Tải bản đầy đủ (.pdf) (392 trang)

Giáo trình quan trắc (final)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.98 MB, 392 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Hà Nội, năm 2018


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

MỤC LỤC
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG .............................4
BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH VÀ LẬP KẾ HOẠCH QUAN TRẮC
MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ..............................................................................26
BÀI 3: HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT VỀ MÔI
TRƯỜNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG................................................................32
BÀI 4: VĂN BẢN TRẢ LỜI KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO
ĐỘNG - HỒ SƠ VỆ SINH LAO ĐỘNG ............................................................39
BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ VI KHÍ HẬU TRONG MÔI
TRƯỜNG LAO ĐỘNG .......................................................................................59
BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ
CÔNG NGHIỆP ...................................................................................................74
BÀI 7: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỆN TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ
RADIO .................................................................................................................80
BÀI 8: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHIẾU SÁNG .........87
BÀI 9: KỸ THUẬT KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIẾNG
ỒN TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG .......................................................106
BÀI 10: KỸ THUẬT ĐO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VỆ SINH
RUNG TRONG SẢN XUẤT.............................................................................115
BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ BỨC XẠ ION HÓA .............124


BÀI 12: ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM BỤI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG .139
BÀI 13: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH BỤI TOÀN PHẦN BẰNG PHƯƠNG
PHÁP TRỌNG LƯỢNG (CÂN GIẤY LỌC) ...................................................148
BÀI 14: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH BỤI HÔ HẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TRỌNG LƯỢNG (CÂN GIẤY LỌC) ...............................................................153
BÀI 15: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ HĨA
HỌC TRONG KHƠNG KHÍ MƠI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ............................159
BÀI 16: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH CARBON DIOXYD (CO2) TRONG
KHÔNG KHÍ MƠI TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHUẨN ĐỘ NGƯỢC .......................................................................................179
BÀI 17: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH CARBON OXYD (CO) TRONG KHƠNG
KHÍ MƠI TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU ..........185
BÀI 18: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH SUNFUR DIOXYD (SO2) TRONG
KHÔNG KHÍ MƠI TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO
MÀU ...................................................................................................................190
BÀI 19: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH NITƠ DIOXIT (NO2) TRONG KHƠNG
KHÍ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU ..........200

2


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

BÀI 20: VAI TRÒ CỦA ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÂM SINH
LÝ-ECGÔNÔMI TRONG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG,
ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ................................205
BÀI 21: ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ GÁNH NẶNG LAO ĐỘNG THỂ LỰC ...........227
BÀI 22: ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ GÁNH NẶNG LAO ĐỘNG TRÍ ĨC ...............258
BÀI 23: ĐÁNH GIÁ ECGÔNÔMI ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ........................270
BÀI 24: ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ LAO ĐỘNG .....................................................282

BÀI 25: XÂY DỰNG PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO
ĐỘNG ................................................................................................................299
BÀI 26: THỐNG KÊ, BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG ..............................306
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CÁC
BIỆN PHÁP DỰ PHỊNG .................................................................................320
BÀI 28: AN TỒN BỨC XẠ TRONG NGÀNH Y TẾ ...................................329
BÀI 29: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ..........................336
BÀI 30: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH CÁC VI SINH VẬT CHỈ ĐIỂM TRONG
KHƠNG KHÍ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG .....................................................352
BÀI 31: KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH CÁC VI SINH VẬT BỀ MẶT TRONG
MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ............................................................................361
BÀI 32: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG BẰNG CÁC CHỈ SỐ
VI SINH VẬT TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ............................................................368
BÀI 33: ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ ………………………………………………...…………….…..............373

3


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được cơ sở pháp lý và các khái niệm về an tồn vệ sinh lao động.
2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động và ảnh hưởng
của chúng đến sức khoẻ người lao động.
3. Liệt kê được các yếu tố tác hại trong môi trường lao động.
4. Liệt kê được các đường xâm nhập vào cơ thể và đường thải trừ các hóa chất
độc khỏi cơ thể.
5. Trình bày phương pháp đánh giá điều kiện lao động.
6. Trình bày các biện pháp phòng ngừa các yếu tố tác hại nghề nghiệp, cải

thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động.
1. Cơ sở pháp lý và các khái niệm chung
1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Hà Nội ngày 29
tháng 6 năm 2006.
- Luật Lao động, Luật số 10/2012/QH13, Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2012.
- Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật số 84/2015/QH13, Hà Nội, ngày 25 tháng
6 năm 2015.
- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết một số điều của
Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết một số điều của
Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao
động, huấn luyện an tồn, vệ sinh lao động và quan trắc mơi trường lao động.
* Thông tư của Bộ Y tế
- Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12 tháng 5 năm 2016 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế.
- Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định về bệnh
nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn quản lý
vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
- Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 Hướng dẫn quản lý
bệnh nghề nghiệp.
- Từ Thông tư số 21 đến Thông tư số 30/2016/TT-BYT (trừ Thông tư số
28/2016/TT-BYT) ngày 30 tháng 6 năm 2016 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về các yếu tố vật lý tại nơi làm việc.

