Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Quy trình sản xuất butanol nhiên liệu từ bã mía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.85 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin cảm ơn đến Trung Tâm công nghệ lọc hóa dầu – Trường
Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em được thực
tập ở trung tâm và tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại
đây. Giúp em tìm hiểu được lĩnh vực hoạt động cũng như các thiết bị đang hoạt
động tại trung tâm. Đây sẽ là hành trang kiến thức giúp em sau khi ra trường.
Em xin cảm kỹ sư Dương Quốc Khanh đã tận tình hướng dẫn để em hoàn
thành bài báo cáo thực tập tốt nghiêp đúng thời hạn.
Em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Khoa Hóa Học và Công nghệ thực
phẩm – Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu lời cảm ơn sâu sắc vì đã dùng tri thức
và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ chức
cho chúng em được tiếp cận với công nghệ mới thông qua đợt thực tập tốt
nghiệp mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên Khoa Hóa Học và Công nghệ
thực phẩm.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó
tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình nguồn nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt trong tương lai và sự ô
nhiễm môi trường ngày càng cao do việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch được
chế biến từ dầu mỏ. Do sự tăng giá liên tục của dầu thô, nguồn năng lượng chính
trên thế giới hiện nay, rất nhiều đề tài nghiên cứu gần đây quan tâm phát triển
đến nguồn nhiên liệu mới có giá trị về kinh tế và môi trường. Nhiên liệu sinh
học là một nguồn nhiên liệu đầy tiềm năng hứa hẹn thay thế cho nguồn nhiên
liệu xăng dầu sắp cạn kiệt trong tương lai.
Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học như ethanol, methanol, butanol,…
từ các nguồn phế thải và phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp là một


trong những mục tiêu lớn của quốc gia có nền nông nghiệp phát triển như Việt
Nam. Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp, thải ra khoảng 100 triêu tấn phế
phụ phẩm. Nếu như nguồn nguyên liệu này được ứng dụng để sản xuất nhiên
lieu sinh học, thì chúng ta sẽ giải quyết được một phần lớn trong việc xây dựng
một chương trình an ninh năng lượng Quốc gia. Trong các loại nguyên liệu phế
phụ phẩm thì bã mía có ưu điểm hơn so với các loại nguyên liệu như trấu, rơm
rạ,… là do hàm lượng cellulose cao hơn và đây là một ưu điểm quan trọng trong
việc nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học từ các nguồn nguyên liệu này.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Chương 1. TỔNG QUAN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG
NGHỆ LỌC HÓA DẦU (RPTC)
1.1 Giới thiệu chung
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Lọc Hóa Dầu (RPTC) trực thuộc trường
Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được thành lập vào
tháng 4 năm 2000 theo quyết định của Giám đốc Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí
Minh, hoạt động theo giấy phép đăng ký số A – 432 do bộ Khoa học & Công
nghệ cấp ngày 06/10/2010.
1.1.1 Lĩnh vực hoạt động
Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại trong
lĩnh vực hóa học, lọc dầu, hóa dầu, chế biến khí thiên nhiên, nhiên liệu sinh học
và nhiên liệu tái tạo. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm, triển khai xây dựng
những pilot cho sản phẩm mới, sản xuất các loại xúc tác và một số sản phẩm từ
dầu mỏ, khí thiên nhiên nhiên trên cơ sở kết quả nghiên cứu.
Dịch vụ khoa học công nghệ: Thiết kế quy trình công nghệ và chế tạo thiết
bị trong các cơ sở khai thác lọc dầu, hóa dầu, chế biến khí, sản xuất xúc tác, phụ
gia, nhiên liệu sinh học và nhiên liệu tái tạo. Xây dựng dự án tiền khả thi thiết kế
cơ sở, thiết kế chi tiết, quản lý dự án công trình. Phân tích đánh giá chất lượng
dầu thô, khí thiên nhiên và các sản phẩm từ chúng. Phân tích, thiết kế, chế tạo,
lắp đặ, kiểm định các công trình và thiết bị. Tư vấn đánh giá tác động môi

trường và di dời các cơ sở gây ô nhiễm, thẩm định và tổ chức giám sát thực hiện
các dự án đầu tư. Tư vấn sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng
lượng. Thiết kế chế tạo lắp ráp các hệ thống thiết bị thí nghiệm công nghệ hóa
học, thực phẩm, sinh học và dầu khí. Thông tin tư vấn, chuyển giao công nghệ,
đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực trên.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 3
BAN GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG NGHIÊN CỨU
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
1.1.2 Sơ đồ tổ chức
Giám đốc: TS. Huỳnh Quyền
• Kỹ sư cao cấp.
• Trường Đại học Quốc gia Dầu mỏ và Động cơ – Viện Dầu khí CH Pháp
(ESPM – IFP – FRANCE).
• Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ hóa học và Dầu khí.
• Viện nghiên cứu xúc tác và môi trường – Trung tâm Nghiên cứu Khoa học
Quốc gia, trường Đại học Claude Bernard 1 – CH Pháp (IRC-CNRS -
FRANCE).
Bảng 1.1: Hội đồng tư vấn khoa học
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
TT Họ và tên Chuyên ngành Cơ quan công tác
1 PGS.TS Phan Minh Tân Công nghệ Hóa học Sở KH&CN
TP.HCM
2 GS-TSKH Lưu Cẩm Lộc Công nghệ Hóa học Viện Công nghệ
Hóa học
3 PGS.TS Phan Đình Tuấn Công nghệ Hóa học Đại học BK

