Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.92 KB, 66 trang )

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
I. KHÁI LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI.
1. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT
VỀ SỰ PHÂN KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ.
Triết học Ấn Độ ra đời trên cơ sở của một nền văn minh cổ nhất của
loài người, những truyền thống hàng ngàn năm của nó bắt nguồn từ thế kỷ
XV TCN - X SCN vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Có thể chia Lịch sử
các học thuyết Ấn Độ thành bốn thời kỳ:
- Thời kỳ Vệđà (XV TCN - VII TCN).
- Thời kỳ cổ điển hay còn gọi là thời kỳ Phật giáo - Balamôn (VI TCN
đến thế kỷ X SCN).
- Thời kỳ sau cổ điển (X - XVIII).
- Triết học Ấn Độ cận đại và hiện đại.
Cũng có quan niệm triết học Ấn Độ cổ-trung đại là phát triển trong
khoảng từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ XV SCN.
1.1 - Thời kỳ văn hóa Veda (XV -VII TCN):
Veda bắt nguồn từ căn tự “vid” có nghĩa đen là “hiểu biết”, “tri thức”.
Veda cũng được dùng chung với ý nghĩa là “kinh thánh”. Đối với các trường
phái chính thống Veda là những tri thức cao cả, thiêng liêng. Trong cụ thể,
Veda là một khối lượng các tác phẩm văn học được sáng tác trong khoảng
thời gian trên dưới 2000 năm, không đồng nhất về nội dung và văn phong.
Cùng với sự hình thành chế độ chiếm hữu nô lệ, từ thế kỷ X TCN Thánh kinh
Vêda là triết lý tôn giáo đa thần, mà bộ phận mang tính triết học nhiều nhất là
Upansát. Đạo Bàlamôn dựa trên triết lý của Upanisát và chế độ phân biệt
đẳng cấp nghiệt ngã của Ấn Độ cổ, là tôn giáo thờ một thần: Tinh thần tối
cao, toàn năng, tuyệt đối, sáng tạo ra tất cả và chi phối tất cả - Thần Brahman.
Đây là hình thức ban đầu của đạo Hinđu và ảnh hưởng lớn đến thế giới quan
triết học Ấn Độ cổ đại.
Kinh Veda là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ và cũng là cổ nhất của loài
người. Nó được soạn từ thế kỷ XII đến thế kỷ V TCN. Người ta cho rằng, về


nguồn gốc thần học, kinh Veda là những chân lý do Thượng đế mặc khải cho
loài người ở đầu mỗi chu kỳ của vũ trụ (Mỗi chu kỳ là 4320 triệu năm).
Những chân lý ấy tự tồn tại, tuyệt đối và tiên thiên siêu thời gian. Con người
1

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
chỉ nhận thức được nó bằng trực giác. Người thấu thị được nó phải có một
quá trình tu luyện, chiêm nghiệm nội tâm lâu dài cả về hành động lẫn tri thức.
Về lịch sử nó không là tác phẩm của một người, mà là sự tổng hợp, thu lượm
tất cả những câu ca dao, vịnh phú, tư tưởng, quan niệm, tập tục lễ nghi của
nhiều bộ lạc người Aryan ở nhiều địa phương thuộc sông Inđus, Gangơ và
chân núi Hymalaya. Từ thế kỷ X đến thế kỷ VIII TCN nó mới được sưu tập,
biên chép thành sách bằng tiếng Phạn cổ.
Thời tiền Veda có 4 tập. Bộ phận sớm nhất của Veda là những khúc hát
tụng ca truyền miệng của dân du mục Arya, những khúc hát này được truyền
qua ký ức và truyền miệng, nó chỉ được in thành sách từ thế kỷ XIV là Rig-
Veda. Sau đó là Sama-Veda, Yajur-Veda, Atharva-Veda.
+ Rig-veda: Rig có nghĩa là tán ca. Đây là bộ phận cổ nhất nó có
1028 khúc hát với 10552 khổ, nó ra đời vào khoảng thế kỷ XXV - XX TCN,
được phổ biến ở Ấn Độ vào thế kỷ XV TCN. Những khúc ca ở đây dùng để
cầu nguyện, chúc tụng công đức các thần thánh. Hai vị thánh được nhắc đến
nhiều nhất là thần Sấm Indra và thần Lửa Agni. Bộ kinh này chuyên dùng cho
các bậc Khuyến thỉnh sư (Hotri).
Rig-veda không có tư duy triết học mà chỉ nêu lên những nguyện vọng
hàng ngày của nhân dân như thức ăn, gia súc, mưa, an cư, mạnh khỏe, nhiều
con cái. Tuy vậy, các nhà triết học về sau thường cố gắng trích dẫn Rig-veda
để chứng minh nó có ảnh hưởng đến quan điểm triết học, xác nhận quyền uy
của Rig-veda với học thuyết của mình. Thật ra việc làm này là miễn cưỡng và
vô nghĩa.
+ Sama-Veda còn gọi là ca vịnh Veda: Là tuyển tập các đoạn

trích của Rig-veda, gồm 1549 bài. Nó là những câu hát dành cho các tư tế
(udgtri) trong tiến trình nghi lễ. Trong lễ hiến tế người ta đồng thanh hát ngân
nga những bài ca có vần dài tới 9 giây và thường kết thúc bằng từ UM (ôm)
huyền bí. Nó chuyên dùng cho các bậc Ca vịnh sư (Udgrat). Nó còn được coi
như những quyết định về luật lệ cho sinh hoạt thị tộc. Chính điểm này, làm
Ấn Độ trở nên một quốc gia khó cách tân về phong tục, tập quán. Bởi vì, nếu
cách tân là phạm lời dạy của thánh.
+ Yajur-Veda gọi là Tế tự Veda. Nó là sự tập hợp những công
thức khấn bái dùng trong lễ nghi hiến tế. Đây là bộ kinh dành cho Hành lễ sư
(Adhvaryu). Bộ này gồm 2 bộ (Đen: Krispa và Trắng: Sukla). Bộ Trắng chỉ
2

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
có các thần chú và các công thức sử dụng cho các nghi lễ. Bộ Đen là những ý
kiến về nghi lễ và thảo luận những ý kiến đó.
Thần chú trong Yajur-Veda bao gồm cả thơ và văn xuôi mang tính
công thức khấn bái dùng trong nghi lễ hiến tế. Các công thức này thường
không có nghĩa. Nếu có thì là sự vô lý hỗn loạn nên được coi là có sức mạnh
ma thuật.
Các hành lễ sư phải thuộc lòng các công thức trong thánh kinh này.
Thánh kinh này dạy những thể thức hành lễ, cúng bái, cách bày các loại tế
khí, các đồ lễ lên bàn thờ và cách dâng đồ lễ khi cúng tế.
+ Atharva-Veda là tập các thần chú ma thuật dùng cho các sự
khẩn cầu khác nhau, tách riêng với ba bộ kinh trên. Nó gồm 731 bài văn vần
là những lời khấn bái mang tính bùa chúa, phù phép, ma thuật nhằm đem lại
những điều tốt lành cho bản thân và người thân, gây tai họa cho kẻ thù.
Atharva-Veda buổi sơ khai của đạo Balamôn được coi là thánh kinh quan
trọng nhất. Về sau, Rig-Veda thay thế vị trí của nó, nó dược xếp xuống hàng
thứ tư trong thánh kinh Veda chuyên dùng cho giới thầy pháp, thầy tu.
Trên cơ sở của thánh kinh Veda, đặc biệt là Rig-veda, Veda giáo đã

hình thành, đây là hình thức tôn giáo cổ nhất của Ấn Độ. Tôn giáo này thờ
cúng thiên nhiên với các vị thần tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên đa
dạng, huyền diệu biểu hiện những tín ngưỡng, phù phép, lễ nghi, truyền
thuyết của thổ dân Dravidian mà chủ yếu là những tộc người Arian hệ Ấn-Âu.
Tôn giáo này tin và giải thích rằng trong vũ trụ đồng thời tồn tại ba lực lượng
liên quan nhau là Thần linh, Con người và Ac quỷ tương ứng với ba thế giới
của vũ trụ là Thiên giới, Trần thế và Địa ngục. Thần linh trong Veda ngụ khắp
ba cõi của vũ trụ. Thần linh rất phong phú đa dạng và chia nhau chi phối mọi
hoạt động của vũ trụ theo nguyên lý Rita (nghĩa đen là chân xác, thích hợp, là
trật tự vận hành của vũ trụ vạn vật). Theo họ, hiện thân của Thượng đế toàn
năng là Trời hay thiên giới (Dyaus), không giới hạn, chứa đựng toàn vũ trụ.
Cùng với Trời là cha, là khí dương, là tinh thần có Aditi là mẹ, là khí âm, là
vật chất (vô tận). Do nguyên lý âm dương, Trời cha Đất mẹ giao hợp mà sinh
ra, nuôi dưỡng, điều hành toàn bộ vạn vật trong vũ trụ. Thần cai quản trần thế
là thần lửa Agni, thần cai quản không trung là thần gió Vâyu, thần cai quản
thiên giới là thần mặt trời Surya. Đây là ba vị thần tối cao trong thánh kinh
Veda. Ngoài ra Veda còn nhắc nhiều đến thần sấm sét Indra. Người Ấn Độ cổ
3

