Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Cc24.2C.hcm_171_Nguyễn Trọng Linh_Tt2.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.98 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
------------------

HỒ SƠ BÁO CÁO THỰC TẬP
Chuyên đề: Thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng về nhóm việc Cơng
chứng hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, mượn vay tài sản.
H ồ sơ công chứng:
“Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”

Họ và tên: Nguyễn Trọng Linh
Sinh ngày 10 tháng 06 năm 1996
Số báo danh: 171
Lớp: CCV24.2C (T7, CN): HCM

Bình Thuận, ngày 28 tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
NỘI DUNG ..................................................................................................................2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI
SẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG ......................................2
1. Khái quát chung về Hợp đồng tặng cho tài sản ...............................................2
2. Hình thức của Hợp đồng tặng cho tài sản ........................................................4
3. Đặc điểm của Hợp đồng tặng cho tài sản .........................................................4
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ SƯ TẦM ..........................................................8
1. Tóm tắt hồ sơ .......................................................................................................8
2. Nội dung: .............................................................................................................8
3. Thành phần hồ sơ ............................................................................................... 8
4. Trình tự, thủ tục thực hiện cơng chứng ............................................................9


5. Nhận xét hồ sơ ...................................................................................................12
6. Nhận xét về cách giải quyết hồ sơ của công chứng viên và của tổ chức hành
nghề cơng chứng....................................................................................................12
CHƯƠNG III: KHĨ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ........13
1. Khó khăn, vướng mắc ......................................................................................13
2. Đề xuất, kiến nghị ............................................................................................. 14
KẾT LUẬN ..............................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................17


PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống ngày càng nâng cao “các hợp
đồng tặng cho tài sản” đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Có thể
thấy rằng, “các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã góp phần tạo hành lang pháp
lý khá đầy đủ và phù hợp để các chủ thể xác lập hợp đồng tặng cho tài sản trong đó có
hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện”. Là một học viên Lớp đào tạo nghề Cơng chứng
khóa 24.2C tại thành phố Hồ Chí Minh, học viên đã vận dụng những kiến thức đã học
của mình và q trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận
từ ngày 18/4/2022 đến ngày 22/4/2022 để hồn thành bài báo cáo theo thơng báo ngày
12 tháng 4 năm 2022 của Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác Bộ
môn công chứng về việc thực tập đợt 2 “Thực tập tại các tổ chức hành nghề cơng chứng
về nhóm việc Cơng chứng các hợp đồng mua bán, tặng cho, thuê, trao đổi, mượn vay
tài sản”.
Nhận được sự thông báo cũng như hướng dẫn của Học Viên, đợt thực hiện lần
thứ hai tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận, học viên được tiếp
cận các nhóm việc Cơng chứng như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. Nhưng quan trọng
hơn học viên nhận thấy có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận việc “Công chứng
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”. Bởi trong suốt quản thời gian thực tập Văn
phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận, học viên được tiếp cận và hướng dẫn

của công chứng viên và các nhân viên thư ký nghiệp vụ về công việc này thường xuyên
hơn so với các cơng việc khác trong nhóm việc “Cơng chứng các hợp đồng mua bán,
tặng cho, thuê, trao đổi, mượn vay tài sản”.
Xuất phát từ lẽ đó, học viên xin chọn công việc “Công chứng hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất” để làm cơ sở báo cáo kết thúc đợt thực tập 2 gửi về Học viện Tư
pháp, là cơ sở đánh giá nhận xét, kết quả thực tập của học viên.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI
SẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
1. Khái quát chung về Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là một trong những loại hợp đồng dân sự thông dụng
trong đời sống xã hội. Khác với hợp đồng mua bán tài sản, giữa hai bên giao kết hợp
đồng tặng cho tài sản thông thường có mối quan hệ tình cảm nhất định (tuy khơng nhất
thiết phải có quan hệ ruột thịt, huyết thống).
Được định nghĩa tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng tặng cho tài sản
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển
quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng
ý nhận”.
Qua định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể khái quát một số đặc điểm của hợp đồng
tặng cho tài sản như sau:
Thứ nhất, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng liên quan đến việc chuyển quyền
sở hữu tài sản
Dựa trên tiêu chí chuyển giao quyền sở hữu tài sản, ta có thể phân chia hợp đồng
dân sự thành hai loại:
- Hợp đồng dân sự không chuyển giao quyền sở hữu tài sản: Đối tượng của loại
hợp đồng này có thể là cơng năng sử dụng của tài sản (ví dụ như: Hợp đồng thuê tài sản,

