Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Bằng hiểu biết của mình về luật so sánh, Anhchị hãy bình luận nhận định “ Hệ thống tòa án của Anh là một hệ thống không thống nhất và hết sức phức tạp”. Liên hệ với hệ thống tòa án của một quốc gia khác trong dòng họ Common law để làm rõ nhận định trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.59 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT SO SÁNH
ĐỀ BÀI: Bằng hiểu biết của mình về luật so
sánh, Anh/chị hãy bình luận nhận định “ Hệ
thống tịa án của Anh là một hệ thống không
thống nhất và hết sức phức tạp”. Liên hệ với hệ
thống tòa án của một quốc gia khác trong dòng
họ Common law để làm rõ nhận định trên
Họ và tên : NGUYỄN QUỐC HƯNG
Lớp: K7A
MSSV: 193801010267


MỤC LỤC
A. Mở đầu .................................................................................................... 1
B. Nội dung .................................................................................................. 2
I. Khái quát chung ................................................................................... 2
1. Common Law là gì ? ......................................................................... 2
2. Đặc điểm của Common Law ............................................................ 2
3. Hệ thống tịa án Anh ......................................................................... 3
II. Phân tích và bình luận nhận định ..................................................... 5
1. Tính khơng thống nhất ..................................................................... 6
2. Tính phức tạp .................................................................................... 7
III. Liên hệ hệ thống tòa án Anh với hệ thống tòa án Mỹ ................... 8
IV. Liên hệ hệ thống tòa án Anh và hệ thống tòa án Việt Nam ........ 12
1. Điểm tương đồng ............................................................................. 12
2. Điểm khác biệt ................................................................................. 12
C. Kết Luận ............................................................................................... 15


A. Mở đầu


Hệ thống pháp luật Common Law là hệ thống pháp luật lớn, lâu đời và điển hình trên
thế giới. Mặc dù ngày nay pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay
đổi theo hướng bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ
bản sự thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo nên
"bản sắc" của hệ thống pháp luật này. Pháp luật Anh – Mỹ là pháp luật ra đời ở Anh, sau
này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống
pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập
quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ (precedents/ judge made law). Vì thế sự thể
hiện rõ nét nhất sẽ là ở pháp luật Anh - hệ thống pháp luật được áp dụng cho toàn xứ Anh
và xứ Wales được xây dựng cơ sở của Thông luật. Hệ thống pháp luật Anh được sử dụng
trong hầu hết các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung và Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang
Louisiana (sử dụng hệ thống Dân luật). Nó được truyền bá sang các nước Khối thịnh vượng
chung trong khi Đế quốc Anh bành trướng vào thế kỷ 19 và nó hình thành nên cơ sở của
khoa học pháp lý của hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng. Pháp luật Anh cũng tác động và
ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước Mỹ trước khi cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776, nó là một phần
của luật pháp của Hoa Kỳ thông qua quy chế tiếp nhận, ngoại trừ ở Louisiana từ đó Pháp
luật Anh và cung cấp cơ sở nền tảng cho truyền thống pháp lý và chính sách ở Mỹ mặc dù
nó khơng có thẩm quyền thay thế pháp luật. Trong đó, điểm đặc thù của hệ thống pháp luật
Anh là bộ phận quan trọng của luật thực định của Anh là do cơ quan tư pháp, tức là tòa án
sáng tạo dựa trên cơ sở áp dụng và phát triển án lệ hay tiền lệ pháp. Có nhận định cho rằng “
Hệ thống tịa án của Anh là một hệ thống tịa án khơng thống nhất và hết sức phức tạp.”
Theo em, đây là một nhận định vơ cùng đúng đắn, chính xác và đầy đủ. Qua bài tiểu luận,
em sẽ bình luận về nhận định này, đồng thời liên hệ với hệ thống tòa án của một quốc gia
khác trong dòng họ Common law mà cụ thể ở đây là Mỹ để làm rõ thêm nhận định trên.

1


B. Nội dung
I. Khái quát chung

1. Common Law là gì ?
Hệ thống pháp luật Ănglô – xắcxông, hệ thống Thông luật (Common Law), hay gọi
đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ: Pháp luật Anh – Mỹ là pháp luật ra đời ở
Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ
thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp
luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ (precedents/ judge made law).
Đơn giản hơn, Thông luật là hệ thống pháp luật được sử dụng ở Vương quốc Anh
và Hoa Kỳ (ngoại trừ tiểu bang Louisiana). Theo thông luật, các thẩm phán phải xem xét
các quyết định của các tịa trước đó (tiền lệ) về các trường hợp tương tự khi đưa ra quyết
định của chính mình. Đơi khi người ta gọi thơng luật là “luật tục” vì các thẩm phán xem xét
các phong tục (tập quán chung) của quốc gia khi ra quyết định.
Ở nhiều quốc gia, hệ thống tư pháp kết hợp các yếu tố của luật dân sự (án lệ riêng),
vốn được lưu truyền từ luật La Mã và thông luật, đã phát triển ở Anh. Trong một hệ thống
kết hợp, các vụ án riêng được xét xử tại các tòa án dân sự; tuy nhiên, các vụ án liên quan
đến tội phạm chống lại xã hội (luật hình sự) được xét xử tại các tịa án hình sự, nơi các
quyết định dựa trên tiền lệ. Common Law hiện nay cần phải được hiểu theo 3 nghĩa khác
nhau:
Thứ nhất, đó là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới dựa trên truyền thống hệ
thống pháp luật của Anh;
Thứ hai, trên phương diện nguồn luật, án lệ (Case law) của Common Law được tạo
ra bởi tòa án, phân biệt với đạo luật của Nghị viên;
Thứ ba, trên phương diện hệ thống Tòa án, Tòa án và các án lệ của Common Law
cũng khác biệt với Tòa án và các án lệ của Equity Law. [2]
2. Đặc điểm của Common Law
Dòng họ pháp luật có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh – quốc gia ở châu âu
nhưng dòng họ pháp luật này lại có một số điểm khác biệt căn bản với dòng họ pháp luật
Civil law.