4



Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
- Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày
10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
* Thông tư của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội
- Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 2 tháng 2 năm 2015 Hướng dẫn thực
hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối
với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2015 Hướng dẫn
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm cơng việc
sản xuất có tính thời vụ và cơng việc gia công hàng theo đơn đặt hàng.
- Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định một
số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh.
- Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 Hướng dẫn
việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, cơng bố, đánh giá về tình hình tai nạn
lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an tồn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
- Thơng tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 Ban hành danh
mục cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn, vệ sinh lao động.
1.2 Khái niệm chung
1.2.1 Y học lao động
Y học lao động là môn khoa học nghiên cứu về các yếu tố tác hại nghề
nghiệp phát sinh do lao động, điều kiện lao động và tác động của chúng tới sức
khỏe, khả năng lao động của người lao động, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và
các bệnh liên quan, bảo vệ và tăng cường sức khỏe người lao động, góp phần nâng
cao năng suất lao động.
Y học lao động không chỉ nghiên cứu mà còn thực hành với mục tiêu là phục
vụ đối tượng người lao động và các vấn đề có liên quan.

Đối tượng nghiên cứu của y học lao động là người lao động và môi trường
lao động, điều kiện lao động nhằm tìm ra các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp,
yếu tố phù hợp giữa con người và lao động; phát hiện, điều trị và dự phòng các rối
loạn bệnh lý nghề nghiệp phát sinh trong lao động.
1.2.2 Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế,
xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao
động, môi trường lao động, người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo
điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình lao động, sản xuất.
1.2.3 An tồn lao động là giải pháp phịng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá
trình lao động.
1.2.4 Vệ sinh lao động là giải pháp phịng, chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

5


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
1.2.5 Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong
cho con người trong quá trình lao động.
1.2.6 Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong
quá trình lao động.
1.2.7 Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động,
gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
1.2.8 Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động đối với người lao động.
1.2.9 Đánh giá nguy cơ rủi ro về an tồn vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận
diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm

chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao
động.
1.2.10 Quản lý vệ sinh lao động là quản lý các yếu tố có hại trong điều kiện và môi
trường lao động đối với sức khỏe người lao động; thực hiện các biện pháp cải thiện
điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao
động cho người lao động.
2. Một số khái niệm và thuật ngữ trong quan trắc môi trường lao động
2.1 Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ
chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.2. Khu vực lao động là khu vực có diện tích nhất định (phân xưởng, bộ phận,
cơng đoạn) trong đó người lao động làm việc tại chỗ hoặc phải di chuyển theo yêu
cầu công việc.
2.3. Môi trường lao động là không gian nơi con người lao động bao gồm các yếu tố
môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường phát sinh trong q trình lao động, có
quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển của người lao động và q trình
lao động, sản xuất.
2.4 Quan trắc mơi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số
liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp
giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
2.5. Mẫu khu vực (mẫu vùng) là mẫu được lấy tại vị trí của một khu vực làm việc
nhất định. Vị trí lấy mẫu phải đại diện cho khu vực làm việc đó.
2.6. Mẫu cá nhân là mẫu được đeo cho người lao động tại vị trí làm việc nhất định
(một thao tác, một chức danh công việc) nhằm đánh giá mức tiếp xúc với chất ô
nhiễm của người lao động trong thời gian làm việc.
2.7. Lấy mẫu thời điểm là phương pháp lấy mẫu trong thời gian ngắn của ca làm
việc 8 giờ. Khi lấy mẫu, mọi công việc phải ở trạng thái hoạt động ổn định thường
ngày.
2.8. Lấy mẫu cả ca là phương pháp lấy mẫu trong thời gian dài cả ca làm việc (8
giờ). Khi lấy mẫu, mọi công việc phải ở trạng thái hoạt động ổn định thường ngày.


6


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
3. Mối liên quan giữa môi trường lao động và sức khoẻ người lao động
Sức khoẻ người lao động và môi trường lao động có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Nếu mơi trường lao động tốt, quan hệ lao động hài hoà thì sức khoẻ người lao
động được cải thiện sẽ kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động. Nếu mơi trường
lao động bị ô nhiễm, điều kiện lao động không tốt sẽ làm suy giảm sức khoẻ người
lao động, gây bệnh tật, chấn thương, tai nạn sẽ dẫn tới tăng chi phí lao động xã hội,
giảm năng suất lao động.
- Sức khoẻ người lao động thường chịu tác động bởi các yếu tố nguy cơ trong môi
trường lao động như:
+ Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, áp suất, bức xạ nhiệt, tiếng ồn,
rung chuyển, điện từ trường…
+ Các yếu tố hoá học: ở dạng rắn (chì, crom...), khí (CO, CO 2, SO2, NO2...),
lỏng (axit, bazơ, kiềm...).
+ Bụi: bụi silic, bụi amiăng, bụi bông…
+ Các yếu tố sinh học: vi khuẩn, vi rút, nấm mốc….
+ Yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgônômi như: áp lực công việc, lao động
nặng, tư thế lao động, thời gian lao động, nghỉ ngơi….
+ Các yếu tố gây chấn thương, tai nạn như: nguồn điện, nguồn nhiệt, vật văng
bắn, đổ, sập, nổ, nhiễm độc, ngạt...
- Khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động, người lao động
có thể bị ảnh hưởng tới sức khoẻ ở nhiều mức độ khác nhau:
+ Ảnh hưởng cấp tính như: chấn thương ở các bộ phận cơ thể (do tai nạn văng,
bắn, đổ, sập, ngã...), bỏng (hoá chất, điện, nhiệt, phóng xạ...), ngạt hoặc nhiễm
độc (các hơi khí độc...), thậm chí có thể tử vong tức thời.
YẾU TỐ TÂM SINH LÝ
Áp lực công việc, tư thế lao

động, công việc lặp lại.
Các mối quan hệ...

