Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luan Van Nguyen Van Ky.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

NGUYỄN VĂN KỸ

SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
THAY KHỚP HÁNG TỒN PHẦN KHƠNG XI MĂNG
THEO ĐƯỜNG MỔ LỐI TRƯỚC TRỰC TIẾP VÀ LỐI SAU NGOÀI

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HUẾ - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

NGUYỄN VĂN KỸ

SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
THAY KHỚP HÁNG TỒN PHẦN KHƠNG XI MĂNG
THEO ĐƯỜNG MỔ LỐI TRƯỚC TRỰC TIẾP VÀ LỐI SAU NGOÀI


Chuyên ngành: CHẤN THƢƠNG CHỈNH HÌNH
Mã số: CK62720725

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ NGHI THÀNH NHÂN

HUẾ - 2020


Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Y Dược Huế, Ban giám đốc
Bệnh Viện Trường ĐHY Dược Huế, Ban giám đốc Bệnh Viện
TW Huế và Ban giám đốc Bệnh Viện TW Huế cơ sở 2.
Ban giám đốc Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình - Phẫu
Thuật Tạo Hình Bệnh Viện TW Huế, Ban chủ nhiệm Bộ môn
ngoại Trường Đại Học Y Dược Huế, Ban chủ nhiệm Khoa ngoại
Chấn Thương Chỉnh Hình - Lồng Ngực Bệnh Viện Trường Đại
Học Y Dược Huế. Ban chủ nhiệm Khoa ngoại Chấn Thương
Chỉnh Hình - Thần Kinh Sọ Não Bệnh Viện TW Huế cơ sở 2
Thư viện Trường Đại Học Y Dược Huế.
Phòng kế hoạch tổng hợp Trường ĐHY Dược Huế.
Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh Viện TW Huế
Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh Viện TW Huế cơ sở 2
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS.
Lê Nghi Thành Nhân - Trưởng bộ môn ngoại Trường ĐHY
Dược Huế – Trưởng khoa ngoại CTCH-Lồng Ngực Bệnh Viện
Trường ĐHY Dược Huế, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dạy
bảo tận tình và giúp tơi hồn thành luận văn này.
Và xin biết ơn đến quý thầy:

- PGS.TS. Nguyễn Văn Hỷ, Giám đốc Trung tâm CTCH
- PT tạo hình Bệnh viện TW Huế.
- TS. Hồ Mẫn Trường Phú, Phó giám đốc Trung tâm
CTCH - PT tạo hình Bệnh viện TW Huế, Trưởng khoa ngoại
Chấn Thương Chỉnh Hình - Thần Kinh và Sọ Não Bệnh Viện
TW Huế cơ sở 2.


- TS. Hồ Duy Bính,Trưởng phịng KHTH - Phó Trưởng
khoa ngoại CTCH - Lồng Ngực Bệnh Viện Trường ĐHY
Dược Huế.
- Ths. Lê Hồng Phúc, Phó Trưởng khoa ngoại CTCH Lồng Ngực Bệnh Viện Trường ĐHY Dược Huế.
Cảm ơn BS CKII. Ngô Đức Tuấn giám đốc bệnh viện Đa
Khoa Đồng Nai.
Cảm ơn anh Nguyễn Thế Tín trưởng phịng kinh doanh cơng ty
Brainlab Ltd tại Việt Nam.
Cùng rất nhiều thầy cô, đồng nghiệp đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tơi
trong suốt 2 năm học, và xin trân trọng cảm ơn những bệnh nhân và gia
đình đã giúp tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Và xin cảm ơn đến cha mẹ, anh chị em, vợ con, bạn bè đã giúp đỡ tôi
về vật chất lẫn tinh thần, chia sẽ những khó khăn để tơi hồn thành luận
văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Kỹ


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các

số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có gì sai sót.
Người thực hiện

Nguyễn Văn Kỹ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ACR

:

American College of Rheumatology
(Hội thấp khớp học Hoa Kỳ)