2



Thứ nhất, Common law là dòng họ pháp luật trong đó hệ thống pháp luật trực thuộc
ít nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và thừa nhận án lệ như nguồn luật
chính thống tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết tiền lệ pháp ở các hệ thống
pháp luật này đều ít nhiều chi phối hệ thống tòa án lệ theo hướng: các phán quyết đã tun
của tịa án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc tòa án cấp dưới trong quá trình xét xử
chung có giá trị ràng buộc tịa án cấp dưới trong quá trình xét xử các vụ hiện tại. Học thuyết
này được triển khai áp dụng trên thực tế thông qua việc xuất bản các phán quyết của tịa án
có giá trị ràng buộc để tạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống và đáng tin
cậy cho việc áp dụng thống nhất tiền lệ pháp tại các tịa án trên tồn quốc trong công tác xét
xử.
Thứ hai, thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc dịng họ Common law đóng
vai trị quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm pháp luật. Nghiên cứu hệ
thống pháp luật Anh, cội nguồn của dịng họ Common law có thể thấy: pháp luật Anh khơng
được pháp điển hóa như pháp luật của các nước thuộc dịng họ Civil law; nước Anh khơng
có những bộ luật chứa đựng toàn bộ những quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quan hệ
xã hội đặc thù nào đó.
Thứ ba, nhìn chung các hệ thống pháp luật thuộc họ Common law khơng có sự phân
biệt giữa luật cơng và luật tư như trong dịng họ Civil law, trừ hệ thống pháp luật Anh. Tuy
nhiên, sự phân biệt giữa luật công và luật tư ở Anh không có cùng mục đích như ở các nước
thuộc dịng họ Civil law.
Thứ tư, chế định pháp luật tiêu biểu của các hệ thống luật dòng họ Common law là
chế định ủy thác – chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh, ra đời do hoàn cảnh lịch sử
riêng có của nước Anh.
Thứ năm, sau khi hình thành ở Anh quốc, Common law đã lan sang khắp các châu
lục từ châu Phi, châu Mỹ đến châu Úc, châu Á và làm thành dòng họ Common law, một
trong hai dòng họ pháp luật lớn nhất thế giới. Sự bành trướng của Common law của Anh
diễn ra trong suốt quá trình Hồng gia Anh thực hiện chính sách thuộc địa hóa. [3]
3. Hệ thống tịa án Anh
Hệ thống tồ án Anh chia ra xét xử cấp cao (senior courts), với đỉnh là Tòa án tối

cao Liên hiệp Anh (Supreme Court of the UK) và xét xử cấp thấp do số lượng lớn các toà
cấp dưới và những cơ quan bán pháp lý tương đương thực hiện.
3


Thứ nhất, cấp độ thấp nhất trong hệ thống Toà án Anh là Toà án địa phương
(County Court), Toà án quận, toà sơ thẩm ở các thành phố lớn. Các toà địa phương là nơi
xét xử phần lớn các vụ việc dân sự với thủ tục tố tụng đơn giản, khơng có bồi thẩm đồn
(Jury). Các thẩm phán của tồ địa phương là các thẩm phán chuyên nghiệp (Profesional
judges) họ được bổ nhiệm trong số các luật sư và có ít nhất là 7 năm kinhnghiệm.
Thứ hai, tổ chức của các tòa cấp cao ở Anh (senior courts). Theo Luật về Tồ án
năm 1971 của Anh, các tịa cấp cao ở Anh gồm: Tồ tối thượng Cơng lý (Hight Court of
Justice), Toà Vương miện (Crown Court) và Toà phúc thẩm (Court of Appeal).
Toà tối thượng gồm ba bộ phận: bộ phận Hồng gia (Queen’s Bench Division), Tịa
đại pháp - bộ phận xét xử theo luật công lý (Chancery Division) và bộ phận về luật gia đình
(Family Division). Trong khn khổ của bộ phận Hồng gia có Tồ Đơ đốc và Tồ Thương
mại; trong khn khổ Tịa đại pháp có Tồ mơn bài. Tồ tối thượng có gần 100 quan tồ
(mang danh hiệu "Justices") cộng với Chánh án (Lord) đứng đầu bộ phận Hồng gia, Phó
pháp quan (Vice Chancellor) đứng đầu Tịa đại pháp và quan tồ đứng đầu bộ phận luật gia
đình. Các quan tồ được bổ nhiệm từ những luật sư mà đối với họ, trở thành quan toà là
đỉnh cao trong đường sự nghiệp. Những vụ việc ở cấp sơ thẩm do một quan toà xét xử. Hiện
nay, bồi thẩm đoàn chỉ tham gia vào những vụ việc dân sự trong những trường hợp ngoại lệ.
Toà Vương miện - một tổ chức mới do Luật về Toà án 1971 lập ra. Tồ xem xét
những vụ án hình sự. Thành phần của toà đa dạng hơn. Phụ thuộc vào dạng tội phạm, vụ án
có thể do quan tồ của Toà tối thượng, hoặc quan toà hạt (phải là quan toà chuyên nghiệp,
thường xuyên làm việc), hoặc luật sư - recorders (barristers, solisiters) tạm thời gánh trách
nhiệm của quan toà xem xét. Nếu bị cáo khơng chịu cơng nhận mình có tội, bồi thẩm đồn
sẽ tham gia xét xử - điều hiếm thấy hiện nay.
Tồ phúc thẩm gồm có hai bộ phận: bộ phận dân sự (Civil Division) và hình sự
(Criminal Division); các quan toà được gọi là pháp quan (lord - justices) và do người đứng

