Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo thực tập hoạt động kinh doanh của công ty tnhh vitechco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.76 KB, 16 trang )

1
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
VITECHCO
1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VITECHCO
1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH VITECHCO
Công ty TNHH VITECHCO được thành lập vào thàng 7/2009.
Mã số thuế: 0104076437
Email:
Điện thoại: 04 66536592 Fax: 04 66536592
Trước đây, tiền thân của Công ty là một cửa hàng chuyên cung ứng các dịch vụ
quảng cáo. Sau đó, cùng phát triển với cơ chế thị trường, đã thúc đẩy việc thành lập
Công ty. Công ty có trụ sở chính tại: số 6, ngách 31/2, Phan Đình Giót, Phương Liệt,
Thanh Xuân, Hà Nội; văn phòng giao dịch: số 62, Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà
Nội.
Công ty hiện giờ vẫn là một công ty nhỏ với mức vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng.
Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực in
ấn các loại sản phẩm như: lịch, cardvisite, tờ rơi , chưa chú trọng nhiều đến quảng
cáo và các lĩnh vực dịch vụ thương mại khác.Tuy nhiên, do nhu cầu in ấn và quảng
cáo của thị trường, nhất là các doanh nghiệp, cửa hàng ngày càng tăng cao nên kể
từ năm 2010 đến nay công ty tập trung vào 2 lĩnh vực chính là quảng cáo và in ấn.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH VITECHCO.
Chức năng chính của công ty là: Tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng các dịch
vụ in ấn và quảng cáo theo đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty.
Nhiệm vụ của công ty là: Cung cấp dịch vụ in ấn và quảng cáo nhằm phục vụ tốt
nhất nhu cầu của khách hàng, tiến hành tân trang sửa chữa các công trình quảng cáo
ngoài trời, phục chế các loại ấn bản cho thuê các thiết bị phục vụ cho quảng cáo, in ấn,
không ngừng chăm lo và cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao
trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong công ty.
1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Giám đốc


Phó giám đốc
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
2
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Phó giám đốc
Phòng sản xuất
kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng
thiết kế
Phòng
Hành chính, nhân sự
Sơ đồ : Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH VITECHCO
Cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản trong đó: Giám đốc có nhiệm vụ điều
hành mọi hoạt động của công ty, đưa ra các quyết định về công ty. Dưới giám đốc là 2
phó giám đốc. Hai phó giám đốc này chịu trách nhiệm về việc quản lý và hoạt động
của 2 phòng trước giám đốc và có nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc trong công tác quản
trị doanh nghiệp. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của công ty, đề ra các hoạt động có hiệu quả nhất để phát triển công ty, tiếp cận, tìm
kiếm khách hàng. Phòng kế toán tổ chức thực hiện công tác kế toán, tổng hợp báo cáo
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
Xưởng in
3
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
kế toán định kỳ và quyết toán cuối năm. Phòng thiết kế: thiết kế các mẫu in ấn, quảng
cáo. Phòng hành chính nhân sự: tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức bộ
máy, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân trong công ty, điều
động, sắp xếp xếp lao động. Và xưởng in có nhiệm vụ in ấn theo yêu cầu của công ty.
1.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH VITECHCO.
Công ty đăng kí kinh doanh với 17 ngành nhưng hiện nay do nguồn vốn còn hạn

hẹp, công ty tập trung vào: thiết kế, gia công, sửa chữa hoàn thiện các loại hình quảng
cáo, kẻ biển hiệu, trên mọi chất hiệu phương tiện in ấn ấn phẩm văn phòng, sách báo,
truyện, tờ rơi, tờ gấp lịch, lời thư, thiếp mời, thiết kế - tạo mẫu in ấn nhãn mác, bao bì,
logo; tư vấn in, quảng cáo.
1.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH VITECHCO.
1.2.1 Số lượng, chất lượng lao động của công ty TNHH VITECHCO.
Bảng 1.1. Số lượng, chất lượng lao động trong Công ty TNHH VITECHCO năm
2013
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
St
t
Chỉ tiêu đánh giá Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nguồn lực ( người) 21 25 25
Theo trình độ
1 Đại học và trên đại học (%) 23,8 24 32
2 Trung cấp, cao đẳng (%) 28,57 32 32
3 Lao động phổ thông (%) 47,63 44 36
Theo phòng ban
1 Ban giám đốc (%) 14,28 12 12
2 Phòng kinh doanh ( %) 23,8 24 28
3 Phòng kế toán (%) 9,52 8 8
4 Phòng thiết kế (%) 23,8 20 24
5 Phòng hành chính nhân sự
(%)
9,52 12 12
6 Xưởng in (%) 19,08 24 16
Công ty sử dụng cả lao động phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại
học. Qua bảng trên có thể thấy cơ cấu lao động biến đổi dần theo các năm, tỷ lệ lao
động đại học và sau đại học tăng từ 23,8% năm 2011 lên 32% năm 2013 và lao động
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2

