Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

công nghệ tách sáp, công nghệ chế biến dầu nhờn. Mr. S

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.06 KB, 14 trang )

Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và công nghệ, nền công nghiệp hiện
đại đã và đang xâm nhập vào mọi hang cùng, ngõ hẻm trên thế giới và xu hướng quốc
tế hóa nên đời sống kinh tế cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là sự
phát triển của ngành công nghiệp cơ khí, máy móc, đỏi hỏi yêu cầu quan trọng trong
quá trình vận hành và bảo dưỡng thiết bị, máy móc. Trong đó, dầu nhờn đóng vai trò
quan trọng là những sản phẩm mang tích chiến lược. Sự tồn tại của chúng có tính
quyết định đến sự phát triển về kinh tế của từng quốc gia
Tất cả những đặc điểm nêu trên của thời đại đã đặt ra một nhiệm vụ hết sức to lớn
cho các quốc gia là phải xây dựng được một nền công nghiệp dầu mỏ hiện đại, đáp
ứng và thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới.
Vì vậy, việc sử dụng vật liệu bôi trơn nói chung, dầu nhờn bôi trơn nói riêng và
quy trình bôi trơn phù hợp với thiết bị, sẽ góp phần rất lớn đảm bảo cho máy móc,
thiết bị hoạt động ổn định, giảm chi phí bảo dưỡng, nâng cao tuổi thọ sử dụng. Trong
đó, việc tách các paraffin (sáp) là một trong những khâu quan trọng nhất vì chúng ảnh
hưởng đến chất lượng dầu nhờn thành phẩm. Vì thế chúng không được phép có mặt
trong dầu nhờn thành phẩm.
Trang 1
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỜN
1.1 Khái niệm
1.1.1 Dầu nhờn
Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ. Dầu nhờn là hỗn hợp bao
gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm. Phụ gia
thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất
phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được.
Thành phần cơ bản chủa dầu nhờn gồm dầu gốc và phụ gia thích hợp.
1.1.2 Dầu gốc
Dầu gốc là dầu không có phụ gia, gồm các hidrocacbon tự nhiên và tổng hợp khác
nhau. Là nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn. Dầu gốc được chia thành những loại


sau:
− Dầu động thực vật là dầu có nguồn gốc từ động thực vật, là ester của
rượu hoặc axits béo.
− Dầu tổng hợp là dầu được tổng hợp qua các quá trình tổng hợp hóa học.
− Dầu gốc khoáng là dầu được sản xuất từ dầu mỏ thông qua các qua trình
chế biến mà chủ yếu là từ quá trính chưng cất chân không sản phẩm đáy của
tháp chưng cất khí quyển .
1.1.3 Phụ gia
Phụ gia là những hợp chất hữu cơ và vô cơ, thậm chí là các nguyên tố được thêm
vào các chất bôi trơn để nâng cao tính chất riêng biệt vốn có hoặc bổ xung các tính
chất chưa có của dầu gốc nhằm thu được dầu bôi trơn có tính chất tốt hơn thỏa mãn
các yêu cầu , tính năng đối với mục đích sử đụng nào đó. Thường mỗi loại phụ gia
được dùng ở nồng độ từ 0,01 đến 5%. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp một phụ gia
có thể được đưa vào ở khoảng nồng độ giao động từ vài phần triệu đến 10%. Phần lớn
Trang 2
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
các loại dầu bôi trơn cần nhiều loại phụ gia khác nhau để thỏa mãn tất cả các yêu cầu
về tính năng nhằm nâng cao chất lượng dầu bôi trơn.
Trong quá trình sử dụng dầu bôi trơn rất dễ bị biến chất làm giảm chất lượng, các
phụ gia được sử dụng để ngăn chặn các quá trình vật lý, hóa học xảy ra làm giảm chất
lượng dầu bôi trơn. Các chức năng chính của phụ gia là:
− Làm tăng độ bền oxy hóa.
− Khử hoạt tính xúc tác của kim loại.
− Chống ăn mòn, chống gỉ.
− Chống sự tạo cặn bám và cặn bùn.
− Giữ lại các tạp chất bẩn ở dạng huyền phù.
− Tăng chỉ số độ nhớt.
− Giảm nhiệt độ đông đặc.
− Chống sự tạo bọt.
− Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.