đầu bộ phận dân sự (Master of the Rolls) lãnh đạo. Các vụ án do hội đồng gồm ba thẩm
phán xem xét. Đơn kháng án sẽ bị bãi bỏ nếu đa số họ phủ quyết. Một trong những hội đồng
của toà án chỉ chuyên phụ trách các vụ án hình sự - bộ phận hình sự của Tồ phúc thẩm. Hội
đồng này thường hoạt động với thành phần một pháp quan và hai thẩm phán từ bộ phận
Vành móng ngựa hồng gia. Khác với những hội đồng xem xét các vụ án dân sự, ở đây
không chấp nhận để ý kiến của các thẩm phán thiểu số được tuyên bố công khai.
4


Thứ ba, Tòa án Tối cao của Liên hiệp Anh (Supreme Court of UK). Trước đây,
Viện Nguyên lão (Thượng viện Anh) là cấp xét xử cao nhất và chung thẩm trên toàn bộ lãnh
thổ Liên hiệp Anh . Từ tháng 10/2009, theo quy định của Luật Cải cách hiến pháp năm
2005, Tòa án Tối cao của Liên hiệp Anh (UKSC) được thành lập thay thế Viện Nguyên lão
thực hiện công việc này. Mười hai thẩm phán của UKSC do Nữ hoàng bổ nhiệm theo giới
thiệu của Thủ tướng sau khi được một Ủy ban tuyển chọn đề xuất theo một quy trình phức
tạp. Luật pháp Anh khơng huỷ bỏ quyết định và trả vụ việc về để xử lại. Cả Tòa án Tối cao
hiện nay (Viện Nguyên lão trước đây) lẫn Tồ phúc thẩm đều ln đưa ra phán quyết về
những vụ việc bị kháng án.
Thứ tư, hội đồng cơ mật, các thẩm phán của Tòa án tối cao Liên hiệp Anh đồng
thời cũng là thành viên Ủy ban Tư pháp thuộc Hội đồng cơ mật có thẩm quyền xem xét
những đơn kháng án đối với các quyết định của các toà án tối cao ở các lãnh thổ hải ngoại
thuộc Liên hiệp Anh hoặc các nhà nước thành viên của Khối thịnh vượng chung, vì những
nhà nước này khơng loại trừ khả năng của những đơn kháng án như thế (New Zealand,
Gambia, Sirea - Leone...). Như vậy, các thẩm phán thường phải áp dụng luật pháp nước
khác. Các quyết định của Uỷ ban dựa trên thơng luật có uy tín như những quyết định của
Viện Nguyên lão trước đây và Tòa án tối cao hiện nay. Chúng đều được xuất bản trong cùng
những tuyển tập về thực tiễn tòa án.
Thứ năm, xét xử các vụ việc hành chính. Ở Anh khơng có hệ thống đẳng cấp các
tồ án hành chính, cũng như khơng có "cấp tồ cao nhất'' chun trách xem xét những vụ
việc trong đó một trong các bên là cơ quan nhà nước. Những nỗ lực thành lập ''bộ phận hành

chính'' ở Tồ án tối cao đều gặp phải sự phản kháng của những ai không muốn phát triển
luật hành chính theo mẫu lục địa, tức là ngồi khn khổ của thơng luật. Tuy vậy, từ 1981
bắt đầu có danh mục những vụ việc hành chính do các cấp toà tối cao xem xét. Những vụ
việc này do 9 thẩm phán của bộ phận đặc biệt thuộc Tồ Hồng gia xét xử. Có những vụ án
thuộc thẩm quyền Toà phúc thẩm. Vào năm 1980 đã xác định được thủ tục chính để xem xét
những yêu cầu về bãi bỏ các quyết định của cơ quan quản lý và tồ cấp dưới. [4,5]
II. Phân tích và bình luận nhận định
Nhận định đã đánh giá một cách khái quát, thực tế về thực trạng hệ thống tòa án Anh
hiện nay. Để phân tích bình luận này ta sẽ xét hệ thống tịa án Anh trên 2 đặc điểm đó là
tính khơng thống nhất và tính phức tạp.
5


1. Tính khơng thống nhất
Thứ nhất, trong lịch sử, Anh quốc khơng có hệ thống tịa án đơn nhất được tổ chức
chặt chẽ và các tịa án cũng khơng được phát triển đồng bộ mà đã phát triển cục bộ. Tức là
chỉ phát triển một bộ phận nào đó của tồn bộ tình hình chỉ thấy cục bộ mà khơng thấy tồn
cục. Có những bộ phận của cái tạm gọi là “hệ thống tịa án” đó được cải tổ và sắp xếp lại
cho phù hợp với nhu cầu xét xử của từng thời kì. Ngay cả ở hiện tại, tính khơng thống nhất
ở hệ thống tịa án Anh là Vương Quốc Anh khơng có hệ thống tịa án thống nhất và duy
nhất. Vào thời điểm trước đây ở England và xứ Wales có chung một hệ thống tịa án trong
khi ở Scotland và Bắc Ireland, mỗi lãnh thổ lại có một hệ thống tòa án riêng. Tuy nhiên, cho
tới hiện nay England, xứ Wales và Scotland đã sử dụng chung một hệ thống tòa án, song ở
Bắc Ireland lại vẫn sử dụng một hệ thống tòa án riêng.
Thứ hai, phần lớn các vụ kiện dân sự không được giải quyết ở các tòa án dân sự mà
được giải quyết ở một trong các tòa án lựa chọn ( alternative forums ) xuất hiện ở thế kỉ XX,
đó là các cơ quan tài phán ( tribunals ) và tổ chức trọng tài ( arbitration). Thực tế này đã làm
phát sinh câu hỏi liệu sự hiện diện của các cơ quan tài phán này có phải là những minh
chứng cho những khiếm khuyết của các tòa án dân sự và thủ tục tố tụng dân sự của Anh. [1]
Thứ ba, hệ thống tịa án Anh khơng phải là khơng có tính thống nhất vì có q nhiều

