Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Skkn hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.78 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRẦN VĂN THỜI
TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH TÂY BẮC

CẢI TIẾN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

-Đề tài thuộc lĩnh vực: Quản lý
-Họ và tên người thực hiện: Phạm Bá Vạn
-Chức vụ: Phó hiệu trưởng
-Sinh hoạt tổ chun mơn: Tốn - Lý

Huyện Trần Văn Thời, tháng 2 năm 2011


MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục và đào tạo có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong sự
phát triển của đất nước, của xã hội. Phát triển sự nghiệp giáo dục được Đảng
và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII đã khẳng định: “…Khoa học và giáo dục đóng vai trị then chốt
trong tồn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên


trình độ tiên tiến của Thế giới”.
Trong nhà trường, Hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý các hoạt động giáo dục. Khi đề cập đến vấn đề đổi mới quản lý nhà trường
nhằm nâng chất lượng giáo dục phải nói đến vai trò chủ đạo trọng tâm của
người hiệu trưởng. Hiệu trưởng là đầu tàu, là người nắm giữ vai trò quan trọng
nhất trong công tác quản lý nhà trường. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm
mọi hoạt động có liên quan đến ngơi trường mình đang đảm nhiệm. Vì vậy, để
nâng chất lượng giáo dục đòi hỏi người hiệu trưởng phải nhạy bén, phải nắm
rõ nhà trường đang cần gì ? Cần đầu tư sâu hoạt động nào. Hiệu trưởng quyết
định hướng đi cũng như mọi hoạt động nhà trường, giáo viên là người quyết
định chất lượng giáo dục, phụ huynh là người tạo điều kiện cho con em mình
học hành thật tốt. Vì thế thực hiện đổi mới quản lý nhà trường để nâng chất
lượng giáo dục đòi hỏi người hiệu trưởng phải thay đổi tư duy và có những kế
sách tối ưu phù hợp với nhà trường, giáo viên cũng phải thay đổi tư duy, đổi
mới phương pháp giảng dạy, học sinh phải thay đổi phương pháp học tập theo
sự hướng dẫn của thầy cô.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trường trung học cơ sở Khánh Bình Tây Bắc được tách ra từ trường trung
học cơ sở Khánh Bình Tây từ tháng 8 năm 1997. Khi tách trường, cơ sở vật
chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn lại phải thay đổi địa điểm từ Lâm
Ngư Trường 1 (Do gần đường ống dẫn khí PM3 của nhà máy Khí-Điện-Đạm
Cà Mau) về địa điểm mới (Đầu kênh Giáo Bảy, ấp Mũi Tràm C) nên phải đầu
tư xây dựng mới hoàn toàn. Cán bộ quản lý trường cũng thay đổi liên tục nên
chưa thực sự nắm rõ dược đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và học sinh địa
phương, còn thiếu kinh nghiệp chuyên môn nghiệp vụ quản lý. Nhà trường
nằm trên địa bà vùng sâu vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, cơ
sở hạ tầng giao thông không thuận tiện, việc đi lại chủ yêu là bằng phương tiện
giao thông thủy vừa tốn kém lại mất nhiều thời gian. Khả năng đầu tư về tài



chính của chính quyền địa phương cịn hạn hẹp, cơng tác xã hội hóa giáo dục,
quỹ hội phụ huynh cịn ít nên việc hỗ trợ cho hoạt động giáo dục của nhà
trường chưa đáp ứng được nhu cầu. Đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường thừa thiếu cụt bộ, việc phân cơng nhiệm vụ cơng tác cịn khó khăn,
chắp vá. Chất lượng học sinh đầu vào thấp, đa số các em chưa có phương pháp
học tập đúng đắn. Để duy trì, nâng cao chất lượng dạy học tập thể cán bộ giáo
viên công nhân viên đã phải cố gắng phát huy hết nội lực của mình.
Trong những năm qua. Hiệu trưởng nhà trường đã có một số biện pháp
chỉ đạo để từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tuy đã đạt
được những thành quả nhất định. Trong thời gian gần đây bản thân có điều
kiện dự học lớp Quản lý giáo dục, đặc biệt tôi tâm đắc và thấy quan tâm sâu
sắc chuyên đề “Quản lý hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thơng”.
Với mục đích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra những biện pháp hữu
hiệu nâng cao chất lượng học tập của học sinh nên chọn đề tài “ Một số biện
pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinh” ở trường trung học cơ sở Khánh Bình Tây Bắc.
II. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài gồm ba phần:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Nội dung.
Phần 3: Kết luận.
Phần II: NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ NĂM HỌC 2010-2011
1. Tình hình lớp-học sinh:
*trường có 441 học sinh biên chế thành 13 lớp, trong đó:
- Khối 6: 04 lớp với 147 học sinh
- Khối 7: 03 lớp với 113 học sinh
- Khối 8: 03 lớp với 099 học sinh
- Khối 9: 03 lớp với 092 học sinh
* Diện chính sách:

- Con thương binh: 04 học sinh
- Con dân tộc thiểu số: 23 học sinh
- Con gia đình nghèo: 60 học sinh
- Con gia đình cận nghèo: 41 học sinh


- Đi học bằng đò: 452 học sinh
- Đội viên: 403 học sinh
2. Tình hình đội ngũ cán bộ-giáo viên-cơng nhân viên:
Tổng số Cán bộ - Giáo viên - Công nhân viên: 36/16 nữ
- Quản lý:

02/0 nữ

- Giáo viên:

31/14 nữ.

- Nhân viên:

03/02 nữ

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ khá và tốt dạy đủ các môn học cấp
trung học cơ sở, trong đó: Trên chuẩn: 06/0 nữ. Đạt chuẩn: 29/16 nữ. So định
mức quy định nhà trường vừa thừa vừa thiếu giáo viên, nhân viên cụt bộ.
3. Tình hình cơ sở vật chất:
- Phịng học: hiện có 13 Đang xây dựng mới 12.
- Phịng chức năng: hiện có 9
- Bàn giáo viên: 8 bàn
- Bảng đen: 14 cái

- Bàn ghế HS: 250 bộ
II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG HỌC LỰC CỦA HỌC SINH:
Bảng thống kê chất lượng học lực học sinh nhà trường qua các năm.
Năm học Tổng HS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

2006-2007

524

3.5 %

20.4 %

75.0 %

8.1 %

3.0%

2007-2008


502

4.4 %

24.4 %

58.5 %

10.7 %

2.0%

2008-2009

480

4.8 %

27.4 %

51.1

5.2 %

1.5%

2009-2010

412


9.0%

28.2%

52.4%

10.4%

0.0%

Qua thống kê cho thấy chất lượng học lực của học sinh cịn thấp, số học
sinh có học lực yếu và kém còn chiếm tỷ lệ còn khá cao. Giảm tỷ lệ học sinh
có học lực yếu, kém. Nâng tỷ lệ học sinh có học lực giỏi, khá, trung bình là nội
dung có thể nói là mục tiêu quan trọng, cần thiết và bức xúc đặt ra cho tập thể
Hội đồng sư phạm nhà trường. Đòi hỏi lãnh đạo trường phải tìm tịi những biện
pháp chỉ đạo hữu hiệu, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.


1. Xây dựng đội ngũ trong tập thể sư phạm:
Giáo viên và tập thể sư phạm là hai lực lượng chủ yếu tham gia quá trình
giáo dục học sinh. Xây dựng đội ngũ giáo viên có tinh thần đồn kết, giúp đỡ
nhau trong cơng tác chun mơn. Có ý chí phấn đấu nâng cao nghiệp vụ
chun mơn. Có tinh thần , tổ chức kỷ luật cao...Là một trong những nội dung
quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, quyết định chất lượng học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng này. Để xây dựng tốt đội ngũ hiệu trưởng cần
thực hiện tốt một số các biện pháp sau:
- Thông qua các buổi sinh hoạt nội bộ, phối hợp với Công đoàn, Đoàn