− Làm cho dầu có khả năng bám dính tốt.
− Tăng khả năng làm kín.
− Làm giảm ma sát.
− Làm giảm và ngăn chặn sự mài mòn.
− Chống lại sự kẹt làm xước các bề nặt kim loại.
1.2 Mục đích
Mục đích cơ bản nhất của dầu nhờn là sử dụng làm một chất lỏng bôi trơn giữa các
bề mặt tiếp xúc giữa của các chi tiết có sự chuyển động tương đối với nhau nhằm làm
giảm ma sát, giảm mài mòn, nhờ đó làm giảm tiêu hao năng lượng để thắng lực ma sát
sinh ra khi các chi tiết này làm việc, và giảm hư hỏng các bề mặt tiếp xúc do mài mòn,
cọ xát.
1.3 Chức năng của dầu nhờn
− Công dụng làm giảm ma sát
Máy móc sẽ mòn ngay khi hoạt động mà không có dầu bôi trơn, khi cho dầu vào
máy với một lớp đủ dày, sẽ tạo màng dầu phân tách hai bề mặt vật liệu khi có sự
chuyển động, dầu sẽ xen kẽ giữa hai bề mặt, khi chuyển động chỉ có các phần tử dầu
Trang 3
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
trượt lên nhau. Do đó máy móc làm việc nhẹ nhàng, giảm mài mòn, giảm công tiêu
hao.
− Công dụng làm sạch
Khi làm việc, bề mặt ma sát sinh ra hạt kim loại mịn, những hạt rắn này sẽ làm cho
bề mặt bị xước. Ngoài ra, có thể có cát, bụi, tạp chất ở ngoài rơi vào bề mặt tiếp xúc và
những chất bẩn sinh ra trong quá trình cháy. Nhờ dầu nhờn lưu chuyển tuần hoàn qua
bề mặt vật liệu cuốn theo các tạp chất đưa về cacte dầu và được lắng đọng.
− Công dụng làm mát
Khi động cơ làm việc, ma sát giữa các bề mặt kim loại làm kim loại nóng lên, một
lượng nhiệt đã được sinh ra, cộng thêm lượng nhiệt do quá trình đốt cháy nhiêu lệu.
Lượng nhiệt sinh ra càng nhiều, kim loại sẽ bị nóng làm cho máy móc dẽ bị hỏng khi
đang làm việc. Nhờ trạng thái lỏng của dầu chảy qua các bề mặt ma sát đem theo một

phần nhiệt truyền ra ngoài.
− Chức năng làm kín
Trong động cơ, có nhiều chi tiết chuyển động yêu cầu độ kín cao và chính xác như
xi lanh – pittong, nhờ vào khả năng bám dính và tạo màng dầu nhờn có thể lấp kín các
khe hở, bảo đảm quá trình làm việc bình thường cho thiết bị.
− Chức năng bảo vệ kim loại
Sự tiếp xúc các chi tiết máy với các tác nhân gây ăn mòn như: Oxy, độ ẩm của
không khí, khí thải hay khí cháy từ nhiên liệu đốt trong động cơ hay các lò đốt, môi
trường làm việc làm cho bề mặt vật liệu bị oxy hóa hay bị ăn mòn nê dầu nhờn sẽ tạo
lớp màng bao phủ bề mặt các chi tiết, ngăn cách sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường.
1.4 Phân loại
1.4.1 Dầu động cơ
Dầu động cơ là nhóm dầu quan trọng và đươch sử dụng nhiều trong thực tế, chiếm
khoảng 60 -70% tổng lượng dầu bôi trơn tiêu thụ hàng năm. Các loại dầu động cơ bao
gồm dầu cho động cơ xăng và diezen.
Trang 4
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
1.4.2 Dầu công nghiệp
Dầu công nghiệp thì lại phong phú hơn với dầu động cơ. Chúng được chia thành
những phân nhón nhỏ dựa trên ứng dụng của chúng: dầu chuyển động, dầu thủy lực,
dầu máy công cụ, dầu biến thế, dầu cắt kim loại,…
Chương 2 CÔNG NGHỆ TÁCH SÁP
2.1 Quy trình sản xuất dầu gốc
Trang 5
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
Việc tách các thành phần không mong muốn trong sản xuất dầu gốc được thực
hiện nhờ các quá trình lọc dầu sẽ co phép sản xuất dầu gốc chất lượng cao, ngay cả với
phân đoạn dầu nhờn của dầu thô chưa thích hợp để sản xuất dầu nhờn. Công nghệ sản
xuất dầu nhờn gốc từ dầu mỏ gồm các bước sau:
− Chưng cất chân không nguyên liệu cặn mazut

