Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Thực tập Mô học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.91 MB, 41 trang )

Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Lời nói đầu

Để phù hợp với phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
và khả năng tự học của sinh viên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy, trên cơ sở
sách thực tập cũ đà được sử dụng nhiều năm và vở thùc tËp M« häc cđa Bé m«n
M« häc - Ph«i thai học - Trường Đại học Y Hà Nội, tập thĨ bé m«n M« häc &
Ph«i thai häc – Tr­êng Đại học Y Hải Phòng biên soạn cuốn: Thực tập Mô
học dành cho các đối tượng sinh viên của trường.
Với tài liệu này, sinh viên biết trước được yêu cầu và nội dung từng bài, từng
tiêu bản cụ thể để chủ động chuẩn bị trước khi đến thực tập. Sinh viên có nhiều
thời gian quan sát tiêu bản trên kính hiển vi. Phần lý thuyết và thực hành bổ trợ cho
nhau sẽ giúp cho sinh viên củng cố được kiến thức môn học một cách vững chắc
hơn mà không mất nhiều thời gian.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và bạn đọc để những lần tái
bản cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn.
Trưởng bộ môn

TS. Vũ sỹ Khảng

1


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Mục lục
Stt

Tên bài



Trang

1.

Bài 1: Nội quy, cách sử dụng kính hiển
vi quang học, Biểu mô, mô liên kết.
Tiêu bản 1: Biểu mô vuông đơn
Tiêu bản 2: Biểu mô trụ đơn
Tiêu bản 3: Biểu mô lát tầng sừng hoá
Tiêu bản 4: Tế bào sợi, tế bào mỡ, tế bào nội mô.
Tiêu bản 5: Tương bào, bạch cầu.

6
6
8
9
10

2.

Bài 2: Mô liên kết
Tiêu bản 1: Sợi tạo keo, sợi chun.
Tiêu bản 2: Sợi võng.
Tiêu bản 3: Sụn trong.
Tiêu bản 4: Xương Havers đặc.
Tiêu bản 5: Xương Havers xốp.

11
12

13
14
15

3.

Bài 3: Mô cơ - hệ tuần hoàn
Tiêu bản 1: Cơ vân
Tiêu bản 2: Cơ trơn
Tiêu bản 3: Cơ tim
Tiêu bản 4: Mao mạch máu.
Tiêu bản 5: Động mạch-tĩnh mạch cơ.
Tiêu bản 6: Động mạch chun

16
17
18
19
19
21

4.

Bài 4: Hệ bạch huyết-Da-Phụ thuộc da.
Tiêu bản 1: Hạch bạch huyết
Tiêu bản 2: Lách.
Tiêu bản 3: Tuyến ức.
Tiêu bản 4: Da
Tiêu bản 5: Phụ thuộc da.


21
23
24
25
26

2


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

5.

Bài 5: ống tiêu hoá chính thức
Tiêu bản 1: Thực quản.
Tiêu bản 2: Đáy vị.
Tiêu bản 3: Môn vị.
Tiêu bản 4: Tá tràng.
Tiêu bản 5: Ruột thừa.

27
28
29
29
31

6.

Bài 6: tuyến tiêu hóa-Hô hấp-tiết niệu
Tiêu bản 1: Gan.

Tiêu bản 2: Tuỵ.
Tiêu bản 3: Tuyến nước bọt.
Tiêu bản 4: Phổi.
Tiêu bản 5: Thận.

32
33
34
35
36

7.

Bài 7: Sinh dục- Nội tiết-Giác quan
Tiêu bản 1: Tinh hoàn.
Tiêu bản 2: Buồng trứng.
Tiêu bản 3: Tuyến yên.
Tiêu bản 4: Tuyến thượng thận.
Tiêu bản 5: Mắt.

37
38
39
40
41

8.