hợp đồng mượn tài sản...) hoặc là một công việc phải làm (ví dụ như: Hợp đồng uỷ
quyền, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển...);
- Hợp đồng dân sự có chuyển giao quyền sở hữu tài sản: Đối tượng của loại hợp
đồng này chính là tài sản mà cụ thể hơn, đó là sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ
người này sang người khác (ví dụ như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho
tài sản...).
Đối với hợp đồng tặng cho tài sản, nghĩa vụ của người tặng cho tài sản không chỉ
dừng lại ở việc người tặng cho phải bàn giao tài sản cho bên được tặng cho mà người
tặng cho cịn có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản đó sang cho người được tặng cho.
Đối tượng của hợp đồng tặng cho là tài sản - quyền sở hữu tài sản chứ không đơn thuần
chỉ là quyền chiếm hữu hoặc quyền sử dụng tài sản - giao tài sản. Hợp đồng tặng cho
cũng là một trong những căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu của một người đối với một
tài sản (khoản 2 Điều 221 và Điều 223 Bộ luật Dân sự 2015). Khơng chỉ có vậy, hợp
đồng tặng cho tài sản còn là căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu riêng của một người đối
với một tài sản (Điều 43 Luật Hơn nhân và gia đình 2014) khi người đó được tặng cho
riêng tài sản, từ đó sẽ là căn cứ pháp lý để cho một người xác lập quyền định đoạt riêng
đối với một tài sản.
2


Thứ hai, việc chuyển quyền sở hữu tài sản này khơng có đền bù.
Đối với hợp đồng mua bán tài sản, để được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản,
bên mua có nghĩa vụ phải thanh tốn cho bên bán một khoản tiền; nói cách khác, đây
chính là một khoản lợi ích mà bên mua phải bù trừ cho bên bán để bên bán chuyển quyền
sở hữu tài sản của mình sang cho bên mua. Khơng giống như vậy, việc chuyển quyền
sở hữu tài sản từ người tặng cho sang người được tặng cho trong hợp đồng tặng cho tài
sản không kèm theo bất kỳ một yêu cầu bù trừ (đền bù) của người tặng cho. Có nghĩa là
người tặng cho khơng có quyền u cầu và người được tặng cho cũng khơng có nghĩa
vụ phải trả cho người tặng cho bất kỳ một khoản lợi ích vật chất nào cho dù bằng tiền
hay bằng vật.

Thứ ba, cho dù hợp đồng tặng cho tài sản chỉ mang lại lợi ích cho một bên (người
được tặng cho, tuy nhiên trong hợp đồng tặng cho tài sản buộc phải có hai bên
Việc tặng cho tài sản bắt buộc phải lập thành hợp đồng không thể chỉ là hành vi
đơn phương của bên có tài sản - người tặng cho được. Điều đó có nghĩa là việc cho và
nhận tài sản phải được sự bàn bạc, thống nhất ý chí của cả bên tặng cho lẫn bên được
tặng cho. Nó được thể hiện ở chỗ bên được tặng cho có quyền từ chối khơng nhận tài
sản mà mình được tặng cho hoặc nếu có đồng ý nhận tài sản thì bên được tặng cho
cũng phải thể hiện sự đồng ý của mình;
Thứ tư, hợp đồng tặng cho có thể có điều kiện hoặc khơng có điều kiện
Khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự quy định: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên
được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho”. “Điều
kiện” ở đây được quy định là “nghĩa vụ dân sự” mà bên được tặng cho phải thực hiện
theo yêu cầu của bên tặng cho. Theo quy định tại Điều 274 Bộ luật Dân sự thì: “Nghĩa
vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ
phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện cơng
việc hoặc khơng được thực hiện cơng việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ
thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Nếu trong hợp đồng tặng cho có điều kiện thì chúng ta phải hiểu rằng “nghĩa vụ”
mà bên được tặng cho phải thực hiện theo yêu cầu của bên tặng cho chính là điều kiện
để bên tặng cho chuyển giao quyền sở hữu cho bên được tặng cho. “Điều kiện” này
hồn tồn có thể được thực hiện trước hoặc sau khi bên tặng cho chuyển giao quyền
sở hữu tài sản cho bên được tặng cho, việc này phụ thuộc vào ý chí của bên tặng cho
tài sản.
Dựa trên đặc điểm này, ta có thể nói, hợp đồng tặng cho tài sản vừa là hợp đồng
đơn vụ (trong trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản khơng có điều kiện); vừa là hợp
đồng song vụ (trong trường hợp hợp động tăng cho tài sản có điều kiện).

3



2. Hình thức của Hợp đồng tặng cho tài sản
Theo khoản 3 điều 167 Luật đất đai quy định như sau:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của
người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng
thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài
sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động
kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng
thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Việc tặng cho tài sản bắt buộc phải lập thành hợp đồng không thể là hành vi pháp
lý đơn phương của bên có tài sản - người tặng cho được. Điều đó có nghĩa là việc cho
và nhận tài sản phải được sự bàn bạc, thống nhất ý chí của cả bên tặng cho lẫn bên được
tặng cho. Nó được thể hiện ở chỗ bên được tặng cho có quyền từ chối khơng nhận tài
sản mà mình được tặng cho hoặc nếu có đồng ý nhận tài sản thì bên được tặng cho cũng
phải thể hiện sự đồng ý của mình.
3. Đặc điểm của Hợp đồng tặng cho tài sản
3.1. Chủ thể
a) Bên tặng cho
Điều đầu tiên chúng ta phải khẳng định, đối với bên tặng cho tài sản phải là chủ
sở hữu tài sản kể cả trong trường hợp bên tặng cho tài sản giao kết hợp đồng tặng cho
tài sản thơng qua người đại diện. Bởi vì, chỉ có chủ sở hữu của tài sản mới có quyền
quyết định có chuyển giao hay khơng chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho
người khác.

