Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Giáo trình xã hội học nhập môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 190 trang )

lOMoARcPSD|15078701

Xã hội học nhập mơn
(giáo trình có bổ sung và cập nhật)

Trần Hữu Quang

Sài Gòn
Tháng 5-2019


lOMoARcPSD|15078701

Mục lục
Trang
Mục lục.................................................................................................................... 1
Chương 1. Xã hội học là gì ? .................................................................................. 3
A. Đối tượng của xã hội học............................................................................... 4
B. Những nhà sáng lập........................................................................................ 6
C. Phương pháp xã hội học............................................................................... 14
D. Những kỹ thuật nghiên cứu.......................................................................... 20
E. Xã hội học và thực tiễn xã hội...................................................................... 22
Chương 2. Xã hội và cá nhân. Q trình xã hội hóa ............................................. 25
A. Con người với tư cách là thành viên xã hội ................................................. 25
B. Q trình xã hội hóa..................................................................................... 29
C. Một thí dụ : Nam giới và nữ giới trong xã hội ............................................. 34
D. Vài dịng kết luận ......................................................................................... 36
Chương 3. Nhóm cơ bản trong xã hội................................................................... 39
A. Khái niệm nhóm........................................................................................... 40
B. Chức năng của nhóm.................................................................................... 42
C. Những cơng trình nghiên cứu đầu tiên về nhóm.......................................... 44


D. Người thủ lãnh trong nhóm.......................................................................... 56
E. Truyền thơng trong nhóm............................................................................. 60
F. Mạng lưới xã hội .......................................................................................... 62
G. Nhóm cơ bản và xã hội đại chúng................................................................ 69
Chương 4. Ý kiến, thái độ và định kiến ................................................................ 72
A. Định nghĩa ý kiến và thái độ ........................................................................ 73
B. Thang thái độ................................................................................................ 75
C. Thái độ, động cơ và niềm tin........................................................................ 78
D. Cơ chế tri giác có chọn lọc........................................................................... 79
E. Thái độ : có thể thay đổi............................................................................... 80
F. Định kiến ...................................................................................................... 81
G. Ý kiến tập thể và thái độ tập thể .................................................................. 84
Chương 5. Vị trí, vai trị và địa vị xã hội .............................................................. 89
A. Vị trí và vai trị............................................................................................. 89
B. Những kỳ vọng nơi vai trò, và sự cưỡng chế của xã hội.............................. 94
C. Hai lý thuyết về vai trò................................................................................. 98
D. Địa vị xã hội............................................................................................... 100
Chương 6. Sự điều tiết xã hội : giá trị, chuẩn mực và nghi thức ........................ 103
A. Giá trị ......................................................................................................... 103
B. Chuẩn mực và quy tắc................................................................................ 105
C. Sự tuân thủ và sự lệch lạc .......................................................................... 110
D. Nghi thức và biểu tượng ............................................................................ 116
Chương 7. Định chế xã hội ................................................................................. 121
A. Khái niệm “định chế xã hội”...................................................................... 121
B. Q trình định chế hóa ............................................................................... 125
C. Những đặc điểm của định chế.................................................................... 129
Chương 8. Chức năng, cấu trúc và con người tác nhân ...................................... 134
A. Lý thuyết chức năng luận........................................................................... 134

1



lOMoARcPSD|15078701

B. Phương pháp phân tích chức năng ............................................................. 138
C. Quan hệ nhân quả và phương pháp phân tích nhân quả............................. 141
D. Phương pháp phân tích cấu trúc................................................................. 143
E. Xây dựng mơ hình và lý thuyết .................................................................. 146
F. Phương pháp giả lập ................................................................................... 148
G. Nhân tố con người và hành động của tác nhân .......................................... 150
Chương 9. Giai cấp xã hội và sự phân tầng xã hội ............................................. 158
A. Bất bình đẳng xã hội. Đẳng cấp và giai cấp xã hội.................................... 158
B. Lý thuyết mác-xít về giai cấp..................................................................... 161
C. Quan niệm của Max Weber........................................................................ 163
D. Sự phân tầng xã hội.................................................................................... 166
E. Sự di động xã hội........................................................................................ 168
F. Từ mơ hình kim tự tháp tới mơ hình con quay........................................... 171
Chương 10. Sự chuyển biến xã hội ..................................................................... 177
A. Xung đột..................................................................................................... 177
B. Canh tân ..................................................................................................... 179
C. Khuếch tán ................................................................................................. 180
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 185

2


lOMoARcPSD|15078701

Chương 1
Xã hội học là gì ?

Một cách tổng quát, có thể nói rằng xã hội học là bộ mơn khoa học
nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội. Xã hội học ra đời do yêu cầu của
bản thân sự vận động của xã hội, đặc biệt là trong những bối cảnh có nhiều
biến động hoặc xung đột xã hội.
Một cuộc đình cơng chẳng hạn, chỉ là một cuộc đình cơng ; nhưng
người nào suy nghĩ và khảo sát kỹ hơn thì có thể lý giải cuộc đình cơng ấy
bằng những nhận định như : tổ chức lao động tồi, lương thấp, cơng nhân
khơng gắn bó với nhà máy...; cũng như có thể tiến hành những phân tích về
các nhóm hoặc phe phái trong nhà máy, các loại thái độ của người lao động
và của giới chủ nhân, mức độ chun quyền độc đốn của giám đốc, tính
tích cực xã hội của công nhân v.v. Và đằng sau những sự kiện có vẻ nhất
thời ấy ở một nhà máy, người nghiên cứu cịn có thể đi đến chỗ đặt vấn đề
và nhận định về cả một hệ thống sản xuất, hay thậm chí tồn bộ một hệ
thống xã hội.
Bất cứ một biến cố hay hiện tượng xã hội nào cũng đều là một kết
quả phức hợp của rất nhiều nhân tố, từ những nhân tố mang tính chất kinh
tế, cho đến những nhân tố mang tính chất chính trị, lịch sử và văn hóa.
Chính tính chất phức tạp của các hiện tượng xã hội và các quá trình xã hội
làm cho ngành xã hội học thường phải nghiên cứu liên ngành (và đơi khi
cũng khó phân định ranh giới) với nhiều bộ môn khoa học xã hội khác như
sử học, nhân học, dân tộc học, tâm lý học xã hội, kinh tế học, và ngơn ngữ
học. Do đó, cũng khơng có gì đáng ngạc nhiên nếu xã hội học đã từng có
thời bị đồng hóa vào triết học – với tư cách là ngành khoa học khái quát
nhất về con người và vũ trụ.
Thực ra, những suy nghĩ và biện giải về xã hội và về con người trong
xã hội đã xuất hiện từ lâu trong các thời cổ đại, từ những nhà hiền triết ở
Trung Hoa cho đến những nhà hiền triết ở Hy Lạp mấy thế kỷ trước Công
nguyên. Nhưng ngành xã hội học với tư cách là một khoa học thực sự độc
lập chỉ ra đời vào thế kỷ XIX. Thuật ngữ “xã hội học” (sociologie) đã được
Auguste Comte, một triết gia người Pháp, sử dụng lần đầu tiên vào năm