Bài 8: ôn tiêu bản


3


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Bài 1: Biểu Mô - Mô liên kết.
1. Nội Quy Phòng Thực Tập:
1.1. Đến thực tập đúng giờ quy định, đi muộn 5 phút không được vào.
1.2. Ngồi đúng chỗ quy định trong suốt thời gian đến thực tập tại bộ môn.
1.3. Đi thực tập ®óng tỉ, mn thùc tËp tr­íc, hc thùc tËp bï phải viết giấy xin
phép trước, khi được sự đồng ý mới được thực tập.
1.4. Không sử dụng điện thoại di động trong phòng thực tập dưới bất kỳ hình thức
nào.
1.5. Chịu trách nhiệm với mọi tài sản trong phòng thực tËp.
1.6. Thùc hiƯn vƯ sinh chung.

2 .H­íng dÉn sư dơng kÝnh hiĨn vi quang häc.
2.1. CÊu t¹o kÝnh hiĨn vi: gồm 2 phần: cơ học và quang học.
+ Phần cơ học gồm: thân kính, đế kính, ống kính, mâm kính, và các ốc kính.
+ Phần quang học gồm: thị kính, vËt kÝnh ( x 10, x 40, x 100), g­¬ng, tụ quang.
2.2 Cấu tạo tiêu bản:

. Tiêu bản có 2 miếng kính được dán vào nhau : miếng kính lớn có hình chữ
nhật được gọi là phiến kính (lam kính), miếng kính nhỏ là lá kính (lamelle).mặt
tiêu bản có lá kính là mặt phải, thường được dán nhÃn.

. Giữa 2 miếng kính là mẫu vật cần quan sát (mẫu vật thường đà được
nhuộm màu).
2.3. Cách sử dụng kính:
- Quay vật kính 10 vào vị trí sử dụng : vật kính thẳng vuông góc với mâm kính (Có

cảm giác hẫng tay, hoặc nghe thấy tiếng cách nhỏ)
- Lấy nguồn sáng (bật công tắc kính hoặc xoay gương về phía nguồn sáng).
- Đặt tiêu bản lên mâm kính.
- Nâng mâm kính lên gần sát vật kính 10 (cách 0,5cm).
4


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.
- Mắt nhìn vào thị kính và hạ từ từ mâm kính xuống cho tới khi nhìn rõ, có thể
xoay ốc vi cấp một vài vòng để xem tiêu bản nét hơn .
- Quan sát toàn bộ tiêu bản bằng vật kính 10. Nếu muốn chuyển sang vật kính 40
cần tuân theo các chỉ dẫn sau:
1. Không quay bất kỳ một loại ốc nào.
2. Quay vật kính 40 vào vị trí sử dụng .
3. Nâng tụ quang lên tối đa.
4. Chỉ được sử dụng ốc vi cấp.
3. Sơ lược cách làm tiêu bản.

. Mẫu vật làm tiêu bản phải lấy trước 6 giờ tính từ khi chết .
. Cố định trong các dung dịch : formol, bouin, cồn
. Vùi nến.
. Cắt lát mỏng.
. Nhuộm tiêu bản: có nhiều phương pháp nhuộm khác nhau tuỳ thuộc vào
yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
- Nhuộm H.E: Hematoxylin- Eozin.
- Nhm PAS: Periodic Acid Schiff, ph¸t hiƯn glycogen.
- Nhm Cajall: nhuộm các thành phần thuộc thần kinh .
- Nhuộm Sudan III: ph¸t hiƯn mì
- Nhm Feulgen: ph¸t hiƯn ADN.


. Khử nước.
. Gắn lá kính.

4. Xem tiêu bản.

5


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Tiêu bản 1: Biểu mô vuông đơn
Trích thủ từ : Tuyến giáp trạng của chó
Phương pháp nhuộm :H.E (Hematoxy-Eosin).
Yêu cầu :
Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của biểu mô lợp thành các túi tuyến (nang
tuyến) giáp trạng.

Cách xem :
1. Vật kính 10.
Xác định được những túi keo giáp trạng là những túi hình tròn, bầu dục hay
đa hình, kích thước không đều, bên trong chứa chất keo bắt màu đỏ.
2. Vật kính 40.
Quan sát thành của một túi keo thấy được lợp bởi một hàng tế bào, ranh giới
giữa các tế bào không rõ, nhân tròn nằm giữa tế bào (khoảng cách bào tương so với
nhân ở trên dưới và 2 bên đều nhau).

