Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cc24.2C.hcm_171_Nguyễn Trọng Linh_Tt5.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.51 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
-------------------

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
Lĩnh Vực: Thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng về nhóm việc Cơng
chứng hợp đồng về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Hồ sơ công chứng:
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Họ và tên: NGUYỄN TRỌNG LINH
Sinh ngày 10 tháng 06 năm 1996
Số báo danh: 171
Lớp: CCV24.2C (T7, CN): HCM

Bình Thuận, ngày 09 tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO
ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG
CÔNG CHỨNG
I. Khái niệm hợp đồng bảo đảm
II. Hình thức của hợp đồng bảo đảm
III. Đặc điểm của hợp đồng bảo đảm
1. Về chủ thể
2. Về đối tượng


3. Về nội dung
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ SƯU TẦM
I. Tóm tắt hồ sơ
II. Thành phần hồ sơ
III. Trình tự, thủ tục thực hiện công chứng
1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng
2. Đánh giá hồ sơ yêu cầu cơng chứng
3. Hồn tất dự thảo hợp đồng, giao dịch


4. Cho người yêu cầu công chứng ký tên và cơng chứng viên cơng
chứng ký nhận
5. Đóng dấu, phát hành văn bản công chứng và lưu trữ hồ sơ
IV. Nhận xét hồ sơ
V. Nhận xét về cách giải quyết hồ sơ của công chứng viên và của tổ
chức hành nghề công chứng
VI. Kinh nghiệm đạt được
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện theo Thông báo ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Khoa Đào tạo Công
chứng viên và các chức danh khác Bộ môn công chứng về việc thực tập đợt 5 “Thực tập
tại các tổ chức hành nghề cơng chứng về nhóm việc Cơng chứng hợp đồng về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ”. Học viên đã xin thực tập tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc,
tỉnh Bình Thuận từ ngày 28/3/2022 đến ngày 01/4/2022.Trong quá trình thực tập học
viên đã quan sát được những kỹ năng của Công chứng viên khi tiếp nhận và xử lý hồ sơ
cũng như áp dụng luật vào thực tiễn Công chứng văn bản liên quan đến thừa kế. Được

trực tiếp tiếp nhận, tư vấn và xử lý hồ sơ của người u cầu cơng chứng cùng với Cơng
chứng viên qua đó cảm nhận được những áp lực khi tiếp xúc với người u cầu cơng
chứng. Và tìm hiểu về các giao dịch liên quan đến Công chứng hợp đồng về bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ, như: Hợp đồng cầm cố tài sản, Hợp đồng thế chấp tài sản, Hợp đồng
đặt cọc, Hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, Hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu
quyền sở hữu, Hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp … Qua q trình thực tập tại
Văn phịng cơng chứng học viên đã có thêm kinh nghiệm thực tế khi được tiếp xúc và
xử lý hồ sơ của người yêu cầu công chứng về nhóm việc Cơng chứng hợp đồng về bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ.
Sau khi kết thúc quá trình “Thực tập tại các tổ chức hành nghề cơng chứng về
nhóm việc Công chứng hợp đồng về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” tại Văn phịng cơng
chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận từ ngày 28/3/2022 đến ngày 01/4/2022, nay học
viên báo cáo về nội dung của hồ sơ đã sưu tầm tại văn phịng cơng chứng là “Hợp đồng
đặt cọc” và nhận xét, đánh giá, ghi chép kết quả của quá trình thụ lý và giải quyết hồ sơ
u cầu cơng chứng như sau:
- Tóm tắt hồ sơ cơng chứng.
- Nhận xét q trình giải quyết việc cơng chứng của cơng chứng viên, Tổ chức hành
nghề công chứng.
- Những kinh nghiệm nghề nghiệp rút ra từ việc tham gia quá trình giải quyết việc công
chứng.
- Kiến nghị đề xuất về việc hoàn thiện pháp luật đối với hệ thống pháp luật liên quan
đến việc công chứng.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
I. Khái niệm hợp đồng bảo đảm