thanh niên, tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ trong năm, Qua đó hiệu
trưởng gần gủi động viên tinh thần vượt khó của giáo viên, động lực phấn đấu,
khơi dậy lịng u nghề, gắn bó trường lớp.
- Xây dựng các tổ chuyên môn là những giáo viên có tư tưởng chính trị
vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, có tính ngun tắc, có ý thức tổ chức
kỷ luật, có năng lực sư phạm, có kinh nghiệm trong giảng dạy, có uy tín, có
năng lực thuyết phục tạo mối đoàn kết giữa các giáo viên trong tổ. Hiệu trưởng
quan tâm chỉ đạo, tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia các
lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Thông qua tổ chuyên môn tổ chức thao
giảng xây dựng và đúc rút kinh nghiệm tìm ra phương pháp dạy, học phù hợp
với từng đối tượng, từng lớp học sinh. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức thi
giáo viên dạy giỏi cấp trường, bồi dưỡng giáo viên tham gia dự thi giáo viên
dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Hiệu trưởng cần chú ý, quan tâm đến yếu tố con người. Quan tâm đến
đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho giáo viên. Phối hợp với các tổ chức,
đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động tham quan, tiếp cận
giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm, động viên tinh thần nhân các ngày lễ,
tết, chia sẽ khó khăn khi gặp khó khăn, bệnh tật.
2. Chỉ đạo hoạt động giảng dạy:
2.1. Xây dựng nề nếp kĩ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo viên:
Yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng giảng dạy trong nhà trường là nề
nếp, kỹ cương. Nề nếp sẽ tạo khơng khí lao động nghiêm túc trong nhà trường,
chính nề nếp này cũng ảnh hưởng tích cực đến nề nếp học tập của học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của nề nếp, kĩ cương trong hoạt động giảng
dạy của giáo viên nên Hiệu trưởng chỉ đạo một số biện pháp sau:
- Hiệu trưởng xây dựng các qui định về việc giảng dạy của giáo viên
như: Qui định đạo đức, tác phong của giáo viên, qui định ra vào lớp, qui định
hồ sơ giáo viên, số cột điểm kiểm tra tối thiểu của từng bộ môn, một số qui
định bắt buộc (mỗi giáo viên dạy rút kinh nghiện 2 tiết /học kì, dự giờ 2 tiết
/tháng )...

- Hiệu trưởng tổ chức học tập và thảo luận kĩ ở đầu năm học về những
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo viên theo qui định của ngành. Phát động


phong trào “ Kỹ cương - Tình thương -Trách nhiệm”. Qua đó thuyết phục giáo
viên chấp hành nội qui giảng dạy, tạo ra dư luận tập thể có xu hướng tích cực.
- cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, bảo đảm ngày
giờ cơng, vắng phải có lí do và báo trước. Chấp hành sự phân cơng tổ chức và
thực hiện qui chế chuyên môn.
2.2. Biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học:
Việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy là một trong những
vấn đề quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường. Vì vậy việc thực hiện
đầy đủ nghiêm túc chương trình học cả nội dung lẫn phương pháp lẫn hình
thức là điều cơ bản có tính pháp lệnh. Do đó Hiệu trưởng chỉ đạo một số nội
dung biện pháp sau:
- Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng nghiên cứu thật kỉ chương trình
giảng dạy trong năm học, căn cứ vào bản phân phối chương trình của Bộ, các
chỉ thị của Bộ và Sở có liên quan đến việc thực hiện chương trình.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chun mơn nghiên cứu kỉ chương trình giảng
dạy của các bộ mơn do tổ mình phụ trách. Tổ trưởng duy trì thường xun sinh
hoạt chun mơn .
- Thơng qua tổ chuyên môn Hiệu trưởng chỉ đạo thao giảng, dạy rút
kinh nghiệm theo chuyên đề, dự giờ các tiết khó để rút kinh nghiệm, điều
chỉnh phương pháp dạy thích hợp với từng đối tượng học sinh.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình giảng dạy,
lập kế hoạch giảng dạy bộ mơn có chỉ tiêu, biện pháp cụ thể đối với từng lớp,
lên lịch báo giảng hàng tuần.
2.3. Biện pháp chỉ đạo việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp:
Bài soạn là thiết kế nội dung và tiến trình của giờ dạy trên lớp. Vì vậy
soạn bài để giảng dạy trên lớp là việc quan trọng phải làm của giáo viên. Để