4
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
trung cấp, cao đẳng cũng tăng từ 28,57% ( 2011) lên 32% (2013). Trong khi đó lao
động phổ thông đã giảm từ 47,63% năm 2011 xuống còn 36 %. Điều này thể hiện
rằng công ty đang dần dần có những nhân sự có trình độ cao. Nhân sự được phân bố
chủ yếu cho 2 phòng là phòng kinh doanh và phòng thiết kế và xưởng in, phòng kế
toán và phòng hành chính nhân sự thì số lượng nhân viên ít hơn. Sự phân chia này là
khá hợp lí theo yêu cầu, nhiệm vụ mà công ty đang làm, không lãng phí, dư thừa nhân
lực ở các phòng ban nên có thể thấy rằng chi phí cho nhân lực của công ty rất có hiệu
quả.
1.2.2 Cơ cấu lao động của VITECHCO.
Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của Công ty TNHH VITECHCO
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự )
St
t
Chỉ tiêu đánh giá Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng nguồn lực ( người) 21 25 25
Theo giới tính
1 Nam (%) 42,85 40 44
2 Nữ (%) 57,15 60 56
Theo độ tuổi
1 < 30 ( %) 61,9 60 56
2 30-45 (%) 28,57 24 28
3 > 45 (%) 9,53 16 16

Lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn khá lớn trong công ty, mặc dù số lượng lao động trẻ có
sự giảm sút so với hai năm trước là năm 2011 và 2012. Lực lượng lao động trẻ nên
nhiệt tình, năng động, ham hiểu biết, khám phá của họ để phát triển doanh nghiệp
nhanh chóng, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tỷ lệ lao động nam và nữ trong công ty tương đối đồng đều qua các năm.

1.3 QUY MÔ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.3 .1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH VITECHCO
Bảng 1.3. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH VITECHCO
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
5
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012
2011 2012 213 Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tài sản lưu động
và đầu tư ngắn
hạn.
1098 1165 1126 67 106,1 28 96,65
Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn
2.25
8
2.32
4
2.27
5
68 102,9 -49 97,89
Tổng tài sản 3.35
6
3.48
9

3.40
1
133 103,9
6
88 97,48
Công ty có tổng tài sản khá đồng đều trong vài năm trở lại đây. Tỷ lệ giữa tài
sản cố định và đầu tư dài hạn và tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có sự chênh
lệch đôi chút tuy nhiên tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhiều hơn do công ty có giá
trị tài sản cố định lớn như: máy phô tô, máy in, máy vi tính, Do tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn ít hơn tài sản dài hạn nên công ty sẽ thu được lợi nhuận lớn khi
hoạt động kinh doanh tốt.
1.3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH
VITECHCO
Bảng 1.4. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH
VITECHCO
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Sốtiề
n
Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ
Nợ phải trả 1.89
3
2.01
4
1.81
1
121 106,4 -203 89,92
Vốn chủ sở hữu 1.46
3

1.47
5
1.59
0
12 100,82 115 107,8
Tổng nguồn vốn 3.35
6
3.48
9
3.40
1
133 103,96 88 97,48
Nhìn chung, công ty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nợ phải trả. Nợ phải trả
năm 2012 bằng 106,4% so với năm 2011tức là hơn 121 triệu đồng, tuy nhiên nợ
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
6
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
phải trả năm 2013 lại giảm so với năm 2012 là 203 triệu đồng. Nợ phải trả của
công ty chủ yếu là nợ các tổ chức tín dụng như ngân hàng, Điều này là rất tốt nếu
như hoạt động kinh doanh thuận lợi bởi lẽ công ty sử dụng được vốn của tổ chức
khác để sinh lời cho mình tuy nhiên nó đòi hỏi công ty càng phải thận trọng hơn
trong việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh.Vốn chủ sở hữu là vốn do các
thành viên trong công ty góp, có xu hướng tăng dần lên, mặc dù không nhiều nhưng
đây cũng được coi là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang dần tự chủ về nguồn
vốn tự có của mình, điều này sẽ tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh trong
những năm tiếp theo.
1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VITECHCO
Bảng 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH VITECHCO từ
2011 đến 2013
( Nguồn: Phòng Kế toán)

