Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Giáo trình thiết kế mẫu công nghiệp (nghề may thời trang trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 75 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

-1-


LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, ngành may mặc đang đòi hỏi phát triển với tốc độ cao về năng suất và
chất lượng để đáp ứng cho xuất khẩu và thị trường tiêu dùng trong nước. Vì vậy ngồi
việc khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có, chúng ta cần phải nâng cao
trình độ của cán bộ kỹ thuật và tay nghề của người công nhân trong quá trình sản xuất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tài liệu học tập và giảng dạy của ngành
may trong trường Cao đẳng nghề, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình Thiết kế mẫu
cơng nghiệp.
Đây là cuốn giáo trình cung cấp các kiến thức gồm thiết kế rập mẫu trong cơng
nghiệp, nhảy cỡ vóc, giác sơ đồ.
Cuốn giáo trình Thiết kế mẫu cơng nghiệp có thể dùng làm tài liệu học tập cho
sinh viên cao đẳng, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật ngành may và những
người quan tâm đến lĩnh vực này.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Người biên soạn rất mong được sự đóng góp ý kiến
của người đọc để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Tham gia biên soạn
1.Chủ biên: Nguyễn Ngọc Thanh Bình
2. Lâm Thị Minh Hải



-2-


MỤC LỤC
Tuyên bố bản quyền ……………………………………………….......
Lời giới thiệu ……………………………………………………………
Mục lục ………………………………………………………………….
Bài mở đầu:………………………………………………………………
Bài 1: Thiết kế mẫu khảo sát …………………………………….……...
1.Đặc điểm kiểu mẫu…………………………………………………….
2. Xác định thông số và các yêu cầu kỹ thuật……………………………
3. Quy trình thiết kế mẫu…………………………………………………
4 .Thiết kế bộ mẫu mỏng cỡ trung bình………………………………….
5. Cắt các chi tiết ………………………………………………………..
Bài 2: Khảo sát, hiệu chỉnh mẫu và thiết kế mẫu chuẩn….………………
1.Khái niệm q trình khảo sát……………………………………………
2. Mục đích………………………………………………………………..
3. Các bước may khảo sát sản phẩm………………………………………
4. Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh mẫu mỏng…………………………..
5. Thống kê những chi tiết cần hiệu chỉnh………………………………..
6. Thiết kế bộ mẫu chuẩn ……………………………………………….. .
Bài 3: Nhảy mẫu……………………………...……………………….….
1.Khái niệm nhảy mẫu………………………………………………….. .
2. Cơ sở để thực hiện nhảy mẫu………………………………………….
3. Các nguyên tắc nhảy mẫu ……………………………………………..
4. Các yêu cầu kỹ thuật khi nhảy mẫu……………………………………
5. Các phương pháp nhảy mẫu……………………………………………
Bài 4: Nhân mẫu, cắt mẫu cứng, mẫu phụ trợ ………………………. ….
1.Khái niệm các loại mẫu dùng trong sản xuất…………………………..

2. Yêu cầu kỹ thuật đối với các loại mẫu……………………………….. .
3. Các phương pháp thiết kế……………………………………………...
Bài 5: Giác sơ đồ …………………….………………………………. …
1.Khái niệm chung……………………………………………………… .
2. Yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ………………………………………..
3. Các hình thức giác sơ đồ……………………………………………….
4. Các nguyên tắc chung khi giác sơ đồ…………………………………..
5. Phương pháp giác sơ đồ………………………………………………..
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………

-3-

Trang
1
2
3
5
8
8
11
16
16
19
38
38
38
39
39
39
40

42
42
42
42
43
43
52
52
52
52
56
56
56
57
61
62
75


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun:THIẾT KẾ MẪU CƠNG NGHIỆP
Mã số của mô đun: MĐ 24
Thời gian của mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 45 giờ ; Thực hành: 35 giờ; Kiểm tra: 10 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MƠ ĐUN:
 Vị trí:
 Mơ đun Thiết kế mẫu cơng nghiệp là mô đun bắt buộc trong danh mục các
mô đun đào tạo nghề May thời trang;
 Mô đun Thiết kế mẫu cơng nghiệp được bố trí sau khi học xong các mô đun:
MĐ 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21, MĐ 22, MĐ 23.
 Tính chất:

 Mô đun Thiết kế mẫu công nghiệp là mô đun bắt buộc mang tính tích hợp
giữa lý thuyết và thực hành.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
 Thiết kế và cắt được các loại mẫu đảm bảo hình dáng, kích thước và yêu cầu kỹ
thuật;
 Biết đánh giá, nhận xét và hiệu chỉnh mẫu;
 Thực hiện được các phương pháp nhảy mẫu khác nhau;
 Giác sơ đồ mẫu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
 Đảm bảo an toàn và định mức thời gian;
 Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong cơng nghiệp và có ý thức tiết
kiệm ngun liệu.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
Nội dung chi tiết
Số
TT
1
2
3
4
5
6

Tên các bài trong mô đun
Bài mở đầu
Bài 1: Thiết kế mẫu khảo sát
Bài 2: Khảo sát, hiệu chỉnh mẫu và thiết
kế mẫu chuẩn
Bài 3: Nhảy mẫu
Bài 4: Nhân mẫu, cắt mẫu cứng, mẫu phụ
trợ

Bài 5: Giác sơ đồ
Cộng

-4-

Tổng
số
1
16

Thời gian

Thực
thuyết hành
1
9
5

Kiểm
tra*
2

28

10

15

3


23
6

10
5

10
1

3
0

16
90

10
45

4
35

2
10


BÀI MỞ ĐẦU
Mã bài: MĐ24-01
1.Khái quát nội dung và trọng tâm của mô đun đào tạo
Bài 1: Thiết kế mẫu khảo sát
1. Đặc điểm kiểu mẫu