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên sử
dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo
đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của chủ thể khác (gọi là bên
được bảo đảm). Các biện pháp bảo đảm theo pháp luật Việt Nam chủ yếu có tính chất
tài sản, trừ biện pháp tín chấp. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước
khá tương đồng về khái niệm biện pháp bảo đảm tuy có sự khác nhau trong việc sử dụng
thuật ngữ.
Vậy hợp đồng bảo đảm là gì? Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐCP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 đã quy định
như sau: “Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận
bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ
được bảo đảm”.
Hợp đồng bảo đảm gồm các loại hợp đồng nào? Theo điều 292 Bộ luật Dân sự
2015 thì hợp đồng bảo đảm gồm: “Hợp đồng cầm cố tài sản, Hợp đồng thế chấp tài sản,
Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, Hợp đồng mua bán tài sản có
bảo lưu quyền sở hữu, Hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp”.
II. Hình thức của hợp đồng bảo đảm
Hiện nay Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định hai biện pháp bảo đảm bắt buộc
phải được lập thành văn bản là bảo lưu quyền sở hữu và tín chấp, cịn lại 7 biện pháp
khác là cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, bảo lãnh và cầm giữ tài sản thì khơng
bắt buộc phải được lập thành văn bản. Tất nhiên, ngoại trừ một số trường hợp như thế
chấp bất động sản thì vẫn bắt buộc phải được lập thành văn bản.
Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định “Trường hợp luật quy định giao dịch
dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải
tn theo quy định đó”. Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình
thức thì vơ hiệu, trừ hai trường hợp sau đây:
Thứ nhất, giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản
nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít

2



nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Toà án ra
quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó;
Thứ hai, giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định
bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Toà án ra quyết
định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải
thực hiện việc công chứng, chứng thực. Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là 2 năm, kể từ thời điểm “giao dịch dân
sự được xác lập”.
Như vậy, các hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải bằng văn bản như
hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, nếu khơng được lập thành văn bản thì sẽ bị vơ hiệu. Tuy nhiên, nếu các bên đã thực
hiện được 2/3 hợp đồng hoặc tuy chưa thực hiện được 2/3 hợp đồng, nhưng đã quá thời
hạn 2 năm thì vẫn được công nhận hiệu lực.
III. Đặc điểm của hợp đồng bảo đảm
1. Về chủ thể
Quan hệ bảo đảm được xác lập làm hình thành một quan hệ pháp luật giữa các
bên tham gia, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật bảo đảm thực hiện.
Chủ thể của quan hệ bảo đảm bao giờ cũng chỉ gồm hai bên, một bên được gọi là bên
bảo đảm, bên kia được gọi là bên nhận bảo đảm.Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của
thực tiễn nên nhiều trường hợp, bên cạnh các chủ thể của quan hệ bảo đảm còn có chủ
thể khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ bảo đảm và vì thế, hiện cịn nhiều
cách khác nhau về chủ thể của quan hệ bảo đảm. Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật
dân sự 2015 thì trong quan hệ bảo lãnh có ba chủ thể gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo
lãnh và bên được bảo lãnh.
Bên bảo đảm: Bên bảo đảm trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là bên cam
kết trước bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng quan hệ bảo đảm đó
về việc bằng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc bằng việc thực hiện một công việc nhất
định để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, trong một quan hệ bảo đảm thì bên bảo đảm là bên cam kết trước bên
có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự. Thông thường, bên bảo đảm đồng thời là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ
được bảo đảm. Chẳng hạn, B vay tiền của A và B cầm cố, thế chấp tài sản của mình để
bảo đảm cho việc trả tiền đó.
3