- Cá nhân: Cá nhân là chủ thể phổ biến nhất nếu không muốn nói là 100% các
giao dịch đều do cá nhân thực hiện cả trong trường hợp nhân danh bản thân mình hay là
với tư cách đại diện cho chủ thể khác. Công chứng viên phải xác định năng lực hành vi
của người tham gia giao dịch được chia thành các trường hợp “người từ đủ 18 tuổi trở
lên, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người bị mất năng lực hành vi dân sự.
4


- Tổ chức: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự là tổ chức, ta có thể tạm chia thành:
Hộ gia đình, pháp nhân, …
b) Bên nhận tặng cho
Theo định nghĩa về hợp đồng tặng cho tài sản đã được phân tích trong phần trên,
thì hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng mang lại lợi ích cho bên được tặng cho. Với
ý nghĩa đó, ta có thể thấy sự hạn chế của pháp luật đối với chủ thể là bên được tặng cho
không nhiều như bên tặng cho. Tuy nhiên, vì hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng liên
quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nên một đòi hỏi tất yếu đối với bên nhận
tặng cho tài sản, đó là bên nhận tặng cho tài sản có đủ điều kiện để trở thành chủ sở hữu
tài sản tặng cho hay khơng? Nói một cách khác, dường như rào cản duy nhất - hạn chế
duy nhất đối với bên nhận nhận tặng cho tài sản, đó là điều kiện để họ trở thành chủ sở
hữu tài sản đó.
3.2. Tài sản
Khi ta nói đến hợp đồng tặng cho tài sản thì có nghĩa là “tài sản” được nhắc đến
là “tài sản” theo nghĩa chung nhất quy định của luật dân sự và được phép lưu thơng, đó
có thể là “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015).
Cũng như khách thể của các loại hợp đồng, giao dịch khác, khách thể của hợp
đồng tặng cho tài sản cho dù tồn tại ở dạng nào: tài sản riêng và sản riêng nằm trong
khối tài sản chung, tài sản là vật, tài sản là tiền, tài sản là quyền tài sản, tài sản phải đăng
ký theo quy định của pháp luật, tài sản không buộc phải đăng ký theo quy định của pháp
luật… thì tài sản đó cũng phải đáp ứng được hai tiêu chí sau:

- Phải có giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu của chủ sở hữu đó, với tài sản
đó;
- Phải là loại tài sản mà pháp luật cho phép lưu thông.
Trước khi Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ có hiệu
lực thì mọi giao dịch về ngoại tệ khơng được Nhà nước cho phép; và như vậy cũng đồng
nghĩa với việc trong thời gian trước đây ngoại tệ không thể là đối tượng được đem vào
giao dịch của hợp đồng tặng cho tài sản.
Mặt khác, nếu một người yêu cầu công chứng đến đề nghị công chứng viên chứng
nhận hợp đồng tặng cho tài sản là động sản không buộc phải đăng ký quyền sở hữu (ví
dụ là vật dụng cá nhân như: đồng hồ, túi xách) nhưng lại không thể xuất trình bất kỳ
một giấy tờ nào chứng minh được tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình. Trong trường
hợp này, công chứng viên cũng không thể chứng nhận được hợp đồng tặng cho tài sản.
3.3. Nội dung
Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản phải xác định đối tượng của hợp đồng
là gì? Điều 389 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau: “Hợp đồng có thể có các
5


nội dung sau đây: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức
thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của
các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp”.
- Mô tả tài sản được thực hiện theo hai cách: “Phần mô tả tài sản là đối tượng
của hợp đồng được dựa vào mô tả cùng với phần mô tả thông tin về chủ thể tham gia
giao kết hợp đồng. Phần mô tả tài sản được nêu tại một điều khoản riêng của hợp đồng”.
- Phải có sự khẳng định ý chí mong muốn giao kết hợp đồng của cả bên tặng lẫn
bên được tặng cho;
- “Điều kiện” của việc tặng cho tài sản và điều kiện này không được vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Thời hạn bàn giao tài sản và chuyển quyền sỡ hữu tài sản:
Điều 458 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Hợp đồng tặng cho động sản

có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. 2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng
cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”.
Khoản 2 điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng tặng cho bất
động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản khơng phải đăng ký
quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Khoản 2 điều 12 Luật nhà ở năm 2014 quy định: “Trường hợp góp vốn, tặng
cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sỡ hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn,
bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên
đổi nhà ở”.
3.4. Thủ tục chứng nhận Hợp đồng tặng cho tài sản
Thủ tục chứng nhận Hợp đồng tặng cho tài sản là một loại việc bắt buộc phải có
cơng chứng, chứng thực.
Thơng thường, khi chứng nhận Hợp đồng tặng cho tài sản công chứng viên sẽ
yêu cầu người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ như sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thơng tin về họ tên, địa chỉ người yêu
cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức
hành nghề công chúng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp
nhận hồ sơ:
- Dự thảo Hợp đồng tặng cho tài sản;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (Chứng minh nhân dân
Căn cước công dân, Hộ chiếu, Chứng minh quân đội…);