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
còn tôn thờ thần mặt trăng Mosa, thần mưa Parjanya, thần không trung công
lý Varuna, thần điều khiển trật tự Rita, thần nước Apas, thần bão Rudra, thần
rạng đông Ushas, thần hoàng hôn Apasra, thần hạn hán Vittra, thần trí thức
Samjnâ, thần ánh sáng Prabhâ, thần bóng tối Châyâ, thần tài sản Kubera, thần
chiến tranh Kârtikuya v.v
Trong kinh Veda còn đưa ra quan niệm về sự sản sinh ra chư thần, vạn
vật, muôn loài từ một đấng nguyên nhân đầu tiên và duy nhất Purusha. Vị
thần này có ngàn đầu, ngàn tay, ngàn mắt, ngàn chân phân ra khắp vũ trụ bao
la. Từ miệng Ngài sinh ra dòng họ Balamôn, từ đùi Ngài sinh ra thứ dân
Vaishya và từ bàn chan của Ngài sinh ra bầy nô lệ Shudra, từ tâm trạng Ngài

sinh ra thần mặt trăng Mosa, từ mắt Ngài sinh ra mặt trời Pusan hay Surya, từ
miệng Ngài cũng sinh ra thần sấm sét Indra, thần lửa Agni, bằng hơi thở của
mình Ngài sinh ra cõi Trời, chân làm cõi Đất, Tay làm bốn phương trời đất.
Mỗi bộ kinh trên, đều có những quyển chủ yếu và những quyển không
chủ yếu. Loại chủ yếu gọi là Samhita. Những quyển kinh thuộc Samhita gọi là
thánh kinh Veda. Những thánh kinh căn bản, trọng yếu, thông dụng Samhita
có ba loại: Tế nghi thư (Brahmana), Sâm lâm thư (Aranyaka), Áo nghĩa thư
(Upanishad) quen gọi là các bộ kinh Hậu Veda. Thời Hậu Veda gồm 3 bộ:
Brahmana-Veda, Aranyaka-Veda, Upanisát.
+ Brahmana-Veda (Tế nghi thư) là kinh Balamôn. Bộ này nói về
nghi lễ tế tự (có sách nói là nó bàn về cách thức hiến tế). Tức, nó ghi chép, chỉ
dẫn cách thức và quy định lễ nghi tế tự. Bộ này thường dùng cho những người
có chức sắc cao cấp gần như những giáo chủ, tăng lữ Balamôn. Khi các cao
tăng hành lễ với thánh kinh Brahmana thì được coi là sự thực hành những bí
quyết, phù phép với những thần chú mầu nhiệm có thể sai khiến thần linh.
Theo thánh kinh Brhmanna, các đồ khí tế và lễ vật cũng có năng lực tự
nhiên mạnh mẽ, vô hình, mầu nhiệm có thể chuyển lay được ý muốn, hành
động của thần linh. Bởi thế, với tấm lòng thành thanh khiết, tế lễ đúng phép,
bày đồ tế lễ và dâng lễ vật đúng ý thần linh sẽ được thần linh chấp nhận lễ và
ban ân huệ đúng như cầu nguyện. Tất cả những linh nghiệm, ứng báo đó đều
do nguyên lý tối cao mà ra.
Dưới cái vỏ thần bí, đầy ắp các yếu tố thần thoại - tôn giáo, kinh
Brahmanna cũng chỉ ra cách lý giải căn nguyên và quá trình hình thành vũ
trụ: Đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Vạn vật sinh, diệt, nóng,
4

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
lạnh đều do âm - dương, đực - cái giao hợp trong không gian, thời gian mà
tồn tại mãi mãi. Căn nguyên của sự tồn tại mãi mãi này đều được quy về
“nguyên lý chủ đề tối cao” - Thần Brahman. Tưởng rằng nhất thần nhưng trên

thực tế họ tôn sùng ba vị thần đại diện cho một lực lượng tối cao, trừu tương,
khái quát chi phối sự hình thành, tồn tại, biến đổi của vạn vật trong vũ trụ. Ba
vị thần ba xu hướng, nhưng chỉ là sự thể hiện của một quá trình thống nhất
của vũ trụ: Thần sáng tạo Brahma, thần hủy diệt Shiva còn gọi là Tamas, thần
bảo vệ Vishnu còn gọi là thần Sattava (thuần khiết, tính tĩnh).
Khi bàn về con người, kinh Brahmanna cho rằng, giữa mỗi kiếp người
luôn có cái duyên ràng buộc. Càng tu nhân, tích đức, làm nhiều điều thiện thì
càng tạo ra nhiều những nhân duyên tốt của hạnh phúc, cực lạc cho kiếp sau.
Điều đó chỉ có thể thực hiện và đạt được hiệu quả ứng nghiệm hiện tại nếu
con người kính cẩn, tôn sùng, siêng năng khấn bái, chiêm nghiệm sự linh báo
ở thần linh.
+ Aranyaka-Veda là sự kế tiếp sự phát triển của Brahmanna. Nó
có tên gọi là “Kinh rừng” (Sâm lâm thư). Tập này tính triết học còn rất ít. Nó
chủ yếu giải thích ý nghĩa huyền bí, bí truyền của những lễ nghi và phát hiện
những ý nghĩa triết lý cao siêu. Muốn được bí truyền các tăng đồ phải vào sâu
trong rừng, núi rậm, u tịch, vắng lặng và đem hết tâm trí ra mà suy tư trong
nhiều năm. Những cao tăng thấu đạt nghĩa lý siêu hình, uyên thâm của thánh
kinh Vêđa được tôn trọng ngang gần giới Balamôn.
+ Upanishad là tập muộn nhất và có nhiều tri thức triết học hơn
cả. Nó là những lời bình giải tôn giáo - triết học về các lẽ thiết yếu và ý nghĩa
của từng cuộc tế lễ, về những lẽ huyền bí sâu kín trong các kinh cầu nguyện,
các bài thần chú và về những điều chủ yếu trong các bài thần chú. Upanishad
nghĩa là tư tưởng bí mật, là ngồi xung quanh ai đó để trao đổi riêng. Nó có 18
tập với 200 bài kinh, được biên soạn qua những niên đại khác nhau từ thế kỷ
X đến thế kỷ VI TCN. Trong đó có các bộ kinh quan trọng như: Brithda
âranyaka, Chândogya, Isha, Katha
Nội dung Upanishad là sự giải phóng tư duy người Ấn Độ cổ, nó biểu
hiện những tinh thần mới: Giải phóng tư duy tư biện khỏi ma thuật. Mặc dù
ngây thơ đơn giản, vẫn có những ảnh hưởng của tư biện về nghi lễ, nhưng
Upanishad đã đặt ra và trả lời được câu hỏi triết học: Cái gì là nguyên nhân?

Brahman là gì? Nguyên nhân của sự xuất hiện con người như thế nào? Nó lý
5

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
giải những vấn đề tối cao, mục đích tối cao của kinh Vêda nên nó còn được
gọi là kinh Vêdanta (Anta tiếng Phạn có nghĩa là kết thúc, hoàn tất, mục
đích).
Upanishad chia nhận thức của con người thành hai trình độ: Hạ trí
(apara - viday) và Thượng trí (para - viday). Hạ trí là tri thức phản ánh những
sự vật, hiện tượng cụ thể, riêng lẻ có hình tướng, danh sắc, phong phú, đa
dạng, hiện thực. Ngay cả việc nhận thức kinh Vêda cũng được xếp vào nhận
thức hạ trí. Thượng trí là trình độ nhận thức vượt qua tất cả thế giới hữu hình,
có hạn thường xuyên biến đổi từ hình thức tồn tại này sang hình thức tồn tại
khác, để nhận thức một thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt (akasara), thường
hằng, vô hình ẩn dấu đằng sau tất cả những cụ thể, hữu hình, hữu hạn. Nó
sáng tạo và chi phối tất cả thế giới hiện tượng ấy.
Theo Upanishad, hạ trí là phương tiện cần thiết để hiểu biết thượng trí.
Thượng trí là mục đích tối cao của nhận thức. Khi có hiểu biết thượng trí sẽ
đưa con người tới giải thoát. Cái thực tại tối cao căn nguyên của sáng tạo mà
chỉ thượng trí mới nhận thức được ấy, theo Upanishad là bản chất nội tại của
vũ trụ và muôn vật, nó ở ngoài tất cả mọi giới hạn của không gian, thời gian
và nhân quả. Đó là “tinh thần vũ trụ tối cao”, là “thượng đế”, là thần
Brahman.
Theo Upanishad, Brahman là thực tại tuyệt đối, tinh khiết, hằng cửu,
toàn thiện; là tinh thần vũ trụ đại đồng, là nguyên lý sáng tạo nên toàn vũ trụ;
là thực thể duy nhất, trước nhất, tuyệt đối, vĩnh viễn, chung nhất, phổ biến
nhất ẩn sau toàn bộ thế giới hữu hình. Brahman biểu hiện trong con người là
Atman (linh hồn), sự sống của con người. Atman đồng nhất với Brahman nên
Atman cũng tồn tại vĩnh viễn, tuyệt đối, bất diệt. Do ý chí, ham muốn, dục
vọng mà gây ra những hậu quả đau khổ cho linh hồn và thể xác (nghiệp báo -

Karma) ở kiếp này và cả kiếp sau (luân hồi - Samshara). Vậy, chỉ bằng tu
luyện để Atman đồng nhất với Brahman thì con người mới được giải thoát
khỏi luân hồi, nghiệp báo.
Upanishad không là công trình của một người mà là kết quả của sự tư
biện hình thành qua nhiều thế hệ. Với nội dung phong phú, đa dạng,
Upanishad trở thành nguồn gốc lý luận cho tất cả các trường phái triết học
duy tâm và tôn giáo của Ấn Độ sau này, đặc biệt là đối với đạo Balamôn và
Hindu.
6