Tuy nhiên, trong một số quan hệ bảo đảm, bên bảo đảm có thể là người thứ ba.
Ví dụ: B vay tiền của A nhưng C là người bảo lãnh cho B trước A.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bên bảo đảm bao gồm: bên cầm cố,
bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trịxã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.
Bên nhận bảo đảm: Bên nhận bảo đảm trong quan hệ bảo đảm là bên chấp nhận
sự cam kết của bên kia về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tài sản hoặc
bằng việc thực hiện công việc nhất định. Như vậy, bên nhận bảo đảm ln ln là bên
có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.
2. Về đối tượng
Trong sự liên quan giữa các chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ
phải làm sao để đảm bảo lịng tin cho bên có quyền rằng nghĩa vụ sẽ được thực hiện?
Cái mà bên có quyền có thể đặt lịng tin vào đó có thể là một tài sản, việc thực hiện một
công việc hoặc uy tín.
Nếu cái mà các bên thơng qua nó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ là tài sản thì
đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được gọi là “tài sản bảo đảm” (Điều 295 Bộ
luật dân sự năm 2015). Tuy nhiên, quy định của luật thực định cho thấy trong một số
trường hợp nhất định, các bên có thể thỏa thuận về một đối tượng khác để bảo đảm cho
việc thực hiện nghĩa vụ dân sự và do đó, thuật ngữ tài sản bảo đảm sẽ không lột tả hết
nội hàm của đối tượng bảo đảm, bởi vì đối tượng của giao dịch bảo đảm có thể là uy tín
(tín chấp), cam kết (bảo lãnh).
Như vậy, đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể là một trong các loại
sau đây:

* Tài sản: Với ý nghĩa là một lượng tài chính dự phịng cho việc thực hiện nghĩa vụ
trong trường hợp đến hạn mà nghĩa vụ chính khơng được thực hiện hoặc thực hiện không
đúrig, không đầy đủ. Điều 295 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản bảo đảm
như sau:
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đàm, trừ trường hợp cầm giữ
tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4


- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được
bảo đảm.
* Việc thực hiện công việc: Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền
(sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau
đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh”.
Thuật ngữ “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ” trong điều luật này được
hiểu là, bên bảo lãnh phải thực hiện một công việc nhất định vốn là nghĩa vụ của bên
được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Công việc mà bên bảo lãnh phải thực hiện trước
bên nhận bảo lãnh có thể là việc trả tiền, giấy tờ có giá; chuyển giao vật, chuyển giao
quyền (gọi chung là chuyển giao tài sản); hoặc có thể là thực hiện một công việc khác
tuỳ thuộc vào nội dung của nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh đó hoặc sự
thoả thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.

* Uy tín: Điều 344 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tổ chức chính trị- xã hội tại cơ
sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại
ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy
định của pháp luật”.
Hướng tới việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xố
đói giảm nghèo, bộ luật dân sự quy định về việc các tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở có
thể bằng uy tín của tổ chức mình để bảo đảm cho thành viên nghèo của mình vay vốn
tại một tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Quy định trên cho thấy đối tượng để bảo đảm cho khoản vay trong trường hợp
này không phải là tài sản. Các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở chỉ có trách nhiệm
giám sát việc sử dụng vốn vay và bằng uy tín của mình để bảo đảm trước bên cho vay
rằng vốn vay sẽ được sử dụng đúng mục đích, bên vay sẽ hồn trả vốn cùng lãi suất
đúng thời hạn. Tuy nhiên, tổ chức bảo đảm khơng có trách nhiệm trả thay dù bên vay
khơng thể trả nợ khi đến hạn.