YẾU TỐ SINH HỌC
Vi khuẩn, vi rút, bào tử, nấm
mốc, côn trùng...

YẾU TỐ TAI NẠN
Nguồn điện, nguồn nhiệt,
vật văng bắn, đổ, sập, nổ...

NGƯỜI
LAO
ĐỘNG

YẾU TỐ HOÁ HỌC
Hố chất ở thể rắn, lỏng hoặc
khí, bụi, thuốc, chất kích thích
da, chất phụ gia ....

7

YẾU TỐ VẬT LÝ
Vi khí hậu, ánh sáng, tiếng
ồn, rung, điện từ trường,
phóng xạ...


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
+ Biến đổi thần kinh tâm lý hoặc sinh hoá của cơ thể, gây suy giảm sức khoẻ:

do áp lực công việc, tiếp xúc với hố chất, tiếng ồn... có thể gây rối loạn thần
kinh trung ương và thực vật: đau đầu, mất ngủ, chán ăn, dễ cáu gắt… tiếp xúc
với hoá chất, phóng xạ có thể gây các biến đổi ở máu, cơ quan sinh dục,
xương, tế bào...
+ Ảnh hưởng mạn tính: có thể gây bệnh ở các cơ quan bộ phận của cơ thể, ở
cơ quan hô hấp, tim mạch, tiêu hoá, tiết niệu-sinh dục, da... gây các bệnh nghề
nghiệp.
- Khi người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ
phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Chất tiếp xúc: phụ thuộc vào độc tính, đặc tính lý hố của chúng. Nhiều chất
độc hại, nguy hiểm có thể tan trong dịch, mỡ, nước, gây ảnh hưởng dù chỉ tiếp
xúc với nồng độ thấp trong thời gian ngắn.
+ Nồng độ chất tiếp xúc: nồng độ chất tiếp xúc trong mơi trường càng cao thì
nguy cơ ảnh hưởng càng lớn.
+ Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp xúc càng dài thì nguy cơ ảnh hưởng càng
lớn.
Thơng thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ cao có
thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính, trong khi đó tiếp xúc trong thời gian dài
nhưng với nồng độ thấp sẽ xảy ra hai tình huống: hoặc là cơ thể chịu đựng được
(thích nghi), hoặc được tích lũy với khối lượng lớn hơn gây ảnh hưởng mạn tính.
Khả năng đáp ứng của từng cá thể: có sự khác nhau trong phản ứng của mỗi
cá nhân khi tiếp xúc với chất độc hại. Tiếp xúc với cùng một lượng chất độc hại
trong cùng một thời gian một số người bị ảnh hưởng trầm trọng, một số người bị
ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người khơng bị ảnh hưởng. Khả năng đáp ứng của
mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ….
đặc biệt là phụ nữ và phụ nữ có thai thường mẫn cảm hơn khi tiếp xúc với các yếu
tố độc hại.
4. Các yếu tố tác hại nghề nghiệp
Trong quá trình lao động, dù lao động thủ cơng hay cơ khí hố, tự động hố
đều có thể xuất hiện các yếu tố nguy hại. Các yếu tố này tác động vào cơ thể con

người, tuỳ loại và mức độ tác động, có thể gây chấn thương, tử vong, bệnh tật liên
quan đến nghề nghiệp.
Tất cả các yếu tố có liên quan đến lao động ở nơi làm việc làm hạn chế khả
năng lao động, gây chấn thương hoặc ảnh hưởng khơng có lợi cho sức khỏe người
lao động thậm chí gây tử vong cho người lao động gọi là yếu tố tác hại nghề nghiệp.
Yếu tố tác hại nghề nghiệp là những yếu tố của điều kiện lao động không
thuận lợi và là nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến chấn thương, bệnh tật cho người
lao động.
Theo tính chất, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể chia các yếu tố tác
hại nghề nghiệp làm 2 loại chính như sau:
4.1. Các yếu tố nguy hiểm trong môi trường lao động

8


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Là những yếu tố gây tai nạn, chấn thương, thậm chí gây tử vong cho người
lao động. Các yếu tố nguy hiểm thường gặp trong lao động sản xuất được phân
thành 5 nhóm, bao gồm:
1. Yếu tố cơ học
2. Yếu tố nhiệt
3. Yếu tố điện
4. Yếu tố hóa học
5. Yếu tố gây nổ
4.1.1. Yếu tố cơ học
- Các bộ phận, cơ cấu truyền động như trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và
các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ơ tơ,
máy trục, tàu biển, sà lan, đồn tàu hỏa, đồn xe gng có nguy cơ cuốn, cán,
kẹp, cắt.
- Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy

li tâm, trục máy tiện, máy khoan, trục cán ép…).
- Các bộ phận chuyển động tịnh tiến (búa máy, máy đột dập, đầu máy bào, máy
sục, máy phay…).
- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phoi, bụi vật liệu gia công hoặc
các mảnh dụng cụ gẫy vỡ như: đá mài, dao cắt gọt, lưỡi cưa…).
- Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất khơng bền vững,
khơng ổn định gây ra như sập lị, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá
lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ cơng
trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng....
- Trơn, trượt, ngã khi làm việc trên đất, sàn ướt tại các cơ sở sản xuất chế biến
hải sản, đông lạnh, chế biến thực phẩm… Tai nạn ngã cũng có thể xẩy ra đối
với NLĐ làm việc trên cao tại các cơng trình xây dựng, giao thơng, giàn giáo,
làm việc những nơi có địa hình hiểm trở, thậm chí rơi từ trên cây cao, cột
điện…
4.1.2. Yếu tố nhiệt
Làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với nhiệt độ cao có nguy cơ tai
nạn bỏng như Bỏng nước (nóng, lạnh); Bỏng cháy do ngọn lửa, tia lửa, vật nung
nóng ở các lị nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn, hơi khí nóng từ các lị hấp,
sấy; Bỏng hóa chất (axit, xút…) hoặc bỏng vật lý (điện, tia bức xạ…).
4.1.3. Yếu tố điện
Theo từng mức điện áp và cường độ dịng điện tạo nguy cơ điện giật, điện
phóng, điện từ trường, cháy do chập điện… làm tê liệt hệ thống hơ hấp, tim mạch.
4.1.4. Yếu tố hóa học
Hóa chất ở thể rắn, lỏng, khí và hơi có thể gây nhiễm độc cấp tính (SO2, SO3,
oxit cacbon: CO, CO2; oxit nitơ: NO2; hydrosunfua: H2S; hoá chất bảo vệ thực vật
và các loại hoá chất độc hại khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký), nhiễm
độc mạn tính hoặc gây bỏng do hoá chất.
4.1.5. Yếu tố gây nổ
- Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các
thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hố lỏng vượt quá


9


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn
mịn do sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản
và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.
- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời
gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ
rất cao và áp lực lớn phá hủy các cơng trình, gây tai nạn cho người trong phạm
vi vùng nổ. Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi
chúng hỗn hợp với khơng khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa
thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với khơng khí
đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với khơng khí
càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng.
- Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích
trong khơng khí và gây chấn động trên mặt đất trong phạm vi bán kính nhất
định.
- Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải
xỉ....
4.2. Các yếu tố có hại trong mơi trường lao động
Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn
của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây
bệnh nghề nghiệp.
Theo đặc điểm, tính chất và nguồn phát sinh, các yếu tố có hại trong mơi
trường lao động được phân thành 5 nhóm, bao gồm:
1. Yếu tố vật lý
2. Yếu tố hóa-lý (Bụi, khói)
3. Yếu tố hóa học

4. Yếu tố vi sinh vật
5. Yếu tố tâm sinh lý lao động và các vấn đề xã hội
4.2.1 Yếu tố vật lý
a/ Vi khí hậu:
Vi khí hậu là trạng thái lý học của khơng khí trong khoảng khơng gian thu
hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ vận chuyển của
khơng khí và bức xạ nhiệt. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù
hợp với sinh lý của con người.
- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ
thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy
móc, thiết bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài
da, say nóng, say nắng, đục nhân mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra
các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh...
- Ðộ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ
do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hơi.
- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động
của con người.

10


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
b/ Tiếng ồn:
Tiếng ồn là âm thanh phát ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con
người, có thể gây khó chịu hoặc gây tác hại xấu đến sức khỏe con người như giảm
thính lực và có thể gây điếc.
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn dễ gây các bệnh nghề nghiệp như điếc,
viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác hoặc làm giảm khả năng tập trung trong
lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén. Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ.

Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần
kinh, dễ dẫn đến tai nạn lao động.
c/ Rung:
Rung là những dao động cơ học phát sinh từ các địa chấn, động cơ và dụng
cụ lao động. Những dao động đó là dao động điều hịa hoặc khơng điều hịa.
Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi làm
việc với khoan tay, cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra bệnh bàn tay
trắng (Bệnh Raynaud), mất cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần
kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh
trung ương, hệ tuần hoàn, nội tiết.
Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm việc trên phương tiện
giao thông, máy hơi nước, máy nghiền... Chấn động làm co hệ thống huyết mạch,
tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tuỳ theo đặc tính chấn động tạo ra thay đổi ở từng
vùng, từng bộ phận trên cơ thể người.
d/ Điện từ trường tần số công nghiệp
Điện từ trường tần số cơng nghiệp là sóng điện từ có tần số từ 50Hz đến
60Hz phát sinh do cảm ứng tĩnh điện và điện từ từ các nguồn điện, đường dây tải
điện và các thiết bị dùng điện.
+ Cường độ điện trường: Là độ lớn hiệu dụng của véctơ điện trường (E) tại một
điểm, xác định bằng lực (F) tác dụng lên một đơn vị điện tích (q) tại một điểm trong
trường, tính bằng vơn trên mét (V/m), nghĩa là:
E

F
q

+ Cường độ từ trường: Là độ lớn hiệu dụng của véctơ từ trường.
Cường độ từ trường được ký hiệu là H, đơn vị tính Ampe trên mét (A/m).
- Tác hại của điện từ trường tần số cơng nghiệp:
+ Tác hại cấp tính: Điện giật, phóng điện gây cháy, bỏng.

+ Tác hại mạn tính: Ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tuần hồn, hơ hấp, thính giác,
tăng huyết áp, kích thích, nhức đầu, giảm phản xạ có điều kiện, rung ngón tay, lưỡi.
Thay đổi điện tâm đồ, điện não đồ và một số chỉ số sinh hoá. Mức độ ảnh hưởng
phụ thuộc vào cường độ điện trường, thời gian tác động và trạng thái của cơ thể con
người.