2. Xác định thông số và các yêu cầu kỹ thuật
2.1. Xác định các thông số thiết kế
2.2. Các yêu cầu kỹ thuật
3. Quy trình thiết kế mẫu
4 .Thiết kế bộ mẫu mỏng cỡ trung bình
4.1. Nghiên cứu sản phẩm mẫu
4.2. Thiết kế các chi tiết
4.3. Kiểm tra, khớp các chi tiết
5. Cắt các chi tiết
Bài 2: Khảo sát, hiệu chỉnh mẫu và thiết kế mẫu chuẩn
1. Khái niệm q trình khảo sát
2. Mục đích
3. Các bước may khảo sát sản phẩm
3.1. Cắt bán thành phẩm
3.2. May lắp ráp sản phẩm
4. Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh mẫu mỏng
4.1. Kiểm tra, đánh giá
4.2. Hiệu chỉnh mẫu mỏng
5. Thống kê những chi tiết cần hiệu chỉnh
6. Thiết kế bộ mẫu chuẩn
Bài 3: Nhảy mẫu
1. Khái niệm nhảy mẫu
2. Cơ sở để thực hiện nhảy mẫu
3. Các nguyên tắc nhảy mẫu
4. Các yêu cầu kỹ thuật khi nhảy mẫu
5. Các phương pháp nhảy mẫu
5.1. Nhảy mẫu theo phương pháp tia
5.2. Nhảy mẫu theo phương pháp ghép nhóm
5.3. Nhảy mẫu theo phương pháp tỷ lệ
5.4. Nhảy mẫu theo phương pháp công thức thiết kế

Bài 4: Nhân mẫu, cắt mẫu cứng, mẫu phụ trợ
1. Khái niệm các loại mẫu dùng trong sản xuất
2. Yêu cầu kỹ thuật đối với các loại mẫu
3. Các phương pháp thiết kế
3.1. Thiết kế, cắt mẫu cứng
3.2. Thiết kế, cắt các loại mẫu phụ trợ
Bài 5: Giác sơ đồ
1. Khái niệm chung
2. Yêu cầu kỹ thuật khi giác sơ đồ
3. Các hình thức giác sơ đồ
4. Các nguyên tắc chung khi giác sơ đồ
5. Phương pháp giác sơ đồ
-5-

Thời gian: 16 giờ

Thời gian: 28 giờ

Thời gian: 23 giờ

Thời gian: 6 giờ

Thời gian: 16 giờ


2. Phương pháp học tập mô đun
2.1.Điều kiện thực hiện mô đun
 Dụng cụ và trang thiết bị:
 Thước kẻ 20cm – 50cm..., thước dây 150cm, bút chì, tẩy, kéo;
 Các mẫu sản phẩm;

 Các tài liệu kỹ thuật;
 Máy may và máy chuyên dùng;
 Bàn thiết kế, bàn giác mẫu...
 Ngun vật liệu:
 Giấy bìa cứng có khổ rộng tương ứng với khổ vải;
 Vải may mẫu.
 Học liệu:
 Chương trình mơđun Thiết kế Mẫu cơng nghiệp;
 Giáo trình Thiết kế Mẫu công nghiệp.
Sản phẩm mẫu.
 Các nguồn lực khác:
 Phòng học thực hành thiết kế;
 Bàn thiết kế sản phẩm theo tỷ lệ 1:1.
2.2.Phương pháp và nội dung đánh giá
1. Phương pháp đánh giá:
 Lý thuyết (vấn đáp, trắc nghiệm, viết): Sử dụng các câu hỏi để kiểm tra mức độ tiếp
thu bài học của sinh viên về:
 Cơng thức, quy trình thiết kế mẫu mỏng, mẫu chuẩn;
 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp nhảy mẫu;
 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thiết kế các loại mẫu sản xuất;
 Nguyên tắc và phương pháp giác sơ đồ.
 Thực hành: Sử dụng các dạng bài tập về vẽ thiết kế, nhảy mẫu, giác mẫu và cắt trên
bìa, trên vải tỷ lệ 1:1 các chi tiết của các loại sản phẩm.
2. Nội dung đánh giá:
 Kiến thức:
 Công thức, quy trình thiết kế mẫu mỏng, mẫu chuẩn;
 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp nhảy mẫu;
 Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thiết kế các loại mẫu sản xuất;
 Nguyên tắc và phương pháp giác sơ đồ;
 Điểm lý thuyết được ghi vào bảng điểm tổng kết kết thúc mô đun.

 Kỹ năng:
 Đường nét vẽ thiết kế hình dáng các chi tiết của sản phẩm;
 Tính tốn, thiết kế, nhảy mẫu chính xác các chi tiết đảm bảo hình dáng, kích
thước theo tài liệu kỹ thuật (hoặc sản phẩm mẫu);
 Giác sơ đồ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;
 Điểm thực hành được ghi vào bảng điểm tổng kết kết thúc mô đun.
 Thái độ:
 Có ý thức tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong học tập;
 Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tiết kiệm nguyên vật liệu.
2.3.Hướng dẫn thực hiện
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
-6-


 Chương trình Mơ đun Thiết kế Mẫu cơng nghiệp sử dụng để giảng dạy trình độ Cao
đẳng nghề may thời trang.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
 Mô đun Thiết kế mẫu cơng nghiệp mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành;
 Giảng viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung
của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất
lượng giảng dạy;
 Kết hợp các phương pháp giảng dạy: thuyết trình, trực quan, thao tác mẫu, đàm
thoại, uốn nắn, kèm cặp để sinh viên dễ tiếp thu bài và vận dụng kiến thức lý thuyết
vào làm các bài tập thực hành có hiệu quả;
 Giảng dạy lý thuyết cần có sản phẩm mẫu để sinh viên quan sát đặc điểm kiểu dáng
sản phẩm;
 Trong quá trình hướng dẫn thực hành, giảng viên thao tác mẫu cần chia nhóm để
sinh viên dễ quan sát;
 Kiểm tra các bài tập về nhà, hướng dẫn và sửa các lỗi tại lớp cho sinh viên.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

 Trọng tâm của Mô đun Thiết kế Mẫu công nghiệp – Cao đẳng nghề May thời trang
là:
Bài 1: 4. Thiết kế bộ mẫu mỏng cỡ trung bình;
Bài 2: 4. Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh mẫu mỏng;
6. Thiết kế bộ mẫu chuẩn;
Bài 3: 5. Các phương pháp nhảy mẫu;
Bài 5: 3. Các hình thức giác sơ đồ;
4. Các nguyên tắc chung khi giác sơ đồ;
5. Phương pháp giác sơ đồ.

