Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CÁC DẠNG ĐỀ MỞ MÔN TẬP LÀM VĂN THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.96 KB, 20 trang )

3. CÁCH CHẤM BÀI THEO HƯỚNG MỞ
Như trên đã nói, đề mở thật sự gây khó cho người chấm. Người chấm cần
hết sức mềm dẻo, linh hoạt nhưng đồng thời cũng nắm rất chắc vấn đề và cách giải
quyết vấn đề để lượng định đánh giá một cách có cơ sở khoa học.
Qua những để thi đại học năm vừa qua cho thấy đề thi phân loại tốt HS, đề văn
gắn liền với vấn đề xã hội; HS trung bình - khá đều làm được 5 - 6 điểm, HS khá
giỏi vẫn làm được 8 - 9 điểm. Theo ý kiến của Bộ GD - ĐT, nếu có ý nào thí sinh
trình bày khác đáp án nhưng đúng cũng được cho điểm, Bộ khuyến khích sáng tạo
của thí sinh.
Một dẫn chứng cụ thể cho cách chấm bài theo hướng mở: Trong đề kiểm
tra học kì I lớp 9, năm học 2007 - 2008, , Phòng GD - ĐT Diên Khánh có câu “Kể
về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam (22 - 12).Trong buổi gặp ấy, em được thay mặt các bạn phát
biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh
để bảo vệ Tổ Quốc”.
Với đề bài này, Phòng GD - ĐT Diên Khánh cũng đã đưa ra một đáp án và biểu
điểm cụ thể. Ngoài những mục như A. Yêu cầu chung, B. Những ý chính cần có
thì trong đáp án còn có thêm mục *Một số điểm giáo viên cần lưu ý:
+ Những ý chính nêu trên chỉ có tính chất gợi ý, HS có thể có những sáng tạo
riêng. GV cần hết sức linh hoạt trong quá trình chấm.
+ Thời gian làm bài so với các năm học trước có ít hơn vì vậy các em có thể có
khó khăn về thời gian, nội dung bài có thể không sâu lắm.
+ Với trình độ thực tế của HS lớp 9, việc các em kết hợp nghị luận và miêu tà nội
tâm sẽ có hạn chế, GV không nên yêu cầu cao.
+ Cần trân trọng, đánh giá cao những cố gắng sáng tạo của riêng các em.
Qua dẫn chứng này chúng ta thấy rằng, việc chấm bài văn dạng đề mở của
GV cũng tạo điều kiện cho HS có được điểm số cao. Cách chấm bài này nói lên sự
trân trọng tính tích cực và sáng tạp của HS. Đây cũng là một ưu thế cho HS nếu
HS biết cách vận dụng tốt khả năng học tập của mình.
4. HƯỚNG DẪN TIẾP CẬN CÁC ĐỀ BÀI TLV DẠNG MỞ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN THCS


Trong chương trình SGK Ngữ văn bậc THCS có rất nhiều đề bài mở, GV
có thể chọn một trong những đề có trong hệ thống cho sẵn trong SGK để cho HS
viết bài. Sau đây tôi xin hướng dẫn cách tiếp cận một vài đề trong SGK để HS và
phụ huynh có thể tham khảo:
STT Tên đề bài Lớp Tập Trang
1 Ngày sinh nhật của em 6 1 47
2 Loài cây em yêu 7 1 88
3 Người ấy (bạn, thầy, người thân…)
sống mãi trong lòng tôi
8 1 37
4 Tôi thấy mình đã khôn lớn 8 1 37
5 Cây lúa Việt Nam 9 1 42
6 Một nét đặc sắc trong di tích, thắng
cảnh quê em
9 1 42
4.1 Ngày sinh nhật của em
A. Yêu cầu:
- Kiểu bài: văn kể chuyện (tuy không có từ “kể”, chỉ nêu ra đề tài của câu chuyện
nhưng vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về ngày sinh nhật).
- Xác định yêu cầu đề (tìm hiểu đề): từ trọng tâm của đề là “ngày sinh nhật”, đề
yêu cầu làm nổi bật sự việc, tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
B. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngày sinh nhật và nêu cảm nghĩ chung.
- Thân bài:
+ Giới thiệu quang cảnh diễn ra buổi sinh nhật: không gian, thời gian? Quang
cảnh? Không khí buổi sinh nhật? Tâm trạng mọi người…
+ Diễn biến buổi sinh nhật: gặp gỡ những bạn bè nào? Nội dung buổi sinh nhật?
(thổi nến, chơi trò chơi nhỏ, ca hát…)
+ Kết thúc như thế nào? Tâm trạng em ra sao?
- Kết bài: Ý nghĩa của ngày sinh nhật, kỉ niệm sâu sắc…