đạt được hiệu quả tốt hiệu trưởng chỉ đạo một số các biện pháp sau:
- Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng phổ biến, triển khai các yêu cầu
về soạn bài theo hướng dẫn của các cấp lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo,
Phòng giáo dục và đào tạo.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức thảo luận để đi đến
thống nhất trong tổ các yêu cầu về việc chuẩn bị giờ lên lớp, kiểm tra giáo án
hàng tuần, hàng tháng, nhắc nhở giáo viên làm tốt công tác soạn giảng, chuẩn
bị chu đáo về nội dung kiến thức, kĩ năng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học khi
lên lớp.
- Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên khi lên lớp phải có bài soạn, đối với
giáo viên mới ra trường, bài soạn phải đầy đủ các cột, mục theo quy định, thể
hiện rõ các hoạt động của thầy và của trò, hệ thống câu hỏi và dự kiến các đáp
án trả lời của học sinh...Đối với giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy lâu năm trong
nghề được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng giáo án cũ phải bổ sung và
cập nhật chương trình hàng năm cho phù hợp với đối tượng học sinh.


2.4. Biện pháp quản lý giờ lên lớp của giáo viên:
Chất lượng giờ lên lớp của giáo viên là khâu quyết định chất lượng đào
tạo của nhà trường. Trong hoạt động dạy học giáo viên là người trực tiếp quyết
định chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn mình phụ trách giảng dạy. Vì
vậy hiệu trưởng đã chỉ đạo sâu sắc trực tiếp đến giáo viên bộ môn tạo điều kiện
để giờ lên lớp có khả năng thực hiện tốt thông qua các biện pháp:
- Hiệu trưởng tổ chức thực hiện tốt kỷ luật lao động trong nhà trường,
thường xuyên nhắc nhở nội quy ra vào lớp của giáo viên và học sinh. Lập sổ
theo dõi ngày giờ cơng của giáo viên.
- Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng lập sự vụ biểu, thời khóa biểu,
kiểm tra sổ đầu bài, xử lý kịp thời các tiết có giáo viên nghỉ để tránh ảnh
hưởng đến lớp khác.
- Hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn nắm vững thời khóa biểu của giáo

viên trong tổ để bố trí dạy thay khi cần thiết. Nhắc nhở giáo viên trong tổ về kỷ
luật chuyên môn và lao động.
2.5. Biện pháp chỉ đạo kiểm tra cho điểm, đánh giá học sinh:
Để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, sự chỉ đạo của nhà trường,
kết quả học tập của học sinh. Do đó yêu cầu giáo viên đánh giá đúng, trung
thực kết quả học tập của học sinh với tinh thần nghiêm túc, thái độ khách quan,
vơ tư và lịng u thương học sinh vơ hạn. Chống khuynh hướng cho điểm một
cách hình thức khơng có lời nhận xét. Do đó hiệu trưởng đã có một số biện
pháp sau:
- Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng cho giáo viên học tập kỹ quy chế
kiểm tra, đánh giá học sinh, nhắc nhở giáo viên trong việc đánh giá học sinh
phải phản ánh đúng mức độ yêu cầu của chương trình. Kiểm tra học kỳ với
hình thức xếp theo vần ABC, duyệt kỷ đề kiểm tra, bài kiểm tra được rọc
phách và chấm chung. Kỷ luật nghiêm những học sinh vi phạm quy chế phòng
thi.
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thảo luận trong tổ về việc
kiểm tra cho điểm, đánh giá học sinh. Tổ chức kiểm tra chéo sổ điểm cá nhân
hàng tháng giữa giáo viên trong tổ. Thống nhất nội dung ôn tập và ra đề kiểm
tra.
3.Biện pháp chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh:
3.1. Biện pháp chỉ đạo xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động học
tập của học sinh:
Việc xây dựng nề nếp, kỷ cương có ý nghĩa rất quan trọng, nó khơng chỉ
là điều kiện thực hiện tốt việc dạy và học trên lớp, mà giáo dục học sinh ý thức
chấp hành tổ chức kỷ luật-Một phẩm chất rất cần thiết góp phần hình thành
nhân cách toàn diện học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của nề nếp, kỷ
cương trong hoạt động học tập của học sinh, nêu Hiệu trưởng đã chỉ đạo một
số biện pháp sau:



- Xây dựng nội quy học sinh, tổ chức học tập và thảo luận trong phạm vi
toàn trường.
- Trong Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm, Hiệu trưởng phổ biến cho cha
mẹ học sinh nắm các yêu cầu về nề nếp, kỷ cương trong hoạt động học tập của
học sinh để cha mẹ học sinh tham gia hỗ trợ các em chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy của nhà trường.
- Phối hợp với Đoàn - Đội xây dựng biểu điểm thi đua nhằm động viên,
lôi cuốn học sinh chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường, hàng tuần có
nhận xét, đánh giá, xếp loại .
- Giáo viên chủ nhiệm lập sổ theo dõi thi đua của các tổ để theo dõi việc
học tập của học sinh, nhằm động viên nhắc nhỡ nhau cố gắng trong học tập,
giúp nhau vượt khó để học tốt.
- Nhà trường có những hình thức kỷ luật thích đáng đối với những học
sinh khơng tn thủ nội quy của nhà trường.
Một số học sinh chưa thực hiện tốt nội quy nhà trường như: cúp cua, nghỉ
học khơng lí do, khơng thuộc bài, gây mất trật tự trong lớp, vi phạm quy chế
kiểm tra,…hầu hết những em vi phạm là học sinh yếu, kém.
3.2.Biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm giáo dục động cơ học tập
của học sinh:
Hoạt động học tập là một hoạt động cơ bản của học sinh, hoạt động này
có thể đạt được hiệu quả cao khi học sinh tự giác học tập với tinh thần hăng
hái và thái độ đúng đắn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục
động cơ học tập cho học sinh nên Hiệu trưởng đã chỉ đạo một số biện pháp
sau:
- Giáo dục học sinh qua tiết chào cờ đầu tuần, nhân các ngày lễ lớn trong
năm.
- Giáo dục học sinh thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Thơng qua
nhận xét tình hình hoạt động trong tuần, giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh
về động cơ thái độ học tập, uốn nắn những quan điểm lệch lạc cũng cố niềm
tin cho học sinh, giúp các em học tập được tốt hơn.

- Giáo dục thông qua các tiết dạy trên lớp của giáo viên bộ môn, để tạo
nhu cầu hứng thú về sự hiểu biết, dần dần hình thành nhu cầu học tập của học
sinh.
3.3. Biện pháp chỉ đạo tổ chức phối hợp các hoạt động học tập trong giờ
lên lớp và ngoài giờ lên lớp:
Giờ học trên lớp là khâu quyết định chất lượng học tập của học sinh. Tuy
nhiên giờ học trên lớp phải được hỗ trợ bằng các hoạt động học tập ngoài giờ
lên lớp mà việc học tập ở nhà là quan trọng nhất. Do đó Hiệu trưởng chỉ đạo
một số biện pháp sau:


- Hiệu trưởng phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh vận động, tuyên
truyền để cha mẹ học sinh tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình học tập ở
nhà như: theo dõi thời khóa biểu học tại nhà, tại trường, không sai vặt trong
giờ học của con mình,…
- Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh thông qua sổ liên
lạc để nắm bắt thông tin.
- Chỉ đạo giáo viên bộ môn hướng dẫn cụ thể cho học sinh học tập ở nhà
như: làm bài tập, soạn bài, đọc trước bài mới, tham khảo tài liệu…
3.4. Biện pháp chỉ đạo việc phụ đạo và bồi dưỡng học sinh:
Chất lượng học sinh đầu vào là rất thấp, đa số học sinh có học lực trung
bình, yếu. Nhiều em bị hỏng kiến thức, ham chơi, hồn cảnh gia đình khó
khăn, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Để
đóng góp nâng cao chất lượng Hiệu trưởng chỉ đạo một số biện pháp sau:
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn nghiên cứu từng học
sinh để phát hiện và tìm nguyên nhân của các hiện tượng học sinh học yếu
kém.
- Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 8-9, bồi dưỡng thêm cho học sinh khối 6-7
- Tổ chức thi học sinh giỏi khối 6-7-8 và 9 vòng trường để chọn học sinh

giỏi dự thi vòng huyện, vòng tỉnh khối 9.
- Lập danh sách học sinh yếu kém từng môn ở giữa học kỳ và cuối học kỳ
để tổ chức phụ đạo riêng.
Qua các biện pháp chỉ đạo trên của nhà trường đã đạt được kết quả học
tập của học sinh ở cuối học kỳ I năm học 2010-2011 như sau:
Năm học Tổng HS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

