Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Nguyễn Văn Minh.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 73 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH...................................6
1.1. Khái niệm bản đồ địa chính...................................................................6
1.2. Mục đích, yêu cầu của bản đồ địa chính...............................................6
1.2.1. Mục đích..................................................................................................6
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................7
1.3.Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính........................................................7
1.3.1. Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính........................7
1.3.2. Thể hiện nội dung bản đồ địa chính.........................................................8
1.4. Cơ sở tốn học........................................................................................8
1.4.1. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính................................................................8
1.4.2. Các thông số của file chuẩn bản đồ...........................................................9
1.4.3. Chia mảnh, đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính......................................9
1.4.4. Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính.........................................................11
1.4.5. Mật độ điểm khống chế tọa độ................................................................11
1.5. Độ chính xác bản đồ địa chính............................................................12
1.6. Bản đồ địa chính số..............................................................................13
1.7.Phương pháp thành lập bản đồ địa chính............................................14
Chương 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV Map
...........................................................................................................................15
2.1. Phần mềm MicroStation.......................................................................15
2.1.1. Giới thiệu phần mềm MicroStation.........................................................15
2.1.2. Căn bản về MicroStation.........................................................................16
2.1.2.1. Làm việc với Design File………………………………………………16
2.1.2.2. Tổ chức dữ liệu trong Microstation……………………………..….......17


2.1.2.3. Giao diện Microstatin………………………………………………...….19
Sv:Nguyễn Văn Minh

1

Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

2.1.2.4. Nén file, sao dữ liệu……………………………………………..............25
2.1.3. Các lệnh biên tập bản đồ của MicroStation………………………......26
2.2. Phần mềm TMV Map...........................................................................29
2.2.1. Giới thiệu về TMV Map..............................................................................29
2.2.2. Các chức năng của TMV Map...................................................................30
2.2.3. Các menu chính của phần mềm TMV Map……………………………...……31

Chương 3: BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỈ LỆ 1/1000 XÃ PHƯƠNG
LINH - HUYỆN BẠCH THƠNG – TỈNH BẮC KẠN
3.1. Khái qt tình hình và đặc điểm khu đo.............................................42
3.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên.................................................................42
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................50
3.2. Thu thập tài liệu....................................................................................44
3.3 Quy trình biên tập bản đồ địa chính....................................................45
3.3.1. Sơ đồ tổng qt...........................................................................................45
3.3.2. Trình tự thực hiện quy trình biên tập bản đồ tổng xã Phương Linh............46
3.3.2.1. Khởi động Microstation………………………………………………..46
3.3.2.2. Biên tập bản đồ tổng……………………………………………..……..46

3.3.2.3. Biên tập mảnh bản đồ địa chính…………………………..…………….52
3.4. Biên tập bản đồ xê dịch...................................................................................61
3.4.1. Dịch chuyển bản đồ…………………………………………………..…...61
3.4.2. Tạo bản đồ địa chính sau khi xê dịch………………………………..……62
3.4.3. Biên tập mảnh bản đồ địa chính sau khi xê dịch………………………..…63
KẾT LUẬN................................................................................................................64

Sv:Nguyễn Văn Minh

2

Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên
ban tặng cho con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng rất lớn đối
với môi trường sống của con người, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình
kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phịng... từ xa xưa con người đã biết khai thác và sử dụng
tài nguyên đất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất lâu dài, đã làm
nảy sinh những vấn đề phức tạp giữa người với người liên quan đến đất đai, đặc biệt là
vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai. Vì vậy việc thành
lập bản đồ địa chính là rất cần thiết, giúp việc quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả hơn,
tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo...
Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển của khoa học cơng nghệ, người ta

sử dụng máy tính để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai nhằm
cập nhật, sửa chữa và bổ sung kịp thời những thay đổi hợp pháp của đất đai. Do vậy việc
ứng dụng các phần mềm để thành lập bản đồ địa chính sẽ giúp chúng ta quy hoạch, quản
lý đất đai được tốt và hợp lý hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, đáp ứng hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng đất đai
tại các địa phương. Đồng thời có sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Phạm Thị Kim Thoa
em đã tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài: “Biên tập bản đồ địa chính xã Phương
Linh huyện bạch Thơng tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và nắm được kiến thức cơ bản về bản đồ địa chính.
- Tìm hiểu phần mềm MicroStation và TMV Map.
- Biên tập bản đồ địa chính
- Rút ra những kinh nghiệm và hạn chế trong qua trình biên tập bản đồ địa chính bằng
phần mềm TMV Map.
3. Đối tượng nghiên cứu