TP.HCM
4 ThS-GVC Hoàng Minh
Nam
Công nghệ Hóa học Đại học BK
TP.HCM
5 PSG.TS Ngô Mạnh Thắng Công nghệ Hóa học Đại học BK
TP.HCM
6 TS. Nguyễn Đình Thọ Công nghệ Hóa học Đại học BK
TP.HCM
7 ThS-GVC Vũ Bá Minh Công nghệ Hóa học Đại học BK
TP.HCM
8 TS. Bùi Văn Ngọc Công nghệ dầu khí
& xúc tác
Technip
1.1.3 Cơ sở vật chất
Phòng thí nghiệm và phòng làm việc, diện tích 160m
2
(8×20m).
Xưởng thí nghiệm và kho chứa hóa chất, diện tích 100m
2
(5×20).
Xưởng sản xuất thử nghiệm công nhiên liệu, sản xuất nano titanium, diện
tích 100m
2
(5×20).
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Xưởng sản xuất thực nghiêm tinh dầu tràm trà tại ấp Mỹ Trường, xã Phước
Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, diện tích 1,2ha (40×300).
Xưởng sản xuất nhiên liệu biodiesel từ dầu ăn phế thải tại phường Linh

Trung, quận Thủ Đức.
1.2 Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
1.2.1 Nghiên cứu công nghệ sản xuất bioethanol
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bioethanol từ các nguồn biomass phế thải
nông nghiệp như: Rơm rạ, võ trấu, bã mía… Sản phẩm được ứng dụng vào mục
đích làm nhiên liệu cho động cơ xăng. Dự án được thực hiện với sự hợp tác với
viện Công nghiệp Tokyo (IIS) và Sở khoa học và công nghệ Tp.HCM.
1.2.2 Nghiên cứu công nghệ sản xuất biobutanol
Nghiên cứu công nghệ sản xuất biobutanol từ các nguồn biomass, cụ thể là
bã mía. Sau quá trình nổ hơi, bã mía được thủy phân với hàm lượng enzim cao
và thu được dịch thủy phân hàm lượng glucose cao. Mức độ chuyển hóa
Cellulose đạt > 36.3 %. Butanol được sản xuất bằng phương pháp lên men với
chủng vi sinh Clostridium beijerinckii theo quy trình ABE.
1.2.3 Nghiên cứu công nghệ sản xuất Biodiesel
Nghiên cứu công nghệ sản xuất biobutanol từ nguồn dầu ăn phế thải. Sản
phẩm được ứng dụng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong thay thế cho dầu
diesel và làm nhiên liệu cho lò đốt công nghiệp. Dự án đã được triển khai với
nhà máy sản xuất Biodiesel năng suất 2 tấn/ngày tại Thủ Đức.
1.2.4 Nghiên cứu tổng hợp xúc tác quang hóa xử lý môi trường
Nghiên cứu tổng hợp xúc tác quang hóa TiO
2
trên chất mang là đá bọt khai
thác tại Khánh Hòa. Ứng dụng xử lý nước thải cho nhà máy nhuộm KCN Hòa
Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng. Nghiên cứu triển khai thử nghiệm trên những chất
ô nhiễm khác như: thuốc trừ sâu…
1.2.5 Nghiên cứu tổng hợp bạc nano
Nghiên cứu tổng hợp bạc nano từ dung dịch AgNO
3
bằng phương pháp
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
khử hóa học và chiếu xạ, sản xuất các dung dịch diệt khuẩn trên cơ sở bạc nano.
1.2.6 Nghiên cứu tổng hợp TiO
2
Nghiên cứu chế biến sâu tinh quặng Titan từ các nguồn nguyên liệu Rutill
và Ilmenite để tổng hợp TiO
2
pigment theo phương pháp Clo. Các phương pháp
nghiên cứu theo hướng này bao gồm: Tinh thể và sản xuất TiCl
4
tinh khiết, sản
xuất TiO
2
pigment, TiO
2
nano powder, TiO
2
nano thinfilm coat…
1.2.7 Nghiên cứu tổng hợp Zeolite
Dự án nghiên cứu tổng hợp zeolite 3A từ nguồn cao lanh trong nước. Sản
phẩm được ứng dụng làm rây phân tử phục vụ chủ yếu cho công nghệ sản xuất
cồn tuyệt đối bằng phương pháp rây phân tử. Chuyển giao và hợp tác sản xuất
phụ gia tẩy rửa dầu mỡ trên cơ sở chất hấp phụ zeolite. Hợp tác nghiên cứu và
chuyển giao công nghệ sản xuất các loại zelolite phục vụ cho công nghệ hóa lọc
dầu như zeolite Y modun cao, ZSM - 5…
1.2.8 Phối hợp với các địa phương và hợp tác quốc tế
Trung tâm phối hợp nghiên cứu với tỉnh Tiền Giang trong việc giải quyết
sản phẩm đầu ra của cây tram cừ và tràm trà cho người nông dân mà vẫn giữ
được nét đặc trưng sinh thái của cây tràm vùng Đồng bằng song Cửu Long. Dự
án có sự phối hợp thực hiện của sở khoa học công nghệ tỉnh Tiền Giang, trường