tịa án mà bởi vì có rất nhiều quy định đặc biệt và các trường hợp ngoại lệ liên quan đến
việc lựa chọn tòa sơ thẩm và phúc thẩm phù hợp với một số loại vụ việc. Nghĩa là không
phải bao giờ việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ việc cũng được diễn ra theo một trình tự
thống nhất từ cấp tịa dưới lên cấp tồn trên liền kề. Mà có những vụ việc sau khi qua sơ
thẩm, nếu có kháng cáo sẽ được chuyển lên ln phúc thẩm ở cấp Tịa cấp cao hay Tịa
phúc thấm song có những vụ việc sẽ được chuyển thẳng lên Tòa án tối cao. Hay một người
dân nước Anh thơng thường có thể liên hệ với một trong khoảng 400 tịa án địa phương, nơi
có thể xét xử sơ thẩm phần lớn các vụ án dân sự. Tên gọi của các tịa này có thể dễ khiến
người ta hiểu lầm rằng thẩm quyền theo lãnh thổ của các các tịa án địa phương khơng trùng
hợp với cách chia hành chính trong nước. Các tội hình sự thơng thường (đến khoảng 98%
vụ việc) được xử sơ thẩm bởi gần 1000 tòa. Cụ thể, phán quyết của tòa địa hạt có thể bị
kháng cáo, kháng nghị tới Tịa án cấp cao hoặc trực tới Tòa phúc thẩm. Kháng cáo với phán
quyết của tịa pháp quan có thể gửi tới Tịa án hình sự trung ương (chỉ áp dụng đối với bên
bị) hoặc gửi tới Tịa Nữ hồng chun trách của Tòa án cấp cao ( áp dụng cho cả bên
nguyên và bên bị ). Trong khi đó, kháng cáo, kháng nghị đối với các phán quyết của Tòa
6


cấp cao về các vụ việc dân sự có thể gửi đến Tòa dân sự của Tòa phúc thẩm; còn những
kháng cáo, kháng nghị đối với các phán quyết của Tịa cấp cao về các vụ việc hình sự sẽ
được gửi trực tiếp tới Thượng nghị viện. Kháng cáo, kháng nghị đối với bản án của Tịa
hình sự trung ương có thể gửi tới Tịa Nữ hồng chun trách của Tịa án cấp cao hoặc gửi
thắng tới Tịa hình sự chun trách của Tịa phúc thẩm; và sau đó, phán quyết của Tịa hình
sự chun trách của Tịa phúc thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị tiếp lên Thượng nghị
viện. Và vì số lượng đơn kháng cáo, kháng nghị được giải quyết tại Tòa phúc thẩm lớn hơn
rất nhiều so với số đơn được giải quyết ở Thượng nghị viên nên người ta cho rằng Chánh
án Tòa phúc thẩm trên thực tế là thẩm phán có thế lực nhất ở Anh. [1,6]
Thứ tư, mỗi cấp xét xử thường sẽ có một quan điểm khác nhau. Trong cấp tịa pháp
quan – cấp tòa thấp nhất xét xử sơ thẩm các vụ việc hình sự (ở ngoại vi London và các tỉnh
), các pháp quan là những người thường dân không chuyên, và được mênh danh là “ những

người vĩ đại làm việc không công” bởi trong quá khứ, đã từng có thời kì họ khơng được trả
cơng cho cơng sức của mình bỏ ra. Trong khi đó, các tồ địa phương là nơi xét xử phần lớn
các vụ việc dân sự với thủ tục tố tụng đơn giản, khơng có bồi thẩm đoàn (Jury). Các thẩm
phán của toà địa phương là các thẩm phán chuyên nghiệp (Profesional judges) họ được bổ
nhiệm trong số các luật sư và có ít nhất là 7 năm kinh nghiệm. Các cấp theo đó với đội ngũ,
trình độ và quan điểm pháp luật khác nhau sẽ dễ dẫn đến các quyết định không thống nhất
và dẫn tới việc kháng cáo, kháng nghị lên cao. Ví dụ, với một vụ án ở cấp này sẽ bị tuyên là
có tội ở cấp kia sau khi kháng cáo lên cao thì cấp cao hơn tun vơ tội.
Như vậy, qua những phân tích nói trên có thể thấy rõ ràng hệ thống toàn án của Anh là
một hệ thống tịa án khơng thống nhất với sự phát triển khơng đồng bộ.
2. Tính phức tạp
Thứ nhất, vấn đề phức tạp về việc đưa ra án lệ của Tòa cấp cao. Tên gọi của cấp cao
dù chỉ là các phán quyết tại các phiên xét xử sơ thẩm, nhưng các phán quyết đó có giá trị
như án lệ. án lệ của Tồ cấp cao có giá trị bắt buộc đối với các toà địa phương và toà sơ
thẩm ở các thành phố. Tuy nhiên, do Tồ cấp cao có 3 phân hệ, nên phán quyết được cho là
án lệ của mỗi tồ khơng có giá trị bắt buộc đối với các tồ khác thuộc Tồ cấp cao. Nhưng
có một truyền thống rất tốt đẹp là các thẩm phán của 3 toà thuộc Tồ cấp cao ln ln tơn
trọng quyết định của nhau. Xét về mặt thứ bậc hiệu lực thì các phán quyết của Toà cấp cao

