Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tự động hóa tòa nhà hay biệt thự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.46 KB, 38 trang )

Một số thông tin về TỰ ĐỘNG HÓA TÒA NHÀ
Tự động hóa khu biệt thự

Tại sao phải tự động hóa: Ngày nay, khi mức sống người dân tăng cao, nhu cầu về ăn, ở cũng
được nâng cao rất nhiều. Người ta không chỉ kiếm cho mình một chỗ ở cho qua ngày, mà phải
tìm được một chỗ để hưởng thụ cuộc sống, để được hưởng sự thỏa mãn, thư dãn và thoải mái,…
Họ sẽ tìm những căn nhà hiện đại, tiện nghi để đáp ứng nhu cầu đó. Với một căn nhà hiện đại,
việc đầy đủ tiên nghi sang trọng, đắt tiền chưa phải là tất cả, mà hiện đại phải đi đôi với việc tòa
nhà của bạn có thông minh hơn, an toàn hơn, tiết kiệm hơn, …? Bạn có thể thấy một số ví dụ
đơn giản của một căn nhà hiện đại như: bồn vệ sinh tự động xả nước, bồn nước nóng tự động
chỉnh nhiệt độ nước theo sở thích của chủ nhân, cửa ra vào tự động, của rèm chớp đóng mở tùy
theo nhiệt độ, độ ẩm, lượng thoáng khí, hay ánh sáng trong phòng. Kết hợp giữa việc điều chỉnh
đèn và chỉnh góc sáng sẽ tạo ra các kiểu ánh sáng khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Việc cảnh báo
an toàn cũng hết sức quan trọng, đảm bảo an toàn phòng chống chay nổ, hệ thống phun nước
khẩn cấp khi có cháy, các cảm biến báo khói, cảm biến nhiệt độ, cảm biến hơi ga, khí độc được
kết hợp và đặt nhiều nơi trong nhà. Hệ thống thông khí, lò sưởi cũng được điều khiển hoàn toàn
tự động theo các thông số đặt trước. Và bạn có thể yên tâm rằng mình luôn quản lý, giám sát
được mọi hoạt động của căn nhà thông qua một màn hình hiển thị, hoặc một máy tính để bàn
thông thường. Bạn có thể theo dõi, bật tắt các loại đèn ở các vị trí khác nhau, có thể kiểm tra
xem bình nóng lạnh, vòi phun nước tưới hoa, cổng ra vào… đã đóng hay vẫn đang mở, bạn cũng
có thể theo dõi năng lượng mà căn nhà đã tiêu thụ, bạn sẽ thấy rằng nó tiết kiệm tối đa mà vẫn
hiệu quả về kinh tế.
Mẫu biệt thự Song lập 1
Cùng với nhịp điệu phát triển của công nghệ điều khiển quá trình, công nghệ tự động hóa tòa
nhà (TĐHTN) có một tốc độ phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Trên thế giới đã có các hãng,
các tập đoàn lớn như Honeywell, Siemens… nghiên cứu công nghệ và chế tạo trang thiết bị
nhằm đáp ứng những yêu cầu TĐHTN. Họ cũng có những quan điểm chung và riêng của mình
về khái niệm TĐHTN nhìn từ nhiều góc độ. Nhưng khái niệm chung được thể hiện qua định
nghĩa sau đây:
“TĐHTN là quá trình tích hợp của các hệ thống như hệ thống điều khiển và giám sát môi
trường, điều khiển cổng vào/ra, mạch đóng/ngắt các tivi, điều khiển thang máy, giám sát nhà xe,


giám sát cảnh báo cháy, và các hệ thống khác của toà nhà thành một hệ thống mạng thống nhất
có tên gọi là BAS”.
BAS là viết tắt của cụm từ hệ thống tự động hóa tòa nhà viết bằng tiếng Anh (Building
Automation System). BAS là hệ thống bao gồm các cụm thiết bị phần cứng như cụm cảm biến,
cụm thiết bị chấp hành, cụm thiết bị điều khiển, cụm thiết bị chuyển đổi và xử lý tín hiệu, và hệ
thống phần mềm. Các cụm thiết bị này giao tiếp với nhau thông qua một hay nhiều phương tiện
truyền thông trong một mạng công nghiệp sử dụng những giao thức chuẩn được cung cấp sẵn để
thực hiện các nhiệm vụ quan sát, điều khiển và giám sát. Giao tiếp giữa các thiết bị đó có thể
thực hiện theo kiến trúc tay đôi (Peer-to-Peer) hoặc Chủ-Tớ (Master-Slave) hoặc cả hai. Đó
chính là chức năng của hệ thống phần mềm.
Vậy hệ thống TĐHTN có cấu trúc cơ bản như thế nào và có những khả năng gì?
Cấu trúc cơ bản của các hệ thống TĐHTN gồm có:
Trạm điều khiển trung tâm để nhận cảnh báo và trạng thái hoạt động của toà nhà, bằng cách
tận dụng mạng cục bộ hoặc mạng diện rộng và nhiều trạm vận hành có phối hợp chặt chẽ.
Hệ thống cảnh báo từ xa luôn thường trực trong mạng và modem điện thoại.
Hệ thống cơ khí để đảm bảo duy trì sự kiểm soát và ngăn ngừa theo lịch hoạt động đặt trước
hoặc do người sử dụng đưa ra.
Hệ thống điều khiển số có khả năng điều khiển chính xác các thông số môi trường như thiết lập
chế độ hoạt động các thiết bị, máy móc để giảm năng lượng tiêu thụ lãng phí
Và các hệ thống TĐHTN phải có khả năng:
Lập lịch và theo dõi để đảm bảo đáp ứng sự tiện nghi cho khách hàng và giảm chi phí.
Phát hiện và xử lý các trạng thái hoạt động bất thường để đảm bảo an toàn và tiện nghi của
những người sống trong tòa nhà đó.
Theo quan điểm chung của các hãng cung cấp thiết bị TĐHTN thì hệ thống TĐHTN bao gồm
các hệ thống con sau đây:
Hệ thống điều hoà không khí (HVAC): nhiệm vụ của hệ thống này là điều hoà nhiệt độ, độ
ẩm, nồng độ các chất trong không khí và sự lưu thông không khí. HVAC có khả năng giao tiếp
với trạm điều khiển trung tâm để thực hiện giám sát và thay đổi tham số của hệ thống cho phù
hợp với thời gian trong ngày, với các mùa, và các khoảng trống, v.v Hệ thống có thể giám sát
từ xa chất lượng không khí lưu thông trong tòa nhà và cho phép quan sát từ bất kì nút nào trong