3. Giới thiệu tài liệu học tập và tham khảo
- Giáo trình Công nghệ may 5 – NXB Thống kê - 2006
- Giáo trình Cơng nghệ may – NXB ĐH Quốc gia TP. HCM
- Giáo trình Quy trình sản xuất hàng may mặc cơng nghiệp của Ths. Trần
Thanh Hương.
- Giáo trình Thiết kế mẫu công nghiệp – Trường Cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật
VINATEX 2009;
- Giáo trình thiết kế mẫu cơng nghiệp – Trường ĐHKT- KT Cơng Nghiệp 2007;
- Giáo trình công nghệ sản xuất – Trường Cao Đẳng Công Nghiệp - 2008.

-7-


BÀI 1 : THIẾT KẾ MẪU KHẢO SÁT
Mã bài: MĐ24-02
Mục tiêu của bài:
 Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật và mô tả được kiểu mẫu của sản phẩm cần thiết kế;
 Xác định đầy đủ và chính xác các thơng số, kích thước để thiết kế;
 Trình bày được qui trình thiết kế mẫu cơng nghiệp;
 Tính tốn, thiết kế và cắt đầy đủ các chi tiết của sản phẩm đảm bảo hình dáng, kích

thước theo tài liệu kỹ thuật (hoặc sản phẩm mẫu);
 Rèn luyện tính cẩn thận, sáng tạo, chính xác, tác phong cơng nghiệp và có ý thức tiết
kiệm nguyên liệu, đảm bảo định mức thời gian.

1.Đặc điểm kiểu mẫu
Trong sản xuất may công nghiệp, khi nhận được đơn đặt hàng thì nhà sản xuất
phải nghiên cứu, phân tích đặc điểm kiểu mẫu để xác định loại sản phẩm cần sản xuất,
đáp ứng nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Mặt hàng may mặc bao gồm nhiều loại,
phòng phú và đa dạng. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp may Việt Nam chỉ
chuyên may gia công cho nước ngồi. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số doanh
nghiệp tự tiến hành thiết kế và sản xuất. Do đó việc tìm hiểu đặc điểm kiểu mẫu cũng
khác nhau.
1.1. Khái niệm nghiên cứu mẫu : nghiên cứu mẫu là chúng ta tìm hiểu, xem xét các
điều kiện để sản xuất mẫu theo phương thức sản xuất hàng may mặc công nghiệp.
1.2. Cơ sở để nghiên cứu mẫu: Trước khi tiến hành nghiên cứu mẫu, đòi hỏi chúng ta
phải lưu ý đến các yếu tố sau:
1.2.1. Tìm hiểu về sản phẩm sẽ sản xuất
Các vấn đề liên quan đến sản phẩm sắp được đưa vào sản xuất ở xí nghiệp của
mình
là điều khơng thể bỏ qua đối với mọi xí nghiệp may. Khi nghiên cứu mẫu, cần tìm hiểu
lần lượt theo các điểm chính sau:
- Nguyên phụ liệu (cách phối màu, tính chất cơ lý)
- Thơng số kích thước.
- Kết cấu của sản phẩm
- Qui trình lắp ráp sản phẩm
- Qui cách may sản phẩm
- Công tác chuẩn bị sản xuất; tay nghề cơng nhân, trang thiết bị,...
1.2.2. Tìm hiểu vê đối tượng sử dụng
Vấn đề này tuy không mang tính bắt buộc, nhưng nếu ta có những hiểu biết nhất
định

về đối tượng sử dụng thì hiệu quả sản xuất sẽ tăng lên rõ rệt. Đồng thời, những hiểu
biết này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng làm việc, ký kết hợp đồng với khách và đó cũng
là những kiến thức rất quan trọng trong quá trình chọn mẫu, sản xuất hàng xuất khẩu
của chính doanh nghiệp của mình. Việc tìm hiểu đối tượng sử dụng bao gồm:
- Đối tượng sử dụng sản phầm: cần tìm hiểu kỹ về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp,
điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, thị hiếu và phong tục tập quán, xu hướng thời
trang,...
- Đối tượng đặt hàng: trình độ chun mơn, khiếu thầm mỹ, phong cách làm việc,
thời
gian làm việc, thói quen, các yêu cầu đặc biệt,...
1.2.3. Người nghiên cứu
-8-


Phải có đủ các tố chất cần thiết để có thể làm tốt công tác nghiên cứu mẫu như:
kiến
thức chuyên môn, tổ chức quản lý, tâm lý xã hội, khả năng giao tiếp, khả năng ngoại
ngữ, khả năng làm việc độc lập,....
1.3. Phân loại nghiên cứu mẫu
1.3.1.Nghiên cứu mẫu theo thị hiếu người tiêu dùng
Muốn nghiên cứu mẫu hợp thời trang theo xu hướng hiện đại, cần có q trình
nghiên
cứu mẫu mốt trên tồn thế giới; tìm hiểu quan niệm về màu sắc của từng quốc gia, của
từng dân tộc; các lựa chọn và sử dụng nguyên phụ liệu theo phong tục tập quán của
từng nước; điều kiện sử dụng trang phục; điều kiện địa lý; kiểu dáng và kết cấu sản
phẩm truyền thống,... của từng quốc gia mà ta sắp tiến hành sản xuất chào hàng sản
phẩm của mình.
Một yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng trong nghiên cứu mẫu là phải lưu ý đến giá
thành sản phẩm. Yếu tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố nhỏ hơn như: nguyên phụ
liệu do ta sản xuất hay nhập về từ nước ngoài, chất lượng nguyên phụ liệu ra sao, q

trình gia cơng có thuận lợi hay khơng, có phù hợp với tay nghề cơng nhân và trang
thiết bị của xí nghiệp hay khơng,...
Trước khi tiến hành thiết kế mẫu, người nghiên cứu mẫu phải tiến hành nghiên cứu
mẫu trên giấy trước, sau đó phác họa hình dáng, kích thước, cách phối màu, cách cắt
nguyên phụ liệu,...rồi đưa ra bàn bạc trước ban giám đốc. Chỉ với những sản phẩm đã
được ban giám đốc ký duyệt, ta mới sản xuất thử và đem đi chào hàng. Nói tóm lại,
mẫu nghiên cứu phải đạt được 2 tiêu chuẩn lớn:
- Phù hợp với kiểu dáng, điều kiện của từng nước và xu hướng thời trang thế giới.
- Mang đầy đủ đặc điểm của hàng may mặc công nghiệp
1.3.2. Nghiên cứu mẫu theo đơn đặt hàng
Hiện nay, ngành may nước ta chủ yếu vẫn là đang gia công cho khách hàng là
người
nước ngồi. Do đó, việc nghiên cứu mẫu phải được tiến hành thật kỹ càng, tuyệt đối
không được sai sót. Cần so sánh, đối chiếu giữa yêu cầu và điều kiện thực có của
doanh nghiệp về kỹ thuật, phương tiện thiết bị,... để lên kế hoạch sản xuất từ khâu
ngun phụ liệu đến khâu hồn tất. Có như thế, sản phẩm làm ra mới hợp qui cách, đạt
yêu cầu và đảm bảo uy tín của doanh nghiệp truớc khách hàng.
Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp may, việc nghiên cứu mẫu sẽ có thể bao
gồm các bước sau:
- Nghiên cứu trên mẫu chuẩn (hay còn gọi là mẫu hiện vật, mẫu trực quan): cần chú
ý
một số vấn đề sau:

Hình 1.1: Mẫu trực quan
-9-


- Sử dụng ngun phụ liệu gì, tính chất cơ lý của chúng.
- Cần những thiết bị sản xuất gì, khả năng sản xuất của xí nghiệp, trình độ của
cơng nhân.

- Kiểu dáng của sản phẩm.
- Nghiên cứu cách ra mẫu:
+ Thống kê toàn bộ số chi tiết của sản phẩm
+ Xác định vị trí đo và thơng số kích thước của sản phẩm, tìm biết được cách ra
mẫu với tất cả các chi tiết.
+ Nghiên cứu cách ra mẫu chuẩn (mẫu ủi, mẫu thành phẩm, mẫu chấm dấu,...)
- Qui trình may của sản phẩm, đặc biệt là các thao tác may tiên tiến.
- Thời gian hoàn tất sản phẩm.
Ngoài ra, qua mẫu chuẩn, ta còn hiểu thêm được tâm lý của người sử dụng và
người
đặt hàng.
- Nghiên cứu trên tài liệu kỹ thuật: trong tài liệu kỹ thuật, ta có thể nghiên cứu
những văn bản sau:
- Hình vẽ và mô tả mẫu, đặc biệt là các chi tiết khuất.
- Bảng thơng số kích thước bán thành phẩm và thành phẩm.
- Qui cách đo và các vị trí đo cụ thể đối với từng chi tiết sản phẩm.
- Cách sử dụng và định mức nguyên phụ liệu.
- Qui cách lắp ráp sản phẩm.
- Qui cách bao gói sản phẩm.
- Qui trình kiểm tra chất luợng sản phẩm.
- Nghiên cứu trên bộ mẫu mềm của khách hàng cung cấp: trong nhiều trường hợp,
khách hàng cho ta bộ mẫu mềm đã được thiết kế sẵn. Qua bộ mẫu này, ta có thể tìm
hiểu
thêm về cách thiết kế mẫu, kiểu dáng của sản phẩm, thơng số kích thước, các ký hiệu
ghi
trên mẫu cùng các vị trí bấm dấu,...
Nếu bộ mẫu mềm chỉ là bộ mẫu size trung bình và được sắp xếp trên một cuộn giấy
dài thì ta có thể khảo sát thêm về phương pháp giác sơ đồ cũng như định mức vải cho
phép.
Nếu khách hàng đã tiến hành nhảy mẫu sẵn tồn bộ bộ mẫu, ta có thể học hỏi thêm

về
phương pháp của họ.
- Tóm lại: qua nghiên cứu mẫu, ta cần chú ý:
- Phải xác định được điều kiện thực tế của xí nghiệp (thiết bị, lao động, mặt
bằng, năng suất,..) có đáp ứng được yêu cầu sản xuất của mã hàng hay không.
- Phải phát hiện kịp thời những mâu thuẫn giữa mẫu hiện vật và tiêu chuẩn kỹ
thuật hoặc bộ mẫu mềm để làm cơ sở làm việc lại với khách hàng. Cụ thể là
những vấn đề sau:
+ Kết cấu của sản phẩm.
+ Số lượng chi tiết của sản phẩm
+ Qui cách lắp ráp của sản phẩm
+ Thông số kích thước.
+ Định mức và cách sử dụng nguyên phụ liệu.
1.4. Cách giải quyết mâu thuẫn khi tiến hành nghiên cứu mẫu
Thông thường, ta hay gặp một trong 2 trường hợp sau:
- 10 -


- Trường hợp 1: mâu thuẫn lớn: phải chờ gặp cho được khách hàng để cùng thống
nhất ý kiến, cho dù thời gian giao hàng có gấp đến đâu.
- Trường hợp 2: mâu thuẫn nhỏ:
+ Nếu có thể gặp và trao đổi trực tiếp với khách hàng, thì sau khi đã thống nhất
ý
kiến, ta phải yêu cầu khách hàng ký xác nhận vào những nội dung đã sửa đổi để
làm cơ sở pháp lý cho quá trình sản xuất sau này.
+ Nếu không thể liên lạc với khách để trao đổi lại, ta có thể làm theo tài liệu kỹ
thuật đã có vì đây là văn bản pháp lý duy nhất để ta tuân theo.
- Sau khi nghiên cứu mẫu, cần viết các thông tin đã ghi nhận được trong biên bản
nghiên cứu mẫu, ký tên và photo gửi cho các bộ phận liên quan.


2. Xác định thông số và các u cầu kỹ thuật
J
B

N

C

M

H

E
K
I
D

G

F

S
A

Hình 1.2: Cách xác định thơng số

2.1. Bảng thơng số thành phẩm: (tính bằng cm)
STT CHI TIẾT ĐO/ SIZE
A
Vòng cổ từ tâm khuy tới tâm

nút
B
Dài vai con ngay ráp vai
C
Vòng nách đo thẳng
D
Dài sườn áo (đo từ nách áo
đến lai áo)
E
Vòng ngực (đo từ nách trái
sang nách phải)
F
Vòng lai (đo từ lai bên trái
sang lai bên phải)
G
Dài thân trước đo từ chồm
vai đến lai
H
Rộng đô sau ngay ráp đô
I
Dài giữa thân sau (đo từ giữa
cổ sau đến lai)
J
Dài tay (đo từ đỉnh tay đến
lai tay)