BMI

:

Body Mass Index
(Chỉ số khối trọng lượng cơ thể)

GCXĐ

:

Gãy cổ xương đùi


HTC

:

Hoại tử chỏm

PMA

:

Merle d’ Aubigne- Postel
(Chỉ số khớp háng của Merle d’ Aubigne- Postel)

THK

:

Thối hóa khớp


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Giải phẫu khớp háng và đầu trên xương đùi ....................................................3
1.2. Những bệnh lý khớp háng thường gặp ...........................................................11
1.3. Hình dạng đầu trên xương đùi ........................................................................14
1.4. Phân độ loãng xương ......................................................................................14
1.5. Giới thiệu phẫu thuật thay khớp háng ............................................................15
1.6. Một số nghiên cứu so sánh kết quả phẫu thuật thay khớp háng giữa đường
mổ lối trước với lối sau ngoài................................................................................21

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................25
2.3. Đạo đức y học trong nghiên cứu ....................................................................38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................39
3.1. Đặc điểm chung ..............................................................................................39
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ ...............................................41
3.3. Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng trong và sau mổ ........................................49
3.4. Theo dõi tái khám ...........................................................................................57
3.5. Các tai biến, biến chứng trong mổ và sau mổ ................................................61
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................62
4.1. Đặc điểm chung ..............................................................................................62
4.2. Đặc điểm lâm sàng .........................................................................................64
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................................72
4.4. Kết quả theo dõi tái khám sau 3 tháng, 6 tháng .............................................75
4.5. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả của nhóm 1 và nhóm 2 ...........77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ..........................................................39
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính ............................................................40
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ......................................................40
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo BMI ..................................................................41
Bảng 3.5: Lý do vào viện .........................................................................................41
Bảng 3.6: Phân loại bệnh lý theo nhóm....................................................................42
Bảng 3.7: Mức độ bệnh theo các bệnh lý .................................................................42
Bảng 3.8: Vị trí khớp bị tổn thương .........................................................................43

Bảng 3.9: Vị trí khớp được phẫu thuật .....................................................................43
Bảng 3.10: Phân loại bệnh theo giới ở mỗi nhóm ....................................................44
Bảng 3.11: Phân loại bệnh lý theo tuổi của mỗi nhóm.............................................44
Bảng 3.12: Thời gian đau trước mổ..........................................................................45
Bảng 3.13: Thời gian nằm viện trung bình trước mổ ...............................................45
Bảng 3.14: Mức độ ngắn chi trước phẫu thuật .........................................................45
Bảng 3.15: Bệnh lý kèm theo đối với giới ...............................................................46
Bảng 3.16: Các triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật ...........................................46
Bảng 3.17: Điểm trung bình các triệu chứng của các nhóm ....................................47
Bảng 3.18: Chức năng khớp háng trước phẫu thuật .................................................47
Bảng 3.19: Mức độ lỗng xương theo nhóm ............................................................48
Bảng 3.20: Phân loại đầu trên xương đùi .................................................................48
Bảng 3.21: Các phương pháp vơ cảm.......................................................................49
Bảng 3.22: Chiều dài đường mổ trung bình .............................................................49
Bảng 3.23: Tỷ lệ các hãng khớp được sử dụng ........................................................49
Bảng 3.24: Tỷ lệ kích thước ổ cối được sử dụng .....................................................50
Bảng 3.25: Tỷ lệ kích thước chỏm được sử dụng ....................................................50
Bảng 3.26: Kích thước chi được sử dụng ở mỗi hãng khớp.................................51
Bảng 3.27: Tỷ lệ chiều dài cổ nhân tạo ....................................................................52