mạng thông tin.
Hệ thống điều khiển ánh sáng (lighting control): điều khiển hệ thống chiếu sáng dựa vào nhiều
thông số như lưu lượng, cường độ ánh sáng, độ rọi để đảm bảo chất lượng chiếu sáng đúng như
yêu cầu. Bên cạnh hệ thống chiếu sáng bên trong phòng, còn có hệ thống chiếu sáng bên ngoài
như chiếu sáng cầu thang, chiếu sáng buồng thang máy, chiếu sáng phòng lễ tân, phòng ăn…,
cũng cần đảm bảo chất lượng chiếu sáng cả ngày và đêm. Hệ thống điều khiển chiếu sáng có
khả năng thông báo cho bạn biết khi nào ắc quy dự phòng của hệ thống chiếu sáng khẩn cấp ở
trạng thái yếu, nhờ đó bạn có thể thay thế kịp thời. Mọi sự cố liên quan đến hệ thống chiếu sáng
đều được truyền về trung tâm, bạn cũng có thể biết những thông tin này ở bất cứ nút nào trong
mạng điều khiển.
Hệ thống điều khiển cổng vào/ra (access control): Hệ thống có thể đáp ứng yêu cầu bảo mật
riêng như cài mã đóng/mở cửa phòng, thu thập thông tin giám sát các cổng vào/ra về trung tâm,
ngoài ra còn có thể cho phép đăng nhập từ xa qua mạng máy tính. Hệ thống có khả năng điều
khiển cho phép truy nhập và loại bỏ từ bất kì đường dẫn nào.
Hệ thống điều khiển đảm bảo an toàn (security control): Các hệ thống điều khiển có tính phức
tạp và quan trọng trong toà nhà là hệ thống đảm bảo an toàn chống cháy nổ, khí độc, lụt lội
trong khi sử dụng lửa, khí đốt, khói, nuớc… Hệ thống điều khiển an toàn có chức năng bảo vệ
hàng hoá, tài sản và con người sống trong tòa nhà đó. Hệ thống phải có khả năng phản ứng kịp
thời đối với từng trường hợp thông qua liên lạc thông tin hai chiều giữa trung tâm điều khiển tòa
nhà với cảnh sát, cứu hoả, và các đội cứu hộ khác một cách tự động.
Hệ thống quản lý toà nhà (building management): phải có khả năng quản lý linh hoạt, giám sát
và điều khiển phối hợp các hệ con của hệ thống TĐHTN nhịp nhàng và tối ưu. Công nghệ quản
lý toà nhà là quản lý mọi thành phần chứ không riêng gì các hệ: HVAC, hệ thống chiếu sáng, an
ninh, lối ra vào, thang máy, điều khiển việc ra vào các nhà xe, quản lí thời gian, quản lí người sử
dụng, quản lí năng lượng bao gồm theo dõi việc tiêu thụ Hệ thống quản lý toà nhà có thể phối
hợp mọi thành phần hợp lý để có thể đáp ứng nhanh trong mọi tình huống yêu cầu và vì vậy
nâng cao được tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Ví dụ, hệ điều khiển của thang máy có thể
được giám sát và lập trình để đáp ứng tối đa nhu cầu, loại trừ những di chuyển không cần thiết,
tối ưu hoá tính sẵn sàng dành cho những người đi thang máy, cắt giảm sự lãng phí năng lượng.
Đối với hệ HVAC, hệ thống chiếu sáng và thiết bị khác được lắp đặt trong toà nhà, hệ thống

giám sát và điều khiển có khả năng thông báo về tình trạng hiện nay và dự báo hỏng hóc.
Cấu hình hệ thống BMCS
- Trạm vận hành trung tâm CU (Center Unit): Gồm các máy tính để hiển thị, theo dõi và điều
khiển toàn bộ hệ thống thông qua phần mềm giao diện người máy HMI.
- Trạm vận hành từ xa: Remote Operator Station - ROS, trạm có cấu hình như cấu hình tương tự
cấu hình của bộ trung tâm.
- Bộ điều khiển đa năng: Universal Intergrated Controller UIC
- Bộ điều khiển bảng tín hiệu: Annunciator Graphic Driver Master - AGM, Graphic Panel
Driver GPD.
- Annunciator - ANN.
- Host Interface Master - HIM
- Các bộ điều khiển thông minh:
• ICC - Intelligent Compact Controler
• IDC - Intelligent Digital Controler
• IFC - Intelligent FCU Controler
• IVC - Intelligent VAV Controler
- Bộ thu thập số liệu thông minh - Intelligent Data Gathering Panel (I-DGP)
- Các thiết bị đo như Calorle Computer, Electrical Counter
Bộ trung tâm (CU), trạm vận hành từ xa (ROS), các bộ điều khiển tích hợp đa năng (UIC) và bộ
điều khiển bảng tín hiệu (AGM) được nối với nhau thông qua mạng Internet.
Các bộ điều khiển thông minh ICC, IDC, IFC, IVC, bộ thu thập số liệu thông minh I-DGP được
nói với trung tâm và trạm vận hành từ xa thông qua bộ điều khiển tich hợp đa năng - UIC băng
tuyến tín hiệu NC - Bus.
Trạm vận hành từ xa (ROS) trên nguyên tắc có thể được tại bất kỳ nơi nào, có khả năng sử dụng
như một thiết bị dự phòng của trung tâm nếu bộ trung tâm có sự cố.
Các bộ điều khiển tích hợp đa năng (UIC) có chức năng tập hợp thông tin từ các bộ điều khiển
gửi về bộ trung tâm và thực hiện chương trình điều khiển tiết kiệm năng lượng. Các bộ UIC hoạt
động liên tục thậm chí ngay cả lúc bộ trung tâm và trạm vận hành từ xa có ngưng hoạt động.
Lúc đó UIC sẽ tự lưu giữ các số liệu, thông tin trong một thời gian nhất định.
Các thiết bị điều khiển thông minh (Intelligent Controler - IDC, ICC) là các thiết bị điều khiển