XS
36.5

S

38.5

M
40.5

L
42.5

XL
44.5

16.3
21.5
44.5

16.7
22.5
46.2

17.1
23.5
48.5

17.5
24.5
50

17.9
25.5
52


47

51

55

59

63

46

50

54

58

62

69.5

72.2

75.5

78

81


41.8
69.5

44.2
72.2

46.6
75.5

49
78

51.4
81

25

26

27

28

29

- 11 -


K

L

Cửa tay
18
19
20
Khoảng cách từ đường ráp 19
20
21
vai tới túi
Dài túi
13
13
13
Rộng túi
11.5 11.5 11.5
M
Khoảng cách từ mép nẹp tới
7
7.5
7.5
túi
N
Cao giữa đô sau
10
10
10
Dài nhọn cổ
6.5
6.5

6.5
Cao bản cổ
4.6
4.6
4.6
Cao chân cổ
3.5
3.5
3.5
2.2.Những tiêu chuẩn kỹ thuật cần lưu ý trong sản xuất

21
22

22
23

14
12.5

14
12.5

8

8.5

10
6.5
4.6

3.5

10
6.5
4.6
3.5

2.2.1. Cự ly các đường may: mật độ mũi chỉ phải đồng bộ trên sản phẩm, không được
nối chỉ trên bề mặt sản phẩm.
Mật độ mũi chỉ máy mặt bằng + chuyên dùng = 5 nũi / cm

Vai con diễu 1
kim= 0.1cm

Vòng nách cuốn móc xích.
Diễu 1kim = 1cm

Đơ sau diễu 1 lớp
1 kim= 0.1cm

8cm
Từ tâm nút chân cổ đến tâm
khuy thứ nhất =6.5cm (tất cả
các size)

Tâm khuy
1.25cm

K/cách các nút còn lại là
9cm.ý:

Lưu
Nẹp khuy rời 2,5cm
Diễu 2 mép nẹp 03cm
có dựng bên trong.

Từ size: S+M+L+XL khuy nẹp =6
Cuốn sườn móc
xích 2kim 3/16”
Tâm nẹp nút 1.25cm

Nẹp nút cuốn diễu 2.3cm
Cuốn lai 0.5cm

- 12 -


Bên trong nẹp khuy

Bên trong nẹp nút

Nhãn Barcode

2.5 cm

Nhãn TP
8 cm

14L

7 cm


2.5cm

18L

5 cm

Hình 1.3: Một số tiêu chuẩn kỹ thuật trên áo sơ mi nam

QUY CÁCH MAY CỔ :

Chần giữa cổ 0,1cm

Bọc chân cổ 0.6cm

1.25 cm

4.6cm

Diễu 0.3 cm

6.5cm

3,5cm

2cm

1.0 cm

Đầu khuy


Tâm nút
Nút chân cổ phải thẳng
hàng với nút nẹp
1cm

NHÃN CHÍNH CĨ SIZE
May 4 cạnh 1 lớp đô

Đầu khuy cách
đường tâm nẹp1/8”

Đỉnh nhọn cổ nằm giữa to bản hộc palem
3.5cm

1.1cm

8.5cm

2cm

Hình 1.4: Quy cách may cổ
- 13 -


Chính giữa

Nhãn chính có size

Hình 1.5: Cách gắn nhãn


Hở chân 0,5cm
2.2.2. Cách gắn nhãn
 Nhãn chính có size: gắn một lớp đo trong cách chân cổ thành
phẩm 2cm, may 4 cạnh. Chỉ trên cùng màu nhãn, chỉ dưới cùng
màu vải chính. Nhãn phải thẳng, khơng được xéo cạnh hay le
góc nhãn. Nhãn CELIO CLUB.
 Nhãn thành phần: may sườn nẹp khuy cách lai thành phẩm 8cm
( mặt có % vải hướng lên trên)
 Nhãn Barcode được gắn giữa nằm dưới nhãn thành phần.
2.2.3.Palem: sử dụng cho bản cổ (2 chiếc), gắn vào lá cổ khi xuống ủi.
2.2.4. Cách sử dụng mex: sử dụng phù hợp với màu vải.
 Loại keo 1020 SOFT cắt xéo 45o: sử dụng cho bản cổ + cóc bản
cổ + chân lớp ngồi + chân lớp trong.
 Loại dựng 100 SOFT: sử dụng cho nẹp khuy có to bản 2.4cm.
2.2.5. Cách sử dụng nút: Xem bảng màu hướng dẫn.
 Loại 18L: 12 chiếc/sp sử dụng cho size XS+S+M+L+XL: nẹp
nút (6), dự trữ (1), chân cổ (1).
2.2.6.Cách sử dụng chỉ may: Xem bảng màu hướng dẫn.
 Loại 60/2 may và diễu cùng màu vải chính.
 Loại 60/2 đính nút cùng màu nút.
 Loại 60/2 may nhãn cùng màu nhãn.
2.2.7. Sử dụng thiết bị
 Kim may số: 11
 May cuốn sườn 2 kim cự ly 3/16”
 Máy JUKI 380 móc xích cự ly 3/8”
 Máy kansai chạy nẹp khuy cự ly 2 kim 3/4”
 Máy thùa khuy thẳng ( nhong mũi chỉ 123/152)
 Máy đính nút chéo
 Cử cuốn lai 3/16”

 Khuôn lộn cổ cho máy: TSSM X1 = số 98
 Khuôn lộn cổ cho máy: CKGL X2 = số 50 +74
2.2.8. Quy cách thùa khuy – Đính nút.
 Nẹp áo thùa 6 khuy từ size : XS+S+M+L+XL
- 14 -


 Thùa khuy dạng xương cá.
 Máy đính nút chéo: mật độ 16 mũi. Chỉnh máy hở chân chỉ
0.1cm.
 Nút 18L: dài khuy = 16cm, dao chém 1.3cm. Dùng cho: nẹp,
chân cổ.
 Từ mép nẹp vào tâm khuy + tâm nút = 1.25cm
 Thùa khuy thẳng nhong mũi chỉ 123/152, chiều dài khuy phù
hợp nút thực tế.
 Nút dự trữ 14L đính bên trong nẹp nút cách lai thành phẩm lên
7cm ( chỉ đính nút dự trữ theo màu vải chính).
 Nút dự trữ 18L đính bên trong nẹp nút cách lai thành phẩm lên
5cm ( chỉ đính nút dự trữ theo màu vải chính).
 Thùa khuy phải gọn sạch, mũi chỉ không được thưa
 Khi chuẩn bị sản xuất nếu có gì khơng khớp giữa tiêu chuẩn
và áo mẫu, rập, đề nghị đơn vị sản xuất xác định lại với bộ
phận chuẩn bị sản xuất của phòng kỹ thuật.
2.3.Phương pháp xây dựng bảng thơng số kích thước sản phẩm khi thiết kế mẫu
công nghiệp
Nghiên cứu sản phẩm mẫu
* Cơ sở thiết kế mẫu:
- Phải căn cứ vào mẫu hiện vật, tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của khách hàng làm cơ
sở để thiết kế mẫu
- Mẫu thiết kế phải đáp ứng được các u cầu về kích thước, hình dáng, canh sợi...