6


- Bản sao các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy
tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp với những tài sản tặng cho;
- Các giấy tờ cần thiết khác;

- Bản sao các giấy tờ, tài liệu là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung
đầy đủ, chính xác như bản chính và khơng phải chứng thực. Cơng chứng viên phải có
trách nhiệm đối chiếu với bản chính của các giấy tờ trước khi chứng nhận văn bản. Công
chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu
công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công
chứng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh các vấn
đề sau đây:
- Xác định thẩm quyền công chứng;
- Xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng;
- Xác định tặng cho những ai hay cho riêng, điều kiện tặng cho là gì;
- Kiểm tra các giấy tờ mà các đương sự đã nộp;
- Xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người tặng cho;
- Xác định thời hạn bàn giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản;
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo Hợp đồng tặng cho tài sản nếu nội dung trong
dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trải đạo đức xã hội, đối tượng hợp đồng không
phù hợp với quy định của pháp luật thì cơng chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu
công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu cơng chứng khơng sửa chữa thì
cơng chứng viên có quyền từ chối công chứng;
- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy
định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện
tặng cho tài sản; giải thích cho người u cầu cơng chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tặng cho tài sản.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ u cầu cơng chứng có vấn đề
chưa rõ, có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của
người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng chưa được mơ tả cụ thể thì cơng
chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu
cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường
hợp khơng làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.


7


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ SƯ TẦM
1. Tóm tắt hồ sơ
Hồ sơ mà học viên sưu tầm được là Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã hoàn
thiện được cơng chứng viên tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận
chứng nhận vào ngày 09 tháng 4 năm 2022, số công chứng 000791, quyển số 02/2022
TP/CC-SCC/HĐGD. Theo đó vào ngày 09 tháng 4 năm 2022 ơng Nguyễn Hồng L và
bà Nguyễn Thị B có đến Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận. Địa
chỉ số 55 Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Để
u cầu cơng chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và được công chứng viên tại
Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc tiếp nhận và xử lý hồ sơ, tài sản là quyền sử dụng
đất thửa đất số, tờ bản đồ số 01, diện tích 356.0 m2, mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây
lâu năm, địa chỉ thửa đất: Thơn An Phú, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh
Bình Thuận theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất số: AO 998775, Số vào sổ cấp GCN: H00277 do Ủy ban nhân dân
huyện Hàm Thuận Bắc cấp ngày 13/7/2017; Và thửa đất đất số, tờ bản đồ số 01, diện
tích 368 m2, mục đích sử dụng đất: Đất ở tại nông thôn, địa chỉ thửa đất: Thơn An Phú,
xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận theo Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: AO 998776, Số vào
sổ cấp GCN: H00276 do Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc cấp ngày 16/4/2009.
2. Nội dung:
- Ông Nguyễn Hồng L và bà Nguyễn Thị B tặng cho quyền sử dụng đất cho ơng
Nguyễn Chí L theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất số: AO 998775, Số vào sổ cấp GCN: H00277 do Ủy ban nhân dân
huyện Hàm Thuận Bắc cấp ngày 13/7/2017 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: AO 998776, Số vào sổ cấp GCN:
H00276 do Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc cấp ngày 16/4/2009 được Văn
phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận chứng nhận vào ngày 09 tháng 4 năm

2022, số công chứng 000791, quyển số 02/2022 TP/CC-SCC/HĐGD.
- Việc tặng cho tài sản nêu trên không kèm theo điều kiện
- Việc giao tài sản tặng cho cùng giấy tờ về tài sản cho bên được tặng cho ngay khi
hợp đồng được công chứng;
- Bên được tặng cho tự thực hiện đăng ký sang tên tại cơ quan có thẩm quyền;
- Thuế, phí, lệ phí (nếu có) do bên được tặng cho chịu trách nhiệm nộp.
3. Thành phần hồ sơ
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
8