1838 – mặc dù ông hiểu xã hội học như một ngành “vật lý học xã hội”
(physique sociale). Từ sociologie (xã hội học) được ghép bởi từ socius (gốc
3


lOMoARcPSD|15078701

tiếng La Tinh), có nghĩa là người đồng hành, với từ logos (gốc tiếng Hy
Lạp), có nghĩa là mơn học (về một lĩnh vực nào đó).
A. Đối tượng của xã hội học
Những vấn đề mà ngành xã hội học nghiên cứu không phải là những
vấn đề dành riêng cho xã hội học, trái lại, đấy cũng là những vấn đề mà
nhiều ngành khác cũng nghiên cứu. Chẳng hạn, vấn đề tự tử mà nhà xã hội
học Pháp Émile Durkheim nghiên cứu đầu tiên, cũng có thể là đối tượng
quan tâm của nhà tâm lý học. Hay vấn đề tội phạm, nhà xã hội học, nhà tâm
lý học xã hội và nhà luật học đều cùng coi là thuộc phạm vi nghiên cứu của
mình. Vậy thì đối tượng của xã hội học là gì ? Nói cách khác, đâu là đặc
trưng của cách tiếp cận xã hội học ? Trả lời cho những câu hỏi này không
phải là chuyện dễ, nếu ta biết rằng các tác giả đã đưa ra rất nhiều định nghĩa
khác nhau về xã hội học.
Những nhà xã hội học đầu tiên trong thế kỷ XIX như C. H. SaintSimon (1760-1825), Auguste Comte (1798-1857), và Herbert Spencer
(1820-1903) đã từng có một cái nhìn rất lạc quan về ngành xã hội học, khi
họ cho rằng có thể lấy quan điểm thực nghiệm (hay thực chứng, positivism)
làm nền tảng khoa học cho việc nghiên cứu về xã hội. Đối với họ, xã hội
học có khả năng khám phá ra những định luật phổ biến và khách quan của
sự chuyển động của xã hội, cũng giống y như những định luật đã được
khám phá trong ngành vật lý học của Newton hay trong ngành sinh học của
Darwin. Do xuất phát từ quan niệm mang nặng tính chất máy móc (cơ học)
về xã hội, nên tham vọng ấy đã không đứng vững.
Đến cuối thế kỷ XIX, các nhà xã hội học đã đặt ra những mục tiêu

hạn chế hơn cho ngành của mình. Đối với Max Weber (1864-1920), xã hội
học cần quan tâm đến ý nghĩa của hành động xã hội và tính chất duy nhất
của các sự kiện lịch sử, hơn là đi tìm những quy luật tổng quát giống như
trong khoa học tự nhiên. Ngược lại, Émile Durkheim (1858-1917) vẫn cho
rằng lãnh vực xã hội chịu sự chi phối của một số quy luật phổ quát, bằng
chứng là có một số định chế luân lý và luật lệ cũng như một số tín ngưỡng
tơn giáo đã từng tồn tại trong rất nhiều xã hội khác biệt nhau.
Trong lúc các công trình của Durkheim nỗ lực chứng minh rằng xã
hội học là một ngành khoa học độc lập và riêng biệt về các hiện tượng xã
hội, thì cũng đã có nhiều người khác phản bác. Họ cho rằng xã hội học
không phải là một bộ môn riêng biệt, mà chỉ là một ngành tổng hợp kết quả
4


lOMoARcPSD|15078701

nghiên cứu của các ngành kinh tế học, chính trị học và tâm lý học, bởi lẽ sự
kiện xã hội không phải là một sự kiện riêng biệt, mà là được cấu thành bởi
sự giao thoa giữa các lãnh vực kinh tế, chính trị, địa lý, lịch sử và tâm lý.
Có loại ý kiến khác cho rằng : xã hội học là một lối tiếp cận vốn đặt các sự
kiện và các cá nhân trong một bối cảnh xã hội rộng lớn hơn, và thực ra lối
tiếp cận này không chỉ dành riêng cho nhà xã hội học, mà cũng được vận
dụng bởi giới sử gia, kinh tế gia, nhà báo...
Theo một số tác giả, sự ra đời của ngành xã hội học chính là để trả
lời cho các vấn đề xã hội cụ thể đặt ra kể từ cuộc Cách mạng Pháp 1789,
cũng như những vấn đề phát sinh trong sự chuyển tiếp từ xã hội cổ truyền
sang xã hội cơng nghiệp nói chung ở châu Âu. Vì thế, nó thường quan tâm
phân tích những vấn đề như tình trạng nghèo khổ ở đơ thị, sự bất ổn chính
trị, tỷ lệ chết (tử suất), tội phạm, ly dị, tự tử, v.v. Nhưng phần lớn mọi
người đều phải nhìn nhận là đối tượng của xã hội học đã chịu những ảnh

hưởng sâu xa của Saint-Simon, đặc biệt là của Karl Marx và Friedrich
Engels qua các cơng trình phân tích về cấu trúc xã hội, về các giai cấp và về
sự chuyển biến xã hội.
Đối tượng của môn kinh tế học là nghiên cứu về các quá trình sản
xuất, trao đổi, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm vật chất. Đối tượng của
mơn chính trị học là nghiên cứu về nhà nước, về quyền lực và những cách
phân phối và sử dụng quyền lực trong tổ chức xã hội.
Vậy đối tượng của mơn xã hội học là gì ? Theo Raymond Aron, xã
hội học là bộ môn khoa học về “cái mang tính xã hội [le social] [...], hoặc
xét trên bình diện sơ đẳng của các mối quan hệ liên cá nhân, hoặc xét trên
bình diện vĩ mơ của những tập hợp rộng lớn như các giai cấp, các quốc gia,
các nền văn minh, tức là [...] những xã hội tổng thể.”1
Nhưng chúng tôi cho rằng định nghĩa sau đây tỏ ra hợp lý và xác
đáng hơn : theo Alain Touraine, “xã hội học là môn khoa học về các mối
quan hệ xã hội”.2 Guy Bajoit giải thích thêm về định nghĩa này như sau : đó
là “một mơn khoa học về các mối quan hệ xã hội, nghĩa là một mơn khoa
học có đối tượng là hiểu và lý giải các ứng xử của con người – những điều
1

R. Aron, Les étapes de la pensée sociologique (1967), Paris, Gallimard, 1993, tr.
16 (chỗ nhấn mạnh là do R. Aron).
2
Đây là câu mà A. Touraine phát biểu vào năm 1971, dẫn lại bởi G. Bajoit, La
maison du sociologue. Pour une théorie sociologique générale, Louvain-laNeuve, Academia-L’Harmattan, 2015, tr. 11.