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận, thậm chí trái ngược nhau khi
cho rằng Upanisadd là cơ sở của những quan điểm khác nhau của các trường
phái triết học khác nhau. Chẳng hạn: Vedanta chỉ dựa vào Upanishad, nó
không nghi ngờ Sama-veda và Brahmanna-veda nhưng đã lờ đi. Mimansa cố
đưa những chứng cớ phức tạp để chứng minh Upanishad là đúng, là vĩnh
hằng nhưng trên thực tế nó ủng hộ những quan điểm triết học mà Upanishad
chống lại. Cái say mê của Mimansa là nghi lễ, là những điều cấm kỵ. Điều
này đúng ở Yajur-veda và Brahmanna-veda chứ không thể là của Rig-veda và
Upanishad. Tuy vậy, triết lý Veda và Upanishad cùng với đạo Balamôn là hệ
tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần người Ấn Độ cổ đại. Uy thế của nó
mạnh đến mức nó được mệnh danh là tư tưởng triết học chính thống của Ấn
cổ. Tất cả những trào lưu vô thần, duy vật, chống lại uy thế của nó đều bị coi
là tà giáo, là không chính thống.
2- MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ TRUNG - ĐẠI
CƠ BẢN
2.1. MIMANSA
Kinh điển đầu tiên của Mimansa là mimansa-sutra, bao gồm 2500 châm
ngôn được coi là của Jaimini. Đến nay khó xác định được niên đại của kinh
điển này và cả về lịch sử của Jaimini, người ta chỉ dự đoán nó ra đời khoảng

thế kỷ IV TCN. Nội dung cơ bản của Mimansa gồm:
+ Không thừa nhận sự tồn tại của thần, vì theo họ thần không cảm giác
được.
+ Về nhận thức, họ đề cao nhận thức cảm tính nhất là cảm giác. Ví dụ,
họ quan niệm người thợ gốm là nguyên nhân của cái bình, thì thượng đế
không là nguyên nhân nữa, do đó không có cơ sở nào để nói thượng đế là
nguyên nhân của mọi vật.
+ Họ cũng cho rằng, thượng đế không nhận thức được sự hướng dẫn
“tập hợp các phẩm chất”. Bởi lẽ, mọi nhận thức phải nảy sinh thông qua tiếp
xúc với thân thể, trong khi đó thượng đế không có thân thể. Giả sử có thân thể
đi nữa thì thượng đế cũng không hướng dẫn được “tập hợp các phẩm chất”, vì
7

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
muốn hướng dẫn thì phải có mối liên hệ giữa thượng đế với sự hướng dẫn
“tập hợp các phẩm chất”, mối liên hệ này chỉ có được giữa hai thực thể;
nhưng sự hướng dẫn “tập hợp các phẩm chất” chỉ là thuộc tính chứ không là
thực thể nên thượng đế không tiếp xúc được với “tập hợp các phẩm chất”.
+ Bác bỏ sự tồn tại của thượng đê, của thần, nhưng trên thực tế không
phản đối thần linh. Thần linh được họ coi như một tên, hay âm thanh cần
thiết cho các câu thần chú của nghi lễ. Như vậy là họ chấp nhận những hành
động ma thuật. Tức họ là hữu thần.
Tóm lại, Mimànsa sơ kỳ không chỉ chống lại duy tâm mà còn chống cả
hữu thần. Họ là những nhà duy cảm khách quan vì đã cho rằng: Nếu đặt tấm
vải trước mặt thì người ta cảm nhận được đó là tấm vải chứ không phải là
bình gốm. Tức đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới sự vật hiện
tượng có trước, ngoài ý thức, không phải là ý thức. Nhưng thời hậu kỳ
Mimànsa thừa nhận sự tồn tại vĩnh viễn của thế giới vật chất là do nguyên tử
tạo thành và những nguyên tử này do luật Karma điều khiển, ở đây họ thể
hiện lập trường duy tâm. Mặt khác họ cũng thừa nhận tất cả những nghi lễ với

những hiệu quả của nó là tồn tại, là có nghĩa, mà trong nghi lễ là sự chấp nhận
thần chú với những hành động ma thuật thì họ là hữu thần.
2.2. TRIẾT HỌC SAMKHYA (số luận).
Kinh điển của trường phái này cho đến nay chỉ còn hai tập là
Samkhuya-sutra của Kapila và Samkhuya-Karika của Isvarakrsna. Truyền
thuyết cho rằng, người sáng lập trường phái này là Kapila. Tiểu sử của Kapila
đến nay vẫn chưa rõ. Hiện nhiều học giả cho rằng trường phái này xuất hiện
khoảng thế kỷ VII TCN, có ảnh hưởng rất lớn ở Ấn Độ.
Nội dung triết học nhìn một cách khái quát là nhị nguyên luận. Nhưng
thời sơ kỳ họ là duy vật có tính biện chứng vô thần:
+ Những người Samkhuya gạt bỏ Brahman “tinh thần vũ trụ” và
phủ nhận tồn tại của thần. Họ đưa ra học thuyết “tồn tại của kết quả trong
nguyên nhân” (Satikaryavada) trước khi đưa ra học thuyết “sự chuyển hóa
thực tế của nguyên nhân trong kết quả” (parinama - vada). Họ cho rằng trồng
gì được nấy, từ tính chất của kết quả ta tìm được chìa khóa để đi vào tính chất
của nguyên nhân.
+ Samkhuya theo tiếng Ấn cổ là số, đếm. Người Trung Quốc
dịch là số luận. Thời sơ kỳ Samkhuya cho rằng thế giới là thế giới vật chất,
8

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
nguyên nhân của thế giới vì thế cũng là vật chất. Dạng vật chất đầu tiên của
thế giới là prakrikiti (hay pradhana). Theo họ prakrikiti là tinh tế, tiềm ẩn
không thể cảm giác trực tiếp, nó không hành, không khu biệt, không giới hạn
(họ gần tới quan niệm vật chất vô cùng, vô tận) nhưng tính vật chất là rõ ràng.
+ Prakrikiti ở trạng thái aryakta (không biểu hiện) thì nó cân
bằng, ổn định. Sự phá hoại cân bằng là điểm xuất phát của tiến hóa thế giới.
Sự phát triển của thế giới đi từ không biểu hiện đến biểu hiện. Họ cũng cho
rằng, vật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng yên, mà luôn biến dị từ dạng
này sang dạng khác (Họ có tư tưởng vật chất vận động không ngừng - tư

tưởng biện chứng).
+ Theo họ, chính sự vận động biến dị không ngừng của Prakriti
trong không gian - thời gian mà dẫn đến sự phong phú đa dạng của tự nhiên.
Mọi vật thể, theo họ bao giờ cũng là thể thống nhất không ổn định của 3 yếu
tố: Trí tuệ, trí năng (Sativa) với các thuộc tính nhẹ, sáng, tươi vui. Năng
lượng (Rajas) với những thuộc tính động, kích thích. Khối lượng, quán tính
(Tamas) với những thuộc tính nặng, khó khăn. Cả ba yếu tố này ở Prakrikiti là
cân bằng, ổn định. Ở đây, họ rơi vào siêu hình vì đã quy vận động của vật
chất về một số thuộc tính vận động cụ thể.
Chính những quan điểm trên, mà Samkhya được coi là học thuyết đối
lập với Vedanta. Bởi lẽ, Samkhya đã coi vật chất là nguyên nhân đầu tiên, vật
chất phi ý thức là nguyên nhân đầu tiên của thế giới, trong khi đó Vedanta coi
Brahman, ý thức là nguyên nhân đầu tiên của thế giới.
Thời hậu kỳ, trong Samkhya-karika đã thừa nhận thêm một nguyên thể
khác của thế giới là linh hồn “Purusa”. Purusa không là thượng đế, không là
tinh thần thế giới mà là nguyên lý tinh thần phổ quát, bất biến, vĩnh hằng. Tự
Purusa không làm được gì nhưng Purusa truyền sinh khí, truyền khả năng
biến hóa của nó vào Prakrikiti làm cho các yếu tố của nó hoạt động phá vỡ
thế cân bằng. Như vậy, họ cho rằng chính mối quan hệ giữa Purusa và
Prakrikiti quyết định sự bắt đầu tiến hóa của thế giới. Ở đây, họ đã chấp nhận
một cú hích ban đầu của linh hồn (truyền sinh khí ) cho vũ trụ vận động,
cũng như họ đã thừa nhận tính quyết định của Purusa trong sự vận động của
vũ trụ vậy họ là duy tâm.
Khi bàn về con người, Sam khuya cho rằng “mục đích tối hậu của con
người là diệt đau khổ”, trong diệt đau khổ theo họ mọi phương diện vật chất
9