11


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
đ/ Điện từ trường tần số cao (radio)
Điện từ trường tần số cao hay tần số radio là điện từ trường có tần số từ
3KHz đến 300GHz.
- Tác hại của điện từ trường tần số cao:
+ Hiệu ứng sinh nhiệt khi hấp thụ, năng lượng điện từ chuyển thành nhiệt năng
làm nóng cơ thể, bộ phận bị chiếu.
+ Hiệu ứng không sinh nhiệt, gây tác hại sinh học cho cơ thể không do nguyên
nhân làm nóng cơ thể.
+ Các biểu hiện tổn thương cấp tính bao gồm đục nhân mắt; nếu bị chiếu tồn
thân: Sốt, đau bụng cấp, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ…
+ Tổn thương mạn tính: Tổn thương hệ thống thần kinh, rối loạn chức năng hệ
thống tạo huyết và một số cơ quan khác.
e/ Bức xạ và phóng xạ:
Bức xạ:
- Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại.
- Lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.
Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu,
chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
Phóng xạ (Bức xạ ion hóa):

Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong
hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hoá vật chất. Những
nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ.
Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây
nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi
phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu
máu, vô sinh, ung thư, tử vong.
g/ Ánh sáng:
Ánh sáng được phát ra từ nguồn năng lượng mặt trời (ánh sáng tự nhiên) hoặc
từ các loại đèn, dụng cụ, máy móc, nguồn sáng do con người tạo ra (ánh sáng nhân
tạo). Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong q trình lao động (lao động ngồi trời, cửa
sổ, tấm lợp xuyên sáng…) gọi là chiếu sáng tự nhiên. Khi sử dụng các nguồn ánh
sáng nhân tạo gọi là chiếu sáng nhân tạo.
Chiếu sáng không đảm bảo làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động, dễ
gây ra tai nạn lao động. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi,
tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.

12


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
4.2.2. Yếu tố hóa-lý (Bụi, khói)
Bụi là các hạt chất rắn nhỏ, theo quy ước các hạt này có đường kính nhỏ hơn
100m, lắng đọng dưới trọng lượng riêng của chúng nhưng có thể cịn lơ lửng trong
khơng khí một thời gian.
Khói hơi phát sinh từ các chất rắn nóng bị bay hơi rồi ngưng tụ lại. Khói hơi
thường xuất hiện trong các xưởng đúc, luyện kim, hàn,…Khói hơi có đường kính
hạt từ 0,001-0,5m.
Khói đục phát sinh do đốt cháy các vật liệu có chứa cacbon, được hình thành
từng phần từ các hạt rắn và lỏng rất nhỏ. Khói đục có đường kính hạt từ 0,0010,5m.

Bụi hơ hấp có kích thước dưới 5 micrơmét là nguy hiểm nhất, khi hít phải bụi
đi vào phế nang làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. Mức độ nguy hiểm,
có hại của bụi, khói phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học của chúng. Bụi, khói có
thể gây bệnh ở đường hơ hấp, đặc biệt là các bệnh bụi phổi; bệnh ngoài da, tổn
thương mắt, gây ung thư...
Bụi có thể gây ra nhiều bệnh bụi phổi như:
+ Bệnh bụi phổi silic (Silicosis) là do bụi silic.
+ Bệnh bụi phổi amiăng (Asbestosis) do bụi amiăng.
+ Bệnh bụi phổi bông (Byssinosis) do bụi bông, đay, gai.
+ Bệnh bụi phổi than (Anthracosis) do bụi than.
+ Bệnh bụi phổi sắt (Siderosis) do bụi sắt.
4.2.3. Yếu tố hóa học
Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc
tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, ngun liệu nhân tạo. (Luật Hóa chất năm
2007).
Hố chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy
hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều 4 (Luật hóa chất năm 2007):
Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng cơ bản như: Chì, asen, crơm, benzen, rượu, các khí, bụi, các dung
dịch axit, bazơ, kiềm, muối, các phế liệu, phế thải khó phân hủy. Hóa chất độc có
thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi....tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:
- Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như axit đặc, kiềm...
- Nhóm 2: Chất kích thích đường hơ hấp như clo, amoniac, SO3,...
- Nhóm 3: Chất gây ngạt như các oxit các bon (CO2, CO), mê tan (CH4)...
- Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như H2S (mùi trứng thối), xăng...
- Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ thể như hydrocacbon các loại (gây độc
cho nhiều cơ quan), benzen, phenol, chì, asen ....

13



Viện Sức khỏe nghề nghiệp và mơi trường
Hóa chất độc có thể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm độc
cấp tính, nhiễm độc mạn tính.
Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường
tiêu hóa, đường hơ hấp hoặc qua da. Trong đó, theo đường hơ hấp là nguy hiểm
nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm độc. Chất độc thâm nhập vào cơ thể và
tham gia các quá trình sinh hố có thể đổi thành chất khơng độc, nhưng cũng có thể
biến thành chất độc hơn. Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại. Chất
độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua
sữa... tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất.
4.2.4. Yếu tố vi sinh vật
Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn,
virút, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc như các nghề: chăn ni, lị mổ gia súc,
chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị, người làm lâm nghiệp, nông nghiệp,
người phục vụ tại các bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, các
nghĩa trang...
4.2.5. Yếu tố tâm sinh lý lao động và các vấn đề xã hội
a. Yếu tố tâm sinh lý lao động và ecgônômi
- Tư thế lao động gị bó, khơng tự nhiên như đứng, ngồi quá lâu, đi lại nhiều,
cúi khom, vẹo người...
- Tính đơn điệu của công việc, thao tác công việc lặp đi lặp lại, chu kỳ ngắn.
- Áp lực công việc lớn, công việc nhàm chán, phải tập trung chú ý cao gây căng
thẳng về thần kinh tâm lý.
- Giờ giấc làm việc kéo dài, ca kíp khơng phù hợp.
- Căng thẳng thần kinh do lao động.
b. Yếu tố xã hội
- Quan hệ lao động.
- Bạo lực.