Bảng 3.28: Tỷ lệ số lượng vít bắt vào ổ cối .............................................................52
Bảng 3.29: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc cầm máu ..............................................53
Bảng 3.30: Thời gian phẫu thuật trung bình.............................................................53
Bảng 3.31: Quá trình lành vết mổ ............................................................................53
Bảng 3.32: Độ tương xứng chiều dài chi sau mổ .....................................................54
Bảng 3.33: Thời gian nằm viện trung bình sau mổ ..................................................54
Bảng 3.34: Tỷ lệ bệnh nhân phải truyền máu ở mỗi nhóm ......................................55
Bảng 3.35: Tỷ lệ góc nghiêng trước ổ cối ................................................................55
Bảng 3.36: Tỷ lệ góc nghiêng ngồi ổ cối ................................................................56

Bảng 3.37: Tỷ lệ trục chi khớp ở mỗi nhóm ........................................................56
Bảng 3.38: Tỷ lệ điểm các triệu chứng sau mổ 3 tháng ...........................................57
Bảng 3.39: Điểm trung bình các triệu chứng lâm sàng sau mổ 3 tháng ...................58
Bảng 3.40: Phân loại chức năng khớp háng sau mổ 3 tháng ....................................58
Bảng 3.41: Tỷ lệ mức độ các triệu chứng lâm sàng sau mổ 6 tháng ........................59
Bảng 3.42: Điểm trung bình các triệu chứng sau mổ 6 tháng ..................................60
Bảng 3.43: Phân loại chức năng khớp háng sau mổ 6 tháng ....................................60
Bảng 4.1: Các triệu chứng chức năng khớp háng sau mổ 3 tháng của các tác giả ...76

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Chức năng khớp háng trước mổ, sau mổ 3 tháng, 6 tháng ..................61


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Đầu trên xương đùi ....................................................................................3
Hình 1.2: Các dây chằng khớp háng ..........................................................................5
Hình 1.3: Cơ vùng chậu và đùi trước .........................................................................6
Hình 1.4: Các cơ vùng mơng và đùi nhìn sau ............................................................7
Hình 1.5: Thần kinh vùng đùi nhìn trước và sau .......................................................8
Hình 1.6: Hệ thống mạch máu ni cổ chỏm xương đùi ...........................................9
Hình 1.7: Các lực tác động vào khớp háng ..............................................................11
Hình 1.8: Phân độ gãy cổ xương đùi theo Garden ...................................................13
Hình 1.9: Phân loại đầu trên xương đùi theo Dorr ......................................................14
Hình 1.10: Hình ảnh các bè xương ở đầu trên xương đùi .......................................15
Hình 1.11: Đường mổ lối trước trực tiếp .................................................................16
Hình 1.12: Đường mổ trước ngồi của Watson- Jones ............................................17
Hình 1.13: Đường mổ ngồi Mc Farland và Osborne..............................................17
Hình 1.14: Đường mổ sau ngồi theo Gibson ..........................................................18
Hình 1.15: Đường mổ sau của Moore ........................................................................19
Hình 1.16: Các dạng bề mặt ở khớp khơng xi măng ................................................20

Hình 1.17: Bề mặt khớp háng nhân tạo khơng xi măng ...........................................21
Hình 2.1: Cách đo khớp ...........................................................................................27
Hình 2.2: Bộ dụng cụ thay khớp háng của hãng Zimmer ........................................30
Hình 2.3: Tư thế bệnh nhân trên bàn mổ..................................................................31
Hình 2.4: Tư thế bệnh nhân nằm trên bàn mổ..............................................................31
Hình 2.6: Tư thế đóng ổ cối đường mổ trước ..........................................................32
Hình 2.5: Tư thế doa ổ cối đường mổ trước.............................................................32
Hình 2.7: Tư thế đóng ráp đường mổ trước .............................................................33
Hình 2.8: Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng trong đường mổ sau ngồi ....................33
Hình 2.9: Đường rạch da đường mổ sau ngồi ............................................................33
Hình 2.10: Cắt nhóm cơ xoay ngồi ........................................................................34
Hình 2.12: Hình ảnh đóng ổ cối nhân tạo .....................................................................34
Hình 2.11: Hình ảnh hướng doa ổ cối trong mổ đường sau ngồi ...........................34
Hình 2.13: Hình ảnh sử dụng phần mềm Tromacad để đo các góc ổ cối ................36
Hình 2.14: Xác định hướng chi khớp trên phim thẳng ........................................36