5


Vì lý do trên, ta thấy rằng đối tượng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường
hợp tín chấp chỉ là uy tín.
Như vậy, có thể khái qt về đối tượng bảo đảm như sau: Đối tượng bảo đảm là
cái mà các bên trong quan hệ bảo đảm thông qua nó để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa
vụ chính. Đối tượng bảo đảm có thể là tài sản, cơng việc phải thực hiện, uy tín.
3. Về nội dung
Chủ thể của hợp đồng, giao dịch bảo đảm: chủ thể của hợp đồng giao dịch bảo
đảm rất phong phú tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ thể của hợp đồng, giao dịch bảo
đảm có thể là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình...
- Các loại chủ thể của hợp đồng bảo đảm: Đối với hợp đồng bên bảo đảm là bên có nghĩa
vụ thì chủ thể của hợp đồng gồm: Bên bảo đảm và bền nhận bảo đảm.
+ Bên bảo đảm: đối với dạng hợp đồng bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ thì bên bảo đảm

dùng chính tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận
bảo đảm. Trường hợp này thường có trong các giao dịch bảo đảm bằng các biện pháp:
cầm cố, thế chấp, đặt cọc.
+ Bên nhân bảo đảm: là bên có quyền tron quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó
được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, đó chính là bên nhận cầm cố,
nhận thế chấp, nhận đặt cọc, nhận ký cược, bên có quyền được ngân hàng thanh tốn,
bồi thường. Đối với các biện pháp bảo đảm khơng bằng tài sản (bảo lãnh, tín chấp), bên
bảo đảm ln là người thứ ba. Trong quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh chính là người thứ
ba cam kết nghĩa vụ. Riêng trường hợp tín chấp, bến bảo đảm chỉ có thể là tổ chức chính
trị - xã hội tại cấp cơ sở và tổ chức này không thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa
vụ.
- Mục đích của hợp đồng trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm: trong hợp đồng bảo đảm
phải thể hiện rõ việc áp dụng biện pháp bảo đảm là để bảo đảm cho nghĩa vụ nào.
- Đối tượng của hợp đồng trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm: Đối tượng của hợp đồng là
nội dung bắt buộc phải có trong nội dung của hợp đồng. Với nội dung này cần phải ghi
nhận rõ đối tượng của hợp đồng là tài sản gi? Trong nội dung hợp đồng cần mô tả cụ thể
hiện trạng, chất lượng tài sản danh mục tài sản, số lượng tài sản, chủng loại tài sản, đặc
điểm kỹ thuật, hoa lợi, lợi tức phát sinh; nếu là bất động sản thì phải ghi rõ vị trí, diện
tích, ranh giới, vật phụ kèm theo; nếu là tài sản hình thành trong tương Iai hoặc tài sản
hình thành từ vốn vay thì các bên cần thỏa thuận rõ khi nào sẽ ký hợp đồng bảo đảm.

6


- Thời hạn thực hiện hợp đồng: với thời hạn thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực giao dịch
bảo đảm, khi xây dựng nội dung, cần chủ ý thời hạn thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực
giao dịch bảo đảm phải bằng hoặc dài hơn thời gian thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên: Tùy thuộc vào từng loại giao dịch bảo đảm thì quyền
của bên bảo đảm được xác định khác nhau. Đây là nội dung chủ yếu do các bên thỏa
thuận với nhau và đưa ra, vì vậy cần phải được ghi nhận rõ ràng trong nội dung của hợp

