Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Nguyễn Khánh Hùng.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
KHOA TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ & QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BỘ MƠN ĐỊA CHÍNH


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ
ĐỊA CHÍNH XÃ PHƯƠNG LINH - HUYỆN BẠCH THƠNG - TỈNH
BẮC KẠN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. PHẠM THẾ HUYNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN KHÁNH HÙNG
LỚP: LT-ĐỊA CHÍNH K60

HÀ NỘI – 05/ 2017


Đồ án tốt nghiệp
LỜI CÁM ƠN


Nhằm tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những tập thể và cá
nhân đã giúp đỡ em hồn thành chương trình học tập trong 5 năm học tại
trường. Trước hết em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
trong Ban giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất, các thầy giáo cô giáo
trong ban chủ nhiệm khoa Trắc địa đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho
em được học tập nghiên cứu và rèn luyện trong suốt 5 năm học vừa qua.


Để hoàn thiện được báo cáo thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên TS. Phạm Thế
Huynh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập nghiên cứu
và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng song do thời gian và vì lượng kiến thức thực tế
còn hạn chế nên trong đồ án của em chắc chắn cịn nhiều những thiếu sót. Em
rất mong thầy cơ giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để em có thể hồn thiện
kiến thức và đồ án của mình hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Khánh Hùng

Nguyễn Khánh Hùng

1

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................6
2. Mục đích của đề tài..................................................................................6
3. Yêu cầu của đề tài....................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ.....................................................8

1.1.Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.......................8
1.1.1. Bản đồ địa chính.............................................................................8
1.1.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất........................................................9
1.2.Cơ sở của đề tài......................................................................................10
1.2.1. Cơ sở thực tiễn..............................................................................10
1.2.2. Cơ sở pháp lý................................................................................10
1.3.Các nguồn tài liệu và nội dung bản đồ nền lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất........................................................................................................11
1.3.1. Tài liệu cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã11
1.3.2. Bản đồ nền....................................................................................12
1.3.3. Nội dung thể hiện và yêu cầu trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất12
1.4.Đánh giá mức độ đầy đủ và độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.................................................................................................................16
1.4.1. Mức độ đầy đủ chi tiết của bản đồ hiện trạng sử dụng đất...........16
1.4.2. Về độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.....................17
1.5.Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất...................17
1.5.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp.........................................................17
1.5.2. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ
sở…….......................................................................................................17
1.5.3. Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ
tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh..............................................18
1.5.4. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ kết quả điều tra kiểm kê theo chu
kỳ trước.....................................................................................................19
1.6.Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp xã hiện nay.............................................................................................20
Nguyễn Khánh Hùng

2

LT-Địa chính K60



Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG ĐẤT TẠI XÃ PHƯƠNG LINH - HUYỆN BẠCH THÔNG –
TỈNH BẮC KẠN...........................................................................................22
2.1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Phương Linh
- huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Cạn.............................................................22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................22
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................24
2.2.Tình hình sử dụng đất tại xã Phương Linh - huyện Bạch Thông - tỉnh
Bắc Kạn........................................................................................................26
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất.................................................................26
2.2.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất......................................................27
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ PHƯƠNG LINH – HUYỆN
BẠCH THƠNG – TỈNH BẮC CẠN............................................................28
3.1.Giới thiệu phần mềm biên tập................................................................28
3.1.1. Phần mềm Microstation V8i.........................................................28
3.1.2. Phần mềm gCadas........................................................................33
3.2.Quy trình thành lập và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phần
mềm gCadas.................................................................................................39
3.2.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất......................39
3.2.2. Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên gCadas....................40
3.3.Kết quả thực nghiệm..............................................................................58
3.3.1. Số liệu thống kê sau khi biên tập..................................................58
3.3.2. Kết quả so sánh diện tích biên tập thực nghiệm với kết quả thống
kê gốc…....................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................62
1. Kết luận..................................................................................................62