1

2


Hình 1.1
Biểu mô vuông đơn .
1. Tế bào của biểu
mô vuông đơn.
2. Chất keo

Tiêu bản 2: Biểu mô trụ đơn
6


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.
Trích thủ từ: Tá tràng chó
Phương pháp nhuộm:H.E
Yêu cầu:
1. Nhận biết được biểu mô phủ các nhung mao ruột non.
2. Phân biệt được hai loại tế bào trong biểu mô trụ đơn: tế bào mâm khía và
tế bào hình đài.
Cách xem:
1. Vật kính 10. Tìm các nhung mao ruột.
Mỗi nhung mao là một khối hình lá hay hình ngón tay lồi vào trong lòng
ruột, có hai phần cấu tạo: trục liên kết nằm giữa nhung mao được cấu tạo bởi mô
liên kết ; biểu mô phủ phía ngoài trục liên kết là biểu mô trụ đơn.
2. Vật kính 40.

. Xác định biểu mô trụ đơn: biểu mô được cấu tạo bởi một hàng tế bào hình trụ
cao, ranh giới không rõ, nhân tế bào hình trứng nằm gần phía cực đáy, phần cực
ngọn nhiều bào tương màu hồng.

. Phân biệt 2 loại tế bào:
- Tế bào trụ có mâm khía: chiếm đa số, là những tế bào ở cực ngọn có một

đường viền màu hồng bóng .
- Tế bào hình đài: nằm rải rác xen giữa các tế bào hình trụ có mâm khía, ở
cực ngọn tế bào có hốc sáng màu.
1

2

Hình 1.2
Biểu mô trụ đơn.

A
B

A. Biểu mô
B. Mô liên kết.
1. Mâm khía của
tế bào mâm khía.
2. Tế bào hình đài

Tiêu bản 3: Biểu mô lát tầng sừng hóa.
7


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Trích thủ từ: Da bàn chân người .
Phương pháp nhuộm :H.E
Yêu cầu :
1. Phân biệt được biểu mô và mô liên kết.
2. Quan sát được cấu tạo 4 lớp của biểu bì da.

Cách xem:
1. Vật kính 10. Tìm biểu mô lát tầng.

. Là một lớp khá dày, thẫm màu, gồm nhiều hàng tế bào nằm chồng lên nhau tạo
thành một dải ngoằn ngoèo.

. Dưới biểu mô là mô liên kết.
2. Vật kính 40.
Cấu tạo biểu bì có 4 lớp ( từ trong ra ngoài hay từ dưới lên trên).

. Lớp sinh sản (lớp đáy): là lớp dưới cùng của biểu mô, gồm một hàng tế bào
hình khối vuông hoặc hình trụ, danh giới tế bào không rõ ràng, nhân hình tròn
hoặc hình trứng thẫm màu nằm sát nhau.

. Lớp sợi ( lớp Malpighi): khá dày, nằm ngay phía trên lớp sinh sản, gồm nhiều
hàng tế bào đa diện, nhân hình cầu, bào tương màu hồng nhạt, danh giới tế bào
không rõ .

. Lớp hạt: mỏng, gồm 2-3 hàng tế bào hình thoi, nhân hình cầu, sáng màu, bào
tương chứa những hạt nhỏ bắt màu tím đậm.

. Lớp sừng: là lớp trên cùng, khá dày, gồm những lá sừng màu hồng xếp chồng
chất lên nhau.

8


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Hình 1.3.

Biểu mô lát tầng sừng hóa
A Biểu mô. B. Mô liên kết.
1 . lớp sừng
2. lớp hạt.
3. lớp sợi.
4. lớp đáy(lớp sinh sản).
5. Chân bì.
6. Hạ bì.

Tiêu bản 4: Tế bào sợi, tế bào nội mô, tế bào mỡ
Mô quan sát: Da người
Phương pháp nhuộm:H.E
Yêu cầu: Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của: tế bào sợi, tế bào nội mô, tế bào
mỡ.