đồng, thông thường trong hợp đồng liên quan đến lĩnh vực giao dịch bảo đảm đối với
nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên cần có một số nội dung sau:
+ Đối với bên bảo đảm: Nếu bên bảo đảm giữ tài sản bảo đảm thì bên bảo đảm có quyền
khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản bảo đảm hoặc các
bên có thể thỏa thuận khác; đối với tài sản là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản
xuất, kinh doanh thì bên bảo đảm được bán tài sản đó với điều kiện phải thông báo cho
bên bảo đảm biết hoặc dưới sự giám sát của bên nhận bảo đảm; ngoài ra bên bảo đảm
cịn có quyền u cầu thanh thải số tiền thu được hoặc tài sản có được từ việc sử tiền đó
là tài sản thay thế cho số hàng hóa luân chuyển, đã bán. Tương ứng với các quyền của
bên bảo đảm có được, đối với trường hợp giữ tài sản bảo đảm thì bên bảo đảm có nghĩa
vụ: bảo quản, giữ gìn tài sản bảo đảm: khơng được khai thác công dụng của tài sản bảo
đảm, không được bán tài sản bảo đảm khi nghĩa vụ chưa đến hạn...
+ Đối với bên nhận bảo đảm: với trường hợp tài sản bảo đảm do bên bảo đảm giữ hoặc
do người thứ ba giữ thi quyền của bên nhân bảo đảm được xem xét, kiểm tra trực tiếp
tài sản bảo đảm; yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm phải cung cấp thơng tin về thực trạng
tài sản đó; u cầu bên giữ tài sản bảo đảm áp dụng các biện pháp cần thiết theo thỏa
thuận để bảo đảm giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản có nguy cơ bị hỏng do
thách, sử dụng; yêu cầu bên giữ tài sản bảo đảm giao tài sản cho minh để xử lý. Đối với
trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai thì bên nhận bảo đảm
có quyền giám sát, kiểm tra trong quá trình hình thành tài sản bảo đảm.
- Các thỏa thuận khác, như: việc giao nhận giấy tờ sở hữu - sử dụng của tài sản bảo đảm,
các vấn đề liên quan đến sự thay đổi của tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm,
phạt vi phạm, giải quyết tranh chấp...
Lưu ý: Giao dịch bảo đảm vô hiệu, bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực
hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ SƯU TẦM
I. Tóm tắt hồ sơ
7



Hồ sơ mà học viên sưu tầm được là hợp đồng đặt cọc đã hồn thiện được cơng
chứng viên Nguyễn Anh P tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn P, tỉnh Bình Thuận chứng
nhận, số cơng chứng 000534 quyển số 01/2022 TP/CC-SCC/HĐGD vào ngày 22 tháng
3 năm 2022. Theo đó, vào ngày 22 tháng 3 năm 2022, ông Võ Quốc và ông Tiêu Kim
cùng vợ là bà Nguyễn Thị có đến văn phịng cơng chứng Nguyễn P, tỉnh Bình Thuận tại
địa chỉ số 55 Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
để u cầu cơng chứng hợp đồng đặt cọc và được công chứng viên Nguyễn Anh P tiếp
nhận và xử lý hồ sơ, tài sản đặt cọc là một khoản tiền.
II. Thành phần hồ sơ:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo hợp đồng đặt cọc;
- Bản sao giấy căn cước công dân ông Võ Quốc, ông Tiêu Kim và bà Nguyễn
Thị;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất số CK 982; số vào sổ cấp GCN: CS03 do Sở tài nguyên và Mơi trường
tỉnh Bình Thuận cấp ngày 20/12/2017, cập nhật biến động ngày 26/7/2018 và ngày
13/6/2019;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng: Trích lục kết hôn của ông Tiêu
Kim và bà Nguyễn Thị, sổ hộ khẩu của ông Võ Quốc, ông Tiêu Kim và bà Nguyễn Thị.
III. Trình tự, thủ tục thực hiện cơng chứng
1. Tiếp nhận hồ sơ u cầu cơng chứng
- Ơng Võ Quốc và ông Tiêu Kim cùng vợ là bà Nguyễn Thị nộp hồ sơ yêu cầu
công chứng hợp đồng đătn cọc tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn P, tỉnh Bình Thuận.
- Công chứng viên Nguyễn Anh P tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ, tài liệu
trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Công chứng viên Nguyễn Anh P nhận thấy hồ sơ yêu
cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật và thụ lý, ghi vào sổ công
chứng.
- Hồ sơ yêu cầu công chứng rõ ràng, việc giao kết hợp đồng khơng có dấu hiệu
bị đe doạ, cưỡng ép, khơng có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của ông Võ Quốc

và ông Tiêu Kim cùng vợ là bà Nguyễn Thị, đối tượng của hợp đồng được mô tả cụ thể.
2. Đánh giá hồ sơ yêu cầu công chứng