- Bản sao giấy chứng minh nhân dân ông Nguyễn Hồng L, bà Nguyễn Thị B và giấy
căn cước công dân ơng Nguyễn Chí L;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất số: AO 998775, Số vào sổ cấp GCN: H00277 do Ủy ban nhân dân huyện
Hàm Thuận Bắc cấp ngày 13/7/2017 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: AO 998776, Số vào sổ cấp GCN: H00276
do Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc cấp ngày 16/4/2009;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng: Giấy chứng minh nhân dân ông
Huỳnh Ngọc Q (Người làm chứng cho bà Nguyễn Thị B do bà không đọc, không viết,
không ký được theo khoản 2 Điều 47 Luật công chứng 2014); Sổ hộ khẩu của ông
Nguyễn Hồng L, bà Nguyễn Thị B và ơng Nguyễn Chí L; Giấy khai sinh của ông
Nguyễn Chí L, Trích lục bản đồ địa chính do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
huyện Hàm Thuận Bắc ngày 27/11/2018.
4. Trình tự, thủ tục thực hiện cơng chứng
4.1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng
Sau khi người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ, Công chứng viên Văn phịng cơng
chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận đã tiếp nhận yêu cầu công chứng của ông Nguyễn
Hồng L và bà Nguyễn Thị B, bước đầu tiên công chứng viên xác định thẩm quyền công

chứng. Công chứng viên xác định thửa đất của ông Nguyễn Hồng L và bà Nguyễn Thị
B thuộc thẩm quyền cơng chứng tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình
Thuận (Điều 42 Luật cơng chứng 2014).
Thông qua việc hỏi, trao đổi với ông Nguyễn Hồng L và bà Nguyễn Thị B về yêu
cầu công chứng thì cơng chứng viên xác định chính xác u cầu công chứng của ông
Nguyễn Hồng L và bà Nguyễn Thị B là công chứng Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng
đất.
Khi đã xác định được chính xác yêu cầu của ông Nguyễn Hồng L và bà Nguyễn Thị
B công chứng viên hỏi các ơng, bà có mang theo những giấy tờ tùy thân và giấy tờ tài
sản hay không để xuất trình cho cơng chứng viên kiểm tra hồ sơ. Ông Nguyễn Hồng L
và bà Nguyễn Thị B cung cấp cho công chứng viên những giấy tờ như sau: Giấy chứng
minh nhân dân ông Nguyễn Hồng L, bà Nguyễn Thị B và giấy căn cước cơng dân ơng
Nguyễn Chí L; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất số: AO 998775, Số vào sổ cấp GCN: H00277 do Ủy ban nhân dân huyện
Hàm Thuận Bắc cấp ngày 13/7/2017 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: AO 998776, Số vào sổ cấp GCN: H00276
do Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc cấp ngày 16/4/2009; Giấy chứng minh nhân
dân ông Huỳnh Ngọc Q; Sổ hộ khẩu của ông Nguyễn Hồng L, bà Nguyễn Thị B và ơng
Nguyễn Chí L; Giấy khai sinh của ơng Nguyễn Chí L, Trích lục bản đồ địa chính do Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hàm Thuận Bắc ngày 27/11/2018.
9


Cơng chứng viên đã tiến hành kiểm tra bản chính các loại giấy tờ nêu trên mà người
yêu cầu công chứng cung cấp và kiểm tra các thơng tin có trùng khớp với nhau trên các
giấy tờ đồng thời xử lý hồ sơ bằng phương pháp kiểm tra thông tin, kiểm tra cơ sở dữ
liệu tại trang web: . Khi đã kiểm tra xác minh được quyền sử
dụng đất không bị ngăn chặn hay đang thực hiện nghĩa vụ về tài sản, chủ thể trong hợp
đồng là đúng người thì cơng chứng viên thực hiện bước tiếp theo.
Như vậy, giấy tờ mà người u cầu cơng chứng xuất trình đã đảm bảo yêu cầu công

chứng.
4.2. Soạn thảo và ký văn bản
Đối với Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất do Văn phịng cơng chứng Nguyễn
Phúc, tỉnh Bình Thuận chứng nhận vào ngày 09 tháng 4 năm 2022 thì đây là văn bản do
Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng (Điều 41 Luật
công chứng 2014). Nội dung, ý định giao kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của
ông Nguyễn Hồng L và bà Nguyễn Thị B, giao dịch này xác thực, không vi phạm pháp
luật, không trái đạo đức xã hội.
Thư ký nghiệp vụ sau khi soạn thảo xong in bản thảo chuyển cho người yêu cầu công
chứng đọc lại toàn bộ nội dung của văn bản. Thư ký nghiệp vụ in bản chính hợp đồng
và kèm tồn bộ hồ sơ chuyển cho công chứng viên kiểm tra, đồng thời mời khách hàng
đến trước mặt công chứng viên cùng tiến hành thủ tục ký công chứng. Khi thực hiện thủ
tục này công chứng viên sẽ kiểm tra lại thông tin về nhân thân, năng lực hành vi dân sự,
ý chí của ông Nguyễn Hồng L, bà Nguyễn Thị B, ông Huỳnh Ngọc Q và ơng Nguyễn
Chí L ký kết văn bản là như thế nào? Người yêu cầu công chứng có đồng ý với tồn bộ
nội dung trong văn bản đã được soạn thảo không? Nếu tài sản giao dịch đáp ứng được
các yêu cầu pháp lý theo quy định của pháp luật, người yêu cầu công chứng đồng ý,
không có vấn đề gì nghi ngờ, khơng có điều khoản nào trong văn bản vi phạm pháp luật,
trái đạo đức xã hội… thì cơng chứng viên sẽ cho ơng Nguyễn Hồng L, ơng Huỳnh Ngọc
Q và ơng Nguyễn Chí ký vào từng trang hợp đồng, trang cuối cùng của hợp đồng ký,
ghi rõ họ tên, điểm chỉ trước mặt công chứng viên; còn đối với bà Nguyễn Thị B sẽ điểm
chỉ vào từng trang hợp đồng, trang cuối cùng của hợp đồng trước mặt công chứng viên
(Điều 48 Luật công chứng 2014), sau khi điểm chỉ xong, công chứng viên sẽ đối chiếu
dấu vân tay trên văn bản với dấu vân tay trên chứng minh nhân dân, căn cước công dân,
xem các dấu hiệu nhận dạng trên chứng minh nhân dân, căn cước cơng dân để xác định
chính xác chủ thể tham gia. Sau khi kiểm tra, đối chiếu xác định đúng chủ thể thì cơng
chứng viên cũng ký vào từng trang của văn bản và ký vào trang lời chứng của công
chứng viên (Điều 46 Luật công chứng 2014).
Hợp đồng công chứng được đánh số thứ tự từng trang. Chữ viết trong văn bản là tiếng
Việt và được viết rõ ràng, không viết tắt hoặc dùng ký hiệu, không viết xen dịng, đè