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
đều không thích hợp. Muốn diệt được khổ phải đạt được sự hiểu biết trực giác
cao nhất về linh hồn và tâm lý của con người. Họ là những nhà giải thoát

luận.
2.3. TRIẾT HỌC NYAYA - VAISÊSIKA
Ngay từ đầu hai hệ thống này có liên quan nhau và về sau hòa vào nhau
làm một nên gọi chung là Nyaya-Vaisesika.
Kinh điển cơ bản là Nyaya-sutra của Gauxtama với các nội dung bàn về
nguyên tử luận, lôgic học và lý luận nhận thức. Vaisesika-Sutra của Kanada
cũng với nội dung trên. Cho đến nay vẫn chưa có dẫn liệu lịch sử nào về các
tác giả này và thời gian biên tập của các bộ kinh cả. Mọi mốc thời gian liên
quan đến điều này đều chỉ là suy đoán. Quan điểm của Vaisesika lần đầu tiên
được trình bày rõ ràng ở thế kỷ V TCN còn đối với Nyaya là ở thế kỷ IV
TCN.
Nội dung triết học Nyaya-Vaisesika.
+ Lý luận nhận thức: Họthừa nhận tính khách quan của khách thể
nhận thức. Họ đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa duy tâm trong
triết học. Họ chống lại quan điểm cho rằng nhận thức không thể kiểm tra
được. Theo họ, nhận thức có thể tin cậy, cũng có thể không tin cậy. Tiêu
chuẩn của tin cậy là phản ánh không nghi ngờ, trung thành với hình ảnh của
đối tượng.
Theo họ, có bốn loại nhận thức không tin cậy vì không đáp ứng tiêu
chuẩn đó là ký ức (amrti); nghi ngờ (samsaya); sai lầm (bhrama hay
Vipatyaya), mới là giả thiết, chưa có chứng cớ chắc chắn. (Tarka); Nhận thức
không tin cậy theo họ, không nhất thiết là nhận thức giả. Nhận thức đúng đắn
khi nó phù hợp với bản chất đối tượng. Nhận thức là giả khi nó không phù
hợp với bản chất của đối tượng. (Họ đã đi đến quan điểm thực tiễn là thước
đo duy nhất để kiểm tra nhận thức).
Họ thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới được nhận thức. Cái
được nhận thức (Padartha) theo họ có 7 loại: Thực thể (dravya); tính chất (gu
na), nghiệp (Krama), cái chung, cái khái quát (samaya), thuộc tính đầu tiên
(visesa); quan hệ tồn tại (samvaya), cái phi tồn tại (abhva). Ba phạm trù đầu
là tồn tại hiện thực. Ba phạm trù sau là sản phẩm của hoạt động tư duy trí

tuệ.
10

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
Theo họ, thực thể là phạm trù cơ bản phản ánh bản chất của các sự vật.
Vật thể có 9 dạng: đất, nước, lửa, gió, không khí, thời gian, không gian, linh
hồn và trí tuệ; Họ cũng chia nhận thức thành 4 loại là: Tri giác, kết luận, ký
ức và trực giác, trong đó trực giác đem lại cho ta chân lý.
Như vậy về nhận thức luận, họ là duy vật nhưng siêu hình không biện
chứng, về sau là duy cảm chủ quan - tức rơi vào duy tâm.
+ Thế giới quan (nguyên tử luận): Họ thừa nhận thế giới do
nguyên tử tạo nên. Nguyên tử là phân tử nhỏ nhất, không thể phân chia,
không có đơn vị kích thước, nguyên tử là vĩnh hằng, vô thủy vô chung. Thế
giới có nhiều nguyên tử. Quan điểm này của họ gần giống quan điểm về
nguyên tử của Đêmôcrit; Nguyên tử là vĩnh hằng bất biến, nhưng sự vật do
nguyên tử tạo nên là nhất thời, luôn biến đổi, luôn vận động. Họ chia nguyên
tử thành 4 loại theo 4 loại cảm giác là xúc giác, vị giác, thị giác, khứu giác.
Dừng ở đây họ là những nhà triết học duy vật cổ đại (hay là trường phái
nguyên tử luận).
Trong khi thừa nhận thế giới do nguyên tử tạo nên, Nyaya còn thừa
nhận trong thế giới có vô số linh hồn ở thể tự do hoặc gắn liền với nguyên tử
vật chất (Ya). Đồng thời trong thế giới cũng tồn tại lực lượng siêu nhiên là
thần Isvasa. Tuy không là đấng sáng tạo, nhưng Isvasa chỉ đạo sự phối hợp
giữa các nguyên tử với nhau gây ra mối liên hệ giữa linh hồn với nguyên tử.
Isvasa có quyền năng vô hình, tối cao của vũ trụ. Còn Vaisêsika giai đoạn
đầu thừa nhận có hai loại linh hồn là linh hồn cá biệt và linh hồn tối cao, về
sau họ cho chỉ có một linh hồn tối cao, toàn năng sáng tạo và chỉ huy thế giới.
Lúc đầu họ cho sự tác động kết hợp giữa các nguyên tử tạo nên vạn vật không
do thần thánh mà do một năng lực vô hình, vô kiến, về sau họ coi năng lực ấy
là linh hồn thế giới. Vậy họ là duy tâm hữu thần.

+ Lôgíc học: Đóng góp lớn nhất của trường phái này cho lý luận
nhận thức là lôgíc hình thức theo ngũ đoạn luận. Tác giả là Gauxtama. Ngũ
đoạn luận với các đoạn như sau: Luận đề (pratijna); nguyên nhân (hetu); Ví
dụ (Udaharana), suy đoán (Uparaya); Kết luận (Nigamana). Ngũ đoạn này
gần giống tam đoạn luận của Arixtốt.
Arixtốt : 1 - Tất cả những gì bốc khói đều có lửa.
2 - Đồi bốc khói
3 - Do đó đồi có lửa
11

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
Gaxtama: 1 - Đồi có lửa cháy
2 - Vì đồi bốc khói
3 - Tất cả những gì bốc khói đều có lửa cháy. Ví dụ: Bếp

4 - Đồi bốc khói thì không thể không có lửa cháy.
5 - Do đó đồi có lửa cháy.
Từ ngũ đoạn luận, về sau do tính hữu thần như đã nêu trên, họ rơi vào
hữu thần luận. Họ chứng minh có thần và thần đã dùng nguyên tử để cấu tạo
nên thế giới.
2. 4. TRIẾT HỌC YOGA.
Kinh điển của Yoga là Yoga-sutra được coi là của Patạnjali, nhà ngữ
pháp Ấn Đô nổi tiếng ở thế kỷ II TCN. Nhưng cũng có tác giả cho là của
Panini. Thậm chí có tác giả còn cho Yoga-sutra được soạn vào khoảng năm
450 SCN.
Về triết học, Yoga có nghĩa là liên kết, là hợp nhất tâm-thể thành một
mối. Nhìn tổng thể, Yoga là nhị nguyên hữu thần theo kiểu Yoga = Samkhuya
+ Thượng đế.
Sự thừa nhận thần trong Yoga không có ý nghĩa mấy về triết học:
Người ta đưa vào một cách máy móc, mâu thuẫn với toàn hệ thống của nó.

Thần không là đấng sáng tạo không dẫn dắt thế giới, không thưởng không
phạt mà chỉ là linh hồn đặc biệt không khác gì mấy so với các linh hồn cá thể
khác.
Triết học Yoga là lý luận về phương pháp tu luyện mà người tu hành
chấp nhận nhằm giải thoát linh hồn khỏi sự ảnh hưởng của giác quan và mọi
sự ràng buộc với cơ thể xác thịt.
Theo Yoga, thế giới vật chất là vô minh, là nguồn gốc của đau khổ.
Muốn vượt qua được vô minh con người phải đạt được sự hiểu biết và phải
có một năng lực siêu nhân.
Phương pháp tu luyện của Yoga có ở nhiều tôn giáo khác. Theo Yoga,
để đạt được trạng thái nhập thần thần bí, con người phải tu luyện kiên trì, lâu
dài và thường phải qua 8 phương pháp mà họ gọi là “Bát bảo tu pháp”: 1-
Yama: Tình yêu thương rộng rãi, hòa ái.
12

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
2- Niyama: tiết dục, tự ức chế, dấn thân vào tu hành khổ luyện một
cách tự nguyện, kính cẩn.
3- Asama: Giữ thân theo những vị trí nhất định (tọa pháp bằng những
quy tắc tập luyện).
4- Pranayama: Điều khiển, kiểm tra sự thở (Điều tức pháp).
5- Pratyahara: Điều khiển tư duy (chế cảm pháp bằng kiểm soát các
giác quan, chế ngự mọi cảm xúc).
6- Dharana: tập trung trí tuệ, tập trung tư duy (tổng trì pháp).
7- Dhyana: Thiền định - tập trung tư tưởng tinh thần cao độ, đạt tới
trạng thái như thôi miên.
8- Samadhi: thiền định đến cao độ còn gọi là tuệ, hay tam muội pháp.
Là trạng thái nhập thần thần bí, làm chủ được tâm ý.
Về sau Yoga có nhiều hệ phái khác nhau.
2.5. TRIẾT HỌC VÊDANTA.