7


Tồ án địa phương về thực chất khơng trùng với tên các địa danh hành chính. Các phán
quyết của các Tồ án địa phương khơng được coi là án lệ. [4]
Thứ hai, tính phức tạp được thể hiện cụ thể, rõ nét nhất ở việc chồng chéo trong thẩm
quyền xử lý các vụ án.
Thứ nhất, trong hệ thống tòa án Anh quốc có đến hai cấp tịa án hình sự và ba cấp
tịa án dân sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, gây nên sự chồng chéo về thẩm quyền xét xử.
Thứ hai, Hệ thống tịa án Anh khơng có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền xét xử
của các cấp tịa án. Một tịa có thể vừa xét xử sở thẩm vừa xét xử phúc thẩm. Từ sau cải tổ

hệ thống pháp luật vào cuối thế kỉ XIX, hệ thống tòa án của Anh đã được tổ chức lại một
cách tồn diện. Ngày nay, hệ thống tịa án này có thể chia thành hai nhánh lớn: nhánh tịa
dân sự và nhánh tịa hình sự. Tuy nhiên, do thẩm quyên xét xử các vụ việc dân sự và hình sự
khơng phải lúc nào cũng tách bạch, rõ ràng và được giao cho các tòa án khác nhau, đặc biệt
do một số tịa án cấp trên đồng thời có thẩm quyền xét xử cả vụ án dân sự và hình sự đã làm
cho việc phân chia các tịa án theo thẩm quyền xét xử trở nên khó khăn. Ví dụ như cấp thấp
nhất trong hệ thống tịa án hình sự là tòa pháp quan còn cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án
dân sự là cấp địa hạt nhưng thẩm quyền của tòa án pháp quan lại vượt ra khỏi lĩnh vực hình
sự mà cịn bao qt cả những vụ dân sự nhỏ có liên quan đến nghĩa vụ tài chính với nhà
nước như đóng bảo hiểm quốc gia, đóng lệ phí sử dụng dịch vụ cơng cộng và bao quát cả
những vụ về quan hệ gia đình, điều này đã xung đột với thẩm quyền của Tòa địa hạt. Ví dụ:
Tịa nữ hồng vừa thực hiện chức năng sơ thẩm các vụ việc dân sự và phúc thẩm các vụ việc
hình sự chuyển từ các cấp tịa khác nhau.
Thứ ba, có một điểm phức tạp ở trong hệ thống tòa án nước Anh nữa là sự phân cấp
xét xử trong hệ thống tịa án Anh là khơng được bóc tách rõ ràng. Có những quan điểm cho
rằng ở Anh có hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Có ý kiến lại cho rằng ở Anh có ba cấp
xét xử là sơ thẩm, phúc thẩm và cấp xét xử cuối cùng là thuộc về Tòa án tối cao.
III. Liên hệ hệ thống tòa án Anh với hệ thống tịa án Mỹ
Vì lí do đều thuộc chung dịng họ Common Law, Tòa án Anh và Tòa án Mỹ đều mang
những đặc điểm chung của dòng họ trên. Cụ thể là đều có tiền lệ pháp (án lệ) , hệ thống tòa
án đều phân cấp xét xử và về chế độ thẩm phán thì thẩm phán ở 2 nước này đều có nhiệm
kỳ suốt đời. Đồng thời, cơng tố viên và luật sư biện hộ có vai trị chủ yếu và chủ động trong
8


quá trình tranh tụng. Tuy nhiên, tuy nhiên giữa hai hệ thống tòa án ấy vẫn tồn tại những
điểm riêng biệt rõ rệt xuất phát từ sự cải tiến và thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn.
Thứ nhất, về hệ thống tịa án nói chung. Nhìn một cách khái quát nhất, ta có thể dễ
dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống Toà án Anh và Mỹ, bởi ở Mỹ tồn tại song
song hệ thống toà án Liên bang và hệ thống Toà án bang, cịn ở Anh chỉ có một hệ thống

Tồ án tồn tại, thụ lý các vụ việc pháp lý phát sinh trên lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền
của mình. Hệ thống tồ án Anh theo cấu trúc gồm có Thượng nghị viện, Toà phúc thẩm,
Toà án cấp cao, Toà địa phương. Thực tế hiện nay cho thấy, Thượng nghị viện tự giới hạn
mình ở chỗ, nó chỉ ra quyết định giứ nguyên hoặc huỷ bỏ bản án đã có hiệu lực trước đó của
tồ án cấp dưới, mà ít khi tự mình đưa ra một bản quyết định độc lập. Điều này khác với
cách thức làm việc của hệ thống tồ án ở Mỹ. Như đã nói, ở Mỹ tồn tại hệ thống tư pháp
liên bang gồm có Tồ án tối cao, Toà án phúc thẩm và Toà án Hạt; hệ thống tư pháp bang
gồm có Tồ chung thẩm, Tồ phúc thẩm và Toà sơ thẩm. Phán quyết của Toà án cấp dưới
có thể bị huỷ bỏ bởi tồ án cấp trên, phán quyết của toà án cấp cao nhất có giá trị quyết định
cuối cùng.
Cấp tồ án cơ sở: Ở Anh, cấp thấp nhất trong hệ thống toà án là Toà địa phương, với
thẩm quyền xét xử giới hạn trong lĩnh vực dân sự, và thẩm quyền của toà án bao trùm một
khu vực hành chính nhất định. Ở hệ thống tư pháp bang, cũng giống như ở Anh, Toà sơ
thẩm (chia thành toà sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế và Toà sơ thẩm với thẩm quyền
chung). Thường, Toà sơ thẩm với thẩm quyền hạn chế giới hạn xét xử những vụ việc ít
nghiêm trọng, hình phạt tiền khơng q 1000USD và hình phạt tù khơng q 1 năm. Toà sơ
thẩm với thẩm quyền chung hoạt động như cấp phúc thẩm, phúc thẩm lại các vụ việc từ cấp
dưới. Toà sơ thẩm cũng hoạt động theo đơn vị hành chính.
Cấp tồ án phúc thẩm: Ở Anh, Tồ phúc thẩm là một bộ phận của Toà án tối cao với
hai tồ chun trách (Tồ Dân sự và Tồ Hình sự), có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết
những kháng cáo, kháng nghị từ những vụ án đã được xét xử ở Toà cấp cao, Toà địa
phương. Ở Mỹ, Toà phúc thẩm tồn tại ở cả hệ thống tư pháp liên bang và hệ thống tư pháp
bang. Trước hết, ở hệ thống tư pháp liên bang, Tồ phúc thẩm có chức năng xem xét lại các
vụ việc, thường là bắt đầu từ các Tồ án Hạt; bên cạnh đó các tồ cũng có quyền xem xét lại
quyết định của một số cơ quan hành chính. Việc xem xét lại vụ án nhằm giám sát tính hợp
pháp trong hoạt động xét xử của tồ án cấp dưới; tìm ra những lỗi vi phạm trong quá trình tố
9