4.2: Loài cây em yêu
A. Yêu cầu:
- Kiểu bài: văn tự sự.
- Xác định yêu cầu đề: cảm nghĩ, tình cảm yêu mến của em đối với một loài cây.
B. Nội dung:
- Mở bài: Nêu loài cây và lí do em thích loài cây đó (đẹp, gắn với một kỉ niệm…)
- Thân bài:
+ Cảm xúc chung: loài cây đã gắn bó với em nhiều năm, em xem cây như người
bạn…
+ Đặc điểm nổi bật của cây: tuổi của cây, cành, lá, hoa, dáng…
+ Kỉ niệm đáng nhớ về loài cây
- Kết bài: Ấn tượng, tình cảm của em về loài cây (em luôn nhớ về loài cây đáng
yêu đó, em ao ước loài cây đó sẽ luôn là người bạn gắn bó với em trong thời gian
sắp đến…)
4.3: Người ấy (bạn, thầy, người thân…) sống mãi trong lòng tôi
A. Yêu cầu:
- Kiểu bài: văn tự sự (những tình cảm của em dành cho người thân), có kết hợp
miêu tả và biểu cảm.
- Xác định yêu cầu đề: kể lại những kỉ niệm đáng nhớ giữa em với đối tượng được
nói đến (Cái chính, cốt lõi chủ yếu khiến bài văn của em hay là do cách mà em
miêu tả và cái em nói sự ấn tượng về đối tượng ấy)
B. Nội dung:
- Mở bài: giới thiệu về đối tượng định nói đến (đối tượng được nói đến là ai? Em
có kỉ niệm về đối tượng ấy như thế nào mà khiến em nhớ mãi?)
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quát về đối tượng: tuổi, hình dáng, việc làm, tính tình…
+ Em và người ấy gặp nhau trong hoàn cảnh nào? Mối quan hệ giữa em và người
ấy?
+ Kỉ niệm đáng nhớ hoặc ấn tượng sâu sắc của mình về người ấy
+ Cảm nghĩ của em về người ấy (tự hào, yêu mến, kính trọng…)

- Kết bài: Nhấn mạnh lại những cảm nhận, suy nghĩ của em về đối tượng ấy
4.4: Tôi thấy mình đã khôn lớn
A. Yêu cầu:
- Kiểu bài: văn tự sự (nên kể một câu chuyện chứng tỏ mình khôn lớn)
- Xác định yêu cầu đề: kể lại một tình huống, một câu chuyện từng trải nghiệm
trong cuộc sống hàng ngày, qua câu chuyện đó rút ra được kinh nghiệm cho bản
thân, từ đó thấy mình đã khôn lớn.
B. Nội dung:
- Mở bài:
+ Giới thiệu bản thân
+ Giới thiệu sự việc, tình huống khiến mình cảm thấy mình đã khôn lớn
- Thân bài:
+ Sự khôn lớn thể hiện ở mặt thể chất c ủa một HS lớp 8: cao lớn, khỏe mạnh, có
thể giúp được nhiều việc cho gia đình, chăm sóc em…khiến bố mẹ vui lòng và
công nhận mình đã khôn lớn
+ Sự khôn lớn về mặt tinh thần: biết rung động, quan tâm mọi người xung quanh,
biết cảm thương, chia sẻ
+ Kể tình huống, câu chuyện xảy ra khiến mình cảm thấy mình khôn lớn, chẳng
hạn như: chăm sóc bà ốm khi bố mẹ đi vắng, nấu một bữa ăn cho gia đình… (nêu
tình huống, diễn biến, tâm trạng của em như thế nào, em rút được kinh nghiệm gì
qua sự việc đó…)
- Kết bài: Cảm nghĩ về việc em đã làm, tự hào vì mình đã khôn lớn
Đối với đề văn này, HS lưu ý đừng bao giờ viết theo cách người khác chỉ cho, mà
các em hãy viết đúng theo cảm nhận của mình, bằng tất cả những gì các em suy
nghĩ được. Các em phải lấy những gì gần gũi nhất, thực tế nhất trong đời sống để
mà viết. Bài văn của các em sẽ không khô khan, tuy lời văn không được sắc sảo,
nhưng chính cái thật trong lời văn sẽ làm cho người khác cảm động.
4.5: Cây lúa Việt Nam
A. Yêu cầu:
- Kiểu bài: văn thuyết minh (có kết hợp miêu tả, hoặc sử dụng một vài biện pháp