Vêdanta có nghĩa là kết thúc veda. Nó được coi như là sự kế tục giai
đoạn cuối vùng của veda. Vedanta đã phát huy những tư tưởng triết học trong
Upanishad, kinh chủ yếu của Vedanta là Vedanta-sutra được coi là của
Badarayana, nhưng cho đến nay ta vẫn chưa có tiểu sử của người này. Bộ chú
giải kinh này có nhiều tác giả, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Ta chỉ biết nó
được xếp là đối lập với Samkhuya, như vậy rất có thể nó ra đời từ thế kỷ VII
TCN.
Nội dung triết học của Vedanta nhìn chung là duy tâm rất trung thành
với Upanitshad. Cụ thể :
Do nội dung của Upanishat không thống nhất nên trước hết Vedanta là
sự hệ thống hóa, thống nhất các quan điểm triết học chứa đựng trong
Upaníshad. Điều này thể hiện rõ trong kinh vedanta-sutra (còn gọi là Brahma-
sutra). Nói chung có thể chia thành hai thuyết chính :
2.5.1. Thuyết nhất nguyên của Vedanta (Vedanta - Advaita).
Phái này còn gọi là lý thuyết ảo ảnh, coi Brahman là tồn tại tuyệt đối,
nó đồng nhất với cái “tôi” (Atman) với nghĩa là ý thức thuần túy. Theo họ, thế
giới vật chất tuyệt đối không hiện thực, hình ảnh của nó là ảo ảnh do vô minh
(Avidya) sinh ra. Thuyết này (nhất nguyên, duy nhất (Advaita) tuyết đối)
13

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
không thừa nhận sự tồn tại của bất cứ cái gì ngoài Brahaman hay ý thức thuần
túy.
Thuyết duy nhất (Advaita) được coi là của Samkara (700 - 750) sáng
lập. Các tác phẩm của Samkara thường có tính lôgic sắc bén, văn phong trong
sáng. Cụ thể :
+ Trên thế giới không có thực tại nào ngoài bản chất tinh thần tối
cao duy nhất, vĩnh cửu, dị dạng nhưng đồng tính là Brahman. Brahman là
thực thể tinh thần thuần túy thực hữu, nó vô cùng, vô tận, tự biến mất nhưng
vẫn hiện hữu, tồn tại, ở ngoài vô tận nhưng có ở khắp trong những cái hữu

hạn, là chất liệu và động lực của mọi cái cũng như thế giới, là cái sinh ra vạn
vật và thế giới, cũng đồng thời là cái để thế giới và vạn vật quy về nó.
+ Họ quan niệm, do vô minh mà con người đã ngộ nhận sự
phong phú đa dạng của sự vật hiện tượng là tồn tại chân thực, vô hạn. Thực ra
chúng chỉ là những hữu hạn biến đổi vô thường và chỉ là những ảo tưởng, ảo
giác thuần túy mà thôi. Họ thừa nhận nguyên nhân của thế giới là từ hư không
do Brahman tạo ra.
+ Theo họ con người luôn sống giữa những ảo ảnh tự huyễn, giả
tưởng và luôn bị nó quyến rũ rồi mê muội đi, nhầm tưởng là ý chí của mình
sống ở đời. Trên thực tế như vậy, con người chỉ thấy cái hữu hạn, hữu hình
mà không thấy được cái vô hình tuyệt đối, cái vô hạn và cái vĩnh viễn thực sự
của bản tính của mình đồng nhất với Brahman.
+ Họ đưa ra 4 phương pháp nhận thức là trực giác, khải thị, kết
luận và cảm giác. Theo họ, kết luận và cảm giác là nhận thức hạ trí chỉ biết
được cái hữu hình, hữu hạn, ảo ảnh. Chỉ có trực giác mới nhận thức được
một cách đích thực thế giới. Từ đó, theo họ, mọi cố gắng và mục đích tối cao
của con người là phải đạt cái trực giác để có được sự đồng nhất giữa linh hồn
cá thể với linh hồn tối cao. Là nhằm giải thoát con người khỏi thế giới ảo,
thoát khỏi nghiệp báo, luân hồi. (Đây là giải thoát luận của họ).
+ Những người theo nhất nguyên (Advaita) bên cạnh thờ thần
sáng tạo tối cao là Brahma họ còn thờ thần hủy diệt (shiva). Về thực chất 2
thần này nhất thể.
2.5.2. Thuyết không nhị nguyên có phân lập (Visistadvaita).
14

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
Thuyết này do Ramanuja (1016 - 1091) sáng lập. Ông là một triết gia
nổi tiếng vùng Nam Ấn lúc ấy. Về nguyên tắc, triết học của phái này không
khác mấy so với phái nhất nguyên. Nếu có điều khác biệt thì là ở chỗ: nếu
nhất nguyên chỉ thừa nhận duy nhất Brahman tồn tại, hiện hữu thì họ thừa

nhận có 3 thực thể tồn tại là Brahman, linh hồn cá thể (Atman) và thế giới vạn
vật. Cụ thể.
+ Theo họ, Brahman là đấng sáng tạo tối cao duy nhất, toàn
năng, toàn đức mà ngoài Vishnu (thần bảo vệ tồn tại, thuần khiết còn gọi là
Sattva) không có thần nào sánh kịp. Brahman sáng tạo ra tinh thần, kết hợp
tinh thần thành linh hồn cá thể (thực thể linh hồn) sau đó tạo ra thế giới vật
chất. Brahman là cái có trước thế giới, là cái tạo ra thế giới. Mọi sự vật hiện
tượng và thế giới đều là hiện thực của Brahman.
+ Theo họ, 3 thực thể luôn tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc
quy định nhau. Trong đó, thực thể tối cao là Brahman, có quyền uy toàn năng,
vừa sáng tạo duy nhất đối với linh hồn và thế giới vạn vật. Thế giới vật chất,
thể xác là thực thể thấp nhất, luôn thụ động. Còn linh hồn là hiện thân của
Brahman nó trú ngụ hội nhập trong thể xác và làm chủ thể xác.
+ Khi bàn về con người, nội dung tư tưởng triết học của phái này
vẫn là giải thoát luận. Theo họ, linh hồn cá biệt là một bộ phận và cùng một
thể với Brahman. Nhưng linh hồn có tư duy ý tưởng để sinh ra ý thức, nhận
thức chỉ huy hành vi, hành động của thể xác. Từ đó, họ cho rằng ý thức, hành
vi cũng như hành vi có ý thức của con người đều phải nhận biết rõ bản chất,
nguồn gốc của mình là thành tâm, thiện ý, tôn sùng, kính yêu đấng sáng tạo
Brahman. Tức phải nổ lực để linh hồn của mình hòa nhập với Brahman, là
giải thoát linh hồn khỏi thực thể thấp nhất - vật chất.
+ Nhìn chung, tư tưởng triết học của phái không nhị nguyên
phân lập hướng con người vào quy y, vào “tín ngưỡng tâm” thờ hai thần nhất
thể Brahma (sáng tạo, toàn năng) và Vishnu (bảo vệ, thuần nhất).
2.5.3. Về sau Vedanta được phân thành nhiều hệ phái:
+ Phái đồng nhất trong sự khác nhau, coi Brahman và Atman là thống
nhất về bản chất, đều là tinh thần. Nhưng Atman trú ngụ trong vạn vật còn
Brahman khách quan, độc lập với con người, giữa Brahman và Atman được
ví như biển và sóng biển.
15


HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
+ Nhất nguyên có giới hạn (không nhị nguyên có phân lập ở thế kỷ
IX) coi Brahman là cái tồn tại tuyệt đối, toàn năng, sáng tạo. Đồng thời tồn
tại linh hồn (cit), và vật chất (a cít) nhưng sự tồn tại của chúng là tồn tại trong
Brahman.
+ Phái nhất nguyên nhị phân (thế kỷ XII) phái này cho rằng Brahman
và Atman vừa phân đôi vừa không phân đôi. Nó chỉ phân đôi khi được
Brahman tạo ra thế giới tinh thần với vật chất dưới dạng các thể thô. Khi nó ở
trong Brahman chúng đều ở dạng tinh tế.
+ Thuyết nhị nguyên (thế kỷ XIII) chỉ rõ sự khác nhau giữa Brahman
với Atman (tinh thần cá thể). Ở đây không phải là nhị nguyên về hai bản thể
vật chất - ý thức. Phái này chỉ ra 5 sự khác nhau giữa Brahman với tinh thần
cá thể. Đó là những sự khác giữa: 1) Brahman với Atman, 2) giữa Atman với
vật chất; 3) giữa hai Atman; 4) giữa hai dạng vật chất ; 5) giữa Brahman với
vật chất. Phái này kịch liệt chống lại phái nhất nguyên, họ coi phái nhất
nguyên sakara là Phật giáo trá hình.
+ Phái nhị nguyên thuần túy (thế kỷ XV) đưa ra quan niệm so sánh
thượng đế với linh hồn cá thể có quan hệ như vàng và đồ trang sức bằng vàng,
còn linh hồn cá thể được coi là tia lửa của linh hồn tối cao (Brahman). Họ cho
rằng linh hồn cá thể là một bộ phận của linh hồn tối cao nên cũng phải được
tôn trọng. Họ chống lại việc tu khổ hạnh đầy đọa linh hồn cá thể. Thực chất
họ theo chủ nghĩa khoái lạc.
+ Thuyết sự đồng nhất trong sự khác biệt không hiện rõ. Theo phái
này thì mọi người đều bình đẳng trước Brahman và trước các bàn cầu
nguyện.
Tóm lại, dù có nhiều hình thức, nhưng Vedanta đều chung nhau ở quan
điểm coi linh hồn cá biệt (Atman) là hiện thân của linh hồn tuyệt đối toàn
năng tối cao (Brahman). Họ duy tâm hữu thần (đa thần nhất thể), khá trung
thành với Upanishad. Họ đều giải thoát linh hồn con người khỏi thế giới hiện

thực bằng trực giác. Triết học Vedanta có vị trí quan trọng trong triết học
Hinđu sau này.
2.6. TRIẾT HỌC LÔKAYATA (còn gọi là triết học duy vật - khoái
lạc).
Tên Lokayata được hiểu là phổ biến cũng có lẽ do tư tưởng của trường
phái này khá phổ biến rộng rãi trong nhân dân (Lokesu = nhân dân; yatah =
16