tụng; đồng thời thực hiện mục đích phân loại các vụ việc cần có sự can thiệp của Tồ án tối

cao. Cịn ở hệ thống tư pháp bang, Tồ án Phúc thẩm trung gian có nhiệm vụ giảm bớt khối
lượng cơng việc của Tồ chung thẩm của bang. Tồ án Phúc thẩm bang chịu trách nhiệm
trên phạm vi toàn bang.
Toà án tối cao: Ở Anh: Toà tối cao ở Anh là sự hợp nhất của Toà phúc thẩm, Toà cấp
cao và Tồ hình sự trung ương. Trước đây, khác với ở Mỹ, tồ án tối cao ở Anh khơng phải
là cấp cao nhất trong hệ thống tư pháp. Tuy nhiên khi những điều khoản trong Luật cải tổ
Hiến Pháp có hiệu lực vào tháng 10 năm 2009 thì Tồ án tối cao sẽ được cơ cấu lại, và
phạm vi thẩm quyền của nó sẽ mang đúng nghĩa là cấp xét xử cao nhất, các phán quyết sẽ
mang tính chất quyết định cuối cùng trong hệ thống pháp luật Anh. Ở Mỹ, Toà án tối cao
liên bang là cấp xét xử cao nhất, và thực sự có quyền lực tối cao trong hệ thống tư pháp liên
bang. Cấp toà án này ngoài tư cách là cơ quan xét xử cuối cùng, còn được biết đến với tư
cách là nhà lập sách (lập các chính sách), và xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy
phạm pháp luật, các hành vi của chính phủ. [9]
Thứ hai, Về chức năng của tịa án. Ở Anh, tịa án đóng vai trị vơ cùng quan trọng khi
tiến hành xét xử, làm luật, lập chính sách. Trong khi ở Mỹ, tòa án chỉ thực hiện xét xử và
xét tính hợp hiến.
Thứ ba, Về phương thức hoạt động của tòa án. Ở Anh, mỗi tòa án bị buộc phải tuân
theo các quyết định của tòa án cấp cao hơn trong cùng hệ thống. Phán quyết của những tịa
án ngang cấp với nhau chỉ mang tính tham khảo đối với các tịa án này. Khơng phải mọi
phán quyết của tòa án đều là án lệ, yếu tố thời gian khơng làm mất tính hiệu lực của án lệ. Ở
Mỹ, hệ thống tư pháp của Hoa Kỳ về cơ bản được tiến hành qua tranh tụng. Phán quyết của
các tịa án tối cao ở cấp bang khơng chịu sự ràng buộc của chính mình; tịa án bang khơng bị
bắt buộc tuân thủ án lệ của các tòa án ở các bang khác.
Thứ tư, về nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án. Hệ thống tòa án Anh được thiết lập
theo khu vực ( tòa án khu vực ), có Nữ hồng đế đại diện cho Hồng gia. Hệ thống tòa án
Mỹ được thiết lập theo Bang gồm Tòa án Liên bang và Tòa án các bang.
Thứ năm, về chế độ bổ nhiệm thẩm phán. Ở Anh, thẩm phán được bổ nhiệm từ những
luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn do Ủy ban thẩm phán gửi tới Đại pháp quan bổ nhiệm và
được bổ nhiệm suốt đời. Ở Mỹ, thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng nghị viện
10



phê chuẩn ( thẩm phán phải là luật sư ). Thẩm phán do thống đốc bang bổ nhiệm ( thẩm
phán không nhất thiết phải là luật sư)
Thứ sáu, về việc áp dụng các đạo luật. Ở Anh, bất thành văn được áp dụng cho tịa án
áp dụng thơng luật, thành văn áp dụng cho tịa án Cơng bình. Ở Mỹ, thành văn được sử
dụng cho đạo luật để xét xử. Khi khơng có sự khống chế của các quy định hiến pháp và đạo
luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật.
Thứ bảy, về án lệ. Ở Anh, án lệ là nguồn luật chính thống và chủ yếu ở Anh. Ở Mỹ,
án lệ ít quan trọng hơn. Chỉ áp dụng ở tòa án cấp trên.
Thứ tám, về tính độc lập của tịa án. Ở Anh, Nghị viện là cơ quan lập pháp đồng thời
cũng là cơ quan cao nhất của hệ thống Tòa án Anh. Thượng nghị viện thực hiện chức năng
xét xử thông qua Ủy ban phúc thẩm của thượng nghị viện. Nghị viện trở thành cấp xét xử
cuối cùng đối với tất cả các vụ án dân sự và hình sự ở Anh. Không thừa nhận học thuyết tam
quyền phân lập. Ở Mỹ, do áp dụng mơ hình tam quyền phân lập nên tòa án là cơ quan độc
lập với hành pháp và lập pháp, là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án. Tòa án tối
cao là cấp xét xử cuối cùng, những phán quyết của tòa án tối cao chỉ có thể sửa dổi bằng thủ
tục sửa đổi hiến pháp.
Như vậy, qua quá trình tìm ra điểm giống và khác ta có thể rút ra nhận xét như
sau:
Thứ nhất, Về hệ thống tòa án Anh: Về ưu điểm: Hệ thống tịa án của Vương quốc
Anh có tổ chức cơ cấu chính trị đơn nhất, nên hệ thống tịa án phân chia thành tòa án cấp
trên và tòa án cấp dưới. Quyền tư pháp được thể hiện tập trung, phù hợp với chính thể quân
chủ lập hiến Anh. Về hạn chế, quá đề cao vai trò của thượng nghị viện, dẫn đến lạm quyền,
sử dụng luật bất thành văn dẫn đến bất ổn định về hệ thống tòa án. Đồng thời, có cơ cấu rất
phức tạp.
Thứ hai, Về hệ thống tịa án Mỹ, đó là một hệ thống pháp lý tiến bộ, được coi như mơ
hình tham chiếu rộng rãi của nhiều quốc gia khác. Đó là một sự thừa kế tiến bộ của hơn
1000 năm truyền thống pháp lý thơng luật của Vương quốc Anh. Có thể thấy rõ, hệ thống
tịa án liên bang có tính chặt chẽ và thống nhất cao. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của cấp