Cách xem:
1. Vật kính 10.
.Tế bào sợi: tìm mô liên kết ngay dưới biểu bì da, tế bào có màu hồng nhạt, nằm
thưa thớt theo nhiều hướng khác nhau, nhân hình trứng đậm hoặc nhạt màu.
.Tế bào nội mô: là tế bào lợp thành các mao mạch máu. Trên mặt cắt ngang, mao
mạch có thành mỏng, khép kín kích thước khác nhau, trong lòng mao mạch có
hoặc không chứa máu.
.Tế bào mỡ: tìm sâu phía trong da ( hạ bì), tế bào mỡ tập chung thành những tiểu
thùy trông giống như tổ ong, bào tương sáng, nhân dẹt nằm lệch về một góc.

2. Vật kính 40.

.Tế bào sợi: nhân tế bào hình trứng hoặc hình cầu tím nhạt ( nguyên bào
sợi). Nhân hình gậy, màu tím thẫm ( tế bào sợi trưởng thành).
.Tế bào nội mô: là những tế bào dẹt, lót mặt trong thành mao mạch, bào

tương mảnh, màu hồng, nhân sẫm, lồi vào lòng mạch.
-Tế bào mỡ: hình cầu hoặc hình đa diện lớn, bào tương sáng; nhân dẹt, màu
tím sẫm, bị đẩy về một phía của tế bào nằm sát màng bào tương.

9


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

3
1

2

3
3

Hình 1.4: Tế bào liên kết
1.TB sợi.2. TB nội mô. 3. TB mỡ

Tiêu bản 5: Tương bào và lympho bào.
Mô quan sát: Mô liên kết viêm mạn ở người.
Phương pháp nhuộm:H.E.

Yêu cầu:
Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của tương bào và lympho bào.

Cách xem:
1. Vật kính 10.
Tìm vị trí để quan sát: đó là những tế bào bắt màu tím hoặc tím đỏ, nằm

chen chúc nhau trong mô liên kết gần các mạch máu.

2. Vật kính 40.

. Tương bào: có hình cầu, hình trứng; bào tương bắt màu tím đỏ; nhân hình
cầu, thường nằm lệch về một phía, trong nhân có những khối chất nhiễm sắc lớn
tương đối đều nhau.

. Tế bào lympho: kích thước nhỏ hơn tương bào, nhân hình cầu, bắt màu tím
sẫm, chiếm gần hết khối tế bào nên không thấy rõ bào tương.

10
2


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Hình 1.5
Tươngbào
Lympho bào.
1. Lympho bào
2. Tương bào
3. Nguyên bào sợi.

Bài 2: Mô liên kết.
Tiêu bản 1: Sợi collgen và sợi chun
Trích thủ từ: Mạc treo ruột thỏ.
Phương pháp nhuộm: oreein

Yêu cầu:

1. Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của sợi chun và sợi collgen.
2. Phân biệt được 2 loại sợi.
Cách xem:

1. Vật kính 10.
Thấy đựơc những bó sợi collgen lớn màu hồng nhạt. Sợi chun mảnh sẫm
màu nối với nhau thành lưới.

2. Vật kính 40.

. Sợi collgen tạo thành các bó lớn, màu hồng, các sợi chỉ bắt chéo lên nhau,
không nối với nhau, trông như chìm xuống phía dưới.

. Sợi chun nhỏ hơn sợi collgen; các sợi có màu nâu thẫm, nối với nhau thành
lưới, trông như nổi lên trên.

11
2


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.
Hình 2.1.
Sợi chun và sợi collgen
1. Sơi chun
2. Sợi collgen

Tiêu bản 2: Sợi võng
Mô quan sát: Hạch bạch huyết.
Phương pháp nhuộm: Ngấm muối bạc (AgNO3)
Yêu cầu:

Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của sợi võng.

Cách xem: Vật kính 10 và vật kính 40 đều quan sát được sợi võng.

. Sợi võng là những sợi bắt màu xanh đen hoặc màu vàng nâu.
. Sợi võng có đặc điểm: là sợi ngắn, khúc khủyu, chia nhánh tạo nên lưới sợi
võng (trong lỗ lưới có thể thấy nhân của những tế bào lym pho).

Hình 2.2
Sợi võng
1. tế bào vâng
2. Sỵi vâng

12


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Tiêu bản 3: Sụn trong
Mô quan sát: Sụn khí quản chó, sụn ngón tay ở thai người.
Phương pháp nhuộm: H.E.