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền Tỷ lệ Số
tiền
Tỷ lệ
Doanh thu thuần 2887 3056 2982 169 105,85 -74 97,58
Giá vốn hàng
bán
1521 1535 1589 14 100,92 54 103,52
Chi phí tài chính 42 45 41 3 107,14 -4 91,11
Chi phí bán hàng 203 245 253 42 120,69 8 103,26
Chi phí quản lí
doanh nghiệp
346 401 394 55 115,86 -7 98,25
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
1121 830 696 -294 74,04 -134 83,85
Lợi nhuận sau
thuế
896,8 664 556,
8
-232,8 74,04 -107,2 83,85
Doanh thu của công ty năm 2012 cao hơn năm 2011 là 169 triệu đồng gấp
105,85 % tuy nhiên doanh thu của năm 2013 chỉ bằng 97,58 % so với năm 2012 tức
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
7
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
giảm 74 triệu đồng. Lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm mặc dù giá vốn hàng

bán và chi phí bán hàng của công ty tăng đều từ năm 2011 đến 2013. Chi phí quản
lí doanh nghiệp năm 2012 cao hơn năm 2011, năm 2013 giảm so với 2012 nhưng
sự chênh lệch này không lớn lắm, có thể thấy doanh nghiệp đã điều chỉnh chi phí
quản lí của mình năm 2013 giảm đi so với năm 2013 để tiết kiệm chi phí khi thấy
này năm 2012 cao hơn năm 2011. Chi phí tài chính năm 2012 cao hơn năm 2011,
năm 2013 cao hơn 2012 tuy nhiên các mức chênh lệnh này không quá lớn. Lợi
nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013 do
nền kinh tế khủng hoảng.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ
TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ
CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH VITECHCO
Để có thể có thể nghiên cứu khách quan được hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt
động quản trị của công ty, em đã lập phiếu điều tra, phát ra 12 phiếu và thu về 10
phiếu hợp lệ. Các câu hỏi điều tra về hiệu quả của các hoạt động quản trị được đánh
giá theo thang điểm từ 1 dến 5 với :1- hoàn toàn không tốt, 2- không tốt, 3- bình
thường, 4- tốt, 5- rất tốt.
2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN
TRỊ CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH VITECHCO.
Theo kết quả của bản điều tra thì tình hình thực hiện các chức năng quản trị của
các nhà quản lí tại Công ty thực hiện tương đối hợp lí và đã có sự phối hợp chặt chẽ
với nhau giữa các phòng ban.
2.1.1 Chức năng hoạch định
Từ biểu đồ 2.1 ta thấy công tác hoạch định được công ty thực hiện khá tốt, đạt
2,9/5 điểm. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là khá rõ ràng, công ty phấn
đấu trong 7 năm nữa sẽ năm trong top 10 công ty chuyên về lĩnh vực in ấn và
quảng cáo lớn của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch kinh
doanh của công ty còn khá đơn giản, chưa bài bản vì công ty còn non trẻ, nguồn vốn
nhỏ. Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh được xác định thông qua một vài
buổi thảo luận.
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2

