơn nhiều. Trẻ bắt đầu khảo sát và mơ tả đối
tượng có trình tự tỉ mỉ hơn. Khi khảo sát, các em cầm đồ vật lên tay, xoay trở mọi phía,
ngắm nhìn, sờ mó cẩn thận và chú ý đến những đặc điểm nội bật nhất của nó. Phải đến 7
tuổi( mà cũng không phải ở tất cả mọi đứa trẻ) các em mới khảo sát đối tượng một cách
có kế hoạch và hệ thống hơn. Lúc này, chúng không cần cầm đồ vật lên tay nữa mà chỉ
cần tri giác bằng mắt thơi cũng có thể mơ tả được khá đầy đủ thuộc tính của đối tượng.
Từ quan sát trên, ta nhận thấy rằng đầu tuổi mẫu giáo trẻ chỉ nắm thuộc tính của đối
tượng chủ yếu bằng hành động thực tiễn với đối tượng chứ không phải bằng tri giác. Sau
đó, tri giác được kết hợp với hành động thực tiễn. Hai thành phần này tác động lẫn nhau,
hỗ trợ nhau tạo ra hành động nhận cảm của trẻ. Và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hành động
đó mới trở nên có tổ chức, có hiệu quả hơn, đủ để tạo ra một hình tượng tương đối đầy đủ
về đối tượng.
Như vậy, sự hoàn thiện hành động nhận cảm ở trẻ mẫu giáo dựa trên một quy luật tâm lí
quen thuộc, đó là sự biến đổi hành động định hướng bên ngồi thành các hành động tri
giác. Nói cách khác, hành động nhận cảm của trẻ em được hình thành theo cơ chế chuyển
vào trong (Từ hoạt động tâm lí).
Nhờ những hành động nhận cảm, trẻ có thể đối chiếu, so sánh thuộc tính của những đối
tượng mn hình mn vẻ để lĩnh hội các chuẩn nhận cảm mà loài người đã xây dựng
nên.
* Sự lĩnh hội các chuẩn nhận cảm:
Lĩnh hội các chuẩn nhận cảm là một biểu hiện của sự phát triển năng lực tri giác định
hướng của trẻ em vào các thuộc tính của sự vật.
Ở tuổi ấu nhi, trẻ đã tích lũy được một số biểu tượng nhất định về các thuộc tính của đối
tượng (về màu sắc, âm thanh, hình thù, độ lớn,...). Những biểu tượng đó đã bắt đầu giữ
vai trị như những mẫu mà trẻ dùng để so sánh các thuộc tính của đối tượng trong q
trình tri giác. Nhưng dù sao những mấu này cũng chỉ là kinh nghiệm cảm tính của bản
thân đứa trẻ, khác xa những chuẩn nhận cảm phổ biến được dùng trong xã hội. Đó là biểu
tượng do con người xây dựng nên về những dạng cơ bản của những thuộc tính và quan hệ
(màu sắc, hình dáng, độ lớn, âm thanh...). Khi nhận cảm về màu sắc, người ta lấy chuẩn
là màu quang phổ (đỏ, da cam, lục , lam, chàm , tím...)và trắng đen.
Trong tự nhiên có mn vàn màu sắc và hình dạng khác nhau, con người đã biết sắp xếp
chúng lại, quy chúng về một số dạng cơ bản. Điều này đã tạo cho mỗi người tri giác thế
giới xung quanh được thơng qua lăng kính kinh nghiệm xã hội. Như vậy, bất cứ màu gì
(Xanh nhạt, đỏ thẫm...) đều có thể quy về màu chuẩn trong quang phổ, bất cứ một hình
dáng nào cũng quy về một hình hình học nhất định.
Trẻ mẫu giáo bắt đầu lĩnh hội các chuẩn nhận cảm với những hình hình học, với các mẫu
trong quang phổ...trong nhiều hoạt động, đặc biệt là nặn, chắp ghép, xây dựng...
Nếu đứa trẻ lĩnh hội các chuẩn mực một cách chính xã thì hoạt động nhận cảm của nó sẽ
đạt hiệu quả cao, không bị nhầm lẫn giữa màu vàng với màu da cam, hay giữa da cam với
màu đỏ, vì trẻ chưa nắm được chính xác chuẩn các màu sắc, nhất là màu da cam. Trẻ mẫu
giáo lớn do nắm được các chuẩn màu tương đối đầy đủ nên phân biệt được giữa ba màu
vàng, đỏ, da cam có cháu còn phát hiện ra mối tương quan giữa ba màu đó. Tất nhiên
trong nhiều trường hợp, nếu khơng dạy về chuẩn màu sắc trong các hoạt động, đặc biệt là
hoạt động tạo hình, thì trẻ mẫu giáo lớn vẫn bị nhầm lẫn.