tu từ như nhân hóa, ẩn dụ…)
- Yêu cầu của đề: thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
B. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây lúa, về sự gắn bó mật thiết giữa cây lúa và
người nông dân Việt Nam
- Thân bài:
+ Khái quát về cây lúa: là loại cây trồng quan trọng nhất, thuộc nhóm ngũ cốc; là
cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người Châu Á nói chung…
+ Thuyết minh chi tiết:
. Đặc điểm, hình dạng: lúa là cây có một lá mầm, rễ chum, lá bao quanh thân, có
phiến dài và mỏng…
. Kích thước: lá lúa dài khoảng 25-30cm
. Có nhiều loại lúa: lúa 202, lúa 17, lúa 3588…
. Cách trồng lúa qua các giai đoạn: hạt thóc nảy mầm thành cây mạ, nhổ mạ cấy
xuống ruộng, phải bón phân, cày bừa, diệt sâu bọ để lúa phát triển, cát lúa, tuốt
hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
+ Tác dụng, vai trò của cây lúa và hạt gạo: gạo tẻ, gạo nếp dùng làm bánh chưng
hay cac loại xôi; lúa nếp non dùng làm cốm…
+ Những thành tựu mà nước ta đạt được từ cây lúa: Ngày nay, nước ta đã lai tạo
được hơn ba mươi giống lúa, được công nhận là giống lúa quốc gia; đứng thứ hai
thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo…
- Kết bài: Vai trò của cây lúa trong đời sống vật chất và tinh thần
Với đề bài này, khi thuyết minh chi tiết về cây lúa, HS có thể kết hợp miêu tả và
biểu cảm, cần vận dụng tính sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nhân hóa,
ẩn dụ để làm cho bài văn sinh động và mang phong thái riêng.
4.6: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em
A. Yêu cầu:
- Kiểu bài: văn thuyết minh (HS có thể sử dụng vài biện pháp nghệ thuật và miêu
tả một cách hợp lí và có hiệu quả)
- Xác định yêu cầu đề: chọn đúng đối tượng thuyết minh, thuyết minh được những

nét đặc sắc của đối tượng
B. Nội dung:
- Mở bài: giới thiệu về đối tượng em định thuyết minh, ấn tượng của em về đối
tượng đó
- Thân bài:
+ Giới thiệu vị trí địa lí của di tích, thắng cảnh; các đặc điểm nổi bật, độc đáo của
nó so với các di tích, thắng cảnh khác; nếu là di tích lịch sử thì di tích đó gắn liền
với các nhân vật lịch sử nào, thần thoại hoặc truyền thuyết dân gian nào
+ Giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của di tích, thắng cảnh đối với đời sống tinh
thần của người dân quê em nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung
- Kết bài: ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục của di tích, thắng cảnh đối với hiện tại
và tương lai
Với đề bài này, HS cần thể hiện sự hiểu biết của mình với đối tượng thuyết minh,
phát huy tính sáng tạo bằng cách kết hợp thuyết minh với các yếu tố miêu tả và
biểu cảm để bài văn thêm sinh động. Người viết cần phải tận mắt xem xát, hiểu rõ
về di tích, thắng cảnh đó. Cần có những kiến thức về lịch sử, địa lý, kiến trúc, môi
trường xung quanh có liên quan đến di tích, thắng cảnh. Người viết có thể hỏi
thêm người lớn tuổi, đọc sách báo, tư liệu, tham khảo những bản giới thiệu phục
vụ khách du lịch…
3.7 MỘT VÀI ĐỀ KIỂM TRA DẠNG MỞ MÔN NGỮ VĂN VÀ THANG
ĐIỂM CỦA TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH (CAM LÂM)
Đề 1: đề kiểm tra học kì I, lớp 9, năm học 2012- 2013, Sở GD-ĐT Khánh Hòa
Câu 3: (6,0 điểm) Hãy thay lời bé Thu, trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà
văn Nguyễn Quang Sáng, kể lại cuộc gặp gỡ và chia tay đầy xúc động giữa hai cha
con.
Đáp án và biểu điểm của Sở GD - ĐT Khánh Hòa:
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết xây dựng câu chuyện, xây dựng tình huống có ý nghĩa.
- Vận dụng những lĩ năng của văn kể chuyện: chọn lọc, sắp xếp các sự việc diễn ra
hợp lí; phát huy sự linh hoạt trong diễn đạt: đan xen giữa lời văn kể, tả và biểu