Sv:Nguyễn Văn Minh

3

Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

Ứng dụng phần mềm MicroStation và TMV Map biên tập bản đồ địa chính
4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài tiến hành thành lập bản đồ địa chính, đây chính là tư liệu hữu ích phục vụ

cho cơng tác quản lý và quy hoạch đất.
Giúp cho các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát, đề ra các biện pháp sử dụng hợp lý,
tránh lãng phí tài nguyên, giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Việc xây dựng bản đồ địa chính sẽ giúp cho quy hoạch sử dụng đất dễ dàng, đạt
hiệu quả cao.
5. Bố cục đồ án
Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, đồ án được chia làm 3 chương với những nội
dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về bản đồ địa chính.
Chương 2: Giới thiệu phần mềm MicroStaion và TMV Map
Chương 3: Thực nghiệm biên tập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 xã Phương Linh Huyện
Bạch Thông Tỉnh Bắc Kạn.

Sv:Nguyễn Văn Minh

4

Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, thời gian có hạn nên q
trình hồn thành đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được
sự giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa để chất lượng
đề tài được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Trắc
địa-Bản đồ và quản lý đất đai cũng như các thầy cô trong bộ mơn Địa chính, đặc

biệt là sự hướng dẫn của ThS. Phạm Kim Thoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày… tháng … năm…
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Minh

Sv:Nguyễn Văn Minh

5

Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

1.1. Khái niệm bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai thể hiện các thửa
đất và các yếu tố có liên quan, được đo vẽ ở tỷ lệ lớn thống nhất trên cả nước theo
từng đơn vị hành chính được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính
chất pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai tới từng thửa đất, từng chủ sử
dụng đất. Bản đồ địa chính được xây dựng trên công nghệ và kỹ thuật ngày càng
hiện địa đảm bảo cung cấp thông tin kỹ thuật của đất đai phục vụ công các quản
lý đất đai.

Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận.
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực
địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.
Đối tượng bản đồ địa chính là thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo
thành thửa đất được biểu thị trên bản đồ bằng các yếu tố hình học (điểm, đường,
vùng), dạng ký hiệu và ghi chú thuyết minh.
1.2. Mục đích, yêu cầu của bản đồ địa chính
1.2.1. Mục đích
Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thống kê, kiểm kê đất đai, thu
hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung, giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đơ thị nói riêng.
Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các cấp.
Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động của từng loại đất trong từng đơn vị
hành chính cấp xã.
Sv:Nguyễn Văn Minh

6

Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập quy hoạch xây dựng
các khu dân cư, đường giao thơng, cấp thốt nước, quy hoạch và thiết kế các cơng
trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các cơng trình ngầm.

Làm cơ sở để thanh tra về sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai.
1.2.2. Yêu cầu
Thể hiện rõ ràng chính xác cả về mặt địa lý lẫn pháp lý, không nhầm lẫn về
chủ sử dụng và loại đất và không gây hậu quả thắc mắc hoặc tranh chấp đât đai
sau này.
Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với từng vùng, từng loại đất.
Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp
để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất.
Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác, chặt chẽ.
Thể hiện đầy đủ các yếu tố vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích, loại đất
của từng thửa đất với độ chính xác tùy theo yêu cầu quản lý đối với từng loại đất.
Các quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa chính (dạng số và dạng giấy) phải
thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cập nhật và lưu trữ.
1.3.