Trẻ thường lĩnh hội khó khăn các chuẩn về độ lớn của các vật vì chuẩn về độ lớn có mang
tính ước lượng, đó là thước đo do con người xác lập nên (mét, xen-ti-mét...) mà ở tuổi
mẫu giáo các em chưa thể học được. Tri giác về độ lớn ở trẻ mẫu giáo được hình thành
trên một cơ sở khác: Các em lĩnh hội biểu tượng về độ lớn trong quan hệ giữa các vật
bằng các từ “lớn” “nhỏ”, “lớn hơn”, “lớn nhất”, “nhỏ nhất”...
Giới thiệu một cách tuần tự với trẻ em về các chuẩn nhận cảm khác nhau và hệ thống hoa
chúng lại là một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc phát triển khả năng nhận cảm của
trẻ mẫu giáo. Cơ của việc ngồi giới thiệu này là tổ chức hành động của trẻ nhầm khảo sát
ghi nhớ những dạng cơ bản của các thuộc tính (tức là các chuẩn nhận cảm) qua các hoạt
động vẽ, nặn, xây dựng, múa, hát...
Giới thiệu các chuẩn nhạn cảm với trẻ em cịn có ý nghĩa là tổ chức cho trẻ ghi nhớ
những từ biểu thị các chuẩn nhận cảm, giúp trẻ có thể vận dụng những chuẩn đó vào hoạt
động thực tiễn có ý thức hơn, chính xác hơn. Nhưng tình hình này chỉ xảy ra trong trường
hợp tên gọi các chuẩn nhận cảm được đưa ra trên cơ sở các hành động của bản thân đứa
trẻ nhằm khảo sát và áp dụng các chuẩn tương ứng.
Việc giới thiệu chuẩn nhận cảm với trẻ mẫu giáo ngày càng được phức tạp dần lên; các
chuẩn trở nên tinh tế hơn. Chẳng hạn các màu cơ bản hay các hình cơ bản ngày một nhiều
hơn( từ 3 màu xanh, đỏ, vàng lên 7 màu của quang phổ ; từ 3 hình trịn, vng, tam giác
lên nhiều hình khác như hình chữ nhật, hình thang, hình bầu dục...)
Điều quan trọng hơn là giới thiệu cho trẻ biết nhữngbieens thể của chuẩn tính trong tính
đa dạng, mn màu mn vẻ của nó. Chẳng hạn, đối với hình tam giác, trẻ có thể tiếp xúc
nhiều biến thể của nó, từ những dạng đặc biệt như tam giác đều, tam giác cân, tam giác
vng và cịn biết bao nhiêu hình tam giác thường khác...
Hoặc đối với màu đỏ, trẻ cịn có thể biết rất nhiều biến thể của nó từ màu đỏ cờ (được coi
là chuẩn) đến màu đỏ thắm, đỏ thẫm, rồi nhjat dần đến hồng, màu phớt hồng...
Giới thiệu với trẻ nhiều biến thể trong tính đa dạng của chúng sẽ giúp trẻ có được một cái
nhìn linh hoạt, từ nhiều góc độ khác nhau của sự vật, tạo điều kiện cho trẻ có cách nghĩ,
cách làm khơng bị khô cứng, rập khuôn theo mẫu định sẵn.
A. Khả năng tri giác màu sắc của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trường mầm non anh đào
I. Đặc điểm tình hình
- Lớp: chồi 2 (4 – 5 tuổi)
- Sĩ số: 35 ( nam:18 , nữ: 17)
- Số lượng trẻ được tìm hiểu khả năng tri giác: 10 bé
STT
HỌ VÀ TÊN
GIỚI TÍNH
GHI CHÚ
1
Hiếu
Nữ
II. C
2
Ngọc Hân
Nữ
ách
3
Quốc Khang
Nam
4
Thiên Tuệ
Nữ
5
Khả My
Nữ
6
Nghĩa
Nam
7
Thiên Ngọc
Nữ
8
Đinh Anh
Nam
9
Thiên Ân
Nam
10
Gia Hưng
Nam
thức tiến hành
1. Chuẩn bị
- Một tấm bìa cứng hình chữ nhật vẽ hoặc dán sẵn những hình trịn màu: đỏ, cam,
vàng, xanh dương, xanh lá, tím, trắng, đen, hồng.
- Những hình trịn bằng bìa cứng cắt rời tương ứng với số màu như trên, mỗi màu
cắt 1 hình.
- Phiếu ghi chép – mỗi trẻ một phiếu để ghi kết quả quan sát, trên phiếu ghi tên,
độ tuổi (lớp).
2. Tiến hành
- Chọn ngẫu nhiên: 10 trẻ bất kì
- Tiến hành thực nghiệm độc lập từng trẻ sao cho lúc thực nghiệm các trẻ được
chọn khơng nhìn thấy nhau
- Lần 1:
+ Đưa cho trẻ tấm bìa cứng, chỉ từng màu và yêu cầu trẻ gọi tên màu được chỉ
đó.