theo chương trình lập riêng cho đối tượng điều khiển khác nhau, hoạt động độc lập theo mô hình
của hệ thống điều khiển phân cấp (Distributed Control System). Vì vậy các bộ điều khiển này
duy trì hoạt động ngay cả lúc các thiết bị khác trong cùng mạng bị ngưng hoạt động.
Bộ thu thập số liệu thông minh - Intelligent Data Gathering Panel (I-DGP) thực hiện lấy mẫu,
biến đổi mã hoá tín hiệu giá trị tức thời của các thông số kể cả trạng thái sau đó truyền về Bộ
trung tâm để lưu trữ và xử lý. Ngoài chức năng thu thập số liệu các bộ I-DGP còn có một số
chức năng điều khiển.
Các hệ thống trong một toà nhà được nối mạng và giám sát thông qua phần mềm giao diện
người máy HMI tại một phòng điều khiển trung tâm. Thường thì các hãng tự xây dựng cho mình
một phần mềm riêng để phù hợp với các chuẩn của phần cứng của hãng như MicroNet View của
Invensys, Metasys của Johnson Control.
Vậy, khi bạn cần những tiện nghi như trên, bạn có thể tìm ở đâu, công ty nào có thể đáp ứng
được các yêu cầu đó, khi đó bạn sẽ cần đến AMECO, công ty hàng đầu Việt Nam về tự động
hóa tòa nhà, tự động hóa khu biệt thự, khu nhà cao cấp dành cho người nước ngoài, Việt kiều và
người Việt Nam có thu nhập cao. Chúng tôi sẽ đảm bảo cho bạn một cuộc sống tốt nhất, với lối
phục vụ tận tình, chu đáo, bạn sẽ yên tâm khi giao căn nhà của bạn cho chúng tôi.
Ý Kiến Thư 2
Tự động hoá toà nhà

Nguyễn Quốc Đạt, Bùi Trung Thể,
Nguyễn Đức Tùng
Điều khiển tự động đã được biết đến trong Công nghệ Điều khiển Quá trình
(Process Control Technology), hệ thống điều khiển phân tán (Distributed Control
System) trong các nhà máy chế biến như xi măng, cán thép, sản xuất giấy, nước
ngọt.
Có một lĩnh vực điều khiển nữa mà chúng ta còn ít biết đến hoặc chưa quan tâm đến
nhiều nhưng nó lại có tác dụng và ảnh hưởng trực tiếp đến con người, đó chính là
Tự Động Hóa Tòa Nhà (viết tắt là TĐHTN). Có ai không muốn được sống và làm
việc trong một môi trường đầy đủ tiện nghi, không khí trong lành và đầy đủ ánh
sáng? Có ai không muốn ngôi nhà của mình được bảo vệ an toàn chống được cháy

nổ và phòng ngừa được sự đột nhập của những người xa lạ? TĐHTN giúp chúng ta
đạt được ước mơ đó.
Hiện nay, trên đất nước ta, những tòa nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, đặc
biệt như các sân bay, trung tâm thương mại, ngân hàng, khách sạn, chung cư, trường
học hay bệnh viện… Để tạo nên môi trường làm việc, sinh hoạt an toàn và tiện nghi
thì TĐHTN là một yêu cầu không thể thiếu được trong mỗi công trình xây dựng.
Cùng với nhịp điệu phát triển của công nghệ điều khiển quá trình, công nghệ
TĐHTN có một tốc độ phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Trên thế giới đã có các
hãng, các tập đoàn lớn như Honeywell, Siemens… nghiên cứu công nghệ và chế tạo
trang thiết bị nhằm đáp ứng những yêu cầu TĐHTN. Họ cũng có những quan điểm
chung và riêng của mình về khái niệm TĐHTN nhìn từ nhiều góc độ. Nhưng khái
niệm chung được thể hiện qua định nghĩa sau đây:
“TĐHTN là quá trình tích hợp của các hệ thống như hệ thống điều khiển và giám sát
môi trường, điều khiển cổng vào/ra, mạch đóng/ngắt các tivi, điều khiển thang máy,
giám sát nhà xe, giám sát cảnh báo cháy, và các hệ thống khác của toà nhà thành
một hệ thống mạng thống nhất có tên gọi là BAS”.
BAS là viết tắt của cụm từ hệ thống tự động hóa tòa nhà viết bằng tiếng Anh
(Building Automation System). BAS là hệ thống bao gồm các cụm thiết bị phần
cứng như cụm cảm biến, cụm thiết bị chấp hành, cụm thiết bị điều khiển, cụm thiết
bị chuyển đổi và xử lý tín hiệu, và hệ thống phần mềm. Các cụm thiết bị này giao
tiếp với nhau thông qua một hay nhiều phương tiện truyền thông trong một mạng
công nghiệp sử dụng những giao thức chuẩn được cung cấp sẵn để thực hiện các
nhiệm vụ quan sát, điều khiển và giám sát. Giao tiếp giữa các thiết bị đó có thể thực
hiện theo kiến trúc tay đôi (Peer-to-Peer) hoặc Chủ-Tớ (Master-Slave) hoặc cả hai.
Đó chính là chức năng của hệ thống phần mềm.
Vậy hệ thống TĐHTN có cấu trúc cơ bản như thế nào và có những khả năng
gì?
Cấu trúc cơ bản của các hệ thống TĐHTN gồm có:
Trạm điều khiển trung tâm để nhận cảnh báo và trạng thái hoạt động của toà nhà,
bằng cách tận dụng mạng cục bộ hoặc mạng diện rộng và nhiều trạm vận hành có

phối hợp chặt chẽ.
Hệ thống cảnh báo từ xa luôn thường trực trong mạng và modem điện thoại.
Hệ thống cơ khí để đảm bảo duy trì sự kiểm soát và ngăn ngừa theo lịch hoạt động
đặt trước hoặc do người sử dụng đưa ra.
Hệ thống điều khiển số có khả năng điều khiển chính xác các thông số môi trường
như thiết lập chế độ hoạt động các thiết bị, máy móc để giảm năng lượng tiêu thụ
lãng phí
Và các hệ thống TĐHTN phải có khả năng:
Lập lịch và theo dõi để đảm bảo đáp ứng sự tiện nghi cho khách hàng và giảm chi
phí.
Phát hiện và xử lý các trạng thái hoạt động bất thường để đảm bảo an toàn và tiện
nghi của những người sống trong tòa nhà đó.
Theo quan điểm chung của các hãng cung cấp thiết bị TĐHTN thì hệ thống TĐHTN
bao gồm các hệ thống con sau đây:
Hệ thống điều hoà không khí (HVAC): nhiệm vụ của hệ thống này là điều hoà
nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ các chất trong không khí và sự lưu thông không khí.
HVAC có khả năng giao tiếp với trạm điều khiển trung tâm để thực hiện giám sát và
thay đổi tham số của hệ thống cho phù hợp với thời gian trong ngày, với các mùa,
và các khoảng trống, v.v Hệ thống có thể giám sát từ xa chất lượng không khí lưu
thông trong tòa nhà và cho phép quan sát từ bất kì nút nào trong mạng thông tin.
Hệ thống điều khiển ánh sáng (lighting control): điều khiển hệ thống chiếu sáng
dựa vào nhiều thông số như lưu lượng, cường độ ánh sáng, độ rọi để đảm bảo chất
lượng chiếu sáng đúng như yêu cầu. Bên cạnh hệ thống chiếu sáng bên trong phòng,
còn có hệ thống chiếu sáng bên ngoài như chiếu sáng cầu thang, chiếu sáng buồng
thang máy, chiếu sáng phòng lễ tân, phòng ăn…, cũng cần đảm bảo chất lượng
chiếu sáng cả ngày và đêm. Hệ thống điều khiển chiếu sáng có khả năng thông báo
cho bạn biết khi nào ắc quy dự phòng của hệ thống chiếu sáng khẩn cấp ở trạng thái
yếu, nhờ đó bạn có thể thay thế kịp thời. Mọi sự cố liên quan đến hệ thống chiếu
sáng đều được truyền về trung tâm, bạn cũng có thể biết những thông tin này ở bất
cứ nút nào trong mạng điều khiển.

