Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giáo trình thiết bị may (nghề may thời trang trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 64 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

-1-


LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, ngành may mặc đang đòi hỏi phát triển với tốc độ cao về năng suất
và chất lượng để đáp ứng cho xuất khẩu và thị trường tiêu dùng trong nước. Vì vậy
ngồi u cầu nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật và tay nghề của người công
nhân, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có và phải
đầu tư trang thiết bị hiện đại vào trong quá trình sản xuất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tài liệu học tập và giảng dạy của
ngành may trong trường Cao đẳng nghề, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình Thiết
bị may.
Đây là cuốn giáo trình cung cấp các kiến thức gồm cơ sở hình thành các đường
may cơ bản, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu chính và các dạng máy may đặc
trưng của máy may công nghiệp, một số kết cấu, sử dụng và hiệu chỉnh các cụm
chính của các máy trong dây chuyền may cơng nghiệp.
Cuốn giáo trình Thiết bị may có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên cao
đẳng, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật ngành may và những người quan
tâm đến lĩnh vực này, đặc biệt là cho các thợ sửa chữa thiết bị may.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Người biên soạn rất mong được sự đóng góp ý
kiến của người đọc để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!
Tham gia biên soạn


1.Chủ biên: Nguyễn Ngọc Thanh Bình
2. Lâm Thị Minh Hải
3. Trương Nguyễn Ái Nhân

-2-


MỤC LỤC
Tuyên bố bản quyền ………………………………………………...
Lời giới thiệu …………………………………………………………
Mục lục ……………………………………………………………….
Bài mở đầu: Giới thiệu khái quát về máy may công nghiệp …. ……
Bài 1: Một số mũi may máy cơ bản ...………………………………...
1.Mũi móc xích đơn…………………………………………………...
2.Mũi móc xích kép…………………………………………………...
3.Mũi thoi……………………………………………………………..
4.Mũi vắt sổ……………………………………………………………
Bài 2: Thiết bị may cơ bản ……………..……………………………..
Bài 3: Thiết bị may chuyên dùng phụ trợ …………………………….
1.Thiết bị chuyên dùng ………………………………………………..
2.Thiết bị phụ trợ ………………………………………………………
3.Thiết bị ủi…………………………………………………………….
Tài liệu tham khảo………… ………………………………………….

-3-

Trang
1
2
3

5
10
10
11
12
13
16
45
45
60
61
64


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: THIẾT BỊ MAY
Mã mơ đun:MĐ 11
Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun
 Vị trí: mơn học Thiết bị may là mơn học được bố trí học trước khi học các mơ đun
cơng nghệ may đào tạo trình độ Cao đẳng nghề May thời trang.
 Tính chất: mơn học Thiết bị may là môn học cơ sở bắt buộc, lý thuyết kết hợp với
thực hành trên máy nhằm bổ trợ cho các mô đun công nghệ may.
II. Mục tiêu mô đun:
 Nhận biết được một số mũi may cơ bản như mũi may thắt nút, móc xích đơn, móc
xích kép, vắt sổ;
 Trình bày được đặc điểm, tính năng và phân loại chính xác một số máy may cơng
nghiệp cơ bản;
 Phân loại được các thiết bị cắt, thiết bị là và các loại đồ gá, ke cữ;

 Vận hành được một số máy may công nghiệp cơ bản như máy 1 kim, 2kim, vắt sổ,
... đúng yêu cầu kỹ thuật;
 Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức bảo đảm an toàn cho người sử dụng và thiết bị.
III. Nội dung mô đun:
Nội dung chi tiết

-4-


BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
MÁY MAY CÔNG NGHIỆP
Mã bài: MĐ11-01
1.Khái quát nội dung và trọng tâm của mô đun
Thời gian (giờ)
Thực hành,
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Lý thí nghiệm,
Tổng số
Kiểm tra
thuyết thảo luận,
bài tập
1 Bài mở đầu: Giới thiệu khái quát về máy 1
1
may công nghiệp
4
2 Bài 1: Một số mũi may máy cơ bản
4
3 Bài 2: Thiết bị may cơ bản
30

26
1
4 Bài 3:Thiết bị may chuyên dùng phụ trợ
1. Thiết bị chuyên dùng:
06
5
1
2. Thiết bị phụ trợ:
04
03
1
3. Thiết bị ủi

Cộng

45

43

03

2.Phương pháp học tập
2.1. Điều kiện thực hiện mơ đun
 Chương trình Mơn học Thiết bị May;
 Giáo trình Mơn học Thiết bị May;
 PC, Projector;
 Phòng học lý thuyết và phòng học thực hành;
 Các mơ hình giảng dạy, tranh ảnh, Catalog;
 Các loại thiết bị, máy may có liên quan đến mơn học;
 Vải, chỉ, phấn, giấy bìa, thoi, suốt.