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
phổ biến). Tư tưởng triết học của nó được hình thành qua nhiều thế kỷ, cho
đến nay người ta chỉ biết nó thông qua sự phê phán của các trường phái khác,
mà vẫn chưa có một văn bản nào làm gốc của nó cả. Những tư liệu sớm nhất
về Lokayata có từ thời sử thi Ấn độ cổ đại, nhưng nó được trình bày đầy đủ,
có hệ thống hơn là trong các khảo luận phê phán của phái Vedanta, đặc biệt
của các tác giả của phái này từ thế kỷ IX - XIII. Nổi bật là Madhava (nhị
nguyên thế kỷ XIII).
Phái này chuyên mặc áo Kà-sa dệt bằng tóc. Họ chủ trương chống lại
cái gọi là linh hồn bất tử và sự siêu thoát cuối cùng của linh hồn. Họ chủ
trương sống, hoạt động, và hưởng thụ tất cả những lạc thú trên thế gian, trên
cơ sở thừa nhận bản nguyên thế giới là đất, nước, lửa, không khí. Họ là
trường phái có tính duy tâm vô thần triệt để nhất. Cụ thể :
+ Về nhận thức: Họ được coi là những nhà logic xuất hiện sớm trong
lịch sử triết học Ấn Độ. Họ là những nhà biện luận, suy lý chống lại những
kết luận về thế giới siêu nghiệm, về cuộc sống sau khi chết và chống lại lý
luận về nghiệp (karma). Theo họ những điều đó không thể cảm nhận bằng
những kinh nghiệm thông thường nên chúng không có giá trị. Chỉ những gì
liên hệ với thế giới được nhận thức một cách kinh nghiệm mới có giá trị. Họ
là những nhà triết học duy cảm khách quan và cực đoan.
+ Về đạo đức: Họ bị coi là những người theo chủ nghĩa khoái lạc: “hãy
ăn đi cho dù ngày mai chết”, “chủ nghĩa nhai”, “bợm nhậu”. Thật ra, đó chỉ

là những lời thóa mạ đối với họ. Trên thực tế, đạo đức của họ gắn liền với đạo
đức có trong xã hội thị tộc. Họ phê phán chống lại những học thuyết tuyên
truyền cho sự khổ tu, kìm chế mọi ham muốn, dục vọng ở đời thực. Họ phê
phán những quan niệm về sự siêu thoát của linh hồn, về đấng sáng tạo tối cao
v.v là những điều bịa đặt lừa gạt nhân dân. Theo họ, không có thiên đường
cũng không có địa ngục. Trong cuộc sống hiện thực mọi lạc thú là thiên
đường, mọi đau khổ, áp bức, bất bình đẳng là địa ngục. Theo họ, hãy để cho
mọi người sống, hoạt động, hưởng thụ trên cõi đời với những gian truân, cực
khổ, niềm vui hạnh phúc, với những cay đắng và ngọt ngào. Đừng ru ngủ và
lừa bịp con người bằng những lý tưởng ảo vọng, hão huyền và cõi hoang
đường phi hiện thực. Bởi thế, với quan điểm duy vật, vô thần này, họ bị coi
là “thuận thể ngoại đạo” - tà giáo. Tư tưởng này của họ có ảnh hưởng lớn đến
Jai na.
17

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
+ Về bản thể luận: Các quan điểm của Lokayata bị các trường phái
chính thống coi là luận điểm của quỷ Virocana. Bởi lẽ, trong một tập của
Upanishad người ta đã nhắc đến con quỷ Virocana với quan điểm của nó
”Atman chỉ có trong thân thể không có Atman ở ngoài thân thể”.
Theo Lakayata, bản nguyên thế giới gồm 4 yếu tố đất, nước, lửa, không
khí (tứ đại). Bốn yếu tố này độc lập, tự nó và thường hằng. Mọi sự vật, hiện
tượng, thế giới và con người đều do sự tự hoạt, tự thành của 4 yếu tố này kết
hợp mà có. Theo họ, tương ứng với 4 loại đó là 4 loại nguyên tử của nó. Các
nguyên tử này không thay đổi, không bị tiêu diệt, tồn tại ngay từ đầu. Mọi đặc
tính của sự vật hiện tượng đều phụ thuộc vào sự kết hợp khác nhau của các
nguyên tử ấy với nhau (số lượng, tỷ lệ kết hợp). Khi 4 yếu tố này hợp lại thì
thành sự vật, hiện tượng. Ngược lại khi chết nó tan ra thành 4 nguyên tố ấy.
Từ quan điểm đó, họ cho rằng con người sống chết là sự thể hiện tự
động tính của 4 yếu tố ấy. Linh hồn, sinh mệnh, ý thức, cảm giác của con

người xuất hiện hay không là do có sự kết hợp hay không của 4 yếu tố đó. Bởi
vậy, họ cho rằng không có cuộc sống sau chết, không có linh hồn vĩnh cửu.
Dù địa táng, thiên táng, hỏa táng thì khi chết con người trở về với tro bụi
không còn chỗ nào cho linh hồn trú ngụ cả. Theo họ, hiền, ngu v.v phải gắn
liền với thể xác cụ thể. Khi chết thể xác tiêu tan, do thế chẳng còn hiền, ngu.
Vì thế không có cái gọi là kiếp trước, kiếp sau, luân hồi, quả báo, nghiệp,
thiên đường và địa ngục. Những điều đó chỉ là bịa đặt. Không có linh hồn,
sinh mệnh hay ý thức ở những yếu tố riêng lẻ. Chỉ có linh hồn, sinh mệnh gắn
liền với thể xác, ý thức được nẩy sinh trên thể xác của con người. Theo họ
“thân thể có trí khôn mới là Atman”. “Lý trí” chỉ có ở nơi nào có thân thể và
không bao giờ tìm thấy nếu không có thân thể. “Lý trí” là thuộc tính của thân
thể “không có Atman tồn tại biệt lập ngoài thân thể“. Từ đó có thể thấy, khi
coi Atman (ý thức) là thuộc tính của cơ thể, họ đã giải thích mối quan hệ vật
chất - ý thức một cách duy vật thô sơ mộc mạc (duy vật tầm thường).
Tóm lại quan điểm duy vật tầm thường của Lokayata đã ra đời rất sớm
từ thế kỷ IV TCN. Họ phản đối luân hồi, nghiệp, giải thoát (moksa). Triết học
của họ là vô thần chống lại mọi quan điểm thừa nhận Brahman và Atman vĩnh
cửu. Những tư tưởng đạo đức của họ đã bị xuyên tạc và bị công kích mạnh
mẽ của các trường phái đối lập. Phật giáo gọi họ là phái “thuận thế ngoại
đạo”. Vêdànta cho rằng, họ đã tuyên truyền cho những lối sống lạc thú xác
18

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
thịt thô bỉ. Thật ra đạo lý chân chính mà Lôkayata nêu ra là biểu hiện một yêu
cầu và lời kêu gọi hợp lý: Hãy để cho mọi người sống, hoạt động, hưởng thụ
trên cõi đời thực sự với những niềm cay đắng, những vị ngọt ngào. Không ru
ngủ, lừa mị con người bằng những tư tưởng ảo vọng, hão huyền phi hiện thực.
+ Về sau, cùng với Lokayata còn có nhiều trào lưu khác cũng được coi
là duy vật khoái lạc như :
*Thuyết bảy nguyên tố (Pakudha): Thuyết này coi bản nguyên

thế giới gồm 7 nguyên tố đất, nước, lửa, không khí, khổ, vui và linh hồn, chia
thành 2 phần hữu hình gồm tứ đại, vô hình 3 yếu tố còn lại. Cả 7 thực thể này
là tự tại, tự tạo, tự hoạt, tự tụ, tự tán, vĩnh hằng không lệ thuộc bất cứ thế lực
nào. Họ cũng phủ nhận Brahman và nghiệp chống lại phân biệt đẳng cấp của
Blamôn. Theo họ, tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới đều
có căn nguyên của nó từ sự tán, tụ, hoạt của 7 thực thể đã nêu mà thôi.
* Thuyết phủ nhận đạo đức (Purana): Phái này tập trung chống
lại giáo lý của Blamôn. Họ coi giáo lý đạo đức Blamôn là giả dối là lừa bịp.
Theo họ, trong cuộc sống hiện thực thì giết người, sát sinh, gây đau khổ tang
thương cho người khác, thông dâm, ăn nói gian dối đều không là điều ác,
không là “ác nghiệp” trong giáo lý Blamôn, nên cái thuyết báo oán là không
có thực - Cũng vậy, việc bố thí, trì giới, ăn nói ngay thẳng, bất sát, ban phúc
v.vv không là việc thiện, không là tạo “nghiệp thiện” theo Blamôn, nên cái
gọi là ân oán, nghiệp chướng là không có trong quan niệm và đời sống đạo
đức.
* Thuyết định mệnh và tôn giáo (Ạjivika): Về nguyên tắc phái
này cho lẽ sống đã được an bài theo vận mệnh. Họ là một tôn giáo chủ trương
người xuất gia phải quảng diễn cho tín đồ tuân theo và triệt để tuân thủ thi
hành những quy pháp đã an bài - con người phải luôn phụng mệnh bởi những
quy luật tiền định.
Tuy vậy, cái gọi là định mệnh an bài của họ không là linh hồn tối cao,
bất diệt. Theo họ, con người và mọi vật trên thế giới đều do 12 yếu tố hữu
hình và vô hình tạo ra là: Linh hồn, đất, nước, lửa, không khí, hư không, đắc,
thất, khổ, lạc, sinh, tử. Sáu yếu tố sau tuy là vô hình nhưng nó có sinh lực,
năng lực làm cho thực thể hữu hình sống động, làm chủ, chi phối ý nghĩa
cuộc sống của thực thể hữu hình. Sáu yếu tố đầu là thực thể hữu hình tạo nên
thể xác người và vạn vật. Họ coi linh hồn là sinh khí truyền sức sống không
19