− Chiết tách, trích ly bằng dung môi
− Tách sáp
− Làm sạch bằng hydro hóa
Trong thành phần dầu nhờn chưng cất ra từ dầu mỏ còn có các hidrocacbon rắn,
trong đó các loại parafin mạch thẳng, dài là loại sáp rắn, chúng đề có tính chất là dễ
đông đặc ở dạnh rắn khi nhiệt độ thấp. Vì vậy chúng phải được tách lọc trong quá trình
sản xuất dầu nhờn, hàm lượng của chúng trong dầu bôi trơn phải phải giảm tới mức tối
thiểu.
2.2 Quy trình tách sáp
Sáp là một hỗn hợp mà chủ yếu là các parafin phân tử lượng lớn và một lượng nhỏ
các hudrocacbon khác có nhiệt độ nóng chảy cao và kém hòa tan vào dầu nhờn có
nhiệt độ thấp. Vì thế, chúng cần được tách ra khỏi dầu nhờn, ngoại trừ khi các loại dầu
được sử dụng ở điều kiện không phải nhiệt độ thấp (điều kiện nhiệt độ phòng, điều
kiện khí hậu nhiệt đới). Nhưng trên thực tế, hầu hết các loại dầu gốc khoáng đều phải
trải qua quá trình tách parafin.
Trong phân đoạn dầu nhờn, nếu có nhiều parafin người ta phải loại bỏ chúng ra vì
chúng làm cho dầu nhờn khi sản xuất ra từ phân đoạn này rất dễ bị mất tính linh động
ở nhiệt độ thấp.
Tách parafin là một khâu khó khăn và rất quan trọng trong quy trình sản xuất dầu
nhờn. Có hai quy trình công nghệ đang được sử dụng trong công nghiệp sản xuất dầu
nhờn, đó là:
− Quy trình thứ nhất là làm lạnh đến kết tinh sáp và dùng dung môi hòa tan
để tách sáp ra khỏi dầu nhờn.
− Quy trình thứ hai là cracking chọn lọc để bẻ gãy parafin để tạo thành
những sản phẩm nhẹ, phương pháp này còn được gọi là phương pháp tách
Trang 6
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
parafin dùng xúc tác. Tuy nhiên, quá trình tách sáp bằng xúc tác chưa được áp
dụng rộng rãi mà mới chỉ ở giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm bán công
nghệp.