2.2. Nội dung và phương pháp đánh giá
 Đánh giá kiến thức bằng các bài kiểm tra viết hoặc vấn đáp đạt những yêu cầu sau:
 Kiến thức lý thuyết về đặc điểm, đặc tính kỹ thuật, cấu tạo và nguyên lý
hoạt động;
 Phương pháp sử dụng, vận hành bảo quản các loại thiết bị may;
 Đánh giá kỹ năng của sinh viên: vận hành và bảo quản thiết bị đúng kỹ thuật, an
toàn;
- Đánh giá thái độ: Đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật, tham gia đầy đủ thời lượng
môn học, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong cơng việc đảm bảo an tồn.
2.3. Hướng dẫn thực hiện mơ đun
1. Phạm vi áp dụng mơ đun:
 Chương trình mơn học Thiết bị may sử dụng để giảng dạy trình độ Cao đẳng
nghề May thời trang.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:
 Giảng viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của môn học và nội
dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo
chất lượng giảng dạy;
-5-


 Kết hợp các phương pháp giảng dạy: thuyết trình, trực quan, thao tác mẫu, đàm
thoại, uốn nắn, kèm cặp để sinh viên dễ tiếp thu bài và vận dụng kiến thức lý thuyết
vào quá trình thực tập vận hành máy có hiệu quả;
 Kiểm tra uốn nắn, hướng dẫn và sửa các lỗi tại lớp cho sinh viên.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
 Trọng tâm của môn học Thiết bị may – Cao đẳng nghề May thời trang là: Chương
1; Chương 2.
4. Tài liệu cần tham khảo:
1.Giáo trình Thiết bị May - Trường Cao đẳng Nghề KT- KT Vinatex 2009;
2.Chu Sĩ Dương - Giáo trình Sửa chữa Thiết bị May 1996.

3. Sách Thiết bị may công nghiệp & bảo trì – Ts Võ Phước Tấn, Ks Nguyễn Thị
Thanh Trúc, KTV Lê Quang Bình. Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM- Khoa
May Thời Trang
4.Mô Đun:Thiết Bị May & Bảo Trì- Dự Án GD Kỹ Thuật Và Day Nghề, Bộ LĐThương Binh Và Xã Hội Tổng Cục Dạy Nghề
5. Sách hướng dẫn và sử dụng các loại máy chuyên dùng ( kèm theo máy)

3. Giới thiệu khái quát về máy may công nghiệp
3.1.Khái niệm về may công nghiệp
Trong đời sống hàng ngày đã từ lâu những sản phẩm may mặc (quần, áo,
mũ,...) thường được may bằng phương pháp thủ công.
Chiếc máy may đầu tiên ra đời vào giữa thế kỷ 19, nguyên lý làm việc của nó
cổ điển giống như máy dệt thoi.
May thủ cơng là q trình gia cơng sản phẩm (đo, cắt, may, thùa khuy, đính
cúc,...) được thực hiện chủ yếu bởi những người thợ may với chiếc máy may gia
đình.
Hiện nay nền cơng nghiệp phát triển ở mức độ cao, tập trung, chun mơn hóa,
mặc khác dân số tăng nhanh, đồng thời nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa nói
chung và hàng may mặc nói riêng ngày càng cao. Nhu cầu của con người về may
mặc ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
Vì thế công nghiệp may đã chiếm ưu thế nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về hàng
may mặc của con người. May công nghiệp cho năng suất cao, chất lượng tốt, tiết
kiệm nguyên liệu, giá thành hạ, sản xuất chuyên môn hóa, tự động hóa...
*Khái niệm về may cơng nghiệp:
Q trình may được thực hiện từ nguyên liệu (vải) ở dạng xúc, tấm, cuộn qua
q trình gia cơng bao gồm nhiều nguyên công cơ bản như: kiểm tra nguyên liệu, trải
vải, cắt, may, thùa khuy, đính cúc, là ép, bao gói, vận chuyển sản phẩm... đến khi
hồn thành sản phẩm.
May cơng nghiệp là q trình gia cơng sản phẩm được thực hiện bởi người
công nhân công nghiệp với các thiết bị may cơ khí hóa, bán tự động hoặc tự động
hóa.

Q trình gia cơng sản phẩm may dưới dạng tổng qt được mơ tả như sau:
Tạo mẫu
thiết kế

Cắt

May

Hình 1: Q trình gia cơng sản phẩm may
-6-

Hồn thành


*Chú ý: Ngun cơng may có thể có ngun cơng thêu bố trí đan xen lẫn nhau.
May cơng nghiệp cũng khơng hồn tồn thay thế may thủ cơng, đối với sản
phẩm có tính nghệ thuật cao, sản phẩm may được hồn thành với sáng tác của những
nhà tạo mẫu có tiếng và với bàn tay của những người thợ lành nghề.
Đối với những người sản xuất nhỏ thì may thủ công vẫn chiếm ưu thế với lý
do trang thiết bị đơn giản, giá thành hợp lý và sử dụng sức lao động dồi dào.