+ Ghi kết quả lên phiếu của từng trẻ
- Lần 2:
+ Đưa cho trẻ từng hình trịn rời, đề nghị trẻ đặt đúng vị trí của màu trên tấm bìa
+ Ghi kết quả lên phiếu của từng trẻ
3. Kết quả
1.1. Trẻ chỉ màu
ST
T
Họ Tên
Giới
tính
Đỏ
Vàng
Cam
Hồng
Xanh
lá
Xanh
dương
Tím Trắng
Đen
1
Hiếu
Nữ
2
Ngọc Hân
Nữ
3
Quốc Khang
Nam
4
Thiên Tuệ
Nữ
5
Khả My
Nữ
6
Nghĩa
Nam
7 Thiên Ngọc Nữ
8 Đinh Anh
Nam
9 Thiên Ân
Nam
10 Gia Hưng
Nam
TỔNG SỐ TRẺ CHỌN
ĐÚNG
10/10
10/10 8/10 8/10
10/10
7/10
6/10 10/10 10/10
* Nhận xét:
- Từ bảng kết quả trên cho thấy, trẻ đã nhận biết được các màu sắc cơ bản. Tuy
nhiên có vài bé vẫn cịn nhầm lẫn màu đỏ với cam, hoặc cam với hồng, xanh lá với xanh
dương,... ngoài ra một vài trẻ đã nắm được tương đối chắc chắn các màu sắc, không nhầm
lẫn giữa các màu có sắc độ giống nhau, ở cùng một độ tuổi, khả năng nhận biết màu sắc ở
mỗi trẻ vẫn có sự khác nhau, những trẻ hăng say, năng động trong giờ học, giao tiếp
nhiều với ba mẹ, cô giáo như Hiếu, Quốc Khang, Thiên Tuệ, Nghĩa, Thiên Ngọc, Thiên
Ân, Gia Hưng khả năng nhận biết màu sắc của các trẻ tương đối chính xác, những trẻ có
khả năng nhận biết màu sắc chậm như Khả My, Ngọc Hân, Đinh Anh thì nhận biết màu
sắc cịn hạn chế, lẫn lộn màu này với màu khác.
3.2Trẻ đặt đúng
1
2
3
4
Hiếu
Ngọc Hân
Quốc Khang
Thiên Tuệ
Giới
tính
Nữ
Nữ
Nam
Nữ
5
Khả My
Nữ
6
7
8
Nghĩa
Thiên Ngọc
Đinh Anh
9
Thiên Ân
Nam
Nữ
Nam
Nam
STT
Họ tên
Đỏ
Vàng Cam Hồng
Xanh Xanh
lá
dương
Tím
Trắng
Đe
n
10
Gia Hưng
Nam
TỔNG SỐ TRẺ CHỌN
10/10 10/10 7/10 8/10
ĐÚNG
10/10 6/10
6/10
10/10
10/10
* Nhận xét:
Các trẻ đều đặt đúng màu tương ứng, tuy nhiên, trong quá trình đặt màu, trẻ vẫn
phân vân, lưỡng lự giữa các màu sắc có cùng sắc độ. Việc đặt màu tương ứng tạo cảm
giác như một trị chơi giúp trẻ hứng thú trong việc hồn thành bảng màu mà cô chuẩn bị.
* Nhận xét so sánh
Lần 1
Lần 2
Đỏ
Vàng
Cam
Hồng
10/10
10/10
10/10
10/10
8/10
7/10
8/10
8/10
Xanh
lá
10/10
10/10
Xanh
dương
7/10
6/10
Tím
Trắng
Đen
6/10
6/10
10/10
10/10
10/10
10/10
Từ bảng thống kê trên cho thấy, tuy chưa gọi tên được tất cả các màu nhưng trẻ có
thể đặt đúng vị trí màu tương ứng thơng qua thị giác, trẻ quan sát và đặt theo, phối hợp
các giác quan với nhau( tay và mắt).
B. Một số biện pháp phát triển/ rèn luyện khả năng tri giác của trẻ
- Dạy trẻ các màu cơ bản(đỏ, xanh dương, vàng) rồi đến các màu phụ(xanh lá, da
cam, tím,...)
- Thường xun tổ chức các trị chơi để giúp trẻ ghi nhớ các màu sắc .
- Cho trẻ học vẽ và tô màu để trẻ tiếp xúc nhiều với màu sắc hơn.
- Tổ chức các trò chơi giúp trẻ phân biệt các màu có sắc độ giống nhau.
- Củng cố trí nhớ của bé đối với màu sắc: hỏi trẻ quần áo hơm nay mặc màu gì, dép
màu gì, cây có lá màu gì, bầu trời màu gì,...
- Nhắc đến màu sắc mỗi ngày trong sinh hoạt và học tập.