Khi tách parafin cần chú ý, parafin cũng là chỉ số có độ nhớt tốt nên mưc độ tách
quá sâu parafin là điều không cần thiết. Hơn nữa, chi phí để tách triệt để parafin tốn
kém hơn nhiều. Do đó trng công nghiệp, người ta chỉ tiến hành tách vừa đủ để đáp ứng
nhu cầu cần thiết, rồi sau đó người ta pha thêm phụ gia chống đông đặc cho dầu gốc.
2.3 Quá trình tách sáp bằng phương pháp kết tinh
Bằng cách kết tinh có thể sử lý dầu nhờn có sáp, khi tiến hành làm lạnh phân đoạn
dầu nhờn, sáp được tách ra do chúng bị kết tinh. Quá trình này dựa vào nguyên lý kết
tinh parafin rắn bằng cách làm lạnh, sau đó tách riêng phần rắn ra khỏi pha lỏng bằng
phương pháp lọc hay ly tâm.
Trong các dây chuyền sản xuất, dầu được làm lạnh ở các dàn lạnh, sau đó hỗn hợp
đặc chứa dầu và sáp được chuyển qua bộ phận lọc ép áp suất. Tại đây, những tinh thể
sáp được giữ lại,còn dầu nhờn được chảy qua bộ lọc và được đưa ra ngoài. Khi lớp sáp
đủ dày, xả áp và tháo các bánh sáp thô ra.
Phương pháp này có những nhược điểm sau:
− Làm việc gián đoạn do phải tháo các lớp sáp ra.
− Nhiều khâu phải dùng đến áp suất
− Độ nhớt của dầu tách sáp lớn, gây trở ngại cho quá trình lọc, đặc biệt là
các lọa dầu có độ nhớt cao
− Không áp dụng cho các nguyên liệu là dầu cặn vì khả năng tách sáp
không triệu để do các vi tinh thể parafin được tạo ra trong quá trình không thể
tách ra bằng phương pháp lọc.
2.4 Tách sáp bằng dung môi chọn lọc
Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta kết hợp việc làm lạnh cùng với sử
dụng dung môi đẻ tăng độ linh động của dầu nhờn. Do sáp cũng có thể hòa tan vào
dung môi, nên phải tiến hành ở nhiệt độ thấp và phải chon dung môi thích hợp. Nhờ
vậy có thể kết tinh mọi loại sáp và lại dễ tách chúng bằng phương pháp lọc. Độ nhớt
Trang 7
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
của hỗn hợp thấp còn cho phép quá trình lọc gián đoạn bằng cách lọc chân không liên
tục để có hiệu quả kinh tế cao. Các dung môi tách sáp phải thỏa mán yêu cầu:

− Ít hay không hào tan sáp.
− Hòa tan tốt trong dầu nhờn ở tại nhiệt độ kết tinh sáp.
− Dung môi làm sáp ở dạng tinh thể lớn để dễ tách bằng phương pháp lọc.
− Dung môi có nhiệt độ sôi thấp để dễ tách khỏi dầu, sẽ tiết kiệm năng
lượng.
− Dung môi phải dễ kiếm, dẻ tiền, không gây ăn moàn thiết bị và không
độc hại đến môi trường.
− Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu dầu thấp để giảm chi phí vận hành.
Tùy vào loại nguyên liệu khác nhau, người ta còn sử dụng hỗn hợp dung mooisao
cho thích hợp với từng loại dầu nhờn. Một số loại dung môi thường được sử dụng
trong phương pháp này gồm các dung môi chính là các keton, hidrocacbon thơm và
các dẫn xuất clo. Dùng hỗn hợp hai loại dung môi sẽ cho hiệu quả tốt hơn, phổ biến
nhất là dùng dung môi keton – hidrocacbon thơm như hỗn hợp của metyl etyl keton
(MEK) với tuluen hay metyl etyl keton (MEK) với metyl izobuty keton (MIBK).
Bảng tính chất của các dung môi dùng để tách sáp
Chỉ tiêu Axeton MEK MIBK Toluen
Khối lượng phân tử 58 72 100 92
Khối lượng riêng ở
25
o
C, kg/m
3
788,5 799,7 862,3
Nhiệt độ nóng chảy,
o
C -95 -86 -85 -95
Nhiệt độ nóng sôi,
o
C 56 80 117 111
Hỗn hợp đẳng phí với

nước có:
Nhiệt độ sôi,
o
C _ 73,45 87,9 84,1
Nhiệt độ nóng chảy,
o
C -95 -86 -85 -95
Trang 8
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
Sơ đồ công nghề tách dùng dung môi gồm ba giai đoạn:
− Pha trộn dầu nhờn cần tách sáp với dung môi rồi làm lạnh.
− Lọc hỗn hợp làm lạnh để tách sáp.
− Tái sinh, thu hồi dung môi để sử dụng lại.
Sơ đồ tách sáp bằng dung môi chọn lọc
Giải thích sở đồ công nghệ:
Dầu nhờn và dung môi được trộn với nhau theo chế độ công nghệ đã chọn trước ở
thiết bị trộn, rồi sau đó qua thiết bị làm lạnh, các tác nhân làm lạnh có thể dùng
amoniac, propan, etan hay ethylene.
Hỗn hợp lạnh gồm sáp và dung môi được đưa vào bộ phận lọc quay chân không
hình trống để lọc tách sáp kết tinh. Bộ phận lọc quay chân không là thiết bị hình trụ
được bọc bởi một lưới kim loại hoặc lưới bằng chất dẻo. Trống quay chậm quanh trục
nằm ngang, phần dưới đi qua bể chứa hình trụ to hơn trống lọc, nơi để dầu và sáp dẫn
Trang 9
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
vào. Trống lọc được chia thành nhiều ngăn bởi các vách ngăng đi từ tâm trống ra ngoài
thành, mỗi ngăn được nối với bộ phận hút chân không nhờ ống nối ở đuôi trống. Khi
trống quay, những ống này nối với mỗi ngăn nhất định. Người ta tạo chân không bên
trong ống. Khi ngăn nào đó đi qua hốn hợp sáp dầu thì dầu và dung môi thấm qua lớp
áo bọc và lưới rồi vào bên trong theo ống nối ra khỏi trống. Sáp bị giữ lại tạo thành lớp
bám trên bề mặt vải lọc và bị đưa ra xung quanh do chuyển động quay của trống. Lớp