Nội dung bản đồ địa chính

1.3.1. Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính
1. Khung bản đồ.
2. Điểm khống chế toạ độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm
khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chơn mốc ổn định.
3. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.
4. Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an tồn giao thơng, thuỷ
lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các cơng trình cơng cộng khác có hành lang bảo
vệ an tồn.
5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất.
Sv:Nguyễn Văn Minh

7


Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

6. Nhà ở và cơng trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các cơng
trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các cơng
trình xây dựng tạm thời. Các cơng trình ngầm khi có u cầu thể hiện trên bản đồ
địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng trình.
7. Các đối tượng chiếm đất khơng tạo thành thửa đất như đường giao thơng,
cơng trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác
theo tuyến.
8. Địa vật, cơng trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định
hướng cao.
9. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu
cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán cơng trình).
10. Ghi chú thuyết minh.
Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy
định về ký hiệu bản đồ địa chính quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ
lục số 01Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính.
1.3.2. Thể hiện nội dung bản đồ địa chính
1. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.
2. Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ
lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các cơng trình cơng cộng khác có hành lang bảo
vệ an toàn: các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm
mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính
xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính.

3. Đối tượng thửa đất
4. Loại đất
5. Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất

Sv:Nguyễn Văn Minh

8

Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

1.4. Cơ sở toán học
1.4.1. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000
và 1:10000; trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, kinh tuyến trục theo
từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia
VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành.
Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định
tại Phụ lục số 02 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014.
Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnh
bản đồ địa chính được thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện các yếu tố nội dung
bản đồ vượt ra ngoài phạm vi thể hiện của khung trong tiêu chuẩn. Phạm vi mở
rộng khung trong của mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 xen ti mét (cm) hoặc
20 cm so với khung trong tiêu chuẩn.
Lưới tọa độ vng góc trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảng cách
10 cm trên mảnh bản đồ địa chính tạo thành các giao điểm, được thể hiện bằng

các dấu chữ thập (+).
1.4.2. Các thông sốfile chuẩn bản đồ
1. Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ
Thông số hệ quy chiếu và hệ tọa độ để lập bản đồ địa chính thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của
Tổng cục Địa chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN2000.
2. Thông số đơn vị đo (Working Units) gồm:
a) Đơn vị làm việc chính (Master Units): mét (m);
b) Đơn vị làm việc phụ (Sub Units): mi li mét (mm);
c) Độ phân giải (Resolution): 1000;
d) Tọa độ điểm trung tâm làm việc (Storage Center Point/Global Origin): X:
500000 m, Y: 1000000 m.
Sv:Nguyễn Văn Minh

9

Lớp LT Địa chính k60


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

1.4.3. Chia mảnh,đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau:
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ơ vng, mỗi ơ vng có kích thước
thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngồi thực địa.

Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu
là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03
chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong
tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
2. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ơ vng, mỗi ơ vng có
kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngồi thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là
03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của
điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
3. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ơ vng, mỗi ơ vng có
kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngồi thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên
tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số
thứ tự ô vuông.
Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

10

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp


Đại học Mỏ - Địa chất

4. Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ơ vng, mỗi ơ vng có
kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngồi thực địa.
Các ơ vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao
gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô
vuông.
5. Bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ơ vng, mỗi ơ vng có
kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngồi thực địa.
Các ơ vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số
thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
6. Bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ơ vng, mỗi ơ vng có kích
thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200
là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngồi thực địa.
Các ơ vng được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số
thứ tự ô vuông.


Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

11

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

1.4.4. Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính
Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gồm tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh,
huyện, xã đo vẽ bản đồ; mã hiệu mảnh bản đồ địa chính và số thứ tự của mảnh
bản đồ địa chính trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi là số
thứ tự tờ bản đồ).
Số thứ tự tờ bản đồ được đánh bằng số Ả Rập liên tục từ 01 đến hết trong
phạm vi từng xã, phường, thị trấn; thứ tự đánh số theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới, các tờ bản đồ tỷ lệ nhỏ đánh số trước, các tờ bản đồ tỷ lệ
lớn đánh số sau tiếp theo số thứ tự của tờ bản đồ nhỏ.
Trường hợp phát sinh các tờ bản đồ mới trong quá trình sử dụng thì được
đánh số tiếp theo số thứ tự tờ bản đồ địa chính có số thứ tự lớn nhất trong đơn vị
hành chính cấp xã đó.
1.4.5. Mật đọ điểm khống chế tọa độ
1. Để đo vẽ lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực
địa thì mật độ điểm khống chế tọa độ quy định như sau:
a) Bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:10000: Trung bình 500 ha có một điểm khống chế
tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;

b) Bản đồ tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000: Trung bình từ 100 ha đến 150 ha có
một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
c) Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: Trung bình 30 ha có một điểm khống chế tọa
độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên;
d) Trường hợp khu vực đo vẽ có dạng hình tuyến thì bình quân 1,5 km chiều
dài được bố trí 01 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở
lên.
Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa chính mà diện tích khu đo nhỏ
hơn 30 ha thì điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở lên mật
độ khơng q 2 điểm.

Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

12

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

2. Để đo vẽ lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000 bằng phương
pháp ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa thì trung bình 2500 ha
có một điểm khống chế tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính trở
lên.
1.5. Độ chính xác bản đồ địa chính
1. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm
trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai khơng vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ

bản đồ cần lập.
2. Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm
tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính
dạng số được quy định là bằng khơng (khơng có sai số).
3. Đối với bản đồ địa chính dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ
không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng
cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km)
không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được
vượt quá:
a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.
g) Đối với đất nơng nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì
sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.

Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

13

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp


Đại học Mỏ - Địa chất

5. Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu
thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực
tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ
bản đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa
đất có chiều dài dưới 5 m.
Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai
số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần.
6. Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác
của điểm khống chế đo vẽ.
7. Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với
điểm khống chế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn
nhất khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép. Số lượng sai
số kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số
lớn nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi
trường hợp các sai số nêu trên khơng được mang tính hệ thống.
1.6. Bản đồ địa chính số
Bản đồ số địa chính là sản phẩm bản đồ địa chính được số hóa, thiết kế, biên
tập, lưu trữ và hiển thị trong hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử. Nó có nội
dung thơng tin tương tự như bản đồ địa chính vẽ trên giấy song các thông tin này
được lưu trữ dưới dạng số.
Bản đồ số địa chính có một số đặc điểm cơ bản sau:
-

-

Hệ quy chiếu tọa độ giống bản đồ giấy.
Mức độ đầy đủ thơng tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản
đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban

đầu.
- Bản đồ số khơng cần định hình bằng đồ họa, khơng có tỷ lệ.
Hệ thống kí hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thơng
thường đã được số hóa. Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên
màn hình hoặc in ra giấy. Khi in cần đặt tỷ lệ theo yêu cầu.

Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

14

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

-

-

Bản đồ số có tính linh hoạt hơn hẳn bản đồ truyền thống, có thể dễ dàng thực hiện
các cơng việc như: Cập nhật hiện chỉnh thông tin, chồng xếp hoặc tách lớp thông
tin theo ý muốn, dễ dàng biên tập tạo ra bản đồ số khác và in ra bản đồ mới, có
khả năng liên kết sử dụng trong mạng máy tính.
Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu
không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa.
Khi thành lập bản đồ số, các công đoạn ban đầu như thu thập và xử lý số liệu đòi
hỏi kỹ thuật và tay nghề cao.

Việc sử dụng bản đồ số thuận lợi và có hiệu quả kinh tế cao, vì thế hiện nay
trong ngành Trắc địa – Địa chính chủ yếu sử dụng kỹ thuật công nghệ mới để
thành lập và sử dụng bản đồ số địa chính trong cơng tác quản lý đất đai.
1.7.

Phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng
máy toàn đạc điện tử, phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo tương đối hoặc
phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa.
Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng cơng nghệ GNSS đo tương đối
Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng cơng nghệ GNSS đo tương đối chỉ được
áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp và bản đồ
địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ
thuật - dự toán cơng trình.
Phương pháp lập bản đồ địa chính sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo
vẽ trực tiếp ở thực địa
Phương pháp lập bản đồ địa chính sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo
vẽ trực tiếp ở thực địachỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000,
1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng
trình.
-

Phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng máy toàn đặc điện tử và kinh vĩ
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 chỉ được sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp
ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử để lập.

Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

15


Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

16

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ TMV Map

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, đặc biệt là
cơng nghệ phần mềm, ngành Địa chính nước ta đã đặt được những thành tựu đáng
kể trong việc áp dụng các phần mềm chuyên dụng trong công tác xây dựng bản
đồ, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai đồng thời phát triển các phần mềm riêng phù hợp
với điều kiện riêng của Việt Nam, trong đó có phần mềm MicroStation, TMV
Map là những phần mềm đã và đang được áp dụng rộng rãi,trở thành hệ thống
phần mềm chuẩn của ngành.

2.1. Phần mềm MicroStation
2.1.1. Giới thiệu phần mềm MicroStation
MicroStation là phần mềm trợ giúp thiết kế (Computer Aided Design CAD) được phát triển bởi Bentley Systems cho tập đoàn Intergraph của Mỹ vào
những năm 1980. Tại thời điểm đó phần mềm có tên là PseudoStation. Qua gần
30 năm phát triển, MicroStation đã cho ra đời nhiều phiên bản khác nhau với
những tính năng ngày càng cải tiến. Vào năm 1987, MicroStation 2.0 ra đời và đó
là phiên bản đầu tiên của MicroStation đọc và tạo file *.DGN. Phiên bản được sử
dụng phổ biến nhất hiện nay là MicroStation SE được ra đời vào cuối 1997, đó là
phiên bản đặc biệt của MicroStation (SE là viết tắt của Special Edition) và là
phiên bản đầu tiên mà các nút công cụ được thể hiện bởi màu sắc khác nhau,
ngoài ra MicroStation SE cịn cung cấp một số cơng cụ làm việc qua Internet.
Phiên bản mới nhất của MicroStation là V8i (V8.11) ra đời năm 2008, phiên bản
này cho phép làm việc với định dạng file *.DWG mới nhất, đồng thời bao gồm cả
Modul làm việc với dữ liệu GPS.
Với MicroStation, người sử dụng được cung cấp các cơng cụ số hố các đối
tượng trên nền ảnh, sửa chữa, biên tập, xuất, nhập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Đồng thời, MicroStation cũng là môi trường đồ hoạ cao cấp làm nền cho các ứng
dụng khác như: Irasb, Irasc, Geovec, MSFC, MRFClean, MRFFlag, FAMIS chạy
trên đó.
Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

17

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất


Hiện nay định dạng file *.DGN của MicroStation là định dạng file chuẩn
theo quy định đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng
đất, bản đồ địa hình, Bản đồ địa chính … dạng số ở nước ta.
2.1.2. Căn bản về MicoStation
2.1.2.1. Làm việc với Design File
File dữ liệu của MicroStation gọi là design file (*.DGN). Mỗi file bản vẽ đều
được định vị trong một hệ thống toạ độ nhất định với các tham số về lưới toạ độ,
đơn vị đo toạ độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc... Nếu
không gian làm việc là hai chiều thì ta có file 2D. Nếu khơng gian làm việc là ba
chiều thì ta có file 3D. Để cho nhanh chóng khi tạo file, các tham số này thường
được xác định sẵn trong một số file chuẩn gọi là seed file và khi tạo file mới
người sử dụng chỉ việc chọn Seed file phù hợp để sao chép các tham số này từ
seed file sang file cần tạo.
MicroStation chỉ cho phép người sử dụng mở và làm việc với một design file
tại một thời điểm. File này gọi là Active Design file.
Nếu bạn mở một design file khi bạn đã có một Design file khác đang mở
sẵn, MicroStation sẽ tự động đóng file đầu tiên lại. Tuy nhiên có thể xem (tham
khảo) nội dung của các design file khác bằng các tác động đến các file dưới dạng
các file tham khảo (Reference File).
a. Cách tạo Design file
1. Khởi động MicroStation  Xuất hiện hộp thoại MicroStation Manager.
2. Từ file  chọn New  Xuất hiện hộp hội thoại Create Design file.
3. Đánh tên file vào hộp text Files: ví dụ Study.dgn.
4. Chọn Seed file bằng cách bấm vào nút select  xuất hiện hộp hội thoại
Select seed file.
5. Chọn đường dẫn đến tên thư mục và tên seed file cho bản đồ của mình.
Thư mục mặc định là C:WIN32APP\ustation\wsmod\default\seed\