Yêu cầu:
Nhận biết được các thành phần của sụn trong: màng sụn, chất căn bản sụn,
tế bào sụn, các tế bào cùng dòng kiểu vòng, các tế bào cùng dòng kiểu trục.

Cách xem:
1. Vật kính 10. Tìm mô sụn theo hình của xương đốt ngón tay quan sát ta thấy:
Chất căn bản có nền màu tím nhạt, mịn, có những hốc sáng nhỏ là ổ sụn, trong ỉ
sơn cã tõ 1- 2 tÕ bµo sơn, xung quanh miÕng sơn lµ mµng sơn.


2. VËt kÝnh 40.

. Mµng sụn: màu hồng, là màng liên kết mỏng, bọc ngoài miếng sụn.
. Chất căn bản: màu tím nhạt, mịn, có nhiều hốc hình cầu, hình trứng đó là ổ sụn.
. Tế bào sụn: có nhân hình cầu, màu tím nằm trong ổ sụn, xung quanh nhân có một
ít bào tương màu hồng ( ổ sụn có thể chứa một hoặc nhiều tế bào sụn).
- Sự phát triển của sụn:
+ Nếu tế bào sụn phát triển xếp thành hàng dọc gọi là tập đoàn tế bào cùng dòng
kiểu trục.
+ Nếu tế bào sụn phát triển theo nhiều hướng tạo thành những đám tế bào quây
thành hình hơi tròn gọi là tập đoàn cùng dòng kiểu vòng.

3

Hình 2.3
Sụn trong
1. Sụn trong đầu xương dài
2. Tế bào sụn
3. Chất căn bản
4. Vùng cốt hóa
5. Màng sụn.
6. Xương cốt mạc.

4

2
1

5


6

13


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Tiêu bản 4: Xương Havers đặc.
Trích thủ từ: Thân xương dài của bò hoặc lợn.
Phương pháp nhuộm: H.E (sau khi khử canxi)
Yêu cầu:
Nhận biết được đặc điểm cấu tạo của xương Havers đặc gồm:
. Hệ thống Havers điển hình.
. Hệ thống Havers trung gian.
. Hệ thống cốt mạc trung gian.

Cách xem:
1. Vật kính 10

. Những hệ thống Havers điển hình.
Trên mặt cắt ngang, mỗi hệ thống Havers điển hình trông giống như thân cây
chuối cắt ngang. Chính giữa hệ thống Havers điển hình là ống havers có chứa
mạch máu, quanh ống Havers có nhiều lá xuơng đồng tâm mà trục là ống havers.
. Hệ thống Havers trung gian.
Xen kẽ giữa hệ thống Havers điển hình gồm những là xương hình cung, không
có ống Havers.
. Hệ thống cốt mạc trung gian: gồm hệ thống những lá xương nằm gần như song
song với nhau ( thường thấy rõ ở vùng ngoại vi thân xương ).


2. Vật kính 40.
Hệ thống Havers điển hình, hệ thống Havers trung gian, hệ thống cốt mạc
trung gian đều được cấu tạo bởi những lá xương dán sát vào nhau. Trong và giữa
các lá xương có những hốc trắng, hơi dẹt đó là ổ xương. Trong ổ xương có nhân tế
bào xương màu tím thẫm, bào tương không rõ.
5

Hình 2.4
Xương Havers đặc
1. ống Havers.
2. Các lá xương.
3. Tế bào xương.
4. Hệ thống Havers trung gian.
5. Hệ thống côt mạc trung gian.

5
4
1
2

3

4

14


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Tiêu bản 5: Xương Havers xốp

Trích thủ từ: Đầu xương dài ở người hoặc bò.
Phương pháp nhuộm: H.E ( sau khi khử canxi).

Yêu cầu:
Nhận biết được đặc điểm, cấu trúc của xương Havers xốp gồm các vách
xương và hốc tủy.

Cách xem:
1. Vật kính 10. Nhận biết được những vách xương màu đỏ, giữa những vách
xương là hốc tủy chứa tủy xương.

2. Vật kính 40.

. Thấy rõ các vách xương được câú tạo bởi những lá xương dán sát nhau. Trong lá
xương có ổ xương, trong ổ xương có tế bào xương.