Cuối kỳ I

5.3%

31.2%

50.0%

13.5%

0

436


Phần III. KẾT LUẬN
Ở địa phương, trường THCS có thể nói đó là một trung tâm văn hóa.
Người cán bộ quản lý là người hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo, là người tiếp thu
những quan điểm, chủ trương đường lối giáo dục và cũng là nơi tiếp nhận các
học sinh ở cấp dưới ( tiểu học) vừa chuyển giao học sinh lên cấp cao hơn…
Chính vì vậy Hiệu trưởng phải nhận thức rõ vai trị của mình để thực hiện tốt
cơng tác chỉ đạo để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương,
đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ đổi mới phát huy được sức mạnh của
toàn Đảng, toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục.
Những bài học kinh nghiệm:


Qua việc phân tích một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm
nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường. Bản thân rút ra
những kinh nghiệm về nâng cao chất lượng học tập của học sinh như sau:
1) Muốn thành công trong công tác quản lý Hiệu trưởng phải có trình độ
chun mơn vững vàng, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của việc nâng cao
chất lượng học tập của học sinh, đó là nhiệm vụ chính trị trung tâm của nhà
trường. Do đó phải dành nhiều thời gian, sức lực, tâm trí để chỉ đạo công việc
này.
2) Hiệu trưởng phải thực sự là người gương mẫu, có phẩm chất tốt, có
lịng nhân ái.
3) Hiệu trưởng phải nắm vững thực lực của giáo viên và học sinh, từ đó
xây dựng kế hoạch và biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế của nhà
trường.
4) Hiệu trưởng phải xây dựng nề nếp - kỷ cương trong học tập, giáo dục
đạo đức, động cơ thái độ học tập, làm cho học sinh ngày càng muốn học, ham
học và tự giác học.
5) Hiệu trưởng phải biết huy động, phối hợp mọi lực lượng trong nhà

trường và ngoài nhà trường tham gia vào việc nâng cao chất lượng học tập của
học sinh.
Kiến nghị:
- Đối với chính quyền địa phương cần tăng cường các biện pháp tạo điều
kiện cho học sinh thuận tiện trong việc đi lại, đến trường. Có thể huy động
nhân dân làm lộ đất đen, bắt cầu qua sông, phối hợp các trường trên địa bàn
mở tuyến đò đưa rước học sinh…
- Với lãnh đạo Phịng giáo dục cần:
+ Xem xét nâng mức kinh phí hoạt động và đầu tư thêm các trang thiết
bị phục vụ công tác giáo dục, giảng dạy.
+ Tổ chức các chuyên đề tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ trong đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá
và ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Phân bổ giáo viên tạo điều kiện cho các trường có đủ giáo viên giảng
dạy đúng chun mơn ở các môn học.
+ Tham mưu lãnh đạo các cấp đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường để
đảm bảo các hoạt động giáo dục nhằm đáp ứng theo nhu cầu hiện nay.
Khánh Bình Tây Bắc, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Người viết
Phạm Bá Vạn


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng
cao chất lượng học tập của học sinh.
- Tác giả: Phạm Bá Vạn


Tổ chuyên môn

Nội dung

Trường
Xếp
loại

Nội dung

Xếp
loại

- Đặc vấn đề

- Đặc vấn đề

- Biện pháp

- Biện pháp

- Kết quả phổ biến ứng dụng

- Kết quả phổ biến ứng dụng

- Tính khoa học

- Tính khoa học

- Tính sáng tạo

- Tính sáng tạo


Xếp loại chung:

Xếp loại chung:

Ngày tháng

năm 2011

Ngày tháng

Tổ trưởng

năm 2011

Hiệu trưởng

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
Nội dung

Xếp loại

- Đặc vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
Ngày tháng


năm 2011

Trưởng phòng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×