8
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
2.1.2 Chức năng tổ chức
Theo như tổng hợp từ kết quả điều tra được thể hiện trên hình 2.1 thì công ty
thực hiện chức năng tổ chức khá hiệu quả, đạt 3,1/5 điểm. Kết hợp nhìn từ sơ đồ cơ
cấu tổ chức của công ty ta thấy bộ máy tổ chức của công ty là khá đơn giản gọn
nhẹ, linh hoạt và có sự phân bố nhân sự tương đối hợp lí giữa các phòng ban. Cơ
cấu tổ chức này giúp các phòng ban gắn bó với nhau mật thiết hơn, phối hợp tốt
trong công việc.
2.1.1 Chức năng lãnh đạo
Chức năng lãnh đạo đạt hiệu quả nhất trong các chức năng của quản trị, theo
như biểu đồ 2.1 thì đạt 3,7/5 điểm. Mối quan hệ giữa nhà quản trị và nhân viên,
giữa các nhân viên rất khăng khít, cũng chính vì vậy nhà quản trị hiểu rõ được
nhân viên của mình, thêm vào đó, các nhà quản trị trong công ty đều là người có
năng lực cao nên dễ dàng có sức ảnh hưởng lớn tới nhân viên trong tiến trình thực
hiện công việc. Rất nhiều nhân viên gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập.
2.1.2 Chức năng kiểm soát
Theo như biểu đồ 2.1 thì chức năng này thực hiện với hiệu quả không cao, đạt
2,8/5 điểm. Do mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản trị thân thiết nên hoạt
động kiểm soát của nhà quản trị đối với nhân viên trong các công việc không sát
sao và không có quy trình kiểm soát rõ ràng, bài bản. Nhà quản trị chỉ kiểm tra kết
quả khi đến thời hạn yêu cầu. Như vậy, công ty mới chỉ tiến hành kiểm soát sau chứ
chưa có hoạt động kiểm soát trước và trong quá trình làm việc của nhân viên.
Trong tiến trình thực hiện công việc gặp khó khăn nhân viên thông báo lên nhà
quản trị để xin yêu cầu được sự trợ giúp.
2.1.3 Vấn đề thu thập thông tin và cách thức ra quyết định quản trị
Theo như biểu đồ 2.1 hoạt động này đạt hiệu quả tương đối cao, đạt 3,1/5 điểm.
Công ty thường xuyên thu thập thông tin từ khách hàng thông qua bộ phận kinh
doanh bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thông tin từ đối thủ cạnh tranh
được phán đoán qua sự ước lượng của nhà quản trị của công ty bằng kinh nghiệm

và thông qua báo, mạng, các phương tiện truyền thông đại chúng, thông tin bên
trong doanh nghiệp về các nhân viên được thu thập qua hồ sơ nhân viên. Hiện tại
cách thức ra quyết định quản trị khá đơn giản, đối với các vấn đề lớn chỉ được
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
9
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
thông qua một vài buổi thảo luận giữa các nhà quản trị còn các vấn đề nhỏ thì
được thông qua quyết định cá nhân, công ty chưa có công cụ nào để ra quyết định.
Phần lớn các quyết định dựa trên kinh nghiệm của nhà quản trị .
2.2 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TNHH VITECHCO
Công tác quản trị chiến lược được thực hiện với hiệu quả trung bình đạt điểm
trung bình 2,833, trong đó công tác hoạch định được thực hiện tốt nhất đạt 3,4/5
điểm mặc dù công tác phân tích tình thế kém nhất so với các công tác khác của
hoạt động quản trị chiến lược đạt 2,5/5 điểm, kết quả điều tra và tổng hợp ta có
biểu đồ thể hiện cụ thể hiệu quả của hoạt động quản trị chiến lược như sau:
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện hiệu quả của công tác quản trị chiến lược
( nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra nghiên cứu của sinh viên )
2.2.1 Phân tích tình thế
Theo như biểu đồ 2.2 thì công tác phân tích tình thế của công ty thực hiện với
hiệu quả không cao, đạt 2,5/5 điểm. Lĩnh vực in ấn và quảng cáo là một lĩnh vực có
khá nhiều công ty tham gia vào. Vì là công ty có tuổi đời còn trẻ nên công ty có
năng lực cạnh tranh kém hơn so với nhiều các công ty trên thị trường. Hiện tại các
đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty là: Công ty Du lịch - Thương mại - Quảng
cáo Hà Việt, công ty quảng cáo trẻ Hà Nội, công ty quảng cáo Thủ Đô, công ty TNHH
quảng cáo thương mại Hà Nội, công ty in ấn Thủ Đô, công ty cổ phần phát
triển Tân Việt An, Những công ty này có cả nguồn vốn và uy tín lớn hơn
VITECHCO. Hiện nay hoạt động phân tích tình thế là do giám đốc công ty thực hiện
và chủ yếu là phân tích dựa vào cảm quan là chính .
2.2.2 Hoạch định chiến lược phát triển thị trường
Công tác hoạch định chiến lược khá tốt, đạt 3,4/5 điểm. Theo như các nhà quản