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005

chỉ cho người mà cho cả muôn vật. Như vậy, họ thừa nhận có linh hồn của
người, có linh hồn của muôn vật. Họ cũng cho rằng linh hồn phải gắn liền với
thực thể, không có linh hồn nằm ngoài thực thể.
Thực chất của thuyết định mệnh an bài là chống lại thuyết giải thoát,
chống lại thuyết duyên - nghiệp, nhưng thừa nhận luân hồi. Theo họ vòng
luân hồi của một đại kiếp là 8.400.000 năm, do vậy ngu, hiền, thiện, ác, giàu,
nghèo, khổ, vui v.v là đã được an bài lưu chuyển theo luân hồi của 12 yếu tố
trên. Tu luyện để thoát khỏi luân hồi là không có được (triết học lấp lửng).
* Thuyết hoài nghi (Shanjaya). Về thực chất, phái này gần với
“bất khả tri”. Những tri thức mà họ nghi ngờ (hay bất khả tri) là những gì
thuộc về “nghiệp báo”, “kiếp sau”, “siêu thoát”, “linh hồn bất tử” và những gì
trừu tượng, bí ẩn cần phán đoán, suy luận như đấng sáng tạo, phạm thiên -
Brahman.
Trong nhận thức giải thích hiện thực khách quan, họ chỉ thừa nhận
những tri thức có tính trực quan, cụ thể, cảm tính, còn những tri thức trừu
tượng, siêu hình, cần phán đoán, suy luận gián tiếp thì đều phải nghi ngờ hoặc
bất khả tri. Quan niệm của họ là “ngay như con lươn sờ sờ ra đó, mà bắt được
nó, nó còn chuồn mất huống hồ những gì không sờ được, không thấy được thì
căn cứ vào đâu mà quyết đoán được.
2.7. TRIẾT HỌC JAINA (vị cứu thế thứ 24 của Ấn Độ).
Trường phái này được xác lập gần như cùng thời với Phật giáo. Người
sáng lập là đại sư Hoàng tử Vardhamana (con vua Sreyama và hoàng hậu
Trisala ở vương quốc Magadha thuộc Bắc Ấn Độ) với tên hiệu là Mahavira.
Ông sống trong khoảng 600 - 527 TCN. Ông nổi tiếng là người chống lại chế
độ đẳng cấp của Ấn Độ, nổi danh là Mahavira - vị Đại anh hùng. Thân thế và
sự nghiệp của ông giống thân thế và sự nghiệp của Tất Đạt Đà đến mức nhiều
học giả, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng hai người chỉ là một, họ chỉ mang
những tên khác nhau. Thật ra về khởi đầu thì họ khá giống nhau, nhưng kết
thúc thì hoàn toàn khác nhau. Vả lại, Vardhamana sinh trước Sidharta khoảng
hai mươi năm và hai vương quốc Magadha và Sakya là khác nhau. Trong xã

hội đa thê của Ấn Độ cổ, ông là người chủ trương chỉ có một vợ. Năm 30
tuổi, ông từ bỏ cuộc sống vương giả của mình xuất gia tu hành theo giới sa
môn (phục vụ) theo lối chuyên tâm khổ hạnh. Năm 60 tuổi đắc đạo trở thành
giáo chủ của Jaina. Ông mất năm 72 tuổi. Jaina theo tiếng Phạn là chiến
20

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
thắng. Mahavira có nghĩa là đại anh hùng. Trường phái này là một hệ thống
triết học - tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ. Khi Phật giáo bị suy tàn ở Ấn
Độ thì Jaina vẫn tồn tại, phát triển. Họ được coi là một trong hai trường phái
lớn nhất, phát triển rộng ở Đông Ấn sánh vai cùng Balamôn ở Tây Ấn.
Nội dung triết học nhìn một cách khái quát, ban đầu họ duy vật chất
phác, có tính biện chứng ngây thơ về thế giới. Về sau, họ là nhị nguyên mang
nặng màu sắc tôn giáo. Nhiệm vụ chính của họ là phản đối kinh Vệ đà với đạo
Balamôn, chỉ ra con đường và phương tiện giải phóng linh hồn bất tử khỏi thế
giới kinh nghiệm trên cơ sở phủ nhận các đấng siêu nhiên sáng tạo thế giới.
Cụ thể :
+ Về bản thể luận: Là nhị nguyên, phiếm thần luận. Họ cho rằng, mọi
sự phong phú đa dạng của thế giới và mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều
do nhiều yếu tố cấu thành nhưng chỉ quy về 2 dạng bản chất chính là Jiva
(Giva) và Atjiava (Atgiva). Jiva - Linh hồn hay sinh mạng. Tính chất cơ bản
của dạng này là ý thức. Atjiva - phi linh hồn (cái không có ý thức). Vật chất,
vật thể là những biến dạng của Atjiva, nó có đặc tính sờ mó được, có âm
thanh, mùi, sắc và vị. Các đối tượng của tự nhiên như thân thể, trí óc, lời nói,
hơi thở v.v đều là sản phẩm của vật chất, trừ linh hồn và hư không. Cái vật
thể mà ta cảm giác được, họ gọi là vật chất thô sơ. Cái không nhận thức được
bằng cảm giác họ gọi là vật chất tinh tế.
Họ cho rằng, vật chất do nguyên tử tạo nên. Nguyên tử là cái vốn có vô
cùng nhỏ, không thể phân chia, không có khởi đầu, không kết thúc, không
biến đổi, tồn tại vĩnh hằng không do bất cứ quyền năng nào tạo ra và hủy diệt.

Ở đây, họ là những nhà triết học nguyên tử luận vô thần. Nhưng khi họ cho
rằng, nguyên tử đứng một mình, con người phải dùng tri giác mới hiểu nổi,
ngược lại tri giác của con người do nguyên tử tạo nên, họ là những nhà triết
học duy vật tầm thường, hòa đồng ý thức vào vật chất.
Để giải thích về mọi sự tồn tại trên thế giới, họ đưa ra 7 khái niệm: Tồn
tại, Không tồn tại, Vừa tồn tại vừa không tồn tại, Cái mà ngôn ngữ không
biểu thị được, Cái tồn tại không do ngôn ngữ mà tồn tại, Cái không tồn tại do
ngôn ngữ mà không tồn tại, Cái tồn tại, không tồn tại đều không do ngôn ngữ
mà hiện hữu hoặc biến diệt. Ở đây thể hiện lập trường nhị nguyên của họ.
Họ cũng cho rằng, chính linh hồn jiva đã chuyển dưỡng thành 6 loại sự
vật là đất, nước, lửa, không khí, sinh vật và thực vật. Tức trong vũ trụ chỉ có 6
21

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
loại linh hồn tương ứng với các loại sự vật ấy, thể hiện hay ứng nghiệm vào
loại thực thể vật chất nào thì thực thể đó có sinh mệnh, còn lại là thực thể
không có sinh mệnh. Theo họ, linh hồn tuy vô hình nhưng thực sự là hữu hình
bởi nó ứng nghiệm ở 6 loại thực thể trên thành sinh mệnh của linh hồn dưỡng
thành thực thể ấy. Như vậy, linh hồn là sinh mệnh nằm trong thực thể không
tách rời thực thể, tức nó hữu hình. Đồng thời, họ cũng cho rằng linh hồn rút
cái năng lực sinh mệnh ra khỏi thực thể để trở về hư không, chứ không tiêu
tan cùng sự tiêu tan của thực thể. Vậy họ là phiếm thần, hòa đồng linh hồn
vào tự nhiên. Theo họ, bất cứ linh hồn nào cũng có thể hiểu biết mọi cái dưới
dạng tiềm năng, có thể xâm nhập được vào tất cả và là một lực lượng toàn
năng, nhưng khả năng của nó bị hạn chế bởi thể xác cụ thể mà linh hồn sống
trong đó.
Họ chia thực thể không linh hồn (atjiva) thành 4 loại: Vận động
(dharma-pháp); đứng im (adrahma-bất pháp); hư không (skasa); vật chất
(pudgala - ngã).
Như vậy, cùng lúc họ thừa nhận vũ trụ có 5 thực thể tồn tại: Vận động,

đứng im, hư không, vật chất và linh hồn. Trong khắp vũ trụ, linh hồn và phi
linh hồn luôn tương ứng với nhau, tương giao tương hợp nhau để thành và
hiện hữu sự sống sự trường tồn của vạn vật. Lập trường nhị nguyên của họ là
rõ nét. Bởi lẽ, tuy họ phủ nhận Brahman, nhưng lại thừa nhận trong thế giới
có một lượng rất lớn và cố định những linh hồn được thể hiện trong các thực
thể sống (có sinh mệnh), hoặc không được thể hiện ra. Họ thừa nhận linh hồn
cũng như vật chất, nguyên tử không do ai tạo ra, tồn tại từ đầu, vĩnh hằng.
Đồng thời, họ cũng đã thừa nhận linh hồn như một lực lượng siêu nhiên toàn
năng, nhưng khả năng có bị hạn chế bởi những thực thể mà nó thể hiện trong
đó.
+ Về con người: Theo họ, thân, khẩu, ý là ba lĩnh vực hoạt động chủ
yếu của con người, và chính chúng tạo nên tam nghiệp của con người phải
vướng mắc. Lúc đó linh hồn toàn năng bị hạn chế bởi thể xác, thực thể mà nó
thể hiện. Lúc này bản tính của linh hồn đã đi xuống tan ra. Ở con người, linh
hồn (sinh mệnh) bị nghiệp chi phối. Khi linh hồn không chủ động được nữa
nó sẽ làm tổn hại đến sinh mạng của con người. Theo họ, căn nghiệp do
nguyên tử mà có, thành nghiệp cũng do nguyên tử. Khi nguyên tử bao quanh,
con người lưu nhập bởi nghiệp. Khi đó linh hồn làm hại sinh mạng con người
22