Đại học Toyohashi và tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản.
Phối hợp với viện Khoa học công nghệ - Trường Đại học Tokio trong dự án
nghiên cứu công nghệ sản xuất bioethanol từ rơm rạ, trấu ở Đồng bằng song
Cửu Long. Dự án nhằm nghiên cứu các hướng khả thi cho nguồn cung cấp nhiên
kiệu cho động cơ trong tương lai đồng thời nâng cao giá trị cho các sản phẩm
nông nghiệp.
Hợp tác với tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiên dự án
“biomass town” tại xã Thái Mỹ, Củ Chi nhằm tìm kiếm một mô hình sản xuất
tối ưu cho người nông dân, từ đó nâng cao đời sống cho người nông dân Việt
Nam.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Phối hợp với Sở Khoa học công nghệ Đà Nẵng, trường Đại học Bách khoa
Đà Nẵng khảo sát nguyên nhân và thực trạng ăn mòn của các công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp vùng ven biển Đà Nẵng và thực hiện các phương
án phòng chống.
1.2.9 Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất cồn nhiên liệu
Xưởng sản xuất công nhiên liệu nằm dưới sự quản lý của trung tâm nghiên
cứu công nghệ lọc hóa dầu (RPTC) thuộc đại học bách khoa thành phố Hồ Chí
Minh (Đ/C: 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10). Công nghệ và thiết bị
tự động tinh luyện cồn để sản xuất xăng pha cồn, công suất tối thiểu 2000 lít cồn
(99.5%)/ngày. Công nghệ vận hành hoàn toàn tự động, điều khiển trên hệ thống
SCADA. Năng suất đạt 4000 lít cồn tuyệt đối/ngày. Công nghệ tiết kiệm năng
lượng, thân thiện với môi trường. Sản phẩm cồn tinh luyện đạt tiêu chuẩn xăng
pha cồn, nồng độ tối thiểu 99.5%.
1.2.10 Nghiên cứu công nghệ sản xuất bia sinh học
Được hình thành vào năm 2012, dưới sự quản lý của trung tâm nghiên cứu
công nghệ lọc hóa dầu (RPTC) thuộc đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh
(Đ/C: 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10). Chịu trách nhiệm xưởng bia
là thầy Nguyễn Kính và phụ tá là anh Đặng Gia Phú. Xưởng được hình thành

với mục đích phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, thực tập của thầy (cô) và sinh
viên, bên cạnh đó còn nghiên cứu phát triến các loại bia cho ngành công nghiệp
giải khát nước nhà và kiểm tra chất lượng của bia.
Vị trí của xưởng là nằm phía sau trung tâm RPTC, quy mô của xưởng
thuộc loại nhỏ, chỉ với diện tích là 180 m
2
và tổng chi phí đầu tư là hai tỷ ba
trăm năm mươi triệu đồng. Loại bia mà xưởng hiện đang nghiên cứu đó là bia
vàng truyền thống và bia đen ngoại với quy trình công nghệ sản xuất của Đức.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, thế giới đang đứng trước thử thách to lớn về vấn đề năng lượng.
Khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch có nguy cơ cạn kiện trong một vài thập niên
tới. Nguồn nguyên liệu sử dụng phổ biến thì biết động không ngừng. Giá dầu
thô có xu hướng ngày càng tăng. Và chính giá dầu thô cũng là nguyên nhân của
sự bất ổn và xung đột về chính trị ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm do sự phát sinh khí thải từ quá trình sử dụng
nhiêu liệu hóa thạch, tăng hàm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Do đó, khí hậu
trên thế giới hiện nay đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
Với sự ô nhiễm ngày càng lớn của việc sử dụng nguyên liệu hoá thạch
được sản xuất từ dầu mỏ và sự cạn kiệt của nguyên kiệu hoá thạch nói chung thì
việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ để sản xuất nguyên liệu
sinh học được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu sản xuất nhiên
liệu sinh học như ethanol, methanol, buthanol, từ nguồn nguyên liệu phế thải
và phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp là một trong những mục tiêu
lớn của các quốc gia có nền nông nghệp phát triển như Việt Nam.
Nghiên cứu tìm kiếm nguyên liệu cũng như công nghệ sản xuất nhiên liệu
sinh học để thay thế một phần hay toàn nhiên liệu sản xuất từ nguồn năng lượng

hóa thạch là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu và nằm trong các chương
trình chiến lược Quốc gia. Riêng đặc biệt đối với Viêt Nam đang đứng trước
những thách thức lớn cụ thể:
- Nguy cơ cạn kiện nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai, bên cạnh đó là sự
ô nhiễm môi trường ngày càng tang cao do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ
quá trình chế biến dầu mỏ.
- Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam phải thực hiên cam kết quốc tế
về việc cắt giảm khí nhà kính vốn đang làm Trái Đất nóng lên. Xây dựng một
chiến lược về an ninh năng lượng quốc gia trước sự biến động của nguồn năng
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
lượng thế giới, đặc biệt là trong vấn đề sử dụng nguồn năng lượng sinh học,
năng lượng xanh,…
Việt Nam là một trong những nước sản xuất đường lớn trên thế giới, hàng
năm công nghiệp mía đường thải ra một lượng lớn bã mía. Đa số chúng chúng
được sủ dụng làm nguyên liệu đốt trong chính nhà máy. Các nguyên liệu phế
phẩm này hiện nay đang sử dụng không hiệu quả, đa số dùng để đốt hoặc thải bỏ
vì vậy sẽ gây ra sự ô nhiễm môi trường rất lớn.
Trong các loại nguyên liệu phế phụ phẩm thì bã mía có ưu điểm hơn so với
các loại nguyên liệu như trấu, rơm rạ, là hàm lượng cellulose cao hơn và đây
là một trong những ưu điểm quan trong trong việc nghiên cứu nhiên liệu sinh
học từ các loại nguyên liệu này. Với nhu cầu phát triển nhiê liệu sinh học như
hiện nay, nghiên cứu sản xuất butanol từ nguyên liệu bã mía hiên nay vẫn là một
trong những hướng nghiên cứu tập trung với mục tiêu cải thiện hiệu suất chuyển
hoá, nâng cao nồng độ butanol và giảm chi phí thu hồi butanol.
2.2 Butanol và bã mía
2.2.1 Giới thiệu về butanol
Butanol là một alcohol có công thức phân tử C
4
H