trị của công ty, công ty đang nỗ lực triển khai chiến lược thâm nhập thị trường thể
hiện thông qua công ty tăng dần số lượng máy móc hiện đại cũng như số nhân lực
trong phòng kinh doanh và phòng thiết kế. Trong những năm tiếp theo, công ty dự
định phát triển thị trường của mình ra các tỉnh lân cận của Hà Nội – các tỉnh có
nhiều khu công nghiệp như: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
2.2.3 Thực thi chiến lược
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
10
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Theo biểu đồ 2.2 công tác thực thi chiến lược được thực hiện tương đối tốt, đạt
3,0/5 điểm. Thực thi chiến lược được thực hiện bằng cách hoàn thành mục tiêu
ngắn hạn. Hiện nay công ty nỗ lực làm thật tốt các hợp đồng in ấn và thiết kế, in
các bảng quảng cáo với giá cạnh tranh để tạo uy tín với khách hàng. Để tăng
nguồn vốn của mình, công ty dự định trong vài năm tới sẽ cổ phần hóa công ty,
mục tiêu trong 5 năm tới công ty sẽ nâng tổng nguồn vốn lên 5 tỷ đồng và trong
các năm tiếp theo sẽ mở rộng ngành nghề kinh doanh nhưng vẫn tập trung chủ
đạo vào in ấn và in, thiết kế, gia công làm bảng quảng cáo.
2.2.4 Đánh giá chiến lược
Theo như biểu đồ 2.2 hoạt động đánh giá chiến lược được thực hiện với hiệu
quả trung bình, đạt 2,6/5 điểm. Chiến lược của công ty được các nhà quản trị đánh
giá tương đối kĩ lưỡng, hoạt động đánh giá được thực hiện qua nhiều buổi họp
giữa các nhà quản trị của công ty. Hoạt động này được thực hiện không chỉ sau
mỗi thời hạn kết thúc thời gian thực hiện chiến lược mà còn trong quá trình thực
hiện chiến lược.
2.2.5 Chiến lược kinh doanh
Theo như biểu đồ 2.2 chiến lược kinh doanh của công ty tương đối tốt, đạt 2,9/5
điểm. Hiện tại, công ty vẫn còn là một công ty nhỏ trong ngành in ấn và quảng cáo
nên không thể có nguồn vốn lớn để kinh doanh. Chiến lược kinh doanh hiện nay là
chiến lược tập trung, công ty tập trung vào tập khách hàng là những doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công ty không tiến hành quảng cáo

trên các phương tiện thông tin đại chúng mà các nhân viên kinh doanh của công
ty sẽ trực tiếp đi chào hàng và giới thiệu, quảng cáo về công ty tại các doanh
nghiệp này .
2.2.6 Lợi thế và năng lực cạnh tranh
Theo như biểu đồ 2.2, hoạt động này đạt hiệu quả không cao, đạt 2,6/5 điểm.
Hiện giờ công ty vẫn chỉ là một công ty nhỏ trong ngành in ấn và làm biển quảng
cáo, thị phần của công ty so với toàn ngành in trên địa bàn thành phố Hà Nội còn
nhỏ nên năng lực canh tranh kém. Tuy nhiên công ty cũng có lợi thế là cơ cấu tổ
chức của công ty đơn giản và đội ngũ nhân viên trẻ, mới ra trường nên chi phí cho
nhân sự thấp. Với đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình, ham học hỏi này, nếu công ty
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
11
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
tiếp tục chú ý và bồi dưỡng thì sẽ có nguồn nhân sự có năng lực cao trong tương
lai.
2.3 CÔNG TÁC TRỊ TÁC NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH VITECHCO
2.3.1 Quản trị mua
Công tác mua hàng được công ty thực hiện tốt, theo như biểu đồ 2.3 thì đạt
3,4/5 điểm. Những mặt hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm
của công ty là: giấy các loại, mực in, khung sắt, Công ty ưu tiên mua hàng của
những nhà cung cấp truyền thống để đảm bảo được an toàn trong kinh doanh, khi
có nhà cung cấp mới chào hàng, công ty thường xem xét và suy tính kĩ trước khi kí
hợp đồng.
Bảng 2.1 Các nhà cung cấp chính cho công ty
( Nguồn: Phòng kinh doanh)
STT Tên nhà cung cấp Mặt hàng cung cấp
1 Công ty cổ phần đầu tư thương mại mực in
Phương Nam, , công ty cổ phần thương mại và
xuất nhập khẩu mực in Việt Nam,
Các loại mực in