Hệ thống điều khiển cổng vào/ra (access control): Hệ thống có thể đáp ứng yêu
cầu bảo mật riêng như cài mã đóng/mở cửa phòng, thu thập thông tin giám sát các
cổng vào/ra về trung tâm, ngoài ra còn có thể cho phép đăng nhập từ xa qua mạng
máy tính. Hệ thống có khả năng điều khiển cho phép truy nhập và loại bỏ từ bất kì
đường dẫn nào.
Hệ thống điều khiển đảm bảo an toàn (security control): Các hệ thống điều khiển
có tính phức tạp và quan trọng trong toà nhà là hệ thống đảm bảo an toàn chống
cháy nổ, khí độc, lụt lội trong khi sử dụng lửa, khí đốt, khói, nuớc… Hệ thống điều
khiển an toàn có chức năng bảo vệ hàng hoá, tài sản và con người sống trong tòa
nhà đó. Hệ thống phải có khả năng phản ứng kịp thời đối với từng trường hợp thông
qua liên lạc thông tin hai chiều giữa trung tâm điều khiển tòa nhà với cảnh sát, cứu
hoả, và các đội cứu hộ khác một cách tự động.
Hệ thống quản lý toà nhà (building management): phải có khả năng quản lý linh
hoạt, giám sát và điều khiển phối hợp các hệ con của hệ thống TĐHTN nhịp nhàng
và tối ưu. Công nghệ quản lý toà nhà là quản lý mọi thành phần chứ không riêng gì
các hệ: HVAC, hệ thống chiếu sáng, an ninh, lối ra vào, thang máy, điều khiển việc
ra vào các nhà xe, quản lí thời gian, quản lí người sử dụng, quản lí năng lượng bao
gồm theo dõi việc tiêu thụ Hệ thống quản lý toà nhà có thể phối hợp mọi thành
phần hợp lý để có thể đáp ứng nhanh trong mọi tình huống yêu cầu và vì vậy nâng
cao được tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Ví dụ, hệ điều khiển của thang máy có
thể được giám sát và lập trình để đáp ứng tối đa nhu cầu, loại trừ những di chuyển
không cần thiết, tối ưu hoá tính sẵn sàng dành cho những người đi thang máy, cắt
giảm sự lãng phí năng lượng. Đối với hệ HVAC, hệ thống chiếu sáng và thiết bị
khác được lắp đặt trong toà nhà, hệ thống giám sát và điều khiển có khả năng thông
báo về tình trạng hiện nay và dự báo hỏng hóc.
Nước ta là nước đang phát triển, chính vì vậy vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng là rất
cần thiết. Trong đó các nhà cao tầng, các trung tâm công cộng là một thành phần
thiết yếu, vì thế vấn đề thiết kế hệ thống tự động hoá toà nhà là không thể không coi
trọng. Tuy nhiên tuỳ theo tầm hoạt động của toà nhà mà các chức năng, thiết bị tự
động hoá cũng thay đổi sao cho mức độ an toàn, tiện nghi và kinh tế hợp lí nhất.

Đáp ứng cho nhu cầu thiết kế hệ thống TĐHTN ở Việt Nam, chúng tôi xin được
giới thiệu một số trang thiết bị trong hệ thống TĐHTN của hãng HoneyWell- một
trong những hãng hàng đầu thế giới về công nghệ và trang thiết bị trong lĩnh vực
này.
Thiết bị điều khiển đa nămg có độ chính xác cao, dùng trong quá trình điều khiển
các quá trình xử lý, nhiệt độ, áp suất lưu lượng, trọng lượng
H1: Màn hiển thị (Video Recorder) VRX series
Chức năng: Hiển thị trên màn hình LCD, không cần giây.
H2:Thiết bị đo nồng độ khí (CO Alarm) C8600A10 0 0
H3:Thiết bị thu nhận và chuyển đổi tín hiệu đo lường (Signal Transmitter)
Ngoài ra còn rất nhiều thiết bị khác mà chúng tôi không có điều kiện giới thiệu ở
đây. Vậy vấn đề lựa chọn giải pháp TĐHTN thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu
quả kinh tế cao là công việc của những nhà thiết kế hệ thống điều khiển tự động.
Bài 3
PLC + PC = BMCS

Nguyễn Văn Tiến – Công ty Q Systems
Sự phát triển của các ngành tự động hoá, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông ngày càng hữu
hiệu không chỉ trong nhà máy mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Trong bài viết này tác giả xin
giới thiệu chi tiết hơn việc ứng dụng hệ thống tự động hoá trong các toà nhà hiện đại mà chúng
tôi đã có dịp đề cập.
Dựa vào đây các nhà thiết kế, kiến trúc sư, các chủ đầu tư có thể dùng làm thông tin tham khảo
trong các dự án xây dựng để nâng cao giá trị công trình, tối ưu hoá sự hoạt động và nâng cao độ
kinh tế và an toàn của toà nhà. Trên thế giới việc ứng dụng các hệ thống như vậy xuất hiện từ rất
sớm. Các hệ thống của họ luôn luôn được được cải tiến và thay thế bằng những công nghệ mới. ở
Việt nam trong những năm gần đây các building, khách sạn và các khu cao tầng được xây dựng
nhiều. Các hệ thống BMCS (Building Management Control System: Hệ thống điều khiển quản lý
tòa nhà) có thể tham khảo bao gồm Ngân hàng VietcomBank, khách sạn Deawoo và khách sạn
Melia ở Hà nội và Diamond Plaza, Metropolitan ở Tp HCM.
Hình 1: Building ở Taipei, Đài Loan sử dụng hệ thống BMCS