Sv:Nguyễn Văn Minh

k60

18

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

6. Bấm phím OK để đóng hộp hội thoại Select seed file.
7. Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp
danh sách các thư mục.
8. Bấm phím OK để đóng hộp hội thoại Create Design file Cách thứ hai để
tạo một file mới khi đang làm việc với một design file bằng cách từ file menu của
cửa sổ lệnh chọn New  xuất hiện hộp hội thoại Create Design File. Tiếp tục làm
từ bước 3 trở đi.
b. Cách mở một Design Fine dưới dạng Active design file
Cách 1: Khởi động MicroStation, chọn thư mục chứa file và tên file từ hộp
hội thoại MicroStation Manager  bấm OK.
Cách 2:
1. Từ thanh Menu chọn File  chọn Open  xuất hiện hộp hội thoại Open
design File.
2. Từ List file of Type chọn (*.dgn) nếu chưa có sẵn. Khí đó tất cả các file
có đi (.dgn) sẽ xuất hiện trên hộp danh sách tên file.
3. Chọn thư mục chứa file bằng cách nhấp đôi vào các hộp thư mục bên hộp
danh sách các thư mục.
4. Chọn tên File.
5. Bấm nút OK.

2.1.2.2. Tổ chức dữ liệu trong MicroStation
a. Tổ chức file, khái niệm Level
Dữ liệu trong file DGN được tách riêng thành từng lớp dữ liệu. Mỗi một lớp
dữ liệu được gọi là một level. Một file DGN nhiều nhất có 63 level. Các level này
được quản lý theo mã số từ 1 đến 63 hoặc theo tên của level do người sử dụng đặt.
Các level dữ liệu có thể hiển thị (bật) hoặc không hiển thị (tắt) trên màn
hình. Khi tất cả các level chứa dữ liệu được bật màn hình sẽ hiển thị đầy đủ nội
Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

19

Lớp LT Địa chính


Đồ án tốt nghiệp

Đại học Mỏ - Địa chất

dung của bản vẽ. Ta cũng có thể tắt tất cả các level trừ level đang hoạt động gọi là
Active level. Active level là level các đối tượng sẽ được vẽ trên đó.
Cách đặt tên level.
1. Từ thanh menu của MicroStation chọn Settings  chọn Level  chọn
Name  xuất hiện hộp hội thoại Level Names.
2. Bấm vào nút Add  xuất hiện hộp hội thoại Level name.
3. Number: mã số level
4. Name: tên level (không quá 6 ký tự)
5. Comment: giải thích thêm về tên, có thể có hoặc khơng (khơng qúa 32 ký
tự).
6. Bấm nút OK.

Cách đặt tên level thành active level
Cách 1: Từ cửa sổ lệnh của MicroStation đánh lệnh lv = < mã số hoặc tên
level > sau đó bấm phím ENTER trên bàn phím.
Cách 2: Chọn mã số level từ phím level trên thanh Primary.

Hinh 2.1. Thanh Primary.
Từ thanh Menu của
MicroStation chọn Tools 
chọn Primary  xuất hiện thanh
Primary. Bấm vào phím Active

Hình 2.2. Bảng 63 level
Sv:Nguyễn Văn Minh
k60

20

Lớp LT Địa chính



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×