3.2.Công dụng và phân loại các thiết bị trong may công nghiệp
3.2.1.Công dụng của máy may
Dụng và phân loại các thiết bị trong may công nghiệp:Các thiết bị may dùng
trong công nghiệp may là thiết bị dùng để may quần áo, sản phẩm dệt kim, đồ da,
làm giầy, dép, túi... trong các ngành công nghiệp nhẹ khác nhau.
Nguyên liệu rất đa dạng: vải các loại (sợi bông, sợi tổng hợp), lụa, xa tanh,
nylon, vải dệt kim, bạt, da, lông, thú...
Các đường may chủ yếu được thực hiện trên các máy may sau:
a.May vật liệu bằng đường may thắt nút hai chỉ (chỉ trên và chỉ dưới), được thực hiện

trên các máy may bằng.
Các máy may bằng có nhiều loại:
CHLB Đức: có các máy may bằng của hãng ALTIN, PFAFF, DURKOPP...
Nhật Bản: có các máy may bằng của hãng: JUKI, BROTHER, SIRUBA,...
b. Máy vắt sổ mép vải các loại: máy vắt sổ ba chỉ, máy may vắt hai kim bốn chỉ, máy
may vắt 2 kim năm chỉ.
Các máy may vắt có nhiều loại:
CHLB Đức: có các máy may vắt của các hãng ALTIN, PFAFF, DURKOPP...
Nhật Bản: có các máy may vắt của hãng JUKI, BROTHER, SIRUBA,...
c. Máy may vật liệu bằng hai đường chỉ hoặc nhiều đường chỉ:
- Máy may hai đường chỉ: dùng để may nẹp áo, may quần JEANS, may quần
áo bảo hộ lao động.
- Máy may bốn đường chỉ: dùng để may cạp, may thun,...
- Máy may nhiều đường chỉ: dùng để may chần bông polyeste, may chần
chăn.
d. Máy thùa khuy trên quần áo:
Các máy thùa khuy có các loại:
- Máy thùa khuy đầu bằng: có các máy của các hãng JUKI, BROTHER,...
- Máy thùa khuy đầu trịn: có các máy của các hãng JUKI, DURKOPP,...
e. Máy đính cúc:
- Máy đính cúc có các máy của các hãng: JUKI, BROTHER, PFAFF,...
f. Máy đính bọ:
- Dùng để may chăn, có máy của các hãng JUKI, BROTHER,...
g. Máy ziczac:
- Dùng để may trang trí, may một số đường may chuyên dùng.
- Có máy của hãng JUKI, BROTHER,...
h. Máy thêu:
- Có máy thêu điều khiển theo chương trình số (CAD/CAM) có một hoặc
nhiều đầu thêu, nhiều màu chỉ.
- Có máy thêu của các hãng: TAJIMA, BROTHER, BARUDAN, ZSK,...

3.2.2. Phân loại thiết bị may
Các thiết bị công nghệ may có nhiều loại khác nhau và chia thành năm nhóm chủ
yếu:
-7-


- Thiết bị tạo mẫu và thiết kế mẫu
- Thiết bị chuẩn bị và cắt nguyên liệu
- Thiết bị công nghệ may
- Thiết bị gia công nhiệt hơi (là – ép) bán thành phẩm và thành phẩm
- Thiết bị vận chuyển, bao gói và các dạng đồ gá (cữ cuốn gá lắp)
3.2.2.1. Thiết bị chuẩn bị và cắt nguyên liệu
a. Thiết bị kiểm tra nguyên liệu:
- Máy kiểm tra vải: dùng để dò khuyết tật như rách, lỗi sợi,... để loại bỏ
chúng; kiểm tra màu,...
- Thiết bị đo chiều dài và khổ vải: trong công nghiệp may thiết bị này được
thực hiện bán tự động hoặc tự động đo chiều dài và khổ vải
b. Thiết bị cắt nguyên liệu:
Máy trải vải:
- Một trong những đặc tính sản xuất ở các công ty may là không cắt các bộ
phận của sản phẩm đơn chiếc mà cắt nhiều lớp nguyên liệu đặt chồng lên nhau
cùng một lúc. Quá trình đặt các lá vải lên nhau để cắt được gọi là quá trình
trải vải.
- Trong công nghiệp may việc trải vải được thực hiện bán tự động hoặc tự
động
- Các máy loại này gồm có:
+ Máy cắt phá: dùng để cắt thơ
+ Máy cắt vịng: dùng để cắt tinh
3.2.2.2. Thiết bị cơng nghệ may
Định nghĩa máy may: Máy may là loại máy dùng kim và chỉ thông qua cơ cấu