5


lOMoARcPSD|15078701


mà họ làm, nói, suy nghĩ hay cảm nhận – bằng cách phân tích những mối
quan hệ mà họ duy trì giữa họ với nhau.”1
Như vậy, có thể hiểu xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về các
mối quan hệ xã hội, nhằm mục đích tìm ra những lơ-gíc, những cơ chế
thường tàng ẩn trong sự vận động của các mối quan hệ xã hội. Trong lúc
tâm lý học quan tâm chủ yếu đến những hiện tượng tâm lý và ứng xử của cá
nhân, thì xã hội học chú ý chủ yếu đến những ứng xử tập thể hay cộng
đồng, đến cấu trúc xã hội và sự chuyển biến xã hội.
Môn xã hội học quan tâm nghiên cứu những lãnh vực hết sức đa
dạng trong đời sống xã hội. Nhưng vì khơng ai có thể một mình bao quát
được hết mọi lãnh vực, cho dù có kiến thức tổng quát và thâm sâu đến đâu
chăng nữa, cho nên các nhà xã hội học thường chỉ tập trung vào một hai
lãnh vực chun ngành nào đó mà thơi. Chính do vậy mà chúng ta thấy xuất
hiện những bộ môn chuyên ngành như xã hội học công nghiệp, xã hội học
tôn giáo, xã hội học nông thôn, xã hội học chính trị, xã hội học kinh tế, xã
hội học giáo dục, xã hội học truyền thông đại chúng, v.v.2
B. Những nhà sáng lập
Émile DURKHEIM (1858-1917). Nhà xã hội học Pháp. Được phần
lớn mọi người coi như “cha đẻ” của ngành xã hội học, Durkheim là người
đã xác định được đối tượng của môn xã hội học, và thiết lập môn này với tư
cách là một bộ môn khoa học độc lập trong môi trường đại học. Lúc đầu,
ông giảng tại Đại học Bordeaux, sau đó tại Đại học Sorbonne ở Paris.
Chính là trong bối cảnh của trào lưu thực nghiệm trong các ngành
khoa học ở châu Âu vào hậu bán thế kỷ XIX mà trong cuốn Các quy tắc
của phương pháp xã hội học (1895),3 Durkheim quan niệm rằng xã hội học
là bộ môn nghiên cứu về các “sự kiện xã hội” (faits sociaux) và giải thích
chúng theo phương pháp xã hội học.4 Durkheim muốn chứng minh rằng xã
hội học là một bộ môn khoa học thực sự khách quan, xứng đáng sánh vai
1


G. Bajoit, sách đã dẫn, tr. 11.
Xem H. Mendras, Éléments de sociologie, Paris, Armand Colin, nouvelle édition
refondue, 2003, tr. 8.
3
Xem É. Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học (1895), Đinh Hồng
Phúc dịch, Hà Nội, Nxb Tri thức, 2012.
4
Xem R. Aron, Les étapes de la pensée sociologique (1967), Paris, Gallimard,
1993, tr. 362-363.
2

6


lOMoARcPSD|15078701

với các ngành khoa học thực nghiệm khác. Ông cho rằng thực tại xã hội có
quy luật vận động riêng của nó, chứ khơng thể giản lược nó hay giải thích
nó bằng những hành vi và động cơ của cá nhân, và rằng các cá nhân đều
được uốn nắn và chịu ảnh hưởng bởi mơi trường xã hội của mình.
Durkheim định nghĩa sự kiện xã hội như sau : “Sự kiện xã hội là bất
cứ phương cách hành động nào [...] có khả năng tác động lên cá nhân một
sự cưỡng chế ngoại tại ; hoặc nữa, là bất cứ phương cách hành động nào
mang tính phổ biến trong phạm vi của một xã hội nào đó, đồng thời lại có
một tồn tại riêng, độc lập với các biểu hiện cá thể của nó.”1
Như vậy, theo Durkheim, sự kiện xã hội là sự kiện mang tính chất
khách quan và tính chất cưỡng chế. Nó khách quan là vì nó “tồn tại ở bên
ngồi các ý thức cá nhân”.2 Và nó mang tính chất cưỡng chế (contrainte); ở
đây, từ “cưỡng chế” không được Durkheim hiểu theo nghĩa thông thường
của từ này là cưỡng bách hay áp đặt, mà là một sự cưỡng chế tinh tế mà

người bình thường khơng ý thức và khơng dễ nhận ra được. Ơng đưa ra
nhiều thí dụ để minh họa cho ý tưởng về sự “cưỡng chế” này của xã hội,
chẳng hạn thời trang y phục : trong một xã hội nhất định, mỗi người buộc
phải ăn mặc theo một kiểu nào đó bởi vì mọi người đều ăn mặc như vậy.3
Một thí dụ khác : “Tơi khơng bị buộc phải nói tiếng Pháp với những người
đồng bào [của tôi], cũng không bị buộc phải sử dụng những đồng tiền hợp
pháp ; nhưng tôi không thể nào làm khác đi được. Nếu tơi thử tránh tính tất
yếu ấy, toan tính của tơi sẽ thất bại một cách thảm hại.”4
Phương pháp mà Durkheim nhấn mạnh là quan sát, và coi các sự
kiện xã hội như những “sự vật” (choses)5 – nghĩa là cần làm sao hết sức
tránh khỏi các định kiến có sẵn về đối tượng, và thực sự khảo sát các sự
kiện xã hội đúng như chúng xảy ra. Quan điểm xã hội học, theo Durkheim,
là làm sao nhìn ra trong vơ số các sự kiện tản mạn một tổng thể xã hội. Ông
nhấn mạnh rằng một sự kiện xã hội này chỉ có thể được giải thích bằng một
sự kiện xã hội khác. Ơng viết : “Nguyên nhân quyết định của một sự kiện
xã hội phải được tìm trong các sự kiện xã hội trước đó, chứ khơng phải
1

É. Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Đinh Hồng Phúc
dịch, Hà Nội, Nxb Tri thức, 2012, tr. 106.
2
É. Durkheim, sách đã dẫn, tr. 89.
3
É. Durkheim, sách đã dẫn, tr. 90.
4
É. Durkheim, sách đã dẫn, tr. 90.
5
É. Durkheim, sách đã dẫn, tr. 107.

7



lOMoARcPSD|15078701

trong các trạng thái ý thức cá nhân”,1 bởi lẽ đối với các sự kiện xã hội,
“khơng có lý do nào để người ta đi tìm ở bên ngồi chúng những lý do tồn
tại của chúng.”2
Raymond Aron cho rằng điểm mấu chốt trong tư tưởng xã hội học
của Durkheim là như sau : xã hội là một thực tại khác về bản chất so với
các thực tại cá nhân ; bất cứ một sự kiện xã hội nào cũng đều có nguyên
nhân là một sự kiện xã hội khác, chứ không bao giờ xuất phát từ nguyên
nhân tâm lý cá nhân.3
Vấn đề quán xuyến toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu của Durkheim là
đi tìm những nguồn gốc của trật tự xã hội và của sự rối loạn xã hội. Trong
công trình nghiên cứu về Tự tử (1897), Durkheim nhận định : những quyết
định tự tử, tưởng chừng như là những quyết định hồn tồn mang tính chất
cá nhân, thực ra đều có thể được giải thích là chịu ảnh hưởng bởi những
hình thái liên đới xã hội khác nhau trong các nhóm xã hội khác nhau.
Durkheim quan niệm rằng các chuẩn mực xã hội điều tiết hành vi của cá
nhân thông qua những giá trị mà cá nhân đã nội tâm hóa, và đó chính là cơ
sở của trật tự xã hội và sự ổn định xã hội. Còn sự “phi chuẩn mực”
(anomie), theo Durkheim, là tình trạng thiếu vắng hoặc tan rã của các chuẩn
mực xã hội ; sự “phi chuẩn mực” chính là khái niệm mà Durkheim ưu tiên
sử dụng để giải thích hiện tượng tự tử trong các xã hội hiện đại.4
Ông ta phân biệt bốn loại tự tử trên cơ sở phân tích các con số thống
kê về tự tử xảy ra nơi các cộng đồng xã hội khác nhau : tự tử ích kỷ (suicide
égoiste), tự tử vị tha (suicide altruiste), tự tử định mệnh (suicide fataliste),
và tự tử “phi chuẩn mực” (suicide anomique). Loại tự tử vị tha là hiện
tượng xảy ra khi người ta “hy sinh” vì lợi ích của tập thể, của cộng đồng
của mình – nghĩa là khi người ta gắn bó sâu xa với mục tiêu và lẽ sống của