sáp này sau đó qua bộ phận rửa bằng dung môi lạnh rồi được đưa qua bộ phận làm khô
và cuối cùng sáp được tách ra bằng cách thổi nhẹ một luồng khí từ trong ống ra phía
ngòa, đẩy bánh sáp ra băng chuyền. Trong các dây chuyền sản xuất hiện đại, người ta
thường dùng lọc hai cấp để tách triệt để sáp và để tránh dầu lẫn vào sáp.
Dung môi được thu hồi và tái sinh từ phần sáp và phần lọc rồi lại được đưa trở lại
chu trình, dung môi được thu hồi sẽ được đưa vào trống quay để tiếp tục tách sáp. Để
tái sinh dung môi người ta thường tiến hành chưng cất ở 3 đến 4 tháp chưng.
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách sáp bằng dung môi chọn lọc
− Chất lượng của nguyên liệu
Chất lượng của nguyên liệu sẽ quyết định các yếu tố công nghệ khác và tuân theo
một số yêu cấu sau:
Nhiệt độ sôi và độ nhớt của nhiên liệu càng lớn, càng khó tách hàn toàn các
parafin rắn, tôc sđộ lọc càng nhỏ và nhiệt độ đông đặc của dầu nhờn đã tách sáp sẽ
càng cao. Vì thế quá trình tách sáp với dầu cặn sẽ có tốc độ lọc nhỏ hơn và năng suất
thiết bị thấp hơn.
Độ nhớt và hàm lượng hidrocacbon rắn trong nguyên liệu càng lớn thì càng đòi
hỏi phải tăng lượng dung môi pha loãng.
Thành phần phân đoạn của nguyên liệu càng hẹp thì tốc độ lọc cũng như hiệu suất
dầu nhờn sẽ cao hơn và hàm lượng dầu còn lại trong sáp mền cũng nhỏ hơn.
− Thành phần dung môi
Hàm lượng koten trong dung môi koten – hidrocacbon thơm thường được khống
chế như sau: Trong hỗn hợp MEK – toluene là 40 đến 60%, còn trong hỗn hợp axeton
Trang 10
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
– toluene là 20 đến 40%, khi sử dụng keton và hỗn hợp MEK và MIBK hàm lượng
keton theo tỷ lệ thể tích là 3/1.
− Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu và chế độ pha loãng
Dầu càng nhớt hàm lượng parafin rắn càng nhiều thì tỷ lệ dung môi cần dùng càng
lớn. Tỷ lệ thích hợp phải được xác định bằng thực nhiệm. Khi tách sáp nguyên liệu
cặn, người ta thường pha loãng một lần và cho dung môi vào ngay. Còn khi tách sáp là