máy để thực hiện đường may.
Có rất nhiều loại máy may, tùy theo nguyên liệu may, kết cấu máy, công
dụng, chiều quay của trục chính, có thể phân thành các loại sau:
a.Phân loại theo nguyên liệu may:
- Máy may hàng dày
- Máy may hàng mỏng
- Máy may hàng đồ da
- Máy may hàng dệt kim
b.Phân loại theo kết cấu máy:
- Máy chạy bằng bánh răng
- Máy chạy bằng xích hay đai truyền
- Máy chạy bằng biên hay cặp cá.
c. Phân loại theo công dụng:
- Máy may bằng
- Máy may vắt sổ
- Máy may có hai kim
- Máy may có nhiều kim
- Máy may có đường may ziczac
d. Phân loại theo chiều quay:
- Máy may thuận: bánh đà quay vào phía trong
- Máy may ngược: bánh đà quay ra phía ngồi
- Máy may có trục quay trịn
- Máy may có trục quay dao động.
3.2.2.3. Thiết bị gia công nhiệt hơi
-8-


Trong q trình sản xuất, sản phẩm gia cơng nhiệt hơi đóng vai trị quan
trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhờ gia công nhiệt hơi sản phẩm tạo
ra có được hình dạng cần thiết, làm phẳng vải và đường may.

Chọn chế độ gia công nhiệt hơi phụ thuộc vào tính chất của vải và quy luật
thay đổi của nó dưới ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ và tác dụng cơ học.
Trong công nghiệp may thường dùng ba dạng gia công nhiệt hơi sau: hấp, là
phẳng, ép.
- Hấp: khi làm giảm đáng kể ứng suất trong sợi sinh ra trong q trình gia
cơng ở các ngun cơng trước. Mục đích của ngun cơng này là làm giảm sự co sợi
vải.
- Là phẳng: bề mặt nguyên liệu dưới áp lực nào đó được làm phẳng.
- Ép: khi ép, các chi tiết gia công được làm ẩm sơ bộ hoặc phần sản phẩm
được ép với áp lực lớn. Dạng gia công này cho năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn
so với nguyên công là phẳng. Nhiều nguyên công là phẳng có thể thay thế bằng
ngun cơng ép.
Để thực hiện các dạng gia cơng nhiệt hơi, có thể dụng các thiết bị sau:
+ Thiết bị hấp
+ Thiết bị là phẳng: Bàn là điện, bàn là điện có bình phun hơi nước (bàn là
hơi), là hơi theo hình dáng sản phẩm may.
+ Thiết bị ép: Máy ép khí nén áp lực trung bình và áp lực nặng, máy ép thủy
lực.
3.2.2.4. Thiết bị vận chuyển và cử cuốn gá lắp
a. Thiết bị vận chuyển:
- Các xe đẩy nguyên phụ liệu may
- Các băng chuyền vận chuyển bán thành phẩm gia công giữa các nguyên
công
- Các loại máy nâng chuyển
- Các loại thang di động.
b. Cữ cuốn gá lắp:
Cử cuốn gá lắp là một bộ phận cần thiết đối với các thiết bị may. Nhiều thiết
bị may có sử dụng cữ cuốn gá lắp làm tăng năng suất và chất lượng gia cơng.
Theo cơng dụng có thể phân thành các loại:
- Gá lộn cổ

- Gá cuốn lai (gấu)
- Gá cuốn nẹp
- Gá cuốn thép tay
- Cử viền mép
- Cử thùa, cử đính cúc.
- Gá cuốn phải, gá cuốn trái...
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy cho biết công dụng của máy may?
2. Hãy phân loại các thiết bị trong may công nghiệp?
3. Hãy cho một vài ví dụ về cử cuốn gá lắp?

-9-


BÀI 1: MỘT SỐ MŨI MAY MÁY CƠ BẢN
Mã bài: MĐ11-02
Mục tiêu:
- Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của các loại mũi may
cơ bản;
- Vẽ được mũi may thắt nút, móc xích đơn, móc xích kép, vắt sổ đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong q trình học tập.

1. Mũi may móc xích đơn
1.1. Khái niệm
Mũi may móc xích đơn là dạng mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim tự
tạo thành những móc xích khóa với nhau ở mặt dưới lớp ngun liệu may.
1.2. Ký hiệu: 100 ( cịn gọi là nhóm mũi may móc xích đơn)
Trong đó:
- Số 1: nhóm mũi may móc xích đơn

- Số 00: dạng tết chỉ của nhóm mũi may móc xích đơn
Một số dạng mũi may móc xích đơn thường gặp:
- 101: mũi may thẳng cơ bản
- 103: mũi may giấu mũi
- 104: mũi may một kim may đường may ziczac…
1.3. Kết cấu