Tổng quan
Trong một nhà máy công nghiệp, hệ thống DCS hay PLC+PC tập trung các tín hiệu điều khiển
vào một phòng điều khiển trung tâm. Ở đây, nhân viên vận hành có thể giám sát và trực tiếp sự
điều khiển của toàn nhà máy. Từ cơ sở dữ liệu, ban giám đốc và các kỹ sư có thể phân tích và
nâng cao sự hoạt động của các thiết bị và sản xuất.
Tương tự như thế, hệ thống BMCSlà một hệ thống tập trung, kết hợp chức năng điều khiển các
thiết bị trong toà nhà với chức năng quản lý toà nhà. Mục đích trang bị hệ thống kỹ thuật điều
khiển và quản lý toà nhà như sau.
- Điều khiển đóng, mở, điều chỉnh và theo dõi trực quan các thông số của các hệ thống kỹ thuật
trong đó có hệ thống HVAC (điều hoà, thông gió, điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, độ bụi, nồng độ
CO, CO
2
…), hệ thống cấp điện, nước, chiếu sáng, thang máy, báo cháy, an ninh, và các hệ thống
khác theo đúng quy trình đã được thiết kế.
- Quản trị dữ liệu (Data management). Các số liệu, các thông số kỹ thuật từ các hệ thống và lưu
giữ dưới dạng cơ sở dữ liệu (Database). Thông tin lưu giữ trong Database có thể được xử lý,
phân tích đánh giá với nhiều mục đích khác nhau trong đó có việc xác định lượng tiêu thụ năng
lượng và tính toán chi phí đối với từng đơn vị sử dụng riêng biệt. Bằng cách đó cho phép người
quản lý nắm rõ tình trạng kỹ thuật và chế độ bảo dưỡng duy tu các thiết bị sử dụng trong công
trình, nâng cao độ an toàn và hiệu suất sử dụng, kéo dài tuổi thọ, giúp cho công việc quản lý toà
nhà một cách tự động đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất, mau lẹ nhất.
Chức năng hoạt động của hệ thống BMCS
Hệ thống thiết bị điều khiển và quản lý toà nhà phải đáp ứng được các chức năng hiển thị trạng
thái phục vụ theo dõi giám sát vận hành, quản lý số liệu thu thập được từ các điểm cần kiểm soát
trong thời gian dài cùng với chức năng điều khiển (phối hợp cùng các bộ điều khiển thiết bị khác
trong toà nhà).
Chức năng hiển thị trạng thái phục vụ theo dõi giám sát và trợ cấp vận hành
- Hiển thị các thông số kỹ thuật theo mức cao/thấp hay mức tới hạn hoặc độ khác biệt so với mức
yêu cầu.
- Cho phép đặt giá trị và hiển thị toàn bộ các thông số yêu cầu (setpoint).

- Hiển thị các trạng thái báo động theo các tình huống định trước.
- Hiển thị hoặc in danh mục các thiết bị trong kỳ cần bảo dưỡng.
- Cho phép in ra giấy dữ liệu hoặc trạng thái tất cả các điểm quản lý theo yêu cầu.
- Trạng thái của các thang máy, bariers của gala ô tô
Chức năng quản lý số liệu:
- Thu thập và lưu trữ dài hạn các thông số kỹ thuật và tình trạng hoạt động.
- Tổng hợp thời gian/chu kỳ hoạt động (Runtime).
- In hoặc hiển thị báo cáo hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
- Khảo sát diễn biến số liệu của thông số kỹ thuật cần kiểm soát.
- Đặt hoặc hiển thị vận trình (schedule) mong muỗn cho một thông số kỹ thuật.
- In các sự kiện báo động, thay đổi trạng thái hoạt động của thiết bị đã xảy ra.
- Tính toán logic và số học.
Chức năng điều khiển:
- Điều khiển nhiệt độ/độ.
- Điều khiển theo lịch trình (Time Schedule Control).
- Cho phép điều khiển từ trung tâm điều hành thiết lập giá trị thông số (nhiệt độ, độ ẩm) của hệ
thống điều hoà thông gió theo yêu cầu.
- Điều khiển ngắt các hệ thống kỹ thuật liên quan trong đó có hệ thống điều hoà thông gió khi có
sự cố, đặc biệt là trong trường hợp hoạ hoạn xảy ra.
- Điều khiển và quản lý hệ thống điện: Xác định công suất, dòng điện và hiệu suất sử dụng điện
của từng nhánh, máy phát điện.
- Điều khiển Interlock cho nhóm thiết bị (Equipment Interlock Control).
- Hoạt động phối hợp với hệ thống báo cháy nhằm tăng độ an toàn, hiển thị các thông báo, ghi
nhận, tổng hợp báo cáo.
Cấu hình hệ thống BMCS
Trên thế giới có nhiều công ty/tập đoàn xây dựng các hệ thống BMCStừ các sản phẩm tự động
hoá của họ trong đó có một số hãng phải kể đến như: Yamatake, Yokogawa, JohnSon Control,
Honeywell, Siemens, tập đoàn Invensys Nhìn chung hệ thống BMCScó cấu hình như (H.2) sau.
Hình 2: Cấu hình hệ thống BMCS
- Trạm vận hành trung tâm CU (Center Unit): Gồm các máy tính để hiển thị, theo dõi và điều