. Tủy xương:
- Tủy tạo huyết: Có nhiều tế bào thuộc dòng huyết cầu, trong đó hồng cầu
chiếm đa số. Tế bào nhân khổng lồ có kích thước rất lớn, bào tương bắt màu hồng,
nhân lớn sù sì , bắt màu tím đậm .
- Tủy mỡ: Những tế bào mỡ chiếm đa số.

Hình 2.5.
Xương Havers xốp

1

1. Vách xương
2. Hốc tủy
3. TB nhân khổng lồ


2
3

15


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Bài 3: Mô cơ - hệ tiần hoàn.
Tiêu bản 1: Cơ vân
Trích thủ từ: Lưỡi chuột
Phương pháp nhuộm: H.E

Yêu cầu:
1. Nhận biết được đặc điểm, cấu trúc của các sợi cơ vân cắt dọc và cắt
ngang.
2. Nhận biết được cách cấu tạo của mô cơ vân.

Cách xem:
1. Vật kính 10. Tìm thành phần cơ của lưỡi chuột có màu đỏ tươi .

. Những bó sợi

cắt dọc có những sợi cơ dài, bị cắt đoạn, xếp song song với
nhau. Mỗi sợi cơ có chứa nhiều nhân, nhân hơi dài và nằm ở ngoại vi sát với màng
bào tương theo chiều dài sợi cơ.
. Những bó sợi cơ cắt ngang: mỗi sợi cơ là một khối tròn hay đa diện, đường
kính khá lớn. Có thể thấy nhân nằm ở phần ngoại vi của sợi cơ, nếu sợi cơ đó bị cắt
ngang qua nhân.

2. Vật kính 40.
Quan sát cấu trúc của sợi cơ, đặc biệt là những vân ngang .
. Sợi cơ cắt dọc: khi điều chỉnh ốc vi cấp sẽ thấy xuất hiện những vạch nhỏ
hơi thẫm màu, nằm song song với nhau ngang sợi cơ, đó là những vân ngang.
. Sợi cơ cắt ngang: giống khi xem ë vËt kÝnh x10 nh­ng kÝch cì lín.

1
2

H×nh 3.1. Cơ vân.
3
1. Những sợi cơ cắt dọc
2. Những sợi cơ cắt ngang
3. Mô liên kết.

16


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Tiêu bản 2: Cơ trơn
Trích thủ từ: Thành ruột chó.
Phương pháp nhuộm H.E
Yêu cầu :
1. Nhận biết được đặc điểm, cấu trúc của các sợi cơ trơn trên thiết đồ cắt dọc
hoặc cắt ngang.
2. Nhận biết được cách cấu tạo của mô cơ trơn.
Cách xem: Xem ở tầng cơ ống tiêu hóa chính thức hoặc tử cung.
1. Vật kính 10.
. Mô cơ có màu đỏ tươi.

. Lớp sợi cơ trơn cắt dọc gồm những sợi cơ hình thoi dài nằm sát nhau.
. Những bó sợi cơ trơn cắt ngang được bao quanh bởi mô liên kÕt máng .
2. VËt kÝnh 40. Quan s¸t cÊu tróc của cơ trơn.
. Lớp cơ trơn cắt dọc: các sợi cơ hình thoi, mỗi sợi cơ có một nhân hơi dài
nằm ở giữa phần phình của tế bào, theo chiều dài sợi cơ. Những sợi cơ nằm tương
đối sát nhau, đầu nhọn của sợi cơ này áp vào phần phình của sợi cơ bên cạnh tạo
thành mô cơ trơn.
. Lớp cắt ngang: các sợi cơ là những khối cơ hơi tròn, màu đỏ tươi, kích
thước không đều nhau. Có thể thấy nhân nằm ở giữa nếu sợi cơ đó khi cắt ngang
qua nhân, hoặc khối bào tương đó không có nhân khi không cắt qua.nhân.