ĐẶT VẤN ĐỀ

Các bệnh lý khớp háng như hoại tử chỏm xương đùi, thối hóa khớp háng,
viêm cột sống dính khớp... làm ảnh hưởng đến chức năng khớp háng. Ở giai đoạn
sớm của những bệnh lý này thì có thể điều trị nội khoa, vật lý liệu pháp... nhưng ở
giai đoạn muộn của bệnh thì các phương pháp nội khoa thường khơng cịn hiệu
quả, chức năng khớp đã mất gần hồn tồn hoặc mất hồn tồn. Đến mức độ này
thì phương pháp được lựa chọn tốt nhất là thay khớp háng toàn phần. Phẫu thuật
thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn diện khớp (chỏm và cổ
xương đùi, sụn ổ cối) để thay thế bằng vật liệu khớp nhân tạo, nhằm trả lại chức
năng vận động của khớp[1].
Trên thế giới, Austin Moore là người đầu tiên thay khớp háng bằng chỏm
kim loại vào năm 1940[18],[26],[34]. Đến năm 1962, John Charnley là người đầu

tiên đã tiến hành thay khớp háng tồn phần thành cơng [26],[87]. Một trong những
vấn đề được các phẫu thuật viên quan tâm là sử dụng đường vào để thay khớp sao
cho dễ thao tác, tránh mất máu, tôn trọng cấu trúc giải phẫu để phục hồi sinh cơ học
của khớp háng giúp sớm phục hồi chức năng sau mổ cũng như giảm được các tai
biến, biến chứng. Có nhiều đường mổ vào khớp háng để tiến hành thay khớp. Tuy
nhiên việc lựa chọn đường mổ vào khớp phụ thuộc vào kinh nghiệm, thói quen của
phẫu thuật viên và một số yếu tố khác như tình trạng bệnh nhân[67], mơi trường
được đào tạo, điều kiện trang thiết bị của bệnh viện...
Năm 1870, Bernard Von Langenbeck là người đầu tiên mơ tả đường mổ
sau ngồi cổ điển để thay khớp háng toàn phần và hiện nay có ít nhất 13 biến thể
khác nhau của đường mổ này đã được mô tả. Theo một số tác giả, đường mổ này
chiếm đến 95% các trường hợp thay khớp háng toàn phần trên thế giới[27]. Tuy
nhiên, gần đây đã có sự quan tâm ngày càng tăng đối với đường mổ lối trước trực
tiếp để với thay khớp háng toàn phần. Đường vào lối trước được Maximilianus
Schede và Karl Hueter mô tả đầu tiên vào giữa thế kỷ XIX và về sau được Marius
Smith-Petersen phổ biến rộng rãi[26]. Theo các tác giả đường mổ trước có nhiều
1