2. Kiến nghị................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................64

Nguyễn Khánh Hùng

3

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí Xã Phương Linh – Huyện Bạch Thơng – Tỉnh Bắc Cạn.......23
Hình 3.1. Giao diện phần mềm Microstation V8i...........................................29
Hình 3.2. Giao diện phần mềm gCadas trên nền phần mềm Microstation V8i
.........................................................................................................................36
Hình 3.3. Bản đồ tổng ghép từ 49 mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000..........42
Hình 3.4. Giao diện Thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính.................................42
Hình 3.5. Giao diện Thiết lập đơn vị hành chính cho bản đồ.........................43
Hình 3.6. Giao diện Tìm lỗi dữ liệu................................................................43
Hình 3.7. Giao diện Sửa lỗi tự động................................................................44
Hình 3.8. Giao diện Tạo thửa đất từ ranh thửa................................................45
Hình 3.9. Giao diện đánh số thửa....................................................................45
Hình 3.10. Giao diện Nhập thơng tin từ nhãn.................................................46
Hình 3.11. Giao diện Bảng thơng tin thuộc tính của thửa đất.........................46
Hình 3.12.a. Giao diện Tạo ranh giới khoanh đất từ thửa đất (Tự động)........47
Hình 3.12.b. Giao diện Cấu hình level, màu...................................................47
Hình 3.12.c. Bản đồ khoanh vẽ từ ranh giới thửa đất.....................................48
Hình 3.12.d. Giao diện Tạo khoanh đất từ ranh giới khoanh đất....................48
Hình 3.12.e. Giao diện đánh số thứ tự khoanh đất..........................................49

Hình 3.12.f. Giao diện Vẽ nhãn khoanh đất....................................................49
Hình 3.12.g. Nhãn khoanh đất.........................................................................50
Hình 3.13.a. Giao diện xuất bản đồ kết quả điều tra.......................................50
Hình 3.13.b. Giao diện Bản đồ kết quả điều tra..............................................51
Hình 3.13.c. Giao diện xuất Bảng liệt kê khoanh đất......................................51
Hình 3.13.d. Giao diện xuất Biểu kiểm kê......................................................52
Hình 3.14.a. Giao diện Tiến hành gộp khoanh đất nhỏ...................................53
Hình 3.14.b. Giao diện Cập nhật lại thông tin khoanh đất sau khi gộp khoanh
đất nhỏ.............................................................................................................53
Hình 3.14.c. Giao diện Chuẩn hóa các yếu tố hình tuyến...............................54
Hình 3.15.a. Hình ảnh lỗi sau khi gộp khoanh đất..........................................55
Hình 3.15.b. Giao diện Bảng thơng tin khoanh đất sau khi gộp khoanh đất nhỏ
và chuẩn hóa yếu tố hình tuyến.......................................................................55
Hình 3.16.a. Giao diện xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất............................55
Hình 3.16.b. Giao diện Tơ màu khoanh đất....................................................56
Hình 3.16.c. Giao diện Vẽ nhãn loại đất.........................................................56
Hình 3.16.d. Giao diện Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi tải bảng màu. 57
Hình 3.16.e. Giao diện Vẽ Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất..................57
Hình 3.16.f. Giao diện Vẽ đường viền địa giới...............................................58
Nguyễn Khánh Hùng

4

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
Hình 3.16.g. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất hồn chỉnh.................................58

Nguyễn Khánh Hùng


5

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố các khu dân cư, xây dựng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phịng.
Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đặc biệt của đất đai đối với việc
phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn đề của xã hội,
các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý nhà nước về đất đai liên
tục cập nhật, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của
đất nước. Trong đó Luật đất đai 2013 ghi rõ:
Thành lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong mười lăm nội
dung quan trọng về quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 3
điều 22 Luật đất đai 2013, được xây dựng 5 năm một lần gắn liền với việc
kiểm kê đất đai quy định tại điều 34 của Luật đất đai 2013. Bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dáng, kích
thước), thuộc tính (loại đất,…) của thửa đất (khoanh đất). Là tài liệu pháp lý
cao để Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác Quản lý nhà nước về
đất đai, là cơ sở để phục vụ cho công việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Ngày nay, với tốc độ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách
nhanh chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ, có
sức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh của cuộc

sống. Ngành quản lí đất đai cũng khơng nằm ngồi sự tác động đó.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời với sự chỉ dẫn của các thầy
cô bộ môn Địa chính Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai Trường Đại
học Mỏ - Địa chất, vận dụng trang thiết bị kĩ thuật, kết hợp với sử dụng phần
mềm giúp thành lập bản đồ như: Microstation V8i, TMV Map, gCadas,…
cùng một số tiện ích kèm theo. Đã giúp em chọn và thực hiện đồ án tốt
nghiệp: “Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính xã
Phương Linh, huyện Bạch Thơng, tỉnh Bắc Cạn”.
2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu và nắm bắt quy trình cơng nghệ trong cơng tác thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất bằng công nghệ số.
Nguyễn Khánh Hùng