tập thể, của cộng đồng. Còn loại tự tử định mệnh, chẳng hạn nơi các nơ lệ,
là hậu quả của tình trạng áp chế quá sức chịu đựng của con người. Nhưng
đáng chú ý là người ta thường gặp loại tự tử ích kỷ và loại tự tử “phi chuẩn
mực” trong các xã hội hiện đại : loại tự tử ích kỷ xảy ra xuất phát từ tình
trạng cơ đơn hay bị cơ lập ; cịn loại tự tử “phi chuẩn mực” xảy ra khi cá
nhân sống trong tình trạng xã hội khơng cịn luật lệ, quy tắc, hoặc là trong
1

É. Durkheim, sách đã dẫn, tr. 257.
É. Durkheim, Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất, sách đã dẫn, tr. 54.
3
Xem R. Aron, sách đã dẫn, tr. 371.
4
Xem R. Aron, sách đã dẫn, tr. 330.
2

8


lOMoARcPSD|15078701

tình trạng một xã hội có những luật lệ, quy tắc xung khắc nhau. Cả hai loại
tự tử này thường thấy khi xã hội cổ truyền tan vỡ để chuyển sang một trật tự
xã hội mới, hoặc là khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Durkheim cho rằng
hiện tượng tự tử là một hiện tượng “bình thường” vì nó xảy ra với một tỷ lệ
nhất định nào đó trong bất cứ xã hội nào ; tuy nhiên, khi ở một xã hội hay
một nhóm xã hội nào đó xuất hiện một tỷ lệ tự tử cao hơn một cách “bất
thường” thì đây chính là dấu hiệu của một sự rối loạn xã hội, của một tình
trạng “phi chuẩn mực”.1
Karl MARX (1818-1883). Nhà triết học, kinh tế học, xã hội học, và

nhà hoạt động chính trị, người Đức. Được coi như là một trong những nhà
sáng lập ra ngành xã hội học. Những cơng trình của Marx mà người ta cho
là có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội học là : Hệ tư tưởng Đức (1845,
cùng tác giả với Friedrich Engels) ; Sự khốn cùng của triết học (1847) ;
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848, cùng tác giả với F. Engels) ; Ngày
18 Sương mù của Louis Bonaparte (1852) ; Tư bản (1867, 1885, 1894) ; và
hai bản thảo xuất bản sau khi ông qua đời là Bản thảo kinh tế và chính trị
1844 (1964), và Grundrisse (1973).
Nhiều cơng trình của Marx đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của tư tưởng xã hội học. Những khái niệm quan trọng về mặt xã hội của
Marx mà người ta thường bàn luận đến là : (1) khái niệm tha hóa (hay vong
thân), mà trước hết là sự tha hóa trong lao động ; (2) quan hệ giữa đời sống
kinh tế và các định chế xã hội khác, quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của xã hội ; (3) cơ sở của sự phân hóa xã hội ra thành các giai
cấp chính là các mối quan hệ sản xuất, những quan hệ sản xuất này hàm
chứa những xung đột đối kháng ; (4) mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai
cấp là “động lực của lịch sử”,2 nhưng sự thay đổi của lịch sử không diễn ra
một cách tự phát, tự động, mà là thơng qua hành động tích cực của con
người.
Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, nếu Auguste Comte phân tích về xã
1

Xem R. Aron, sách đã dẫn, tr. 339-340. Có thể xem thêm những luận điểm chính
của Durkheim trong bài “Lời giới thiệu” của Trần Hữu Quang, in trong É.
Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Đinh Hồng Phúc dịch, Hà
Nội, Nxb Tri thức, 2012, tr. 17-47.
2
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848), Karl Marx và Friedrich Engels
viết như sau : “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu
tranh giai cấp” (C. Mác, Ph. Ăng-ghen, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản [1848],

trong C. Mác, Ph. Ăng-ghen, Tuyển tập, tập I, Hà Nội, Nxb Sự thật, 1980, tr.
540).

9


lOMoARcPSD|15078701

hội hiện đại dưới góc độ mà ơng gọi là “xã hội cơng nghiệp”, thì Karl Marx
lại đề cập tới cũng xã hội ấy nhưng dưới góc độ “xã hội tư bản chủ nghĩa”.1
Với nhãn quan của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Marx được coi là một nhà lý
thuyết xuất sắc về chủ nghĩa tư bản, qua các lý thuyết về giá trị lao động, về
tích lũy tư bản… và khả năng tiêu vong của chủ nghĩa tư bản xuất phát từ
những mâu thuẫn đối kháng nội tại của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Về vai trò tư tưởng của giai cấp thống trị trong một xã hội, Karl
Marx và Friedrich Engels nhấn mạnh như sau trong cuốn Hệ tư tưởng Đức
(1845-1846) : “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là
những tư tưởng thống trị, nói một cách khác, giai cấp nào là lực lượng vật
chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã
hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối
ln cả những tư liệu sản xuất tinh thần.”2
Trong “Lời tựa” của cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị
(1859), K. Marx đã tóm tắt tồn bộ quan niệm duy vật lịch sử của mình
trong một đoạn ngắn sau đây : “[T]rong sự sản xuất xã hội ra đời sống của
mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc
vào ý muốn của họ – tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù
hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật
chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cấu trúc kinh tế
của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc
thượng tầng pháp lý và chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có

những hình thái ý thức xã hội nhất định. Phương thức sản xuất đời sống vật
chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói
chung. Khơng phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ ; trái
lại, chính sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Tới một giai
đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội
sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay [...] mâu thuẫn với
những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn
phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất,
những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất.
Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội. Cơ sở kinh tế thay
đổi thì tất cả cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh

1
2

Xem R. Aron, sách đã dẫn, tr. 147.
Karl Marx, Friedrich Engels, Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), trong C. Mác, Ph.
Ăng-ghen, Tuyển tập, tập I, Hà Nội, Nxb Sự thật, 1980, tr. 314-315 (những chỗ
nhấn mạnh là do K. Marx và F. Engels).