Hình 1.1: Mũi may 101

Hình 1.2: Mặt vải phía dưới

1.4. Đặc tính
- Đường may có độ đàn hồi lớn, do vậy thích hợp cho các nguyên liệu có độ co dãn
lớn.
- Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít khơng gian, do đó máy có kết cấu gọn nhẹ
- Độ bền của đường may thấp, mũi may rất dễ bị tuột chỉ.
- Hướng đường may chỉ thực hiện được một chiều do phụ thuộc vào hướng cị
(móc).
1.5. Phạm vi ứng dụng
- Dùng cho các máy may đường thẳng (mũi may 101) nhưng ít được dùng trong
may mặc vì độ bền của đường may kém
- 10 -


- Dùng trong các máy chuyên dùng: máy khâu miệng bao, máy đính cúc, máy may
vắt giấu mũi (dùng mũi may 103).

2. Mũi may móc xích kép
2.1. Khái niệm
Mũi may móc xích kép là dạng mũi may do chỉ của kim cùng với chỉ của cị

(móc) khóa với nhau thành những móc xích nằm phía dưới lớp ngun liệu.
2.2. Ký hiệu: 400 (cịn gọi là nhóm mũi may móc xích kép)
Trong đó:
- Số 4: nhóm mũi may móc xích kép
- Số 00: dạng tết chỉ của nhóm mũi may móc xích kép
Một số dạng mũi may móc xích kép thường được sử dụng:
- 401: mũi may dùng đường may thẳng cơ bản
- 402: mũi may hai chỉ kim, một chỉ móc
- 403: mũi may ba chỉ kim, một chỉ móc
- 404: mũi may may đường ziczac (dạng tết chỉ giống mũi may 401)
- 406: mũi may hai chỉ kim một chỉ móc (dạng tết chỉ khác mũi may 402)
2.3. Kết cấu

Hình 1.3: Mũi may 401

Hình 1.4: Mũi may 402

Hình 1.5: Mũi may 406
- 11 -


2.4. Đặc tính
- Mũi may có độ đàn hồi lớn, thích hợp cho việc may các ngun liệu có độ
đàn hồi lớn.
- Bộ tạo mũi của máy may đơn giản chiếm ít khơng gian, thiết bị đơn giản,
gọn nhẹ.
- Chỉ dưới khơng bị giới hạn
- Mũi may có độ bền ổn định
- Đường may chỉ thực hiện được một chiều do hướng đường may bị phụ thuộc
vào hướng cò

- Lượng chỉ tiêu hao cho nhóm mũi may lớn.
2.5. Phạm vi ứng dụng
- Dùng trong máy may đường thẳng cho tất cả các nguyên liệu, đặc biệt cho
các máy may nhiều đường thẳng song song trên nguyên liệu có độ đàn hồi lớn
- Dùng trong một số loại máy may chuyên dùng (may cạp quần, may gấu
áo…).

3. Mũi may thắt nút (mũi thoi)
3.1. Khái niệm
Mũi may thắt nút là dạng mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim và chỉ của
ổ (thoi) tạo thành các nút thắt, thường liên kết với nhau ở giữa lớp nguyên liệu.
3.2. Ký hiệu: 300 (cịn gọi là nhóm mũi may thắt nút)
Ký hiệu chung của các dạng mũi may gồm ba chữ số trong đó con số đầu đại
diện cho nhóm mũi may, hai con số sau thể hiện dạng tết chỉ khác nhau của nhóm
mũi may dó.
Trong đó:
- Số 3: nhóm mũi may thắt nút
- Số 00: dạng tết chỉ của nhóm mũi may thắt nút.
Một số dạng mũi may thắt nút thường gặp:
- 301: mũi may một kim, hai chỉ may đường may thẳng
- 309: mũi may hai kim, ba chỉ may đường may thẳng
- 303: mũi may ba kim, bốn chỉ may đường may thẳng
- 304: mũi may một kim, hai chỉ may đường may ziczăc…
3.3. Kết cấu
Mặt vải phía trên

Mặt vải phía dưới

Hình 1.6: Mũi may 301


Mặt vải phía trên

Mặt vải phía dưới
Hình 1.7: Mũi may 304
- 12 -


3.4. Đặc tính
- Mũi may thắt nút rất bền chặt
- Hình dạng mũi may của mặt trên và mặt dưới giống nhau, hướng tạo mũi
may thực hiện được cả hai chiều.
- Bộ tạo mũi của máy may thắt nút phức tạp chiếm nhiều không gian nên máy
may cồng kềnh.
- Chỉ dưới bị giới hạn (phải đánh suốt) làm giảm năng suất máy
- Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt khi kéo dãn đường may, do vậy khơng
thích hợp khi may loại vải có độ co dãn lớn.
3.5. Phạm vi ứng dụng
- Dùng cho các loại máy may trên các loại nguyên liệu dệt thoi và vải da
nhưng ít dùng cho vải dệt kim và nguyên liệu có độ co dãn lớn
- Dùng trong một số máy chuyên dùng (máy thùa khuy, máy đính bọ…).