6

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng cơng nghệ số. Từ
đó xác định được hiện trạng diện tích tự nhiên của xã Phương Linh - huyện
Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn nhằm biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà
nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
3. Yêu cầu của đề tài
- Sử dụng thành thạo phần mềm Microstation V8i và một số chức năng
biên tập bản đồ trên phần mềm gCadas.
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Phương Linh - huyện
Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn dựa theo đúng những quy định về thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.


Nguyễn Khánh Hùng

7

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CẤP XÃ
1.1. Cơ sở lý luận về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.1.1. Bản đồ địa chính
a) Khái niệm bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có
liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận.
b) Nội dung bản đồ địa chính
 Nội dung cơ sở địa lý
- Yếu tố cơ sở toán học: bao gồm khung bản đồ, lưới bản đồ, các điểm
khống chế, tỷ lệ bản đồ, sơ đồ phân mảnh.
- Yếu tố thủy văn: biểu thị ranh giới, tên gọi, mối quan hệ tương hỗ của
các yếu tố như sông ngòi, ao, hồ, kênh mương…
- Yếu tố dáng đất: là tập hợp những chỗ lồi lõm trên bề mặt Trái đất. Địa
hình được biểu thị lên bản đồ địa chính bằng các điểm độ cao (đối với khu
vực đồng bằng), bằng các điểm độ cao kết hợp đường bình độ (khu vực miền
núi). Phải thể hiện được dáng đất chung của địa hình tồn khu vực và các nét
đặc trưng của nó bằng việc lựa chọn khoảng cao đều đường bình độ. Địa hình
phải được thể hiện phù hợp với các yếu tố khác như thủy hệ, giao thông…
- Yếu tố kinh tế – văn hóa – xã hội: thể hiện những địa vật kinh tế, văn
hóa, xã hội mang tính chất định hướng trong khu vực thành lập bản đồ như

đình, chùa, trạm biến thế, ngã ba, ngã tư… Ngồi ra tất cả các điểm địa vật có
ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng phải được
thể hiện đầy đủ như các bệnh viên, trường học… Tuy nhiên, số lượng các địa
vật phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và quy phạm quy định của bản đồ tỷ lệ tương
ứng.
- Yếu tố giao thông: biểu thị tất cả các đường giao thông và các yếu tố có
liên quan như đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không (chỉ biểu
thị tên gọi).
- Ranh giới, địa giới hành chính: biểu thị chính xác, đầy đủ ranh giới
quốc gia, ranh giới tỉnh/thành phố, ranh giới quận/huyện, phường/xã. Các
mốc địa giới hành chính được xác định tọa độ và được thể hiện lên trên bản
đồ. Đối với các đơn vị hành chính giáp biển, các đảo nếu trong hồ sơ địa giới
Nguyễn Khánh Hùng

8

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
hành chính khơng khép kín ranh giới hành chính thì trên bản đồ hành chính
thể hiện đến ranh giới sử dụng đất tiếp giáp với phần biển.
 Nội dung chuyên đề
- Ranh giới thửa đất: là yếu tố chính và rất quan trọng của nội dung bản
đồ địa chính, được hiển thị bằng đường viền khép kín, nét liền theo hệ thống
kí hiệu của bản đồ.
- Số hiệu thửa và diện tích đất: Số hiệu thửa được ghi cho mỗi thửa là
duy nhất không trùng lặp trong phạm vi một tờ bản đồ địa chính và tương ứng
với một chủ hoặc một đồng chủ sử dụng đã được xác minh về mặt pháp lý.
- Loại đất: được chia làm 3 nhóm chính đất nơng nghiệp, đất phi nơng

nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Trên bản đồ, loại đất được thể hiện bằng kí
hiệu chữ theo quy phạm.
- Các yếu tố tự nhiên, nhân tạo có trên thửa đất: ở khu vực đô thị và các
khu vực của tổ chức nhà nước giao đất, cho thuê đất chỉ thể hiện các cơng
trình chính khơng thể hiện các cơng trình tạm thời, ở khu vực nơng thơn
khơng thể hiện các cơng trình xây dựng.
1.1.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
a) Khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất
tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính.
b) Mục đích thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác kiểm kê đất
đai, phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập để thể hiện sự phân bố các loại
đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo từng đơn vị hành chính các
cấp.
- Thiết lập cơ sở dữ liệu thống kê đất đai của đơn vị hành chính cấp xã
để từng bước hồn thiện và đưa cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai theo định
kỳ.
- Làm tài liệu phục vụ cho yêu cầu cấp bách của các công tác như quản
lý nhà nước về đất đai ở từng địa phương, xây dựng kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phịng,…

Nguyễn Khánh Hùng

9

LT-Địa chính K60



Đồ án tốt nghiệp
- Là tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã
được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Yêu cầu của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thể hiện đúng vị trí, hình dạng, ranh giới, diện tích các loại đất trên
bản đồ.
- Thể hiện được về hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị hành chính ở
thời điểm yêu cầu.
- Đảm bảo đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Đạt được độ chính xác cao phù hợp với tỷ lệ, mục đích của bản đồ cần
thành lập.
- Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu cấp bách của công tác kiểm
kê và quy hoạch sử dụng đất.
d) Các khái niệm về bản đồ hiện trạng sử dụng đất
 Khoanh đất
Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định
trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản
đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải phải xác định vị trí,
hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng khoanh đất đó.
 Loại đất
Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục đích
sử dụng đất.
1.2. Cơ sở của đề tài
1.2.1. Cơ sở thực tiễn
Làm tốt công tác kiểm kê đất đai định kỳ và định hướng kế hoạch sử
dụng đất trong từng giai đoạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
các cấp, các ngành. Thực hiện tốt công tác này để phục vụ công tác quản lý
đất đai trong toàn xã theo quy định của pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, cải

tạo môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
1. Luật đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nguyễn Khánh Hùng

10

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
2. Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc
kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
3. Kế hoạch số 02/KH-BTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng
Chính phủ.
4. Thơng tư số 28/2014/BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
5. Thông tư 05/2009/BTNMT ngày 01/06/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu cơng trình sản
phẩm địa chính.
6. Cơng văn số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18/11/2014 của
Tổng cục Quản lý đất đai hướng dẫn kiểm kê đât đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2014.
1.3. Các nguồn tài liệu và nội dung bản đồ nền lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất

1.3.1. Tài liệu cơ sở để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã
Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã sử dụng công nghệ số. Những tài liệu phục
vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là:
- Bản đồ điều tra kiểm kê;
- Bản đồ nền từ bản đồ địa chính, địa chính cơ sở;
- Bản đồ giao đất lâm nghiệp;
- Hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ và các quyết định điều chỉnh địa giới
hành chính của cơ quan có thẩm quyền;
- Các hồ sơ khác phục vụ cập nhật biến động như Sổ mục kê, sổ địa
chính, quyết định giao đất,…
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất (tham khảo)
- Số liệu về Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (tham khảo);
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kì trước (tham khảo);
- Các bản đồ chun đề có liên quan (tham khảo).
Nguyễn Khánh Hùng

11

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
1.3.2. Bản đồ nền
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất
ở thời điểm tổng kiểm kê đất đai. Bản đồ nền được lập trên các loại bản đồ
như bản đồ địa chính, bản đồ điều tra kiểm kê đất, ảnh chụp từ máy bay hoặc
ảnh vệ tinh có độ chính xác cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm trực giao

trong hệ tạo độ VN 2000 và theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Số liệu bản đồ do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp.
1.3.3. Nội dung thể hiện và yêu cầu trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Nội dung lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh
được thực hiện theo qui định tại điều 20 Thơng tư số 28/2014/TT-BTNMT.
1.3.3.1. Cơ sở tốn học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành
lập trên mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến
dạng chiều dài ko = 0,9999. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư số
28/2014/TT-BTNMT;
- Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000
chỉ biểu thị lưới kilơmét, với kích thước ơ vuông lưới kilômét là 10cm x
10cm;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với
kích thước ơ vng lưới kilơmét là 8cm x 8cm;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000 chỉ biểu thị
lưới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ
hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thước ơ lưới kinh tuyến,
vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’.
- Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
+ Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN2000;
+ Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master
Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân
giải (Resolution) là 1000.
1.3.3.2. Cơ sở lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp

Nguyễn Khánh Hùng


12

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở biên
tập, tổng hợp, khái quát hóa từ các loại bản đồ nền như bản đồ địa chính, bản
đồ điều tra kiểm kê đất, ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh vệ tinh có độ chính
xác cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm trực giao.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở
tích hợp, tiếp biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung từ bản đồ hiện trạng sử
dụng đất của các đơn vị trực thuộc.
- Sử dụng các loại bản đồ địa hình, bản đồ kiểm kê rừng của ngành nơng
nghiệp và bản đồ nền địa chính thì sử dụng thêm các bản đồ này để tham khảo
hoặc bổ sung các yếu tố nội dung cần thiết ngoài ranh giới các khoanh đất mà
bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất chưa có.
1.3.3.3. Hệ thống tỷ lệ bản đồ hiện trạng
Những căn cứ để lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng:
- Mục đích yêu cầu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa vào: diện tích tự
nhiên, hình dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước. Các yếu tố nội
dung hiện trạng sử dụng đất phải được biểu thị đầy đủ lên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
- Mức độ phức tạp của đất đai và khả năng khai thác sử dụng đất phù
hợp với tỷ lệ bản đồ quy hoạch phân bổ sử dụng đất.
- Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp được lập theo quy định như
sau:
Đơn vị hành chính


Diện tích tự nhiên (ha)

Cấp vùng

1: 1000
1: 2000
1: 5000
1: 10000
1: 5000
1: 10000
1: 25000
1: 25000
1: 50000
1: 100000
1: 250000

Cả nước

1: 1000000

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Nguyễn Khánh Hùng

Dưới 120
Từ 120 đến 500

Trên 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Từ 100.000 đến 350.000
Trên 350.000

Tỷ lệ bản đồ

13

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
1.3.3.4. Tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của
từng cấp
- Mức độ tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của từng cấp phải tương ứng với tỷ lệ bản đồ dạng giấy được in ra. Ranh giới
khoanh đất và các yếu tố hình tuyến được khái quát hóa, làm trơn;
- Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã thể
hiện ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai. Ranh
giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh thể
hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư
số 28/2014/TT-BTNMT;
- Nhãn khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp chỉ thể
hiện mã loại đất;
- Các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng khi có diện tích theo

quy định như sau:
Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất trên bản đồ

Từ 1:1000 đến 1:10000

≥ 16 mm2

Từ 1:25000 đến 1:100000

≥ 9 mm2

Từ 1:250000 đến 1:1000000

≥ 4 mm2

Trường hợp khoanh đất có diện tích nhỏ hơn theo quy định trên đây thì được
ghép vào các khoanh đất lớn hơn liền kề. Riêng đối với đảo Cù Lao Chàm
vẫn phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng kèm theo ghi chú tên đảo mà
không thực hiện tổng qt hóa;
- Các yếu tố hình tuyến (sơng, suối, kênh mương…) có chiều dài dưới 2
cm trên bản đồ thì được phép loại bỏ; yếu tố hình tuyến có độ rộng dưới
0,5mm trên bản đồ được biên tập thành 1 nét theo tâm của yếu tố hình tuyến
đó.
Trường hợp đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép dịch chuyển
vị trí đường ơ tơ để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt;
Các yếu tố thuỷ hệ hình tuyến khi tổng hợp phải xem xét giữ được tính
chất đặc trưng của đối tượng để đảm bảo phản ánh đúng mật độ, kiểu phân