10


lOMoARcPSD|15078701

chóng.”1
Max WEBER (1864-1920). Nhà xã hội học, và cũng là nhà triết học,
luật học, kinh tế học và sử học, người Đức. Được nhiều người coi như nhà
sáng lập của nền xã hội học hiện đại.
Đối với Weber, xã hội học phải là một bộ môn “xã hội học thấu

hiểu” (verstehende Soziologie) về các “hành động xã hội”. Ông cho rằng chỉ
khi nào thấu hiểu được các hành động xã hội của các cá nhân, thấu hiểu
được ý nghĩa mà các cá nhân gán cho hành động của họ, thì chúng ta mới
có thể giải thích được một cách thấu đáo các sự kiện xã hội hay các hiện
tượng tập thể. Theo Weber, hành động xã hội là hành động hướng đến ứng
xử của người khác. Thí dụ vị giáo sư khi giảng bài thì nói tương đối chậm
rãi để sinh viên có thể hiểu và ghi chép được ; cịn nếu ơng ta nói một mình
và nói rất nhanh, bất chấp có ai nghe được hay khơng, thì đó khơng phải là
hành động xã hội, vì hành động này khơng hướng đến một cử tọa nào đó.2
Trong cuốn Kinh tế và xã hội (1921), Weber định nghĩa xã hội học là
“một môn khoa học nhằm thấu hiểu bằng cách lý giải hành động xã hội và
nhờ đó giải thích một cách nhân quả sự diễn tiến và các tác động của nó.”3
Định nghĩa này bao gồm ba vế quan trọng trong lối tiếp cận của Weber :
thấu hiểu (verstehen), tức là nắm bắt được các ý nghĩa của hành động xã
hội ; lý giải (deuten), tức là sắp xếp các ý nghĩa ấy (của chủ thể hành động)
thành những khái niệm ; và giải thích (erklären), tức là làm sáng tỏ tính
chất đều đặn, lặp đi lặp lại của các ứng xử của con người.4
Nếu theo Émile Durkheim, nhà xã hội học cần tập trung chú ý tới
các “sự kiện xã hội” khách quan ở bên ngồi, chứ khơng cần quan tâm tới
những động cơ hay ý định chủ quan của các cá nhân, thì theo Max Weber,
các sự kiện xã hội khác với các sự kiện vật lý, bởi lẽ chúng luôn luôn được
kiến tạo “từ bên trong” bởi những tác nhân xã hội (tức mang ý nghĩa chủ
1

K. Marx, Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1857), trong C. Mác, Ph.
Ăng-ghen, Tuyển tập, tập II, Hà Nội, Nxb Sự thật, 1981, tr. 637-638 (những chỗ
in nghiêng là do chúng tôi – T.H.Q.).
2
Xem R. Aron, sách đã dẫn, tr. 551.
3

M. Weber, The Theory of Social and Economic Organization (1947), A. M.
Henderson và T. Parsons dịch (từ cuốn Wirtschaft und Gesellschaft [Kinh tế và
xã hội, 1921] của Max Weber), New York, The Free Press, 1964, tr. 88 (những
chỗ in nghiêng là do chúng tôi – T.H.Q.).
4
Xem R. Aron, sách đã dẫn, tr. 550.

11


lOMoARcPSD|15078701

quan), và do vậy, nhà nghiên cứu cần hiểu được “ý nghĩa nội sinh” (sens
endogène) của các hành động xã hội.1 Weber viết : “… trong việc lý giải
hành động về mặt chủ quan trong cơng trình nghiên cứu xã hội học, những
tập thể ấy2 phải được coi như chỉ là những hệ quả và những hình thái tổ
chức của những hành động đặc thù của những con người cá thể, bởi lẽ
chính những con người cá thể này mới là những tác nhân trong một quá
trình hành động [mà chúng ta] có thể hiểu được xét về mặt chủ quan.”3 Do
đó, theo Weber, các nhà khoa học xã hội trước hết cần tiến hành việc quy
giản những hiện tượng tập thể (nhìn bên ngồi tưởng chừng như là một thực
tại độc lập) vào những hành động của những con người cá thể. Ông viết
tiếp : “… đối với ngành xã hội học, khơng hề có chuyện một nhân cách tập
thể nào ‘hành động’. Khi một cơng trình xã hội học đề cập tới một ‘nhà
nước’, một ‘dân tộc’, một ‘cơng ty’, một ‘gia đình’, hay một ‘lực lượng
qn đội’, hay những tập thể tương tự, thì điều mà người ta muốn nói đến
là, trái lại, chỉ là một hình thức diễn tiến nào đó của những hành động xã
hội đã xảy ra hay có thể xảy ra của những con người cá thể.”4 Đây chính là
đặc trưng của “phương pháp luận [quy về] cá nhân” (methodological
individualism) của Weber, tức là một lối tiếp cận được dùng để giải thích

các quá trình xã hội bằng cách xuất phát từ các cá nhân, đối lập với khuynh
hướng “phương pháp tổng thể luận” (holism).5
Nếu Karl Marx quan tâm phân tích những mâu thuẫn nội tại của xã
hội tư bản chủ nghĩa xét về mặt kinh tế học chính trị, thì Max Weber chú ý
phân tích q trình lý tính hóa (hay duy lý hóa) tồn bộ đời sống xã hội
trong q trình chuyển từ xã hội cổ truyền sang xã hội tư bản chủ nghĩa ở
châu Âu.
Trong cơng trình nổi tiếng Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của
chủ nghĩa tư bản (1904-1905),6 ông ta muốn hàm ý rằng nếu chỉ dựa trên sự
1

Xem P. Pharo, “Problèmes empiriques de la sociologie comprộhensive, Revue
franỗaise de sociologie, XXVI, Janvier-Mars 1985, tr. 121.
2
Tc l những “tập thể xã hội” như các nhà nước, các hiệp hội, các công ty hay
các quỹ xã hội mà Weber vừa nói tới ở câu trước.
3
M. Weber, sách đã dẫn, tr. 101.
4
M. Weber, sách đã dẫn, tr. 102.
5
Xem R. Boudon, và F. Bourricaud, Dictionnaire critique de la sociologie, Paris,
PUF, 2e édition, 1986, tr. 307-308.
6
Xem M. Weber, Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (19041905), Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang
dịch, Hà Nội, Nxb Tri thức, 2008.