dịng, khơng tẩy xóa, khơng để trống…(Điều 45, 49 Luật công chứng 2014)
10


Do thư ký nghiệp vụ soạn thảo hợp đồng nên công chứng viên kiểm tra lại các thông
tin, các điều khoản trong dự thảo hợp đồng do người yêu cầu công chứng cung cấp hoặc
bản dự thảo hợp đồng do chính Văn phịng cơng chứng của mình soạn thảo theo đề nghị
của người yêu cầu công chứng hoặc kiểm tra dự thảo hợp đồng do khách hàng soạn thảo
sẵn để kịp thời phát hiện những sai sót khắc phục kịp thời để tránh gây phiền hà cho
người yêu cầu công chứng khi ký hợp đồng hoặc sau khi ký xong mới phát hiện sai sót
làm tốn thời gian của người yêu cầu công chứng.
4.3. Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người u cầu cơng chứng xuất trình bản chính của các giấy
tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của văn bản và
chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng. Việc làm này của Công
chứng viên không những tn thủ trình tự, thủ tục khi cơng chứng hợp đồng, giao dịch
mà cịn có ý nghĩa bảo đảm giá trị chứng cứ. Hợp đồng, giao dịch có giá trị chứng cứ,
những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng
minh, trừ trường hợp bị tịa án tun bố vơ hiệu.
4.4. Trả kết quả cơng chứng
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề cơng chứng hồn tất việc thu phí, thù lao cơng
chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công
chứng. Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện đúng
theo thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí cơng chứng; phí chứng thực; phí
thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề cơng chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt
động Văn phịng Cơng chứng; lệ phí cấp thẻ cơng chứng viên (có hiệu lực kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2017); Thông tư 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của
thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của bộ trưởng bộ tài chính
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí cơng chứng; phí chứng thực;

phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề cơng chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt
động văn phịng cơng chứng; lệ phí cấp thẻ cơng chứng viên và Quyết định số
33/2015/QĐ-UBND ngày 24/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc quy
định mức trần thù lao phí cơng chứng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
4.5. Lưu trữ hồ sơ công chứng
Hồ sơ sau khi được cơng chứng xong chuyển cho bộ phận tính phí để thu phí, đóng
dấu, cho số cơng chứng và bàn giao cho bộ phận lưu trữ tiến hành thủ tục lưu trữ hồ sơ
đã được công chứng. Việc lưu trữ được nhân viên lưu trữ thực hiện theo điều 63, điều
64 Luật cơng chứng 2014.
Tóm lại, hồ sơ thu thập được tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình
Thuận là hồ sơ đã hồn tất thủ tục cơng chứng từ khâu tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công
11


chứng, vào sổ thụ lý hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ, xử lý hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công
chứng, ký công chứng cho đến khâu lưu trữ hồ sơ công chứng đúng theo quy định của
Luật công chứng, pháp luật đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật hơn nhân và gia đình cùng các
Văn bản pháp luật khác có liên quan…
5. Nhận xét hồ sơ
- Trong nội dung hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì giá trị cũng nên phù hợp
với quy định của tỉnh đưa ra về khung giá đất hoặc đúng giá trị thực tế của quyền sử
dụng đất.
- Việc tặng cho một người cụ thể là bên nhận tặng cho chỉ mình ơng Nguyễn Chí L
thì có cần ghi “Nay bằng văn bản hợp đồng này, bên A tự nguyện đồng ý thực hiện việc
tặng cho quyền sử dụng đất để xác lập tài sản riêng cho bên B…”. Vậy việc bên nhận
tặng cho chỉ có một người nếu khơng ghi câu trên sẽ chung với ai?
6. Nhận xét về cách giải quyết hồ sơ của công chứng viên và của tổ chức hành
nghề cơng chứng
Cơng chứng viên Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận đã tiếp nhận,
kiểm tra, hướng dẫn, xử lý hồ sơ cho ông Nguyễn Hồng L và bà Nguyễn Thị B theo