- Quấy rối tình dục.
- Hành vi, lối sống khơng đảm bảo an tồn vệ sinh lao động;
- Lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng chất ma túy
tại nơi làm việc …
- Tư thế lao động gị bó, khơng tự nhiên như đứng, ngồi quá lâu, đi lại nhiều,
cúi khom, vẹo người...
- Tính đơn điệu của cơng việc, thao tác công việc lặp đi lặp lại, chu kỳ ngắn.
- Áp lực công việc lớn, công việc nhàm chán, phải tập trung chú ý cao gây căng
thẳng về thần kinh tâm lý.
- Giờ giấc làm việc kéo dài, ca kíp không phù hợp.

14


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
5. Đường xâm nhập vào cơ thể và đường thải trừ khỏi cơ thể của các hóa chất
độc
- Đường xâm nhập: Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể bằng các đường
sau:
+ Đường hơ hấp: Hóa chất, bụi, vi sinh vật… vào đường hơ hấp (qua miệng,
họng, khí quản) sẽ kích thích màng nhầy của đường hơ hấp trên và phế quản,
sau đó chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi (phế nang), lắng đọng gây tổn thương
phổi hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu.
+ Đường da: Những hóa chất có dung mơi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong
mỡ (như các dung môi hữu cơ và phenol) dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua
da. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị
hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên. Các chất độc hại có thể gây
tổn thương, bệnh ở da hoặc thấm qua da vào máu.
+ Đường tiêu hố: Do dính hố chất, bụi, vi sinh vật ở tay, môi hoặc qua thức
ăn, đồ uống, hút thuốc hoặc từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt

vào đường tiêu hóa. Nhìn chung, các chất độc hại qua đường tiêu hố thường
ít độc hơn do qua dịch dạ dày và dịch tuỵ.
- Thải trừ: các yếu tố nguy cơ, các chất độc hại tác động lên một hoặc nhiều bộ
phận của cơ thể bằng một hoặc đồng thời nhiều con đường khác nhau. Cơ thể sẽ
phản ứng lại bằng các cơ chế thải trừ hoặc thích ứng. Ví dụ: khi tiếp xúc với mơi
trường nhiệt (lạnh hoặc nóng) cơ thể sẽ có phản ứng bằng cơ chế sinh hoặc thải
nhiệt; khi gặp điều kiện ánh sáng bất lợi, cơ quan thị giác (mắt) sẽ lập tức điều
tiết để thích ứng. Đối với các hố chất, bụi chúng có được thải trừ khỏi cơ thể
bằng các con đường sau:
+ Qua ruột: chủ yếu là các kim loại nặng.
+ Qua mật: Một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc
glucuronic rồi đào thải qua mật.
+ Qua hơi thở: có thể đào thải một số lớn chất độc dưới dạng khí, hơi.
+ Qua nước tiểu.
+ Qua bài tiết mồ hôi, sữa mẹ.
Những người làm cơng tác vệ sinh an tồn lao động cần nhận biết và đánh
giá được các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động và những tác động của
chúng tới sức khoẻ người lao động để có những biện pháp kiểm soát kịp thời, bảo
vệ sức khoẻ người lao động.
6. Phương pháp đánh giá điều kiện lao động
Ðể có thể làm tốt cơng tác vệ sinh an tồn lao động thì phải đánh giá được
các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố
không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao
động.
Điều kiện lao động được đánh giá trên các mặt chủ yếu sau đây:
- Tình trạng an tồn của q trình cơng nghệ và máy móc, thiết bị được sử dụng
trong lao động sản xuất.

15



Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
- Tổ chức lao động trong đó liên quan đến việc sử dụng lao động, cường độ lao
động, tư thế và vị trí của người lao động khi làm việc, sự căng thẳng về tinh thần.
- Năng lực nói chung của lực lượng lao động được thể hiện qua sự lành nghề đối
với cơng việc, khả năng nhận thức và phịng tránh các yếu tố tác hại trong lao
động.
- Tình trạng cơ sở vật chất, nhà xưởng bao hàm sự tuân thủ các qui định, tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn lao động, thiết kế xây dựng, phòng cháy chữa cháy...
Nếu điều kiện lao động không phù hợp các qui định trong tiêu chuẩn, qui
chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động sẽ gây ảnh hưởng xấu tới người lao động
(gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) dẫn đến năng suất lao động và hiệu quả
lao động thấp.
6.1 Phương pháp xác định yếu tố tác hại nghề nghiệp
Có thể sử dụng một hoặc tổng hợp nhiều phương pháp để xác định các yếu tố
tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động.
- Phỏng vấn đối với người trực tiếp tiếp xúc với quy trình cơng nghệ và các yếu tố
để đánh giá. Có thể sử dụng bộ câu hỏi, bảng kiểm.
- Quan sát hoạt động, thao tác của người lao động, vận hành của máy móc, sử
dụng phương tiện bảo hộ, việc áp dụng các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm. Có thể
sử dụng bảng kiểm.
- Dùng thiết bị đo đạc, kiểm tra xác định các yếu tố vệ sinh môi trường lao động
(định tính và định lượng).
6.1.1. Xác định yếu tố nguy hiểm:
Kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau:
- Đối với máy, thiết bị cơ khí:
+ Tình trạng che chắn các bộ phận truyền động.
+ Biện pháp nối đất bảo vệ.
+ Sự đầy đủ của các thiết bị an toàn.
- Đối với thiết bị áp lực:

+ Thời hạn kiểm định thiết bị.
+ Sự hoàn hảo của thiết bị đo và cơ cấu an tồn.
+ Tình trạng kỹ thuật thực tế: sự ăn mòn quá mức đối với các phần tử chịu áp
lực và biến dạng.
+ Tình trạng an tồn của các thiết bị liên quan.
+ Nơi đặt thiết bị.
- Hệ thống nối đất và chống sét:
+ Kiểm tra, đánh giá sự hoàn hảo của các dây, cọc nối đất.
+ Việc thực hiện đo Rnđ theo định kỳ.
- Các kho chứa nguyên vật liệu:
+ Sự sắp xếp và bố trí kho theo quy định.

16


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
+ Thực hiện các biện pháp an toàn chống đổ, chống cháy nổ.
+ Các cửa thốt hiểm, hệ thống thơng gió, hệ thống điện.
+ Các phương tiện thiết bị để xử lý phòng cháy, chữa cháy.
- Các thiết bị nâng hạ:
+ Thời hạn kiểm định thiết bị.
+ Tình trạng kỹ thuật thực tế: sự ăn mòn quá mức đối với các phần tử chịu
lực, xác định biến dạng, tình trạng của cáp, móc, …
+ Tình trạng an tồn của các thiết bị liên quan: cơ cấu hạn chế quá tải, cơ cấu
hạn chế chiều cao nâng móc, cơ cấu hạn chế hành trình…
- An tồn giao thơng nội bộ, nhà xưởng:
+ Các rãnh thoát nước, hố ga trên đường vận chuyển (nắp đậy, …)
+ Độ cản trở giao thông hoặc vận chuyển nguyên vật liệu…
+ Tình trạng kỹ thuật hiện hữu…
- Hệ thống điện và các thiết bị bảo vệ:

+ Hệ thống dây dẫn điện.
+ Hệ thống phân phối điện.
+ Các thiết bị bảo vệ.
6.1.2. Xác định yếu tố có hại:
- Các yếu tố vật lý (vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ
trường...): Dùng thiết bị đo đạc, sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng…Đo đạc
theo quy định (TCVN) hoặc theo thường quy của Viện Y học lao động và Vệ
sinh môi trường (Nay là Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Mơi trường).
- Bụi, khói: Có thể dùng các phương pháp quan sát, đo đạc bằng thiết bị đọc trực
tiếp hoặc lấy mẫu phân tích định tính hoặc định lượng.
- Các yếu tố hóa học: Có thể đo đạc bằng thiết bị đọc trực tiếp hoặc lấy mẫu phân
tích định tính hoặc định lượng.
- Vi sinh vật: Lấy mẫu, ni cấy, phân tích hoặc thơng qua kết quả khám sức khỏe
để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn.
- Tâm sinh lý lao động và ecgônômi: Quan sát, phỏng vấn, đo đạc, đánh giá các chỉ
tiêu tâm sinh lý lao động và ecgônômi.
6.2. Các phương pháp đánh giá tâm sinh lý lao động và ecgônômi
- Quan sát, đo đạc các thiết kế (nhà xưởng, ánh sáng, nguồn ồn…), bố trí máy móc,
thiết bị… , ecgơnơmi vị trí lao động.
- Bấm thời gian lao động: Xác định thời gian cho các thao tác lao động, lao động
lặp lại, thời giờ lao động, nghỉ ngơi.
- Điều tra, phỏng vấn người lao động và người sử dụng lao động để phát hiện các
yếu tố nguy cơ, tính chất, điều kiện lao động đặc thù.

17


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
- Sử dụng bảng kiểm để phát hiện các yếu tố ccgônômi điều kiện lao động, bất hợp
lý trong lao động (không gian vị trí lao động, tổ chức lao động, an tồn lao