khiển toàn bộ hệ thống thông qua phần mềm giao diện người máy HMI.
- Trạm vận hành từ xa: Remote Operator Station - ROS, trạm có cấu hình như cấu hình tương tự
cấu hình của bộ trung tâm.
- Bộ điều khiển đa năng: Universal Intergrated Controller UIC
- Bộ điều khiển bảng tín hiệu: Annunciator Graphic Driver Master - AGM, Graphic Panel Driver
GPD.
- Annunciator - ANN.
- Host Interface Master - HIM
- Các bộ điều khiển thông minh:
ICC - Intelligent Compact Controler
IDC - Intelligent Digital Controler
IFC - Intelligent FCU Controler
IVC - Intelligent VAV Controler
- Bộ thu thập số liệu thông minh - Intelligent Data Gathering Panel (I-DGP)
- Các thiết bị đo như Calorle Computer, Electrical Counter
Bộ trung tâm (CU), trạm vận hành từ xa (ROS), các bộ điều khiển tích hợp đa năng (UIC) và bộ
điều khiển bảng tín hiệu (AGM) được nối với nhau thông qua mạng Internet.
Các bộ điều khiển thông minh ICC, IDC, IFC, IVC, bộ thu thập số liệu thông minh I-DGP được
nói với trung tâm và trạm vận hành từ xa thông qua bộ điều khiển tich hợp đa năng - UIC băng
tuyến tín hiệu NC - Bus.
Trạm vận hành từ xa (ROS) trên nguyên tắc có thể được tại bất kỳ nơi nào, có khả năng sử dụng
như một thiết bị dự phòng của trung tâm nếu bộ trung tâm có sự cố.
Các bộ điều khiển tích hợp đa năng (UIC) có chức năng tập hợp thông tin từ các bộ điều khiển
gửi về bộ trung tâm và thực hiện chương trình điều khiển tiết kiệm năng lượng. Các bộ UIChoạt
động liên tục thậm chí ngay cả lúc bộ trung tâm và trạm vận hành từ xa có ngưng hoạt động. Lúc
đó UICsẽ tự lưu giữ các số liệu, thông tin trong một thời gian nhất định.
Các thiết bị điều khiển thông minh (Intelligent Controler - IDC, ICC) là các thiết bị điều khiển
theo chương trình lập riêng cho đối tượng điều khiển khác nhau, hoạt động độc lập theo mô hình
của hệ thống điều khiển phân cấp (Distributed Control System). Vì vậy các bộ điều khiển này
duy trì hoạt động ngay cả lúc các thiết bị khác trong cùng mạng bị ngưng hoạt động.

Bộ thu thập số liệu thông minh - Intelligent Data Gathering Panel (I-DGP) thực hiện lấy mẫu,
biến đổi mã hoá tín hiệu giá trị tức thời của các thông số kể cả trạng thái sau đó truyền về Bộ
trung tâm để lưu trữ và xử lý. Ngoài chức năng thu thập số liệu các bộ I-DGP còn có một số chức
năng điều khiển.
Các hệ thống trong một toà nhà được nối mạng và giám sát thông qua phần mềm giao diện người
máy HMI tại một phòng điều khiển trung tâm. Thường thì các hãng tự xây dựng cho mình một
phần mềm riêng để phù hợp với các chuẩn của phần cứng của hãng nhưMicroNet View của
Invensys, Metasys của Johnson Control.
PLC + PC (Wonderware) = BMCS
Wonderware có nhiều module công cụ cho phép các kỹ sư thiết kế giao diện HMI thông minh và
chuyên dụng. Ta chỉ xét một số module cần thiết để xây dựng một hệ thống BMCS sau. Không
phải là chúng ta phải dùng tất cả các phần mềm sau để thiết kế hệ thống BMCS. Một hệ thống rất
đơn giản chỉ cần dùng InTouch và IOServer.
InTouch: Công cụ tạo giao diện người máy HMI trên hệ điều hành Wondows của Microsoft và
Linux. Thư viện hình ảnh Smart symbol phong phú hỗ trợ mạnh về Script Function, các kỹ sư
hoàn toàn có thể thiết kế một giao diện người máy trực quan và sinh động, các đồ thị thời
gian(Trend), dữ liệu quá trình(Historical)
IOServer: Là dịch vụ quản lý vào ra, được tích hợp từ hầu hết các hãng sản xuất phần cứng nổi
tiếng trên thế giới AB, ABB, Mitsubishi, Siemens, Omron,… với hơn 1000 chủng loại thiết bị
khác nhau và nhiều giao thức mở. IOServer là cầu nối giữa thiết bị phần cứng (các bộ điều khiển)
và các phần mềm Wonderware thông qua các chuẩn truyền dữ liệu DDE, Net DDE và SuiteLink.
InSQL: Module có chức năng thu thập dữ liệu từ các bộ điều khiển về máy tính chủ (Server)
dưới dạng cơ sở dữ liệu SQL của Microsoft theo thời gian thực (Real time).
ActiveFactory: Công cụ tạo những báo biểu và truy vấn từ cơ sở dữ liệu InSQL trên bộ
Microsoft Office của Microsoft như MS Word, Ms Excel. Các kỹ sư, các nhà quản lý có thể thấy
ngay được các báo cáo về hoạt động của toàn hệ thống trong từng khoảng thời gian nhất định.
Suite Voyager: Công cụ cho phép tạo giao diện quản lý và giám sát hệ thống từ xa trên website
dựa vào chuẩn truyền thông TCP/IP của mạng Internet. Các nhà quản lý, các kỹ sư vận hành, bảo
trì có thể theo dõi được hoạt động của hệ thống từ mọi nơi có nối mạng Internet trên thế giới.
SCADA Alarm: Công cụ xây dựng hệ thống quản lý các báo động từ xa dựa vào công nghệ

truyền thông không dây và Internet Voice. Phần mềm này được thiết kế trên các thiết bị cầm tay
như Palm, Tablet, PCS (Personal Communication System) phone… Đối với những nhà máy, hệ
thống nằm trải trong một khoảng diện tích lớn hệ thống này rất có hữu hiệu: Ví dụ khi kỹ sư vận
hành lái xe đi thăm hiện trường nhà máy, hệ thống có báo động mức cao vào thiết bị của anh ta.
Anh ta có thể lập tức thay đổi lại tình trạng hoạt động của Alarm thông qua Introduction voice
hoặc qua hệ thống menu của thiết bị cầm tay, mà không cần phải về phòng trung tâm.
Các kỹ sư hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm Wonderware và giao thức Modbus để truy cập
vào vùng dữ liệu của bộ điều khiển.
Một ví dụ dùng PLC+PC= "BMCS" là toà nhà NanKang ở Taipei, Đài loan (Hình 1). Hệ thống
BMCS ở đây quản lý và điều khiển 135.000 điểm của 8 toà nhà. Dùng các bộ DDC (Direct
Digital Controller) và các bộ PLC của Modicon làm các bộ điều khiển. Sử dụng các phần mềm
của Wonderware làm chức năng giám sát và điều khiển hệ thống cấu hình như sau:
Building Management Control System (BMCS)
1. InTouch 5K V7.11(ASI OEM): 51 Sets
2. InTouch 60K V7.11: 7 Sets
3. InSQL 5K V7.1: 2 Sets
4. Active Factory: 9 Sets
5. F.S CAL: 9 Sets
6. Suite Voyager(5 Client): 1 Sets
7. Avantis.PRO: 1 Sets
Energy Integration Network System (EINS)
1. InTouch 256 TAG V7.11: 50 Sets
2. InTouch 60K V7.11: 3 Sets
3. InTouch 60K DEV V7.11: 1 Sets
4. InTouch 3K V7.11: 1 Sets
5. InSQL 25K V7.1: 2 Sets
6. Active Factory: 5 Sets
7. F.S CAL: 5 Sets
Ví dụ trên cho thấy một trường hợp cụ thể của PLC+Wonderware="BMCS," với một quy mô rất
lớn.