đúng các trình tự thủ tục quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014:
Thấy rằng, công chứng viên tiếp nhận thực hiện theo trình tự thủ tục chung sẽ thực
hiện theo Điều 41 Luật Công chứng cụ thể như sau:
+ Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d, đ,
khoản 1 và khoản 2, Điều 40 của Luật công chứng và nêu nội dung ý định giao kết hợp
đồng, giao dịch. Theo đó, bộ hồ sơ mà người u cầu cơng chứng phải nộp gồm có:
a) Phiếu u cầu cơng chứng hợp đồng, giao dịch (theo mẫu);
b) Bản sao giấy tờ tùy thân;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao các giấy tờ thay
thế mà pháp luật quy định đối với tài sản là đối tượng trong hợp đồng giao dịch;
d) Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng giao dịch.
+ Công chứng viên đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật quy
định tại điều 17 Luật công chứng đặc biệt là điểm d, khoản 1, điều 17 Luật công
chứng về việc đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thơng tin tài liệu
để thực hiện công chứng.
+ Những quy định của pháp luật liên quan đến tặng cho quyền sử dụng đất cũng được
áp dụng đúng quy định pháp luật điều 457, điều 459, điều 460, điều 461, điều 462 của
Bộ luật Dân sự 2015 cũng như quy định tại Luật đất đai 2013.

12


+ Khi có khách hàng đến giao dịch, cơng chứng viên sẽ hỏi khách hàng đến Văn
phịng cơng chứng để thực hiện giao dịch gì? Từ câu trả lời của khách hàng công chứng
viên sẽ căn cứ vào các quy định của Pháp luật mà hướng dẫn cũng như yêu cầu khách
hàng xuất trình các giấy tờ cần thiết để thực hiện chính xác yêu cầu của khách hàng.
- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ u cầu cơng chứng có vấn đề
chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi
ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối
tượng của hợp đồng, giao dịch là khơng có thật thì cơng chứng viên đề nghị người yêu

cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng
viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có
quyền từ chối cơng chứng;
- Khi công chứng các Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, cơng chứng viên có
trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả
pháp lý của việc tặng cho quyền sử dụng đất đó cho các bên tham gia.
- Khi khách hàng xuất trình giấy tờ, nếu thấy đầy đủ và đảm bảo để thực hiện yêu cầu
của khách hàng thì cơng chứng viên hướng dẫn khách hàng viết vào Phiếu yêu cầu công
chứng hợp đồng, văn bản (theo mẫu); cơng chứng viên kiểm tra, đối chiếu bản chính với
các bản sao giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp.
- Thực tế cho thấy rằng, việc soạn thảo văn bản do thư ký nghiệp vụ soạn thảo điều
này đã giúp giảm tải khối lượng công việc của công chứng viên và đáp ứng nhanh được
nhu cầu của người u cầu cơng chứng hiện nay. Về tính pháp lý, sau khi nhân viên
nghiệp vụ soạn thảo công chứng viên có kiểm tra lại và khách hàng có đọc lại vì cơng
chứng viên là người chịu trách nhiệm về văn bản công chứng. Công chứng viên giải đáp
các thắc mắc của người u cầu cơng chứng, giải thích cho họ hiểu rõ các quyền và
nghĩa vụ liên quan đến văn bản, hậu quả pháp lý của việc ký kết văn bản. Cơng chứng
viên đã thực hiện đúng trình tự thủ tục công chứng được quy định tại Điều 40, 41 Luật
cơng chứng 2014.
CHƯƠNG III: KHĨ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Khó khăn, vướng mắc
Quy định tặng cho tài sản và quy định tặng cho tài sản có điều kiện tại các Điều 457,
Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành không phải là quy định mới. Vì các quy định
này đã quy định tại các Điều 465, Điều 470 Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua
ngày 14/06/2005 (sau đây viết là Bộ luật Dân sự năm 2005) mà quy định tại các Điều
457, Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 về nội dung là căn bản giữ nguyên quy định tại các
Điều 465, Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy có sửa đổi một vài từ, nhưng không
ảnh hưởng đến nội dung chính của điều luật. Đối với cụm từ “khơng được bán” ghi trong
hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, đất ở được hiểu như thế nào là đúng? Nội dung ghi
như thế này hiện đang có hai ý kiến khác nhau như sau:

13


- Ý kiến thứ nhất cho rằng cụm từ “không được bán” trong Giấy cho nhà là chấp nhận
được. Vì không vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội.
- Ý kiến thứ hai cho rằng từ “không được bán” trong Giấy cho nhà là ảnh hưởng đến quyền
định đoạt của bên nhận tặng cho. Vì theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 thì
hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng “chuyển quyền sở hữu”. Nếu có cụm từ: “khơng
được bán” trong Giấy cho nhà ở thì cụm từ này đã hạn chế quyền định đoạt căn nhà đối với
bên nhận tặng cho. Như vậy, cụm từ: “không được bán” trở thành điều kiện tặng cho tài sản
mà không rõ thuộc trường hợp khoản nào của Điều 462 Bộ luật Dân sự. Cụ thể là:
+ Khoản 2 Điều 462 Bộ luật Dân sự quy định về trường hợp người được nhận tài sản
tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước khi được nhận tài sản tặng cho.
+ Khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự quy định về trường hợp người được nhận tài sản
tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ sau khi nhận tài sản tặng cho.
+ Còn khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự quy định quyền được yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ của người tặng cho đối với người được tặng cho.
2. Đề xuất, kiến nghị
- Để bảo sự thống nhất về nhận thức và thực hiện đúng quy định của pháp luật về tặng
cho tài sản có điều kiện, tơi đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản hướng
dẫn một số vấn đề sau đây:
+ Trường hợp hợp đồng tặng cho tài sản là nhà ở, đất ở mà trong hợp đồng có ghi điều
kiện là “Khơng được bán” thì hợp đồng tặng cho tài sản này thuộc khoản nào của Điều
462 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Tuy đã có quy định tài sản hình thành trong tương lai tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật
Dân sự 2015, nhưng trong thực tế, nhận thức về quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật
Dân sự 2015 (tài sản hình thành trong tương lai) là không thống nhất nên rất cần sự
hướng dẫn để có sự nhận thức thống nhất.
- Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp luật cơng chứng nói riêng và
pháp luật có liên quan nói chung, kết hợp với công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục

pháp luật cho các ban, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức đúng về hoạt động
và nghề công chứng;
- Kiến nghị Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan hộ tịch tại địa phương
xây dựng, bổ sung, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về bất
động sản, thông tin hộ tịch và liên thông với Cơ sở dữ liệu công chứng của Bộ Tư pháp
nhằm đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước về công chứng được hiệu quả, tạo thuận
lợi cho việc tra cứu và xác thực thông tin người yêu cầu công chứng, thông tin về bất
động sản khi hoạt động công chứng để tránh các rủi ro khơng đáng có;

14


- Công chứng viên cần nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, trách nhiệm và cái tâm
của nghề để nhận ra các dấu hiệu bất thường của các giao dịch, giả mạo giấy tờ, giả mạo
người yêu cầu công chứng. Tổ chức các kì thi kiểm tra năng lực hàng năm để đánh giá
trình độ, nghiệp vụ của cơng chứng viên.

15


KẾT LUẬN
Hợp đồng tặng cho tài sản là một trong những giao dịch thường gặp trong hoạt
động công chứng, thủ tục cơng chứng hợp đồng tặng cho khơng có nhiều khác biệt so
với việc công chứng các loại hợp đồng khác. Tuy nhiên đây là giao dịch dẫn đến chuyển
dịch tài sản về quyền tài sản (tài sản và quyền tài sản được chuyển giao từ Bên tặng cho
sang bên được tặng cho) nên trong hoạt động nghiệp vụ, công chứng viên phải tuân thủ
chặt chẽ các quy định về thủ tục và nội dung đối với loại hợp đồng này.
Qua q trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận tơi
nhận thấy khi hành nghề cơng chứng, cơng chứng viên phải là người có đủ tiêu chuẩn
theo quy định tại Điều 8 của Luật công chứng 2014, được bổ nhiệm để hành nghề công

chứng, am hiểu pháp luật, luôn phải tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất
đạo đức tốt, phải khách quan trung thực, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn
bản mà mình đã cơng chứng và phải tn theo đạo đức hành nghề cơng chứng, phải có
nhiều kinh nghiệm để giải quyết hồ sơ.
Từ tình huống thực tế trên kết hợp với những kiến thức nhận được từ quý thầy cô cũng
như từ những nguồn khác (nghiên cứu hồ sơ, đọc các Văn bản pháp luật có liên quan
đến việc cơng chứng…) điều đó sẽ tạo điều kiện cho tôi trong lĩnh vực công chứng sau
này. Tất cả những điều này sẽ giúp tơi rất nhiều trong việc hồn thành tốt cơng việc của
mình nói riêng cũng như góp phần đưa nghề cơng chứng trở nên hồn hảo hơn dưới góc
nhìn của người dân, của những nhà làm luật nói chung nhằm hướng đến một cuộc sống
văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn trong khuôn khổ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Bộ luật Dân sự năm 2005
3. Luật đất đai năm 2013
4. Luật nhà ở năm 2014
5. Luật Hộ tịch năm 2014
6. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
7. Luật công chứng 2014
8. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số

điều lệ và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
9. Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ

tịch
10. Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 quy định chi tiết một số điều

và biện pháp thi hành Luật Công chứng
11. Thông tư 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016
12. Giáo trình Kỹ năng hành nghề cơng chứng tập 3 (tái bản lần thứ hai)

17


18



×