* Nguyên tắc:
Khi thiết kế mẫu phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Lấy sản phẩm mẫu, bản tiêu chuẩn kỹ thuật để xem xét (Hình dáng, cấu trúc, thơng
số kích thước, ngun phụ liệu sử dụng, tiêu chuẩn đường may, quy trình lắp ráp) từ
đó so với điều kiện thực tế của xí nghiệp, đồng thời tìm ra những bất hợp lý, những
mâu thuẫn giữa sản phẩm mẫu và bản tiêu chuẩn kỹ thuật đưa ra ý kiến trao đổi, thống
nhất với khách hàng.
- Đo khảo sát kích thước sản phẩm chú ý khơng được bỏ sót các vị trí đo kể cả vị trí
phụ. Trong một sản phẩm lần lượt đo chi tiết lớn trước, chi tiết nhỏ sau. Trong một chi
tiết thì đo kích thước lớn trước, kích thước nhỏ sau. Đo hết kích thước của chi tiết này
sau đó mới chuyển sang chi tiết khác.
Lập bảng thơng số kích thước thành phẩm của sản phẩm
- Lập bảng thống kê số lượng các chi tiết sản phẩm
Bảng thống kê số lượng các chi tiết sản phẩm
STT
Tên chi tiết
Số lượng
Vải chính Vải lót
Dựng
1
Thân trước
2
……
……
2
Thân sau
1
……
……
3

Cầu vai
……
……
.

............................

.........

.......

- Lập bảng số đo kích thước thành phẩm các chi tiết sản phẩm
Bảng số đo kích thước thành phẩm
- 15 -

.......


Stt Tên chi tiết Vị trí đo

1

Thân sau

Kích
thước
(cm)
Dài áo (Đo từ giữa cổ sau đến 72
gấu)
Dài tay(Đầu vai đến hết bác tay) 60

Rộng vai (Đầu vai trái đến phải)
44
Rộng thân sau (Đo ngang gầm 30
nách)

3. Quy trình thiết kế mẫu
3.1. Khái niệm
- Thiết kế mẫu là tạo nên 1 bộ mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình của mã
hàng cần sản xuất để sao cho sau khi sử dụng bộ mẫu này cắt may xong, sản phẩm sẽ
có kiểu dáng giống mẫu chuẩn và có các số đo đúng theo bảng thơng số kích thước.
- Việc thiết kế mẫu thường được tiến hành trong mơ hình sản xuất theo thị hiếu
người
tiêu dùng và sản xuất theo đơn đặt hàng khi khách hàng không cung cấp mẫu mềm.
Nếu
khách hàng cung cấp mẫu mềm thì ta chỉ cần kiểm tra mẫu rồi sang ra nhiều bản để
phục vụ cho công tác sản xuất.
3.2. Nguyên tắc thiết kế mẫu
- Khi tiến hành thiết kế mẫu, ta dựa vào tài liệu kỹ thuật là chính. Tài liệu kỹ
thuật và mẫu hiện vật bổ sung cho nhau để có 1 bộ mẫu hồn chỉnh.
- Nếu khơng có mẫu cứng hay rập mềm của khách hàng, ta chia 2 hướng sau để
thiết kế 1 bộ mẫu mỏng hoàn chỉnh:
+ Dựa vào mẫu chuẩn để xác định qui cách lắp ráp trong qui trình cơng
nghệ và cách sử dụng thiết bị. Từ đó, có biện pháp gia đường may cho phù hợp.
+ Dựa vào tài liệu kỹ thuật là cơ sở pháp lý để kiểm tra chất lượng sản
phẩm, đảm bảo thơng số kích thước và cách sử dụng nguyên phụ liệu cho phù
hợp.
- Trong trường hợp giữa mẫu chuẩn và tài liệu kỹ thuật có mâu thuẫn thì ta dựa
vào tài liệu kỹ thuật để tiến hành thiết kế mẫu.
3.3. Cơ sở để thiết kế mẫu
Khi tiến hành thiết kế mẫu, ta cần dựa trên các cơ sở sau để có được bộ mẫu chuẩn đạt

yêu cầu:
- Tài liệu kỹ thuật, đặc biệt là bảng thơng số kích thước thành phẩm và bán
thành phẩm
- Mẫu chuẩn do khách hàng cung cấp. Với mẫu này, ta có thể cầm nắm, lật mặt
trong hay tháo gỡ một số đường may để tìm hiểu về độ rộng đường may, về qui cách
lắp ráp, về kết cấu sản phẩm,…
- Tính chất nguyên phụ liệu mà mã hàng cần sử dụng: độ co giãn, độ rộng chu
kỳ sọc, độ phai màu,…
- Cách sử dụng nguyên phụ liệu: canh sọc trên sản phẩm, khả năng phối màu,
độ thiên canh,…
- Trang thiết bị cần sử dụng để sản xuất mã hàng.
- Cấp chất lượng của sản phẩm
- Kế hoạch sản xuất: thời gian giao hàng, năng suất cần đạt,…
- 16 -


- Trình độ chun mơn của người thiết kế: kiến thức về nguyên phụ liệu, may
công nghiệp, công thức thiết kế, khả năng gia giảm trong thiết kế, khả năng chỉnh sửa
rập,…
- Tay nghề của công nhân.
3.4. Giới thiệu về dấu bấm, dấu dùi
3.4.1. Dấu bấm
- Khái niệm: Dấu bấm là những vết cắt trên rìa mép chi tiết sản phẩm may được
thực hiện bằng kéo hay dụng cụ bấm dấu, có độ sâu nhỏ hơn độ rộng đường may và có
nhiều hình dạng khác nhau tùy theo u cầu của thiết kế. Trên 1 đường may, chỉ nên
có 1 dấu bấm. Trong các trường hợp đặc biệt, số dấu bấm có thể nhiều hơn.
- Cơng dụng của dấu bấm:
+ Xác định độ rộng đường may
+ Xác định độ ăn khớp của lắp ráp
+ Xác định các vị trí xếp vải