phần dầu cất, người ta chia lượng dung môi ra từ 3 đến 4 lần.
Mục đích của việc pha loãng nguyên liệu là để giảm độ nhớt của nguyên liệu để
quá trình tách sáp dễ hơn. Thông thường để pha loãng nguyên liệu trước cấp lọc thứ
nhất, người ta thường dùng dung môi lạnh, còn pha loãng ở cấp lọc thứ hai, người ta
coa thể dùng phần rafinat. Để rửa sáp, người ta dùng dung môi khô.
− Nhiệt độ làm lọc
Nhiệt độ lọc cần phải giữ thấp hơn nhiệt độ đóng rắn của dầu cần tách sáp khoảng
từ 5 đến 10
o
C để quá trình tách sáp đạt hiệu quả tốt.
2.6 Quy trình cracking chọn lọc
Tùy theo mức độ khử parafin mà người ta có thể phân thành quá trình khủ parafin
bình thường hay quá trình khử parafin triệt để.
Trong quá trình khử parafin bình thường, người ta nhân được sản phẩm có nhiệt
độ đông đặc từ -10 đến -15
o
C. Còn trong trong quá trình tách triệt để (tách sâu), sản
phẩm dầu gốc thường có nhiệt độ đông đặc từ -30
o
C và thấp hơn. Nhiệt độ đông đặc
của dầu sau khi tách phụ thuộc vào chế độ tách sáp nhất là oại nhiệt độ.
Quy trình cracking chọn lọc còn gọi là quá trình tách parafin xúc tác. Quy trình
cracking chọn lọc dùng để tách parafin từ dầu có hai loại:
Chỉ dùng một loại xúc tác nhằm hại điểm đông đặc.
Dùng hai loại xúc tác vừa hạ điểm đông đặc vừa tăng độ bền oxy hóa của sản
phẩm.
Trang 11
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
Cả hai loại này người ta thường dùng xúc tác là zeolite tổng hợp có tính chọn lọc
cao. Các chất xúc tác này bẻ gãy mạch parafin thẳng và các hidrocacbon có mạch

cacbon dài một cách chon lọc. Xúc tác zeolit có kích thước mao quản khoảng 6A
o
làm
cho quá trình cracking tăng lên đối với các n-parafin, tốc độ cracking sẽ giảm nhanh
nếu hàm lượng parafin có mạch nhánh tăng.
2.7 Quá trình hydrocracking chọn lọc
Nhờ quá trình hydrocracking cho phép sản xuất được loại dầu nhờn có nhiệt độ
đông đặc thấp và chỉ số độ nhớt cao. Tùy theo điều kiện công nghệ người ta chia
hydrocracking thành ba loại sau:
− Hydrocracking khe khắt tiến hành ở áp suất cao từ 200 đến 250 at.
− Hydrocracking với chế độ khe khắt vừa phải tiến hành ở áp suất 100 đến
150 at.
− Hydrocracking ở điều kiện mềm tiến hành ở áp suất từ 30 đến 70 at.
Nguyên liệu cho quá trình hydrocracking là phần dầu nhờn cất, phần dầu nhờn đã
tách nhựa – asphan và hỗn hợp của chúng. Do khả năng linh động của quá trình mà
người ta có thể sử dụng nguyên liệu có độ nhớt cao. Sản phẩm nhận được sau
hydrocracking được dùng để chế tạo dầu gốc. Đặc điểm nổi bật của dầu gốc nhận được
bằng phương pháp này là có màu sắc đẹp và có chỉ số độ nhớt cao. Hiệu suất và các
tính chất của dầu gốc nhận được băng hydrocracking như sau:
Chỉ tiêu Quá trình hydrocracking
Chế độ khắt khe Chế độ vừa phải
Hiệu suất, % so với
nguyên liệu
Độ nhớt ở 100
o
C
Chỉ số độ nhớt
Độ cốc hóa, %
Màu sắc
60

8,1
125
0,009
1
41
5,4
133
0,005
0,5
Khi tiến hành hydrocracking để sản xuất dầu nhờn, người tta làm thay đổi thành
phần hóa học và cấu trúc của nguyên liệu theo hướng tăng các hidrocacbon có chỉ sô
độ nhớt cao, nhiệt độ đông đặc thấp và độ ổn định oxy hóa cao.
Trang 12
Tiểu luận công nghệ chế biến dầu nhờn
Những ưu điểm chính của phương pháp này so với phương pháp dùng dung môi
chọn lọc là:
− Hiệu suất dầu tăng.
− Không cần phải có công đoạn làm sạch bằng hydro.
− Vốn đầu tư thấp.
− Cho phép sản xuất dầu gốc có nhiệt độ đông đặc thấp từ những nguyên
liệu có hàm lượng parafin cao.
Trang 13

×