Nguyễn Khánh Hùng

14

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
bố, đặc điểm sử dụng và phải giữ vị trí đầu nguồn, khơng được bỏ dịng chảy
đặc biệt như suối nước nóng, nước khống;
- Đối với đường bờ biển khi tổng quát hóa phải bảo đảm giữ được hình
dáng đặc trưng của từng kiểu bờ. Đối với khu vực có nhiều cửa sơng, bờ biển
có dạng hình cong tròn được phép gộp 2 hoặc 3 khúc uốn nhỏ nhưng phải giữ
lại các cửa sơng, dịng chảy đổ ra biển và các bãi bồi;
- Các yếu tố địa hình, địa vật, ghi chú thuyết minh khác được lựa chọn,
bổ sung hoặc loại bỏ đảm bảo phù hợp về mật độ thơng tin, khả năng đọc và
tính mỹ quan của bản đồ;
1.3.3.5. Các yêu cầu biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin
khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khn dạng;
- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng
cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell;
- Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Chain,
Complex Chain hoặc Polyline,… theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liên
tục, không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các
đường thể hiện các đối tượng cùng kiểu;
- Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ ở dạng pattern,
shape, complex shape hoặc fill color. Những đối tượng dạng vùng phải là các
vùng khép kín;
- Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và

các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng. Đối với các
đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giao
thơng, địa giới,…) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng và
chuyển về lớp riêng để tham gia đóng vùng. Mỗi khoanh đất phải có một mã
loại đất, khi biên tập lược bỏ để in khơng được xóa mà phải chuyển về lớp
riêng để lưu trữ. Sản phẩm phải có ghi chú lý lịch kèm theo;
- Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành phải ở định
dạng file *.dgn của phần mềm Microstation, kèm theo file nguồn ký hiệu và
lý lịch bản đồ (nếu có); file phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật
thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khn dạng; fonts chữ, số
tiếng Việt, bảng mã Unicode; thư viện các ký hiệu độc lập được tạo sẵn trong
thư viện “HT” cho các dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.cell, ht10-25.cell,
Nguyễn Khánh Hùng

15

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
ht50-100.cell, ht250-1tr.cell,…; thư viện các ký hiệu hình tuyến theo dãy tỷ lệ
có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50-100.rsc, ht250-1tr.rsc…; bảng
màu có tên là ht.tbl.
1.4. Đánh giá mức độ đầy đủ và độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
1.4.1. Mức độ đầy đủ chi tiết của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Căn cứ theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự
phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng

đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo đơn vị hành chính các cấp,
vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước.Vì vậy bản đồ hiện trạng sử dụng đất
là sự thể hiện và phản ánh đầy đủ chuẩn xác toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử
dụng và chưa sử dụng trong địa giới hành chính với các nội dung:
- Tồn bộ các khoanh đất thuộc phạm vi quản lý đường địa giới hành
chính 364;
- Ranh giới các khoanh đất được biểu thị dạng viền khép kín theo mã đất
và mầu tơ quy định, thể hiện đúng vị trí, hình thể, kích thước của tỷ lệ bản đồ
cần thành lập;
- Địa giới hành chính đã được đối soát theo tài liệu 364, các vùng xâm
canh được khoanh vẽ trực tiếp ngoài thực địa, tổng hợp trong biểu;
- Ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn xã biểu thị
dạng viền khép kín, có ghi chú các đơn vị sử dụng ráp ranh;
- Mạng lưới thuỷ văn, thuỷ lợi đã được tổng quát hoá và thể hiện lên bản
đồ theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường;
- Mạng lưới giao thông được thể hiện trên bản đồ theo quy định của Bộ
Tài ngun Mơi trường. Các kí hiệu về cầu cống, ghi chú thuỷ văn, các địa
vật hình tuyến trên bản đồ đầy đủ chính xác theo vị trí thực tế và theo tỷ lệ
quy ước;
- Ghi chú địa danh: Tên xã, huyện, tỉnh, thơn xóm, xứ đồng vv… đều
được thể hiện trên bản đồ đúng theo quy định về lớp, kiểu ghi chú, tỷ lệ và
cập nhật theo hiện trạng. Kí hiệu bản đồ hiện trạng được thể hiện đúng theo
mẫu và tỷ lệ quy định;