+ Xác định nách trước, nách sau của áo
+ Bấm lộn đường may cho êm.
3.4.2. Dấu dùi (dấu đục, dấu khoan)
- Khái niệm: Dấu dùi là những lỗ thủng trên bề mặt chi tiết sản phẩm may, được
thực hiện bởi cây dùi hay dụng cụ đục lỗ. Trên chi tiết, dấu dùi là những lỗ thủng có
đường kính khoảng 0.1cm. Trên rập, dấu dùi được ký hiệu bởi dấu thập (+) có đường
kính vịng trịn ngoại tiếp = 0.5cm.
- Cơng dụng của dấu bấm:
+ Xác định đỉnh của chiết ly hay tâm quay chiết ly
+ Xác định vị trí gắn các chi tiết rời
+ Định vị khuy cúc
+ Sang dấu rập
+ Xác định vị trí đối xứng của các chi tiết hay phần gấp vải.
3.5. Các bước tiến hành thiết kế bộ mẫu mỏng
Bước 1: Chuẩn bị
- Nhận kế hoạch thiết kế mẫu và kiểm tra. Nếu sau kiểm tra thấy có bất hợp lý
hoặc khơng phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp, cần trao đổi lại với
khách hàng để thống nhất trước khi tiến hành thiết kế.
- Chuẩn bị dụng cụ (bút chì, thước thẳng, thước dây, tẩy, kéo, băng keo
trong…) và giấy mỏng cho quá trình thiết kế sau này.
- Tìm thơng tin về ngun phụ liệu cần sản xuất, đặc biệt là nguyên liệu để có
kế hoạch thiết kế đúng yêu cầu kỹ thuật. Với các sản phẩm cần canh sọc, cần tìm hiểu
về chu kỳ sọc, hướng sợi và các yêu cầu canh sọc trong thiết kế.
Bước 2: Dựng hình trên giấy mỏng
- Căn cứ vào quy cách kỹ thuật, áp dụng nguyên tắc chung của việc chia cắt
theo thiết kế, dùng bút chì dựng hình trên giấy mỏng có kèm theo sự phân tích, nhận
xét về các điều kiện kỹ thuật như: độ thiên sợi, độ co giãn, hoa đối….Khi tiến hành
thiết kế ta chọn thiết kế size trung bình của mã hàng và thiết kế chi tiết lớn trước, chi
tiết nhỏ sau.
- Kiểm tra xem tồn bộ thơng số kích thước đã đảm bảo hay chưa, các đường

lắp ráp có khớp khơng, độ gia có đảm bảo chưa,….Có thể kiểm tra kỹ hơn hình dạng
của thiết kế thơng qua thao tác gập giấy: so sánh độ ăn khớp vai bằng cách gập đường
chồm vai sau, so sánh độ ăn khớp sườn bằng cách gập chiết ly, so sánh độ ăn khớp tay
bằng cách gập các xếp ly,…
- 17 -


- Ghi đầy đủ các thơng tin cần có trên mặt phải của rập: hướng canh sợi, vị trí
canh sợi, tên mã hàng, tên size, tên chi tiết, số lượng chi tiết có trong sản phẩm. Cần
lưu ý: việc ghi thơng tin cần chính xác, rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm và làm đuổi chiều
các chi tiết.
Bước 3: Hoàn chỉnh rập mỏng
- Xác định đường may cho các đường chu vi chi tiết. Độ rộng đường may được
căn cứ vào bảng thơng số kích thước bán thành phẩm, vào bảng quy cách may và điều
kiện trang thiết bị của xí nghiệp.
- Định vị các dấu bấm, dấu dùi trên chi tiết.
- Kiểm tra lại lần cuối các chi tiết về thơng số kích thước, gia giảm cho độ co
giãn, gia giảm cho cắt gọt, độ rộng đường may,….Đặc biệt, kiểm tra lại số lượng chi
tiết đã đầy đủ hay chưa.
- Cắt rập mỏng ra khỏi giấy mỏng theo đúng đường may đã chừa để có được bộ
mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình như mong muốn.
- Lật mặt trái của chi tiết lớn nhất trong bộ rập, tiến hành lập bảng thống kê về
bộ mẫu vừa ra. Cũng cần ghi thêm 1 bảng thống kê nữa gửi cho trưởng phịng kỹ thuật
để nơi đây có kế hoạch sử dụng bộ mẫu.
* Lưu ý: Đối với những mẫu thiết kế có sử dụng vải sọc, ca-rơ thì phải tiến hành thiết
kế canh sọc cho chi tiết. Tuy nhiên, rất khó có thể đảm bảo được độ an tồn sọc cho
chi tiết khi cắt vải. Vì vậy, người ta thường làm thêm thao tác dong mẫu hay dương
mẫu: chừa thêm khoảng 1 đến 2 cm xung quanh chu vi chi tiết để đến khi may cắt gọt
lại phần vải thừa sau khi đã canh sọc cho các chi tiết thật chính xác.
Ví dụ:

BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT SẢN PHẨM
Mã hàng:
STT

Tên chi tiết

Số lượng

Yêu cầu kỹ thuật

1

Thân trước

2

Dọc canh sợi

2

Thân sau

1

Dọc canh sợi

3

Đô áo


2

Dọc canh sợi

4

Túi

2

Thiên 45 độ

…..

…….

..….

……….

Tổng cộng: …………..chi tiết

Ngày…………tháng………….năm…………
Người ra mẫu
Ký tên
- 18 -


Bước 4: Thiết kế thêm các rập hỗ trợ cho quá trình may như: rập ủi, rập vẽ lại, rập
may,…..nếu thấy cần.