4. Mũi may vắt sổ
4.1. Khái niệm
Mũi may vắt sổ là dạng mũi may được phát triển từ dạng mũi may móc xích,
dùng chỉ kim liên kết với khơng, một hoặc hai chỉ móc tạo thành những móc xích
liên kết với nhau ở mặt trên, mặt dưới và mép của nguyên liệu.
4.2. Ký hiệu: 500 (còn gọi là nhóm mũi may vắt sổ)
Trong đó:
- Số 5: nhóm mũi may vắt sổ
- Số 00: dạng tết chỉ của nhóm mũi may vắt sổ

Một số dạng mũi may vắt sổ thường gặp:
- 501: dạng mũi may chỉ có một chỉ kim khơng có chỉ cị. Đây là dạng mũi may
đơn giản nhất trong nhóm mũi may vắt sổ.
- 503: dạng mũi may hai chỉ (một chỉ kim và một chỉ móc)
- 504: dạng mũi may có ba chỉ (một chỉ kim và hai chỉ móc)
4.3. Kết cấu
1. Chỉ kim ; 2. Chỉ móc trên;
3. Chỉ móc dưới; 4. Chỉ kim chần (mũi vắt sổ 4
chỉ)

Mũi may 504 - 505

Mũi may 507

Hình 1.8: Mũi vắt sổ

- 13 -


Hình 1.9: Mũi may vắt sổ 2 chỉ

4.4. Đặc tính
- Độ đàn hồi của mũi may lớn, do vậy thích hợp cho các nguyên liệu
- Bộ tạo mũi đơn giản, chiếm ít khơng gian
- Chỉ dưới khơng bị giới hạn
- Dạng mũi may có thể sử dụng để bọc mép cắt của sản phẩm
- Thiết bị đòi hỏi cơ cấu xén mép
- Hướng đường may chỉ thực hiện được một chiều do phụ thuộc vào hướng
của cò, đường may chỉ thực hiện được ở mép của chi tiết sản phẩm.
4.5. Phạm vi ứng dụng

- Đường may vắt sổ dùng để bọc mép cắt, cuốn mép các chi tiết cắt của sản
phẩm cho tất cả các loại nguyên liệu
- Dùng kết hợp với loại mũi may khác may trên nguyên liệu có độ co dãn lớn.

5.Ngồi ra cịn một số mũi may khác như: Mũi may chần diễu
5.1.Kí hiệu: 600
o 602 mũi may chần diễu 2 kim, 4 chỉ.
o 603 mũi may chần diễu 2 kim, 4 chỉ (chỉ khác 602 là đan chỉ khác).
o 605 mũi may chần diễu 3 kim, 5 chỉ (3 chỉ kim, 1 chỉ diễu, 1 chỉ móc).
5.2.Kết cấu: như hình 1.9; và 1.10
5.3.Đặc tính và phạm vi ứng dụng
 Dùng để trang trí, ráp 2 sản phẩm lại với nhau.
 Dùng trong các loại máy may đồ thể thao, đồ lót.

Hình 1.10: Mũi may 602
- 14 -


Hình 1.11: Mũi may 605

CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Hãy trình bày khái niệm, ký hiệu, kết cấu, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi
may thắt nút?
2. Hãy trình bày khái niệm, ký hiệu, kết cấu, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi
may móc xích đơn?
3.Hãy trình bày khái niệm, ký hiệu, kết cấu, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi
may móc xích kép?
4.Hãy trình bày khái niệm, ký hiệu, kết cấu, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi
may vắt sổ?


- 15 -


BÀI 2: THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN
(MÁY MAY 1 KIM MŨI MAY THẮT NÚT)
Mã bài: MĐ11-03
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm, đặc tính kỹ thuật, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
của máy may 1 kim mũi may thắt nút;
- Sử dụng, vận hành được máy may 1 kim đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an
tồn lao động
- Biết vệ sinh bảo quản máy và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp
trong quá trình sử dụng;
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chuyên cần trong q trình học tập.