động…).
- Sử dụng các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng đánh giá:
+ Gánh nặng lao động thể lực.
+ Gánh nặng lao động trí óc.
+ Đánh giá ecgơnơmi vị trí lao động, tư thế lao động.
+ Tổ chức lao động, chế độ lao động, nghỉ ngơi.
6.3. Đánh giá thiết kế không gian lao động
- Thiết kế không gian lao động: nhằm bảo đảm phù hợp với đặc điểm nhân trắc
học và cơ sinh học cơ thể người lao động (không phải gắng sức quá mức, tư thế
lao động không bắt buộc...), đảm bảo an tồn lao động.
- Thiết kế mơi trường: bảo đảm sự chiếu sáng, thơng gió, ồn rung… phải phù hợp
với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và yêu cầu của hoạt động lao động cụ thể.
- Thiết kế mối quan hệ lao động: Thiết kế mối quan hệ trong hệ thống "con ngườimáy móc-mơi trường": nhằm trao đổi thơng tin giữa con người, thiết bị, máy móc
và mơi trường làm việc.
- Thiết kế tổ chức lao động: Bố trí lao động, thời gian của một ca lao động, chế độ
ca kíp (hai ca, ba ca), chế độ luân ca, thời gian nghỉ ngơi.
6.4. Đánh giá yếu tố xã hội
Quan tâm đến các mối quan hệ phức tạp của con người như:
- Quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau.
- Quan hệ giữa cấp dưới với cấp trên, giữa người chủ sử dụng lao động và người
lao động.
- Các chế độ thưởng-phạt có cơng bằng, minh bạch.
- Mức độ hài lịng với cơng việc về mơi trường, điều kiện lao động, tiền lương,
chế độ khen thưởng…
7. Các biện pháp phòng ngừa các yếu tố tác hại nghề nghiệp, cải thiện điều
kiện lao động
7.1. Các biện pháp kỹ thuật an tồn lao động
7.1.1. Thiết bị che chắn:
- Mục đích che chắn:
+ Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động.

+ Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao
động.
Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn giản
hay phức tạp và được chế tạo bởi các loại vật liệu khác nhau.
- Các loại thiết bị che chắn:

18


Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
+ Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn ở sàn thao tác trong xây
dựng.
+ Che chắn cố định như bao che của các bộ phận chuyển động.
- Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn:
+ Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra;
+ Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động;
+ Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị;
+ Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết.
7.1.2. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phịng ngừa:
-

Mục đích: Loại trừ hoặc ngăn chặn nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi thơng số hoạt
động của đối tượng phịng ngừa vượt q giới hạn quy định. Sự cố gây ra có thể
do: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ
cao hoặc thấp quá, cường độ dịng điện cao q... Khi đó thiết bị bảo hiểm tự
động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy.

-

Thiết bị bảo hiểm có cấu tạo, cơng dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng

phịng ngừa và q trình cơng nghệ. Thiết bị bảo hiểm chỉ bảo đảm làm việc tốt
khi đã được tính tốn thiết kế, chế tạo chính xác và tuân thủ các quy định về kỹ
thuật an toàn trong sử dụng.

-

Phân loại thiết bị bảo hiểm theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị.
+ Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng
ngừa đã trở lại dưới giới hạn quy định như: van an toàn kiểu tải trọng, rơ le
nhiệt...
+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay như: trục vít rơi trên máy
tiện...
+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế mới như: cầu
chì, chốt cắm...

7.1.3. Tín hiệu, báo hiệu:
- Mục đích:
+ Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh nguy hiểm.
+ Hướng dẫn thao tác.
+ Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về
màu sắc, hình vẽ.
- Phân loại báo hiệu, tín hiệu:
+ Sử dụng màu sắc, ánh sáng: Thường dùng ba màu: màu đỏ, vàng, màu xanh;
+ Âm thanh: Tiếng cịi, chng, kẻng;
+ Ký hiệu: Hình vẽ, bảng chữ;
+ Ðồng hồ, dụng cụ đo lường: Đo cường độ, điện áp dịng điện, đo áp suất, khí
độc, ánh sáng, nhiệt độ, bức xạ, v.v...

19



Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
- Một số yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu:
+ Dễ nhận biết.
+ Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao.
+ Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của
tiêu chuẩn hoá.
7.1.4. Khoảng cách an toàn:
- Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các
loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để
không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất như: Khoảng cách cho phép giữa
đường dây điện trần tới người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn...
- Tùy thuộc vào q trình cơng nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị....mà quy định
các khoảng cách an toàn khác nhau. Việc xác định khoảng cách an tồn rất cần
chính xác, địi hỏi phải tính tốn cụ thể.
- Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề:
+ Lâm nghiệp: Khoảng cách trong chặt hạ cây, kéo gỗ;
+ Xây dựng: Khoảng cách trong đào đất, khai thác đá;
+ Cơ khí: Khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận nhô ra của máy, giữa
các bộ phận chuyển động của máy với các phần cố định của máy, của nhà
xưởng, cơng trình;
+ Ðiện: Các khoảng cách từ đường dây điện ứng với các cấp điện áp tới các
cơng trình;
+ Khoảng cách an toàn về cháy nổ;
- Khoảng cách an tồn về phóng xạ: Theo quy định cụ thể.
7.1.5. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa:
- Cơ cấu điều khiển: Có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vơ
lăng điều khiển để điều khiển theo ý muốn người lao động;
- Phanh hãm: Điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý
muốn của người lao động. Có loại phanh cơ, phanh điện, phanh từ. Tùy theo

yêu cầu cụ thể mà tác động của phanh hãm có thể là tức thời hay từ từ. Ngồi hệ
thống phanh hãm chính thường kèm theo hệ thống phanh hãm dự phịng.
- Khố liên động: Loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao
động khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác như: đóng
bộ phận bao che rồi mới được mở máy. Khố liên động có thể dưới các hình
thức liên động khác nhau: Cơ khí, khí nén, thuỷ lực, điện, tế bào quang điện....
- Ðiều khiển từ xa: Người lao động ở ngoài vùng nguy hiểm điều khiển sản xuất
như điều khiển từ phịng điều khiển trung tâm. Ngồi các đồng hồ đo để chỉ rõ
các thông số kỹ thuật cần thiết cho quá trình điều khiển sản xuất, điều khiển từ
xa cịn sử dụng các thiết bị nghe nhìn.

20



×