9
OH. Khối lượng phân tử
M = 74. Butanol là một chất lỏng rễ cháy, trong suốt không màu và có mùi đặc
biệt như mùi dầu chuối và có mùi công mạnh, khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây
kích ứng mắt và da. Hơi của nó có khả năng gây mê khi hít ở nồng độ cao.
Butanol hầu như hòa tan trong các dung môi hữu cơ phổ biến, nhưng ít hòa tan
trong nước.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Bảng 2.1 Tính chất vật lí của butanol
Khối lượng phân tử 74,12 g.mol
-1
Dạng tồn tại Dung dịch lỏng màu vàng
Tỷ trọng 0,810 – 0,812
Nhiệt độ nóng chảy -90
o
C
Nhiệt độ sôi 118
o
C
Độ tan trong nước 9ml/100ml
Nhiệt độ đánh lửa 35-37
o
C
Nhiệt độ tự bốc cháy 343-345
o
C
Một trong những ứng dụng ưu việt lớn của biobutanol là được sử dụng để
pha trộn vào xăng là nhiên liệu chính cho các động cơ. Butanol được đề xuất
như một như là một nguồn nhiên liệu thay thế nhiên liệu diesel và xăng. Khi so

sánh ethanol, butanol có nhiệt trị gấp 1,5 lần do tỉ lệ H trong phân tử cao hơn và
bằng 90% so với gasoline. Tuy nhiên độ nhới lại cao hơn ethanol và gasoline rất
nhiều. Bên cạnh đó chỉ số RON và MON cao và tiêu thụ oxy khi cháy thấp,
butanol còn dùng như một loại phụ gia pha xăng để tăng chỉ số octan, cải thiện
khả năng đốt cháy và sử dụng nhiên liệu.
Bên cạnh vai trò là nhiên liệu sinh học cho động cơ, butanol thực sự là một
hóa chất quan trọng được sử dụng lượng lớn trong ngành công nghiệp. Gần một
nửa sản lượng butanol được sản xuất trên Thế giới được sử dụng trong các
ngành công nghiệp sơn, keo dán, chất đàn hồi, công nghệ dệt may, sản xuất sợi,
nhựa, sản xuất kính an toàn, chất tẩy rửa.
Butanol cũng được sử dụng làm dung môi trong ngành công nghiệp mỹ
phẩm như nước hoa, các sản phẩm trang điểm, sơn móng tay, và được dùng cho
việc sản xuất các loại thuốc kháng sinh, vitamin và hoocmon.
Butanol có thể sản xuất bằng hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất bằng
con đường tổng hợp hóa học, nguyên liệu đi từ propylene thu được từ nguồn dầu
mỏ, thực hiên trên xúc tác Rhodium. Phương pháp thứ hai, sản xuất butanol
bằng phương pháp lên men yếm khí từ các nguyên liệu biomass như tinh bột,
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
gỗ, rơm rạ, lá cây hay thậm chí những phụ phẩm nông nghiệp. Trong những năm
1950, khi ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh mẽ, giá dầu mỏ
trở lên thấp hơn, phương pháp tổng hợp butanol từ dầu mỏ trở lên hiệu quả hơn
phương pháp lên men truyền thống. Nhưng trong quá trình hiên nay, trước sự
cạn kiệt của nguồn nguyên liệu hóa thạch và sự ô nhiễm môi trường, việc nghiên
cứu sản xuất butanol từ nguồn nguyên liệu biomass trở thành mục tiêu nghiên
cứu hàng đầu tại các nước trên thế giới.
2.2.2 Giới thiệu về bã mía
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp
đường. Trong thân mía chứa khoảng 80-90% nước dịch, trong dịch có chứa
khỏang 16-18% đường. Vào thời kì mía già, người ta thu hoạch mía rồi đem ép