1.Định nghĩa và đặc tính kỹ thuật
1.1. Định nghĩa
Máy may là loại máy dùng kim và chỉ thông qua cơ cấu máy để thực hiện đường
may
1.2. Đặc tính kỹ thuật
Máy may bằng được sử dụng để thực hiện các đường may trên mặt phẳng.
Ngồi đặc tính chung này, máy may bằng còn cần được xét đến các đặc tính khác:
* Dạng mũi may: có thể là mũi may thắt nút, mũi may móc xích 1 đơn, mũi may móc
xích kép, mũi may chần diễu (đánh bơng)
* Số kim: có thể là 1 kim hoặc nhiều kim, đối với dạng mũi may thắt nút tối đa chỉ có
2 kim. Khoảng cách giữa 2 kim.
* Tốc độ may:
- Máy may tốc độ thấp nmax < 3500 mũi / phút
- Máy may tốc độ cao nmax > 3500 mũi / phút
* Độ dài mũi may: là quãng đường dịch chuyển của nguyên liệu giữa hai lần kim

may.
* Hành trình trụ kim: khoảng dịch chuyển của kim từ vị trí điểm chết trên (cao nhất)
đến vị trí điểm chết dưới (thấp nhất). Hành trình trụ kim càng lớn thì khả năng may
được vật liệu càng dày.
* Độ nâng chân vịt: Khảng cách giữa mặt dưới chân vịt đến mặt trên của tấm kim
(mặt nguyệt) nói lên khả năng may được vật liệu dày bao nhiêu. Thông thường độ
nâng chân vịt bằng tay nhỏ hơn độ nâng chân vịt bằng gạt gối hay bàn đạp.
* Cỡ kim: Cỡ kim được xác định thông qua chỉ số kim được ghi trên đốc kim nhân
với một hệ số gọi là đơn vị chỉ số kim (đvcs kim)
- Ở kim hệ Anh
1 đvcs kim = 0,0635
- Ở kim hệ Mỹ
1 đvcs kim = 0,0254
- Ở kim hệ Quốc tế
1 đvcs kim = 0,01
Đường kính thân kim = chỉ số kim x đvcs kim
Ví dụ: đường kính thân kim # 14 (90) là:
14 x 0,0635 = 0,9mm
90 x 0,01 = 0,9mm
* Loại ổ: (trường hợp máy may mũi may thắt nút): tùy theo loại máy mà người ta bố
trí các loại ổ
- Ổ quay trịn tiêu chuẩn
- Ổ quay trịn lớn gấp đơi tiêu chuẩn
- Ổ chao tiêu chuẩn
- Ổ chao lớn gấp đôi tiêu chuẩn
- 16 -


* Loại cò giật chỉ
- Loại trượt

- Loại quay tròn
- Loại móc xích
- Liền trụ kim
* Kiểu đẩy vải:
- Cầu răng cưa: có thể có 1 cầu răng cưa hoặc 2 cầu răng cưa chuyển động
lệch bước dùng để kéo dãn hoặc co dúm vật liệu.
- Trụ kim chuyển động tới lui: kim đẩy, kim chèo
- Cầu răng cưa kết hợp trục kéo: thường được dùng ở máy may chần và chần
diễu nhiều kim
* Tỉ số cầu răng cưa: độ sai biệt thời điểm đẩy của 2 răng cưa lệch bước, có thể điều
chỉnh may dúm lại khi tỉ số cầu răng cưa nhỏ và may giãn khi tỉ số cầu răng cưa lớn
* Loại vải sử dụng: tùy theo độ cứng vững của máy may mà nhà chế tạo khuyến cáo
nên dùng cho từng vật liệu riêng biệt
- Vật liệu mỏng
- Vật liệu vừa
- Vật liệu dày
- Vật liệu dệt kim
- Vật liệu da và giả da
* Kiểu cắt chỉ tự động (nếu có)
- Cắt chỉ trên bằng kéo
- Cắt chỉ dưới cho cả hai chỉ
* Phương pháp bôi trơn: Để kéo dài tuổi thọ máy may, nhất là ở các bể mặt trượt,
người ta có các chế độ bôi trơn:
- Bôi trơn tự động bằng bơm
- Bôi trơn bán tự động bằng hộc chứa dầu và ống dẫn
- Bôi trơn vĩnh cửu bằng ổ chứa dầu tự bôi trơn
* Động cơ dẫn động: tùy theo mức độ tự động hóa mà nhà chế tạo sẽ dùng động cơ
thích hợp
* Cơng suất máy: dùng để tính tốn lượng điện tiêu hao
* Kích thước máy

* Trọng lượng máy
Ví dụ: Đặc tính kỹ thuật của máy may DDL – 9000DS (Juki)
- 17 -


Máy may 1 kim – tốc độ cao, mô tơ liền trục – cắt chỉ tự động
- Loại vải sử dụng: vải mỏng đến vải trung bình
- Tốc độ tối đa: 4000 mũi / phút
- Độ dài mũi may: tối đa 5mm
- Hành trình trụ kim: 30,7mm
- Nâng chân vịt bằng tay: 5,5mm
- Nâng chân vịt bằng gạt gối: 15mm
- Phương pháp bôi trơn vĩnh cửu
- Loại ổ: ổ tiêu chuẩn, không cần bôi trơn
- Kim: lúc giao hàng DB x 1 (#11 #9 #18)
- Khơng gian may: 300mm
- Kích thước để máy: 517 x 178mm
- Mô tơ: AC servo gắn liền trục đầu máy.