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
(thì đó là nghiệp báo). Lúc lưu nhập bởi nghiệp, là lúc linh hồn trong thể xác
bị chi phối bị dẫn dắt theo hướng sai bảo của nghiệp, linh hồn mất khả năng
thoát lên, vươn lên, xâm nhập vào tất cả vốn có của mình - Nghiệp báo là lúc
linh hồn bị đày đọa, bị luân hồi khổ sở qua 4 cõi địa ngục, ngạ quỷ (súc sinh),
trần gian và thiên giới.
Họ quan niệm muốn giải thoát con người khỏi luân hồi, khổ não của
nghiệp báo thì phải tuyệt đối nghiêm khắc khổ tu để tiêu hủy những căn
nghiệp cũ, đồng thời khỏi vướng những nghiệp mới. Họ chủ trương phương
pháp chế ngự nghiệp căn, tu thành Samôn, tu luyện khổ hạnh dày công tiêu

diệt tham, sân, si. Chủ trương xuất gia, không tu tại gia, không riêng tư. Theo
họ, trời là nhà, đất là chiếu, nắng mưa là áo quần, bát mẻ khất thực là của cải.
Họ tuân thủ ngũ giới không sát sinh, không gian dối, không đạo tặc, không
dâm vọng, không giữ của riêng trên nguyên tắc tôn trọng sinh mệnh của súc
sinh là quan trọng nhất. Họ chủ trương ăn chay.
+ Khoảng thế kỷ III trước công nguyên Jai na chia thành 2 phái Bạch y
và Lõa thể.
*Phái Lõa thể noi gương sư tổ luôn ở truồng không có áo quần
che thân, với quan niệm không có gì là của riêng ta cả. Họ khỏa thân 4 mùa,
khắc kỷ, khổ tu, tuyệt thực theo từng giai đoạn, từng thời kỳ. Họ khổ luyện
đoạn thực cho đến mức thân hình gầy đét, hơi thở thoi thóp như người sắp
chết. Càng khổ luyện như vậy, càng được tiếng là đạo đức, đức hạnh cao. Họ
chủ trương “chỉ diệt pháp” (Nirjara)
* Phái Bạch y chuyên mặc đồ trắng với nghĩa thanh bạch trong
trắng. Sách “chân lý chứng đắc kinh” của họ giảng về những vấn đề chính
kiến, chính trị và chính hành để chỉ dẫn tín đồ tu hành đến giải thoát khỏi luân
hồi.
Dù là phái nào thì họ đều chủ trương chỉ diệt pháp. Phương pháp tu
luyện này phá tác dụng thế lực ảnh hưởng của nhân nghiệp. Làm cho tham
dục, tội lỗi, dơ bẩn trần tục không chi phối kìm hãm, không làm vẫn đục sự
thanh khiết của linh hồn, nhằm con người đạt đến “đại trí tuệ”, lâng lâng,
thanh tịnh không vọng động, không xao xuyến, không phân biệt thời gian,
mặc dù thể xác còn ở thế gian: đó là Niết bàn (Nirvana). Họ quan niệm ở
trạng thái đó, khi con người chết, linh hồn trả thể xác, vật chất về với đặc tính
23

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
cố hữu của nó là đi xuống, là tiêu tan, để linh hồn thoát lên, vươn lên, siêu
thoát, tự tại với khả năng của mình.
Tóm lại: Jaina là hệ thống đa nguyên bản thể luận. Họ có công trong

việc giải thích thế giới một cách duy vật thô sơ, có tính biện chứng ngây thơ,
tự phát. Họ chống lại Vêdanta và Balamôn, chống lại chế độ phân biệt đẳng
cấp của Ấn Độ cổ đại. Nhưng hệ thống của họ mang nhiều yếu tố duy tâm,
hữu thần khi bàn về linh hồn và đạo đức. Thời cổ - trung đại, Jaina thâm nhập
vào quần chúng và có ảnh hưởng rất lớn ở Trung bộ và Đông nam Ấn. Thời
hiện đại, Jaina chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong đân cư Ấn Độ (0,5%), nhưng đã
có nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt tinh thần ở Ấn Độ. Nhà lãnh đạo
Mahatma Ganđi, với tư tưởng bất bạo lực, sống khắc khổ, đấu tranh bằng
phương pháp tuyệt thực, là chịu ảnh hưởng của tư tưởng triết học - tôn giáo
Jaina.
2. 8. BUDDAHA (Phật giáo).
2.8.1. Phật giáo với tư cách là một hệ thống triết học.
Phật giáo là một trong ba trường phái tà đạo của toàn bộ chín hệ thống
triết học Ấn Độ cổ, và là trường phái triết học tiến bộ cách mạng. Sáu trường
chính thống là: Samkhya, Yôga, Nyaya, Vaisêsika, Mimànsa, Vêdanta. Ba
trường phái không chính thống (Tà đạo, cách mạng) là: Jaina, Lokayata và
Buddha (Phật giáo).
Ở Ấn Độ, Phật giáo là trường phái triết học cách mạng, so với các
trường phái triết học khác, nó có ảnh hưởng lớn trên phạm vi thế giới. Ở Việt
Nam, suốt 2000 năm thâm nhập và phát triển với cả hai tư cách tôn giáo và
triết học đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong đời sống tư tưởng và văn hóa
Việt Nam.
a) Các nội dung tư tưởng triết học chính trong đạo Phật.
Tư tưởng triết học Phật giáo được chứa đựng trong “Tam tạng”. Kho
kinh điển này gồm hơn 8400 cuốn, thuộc tiếng Paly (Nam Ấn) và Sanskrit
(Bắc Ấn). Ngoài ra sự phát triển của Tiểu thừa và Đại thừa đã làm phong phú
thêm những tư tưởng triết học sơ kỳ của Phật giáo. Dù sao, tư tưởng cốt lõi
cũng không ngoài phạm vi những tư tưởng sơ kỳ sau đây :
a1. Bản thể luận (thế giới quan) :
a1.1) Lý “nhân duyên khởi” :

24

HƯỚNG DẪN ÔN THI CAO HỌC L STH P.ĐÔNG - TH.S HOÀNG NGỌC VĨNH - 2005
Nguyên lý “Nhân duyên khởi” coi vạn vật trong vũ trụ đều có nguyên
nhân tự thân, không do một đấng thần linh nào tạo ra cả. Sự đa dạng của tồn
tại là do “Nhân duyên” tạo ra: nhân duyên hội thì sự vật tạo ra. Nhân duyên
hết thì sự vật không còn.
“Nhân duyên” quan hệ chặt chẽ với “nhân quả”. Nhân là nghiệp lực.
Quả là nghiệp lực đã thành hiện thực nhờ hội đủ duyên.
“Nhân duyên khởi” và “nhân quả” là nguyên lý phổ biến tuyệt đối của
mọi tồn tại. “Duyên” ở đây phải được hiểu vừa là nguyên nhân sinh ra cái
mới, vừa là kết quả của quá trình biến đổi cái cũ trước đó. Nhân nhờ duyên
mà thành quả, quả nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới nhờ duyên thành
quả mới, Quá trình cứ thế nối nhau vô cùng, vô tận mà thế giới, vạn vật,
muôn loài cứ sinh sinh hóa hóa không ngừng.
Lý nhân duyên giải thích căn nguyên biến hóa vô thường của vạn pháp.
Tất cả vạn pháp không thoát ra được sự chi phối của luật nhân quả. Cái gì tác
động ở vật gây ra kết quả gọi là nhân. Cái gì kết tập lại từ nhân gây ra gọi là
quả. Duyên là sự tương hợp, là điều kiện giúp cho sự khởi sự của vạn pháp.
Có lục nhân, tam duyên, tứ duyên và thập nhị nhân duyên.
Lục nhân gồm : 1) Tương ứng nhân: nhân của tâm vương và tâm sở
tương ứng nhau mà có (Tâm vương là cái tâm làm chủ cái thức, tâm sở là cái
tâm đã thụ tưởng, hành, thức).
2) Câu hữu nhân: Nhân của tâm vương và tâm sở cùng có mà giúp lẫn
nhau.
3) Đồng loại nhân: Nhân cùng một loại.
4) Biến hành nhân: Nhân cùng khởi một lúc khắp cả trong khổ đế và
tập đế.
5) Dị thục nhân: Nhân làm điều thiện hoặc ác ở đời này thì đời sau sẽ
thành ra ở đời sau thành thiện báo hay là ác báo.

6) Năng tác nhân: Nhân nhờ có duyên khác mà tạo ra kết quả.
Tam duyên gồm: 1) Thân duyên (duyên thân với Phật): Ba nghiệp
(thân, khẩu, ý) của chúng sinh và ba nghiệp của Phật chẳng lìa bỏ nhau.
2) Cận duyên (duyên gần với Phật): chúng sinh nguyện thấy Phật, Phật
liền ứng niệm mà hiện ra trước mắt.
25

×