12



lOMoARcPSD|15078701

phân tích kinh tế hay kỹ thuật thì chưa thể giải thích được sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản ở châu Âu vào những thế kỷ XVII-XIX, bởi lẽ, theo ơng,
các tư tưởng tơn giáo đã đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình
này, đặc biệt là nền đạo đức khắc kỷ của giáo phái Tin Lành Calvin. Khác
với truyền thống Công giáo, cuộc cải cách Tin Lành đã nhấn mạnh tới tính
tự chủ và độc lập của từng cá nhân : cá nhân nếu được cứu rỗi thì chủ yếu là
do nỗ lực của chính mình, chứ không phải nhờ Giáo hội hay nhờ vào các
nghi lễ. Theo giáo lý Tin Lành, do niềm tin vào tính chất tiền định của một
đời sau được cứu rỗi hoặc bị đọa đầy, nên hầu như ai cũng bị ám ảnh và lo
âu về cái tương lai đời sau ấy. Chính vì thế mà mọi tín đồ đều được khun
bảo là cần hồn thành tốt nhiệm vụ của mình ở đời này, cần có lối sống
khắc kỷ (tự mình kiềm chế các dục vọng), làm việc cật lực, và phục vụ cho
cộng đồng – chính những hành động này sẽ đảm bảo cho sự cứu rỗi.
Như vậy, theo Weber, nền đạo đức Tin Lành đã tạo ra môi trường
tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở
châu Âu, bao gồm : chủ nghĩa cá nhân ; động cơ làm việc thành cơng ; thái
độ lên án sự xa hoa phung phí cũng như của cải thừa kế ; sự nhìn nhận vai
trị chính đáng của các nhà kinh doanh ; thái độ gắn bó với xã hội. Hiểu
theo nghĩa đó thì chính nền đạo đức Tin Lành cũng là một trong những
luồng tư tưởng dẫn tới tính duy lý của xã hội tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên,
Weber cũng cho rằng : nếu nền đạo đức Tin Lành đóng vai trị quan trọng
trong giai đoạn phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản, thì vai trị ấy khơng
nhất thiết cịn tồn tại khi chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập xong.
Theo Raymond Aron, khơng ít người ngộ nhận rằng Max Weber đã
tìm cách bác bỏ chủ nghĩa duy vật lịch sử của Karl Marx khi ơng ta giải
thích những nhân tố kinh tế bằng những nhân tố tôn giáo. Aron cho rằng
hồn tồn khơng phải như vậy. Trong cơng trình nêu trên, Weber chỉ muốn
chứng minh rằng người ta chỉ có thể hiểu được các ứng xử của con người

trong các xã hội khác nhau nếu đặt chúng trong khuôn khổ nhân sinh quan
hay thế giới quan của họ, rằng những quan niệm tôn giáo thực sự là một
nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đối với các lối ứng xử kinh tế, và do đó, là
một trong những nguyên nhân của những chuyển biến kinh tế của các xã
hội.1 Weber khơng hề có một quan điểm cực đoan và đơn-nguyên nhân
(monokausal) về mối liên hệ nhân quả khi giải thích thực tại xã hội, và ơng
cũng chưa bao giờ nghĩ một cách giản đơn rằng chủ nghĩa tư bản chỉ là “sản

1

Xem R. Aron, sách đã dẫn, tr. 530.

13


lOMoARcPSD|15078701

phẩm” của nền đạo đức Tin lành.1
Theo R. Aron, Weber quan niệm các mối liên hệ nhân quả trong
ngành xã hội học chỉ mang tính chất “cục bộ” và “có khả năng xảy ra”
(relations partielles et probables). Nói cách khác, một bộ phận này của
thực tại xã hội có thể là, hay không là, nguyên nhân của một bộ phận khác
của thực tại xã hội – chứ không bao giờ là nguyên nhân của toàn bộ thực tại
xã hội. Và những mối liên hệ nhân quả này luôn luôn mang tính chất xác
suất, nghĩa là có thể xảy ra hay khơng xảy ra – chứ khơng bao giờ mang
tính quyết định tất yếu. Và chính tính chất bất định này trong thực tại xã hội
là điều mà các nhà nghiên cứu khoa học xã hội phải quan tâm, để có thể đi
đến chỗ giải thích được rằng tại sao một hiện tượng xã hội lại xảy ra ở nơi
này, trong xã hội này, chứ không xảy ra ở nơi khác, trong các xã hội khác.2
C. Phương pháp xã hội học

Có thể nói xã hội học là một ngành khoa học thực nghiệm (hay thực
chứng), theo nghĩa là đây không phải là một ngành khoa học quy phạm, như
đạo đức học hay luật học chẳng hạn. Xã hội học không chỉ ra rằng phải làm
gì, cũng khơng phê phán cái gì tốt hay cái gì xấu căn cứ trên một hệ thống
giá trị nào đó. Ngược lại, xã hội học xuất phát từ những sự kiện xã hội,
những ứng xử thực tế của con người, tìm cách mơ tả và giải thích chúng
một cách khách quan. Dưới con mắt nhà xã hội học, một hành vi “đáng lên
án” nào đó, chẳng hạn hành vi phạm pháp, cũng chỉ là một đối tượng
nghiên cứu như bất cứ hành vi bình thường nào khác trong xã hội. Trong xã
hội học, việc xây dựng một khung lý thuyết để giải thích thực tại hồn tồn
khơng có nghĩa là nhằm đi đến một phán đốn giá trị về thực tại ấy.3 Cịn
việc phán đốn, việc đề ra giải pháp hoặc chọn lựa giải pháp nhằm tác động
vào thực tại, thì đấy là cơng việc của nhà lãnh đạo thực tiễn hoặc nhà chính
trị.
Durkheim quan niệm rằng : xã hội học, với tư cách là một khoa học
thực nghiệm (hay khoa học thực chứng, science positive), cần coi các sự
kiện xã hội như những “sự vật” – nghĩa là nhà xã hội học phải có con mắt
1

Xem M. Weber, sách đã dẫn, tr. 159-160.
Xem R. Aron, sách đã dẫn, tr. 517-519. Có thể xem thêm bài “Lời giới thiệu”
của Trần Hữu Quang và Bùi Văn Nam Sơn, trong Max Weber, Nền đạo đức Tin
lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, sách đã dẫn, tr. 11-46.
3
Xem H. Mendras, Éléments de sociologie, Paris, Armand Colin, nouvelle édition
refondue, 2003, tr. 11.

2

14



lOMoARcPSD|15078701

giống như con mắt của các nhà khoa học tự nhiên khi họ quan sát các hiện
tượng vật lý, hóa học hay sinh học. Durkheim khẳng định rằng xã hội có
những cơ chế và quy luật khách quan, khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của cá nhân, vì thế chỉ có thể giải thích một sự kiện xã hội này bằng
những sự kiện xã hội khác mà thôi, chứ không thể quy về những nguyên
nhân tâm lý cá nhân như động cơ hay khát vọng. Và các sự kiện xã hội chỉ
trở thành đối tượng nghiên cứu một khi chúng được đưa vào phân tích trong
khn khổ xã hội học.
Nói cách khác, người ta khơng thể khảo sát thực tại xã hội nếu không
xuất phát từ một khung lý thuyết tối thiểu ban đầu. Người làm xã hội học,
cũng giống như trong các ngành khoa học khác, xác định đối tượng nghiên
cứu của mình dựa trên một số ý tưởng hay giả thuyết, dù đấy là những ý
tưởng hay giả thuyết ban đầu của bản thân nhà nghiên cứu, hay là những
giả thuyết xuất phát từ các cơng trình điều tra xã hội học khác.
Tuy nhiên, xã hội học là một ngành khoa học khơng chỉ mang tính
chất thực nghiệm (hay thực chứng), mà cịn mang tính chất tích lũy (une
science cumulative). Ngày nay, các nhà xã hội học khơng cịn mang những
tham vọng “tiên tri” q lớn lao như các nhà tư tưởng vào thế kỷ XIX nữa,
mặc dù họ vẫn ln kính trọng những người “khổng lồ” của thời đại ấy. Các
nhà xã hội học hiện đại thường tỏ ra khiêm tốn hơn.1 Nói như nhà xã hội
học Mỹ Robert K. Merton (1910-2003), thông thường họ chỉ tự giới hạn
vào việc tìm hiểu một nhóm sự kiện xã hội nào đó mang tính nhất qn, rồi
từ đó xây dựng một lý thuyết hạn hẹp, ở tầm trung mơ mà thơi.2 Lý thuyết
này sau đó có thể được trừu tượng hóa ở một cấp độ cao hơn, rồi được
chuyển sang một lãnh vực khác để giải thích một nhóm sự kiện khác. Hoặc
lý thuyết trung mơ này cũng có thể được kết hợp với một lý thuyết trung mơ

khác, vốn được xây dựng trên một nhóm sự kiện khác, để cuối cùng hình
thành nên một lý thuyết tương đối bao qt một chút. Đó chính là ý nghĩa
của tính chất tích lũy của ngành xã hội học.3
Nhà xã hội học không phải là người lúc nào cũng muốn xóa sạch bàn
cờ để làm lại từ đầu ; ơng ta khơng có tham vọng đặt lại tồn bộ một vấn đề
để bắt đầu từ con số khơng. Để tìm hiểu những sự kiện xã hội nào đó và đi
đến được những lập luận phân tích và lý giải những sự kiện ấy, nhà xã hội
1

Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 11.
Dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 11.
3
Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 11.
2

15


lOMoARcPSD|15078701

học luôn luôn phải bắt đầu bằng cách xem xét các kết luận của những người
đi trước vốn đã từng nghiên cứu về cũng những sự kiện tương tự, và dựa
trên các kết luận đã có ấy, ơng ta tìm cách tiến xa hơn bằng những cơng cụ
phân tích mới hơn, tinh vi hơn.1
Ngày nay, ai muốn nghiên cứu về hiện tượng tự tử chẳng hạn, đều
không thể không tham khảo lại những cuộc điều tra đã tiến hành trước đây,
đặc biệt là cơng trình xã hội học đầu tiên của É. Durkheim về vấn đề này.2
Qua đó, xem lại coi người ta đã thu thập những dữ kiện nào, và cuộc điều
tra đang dự định có thể tìm ra những dữ kiện gì mới ; xem xét lý thuyết mà
Durkheim từng đưa ra để giải thích về hiện tượng tự tử có cịn thích hợp để

lý giải được thực tế ngày nay hay khơng ; nếu khơng, thì nhà nghiên cứu
phải bổ sung hoặc xây dựng lại thế nào cho một khung lý thuyết mới...
“Lý thuyết” là một công cụ trí tuệ giúp ta hiểu một thực tại nào đó,
giải thích một số sự kiện nhất định nào đó. Hiểu theo nghĩa như vậy, khái
niệm “lý thuyết” (theory) hoàn toàn khác biệt với khái niệm “học thuyết”
(doctrine). Một học thuyết là một hệ thống các tín điều và niềm tin, thường
mang tầm vóc tổng qt, tồn diện. Ngược lại, một lý thuyết thường bao
hàm một phạm vi hạn hẹp hơn, nhằm giải thích một hiện tượng xã hội nào
đó, và cũng thường bổ ích và thiết thực hơn là một học thuyết quá tổng
quát. Chẳng hạn, khi đề ra lý thuyết giải thích về hiện tượng tự tử,
Durkheim đã chế tạo ra khái niệm “anomie” (a = không, nomos = luật lệ ;
tạm dịch là tình trạng phi chuẩn mực). Ngày nay, khái niệm này đã trở
thành một trong những khái niệm căn bản trong xã hội học hiện đại và được
dùng rộng rãi để phân tích nhiều cơ chế vận động của xã hội khơng có liên
quan gì đến hiện tượng tự tử.3
Một trong những phương pháp thường được sử dụng trong xã hội
học là phương pháp so sánh. Người ta thường dùng phương pháp này khi
phân tích những nhân tố thuộc về định chế hoặc thuộc về cấp xã hội vĩ mô
trong những xã hội khác biệt nhau, hay khi phân tích những hiện tượng cụ
thể nào đó trong các xã hội hay các nhóm khác nhau. Phương pháp này khá
hấp dẫn vì nó có nhiều triển vọng đem lại kết quả. Tuy nhiên kèm theo nó
cũng có nhiều cạm bẫy, vì vấn đề được đặt ra là : liệu những đơn vị được so
sánh (các xã hội, các định chế, các tơn giáo, các nhóm, v.v.) và những chỉ
1

Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 11.
Công trình Le suicide (Tự tử) của Émile Durkheim được xuất bản vào năm 1897.
3
Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 11-12.


2

16


lOMoARcPSD|15078701

tiêu được chọn để so sánh, có phải là những cái có thể so sánh được hay
khơng. Dù vậy, đối với nhà xã hội học, do không thể sử dụng biện pháp thí
nghiệm như trong khoa học tự nhiên hay khoa học kỹ thuật, nên phương
pháp so sánh vẫn thường là một cơng cụ hữu ích.1
Một phương pháp khác là : xây dựng những mẫu hình (model), hay
những “điển hình ý thể” (tạm dịch từ thuật ngữ ideal type).2 Đây cũng là
phương pháp được các nhà xã hội học chú trọng kể từ khi Max Weber sử
dụng cụm từ này. Weber đã ứng dụng phương pháp xây dựng “điển hình ý
thể” này trong cơng trình nổi tiếng Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của
chủ nghĩa tư bản (1904-1905). Căn cứ trên giáo huấn đạo đức của giáo phái
Tin lành theo Calvin, Weber đã xây dựng một mơ hình ứng xử “điển hình ý
thể” của người theo giáo phái này, và ơng nhận xét là mơ hình này trùng
khớp hay tương hợp với mơ hình ứng xử “điển hình ý thể” của nhà kinh
doanh tư bản chủ nghĩa. Điều này dẫn Weber đi đến chỗ kết luận rằng nền
đạo đức Tin lành đã đóng một vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển
ban đầu của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Một điển hình ý thể, theo Weber, khơng phải là một mẫu điển hình
bao gồm những đặc điểm chung nhất hoặc thường gặp nhất trong thực tại,
cũng khơng phải là một mẫu hình lý tưởng mà người ta cần đạt tới.3 Việc
xây dựng các điển hình ý thể chính là nỗ lực của mọi ngành khoa học nhằm
làm cho đối tượng nghiên cứu trở nên khả niệm4 bằng cách tìm ra tính duy
lý nội tại (rationalité interne) của đối tượng nghiên cứu, tức là cái nội dung
mang tính chất cốt lõi nhất của nó. Và xã hội học, theo Weber, chính là nỗ

lực trình bầy lại những cuộc sống con người vốn vô cùng lộn xộn, rối ren và
khó hiểu, nhằm làm cho chúng trở nên khả niệm, tức là có thể hiểu được và
lý giải được.5
Trong cuốn Kinh tế và xã hội (1921), Max Weber cho rằng các điển
1

Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 12.
“Điển hình ý thể” (ideal type) là một mẫu điển hình nằm trong đầu con người,
tức xét trên bình diện ý thể hay bình diện tư tưởng (ideal), chứ khơng nằm trong
thực tại, tức khơng tồn tại trên bình diện vật thể (material).
3
Xem J. Scott, G. Marshall (Eds.), A Dictionary of Sociology, 3rd edition revised,
New York, Oxford University Press, 2009, tr. 329-330.
4
Khả niệm (intelligible) là tính chất có thể suy luận được, có thể hiểu được bằng
lý tính.
5
Xem R. Aron, Les étapes de la pensée sociologique (1967), Paris, Gallimard,
1993, tr. 519-520.
2