2.Cấu tạo chung

Hình 2.1: Máy may cơng nghiệp

Gồm các bộ phận chính: mặt bàn máy, khung bàn máy, đầu máy, mô tơ
2.1. Mặt bàn máy
- 18 -


a. Có nhiệm vụ đỡ đầu máy, gắn động cơ, đỡ nguyên liệu khi may
b. Cấu tạo là một tấm phẳng hình chữ nhật, được gắn chặt vào khung bàn. Mặt

bàn là bằng gỗ ép để giãm rung động và chống cong vênh. Trên mặt bàn có phủ một
lớp vật liệu có hệ số ma sát nhỏ để nguyên liệu may dễ trượt, trên đó có kht một lỗ
hình chữ nhật lớn để lắp đặt đầu máy, ở 4 góc của lỗ này có đặt 4 miếng đệm cao su
để đỡ đầu máy làm giãm rung động của đầu máy truyền xuống mặt bàn. Bên phải
mặt bàn có khoét một lỗ hẹp dài để luồn dây đai. Đầu máy được lắp khớp bản lề vào
mặt bàn máy. Kích thước mặt bàn thường được sử dụng là (1050 x 550)mm hay
(1100 x 600)mm dày (30 x 40)mm.
2.2. Chân máy
a. Có nhiệm vụ đỡ bàn máy may
b. Cấu tạo: được đúc liền bằng gang hoặc được lắp ghép. Khung bàn máy có 4
chân và những thanh ngang, các thanh ngang làm tăng độ cứng vững và ổn định của
khung bàn máy. Các chân bàn được lắp ghép bằng bu-lơng, có thể điều chỉnh được vị
trí cao thấp của mặt bàn tùy theo người ngồi may và điều chỉnh tùy theo mặt bằng
xưởng. Dưới các chân bàn có gắn đệm cao su để giãm chấn động từ khung bàn
xuống nền xưởng.
2.3. Đầu máy

Hình 2.2: Máy may Juki 1 kim

Là chi tiết cơ bản để lắp ráp các cụm cơ cấu tạo nên đường may. Vỏ đầu máy
được đúc bằng gang xám. Có thể chia vỏ đầu máy ra làm 4 phần chính:
a.Phần đầu: chứa các cơ cấu kim, cò giật chỉ, cụm chân vịt, cụm đồng tiền.
b .Phần đáy: chứa cơ cấu ổ, răng đưa, trục ổ, trục đẩy, trục nâng.
c. Phần đứng: chứa các cơ cấu truyền động từ trục chính xuống phần đáy bao
gồm các trục, bánh răng, biên nâng, biên đẩy, cơ cấu điều chỉnh bước đẩy răng đưa.

- 19 -


d. Phần ngang: chứa trục chính và các chi tiết lắp trên trục chính. Trục chính là

trục nhận chuyển động từ trục động cơ điện, từ trục chính thơng qua các chi tiết như
cam, biên truyền, bánh răng, truyền chuyển động cho các cơ cấu máy hoạt động
2.4. Môtơ
Là chi tiết giúp máy chạy. Đối với máy may công nghiệp do yêu cầu xuất phát
mạnh (phải đạt tốc độ ngay từ lúc khởi động) nên người ta sử dụng loại động cơ chạy
liên tục. Động cơ được khởi động trước khi may và chạy liên tục suốt thời gian mở
máy. Chuyển động quay của trục động cơ được truyền cho máy thơng qua cơ cấu
truyền động.

Hình 2.3: Cấu tạo mơ tơ máy may CN

1. Vỏ động cơ;

10. Bạc trượt;

12. Vỏ ly hợp;

31. Cần điều khiển;

4,7. Đĩa ma sát;

14. Puly máy;

9. Trục ly hợp truyền động ;

3.Một số chi tiết, cụm chi tiết chính của máy
3.1. Cấu tạo, thơng số kỹ thuật của kim máy
3.1.1. Cấu tạo
Kim gồm có 3 phần: đốc kim, thân kim và mũi kim. Trên thân kim có lỗ kim, 2
rãnh dọc thân kim và một vẹt lõm. Tùy theo chủng loại chi tiết bắt mũi và chức năng

máy chun dùng mà hình dáng, kích thước của kim được thay đổi thích hợp.
a. Đốc kim: Đốc kim là phần dùng để gắn vào trụ kim. Đốc kim thường có tiết
diện trịn, có hoặc khơng có vạt một bên, đầu đốc kim có nhiều hình dạng như: cơn
vát, chỏm cầu, nhọn.
Đốc kim dẹt có tiết diện trịn, vạt dọc một phía, phần vạt thường nằm bên rãnh
ngắn của kim. Khi lắp kim phải đặt phần vạt luôn luôn xoay về phía mỏ ổ. Loại này
- 20 -



×