láy nước dịch. Nước dịch mía được chế lọc và cô đặc thành đường. Phần nguyên
liệu còn lại sau khi chiết xuất đường được gọi là bã mía. Bã mía chiếm khoảng
25-30% khối lượng mía đem ép. Bã mía có thể làm nguyên liệu đốt lò, làm bột
giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, hoặc cao hơn là làm ra Furfural là
nguyên liệu cho ngành sơi tổng hợp. Bã mía còn lại sau khi ép có thể đốt để sản
xuất nhiệt lẫn điện năng. Ngoài ra, với mục đích thân thiện với môi trường do
được làm từ phụ phẩm của nguyên liệu sản xuất đường,bã mía được sử dụng
trong sản xuất nhiên liệu sinh học: ethanol, butanol, nhiều quốc gia trên thế
giới đã thử nghiêm thành công và đưa vào sản xuất ethanol từ bã mía. Tại Hoa
Kỳ, năm 2008, Verenium Corporation đã xây dựng một nhà máy sản xuất
1.400.000 lít ethanol mỗi năm từ bã mía ở Jennings, Louisiana.
Tuy nhiên ở Việt Nam, phần lớn bã mía sau khi được ép đường thường
được dùng làm thức ăn cho trâu bò hoặc phơi khô làm chất đốt đun nấu hàng
ngày, hoặc đem vứt bỏ, vừa bẩn vừa mất vệ sinh. Như vậy, nguồn nguyên liệu
phế phẩm này hiện nay đang sử dụng không hiệu quả và gây ra ô nhiễm môi
trường.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Cũng như thành phần của nhiều vật liệu thân gỗ, bã mía có thành phần chủ
yếu là cellulose. Với thành phần cellulose rất cao, bã mía có thể coi là một
nguyên liệu biomass tốt nhất để sản xuất nhiên liệu sinh học như ethanol,
butanol. Bên cạnh thành phần hóa, tính chất cách thành phần trong bã mía, cấu
trúc tế bào thực vật cũng quan trọng không kém trong việc nghiên cứu tiền xử lý
bã mía.
Bã mía là phần xơ còn lại của thân cây mía sau quá trình ép mía. Bã mía
gồm có sợi xơ, nước và một lượng tương đối nhỏ các chất hòa tan chủ
yếu là đường. Thành phần trung bình của bã mía bao gồm:
- Xơ 48%
- Độ ẩm 50%
- Chất hòa tan 2%

Thành phần xơ bao gồm:
- Cellulose 45-55%
- Hemicellulose 20-25%
- Tro 1-4%
- Sáp < 1%
2.3 Quá trình tiền xử lý
Quá trình tiền xử lý là công đoạn làm hoạt hóa bề mặt của cellulose giúp
cho các tác nhân như enzyme, acid có thể dễ dàng cắt đứt mạch cellulose trong
quá trình thủy phân hoặc thuận lợi cho quá trình lên men. Có nhiều phương pháp
tiền xử lý với nhiều mức độ hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, một quá trình tiền
xử lý hiệu quả phải đạt được những mục tiêu sau:
- Tối ưu hóa hiệu suất thủy phân tạo ra cellulose.
- Giảm tối thiểu sự phân hủy các cacbonhydrat.
- Giảm thiểu sự tạo thành các tác nhân gây ức chế vi sinh vật.
- Phải có tính kinh tế cao và không gây ô nhiêm môi trường.
2.3.1 Phương pháp tiền xử lý vật lý
Tiền xử lý bằng phương pháp xử lý vật lý tác động đến các tính năng về
cấu trúc vật lý của biomass, tức là làm giảm tinh thể, tăng kích thước lỗ và giảm
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
mức độ trùng hợp. Một trong những ưu điểm của tiền xử lý vật lý là nó tương
đối không ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của nguyên liệu
biomass.
Có các phương pháp tiền xử lý vật lý:
- Nghiền cơ học
- Chiếu xạ
- Nhiệt phân
2.3.2 Phương pháp tiền xử lý hóa học
- Tiền xử lý bằng ozon
- Tiền xử lý bằng acid

- Tiền xử lý bằng kiềm
- Tiền xử lý bằng oxy hóa
2.3.3 Phương pháp tiền xử lý hóa lý
Nổ hơi là quá trình diễn ra khi sinh khối tiếp xúc với một chất thích hợp
(hơi nước, amoniac, CO
2
) ở nhiệt độ và áp suất cao trong một khoảng thời gian
nhất định, sau đó hạ áp đột ngột nhằm tác động về mặt cơ học và hóa học.
Phương pháp nổ hơi được nghiên cứu và áp dụng nhiều nhất là nổ hơi nước.
Các phương pháp nổ hơi nước:
- Nổ hơi nước
- Nổ hơi amoniac
- Nổ hơi CO
2
2.4 Quá trình thủy phân
Thủy phân biomass là một quá trình hóa học, trong đó một phân tử
cellulose bị chia cắt thành nhiều phân tử nhỏ bằng việc thêm các phân tử nước.
(C
6
H
10
O
5
)
n
+ nH
2
O => nC
6
H

12
O
6
Chủ yếu, quá trình thủy phân là để chuyển đổi cellusole thành đường được
thực hiện với các enzyme cellulolytic hoặc acid sulfuric nồng độ khác nhau.
Các phương pháp thủy phân:
- Thủy phân bằng acid
- Thủy phân bằng enzyme
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
2.5 Quá trình lên men
Trong sản xuất butanol sinh học, qua trình lên men là một quá trình quan
trọng, mà chủ yếu sử dụng vi sinh vật để lên men. Mà chủ yếu là sử dụng vi
khuẩn clotridium. Clotridium là một trong những giống vi khuẩn phổ biến. Một
số loài có tiềm năng lớn trong công nghệ sinh học như sản xuất nhiên liệu sinh
học. Butanol, ethanol được lên men bởi clotridium acetobutylicum thay thế xăng
dầu đồng thời giảm khí NO
x
, không sinh CO
2
do đó không gây ô nhiễm môi
trường. Ngoài ra, chúng còn chứa các enzyme quan trọng và cũng được sử dụng
trong điều trị ung thư.
2.6 Chiết tách
Chiết tách sản phẩm butanol trong quá trình lên men là cần thiết để nâng
cao hiệu suất butanol. Việc chiết tách được thực hiện với nhiều phương pháp và
dựa trên nhiều nguyên lý khác nha. Lựa chọ một phương pháp tách butanol hợp
lý dưa trên nhiều yếu tố như tính đơn giản, tiêu hao năng lượng, hiệu quả tách
độ tinh khiết của sản phẩm.
Các phương pháp chiết tách butanol:

- Phương pháp trích ly màng.
- Phương pháp chưng cất.
- Phương pháp thoát hơi nước qua màng (Pervapovation).
- Phương pháp sục khí.
Chương 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TỔNG HỢP BUTANOL
 Sơ đồ công nghệ
Nguyên liệu trước khi vào thiết bị phản ứng được cắt nhỏ nhờ dao cắt liệu.
tiến hành cấp hơi nước vào bình phản ứng nhờ bộ phận cấp hơi nước áp suất
cao. Khi cấp đủ hơi nước thì ngừng quá trình cấp hơi băng cách đóng van cấp
hơi nước, tiến hành lưu nguyên liệu và hơi nước vào trong bình phản ứng. Khi
thời gian lưu đã đủ thì mở van nổ hơi để tiến hành nổ hơi. Bã được ép và đưa ra
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
ngoài nhờ motor làm quay hệ thống ép trục vít, phần nước khi ép bã được thu
gom nhờ máng hứng nước thải.
Tiến hành mở nắp bộ phận thủy phân và cho bã nổ hơi vào, sau đó cho
enzyme vào rồi đổ dung dịch đệm vào. Lắp lại và tiến hành gia nhiệt bằng bộ
phận gia nhiệt kết hợp bật hệ thống cánh khuấy. Khi các thông số nhiệt độ và tốc
độ khuấy đã ổn định bắt đầu tính thời gian cho quá trình thủy phân khoảng 72
giờ.
Tiến hành cho dịch thủy phân và môi trường T6 vào thiết bị chính, sau đó
tạo môi trường kị khí. Sau khi cho hết nguyên liệu vào thiết bị chính, bật môtơ
khuấy để khuấy hỗn hợp cho đồng nhất khoảng 15 phút rồi dừng khuấy. Bật
thiết bị gia nhiệt để tiến hành nâng nhiệt độ của hỗn hợp trong thiết bị chính lên
đến nhiệt độ thích hợp. Khi đã đạt nhiệt độ thích hợp và các thông số hoạt động
đã ổn định, bắt đầu tính thời gian cho quá trình lên men.
Cho nước đá vào bể tách lỏng. Khởi động bơm chân không, hệ thống
ngưng tụ. Khởi động bơm nạp liệu ở chế độ hồi lưu 100% trở về bồn nhập liệu
(khồn bơm qua màng lọc). Khi các thông số đã ổn định thì mở van cho dung
dịch đi qua màng lọc, theo dõi ống thủy của bồn nạp liệu, quá trình kết thúc khi

lượng dung dịch còn lại khoảng 1 – 1,5 lít.
3.1 Nổ hơi
Phương pháp nổ bằng áp lực hơi nước là một quá trình tác động cơ học,
hóa học và nhiệt độ lên hỗn hợp nguyên liệu. Nguyên liệu bị phá vỡ cấu trúc
dưới tác dụng của nhiệt, hơi và áp lực do sự giãn nở của hơi ẩm và các phản ứng
thủy phân các liên kết glycosidic trong nguyên liệu.
Quá trình nổ hơi nước gồm hai giai đoạn:
- Làm ẩm nguyên liệu
Nước được gua nhiệt và giữ ở áp suất cao trong thiết bị phản ứng. Dưới tác
dụng của nhiệt độ, hơi nước và áp suất, cấu trúc hemicellulose sẽ bị phá vỡ.
- Gảm áp đột ngột
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Khi hỗn hợp ra khỏi thiết bị phản ứng, áp suất sẽ giảm đột ngột, tại đây
diễn ra quá trình phân cắt nguyên liệu. Quá trình phân cắt nguyên liệu diễn
ra dưới tác dụng cơ học và hóa học.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
3.1.1 Cấu tạo chung
Hình 3.1: Cấu tạo hệ thống nổ hơi
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Bộ phận tạo hơi nước áp suất cao: gồm có các thiết bị như bồn chứa nước,
bơm nước bình gia nhiệt bằng dầu, van cấp hơi nước và van xả hơi nước. Nước
từ bồn chứa nước được bơm nước hút và đẩy qua bình gia nhiệt bằng dầu để tạo
hơi nước bão hòa có áp suất và nhiệt độ cao. Hơi nước được tạo thành cho ra
ngoài bằng cách mở van xả hơi nước và đóng van cấp nước. Hơi nước được cấp
vào bình phản ứng bằng cách mở van cấp hơi nước.
Bộ phận nạp liệu: gồm có các thiết bị như moto nạp liệu, phễu nạp liệu và
van nạp liệu. Nguyên liệu đực nạp vào phễu nạp liệu. Mô tơ nạp liệu quay làm