8


- Công chứng viên Nguyễn Anh P hướng dẫn ông Võ Quốc và ông Tiêu Kim
cùng vợ là bà Nguyễn Thị tuân thủ đúng các quy định về thủ tục cơng chứng và các quy
định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch.
- Công chứng viên Nguyễn Anh P giải thích cho ơng Võ Quốc và ông Tiêu Kim
cùng vợ là bà Nguyễn Thị hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa
và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng đặt cọc.
3. Hoàn tất dự thảo hợp
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng đặt cọc.
- Nội dung, ý định giao kết hợp đồng đặt cọc là xác thực, không vi phạm pháp
luật, không trái đạo đức xã hội thì cơng chứng viên soạn thảo lời chứng hợp đồng đặt
cọc.
4. Cho người yêu càu công chứng ký tên và công chứng viên ký chứng nhận
- Võ Quốc và ông Tiêu Kim cùng vợ là bà Nguyễn Thị tự đọc lại dự thảo hợp
đồng đặt cọc.
- Ông Võ Quốc và ông Tiêu Kim cùng vợ là bà Nguyễn Thị đồng ý toàn bộ nội
dung trong dự thảo hợp đồng đặt cọc và ký vào từng trang của hợp đồng.
- Công chứng viên Nguyễn Anh P yêu cầu ông Võ Quốc và ông Tiêu Kim cùng
vợ là bà Nguyễn Thị xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng
nêu trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng đặt cọc.
5. Đóng dấu, phát hành văn bản cơng chứng và lưu trữ hồ sơ
Văn phịng cơng chứng Nguyễn P, tỉnh Bình Thuận thu phí, thù lao cơng chứng
và các chi phí khác; đóng dấu phát hành và cấp văn bản công chứng cho yêu cầu công
chứng; tiến hành lưu trữ hồ sơ theo quy định pháp luật.
IV. Nhận xét hồ sơ

- Người yêu cầu công chứng sử dụng trích lục kết hơn, việc sử dụng trích lục kết
hơn thì cơng chứng viên cũng hết sức lưu ý về lý do khơng có kết hơn bản chính (liệu
họ đã làm thất lạc hay đã ly hơn). Nếu làm thất lạc thì sử dụng trích lục kết hôn là đúng
theo quy định Luật hộ tịch cũng như các văn bản hướng dẫn. Cịn nếu đã ly hơn thì xem
lại quyền định đoạt tài sản.
- Trong hợp đồng đặt cọc chỉ dẫn chiếu đến trường hợp khi bên đặt cọc từ chối
việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (theo
khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức phạt cọc). Nhưng không đề cập
9


đến việc khi bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì bên nhận đặt cọc
có thể chuyển nhượng
V. Nhận xét về cách giải quyết hồ sơ của công chứng viên và của tổ chức
hành nghề cơng chứng
- Cơng chứng viên Văn phịng cơng chứng Nguyễn P, tỉnh Bình Thuận đã kiểm
tra, hướng dẫn hồ sơ cho ông Võ Quốc và ông Tiêu Kim cùng vợ là bà Nguyễn Thị theo
đúng các trình tự thủ tục quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014 như:
+ Kiểm tra phiếu yêu cầu công chứng của người u cầu cơng chứng về việc gì;
+ Kiểm tra thẩm quyền công chứng theo yêu cầu của hồ sơ công chứng;
+ Kiểm tra giao dịch liên quan cũng như ngăn chặn trên hệ thống phần mềm quản
lý của tỉnh về công chứng đối với tài sản và đương sự tham gia trong hợp đồng;
+ Giải thích cho người yêu cầu cơng chứng biết quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng;
+ Đặt một số câu hỏi vui và bất ngờ để kiểm tra năng lực hành vi dân sự của
người yêu cầu công chứng;
- Công chứng viên đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật
quy định tại điều 17 Luật công chứng đặc biệt là điểm d, khoản 1, điều 17 Luật công
chứng về việc đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thơng tin tài liệu
để thực hiện công chứng.