ưu điểm như: Cho phép tiếp cận khớp háng gần nhất, mặt phẳng phẫu tích lại đi
giữa các dây thần kinh và bảo vệ các cơ không bị tổn thương[27].
Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng đã được tiến hành từ những năm
70 của thế kỷ trước. Ca thay khớp háng toàn phần đầu tiên được thực hiện năm
1973[26] và từ đó đến nay phẫu thuật thay khớp háng tồn phần ngày càng khơng
ngừng phát triển và hồn thiện cả về số lượng, chất lượng kỹ thuật cũng như các
phương tiện dụng cụ thay khớp. Tuy nhiên số lượng các báo cáo đánh giá hiệu quả,
so sánh ưu nhược điểm của thay khớp háng qua đường mổ trước trực tiếp và đường
sau ngồi vẫn cịn hạn chế nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh kết
quả phẫu thuật điều trị thay khớp háng tồn phần khơng xi măng theo đƣờng
mổ lối trƣớc trực tiếp và lối sau ngoài” nhằm mục tiêu:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng- cận lâm sàng ở bệnh nhân được thay
khớp háng tồn phần khơng xi măng.
2. So sánh kết quả điều trị thay khớp háng tồn phần khơng xi măng giữa
đường mổ lối trước trực tiếp với lối sau ngoài.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU KHỚP HÁNG VÀ ĐẦU TRÊN XƢƠNG ĐÙI
Khớp háng là một khớp chỏm cầu lớn nhất cơ thể, tiếp nối xương đùi với
chậu hông. Khớp háng nằm sâu ở giữa bẹn và mơng, có nhiều cơ che phủ nên khó
phẫu thuật[23].
1.1.1. Hệ thống xƣơng khớp
- Chỏm xương đùi: Hình 2/3 khối cầu, nhìn lên trên vào trong và ra trước.
Chỏm có sụn che phủ trừ hõm chỏm đùi là nơi dây chằng chỏm đùi bám. Chỏm tiếp
khớp với diện nguyệt của xương chậu[31].
- Cổ xương đùi: Cổ nối chỏm
với hai mấu chuyển. Cổ hình trụ mà
mặt đáy hơi bầu dục. Cổ nghiêng lên
trên và vào trong. Trục cổ hợp với trục
thân xương đùi một góc khoảng 1300
(nam lớn hơn nữ) gọi là góc nghiêng
hay góc cổ thân. Ngồi góc nghiêng, cổ
xương đùi cịn có góc ngã trước khoảng
300. Góc này hợp bởi trục của cổ và

Hình 1.1: Đầu trên xương đùi


mặt phẳng qua hai lồi cầu và thân

(M.R.H.McMinn)[33].

xương[31]. Cổ xương đùi là nơi chuyển

tiếp lực từ chỏm xuống thân xương đùi bao gồm lực tỳ nén và lực co cơ, do vậy mà nó
có cấu tạo rất đặc biệt. Thành trong thân xương đùi được tiếp nối với thành trong của
cổ xương đùi, đây là phần chịu lực được quan tâm, có liên quan đến phần chuôi khớp
trong phẫu thuật thay khớp háng[15].
- Mấu chuyển lớn: Là nơi bám của khối cơ xoay ngoài đùi. Mặt ngồi của
mấu chuyển lớn có thể sờ được ngay dưới da. Mặt trong mấu chuyển lớn có hố mấu
chuyển là nơi bám của cơ bịt ngồi. Phía trước mấu chuyển lớn nối với mấu chuyển
bé bởi đường gian mấu. Phía sau mấu chuyển lớn nối với mấu chuyển bé bởi mào
gian mấu[31]. Thông thường đỉnh của mấu chuyển lớn sẽ ngang với tâm chỏm, đặc

3


điểm này được ứng dụng để phục hồi cân bằng chiều dài chi dưới. Vị trí khoan hoặc
ráp vào ống tủy xương đùi ở vùng này cũng ảnh hưởng đến hướng của chi khớp
nhân tạo[15]. Nhờ mấu chuyển có thể sờ được dưới da nên giúp xác định đường
mổ vào khớp háng đối với đường mổ trước ngoài, ngoài, sau ngoài, đường sau.
- Mấu chuyển bé: Ở dưới cổ đùi, mặt sau và trong xương đùi. Là nơi bám của
cơ thắt lưng chậu[31]. Trong phẫu thuật thay khớp háng, mấu chuyển bé là một mốc
giải phẫu cực kỳ quan trọng giúp phẫu thuật viên xác định hướng của chỏm, vị trí
cắt xương và nhất là hướng của chi khớp[15]. Nếu cắt cao qúa thì khi đóng chi
khớp thường bị dài ra sẽ làm gia tăng chiều dài chi, hơn nữa cắt cổ xương đùi càng
cao thì chi khớp càng bị nghiêng trong và góc nghiêng trước càng lớn.
- Ổ cối: Do 3 thành phần của xương chậu tạo thành: phần chậu, phần mu và