quay dao cắt và cắt nhỏ nguyên liệu trước khi nạp vào bình phản ứng khi van
nạp liệu mở ra.
Thiết bị phản ứng: gồm các thiết bị như bình phản ứng và van nổ hơi. Khi
nguyên liệu được nạp vào bình phản ứng, hai van cấp hơi và van nổ hơi đóng
còn van nạp liệu mở. Đóng van nạp liệu lại và mở van cấp hơi nước để cấp hơi
nước vào bình phản ứng. Khi cấp đủ hơi nước, đóng van cấp hơi nước lại, và
tiến hành lưu hơi trong bình phản ứng. Sau khi đủ thời gian, mở van nổ hơi để
xảy ra quá trình nổ hơi.
Bồn chứa bã: gồm các thiết bị như bồn nổ, cửa vệ sinh và van xả bã. Khi
mở van nổ hơi thì van xả bã đóng kín, khi xảy ra quá trình nổ hơi thì bã từ bình
phản ứng được đẩy xuống bồn nổ. Bã được chứa trong bồn nổ và được chuyển
xuống bộ phận ép bã bằng cách mở van xả bã. Cửa vệ sinh luôn được đóng kín
và chỉ mở khi tiến hành vệ sinh thiết bị.
Bộ phận ép bã mía: gồm các thiết bị như vít tải, mô tơ vít và máng hứng
dịch. Khi mở van xả bã thì bã rơi xuống hệ thống ép bã. Mô tơ vít quay làm
quay vít tải và bã được ép, được đưa ra ngoài nhờ hệ thống này. Phần nước từ
quá trình ép được hứng bởi máng hứng dịch.
Sau mỗi mẻ hoạt động, bã mía được thu hồi lưu trữ để làm nguyên liệu cho
quá trình thủy phân tiếp theo. Dịch ép được làm nguyên liệu cho quá trình lên
men.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
3.1.2 Quy trình công nghệ
Chuẩn bị nguyên liệu
Bã mía sử dụng được lấy từ nhà máy đường Biên Hòa và được trữ trong
điều kiện ở phòng thí nghiệm của Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu Đại học
Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguyên liệu bã mía chứa 50 – 55%
cellulose, 20 – 25% hemicellulose và hàm lượng lignin thấp 10 – 15%. Độ ẩm
của bã mía khoảng 13 – 15%.
Trước khi hoạt động hệ thống nổ hơi nước, nguyên liệu bã mía được nạp

vào gần đầy phễu nạp liệu (khoảng 2 kg). Sau khi cho nguyên liệu vào phễu nạp,
tiến hành quá trình tạo hơi nước bão hòa có áp suất và nhiệt độ cao từ nước và
làm nóng bình phản ứng đến nhiệt độ cần thiết. Thiết bị phản ứng làm việc chịu
được áp suất tối đa là 150 bar, nhiệt độ tối đa là 300
o
C. Khoảng nhiệt độ khảo
sát cho quá trình nổ hơi là từ 220
o
C đến 230
o
C, thời gian lưu khảo sát là 2, 3, 4
và 5 phút. Nhiệt độ của quá trình nổ hơi được điều chỉnh bởi các lò nung, do đó
sự khó khăn chủ yếu là việc duy trì và ổn định nhiệt độ. Mỗi một mẻ phản ứng,
quá trình nổ hơi được thực hiện chỉ ở một nhiệt độ. Khi các thông số đã hoạt
động ổn định, tiến hành quá trình nhập liệu vào bình phản ứng nhờ bộ phận nạp
liệu.
Tiến hành cấp hơi nước vào bình phản ứng nhờ bộ phận cấp hơi nước. Khi
cấp đủ hơi nước thì ngưng quá trình cấp hơi nước bằng cách đóng van cấp hơi
nước, tiến hành đưa nguyên liệu và hơi nước vào trong bình phản ứng.
Khi thời gian lưu đã đủ thì mở van nổ hơi để tiến hành nổ hơi. Sau khi nổ
xong thì đóng van nổ hơi lại, tiếp tục nạp liệu vào bình phản ứng và tiếp tục quá
trình nổ hơi cho đến khi hết nguyên liệu trong phễu nạp liệu (lặp lại khoảng 10
lần). Bã sau khi được nổ hơi được chứa trong bồn nổ và được chuyển đến bộ
phận ép bã bằng cách mở van xả bã. Từ bộ phận ép bã, bã được ép ra ngoài và
thu hồi lại.
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Xử lý bã mía bằng phương pháp nổ hơi không gây ô nhiễm môi trường,
cho
kết quả thu hồi cellusole cao, phá vỡ cấu trúc hemicellusole và loại bỏ một phần

lignin. Hàm lượng cellusole trong nguyên liệu ban đầu đạt khoảng 50% và sau
quá trình nổ hơi hàm lượng cellusole tăng lên khoảng 68%.
Tóm lại, quá trình vận chuyển của nguyên liệu bã mía trong như sau:
Nguyên liệu bã mía từ phễu nạp liệu qua van nạp liệu vào bình phản ứng.
Hỗn hợp hơi nước áp suất cao và bã mía được lưu lại trong bình phản ứng một
thời gian.
Sau khi tiến hành nổ hơi, bã mía được đẩy từ bình phản ứng xuống bồn nổ
qua van nổ hơi.
Từ bồn nổ bã mía được đẩy xuống bộ ép bã qua van xả bã và được đưa ra
bên ngoài.
Hình 3.2: Dịch và bã mía sau quá trình nổ hơi
Các yếu tố ảnh hưởng
Quá trình nổ hơi chịu ảnh hưởng của ba yếu tố: nhiệt độ nổ hơi, độ ẩm, và
thời gian lưu của hỗn hợp hơi cùng bã mía trong bình phản ứng. Sau đây là điều
kiện vận hành của hệ thống nổ hơi:
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Nhiệt độ nổ hơi: 220 – 228
o
C
Độ ẩm: 75 – 85%
Thời gian lưu: 2 – 4 phút
Nhiệt độ của quá trình nổ hơi được điều khuyển và kiểm soát nhờ bình gia
nhiệt. Độ ẩm được điều khuyển và kiểm soát bằng cách chỉnh lưu lượng bơm
nước hoặc thay đổi khối lượng bã mía nạp liệu.
Bảng 3.1: Số liệu thực nghiệm hệ thống tiền xử lý bã mía
STT Mẫu
Thông số hoạt động Kết quả
T
n