2 Công ty cổ phần thương mại và sản suất giấy
Minh Châu, công ty tnhh tư vấn và sản suất
giấy Hoàng Hà,
Các loại giấy in
3 Công ty TNHH và xây dựng thương mại LALA,
công ty TNHH sản xuất và xây dựng thương
mại Đông Phương,
Cung cấp khung sắt
các loại
4 Cơ sở sản xuất bạt Anh Tuấn Cung cấp bạt
Các mặt hàng phụ khác như đèn led, bao bì, công ty mua lẻ của các nhà cung
cấp thường xuyên nhưng mua với số lượng không nhiều. Các nguyên liệu chính như
giấy, mực có thời hạn bảo quản dài và tiêu dùng với khối lượng lớn được công ty
mua hàng theo lô để được hưởng chiết khấu.
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ đánh giá hiệu quả công tác quản trị tác nghiệp
( nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra nghiên cứu của sinh viên )

12
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3.2 Quản trị bán
Theo như biểu đồ 2.3 thì công tác bán hàng của công ty còn yếu, đạt 2,4/5 điểm.
Hiện tại, mặt hàng của công ty là in ấn tờ rơi, lịch, thiệp, sách lưu hành nội bộ các
loại và nhận làm biển quảng cáo, thiết kế, tư vấn in và quảng cáo. Đối tượng khách
hàng của công ty bao gồm cả cá nhân và tổ chức, trong đó, các tổ chức thường
xuyên đặt hàng của công ty là: công ty sản suất và thương mại Đức Phương, công ty
JapFacomFeed Việt Nam, công ty cổ phần bông Miền Bắc,
2.3.3 Quản trị dự trữ hàng hóa
Từ biểu đồ 2.3 ta thấy công tác dự trữ hàng hóa được công ty thực hiện tương
đối tốt, đạt 3/5 điểm. Công ty có 1 kho chứa chung cho tất cả các nguyên vật liệu và

thành phẩm, các nguyên liệu mua về dự trữ được sắp xếp cẩn thận, khoa học, tiện
cho việc lấy nguyên vật liệu ra, đưa nguyên vật liệu vào. Diện tích kho không lớn, do
đó đối với những đơn hàng đặc biệt với số lượng lớn, công ty thương lượng để
chuyển hàng đến kho cho khách hàng ngay. Hiện giờ, công ty chưa có thủ kho riêng
mà chịu trách nhiệm về nhập, xuất nguyên vật liệu thuộc chức năng của bộ phận kế
toán.
2.3.4 Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại
Theo biểu đồ 2.3 hoạt động này đạt hiệu quả tương đối tốt, đạt 3,1/5 điểm.
Ngoài việc làm dịch vụ nhận thiết kế các mẫu in ấn, biển quảng cáo, công ty còn
nhận in các mẫu theo yêu cầu của khách hàng. Đối với những khách hàng trong địa
bàn thành phố Hà Nội, công ty sẽ mang sản phẩm đến tận nơi cho khách hàng mà
không phải trả thêm phí còn đối với những khách hàng ở các tỉnh lân cận Hà Nội
công ty sẽ tính chi phí vận chuyển hàng.
2.4 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH VITECHCO
2.4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực.
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
Biểu đồ 2.4 : Biểu đồ đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị nhân lực của công
ty VITECHCO năm 2013
(nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra nghiên cứu của sinh viên )
13
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Theo biểu đồ 2.4 thì hoạt động này được công ty thực hiện rất tốt, đạt 3,7/5
điểm. Dựa trên yêu cầu đặc thù của ngành kinh doanh mà công ty có sự phân bổ
nhân sự cho các phòng ban rất hợp lí: phòng kinh doanh, phòng thiết kế, xưởng in
thì cần nhiều nhân lực còn phòng kế toán và phòng hành chính nhân sự thì cần ít
nhân sự hơn. Tất cả các nhân viên của công ty đều được bố trí theo đúng năng lực
và chuyên ngành đào tạo, phù hợp với các phòng ban đảm bảo phát huy tối đa
năng lực của nhân viên. Trong hoạt động kinh doanh, các phòng ban có sự phối
hợp với nhau tương đối nhịp nhàng.
2.4.2 Tuyển dụng nhân lực