Nguyễn Khánh Hùng

16

LT-Địa chính K60



Đồ án tốt nghiệp
- Vị trí các đơn vị hành chính cấp xã được thể hiện đầy đủ trên bản đồ
hiện trạng và theo quy trình của Bộ Tài nguyên Mơi trường.
1.4.2. Về độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã được thành lập trên cơ sở biên tập,
tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ nền như bản đồ địa chính, bản đồ điều tra
kiểm kê đất, ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh vệ tinh có độ chính xác cao đã
được nắn chỉnh thành sản phẩm trực giao. Bản đồ được thành lập bằng công
nghệ số kết hợp với hồ sơ tài liệu cùng các loại bản đồ làm cơ sở pháp lý ban
đầu cũng như quá trình điều tra đối soát chặt chẽ, kết hợp với việc bám sát các
tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm hiện hành nên hình thức bản đồ được trình
bày một cách khoa học, các loại đất được phân vùng và trải màu và lên biểu
tượng theo đúng quy trình quy phạm do Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành.
Bản đồ được trình bày đúng quy định về màu sắc, ghi chú các loại đất và
kí hiệu các đối tượng quan trọng rõ ràng, đúng quy định. Đầy đủ các nội dung
về cơ sở pháp lý và thể hiện được cơ cấu đất đai.
Nội dung của khoanh đất được thể hiện đầy đủ các yếu tố như mục đích
sử dụng, đối tượng sử dụng, thứ tự khoanh đất và diện tích khoanh đất.
Tài liệu để xây dựng bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm các nguồn
bản đồ do Sở Tài ngun và Mơi trường và Phịng Tài ngun mơi trường
huyện cung cấp, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng do Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc quy
hoạch và kế hoạch cho việc sử dụng đất và tổng hợp các số liệu trong các chu
kỳ sử dụng đất sắp tới.
1.5. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1.5.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng để xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn ở những
vùng chưa có bản đồ hoặc bản đồ đã cũ, không đảm bảo yêu cầu cũng như

chất lượng sử dụng. Phương pháp này cho kết quả chính các, chất lượng cao
nhưng mất nhiều thời gian và phụ thuộc vào nhiều điều kiện thời tiết.
1.5.2. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương
pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở được thể hiện ở
các bước sau:
Nguyễn Khánh Hùng

17

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng trình.
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Lập kế hoạch chi tiết;
- Vạch tuyến khảo sát thực địa.
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên
bản sao bản đồ nền;
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng
sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản sao bản đồ địa chính cơ sở.
Bước 4: Biên tập tổng hợp:
- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa;
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính,

hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền;
- Tổng quát hoá các yếu tố nội dung bản đồ;
- Biên tập, trình bày bản đồ.
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra, kết quả thành lập bản đồ;
- In bản đồ (đối với cơng nghệ truyền thống thì hồn thiện bản đồ tác
giả);
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ.
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm
1.5.3. Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ
tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh
Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo phương
pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải
cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao được thực hiện theo các
bước:
Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng trình:
Nguyễn Khánh Hùng

18

LT-Địa chính K60


Đồ án tốt nghiệp
- Khảo sát sơ bộ, thu nhập, đánh giá, phân loại tài liệu;
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng trình.
Bước 2: Cơng tác chuẩn bị:
- Tiếp nhận, nhân sao bản đồ nền;

- Kiểm tra đánh giá chất lượng ảnh;
- Lập kế hoạch chi tiết.
Bước 3: Điều vẽ ảnh nội nghiệp:
- Điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên
ảnh;
- Kiểm tra kết quả điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng
sử dụng đất trên ảnh.
Bước 4: Cơng tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối sốt, bổ sung và chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý
trên bản đồ nền;
- Điều tra, đối soát kết quả điều vẽ nội nghiệp các yếu tố nội dung hiện
trạng sử dụng đất ở ngoài thực địa và chỉnh lý bổ sung các nội dung còn thiếu;
- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều vẽ ngoại nghiệp.
Bước 5: Biên tập tổng hợp:
- Chuyển kết quả điều vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên
bản đồ nền;
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ;
- Biên tập, trình bày bản đồ;
Bước 6: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ;
- Hoàn thiện và in bản đồ (đối với cơng nghệ truyền thống thì hồn thiện
bản đồ tác giả);
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ.
Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
1.5.4. Phương pháp hiệu chỉnh bản đồ kết quả điều tra kiểm kê theo chu kỳ
trước

Nguyễn Khánh Hùng


19

LT-Địa chính K60



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×