17


lOMoARcPSD|15078701

hình ý thể chỉ là những “cơng cụ phương pháp luận” để hiểu được và lý giải
được các hiện tượng xã hội. Ông viết : “Việc xây dựng một nội dung thuần
túy duy lý của hành động [...] giúp cho nhà xã hội học có được một điển
hình [tức điển hình ý thể] [...]. Bằng cách so sánh với điển hình này, chúng

ta có thể hiểu được những cách thức mà trong đó hành động thực tế bị ảnh
hưởng bởi những nhân tố phi duy lý thuộc đủ mọi kiểu [...], và những
trường hợp mà chúng [tức những nhân tố phi duy lý] gây ra hiện tượng đi
trệch khỏi lối ứng xử vốn được kỳ vọng trên cơ sở giả thuyết là hành động
mang tính thuần túy duy lý.”1
Một vấn đề phương pháp luận nữa cũng khá căn bản, đó là : xã hội
học có thể tìm ra những quy luật (hay định luật, laws) như các ngành khoa
học tự nhiên đã làm hay không ? Trong thế kỷ XIX, trong trào lưu phấn
chấn trước các khám phá và phát minh trong các lãnh vực khoa học và kỹ
thuật và trong niềm tự tin về đà tiến bộ của nhân loại, nhiều nhà xã hội học
cho rằng thực sự có những quy luật xã hội. Nhưng kể từ hậu bán thế kỷ XX
cho tới nay, sau nhiều thất bại trong các giải thích và dự đốn, phần lớn các
nhà xã hội học đều thận trọng hơn, cân nhắc hơn về điểm này. Tuy khơng
hồn tồn phủ nhận khả năng có thể có những quy luật xã hội, nhưng người
ta vẫn không dám đi đến kết luận vội vã, mà thường chỉ ghi nhận những
hiện tượng lặp đi lặp lại (regularities): nếu trong thực tế, qua kinh nghiệm
bản thân, người ta luôn luôn bắt gặp hiện tượng A đi kèm với hiện tượng B,
thì điều này chưa hẳn có nghĩa là A là nguyên nhân của B, mà cũng chưa
chắc là A luôn luôn đi liền với B. Hiện tượng A có thể là một trong những
điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện B, hoặc cũng có thể cả A lẫn B đều là
kết quả chung của một nhân tố nào khác còn tiềm ẩn... Tuy vậy, việc nghiên
cứu những hiện tượng lặp đi lặp lại này cho phép ta thực hiện trong chừng
mực nào đấy những dự báo, chẳng hạn theo kiểu : nếu ngày mai ta thấy
hiện tượng A, thì có nhiều khả năng là sẽ xảy ra hiện tượng B. Đây chính là
sự khác biệt căn bản giữa sự dự báo và sự tiên tri.2
Một thí dụ. Ở phương Tây, sự phát triển nhanh chóng của xã hội
cơng nghiệp địi hỏi người lao động phải di chuyển, thay đổi chỗ làm nhiều
hơn, được đào tạo chuyên sâu hơn và nhanh hơn... Do đó, kết quả là mơ
hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu truyền thống, trong đó cặp vợ chồng trẻ
vẫn sống chung với cha mẹ, và người con có cùng địa vị xã hội như người

cha, không thể phù hợp với một nền công nghiệp đang tăng trưởng. Mặt
1

M. Weber, The Theory of Social and Economic Organization (1947), A. M.
Henderson và T. Parsons dịch, New York, The Free Press, 1964, tr. 92.
2
Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 12-13.

18


lOMoARcPSD|15078701

khác, thanh niên bây giờ không chọn vợ chọn chồng theo kiểu “môn đăng
hộ đối” hay “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” nữa ; họ chọn theo những tiêu
chuẩn cá nhân của mình, mà về mặt cá nhân thì hiển nhiên là khía cạnh tình
cảm trở thành động cơ chủ yếu dẫn đến hôn nhân. Nếu thanh niên lấy nhau
vì tình yêu, và nếu họ chọn một nghề nghiệp mà họ đã được học ở trường,
thì các cặp vợ chồng trẻ sẽ khơng có lý do gì để phải ở chung với cha mẹ
như thời xưa nữa. Họ ra ở riêng, tìm việc làm, thăng tiến dần... Như vậy,
nhìn chung lại, ta thấy có lẽ có một mối liên hệ hàm số giữa hai hiện tượng
thoạt nhìn tưởng chừng như chẳng dính dáng gì với nhau : “tiếng sét ái
tình” và sự phát triển kinh tế của xã hội công nghiệp.
Nhưng mối liên hệ ấy không nhất thiết là liên hệ nhân quả, và lại
càng không chắc là quy luật, nếu ta nhìn vào các xã hội Á Đơng như Nhật
Bản chẳng hạn. Hơn nữa, khó mà khẳng định được cái nào là nguyên nhân,
cái nào là hậu quả, khi mà các hiện tượng xã hội thường xuất hiện đan xen
với nhau, tác động lẫn nhau một cách vô cùng chằng chịt. Tính nhân quả
trong xã hội hầu như ln ln diễn ra dưới dạng vịng trịn, tức là các hiện
tượng thường tác động lẫn nhau, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau.1

Xét về mặt phương pháp luận, nhìn chung, người ta thấy có hai lối
tiếp cận đối lập nhau trong ngành xã hội học, đó là lối tiếp cận tổng thể luận
(holism), và lối tiếp cận phương pháp luận [quy về] cá nhân
(methodological individualism). Một cách đại thể, có thể nói lối tiếp cận
tổng thể luận cho rằng toàn bộ sự vận hành của xã hội đều xuất phát từ xã
hội, vốn có những cấu trúc và những định chế của nó, áp đặt lên trên mọi cá
nhân thành viên. Lý thuyết mác-xít và khoa kinh tế học cổ điển đều nằm
trong lối tiếp cận này, và ngay nền xã hội học ở Pháp cũng chủ yếu đi theo
khuynh hướng này trong những thập niên 1950 và 1960. Nhưng kể từ cuộc
khủng hoảng kinh tế diễn ra từ năm 1975 trở đi, giới khoa học xã hội ở
Pháp bắt đầu đặt lại vấn đề về lối tiếp cận này, nhất là khi mà nhà xã hội
học Alain Touraine (1925-) đưa ra ý tưởng về “sự trở lại của tác nhân” (le
retour de l’acteur). Lúc này, người ta bắt đầu chú ý hon tới những chiến
lược cá nhân cũng như sự tích hợp của những chiến lược cá nhân, đến mức
mà dần dà lối tiếp cận phương pháp luận [quy về] cá nhân của nhà xã hội
học Raymond Boudon (1934-2013) trở nên thống soái trong nền xã hội học
Pháp, cùng với trào lưu của trường phái Chicago và trào lưu phương pháp
luận thường nhân (ethnomethodology). Tuy nhiên, giữa hai lối tiếp cận đối
lập nhau nêu trên, người ta chứng kiến ngày càng có nhiều cơng trình xã hội
1

Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 13.

19



×