cảm; bố cục đủ 3 phần. Hành văn mạch lạc, lưu loát. Chú ý tránh lỗi: dùng từ, ngữ
pháp, chính tả.
- Biết xác định người kể chuyện là nhân vật Thu (trong truyện Chiếc lược ngà) và
sử dụng ngôi kể phù hợp.
- Biết kết hôp giữa tự sự với các yếu tố khác: miêu tả, miêu tả nội tâm, độc thoại
nội tâm, nghị luận. (Yếu tố nghị luận phải bám sát nội dung về ý của phần: Đọc -
hiểu văn bản).
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể sáng tạo các tình huống khác nhau, miễn sao tự nhiên, hợp lí và
không xa rời nội dung tác phẩm. Nhập vai nhân vật Thu trong tác phẩm Chiếc
lược ngà, trong cuộc gặp gỡ và chia tay đầy xúc động giữa hai cha con, để làm rõ
diễn biến trạng thái tình cảm và hành động của Thu và người cha.
2.1. Nhân vật tự giới thiệu khái quát về tên, tình huống để dẫn đến hoàn cảnh xảy
ra câu chuyện (cảnh gặp gỡ giữa bé Thu và người cha).
2.2. Thuật lại câu chuyện theo nội dung tác phẩm (diễn biến cuộc gặp gỡ).
2.3. Khéo lại câu chuyện là cảnh chia tay đầy xúc động của hai cha con.
Lưu ý: Học sinh có thể sắp xếp hoặc trình bày ý theo nhiều cách khác nhau song
cần đúng với diễn biến câu chuyện, giáo viên cần căn cứ vào tính chất hợp lí,
thuyết phục, sáng tạo để đánh giá và cho điểm bài làm.
- Điểm 6,0: + Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
+ Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu sức
thuyết phục.
+ Diễn đạt tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điềm 3,0: + Hiểu đúng đề bài, viết đầy đủ những ý cơ bản ở trên nhưng còn sơ
lược.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc
nhiều lỗi.
- Điểm 1,0: + Nội dung sơ sài. Còn lúng túng trong phương pháp.
+ Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0,0: Không hiểu đề, lạc đề.

Giáo viên dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại.
Đề 2: đề kiểm tra học kì II, lớp 9, năm học 2011-2912, Sở GD-ĐT Khánh Hòa
Câu 2 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (không quá 12 câu) nêu suy
nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn
Hướng dẫn chấm đề của Sở GD - ĐT Khánh Hòa:
Đề bài yêu cầu học sinh viết đoạn văn nghị luận, nêu suy nghĩ của bản thân về đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là dề bài có tính chất tích hợp trong việc kiểm
tra kĩ năng viết đoạn văn và hiểu biết về một vấn đề xã hội ở học sinh. Do vậy, học
sinh cần đảm bảo được những yêu cầu cơ bản:
- Kĩ năng viết đoạn văn: bản đảm được bố cục của một đoạn văn (tức là có phần
mở, thân và kết đoạn); bảo đảm mối liên kết nội dung và hình thức; viết đúng
chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (0,5 điểm)
- Nêu suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: học sinh không nhất thiết phải
đi vào giải thích từ ngữ cụ thể nhưng cần khái quát được nội dung câu tục ngữ,
trình bày được suy nghĩ, đánh giá của bản thân về đạo lý tốt đẹp của dân tộc thể
hiện qua câu tục ngữ. Học sinh cần nêu được các ý chính sau:
+ Câu tục ngữ là lời nhắc nhở, lời khuyên về lòng biết ơn. (0,5 điểm)
+ Biểu hiện của lòng biết ơn: biết ơn ông bà, cha mẹ; biết ơn thầy cô; không quên
ơn những người đã chiến đấu hi sinh để bảo vệ đất nước… (0,5 điểm)
+ Đây là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được gìn giữ và phát huy…
(0,5 điểm)
Đề 3: đề kiểm tra học kì II, lớp 6, năm học 2011- 2012, trường THCS Lương
Thế Vinh
Phần tự luận: Câu 3 (5,0 điểm): Tả quang cảnh nhộn nhịp sân trường em giờ
ra chơi
Đáp án của trường:
1. Mở bài: giới thiệu quang cảnh em trong giờ ra chơi.
2. Thân bài:
- Tả cụ thể quang cảnh sân trường
a. Tả khái quát:

+ Bắt đầu giờ ra chơi: học sinh ùa ra khắp nơi trên sân trường ->Tiếng loa phát
thanh…
b. Tả cụ thể những hình ảnh sinh hoạt trong giờ ra chơi.
+ Phía sau dãy lầu: nữ đá cầu, nhảy dây; nam bắn bi, rượt bắt…
+ Dưới gốc phượng các bạn trò chuyện, ôn bài…
+ Văn phòng: thầy, cô giải lao; thầy Tổng phụ trách và giáo viên trực ban theo dõi
hoạt động của học sinh.
+ Xen lẫn tả không gian chung.
+ Tiếng trống báo hiệu giờ và lớp…
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em qua giờ ra chơi.
Biểu điểm:
Văn phong: lời văn mạch lạc, rõ ràng, trình bày sạch sẽ (1,0 điểm)
Dàn bài phải hội đủ các ý: Mở bài: 0,5 điểm; Thân bài: 3 điểm; Kết bài: 0,5 điểm.
Đề 4: đề kiểm tra học kì II, lớp 9, năm học 2006-2007, trường THCS Lương
Thế Vinh
Phần tự luận (6,0 điểm): Kể về việc em trót xem nhật kí của bạn
Đáp án và biểu điểm của Phòng GD Cam Lâm:
A. Yêu cầu chung:
1. Về kiến thức:
Học sinh cần hiểu được đây là kiểu bài tự sự (kể sự việc là chính) nhưng có kết
hợp yếu tố nghị luận (thể hiện quan điểm, tư tưởng) và miêu tả nội tâm của nhười
viết.
2. Về kĩ năng:
- Các em cần có sự kết hợp hài hòa giữa kể và nghị luận, miêu tả.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt chính xác.
B. Những ý chính cần có:
I. Mở bài: giới thiệu lỗi lầm trot xem nhật kí của bạn. (0,5 điểm)
II. Thân bài:
1. Có thể giơi thiệu ngắn gọn về người bạn và cuốn nhật kí. (0,5 điểm)
2. Kể lại sự việc: (trọng tâm bài viết)

+ Em xem nhật kí của bạn trong tình huống nào? Nhân lúc bạn làm gì mà em có
thể xem cuốn nhật kí ấy? Có ai nhìn thấy không? (0,5 điểm)
+ Tâm trạng giằng xé khi đứng trước hoàn cảnh có thể mở nhật kí của bạn ra xem
(kết hợp miêu tả nội tâm). Nên hay không nên mở ra xem? Nếu xâm phạm bí mật
người khác thì thành kẻ thế nào? (kết hợp nghị luận) Tại sao cuối cùng em lại đọc?
…(0,5 điểm)
+ Ý nghĩ, cảm xúc khi đang đọc? (0,5 điểm)
+ Đọc xong cuốn nhật kí em làm gì? Từ hôm đó tâm trạng em như thế nào? (0,5
điểm)
3. Những suy nghĩ, trăn trở, rút ra bài học cho mình? (kết hợp nghị luận) (0,5
điểm)
III. Kết bài: Em có tha thứ cho mình không? Trong tương lai, hành động đó có tái
diễn không? (0,5 điểm)
C. Biểu điểm:
1. Hình thức: văn phong, diễn đạt, chữ viết và trình bày: 1,5 điểm.
2. Nội dung: 4,5 điểm.
Đề 5: đề kiểm tra học kì I, lớp 9, năm học 2010 - 2011, trường THCS Lương
Thế Vinh
Câu 3 (5,0 điểm): Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có
sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
Đáp án và biểu điểm của Sở GD-ĐT Khánh Hòa:
1. Yêu cầu chung:
- Dạng bài: Văn tự sự.
- Nội dung: một câu chuyện đáng nhớ của bản thân.
Có thể từ một lỗi lầm, một kỉ niệm đẹp…của chính mình, tạo cho em ấn tượng để
phải suy ngẫm và đáng nhớ cho bản thân.
- Kĩ năng:
+ Viết đúng phương pháp làm văn tự sự. Biết vận dụng năng lực quan sát, liên
tưởng, nhận xét, đánh giá…để rút ra bài học.
+ Có vận dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm để bài viết sinh động, hấp dẫn,