phúc thẩm tại Mỹ đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống tư pháp, đem lại hiệu quả cao cho
cơng tác xét xử của ngành tồ án, bởi khối lượng và chất lượng cơng việc mà Tồ phúc
11


thẩm thực hiện thực sự rất đồ sộ, vừa bao quát hoạt động của toà án cấp dưới, vừa trợ giúp
cho Tồ án tối cao trong cơng tác hệ thống hố các vụ việc quan trọng. Bên cạnh đó, tính tối
cao của Toà án tối cao ở Anh nghiêng về hình thức nhiều hơn. Khi cơ cấu của Tồ án được
tổ chức lại, có thể phạm vi quyền lực và thẩm quyền xét xử của Toà tối cao của Anh sẽ
tương đương với Toà án tối cao liên bang của Mỹ. Khối lượng cơng việc của Tồ án tối cao
tại Mỹ có thể khơng nhiều bằng tại Anh, bởi trước khi vụ việc được đưa lên cấp tối cao,
phải qua nhiều cấp phúc thẩm tại từng bang riêng biệt, phúc thẩm tại cấp liên bang, rồi mới
tới cấp tối cao. Chính sự phân chia này làm tăng hiệu quả trong hoạt động xét xử của ngành
tư pháp Hoa Kì.
Tuy nhiên, ở Mỹ, các hệ thống tòa án tiểu bang tương đối đa dạng và khơng đồng đều
phụ thuộc vào trình độ phát triển và tổ chức rất khác biệt của mỗi tiểu bang. Hơn thế nữa, vì
quan hệ giữa các tòa án và giữa các bộ luật liên bang và tiểu bang tương đối phức tạp, dẫn
đến sự phức tạp trong việc vận dụng áp dụng án lệ của tòa nào vào trong án cụ thể nào.
IV. Liên hệ hệ thống tòa án Anh và hệ thống tòa án Việt Nam
1. Điểm tương đồng
Qua tìm hiểu về hệ thống tịa án của Anh, ta thấy rằng ở hệ thống tòa án Anh và hệ
thống tịa án Việt Nam có một số điểm tương đồng nhất định như đều phân thành nhiều cấp
tòa án khác nhau từ trung ương đến địa phương và khơng có tịa án Bảo hiến. Đều có 2 cấp
xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm được chia thành vụ việc hình sự và vụ việc dân sự. Việc xét
xử sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên của một vụ án theo thẩm quyền của từng cấp tòa án. Phúc
thẩm là việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản
án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Trong q trình xét xử có sự tham gia của đại diện nhân dân tuân thủ nguyên tắc xét xử
công khai và độc lập, đồng thời cả hai hệ thống Tòa án đều áp dụng bổ nhiệm đối với Thẩm
phán.

2. Điểm khác biệt
Thứ nhất, về thẩm quyền xét xử. Hệ thống tịa án Anh khơng có sự phân định rõ ràng
về thẩm quyền xét xử của các cấp tịa án. Một tịa có thể vừa xét xử sở thẩm vừa xét xử
phúc thẩm. Ở Anh hệ thống tòa án còn được chia theo hai lĩnh vực dân sự và hình sự. Do
đó, một vụ việc có thể do nhiều tịa án có thẩm quyền xử lý. Nếu tòa án Anh phân theo các
cấp và thẩm quyền xử lý theo lĩnh vực thì tịa án Việt Nam chia làm hai cấp xét xử sơ thẩm
và phúc thẩm và thẩm quyền được xây dựng theo đơn vị hành chính lãnh thổ từ trung ương
12


đến địa phương. Việc xây dựng hệ thống như vậy nhằm hạn chế sự chồng chéo về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án với nhau.
Thứ hai, về mơ hình tố tụng. Mơ hình tố tụng tranh tụng được hệ thống tịa án Anh sử
dụng trong q trình xét xử. Tiến hành tố tụng về nguyên tắc là trách nhiệm do các bên thực
hiện (luật sư của các bên). Nguyên tắc này còn được gọi là phản biện trong tố tụng dân sự
và buộc tội trong tố tụng hình sự. Tố tụng tranh tụng khơng có giai đoạn điều tra, mọi chứng
cứ hoàn toàn do các bên thu thập và chỉ được đưa ra tranh luận tại phiên xét xử. Mỗi bên có
quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên kia cũng như người làm chứng, giám định viên, thậm
chí có quyền ngắt lời bên kia để phản bác. Thẩm phán đóng vai trị là người trọng tài có
trách nhiệm đảm bảo các bên tuân thủ các quy định pháp luật. Trên cơ sở chứng cứ đã được
các bên đưa ra xem xét, kiểm tra tại phiên tòa, sau đó thẩm phán đưa ra phán quyết về vụ
án. Ngược lại với hệ thống tịa án Anh, mơ hình tố tụng thẩm vấn được hệ thống tòa án Việt
Nam sử dụng. Ở mơ hình này thì thẩm phán vừa là người đưa ra quyết định điều tra vụ án
vừa là người có trách nhiệm tìm ra sự thật, là người chỉ đạo tồn bộ q trình tố tụng. Quyền
lực tập trung vào thẩm phán nhiều hơn so với mô hình tố tụng tranh tụng ở Anh.
Thứ ba, về nguyên tắc thiết lập. Tòa án anh gồm 3 cấp xét xử ba cấp là tòa địa
phương, tòa cấp trên, tòa tối cao. Tòa án Việt Nam được xây dựng theo đơn vị hành chính
lãnh thổ từ trung ương đến địa phương gồm bốn cấp 4 cấp, mỗi cấp sẽ có chức năng, quyền
hạn khác nhau gồm: tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc

tỉnh và tương đương. Ngồi ra cịn có tịa án qn sự cũng thuộc hệ thống tòa án Việt Nam
nhưng được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử vụ án mà bị cáo là quân
nhân tại ngũ và những vụ án khác (Điều 3, Điều 49 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014)
Thứ tư, về chức năng của tồ án. Tịa án Anh thực hiện chức năng xét xử, giám sát
(Tịa Nữ hồng chun trách thay mặt Quốc vương giám sát tất cả những tòa án cấp dưới và
các cơ quan của Chính phủ) và chức năng lập pháp (do Thượng nghị viện đảm nhiệm), đưa
ra các chính sách. Tịa án Việt Nam là cơ quan xét xử có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Góp phần giáo dục cơng dân trung thành
với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật (Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án năm 2014).
13


Thứ năm, về giá trị của bản án và quy trình kháng cáo. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm
ở tịa án Anh đều có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Kháng cáo - kháng nghị có thể đưa lên
tịa cấp trên mà không phải là cấp trên trực tiếp. Trong khi đó, Bản án sơ thẩm của tịa án
Việt Nam có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Kháng cáo, kháng
nghị ở Việt Nam phải đưa lên tòa cấp trên để được giải quyết.
Như vậy, có thể thầy rằng, hệ thống tịa án của Anh rất phức tạp và khơng thống nhất.
Trong khi đó, Việt Nam đã có sự tiếp thu các tiến bộ pháp luật của thế giới, từ đó áp dụng
một cách linh hoạt, hợp lý vào bối cảnh đất nước. Xây dựng một hệ thống tòa án nhằm hạn
chế sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án với nhau. Đồng thời là
sự thống nhất, phát triển một cách đồng bộ trong hệ thống, có trình tự kháng cáo, kháng
nghị chuẩn đi từ tòa cấp thấp lên tịa cấp cao trực tiếp. Ta cũng có thể thấy, vai trò của tòa
án ở Việt Nam nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với ở Anh vì chúng ta có rất nhiều cơ quan khác
để giải quyết những chức năng của đất nước, từ đó phân cơng cơng việc, vai trò hiệu quả để
tránh đặt áp lực quá nặng nề lên tòa án và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên ở Việt
Nam, quyền lực còn nằm trong tay thẩm phán quá nhiều. Theo bản thân em nghĩ, cần coi
trọng thêm quá trình phản biện, các bên đặt ra câu hỏi để đảm bảo lợi ích chính đáng của

các bên.

14


C. Kết Luận
Như vậy, thơng qua việc phân tích hệ thống Tịa án ở Anh, ta có thể thấy pháp luật
Anh là hệ thống pháp luật điển hình cho trường phái Common law. Bài tiểu luận của em đã
đưa ra những bình luận, đánh giá nhận định, cũng như liên hệ với hệ thống tịa án Mỹ và
thậm chí là hệ thống tịa án Việt Nam. Từ đó khẳng định tính đúng đắn của nhận định: “Hệ
thống tịa án của Anh là một hệ thống tịa án khơng thống nhất và hết sức phức tạp.” Do đây
là một đề tài lớn, em đã cố gắng trình bày vấn đề một cách ngắn gọn, đầy đủ tuy nhiên với
nguồn tài liệu và hiểu biết cịn hạn chế chắc hẳn sẽ khơng tránh khỏi những thiết sót. Em rất
mong được nhận sự đóng góp ý kiến của thầy cơ. Em xin chân thành cảm ơn.

15


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nhà xuất bản công an nhân dân,
Hà Nội, 2017.
2. Nguyễn Văn Dương (2021), Common Law là gì? Khái quát về hệ thống pháp luật Anh –
Mỹ (Common Law), truy cập lần cuối ngày 29/6/2021, từ <
>.
3.
/>146
4. Nguyễn Đức Lam (2012), Án lệ ở Anh quốc: lịch sử, khái niệm nguyên tắc và cơ chế thực
hiện, truy cập lần cuối ngày 29/6/2021, từ <
/>5. Nguyễn Văn Nam (2003), Án lệ và hệ thống toà án của nước Anh, truy cập lần cuối ngày
29/6/2021, từ < > .

6. />7. “ Bình luận hệ thống tòa án ở Anh “ , truy cập lần cuối ngày 29/6/2021, từ <
>.
8. “ Hệ thống pháp luật nước Anh “ , truy cập lần cuối ngày 29/6/2021, từ <
.
9. Công ty Luật Dương Gia ( 2021), Sự khác biệt giữa hệ thống Tòa án ở Anh và Mỹ, truy
cập lần cuối ngày 29/6/2021, từ < />LLU>.
10. “ So sánh hệ thống tòa án Anh và Mỹ “, truy cập lần cuối ngày 29/6/2021, từ <
/>

my/?fbclid=IwAR3AMBB7haJuMBm6M1jLczKslvTYa_y4xfdWeFrz2XQYqTQgHyDgvrvHOY> .
11. “ So sánh hệ thống tòa án Anh và tòa án Việt Nam “, truy cập cập lần cuối ngày
29/6/2021, từ < />
17



×