phần ngồi. Ổ cối nằm ở mặt ngồi xương chậu, phần tiếp khớp với xương đùi có
hình chữ C mở xuống dưới gọi là diện nguyệt. Diện nguyệt có sụn che phủ, phần
cịn lại của ổ cối là hố ổ cối. Mép của ổ cối nhô lên thành một vành, vành này
khuyết ở phía dưới, nơi khuyết gọi là khuyết ổ cối. Khuyết có dây chằng ngang ổ
cối[23],[31]. Dây chằng ngang hoặc khuyết ổ cối là một trong những mốc giải phẫu
quan trọng để xác định vị trí khi đặt ổ cối nhân tạo. Hố ổ cối là điểm sâu nhất của ổ
cối, là thành trong của ổ cối nên đây là điểm giới hạn trong doa ổ cối. Mặt ổ cối
nghiêng ngồi một góc 450, nghiêng trước một góc 170 ± 70.
- Sụn viền ổ cối: Là một vành sụn sợi bám vào chu vi của ổ cối. Vành này lõm và
nhẵn ở mặt trong. Phần sụn viền ổ cối bắt ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây chằng
ngang. Sụn viền ổ cối làm cho ổ cối thêm sâu hơn và ôm trọn gần hết chỏm đùi[23],[31].
- Phương tiện nối khớp
+ Bao khớp là một bao sợi dày chắc: Về phía xương chậu, bao khớp bám vào
chu vi ổ cối và mặt ngoài sụn viền ổ cối. Về phía xương đùi ở phía trước, bao khớp
bám vào đường gian mấu. Ở phía sau bám cách mào gian mấu 1 cm. Như vậy có
1/3 ngồi mặt sau cổ xương đùi không nằm trong bao khớp, đây là điểm yếu nên có
nguy cơ trật khớp ra sau ở vị trí này. Mặt ngồi bao khớp có vài nơi dày lên thành
các dây chằng ngoài bao khớp[23],[31].
+ Các dây chằng khớp háng
Các dây chằng ngoài bao khớp gồm có: Dây chằng chậu đùi, dây chằng mu
đùi, dây chằng ngồi đùi, dây chằng vòng.

4


Dây chằng trong bao khớp là dây chằng chỏm đùi
Bao khớp và các dây chằng ở mặt trước khớp háng thường dày hơn ở mặt
sau, do đó khớp háng thường trật ra sau. Hơn thế nữa khi đùi ở tư thế gấp và khép,
dây chằng vòng ở tư thế nghỉ làm cho chỏm đùi cách xa ổ cối và càng làm cho khớp
trật dễ dàng[31].


Hình 1.2: Các dây chằng khớp háng (Wolters Kluwe)[45]

5


- Trong phẫu thuật thay khớp háng nếu vào khớp bằng lối trước thì phải cắt
bao khớp trước và dây chằng chậu đùi, dây chằng mu đùi. Nếu vào khớp đường sau
ngồi thì phải cắt bao khớp sau và dây chằng ngồi đùi, dây chằng vòng.
1.1.2. Các cơ quanh khớp háng
Khớp

háng

được

bao bọc xung quanh bởi
các cơ. Các cơ này tạo nên
các động tác của khớp
háng tùy theo đường đi của
chúng. Xem xét cơ vùng
khớp háng dưới góc độ
phẫu thuật, điều quan trọng
là phải phân biệt được các
lớp cơ nông và sâu. Các cơ
lớp nông nằm phần trên của
khớp háng bao gồm cơ may
ở phía trước, nằm bên ngồi
cơ may là cơ căng cân đùi
bám tận vào cân của dãi

chậu chày và cùng với cơ

Hình 1.3: Cơ vùng chậu và đùi trước

mơng lớn nằm ở phía

(Phạm Đăng Diệu)[9]