Hình 3.2: Cơ Trơn.
1

2
3

1. Sợi cơ trơn cắt dọc.
2. Sợi cơ trơn cắt ngang
3. Mô liên kÕt

17


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Tiêu bản 3: Cơ tim
Trích thủ từ: Tim chó hoặc thỏ
Phương pháp nhuộm: H.E
Yêu cầu:

1. Nhận biết được cấu tạo của sợi cơ tim và mô cơ tim.
2. Nhận biết được các tế bào mô nút của tim.

Cách xem:
1. Vật kính 10.

. Sợi cơ tim cắt dọc: hình trụ dài, bào tương màu đỏ. Một nhân nằm giữa sợi cơ.
Sợi cơ tim có vân ngang nhưng không rõ so với cơ vân.
. Sợi cơ tim cắt ngang: hình tròn hoặc hình đa giác, có một nhân ở giữa sợi cơ.
. Cơ tim: những sợi cơ tim nối với nhau thành lưới, trong các lỗ lưới chứa mô liên
kết mang theo mạch và thần kinh mạch.
. Mô nút và các tế bào của mô nút :
- Là những đám tế bào bắt màu hồng nhạt.
- Kích thước của tế bào lớn hơn tế bào cơ tim, nhân nằm lệch.

2. Vật kính 40.
Danh giới của tế bào mô nút rõ ràng, bào tương tế bào màu hồng nhạt, nhân
tròn, nhỏ, sáng màu, thường nằm lệch sang một bên của tế bào.

Hình 3.3: Cơ tim
1. Mô nút
2. Mô c¬ tim
18


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Tiêu bản 4: Mao mạch máu
Trích thủ từ: Da bàn chân người
Phương pháp nhuộm: H.E


Yêu cầu:
1.Vật kính 10.
Tìm các mao mạch máu trong mô liên kết ở chân bì. Đó là những ống
tròn, bầu dục tùy theo hướng của mặt cắt. Thành ống mỏng, lòng ống có thể chứa
huyết cầu.

2. Vật kính 40.
Thành mao mạch có một hàng tế bào nội mô quây quanh lòng mạch, màu
tím đậm.

2
Hình 3.4.
1

Mao mạch máu
1. Mao mạch máu
2. Mô liên kết

Tiêu bản 5: Động mạch cơ và tĩnh mạch cơ
Trích thủ từ: Chó
Phương pháp nhuộm: H. E
19


Thùc tËp m« häc – Bé m«n M«- Ph«i thai học, Đại học Y Hải Phòng.

Yêu cầu:
1. Phân biệt 3 áo của động mạch và phân biệt 3 lớp của áo trong thành động
mạch.

2. So sánh cấu tạo giữa động mạch cơ và tĩnh mạch cơ cùng cỡ.
Cách xem:
1. vật kính 10. Động mạch cơ và tĩnh mạch cơ đều là những ống lớn, lớp cơ
màu đỏ, nhưng lớp cơ ở thành động mạch dày hơn ở thành tĩnh mạch.
2. Vật kính 40.
. Thành động mạch: có ba tầng áo (Từ trong lòng mạch ra ngoài).
- áo trong:
+ Nội mô: ở trong cùng, một hàng nhân tím đậm, lồi vào lòng mạch.
+ Mô liên kết dưới nội mô: mỏng, màu hồng nhạt.
+ Màng ngăn chun trong: là một đường ngoằn ngoèo, màu hồng bóng.
- áo giữa: dày, cấu tạo chủ yếu bởi những sợi cơ trơn nằm sát nhau, xếp theo
hướng vòng quanh lòng mạch, xen kẽ một ít sợi tạo keo và sợi chun.
- áo ngoài: là mô liên kết.
. Thành tĩnh mạch: 3 tầng áo không phân biệt rõ .
- áo trong:
+ Lớp nội mô rõ.
+ Lớp mô liên kết dưới nội mô rất mỏng và lẫn với mô liên kết của áo giữa.
+ Màng ngăn chun trong không rõ.
- áo giữa: mỏng hơn áo giữa của động mạch cùng cỡ.
- áo ngoài: mô liên kết không có ranh giới rõ rệt, có nhiều mạch máu nhỏ.

Hình 3.5.
Động tĩnh mạch cơ.

b
2

3
3
2


c

1
A

A. Động mạch.
B. Tĩnh mạch.
C. Dây thần kinh.
1. áo trong.
2. áo giữa
3. áo ngoài.

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×