Bước 5: Chuyển rập mỏng đi may và chỉnh sửa rập
- Chuyển mẫu cho bộ phận chế thử để tiến hành cắt và may thử sản phẩm.
Trong giai đoạn này, người thiết kế phải theo dõi, tham gia chỉ đạo quy trình lắp ráp để
phát hiện kịp thời những sai sót và chỉnh mẫu.
- Nếu sau khi chế thử, mẫu mỏng chưa đạt yêu cầu, cần xem xét nguyên nhân
chưa đạt để tiến hành thiết kế lại. Lúc này quy trình quay trở lại từ bước 2 cho đến khi
mẫu đối được duyệt.

4. Thiết kế bộ mẫu mỏng cỡ trung bình
4.1. Có mẫu mỏng, sản phẩm mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm
- Tiến hành nghiên cứu kỹ sản phẩm mẫu để nắm vững tiêu chuẩn đường may và
phương pháp may ráp sản phẩm.
- Kiểm tra các vị trí đo trên mẫu theo bảng thơng số kích thước của khách hàng,
các vị trí xếp ly, túi,... Chú ý khơng được bỏ sót các vị trí đo kể cả những vị trí phụ.
- Trên cơ sở sản phẩm mẫu và mẫu mỏng đối chiếu lại với văn bản. Nếu các tiêu
chuẩn đã thống nhất thì tiến hành cắt một sản phẩm cỡ trung bình để may khảo sát.
Sau khi may xong kiểm tra lại thơng số kích thước của sản phẩm chế thử so với sản
phẩm mẫu của khách hàng và bảng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm. Nếu may chưa đúng
theo sản phẩm mẫu phải may lại cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật. Sau đó thống nhất ý
kiến với khách hàng trên cơ sở đã chế thử sản phẩm.
=> Chú ý: Trường hợp giữa mẫu mỏng và các thơng số kích thước có sự chênh lệch
(khơng khớp nhau) thì phải lấy thơng số kích thước ở văn bản làm chuẩn. Còn những
vướng mắc khác phải xin ý kiến của khách hàng.
4.2. Có sản phẩm mẫu, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tiến hành nghiên cứu kỹ sản phẩm mẫu để nắm vững tiêu chuẩn đường may và
phương pháp may ráp sản phẩm đó.
- Kiểm tra kỹ các vị trí đo trên mẫu theo bảng thơng số kích thước của khách
hàng, các vị trí xếp ly, túi,.... Chú ý khơng được bỏ sót các vị trí đo kể cả những vị trí
phụ.
- Thiết kế mẫu mỏng cỡ trung bình.

- Trên cơ sở sản phẩm mẫu và mẫu mỏng đối chiếu lại với văn bản. Nếu các tiêu
chuẩn đã thống nhất thì tiến hành cắt một sản phẩm cỡ trung bình để may khảo sát.
Sau khi may xong kiểm tra lại thơng số kích thước của sản phẩm chế thử, so với sản
phẩm mẫu của khách hàng và bảng tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
=> Chú ý: Trường hợp sản phẩm mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật không thống nhất, cần
phải thảo luận với khách hàng để đưa ra phương án thống nhất.
4.3. Kiểm tra, khớp các chi tiết
- Xác định đường may cho các đường chu vi chi tiết. Độ rộng đường may được
căn cứ vào bảng thông số kích thước bán thành phẩm, vào bảng quy cách may và điều
kiện trang thiết bị của xí nghiệp.
- Định vị các dấu bấm, dấu dùi trên chi tiết.
- Kiểm tra lại lần cuối các chi tiết về thông số kích thước, gia giảm cho độ co
giãn, gia giảm cho cắt gọt, độ rộng đường may,….Đặc biệt, kiểm tra lại số lượng chi
tiết đã đầy đủ hay chưa.

5. Cắt các chi tiết
- Cắt rập mỏng ra khỏi giấy mỏng theo đúng đường may đã chừa để có được bộ
mẫu mỏng, bán thành phẩm, size trung bình như mong muốn.
- 19 -


- Lật mặt trái của chi tiết lớn nhất trong bộ rập, tiến hành lập bảng thống kê về
bộ mẫu vừa ra. Cũng cần ghi thêm 1 bảng thống kê nữa gửi cho trưởng phịng kỹ thuật
để nơi đây có kế hoạch sử dụng bộ mẫu.
- Chuyển sang bộ phận may mẫu để cắt bán thành phẩm may mẫu.

6. Các điểm khác biệt giữa thiết kế may công nghiệp và thiết kế may gia
đình
- Thiết kế trong may cơng nghiệp mang tính tiết kiệm nguyên phụ liệu và thời gian
sản

xuất cao.
- Giảm thiểu những công việc gia công bằng tay, thực hiện thao tác nhanh và chính
xác.
- Thiết kế chính xác để lắp ráp không gọt sửa, các đường lắp ráp phải ăn khớp nhau.
- Sau khi thiết kế, sản phẩm đạt yêu cầu là sản phẩm đảm bảo thông số kích thước
và có kiểu dáng của mẫu chuẩn.
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp cao.
- Sử dụng nhiều rập hỗ trợ để thiết kế đạt hiệu quả cao.

7. Một số biện pháp sửa chữa sai hỏng do thiết kế
Trong q trình thiết kế mẫu, khơng phải bất cứ lúc nào người thiết kế cũng sản
xuất ra được ngay những bộ mẫu đảm bảo chính xác theo mọi yêu cầu của khách hàng.
Chính vì thế, địi hỏi người thiết kế phải có rất nhiều kinh nghiệm để kịp thời phát hiện
ra những nguyên nhân sai hỏng và đề xuất các biện pháp sửa chữa cho hợp lý. Trước
khi sửa mẫu, thường nhân viên thiết kế phải cho người mẫu mặc thử trang phục, quan
sát và phân tích thật kỹ để xác định chính xác những vị trí có lỗi rồi vận dụng kinh
nghiệm để sửa chữa mẫu. Việc sửa mẫu phải làm hết sức thận trọng, tránh nơn nóng và
phải hết sức
khoa học.
Dưới đây, xin giới thiệu một số biện pháp thơng thường để sửa chữa sai hỏng trong
q trình thiết kế trang phục áo nữ.
7.1. Trường hợp 1: cổ áo bị chật, cần sửa rập vòng cổ cho rộng ra. Sử dụng rập cơ
bản
đã có để chỉnh sửa bằng cách vẽ đường vòng cổ mới song song với đường vòng cổ cũ

cách đều một khoảng bằng 1/5 của độ chênh lệch vịng cổ trong bảng thơng số kích
thước.

- 20 -




×