sau[26]. Lớp giữa gồm hai cơ mơng nhỡ và cơ hình lê. Lớp sâu gồm các cơ: cơ mông
bé, cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên, cơ sinh đôi dưới, cơ vuông đùi, cơ bịt ngồi [31].
- Cơ vùng mơng có thể chia làm hai loại dựa vào vị trí và chức năng: Loại
cơ chậu- mấu chuyển gồm các cơ: cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ
mông bé và cơ hình lê. Đây là những cơ duỗi, dạng và xoay đùi. Loại cơ ụ ngồixương mu- mấu chuyển gồm các cơ: cơ bịt trong, cơ sinh đôi, cơ vuông đùi và cơ
bịt ngồi. Những cơ này có động tác chủ yếu là xoay ngoài đùi[31].

6


Hình 1.4: Các cơ vùng mơng và đùi nhìn sau (Frank. H. Netter. MD) [11]
1.1.3. Thần kinh ở vùng khớp háng
Các dây thần kinh nằm quanh khớp háng đều có liên quan đến các đường mổ
vào khớp háng. Chỉ có thể bộc lộ khớp háng một cách an toàn nếu các dây thần kinh
đó khơng bị thương tổn. Có năm dây thần kinh quan trọng cần chú ý khi phẫu thuật
khớp háng là thần kinh đùi, thần kinh bì đùi ngồi, thần kinh mơng trên và dưới,
thần kinh ngồi[26].
- Thần kinh đùi: Thần kinh đùi nằm ngay phía trước của ổ cối nên dễ bị
thương tổn kiểu đụng dập khi bộc lộ khớp do dụng cụ banh vết mổ đặt ở bờ trước của
ổ cối gây căng. Tổn thương trực tiếp cũng có thể xảy ra nếu nhầm lẫm đi vào mặt
trước cơ thắt lưng. Chuẩn bị và bộc lộ thần kinh này là cách để tránh gây thương tổn
khi đi đường chậu bẹn. Phần đuôi mở rộng của đường trước vào khớp háng có thể

gây tổn thương các nhánh thần kinh chi phối cho cơ may và cơ vuông đùi[26].
- Thần kinh bì đùi ngồi: Khi sử dụng đường mổ trước, thần kinh bì đùi
ngồi nằm ngay tại phẫu trường. Tình trạng phù nề tại khớp háng sau chấn thương
do phẫu thuật có thể gây chèn ép trực tiếp thần kinh ở vùng dưới dây chằng bẹn
biểu hiện tình trạng dị cảm mặt trước ngoài đùi. Khi sử dụng đường mổ trước vào
khớp háng, nếu rạch da lệch ra ngồi gai chậu trước trên khoảng 2 cm có thể giảm
bớt nguy cơ thương tổn thần kinh này[26].
7


Nhìn trước
Nhìn sau

Hình 1.5: Thần kinh vùng đùi nhìn trước và sau (Frank. H. Netter. MD)[11]

8


- Thần kinh mông trên: Trong phẫu thuật, khi phẫu tích cơ mơng nhỡ và cơ
mơng nhỏ gây thương tổn ngoại vi đơn độc. Tuy nhiên, cũng có nguy cơ thương tổn
gián tiếp do dụng cụ banh vết mổ[26] (khi phẫu thuật khớp háng đường sau, sau ngoài).
- Thần kinh mơng dưới: Thần kinh này có thể bị tổn thương khi tiêm bắp vùng
mông không đúng kỹ thuật. Nếu đi xuyên qua cơ, nhánh thần kinh đơn lẻ chi phối cho
từng vùng ở ngoại vi có thể bị thương tổn[26].
- Thần kinh ngồi: Thương tổn thần kinh ngồi do thầy thuốc có thể gặp khi
tiêm bắp hoặc có thể do các dụng cụ banh vết mổ đè lên đặc biệt khi sử dụng
đường mổ sau hoặc sau ngoài để vào khớp háng[26], tổn thương thần kinh ngồi
cũng có thể xảy ra khi kéo dài chi quá mức làm kéo căng sợi thần kinh.
1.1.4. Hệ thống mạch máu nuôi dƣỡng vùng cổ và chỏm xƣơng đùi
Chỏm và

cổ xương đùi
nhận máu từ 3
nguồn

chính:

Nhánh

động

mạch đùi sâu
gồm hai nhánh
động mạch mũ
đùi ngồi và mũ
đùi

trong



vịng động mạch
ngồi bao khớp.
Các nhánh tận

Hình 1.6: Hệ thống mạch máu nuôi cổ chỏm xương đùi

(Frank. H. Netter. MD)[11]

của động mạch tủy từ vùng mấu chuyển và từ thân xương đùi đi lên. Động mạch
dây chằng tròn. Trong 3 nguồn cung cấp máu cho vùng cổ và chỏm xương đùi thì

vịng động mạch ngồi bao khớp là quan trọng nhất, động mạch dây chằng tròn nhỏ
chỉ đủ cấp máu cho phần nhỏ của chỏm và lại không hằng định [31].

9


1.1.5. Chức năng của khớp háng và sinh cơ học khớp háng nhân tạo
1.1.5.1. Chức năng vận động và sinh cơ học khớp háng
Khớp háng tuy không linh hoạt bằng khớp vai song với các biên độ (gấp,
duỗi, dạng, khép, xoay) vẫn giúp đảm bảo các hoạt động của con người như: đi lại,
chạy, nhảy… [31].
Biên độ bình thường các động tác của khớp háng:[30],[31].
- Gấp- duỗi: 1300- 00- 100
- Dạng- khép: 500- 00- 300
- Xoay trong- xoay ngoài: 300- 00- 450
Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá chức năng khớp háng sau phẫu thuật
thay khớp háng.
- Các lực tác động lên khớp háng cần được xem xét trên mặt phẳng đứng dọc
và đứng ngang, khi đứng trên một chân và hai chân.
+ Khi đứng trên hai chân trong mặt phẳng đứng dọc tâm trọng lực nằm ngay
tại tâm chỏm xương đùi. Tuy nhiên, khơng có momen quay được tạo ra quanh khớp
háng. Kết quả là không cần có lực cơ nào để giữ thăng bằng. Nếu cơ thể hơi
nghiêng ra sau và tâm trọng lực di chuyển ra sau tâm chỏm xương đùi, dây chằng
chậu đùi nằm ở phía trước sẽ căng ra và giúp giữ thang bằng.
+ Khi đứng trên một chân, lực của cơ giạng cần gấp đơi trọng lượng cơ thể
để duy trì cân bằng. Lực này phối hợp với trọng lượng cơ thể tạo ra phản lực của
khớp gần gấp ba lần trọng lượng cơ thể[26].
1.1.5.2. Sinh cơ học khớp háng nhân tạo toàn phần
Các yếu tố liên quan đến khớp háng nhân tạo là độ vững và biên độ vận động
bao gồm kích thước chỏm, tỷ lệ chỏm - cổ và dạng khớp nhân tạo. Độ vững và biên

độ vận động liên quan chặt chẽ với nhau và phải được xem xét cùng với nhau. Tăng
đường kính chỏm làm tăng khoảng nhảy sẽ làm giảm nguy cơ trật khớp. Khoảng
nhảy có thể cũng bị ảnh hưởng bởi tư thế của các cấu phần của khớp như tăng độ
nghiêng của ổ cối sẽ làm giảm khoảng nhảy trong mặt phẳng đứng ngang. Đối với
loại ổ cối hình bán cầu được đặt trong tư thế nghiêng 450, khoảng nhảy tương
đương 0,77 lần bán kính chỏm. Tăng độ nghiêng lên 650 sẽ làm giảm khoảng nhảy
xuống cịn 0,43 lần bán kính chỏm.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×