Từ biểu đồ 2.4 ta thấy hoạt động tuyển dụng được thực hiện khá tốt. Công tác
tuyển dụng nhân lực được thực hiện chỉ khi công ty có nhu cầu về nhân lực để mở
rộng hoạt động kinh doanh hoặc có nhân sự rời bỏ công ty. Dựa trên yêu cầu đối
với vị trí đặc thù mà công ty tiến hành lựa chọn người phù hợp với công việc. Công
ty thường đăng thông tin việc làm thông qua các trang web tuyển dụng như:
chuyên mục tìm viêc làm của 24h, timviecnhanh.vn, mywork.vn
2.4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực.
Công tác này được công ty thực hiên tương đối tốt, theo biểu đồ 2.4, điểm đánh
giá cho công tác này là 2,9/5 điểm. Hiện tại hoạt động đào tạo và phát triển đội
ngũ nhân lực của công ty chủ yếu là được đào tạo thông qua hình thức kèm cặp
trực tiếp, những nhân viên có kinh nghiệm hơn sẽ kèm cặp, hướng dẫn nhân viên
mới vào. Riêng các nhân viên của phòng kinh doanh thì thỉnh thoảng được công ty
cho học các lớp học nâng cao nghiệp vụ do các chuyên gia mà công ty mời về giảng
dạy.
2.4.4 Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Theo biểu đồ 2.4, công tác này thực hiện đạt hiệu quả không cao, đạt 2,8/5 điểm.
Công ty đánh giá nhân lực thông qua kết quả công việc mà họ làm được, số buổi đi
làm và thực hiện đãi ngộ đối với nhân lực với hiệu quả như biểu đồ dưới đây:
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện hiệu quả đãi ngộ của công ty
( nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra nghiên cứu của sinh viên)
14
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
Từ biểu đồ 2.5 ta thấy công tác đãi ngộ phi tài chính được công ty thưc hiện tốt,
đạt 3,9/5 điểm tuy nhiên công tác đãi ngộ tài chính lại không mang lại hiệu quả
cao, chỉ đạt 2,4/5 điểm.
2.5 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DỰ ÁN, QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY
TNHH VITECHCO.
2.5.1 Quản trị dự án.
Theo như biểu đồ 2.6 thì hoạt động quản trị dự án được công ty thực hiện khá

tốt, đạt 3,1/5 điểm. Nhiều dự án của công ty cung cấp các sản phẩm về in ấn và in,
thiết kế, gia công, quảng cáo ra thị trường đã và đang được triển khai hoạt động
bình thường. Nhiều dự án của công ty cung cấp các sản phẩm về in ấn và in,thiết kế,
gia công quảng cáo ra thị trường đã và được triển khai hoạt động. Dự án gần đây
nhất của công ty là in sách lưu hành nội bộ cho công ty TNHH Phước Lộc Thọ đã
được triển khai thành công. Công ty Phước Lộc Thọ khá hài lòng với sản phẩm của
công ty cung cấp và đặt công ty in và thiết kế lịch tết cho công ty của họ. Điều này
chứng tỏ công ty phục vụ tốt khách hàng và đang dần xây dựng uy tín cho mình.
2.5.2 Quản trị rủi ro.
Công tác dự báo rủi ro được công ty thực hiện với hiệu quả chưa được tốt, đạt
2,0/5 điểm. Mặc dù cũng đã có sự quan tâm đến các rủi ro tuy nhiên công ty không
có quy trình quản trị rủi ro và trích lập ngân sách dự phòng cho quản trị rủi ro vì
công ty hiện tại là công ty nhỏ. Công tác quản trị rủi ro được công ty đối phó một
cách bị động. Phần lớn công ty mới chỉ thực hiện kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
thông qua chính sách, chiến lược kinh doanh của mình và kinh nghiệm của nhân
viên trong quá trình làm việc, chỉ khi có rủi ro xảy ra thực sự thì công ty mới có
những biện pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra. Điều này hết sức nguy hiểm bởi khi
công ty hoạt động thì nó có thể mang tới những cú sốc lớn, rủi ro khó lường trước
trong kinh doanh.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG LÀM ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại doanh nghiệp, em xin đề xuất 3 hướng đề tài sau
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện hiệu quả hoạt động quản trị dự án, quản trị rủi ro của
công ty TNHH VITECHCO
( nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra của sinh viên)
15
Trường đại học Thương Mại Báo cáo thực tập tổng hợp
1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH VITECHCO
2 Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty TNHH VITECHCO đến năm 2020
3 Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng cho công ty TNHH

VITECHCO
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2
SV Đỗ Thị Thơ lớp K46A2

×