(
o
C) T
c
(phút) T
l
(phút) Q(ml/s) m
t
(kg) m
s
(kg)
1 N1 224 2 2 4 2 3,7
2 N2 224 2 3 4 2 3,66
3 N3 224 2 4 4 2 3,91
4 N4 224 3 2 4 2 4,72
5 N5 224 3 3 4 2 4,80
6 N6 224 3 4 4 2 4,73
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
3.2 Thủy phân
3.2.1 Cấu tạo chung
Hình 3.3: Cấu tạo hệ thống thủy phân biomass
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Bộ phận chứa: gồm các thiết bị chính van xả và ống dẫn đầu dò nhiệt. thiết
bị chính có dạng hình trụ và bằng thủy tinh trong suốt, là nơi chứa hỗn hợp
nguyên liệu gồm bã nổ hơi và dung dịch đệm cùng với enzyme. Bộ phận chính
có hai van dùng để tháo sản phẩm và để thông khí cùng với một khe hẹp để gắn
đầu dò nhiệt độ của bộ phận gia nhiệt.
Bộ phận khuấy trộn: gồm có các thiết bị như cánh khuấy và mô tơ khuấy.

Hỗn hợp nguyên liệu được nạp vào thiết bị chính, sau đó hỗn hợp được khuấy
trộn nhờ mô tơ khuấy quay làm quay cánh khuấy được lắp với mô tơ khuấy.
Hỗn hợp được khuấy trộn đều trong bình phản ứng trong suốt quá trình thủy
phân.
Bộ phận gia nhiệt: gồm có thiết bị gia nhiệt, bơm tải nhiệt và ống xoắn gia
nhiệt. Nước từ thiết bị gia nhiệt được đun nóng, sau đó được bơm nước tải nhiệt
bơm qua hệ thống ống xoắn gia nhiệt nằm trong thiết bị chính để gia nhiệt cho
hỗn hợp bên trong thiết bị chính rồi quay trở về thiết bị gia nhiệt để tiếp tục
vòng tuần hoàn mới.
Sau mỗi mẻ hoạt động, dịch thủy phân được thu hồi, lưu trữ để làm nguyên
liệu cho quá trình lên men tiếp theo.
3.2.2 Quy trình công nghệ
Bã mía sau khi nổ hơi có độ ẩm là
80%, và hàm lượng cellulose khoảng
68%.
Enzyme sử dụng trong quá trình thủy
phân là enzyme cellulase.
Dung dịch đệm pH được dùng là
đệm acetat.
Hình 3.4 Thiết bị thủy phân
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trung tâm công nghệ lọc hóa dầu (RPTC)
Để chuẩn bị dung dịch thủy phân, khoảng 455g bã mía đã tiền xử lý được
cho vào chai thủy tinh 2000ml đã chứa sẵn 1300ml dung dịch đệm acetate (pH
khoảng 4,8), sau đó đem hấp ở 121
o
C trong 15 phút rồi để nguội đến 36
o
C, mỗi
mẻ thủy phân tiến hành với thể tích khoảng 20 lít. Các chai thủy tinh được đậy

với giấy nhôm kèm theo nút bông. Sau khi hấp, các chai thủy tinh được để nguội
và đổ vào thiết bị thủy phân đã được làm sạch. Sau quá trình này, 70g enzyme
Acremonium cellulose dạng rắn được thêm vào và khuấy trộn đều. Cuối cùng
hỗn hợp được khuấy nhờ cánh khuấy ở 50
o
C trong 72 giờ với tốc độ khuấy
khoảng 80 vòng/phút. Trong quá trình thủy phân, 1,5ml mẫu được lấy ra sau
mỗi 24 giờ để xác định hàm lượng đường. Mẫu được ly tâm ở tốc độ 12000
vòng/phút trong 15 phút để tách các chất cặn và phần chất lỏng sạch sẽ được trữ
ở 4
o
C chờ phân tích hàm lượng đường. Sau khi khuấy, hỗn hợp được lọc để loại
các chất mùn. Sau đó, dung dịch được hấp ở 121
o
C trong vòng 15 phút trước khi
được lưu trữ ở 4
o
C cho nghiên cứu quá trình lên men sẽ được thực hiện sau đó.
 Các yếu tố ảnh hưởng
Quá trình thủy phân chịu ảnh hưởng chủ yếu của 5 yếu tố: nhiệt độ, pH, %
bã, % enzyme và thời giân phản ứng. Sau đây là điều kiện vận hành của quá
trình thủy phân:
- Nhiệt độ: 50
o
C
- pH: 4,8
- % bã: 5 – 10%
- % enzyme: 3 -7 %
- Thời gian: 72 giờ
Thông số nhiệt độ được điều khiển và kiểm soát nhờ bộ phận gia nhiệt,

thông số pH được duy trì nhở dunh dịch đêm acetat.
Bảng 3.2: Số liệu thực nghiêm hệ thống thủy phân
SVTH: Nguyễn Văn Sỹ Trang 25

×