có cảm xúc. Bước đầu biết vận dụng yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự.
+ Nội dung câu chuyện hợp lí, tự nhiên, lo6gic giữa các phần. Cảm xúc không
gượng ép, có ý nghĩa sâu sắc trong việc bồi dưỡng nhận thức, tình cảm cho học
sinh.
+ Trình bày đủ ba phần. Bài viết rõ ràng, sạch đẹp. Lỗi diễn đạt không đáng kể.
2. Yêu cầu cụ thể:
Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đạt được
những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu câu chuyện về câu chuyện đáng nhớ của mình. (0,5 điểm)
a. Trình bày tình huống xảy ra câu chuyện: ở đâu? Vào lúc nào? Có những ai tham
gia vào câu chuyện? (1,0 điểm)
b. Diễn biến câu chuyện:
- Chuyện xảy ra như thế nào? (Bắt đầu ra sao? Diễn biến của sự việc…) (0,75
điểm)
- Mình có vai trò như thế nào? (Quan hệ với những nhân vật khác, có thái độ, hành
động gì trước sự việc đó…) (0,75 điểm)
c. Kết thúc câu chuyện:
- Hệ quả của sự việc đó là gì? (0,5 điểm)
- Việc đó có tác động đến tình cảm, nhận thức của mình như thế nào? (0,5 điểm)
- Tại sao như vậy? (0,5 điểm)
- Mình đã rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy? (0,25 điểm)
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mỉnh về câu chuyện đó. (0,25 điểm)
3.9 Tham khảo một số đề thi môn Ngữ văn của các nước trên thế giới:
Đề văn trung học của Trung Quốc (năm 1998):
1. Tác hại của thuốc lá.
2. Con người phải có khí tiết.
3. Suy nghĩ từ ngọn lửa.
4. Đọc sách phải hiểu sâu.
5. Thiếu tôi thì chợ vẫn đông sao?
Đề văn trung học của Cộng hoà liên bang Đức:

1. “Hãy nhận rõ bản thân anh”. Câu cách ngôn ấy có ý nghĩa gì đối với bạn trẻ?
2. Người già và người trẻ khác nhau ở chỗ nào, vì sao như vậy?
3. Anhxtanh nói: “Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức”. Anh (chị) có đồng ý
với ý kiến đó không?
4. “Cuộc sống rất buồn tẻ”, nhiều bạn thanh niên nói như vậy, anh (chị) có những
lời khuyên nào?
Đề văn nghị luận của Mỹ:
1. Sự bất lợi của thực phẩm Mỹ đối với HS, sinh viên nước ngoài.
2. Chì trong dầu hoả: một dấu hiệu của tình trạng ô nhiễm.
3. Sự trôi nổi của dầu và mỡ trong nước: lợi và bất lợi?
4. Gây tổn thương trong bóng đá: có thể ngăn chặn được không?
5. Sức truyền tin rộng rãi của ti-vi.

KẾT LUẬN
1. Kết luận
Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Việc
kiểm tra đánh giá học sinh là cả một quá trình lao động vất vả, tận tuỵ của
GVnhằm đáp ứng được phần nào kết quả của việc dạy và học thực chất; đồng thời
đây cũng là một hình thức “soi rọi” ciệc dạy của GV trên lớp. Việc đổi mới cách
kiểm tra đánh giá cũng chính là để thúc đẩy và duy trì sự đổi mới trong PPDH.
Đổi mới kiểm tra – đánh giá môn Ngữ văn theo hướng đề “mở” là một yêu cầu
cần thiết. Một lần nữa cần khẳng định rằng: ra đề mở đang ngày càng trở thành
một xu hướng phổ biến trong công tác kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường
THCS. Và thực tế đã chứng minh tính ưu việt cũng như hiệu quả thiết thực của nó
là khó có thể phủ nhận được. Học sinh cũng dần thích ứng và tỏ ra có hứng thú đối
với dạng đề này.Nhưng đổi mới không có nghĩa là bỏ đi tất cả các kiểu bài truyền
thống (kiến thức, nội dung sách giáo khoa) mà cần phải tìm hiểu kĩ nội dung và
phương pháp, kế thừa, lựa chọn, kết hợp một cách hợp lý dạng đề thông thường và
dạng đề mở.
a.Kết quả:

Chúng tôi đã tiến hành ra dạng đề mở trong kiểm tra đánh giá môn
Ngữ văn ở cả hai trường THCS. Sau khi ra dạng đề mở cho HS, chúng tôi nhận
thấy HS có những phản ứng và kết quả như sau:
- Khối 6,7: Học sinh vẫn thấy bỡ ngỡ và coi dạng đề mở là khó. Thực tế
là nhiều em không xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề, kể cả đối với học sinh
khá.
- Khối 8, 9: Học sinh đã dần quen với dạng đề mở và nhiều HS hứng thú
với dạng đề này; khả năng xác định trọng tâm của đề bài cũng nâng cao hơn. Tuy
nhiên đó chưa phải là phổ biến.
b. Bài học:
- Khi kiểm tra đại trà, GV cần ra các dạng đề mở có định hướng; đề mở
không có định hướng chỉ nên áp dụng trong các kì thi kiểm tra chất lượng đội
tuyển.
- Kết hợp đan xen giữa dạng đề mở và đề truyền thống để vừa đảm bảo
HS nắm vững được những yêu cầu, kiến thức cơ bản vừa phát huy được năng lực
sáng tạo vừa rèn luyện tính tự giác và khơi gợi năng khiếu của các em.
Từ những vấn đề trình bày trên, chúng tôi thiết nghĩ, việc ra đề theo hướng
mở trong dạng đề tự luận môn Ngữ văn ở trường THCS nên được phổ biến rộng
rãi, thường xuyên hơn nữa. Sở GD- ĐT Khánh Hòa nên mạnh dạn đổi mới cách ra
đề thi, áp dụng dạng đề mở trong kiểm tra - đánh giá, đặc biệt là kì thi Học sinh
giỏi cấp Tỉnh hàng năm. Tuy SGK, chương trình có được cải tiến đến mức nào
chăng nữa thì chủ thể dạy và học vẫn là đối tượng quan trọng nhất để cùng nâng
cao chất luợng môn Văn. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực cao của người dạy và người
học để việc dạy và học Văn thực sự có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực hơn.
Với thực trạng và vấn đề cần lưu ý về việc xây dựng đề mở môn Ngữ văn,
tập thể GV và HS cần cố gắng tự nâng cao và hoàn thiện mình để những khó khăn
dần dần sẽ biến mất, tự đổi mới mình hoàn toàn để có thể tiến xa hơn trên con
đường giáo dục.
2. Một số kiến nghị
Các em HS trường THCS Trần Quang Khải có yêu cầu GV cần cho HS luyện tập