VI. Kinh nghiệm đạt được
Qua q trình thực tập tại Văn phịng cơng chứng Nguyễn Phúc, tỉnh Bình Thuận
được tiếp xúc trục tiếp với người yêu cầu công chứng và được Công chứng viên hướng
dẫn nghiên cứu hồ sơ Hợp đồng đặt cọc tại Văn phịng. Tơi nhận thấy việc Cơng chứng
hợp đồng về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khá phức tạp đặc biệt là Hợp đồng đặt cọc. Hồ
sơ mà học viên sư tầm là hồ sơ đơn gian có đầy đủ giấy tờ. Nhưng quá trình thụ lý và
giải quyết khá phức tạp việc giải thích các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao
dịch, Việc thoả thuận các điều khoản phạt cọc trong hợp đồng mất khá nhiều thời gian
trao đổi. Cho nên cần phải năm vững kiến thức pháp luật về Công chứng hợp đồng về
bảo đảm thực hiện nghĩa cũng như các kinh nghiệm thực tiễn khi xử lý hồ sơ để vận
dụng vào công chứng Hợp đồng đặt cọc.

10


CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
- Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực trong một thời hạn nhất định. Nếu các bên tham gia
không quy định, thì thời điểm nào thì hợp đồng đặt cọc hết hiệu lực. Trường hợp, hợp
đồng được công chứng thì CCV sẽ đảm bảo vấn đề này phải được đưa vào nội dung
hợp đồng thời hạn hiệu lực của hợp đồng, nhưng nếu hợp đồng đặt cọc được thỏa
thuận giữa các bên khơng có cơng chứng, có lúc sẽ quên không đề cập thời hạn hiệu
lực trong hợp đồng. Do đó, pháp luật cần đề cập thời hạn hợp đồng đặt cọc, nếu các
bên khơng có thỏa thuận.
- Vấn đề chủ thể tham giao giao dịch hợp đồng đặt cọc có thể là một bên thứ ba, chủ
thể này chỉ tham gia đặt cọc thay cho một chủ thể khác để giữ cơ hội mua bán có được
khơng hay được ủy quyền việc tham gia giao dịch hợp đồng đặt cọc có được khơng.
Xét về mặt bản chất của vấn đề thì hồn tồn hợp pháp nếu trong hợp đồng đưa vào
nội dung cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể nghiên cưu sâu hơn nội dung tại khoản 2,
điều 328, BLDS 2015 có nêu “nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp
đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc

giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản
tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Như
vậy có thể ngầm hiểu bên đặt cọc, và bên nhận đặt cọc cũng chính là hai chủ thể sẽ
trực tiếp tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng được bảo đảm. Như vậy, khi có một
bên thứ ba đứng ra đặt cọc thay, sẽ dễ gây tranh chấp nếu người này có ý định tham
gia vào giao kết hợp đồng được bảo đảm. Do đó, có thể hiểu hai bên chủ thể giao kết
hợp đồng đặt cọc, cũng chính là hai chủ thể tham gia vào giao dịch hợp đồng được
bảo đảm. Để quy định được rõ hơn, các nhà làm luật cần cụ thể hóa hơn để tránh nhầm
lẫn, hiểu nhiều nghĩa của pháp luật.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật công chứng năm 2014;
2. Bộ luật dân sự 2015;
3. Nghị định 21/2021/NĐ-CP Hướng dẫn bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
4. Giáo trình kỹ năng hành nghề cơng chứng Tập 3 (tái bản lần thứ 2) Học viện tư pháp;
Nhà xuất bản tư pháp Hà Nội năm 2020;
5. Tham khảo tài liệu, bài viết trên các trang thông tin chính thống khác.

12



×