viết đoạn văn, bài văn dưới dạng mở nhiều hơn; hướng dẫn kĩ hơn cho HS cách
tiếp cận đề TLV mở…Một vài GV cũng đã đưa ra một vài ý kiến của mình về việc
đổi mới công tác kiểm tra – đánh giá môn Ngữ văn theo hướng mở. Đa phần ý
kiến nghiêng về yêu cầu điều chỉnh và phân phối lại chương trình nhằm giảm tải
kiến thức và giảm áp lực cho HS. Về vấn đề thay đổi chương trình SGK, chúng
tôi cũng có kiến nghị điều chỉnh phân phối chương trình vì số tiết phân phối không
hợp lí. Ở lớp 6, học kì II, tiết 109, HS sẽ được học bài “Cây tre Việt Nam”. Theo
phân phối chương trình, bài này chỉ được học 1 tiết. Nhưng văn bản “Cây tre Việt
Nam” dài gần 3 trang SGK, liệu 45 phút có đủ để GV cho HS đọc văn bản và phân
tích sâu sắc các ý trong văn bản? Qua thực tế thực tập chúng tôi thấy, GV dạy văn
bản này phải giảng thật nhanh, bình không sâu sắc, nội dung ghi bảng cũng nhiều,
HS chép bài không kịp…Ở lớp 8, học kì II, tiết 111, HS được học tiết Hội thoại
(tt). Tiết này phần lý thuyết rất ít, chủ yếu tập trung vào phần Luyện tập. Trong bài
tập 2, SGK đã đưa ra một đoạn trích “Tắt đèn” dài 4 trang SGK để HS dựa vào đó
mà trả lời câu hỏi. Một điều bắt buộc của GV là phải cho HS đứng dậy đọc đoạn
trích đó rồi mới giải bài tập. Vậy bài dạy của GV trong tiết đó có nguy cơ “cháy”
rất cao vì phần lý thuyết và phần giải bài tập 1 có khi đã chiếm gần 25 phút. Cũng
trong chương trình lớp 8, học kì II, tiết 102, Luyện tập xây dựng và trình bày luận
điểm. Mặc dù HS đã có sự chuẩn bị ở nhà với đề bài cho sẵn trong SGK: “Hãy
viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ
hơn” nhưng GV khi dạy bài này vẫn mang tâm lí lo “cháy giáo án”. Vì SGK có
đưa ra một hệ thống luận điểm, GV phải giúp HS phát hiện lỗi sai từ hệ thống đó
và chữa lại cho đúng. Sau đó, GV phải hướng dẫn HS sắp xếp lại hệ thông luận
điểm cho phù hợp; GV giúp HS lấy một luận điểm để viết thành đoạn văn với
nhiều cách chuyển đoạn; viết kết thúc đoạn bằng lời khuyên chân thành…Trong
quá trình giảng, GV cũng phải có một vài câu hỏi gợi lại kiến thức cũ để chốt ý.
Bản chất của tiết học này là một tiết Luyện tập, có cả phần trình bày miệng, nhưng
phần này lại được GV và HS thực hiện rất sơ sài. Phải chăng vì không đủ thời gian
thực hiện? GV phải lướt qua để có thời gian cho phần củng cố và dặn dò?
Qua một vài dẫn chứng nêu trên, chúng tôi hi vọng chương trình SGK sẽ được

phân phối lại số tiết và có thể giảm tải kiến thức cho HS để không gây áp lực cho
cả người dạy và người học.
Vì nguyên nhân của những tồn tại trong kiểm tra - đánh giá đề Tập làm văn theo
hướng mở, cho nên việc ra đề TLV mở cần phải tiến hành đồng thời và thống nhất
với việc đổi mới chương trình SGK và quan điểm của xã hội, thống nhất với đổi
mới về phương pháp dạy và học.
Trước hết, chúng ta cần phải bám sát mục tiêu môn học Ngữ văn, từ mục
tiêu môn học mà đề ra các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đánh giá. Cần đa
dạng hoá các hình thức kiểm tra bằng cách nêu vấn đề mở ; cần kết hợp nhiều
dạng câu hỏi và tự luận “mở” có cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học theo tỉ lệ
mức khó dễ hợp lý, để đánh giá đúng chất lượng học tập của HS. Cách ra đề: đúng
(nội dung, hình thức); đủ (ma trận); hay (diễn đạt); Kiểm tra: đúng (thời điểm, đối
tượng, cách thức); hiệu quả (kinh tế, giá trị…). Đề bài phải phát huy tính sáng tạo,
hạn chế đến mức thấp nhất việc sao chép của HS. Đặc biệt, kiểm tra học kì nên ra
đề thống nhất để có sự đánh giá trên một bình diện chung và nên thiết lập và phát
huy ngân hàng đề thi.
Bên cạnh đó, GV cần thay đổi cách dạy và cách chấm bài kiểm tra, bài thi
môn Ngữ Văn: Chọn lọc những lý thuyết có tính ứng dụng cao, tăng cường thực
hành trên lớp các kĩ năng: phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, lập luận, diễn đạt Cần
bám sát chương trình và nội dung SGK; cần hình dung các khả năng có thể xảy ra
về việc làm bài của HS để có hướng làm đáp án thích hợp.
Chúng tôi hi vọng đề tài “Tìm hiểu việc ra đề mở phân môn Tập làm văn
THCS” sẽ góp phần nhỏ vào việc đánh giá đầy đủ và toàn diện quá trình đổi mới
công tác kiểm tra – đánh giá môn Ngữ văn đồng thời đề ra những giải pháp khả thi
để nâng cao chất lượng dạy học môn học này trong các trường THCS tỉnh
nhà.Trong phạm vi kiến thức còn hạn hẹp của mình, đề tài này sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện
hơn.

×