Kết luận
Building là nơi tập trung nhiều người, tiền của và thông tin, hệ thống BMCSlà rất cần thiết cho
mọi sự hoạt động, an ninh, an toàn của toà nhà, nhất lànhững toà nhà có những Ngân hàng lớn,
hay chứa những thông tin quan trọng.
Vấn đề mà chúng tôi đưa ra trong bài viết này là gì? Làm chủ công nghệ và khai thác triệt để các
tính năng tự động hoá trong các toà nhà để nâng cao giá trị của công trình sử dụng.
Ở Việt nam hiện nay có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực tích hợp hệ thống, các thiết bị tự
động hoá sử dụng trong toà nhà trên thị trường rất phong phú. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi
sẽ liệt kê ra một số thiết bị phần cứng cơ bản, các kỹ sư có thể tuỳ chọn từ các hãng khác nhau
trên thị trường. Sử dụng các phần mềm công nghiệp Wonderware làm chức năng HMI tại phòng
điều khiển trung tâm, vì chỉ có Wonderware mới có thể kết nối được với các thiết bị “tạp nham”
đó một cách dễ dàng và ổn định được.
Hệ thống BMCScó thể được chính Các Bạn thiết kế và xây dựng từ các PLC có sẵn trên thị
trường như Omron, Allen Bradley, Modicon hay Siemens, cộng với một số PC chạy trên phầm
mềm HMI của Wonderware. Các thiết bị điều khiển khác có khả năng mở cũng có thể được nối
với hệ thống BMCS này.
Một tòa nhà hiện đại phải có BMCS. Hệ thống này khi được thiết kế từ đầu vào công trình thì có
chi phí rất thấp, nhưng nếu phải được đưa vào một toà nhà có sẵn thì có chi phí cao hơn nhiều,
với lý do chính là phải đục tường để chạy dây và thay thế các bộ điều khiển không tương thích.
Hệ thống đỗ xe tự động: Một giải pháp đáp ứng nhu cầu đỗ xe

Thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm của các nước
Theo số liệu thống kê của Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội, hiện trên địa bàn
Hà Nội có 129 điễm đỗ xe công cộng do công ty quản lý, với tổng diện tích 22,94
ha, công suất đỗ 5.863 xe ô tô, trong đó có 123 điểm đỗ xe trên hè đường phố, diện
tích khảng 70.430 m2), 6 điểm đỗ xe trong khuôn viên (tổng diện tích 158,984 m2).
Với tổng diện tích nói trên, các bến, điểm đỗ xe chỉ mới đạt 0,45% quỹ đất xây dựng
đô thị dành cho giao thông tĩnh và chỉ đáp ứng được 15 - 20% nhu cầu xe của thủ
đô.
Mà theo quy hoạch phát triển đô thị của Hà Nội đến năm 2010 đã được thủ tướng

Chính phủ phê duyệt, quỹ đất xây dựng đô thị dành cho giao thông tĩnh phải đạt từ
3% - 5%, tức là phải có từ 500 - 750 ha đất để xây dựng bến đỗ xe công cộng. Tuy
nhiên, việc đáp ứng yêu cầu đất này ngày càng tỏ ra không khả thi do giá trị đất
đang tăng nhanh, và nhu cầu đất cho các mục đích cấp bách khác cũng đang thiếu
trầm trọng.
Hiện nay, để giải quyết vấn đề giống như các đô thị Việt Nam đang phải đối mặt
này, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng hệ thống đỗ xe nhiều tầng tự động, và đã
trở thành phổ biến, không chỉ ở các nước châu Á đất chật người đông như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc… mà còn ở những nước châu
Âu và Mỹ. Tại các nước này đều có các công ty chuyên kinh doanh bãi đỗ ô tô
nhiều loại, trong đó hệ thống đỗ nhiều tầng tự động được sử dụng rất phổ biến. Các
công ty sản xuất hệ thống đỗ xe tự động là các nhà chế tạo, không trực tiếp kinh
doanh bãi đỗ xe mà chỉ cung cấp và lắp đặt thiết bị cho các nhà đầu tư. Các công ty
sản xuất hệ thống đỗ xe tại các nước này đều là các công ty cơ khí có kinh nghiệm
về thiết bị nâng. Ngoài ra, còn các hệ thống các công ty sản xuất các thiết bị phụ trợ
như: hệ thống lấy vé tự động đọc thẻ, cửa trả tiền tự động, hệ thống máy tính điều
khiển tự động…
Hệ thống đỗ xe tự động: Câu trả lời cho những nan giải
Cho đến nay tại Việt nam chưa có bãi đỗ ô tô nào dùng hệ thống đỗ xe nhiều tầng tự
động. Tuy nhiên xu hướng Việt Nam sẽ sử dụng loại này là tất yếu do mật dộ xe gia
tăng nhanh hơn tốc độ phát triển mặt bằng giao thông, dẫn đến nhu cầu cấp thiết
phải có kế hoạch xây dựng các bãi đỗ xe để tránh tình trạng ùn tắc giao thông do sử
dụng mặt đường làm bãi đỗ xe.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề nhức nhối này, Công ty NMC đã đưa ra các giải
pháp để “giải quyết nỗi lo của bạn về chỗ đỗ xe”. Giải pháp mà NMC cung cấp do
KOSTEC nghiên cứu, thiết kế và chế tạo. Hệ thống đỗ ô tô tự động của KOSTEC là
loại thiết bị mang tính kỹ thuật cao, áp dụng hòa hợp các nguyên lý chung của hệ
thống thang máy và hệ thống xếp dỡ tự động. Những hệ thống này là các giải pháp
thông minh, tiết kiệm tối đa diện tích bằng các công nghệ phù hợp nhất. Sau đây xin
giới thiệu với độc giả của Hiendaihoa một số hệ thống đỗ xe do NMC cung cấp:

Hệ thống đỗ xe loại thang nâng:
Loại hệ thống đỗ ô tô dạng thang nâng là loại hệ thống rất thuận tiện, an toàn, kinh
tế. Với loại này sẽ tăng tối đa diện tích sử dụng, 60 xe có thể chỗ trên diện tích đất
dành cho 3 xe (khoảng 48 m2); tốc độ xe ra vào nhanh (60m/phút). Hệ thống tương
thích PC lập trình điều khiển toàn bộ vận hành của hệ thống nên các vấn đề xảy ra
(nếu có) sẽ có thể được phát hiện và giải quyết tức thời. Do tương thích PC nên hệ
thống liên tục cập nhật các thông tin về tình trạng hoạt động của hệ thống và thu
thập dữ liệu về xe vào, ra, cước phí trên cơ sở từng giờ, từng ngày, từng tuần… Hệ
thống có thể được thiết kế với các kích thước khác nhau phù hợp với kích thước cho
phép bên trong toà nhà. Rung động, tiếng ồn và lượng điện tiêu thụ được giảm thiểu
nhờ thiết bị biến tần.
Hệ thống đỗ xe dạng tầng di chuyển
Hệ thống đỗ xe dạng tầng di chuyển của KOSTEC là hệ thống thiết kế theo công
nghệ cao mang tính nghệ thuật, kết hợp sự vận hành đồng bộ của thang nâng, hệ
thống bàn nâng di chuyển. Hệ thống này cho phép tận dụng tối ưu diện tích với số
xe đỗ tối đa, thời gian xe ra vào nhanh chóng. Một số đặc điểm chính:
- Tăng tối đa diện tích sử dụng, 108 xe có thể đỗ trên diện tích đất 18 xe
- Thời gian đưa xe vào/lấy xe ra có thể giảm tối thiểu nhờ sự vận hành đồng thời của
các hệ thống thang nâng, bàn nâng di chuyển
- Rất thích hợp cho diện tích đỗ xe lớn với các kiểu lắp đặt khác nhau, ngầm dưới
lòng đất.
- Thiết bị điều khiển xe ra/vào hoàn toàn tự động, hoạt động theo từng phần của hệ
thống, tiết kiệm năng lượng.
Hệ thống đỗ xe loại thang nâng di chuyển
Đây là loại thiết kế hữa hiệu sử dụng nguyên lý cần trục xếp dỡ, cùng lúc vận hành
chiều lên xuống và chiều ngang để đưa xe vào vị trí đỗ. Thời gian lấy xe ra vào
nhanh, có thể tận dụng diện tích ngầm dưới lòng đất của toà nhà. Loại hệ thống này
thích hợp cho diện tích đỗ xe cỡ trung và lớn. Những đặc điểm nổi bật của hệ thống
này gồm:
- Tăng tối đa diện tích sử dụng, 108 xe có thể đỗ trên diện tích đất dành cho 18 xe,

nhờ sử dụng thang xếp xe nhỏ
- Thời gian đưa xe vào/lấy xe ra có thể giảm tối thiểu nhờ sự vận hành lên
xuống/qua lại đồng thời của hệ thống thang xếp.
- Vận hành điều khiển rất đơn giản cho mọi người
- Rất thích hợp cho diện tích đỗ xe lớn với các kiểu lắp đặt khác nhau, ngầm dưới
lòng đất
- Loại thiết bị rất kinh tế so với các thiết bị khác, do thiết kế đơn giản và dễ lắp đặt.
Hệ thống đỗ xe dạng xoay vòng ngang
Hệ thống đỗ xe dạng xoay vòng ngang của KOSTEC là loại thiết bị rất hiệu quả cho
các diện tích có hình vuông, hình chữ nhật có nhiều tầng, nhiều hàng ngầm dưới mặt
đất. Xe được đưa vào và lấy ra khỏi hệ thống bằng thiết bị nâng di chuyển theo hai
trục đứng và ngang theo một trật tự lập trình trước. Các đặc điểm chính của hệ
thống gồm:
- Thời gian đưa xe vào/lấy xe ra có thể giảm tối thiểu nhờ sự vận hành đồng thời
theo trục đứng và ngang của hệ thống thang nâng.
- Tăng diện tích sử dụng nhờ thiết kế lắp đặt dạng nhiều hàng và nhiều tầng
- Việc điều hành hệ thống rất thuận lợi nhờ hệ thống tương thích vi tính điều khiển
trung tâm.
Hệ thống đỗ xe dạng xoay vòng tầng
Hệ thống đỗ xe dạng xoay vòng tầng của KOSTEC là loại thiết bị rất hiệu quả cho
các diện tích nhỏ hẹp ngầm dưới mặt đất, có thể lắp đợc 2, 3 hoặc 4 tầng trở lên. Hệ
thống xoay vòng tầng là loại giải pháp kỹ thuật trong đó thang nâng chính và phụ
vận hành đồng bộ và tuần tự đưa các xe vào hoặc ra theo chiều ngang. Mỗi xe được
đặt trên một bàn nâng chuyển để tăng hiệu quả xếp xe khi ra, vào & di chuyển trong
hệ thống.
Đặc điểm chính:
- Tất cả các khoảng trống có thể được tận dụng để đỗ xe, không tốn diện tích thừa
để xe di chuyển vào chỗ đỗ
- Điểm xe vào có thể thiết kế phù hợp nhất với thiết kế của toà nhà: xe có thể vào từ
trên, từ dới, từ trái, từ phải hoặc từ giữa.

- Tùy thuộc vào chiều sâu của tầng ngâm cho phép, có thể lắp đặt
Hệ thống đỗ xe dạng xếp hình
Đây cũng là loại thiết bị rất hiệu quả cho các diện tích nhỏ và trung trên mặt đất
hoặc ngầm dưới đất, có thể lắp được tối đa 5 tầng. Hệ thống đỗ xe dạng xếp hình là
loại giải pháp kỹ thuật trong đó xe được đặt trên các bàn nâng chuyển (pallet), các
pallet này di chuyển nâng hạ theo trục thẳng đứng và di chuyển ngang để đưa các xe
vào hoặc ra. Hệ thống được lập trình để chọn cách thức di chuyển xe sao cho có thể
lấy xe ra nhanh nhất. Đặc điểm chính của hệ thống:
- Tận dụng chỗ trống trên mặt đất để đỗ xe, tuy nhiên phải chừa trống một cột để
xếp hình (ngoại trừ vị trí cao nhất)
- Điểm xe vào từ dưới tầng thấp nhất
- Tùy thuộc vào mặt bằng cho phép lắp đặt tối đa tầng để tăng tối đa diện tích đỗ xe,
có thể lắp theo chiều ngang hoặc xếp theo chiều dài tùy thuộc diện tích thực tế cho
phép.
- ó thể sử dụng nguyên lý xếp hình để lắp hệ thống nhỏ cho các nhà biệt thự, gia
đình từ 5 - 8 xe, bằng cách sử dụng thêm 1 tầng ngầm.
Hệ thống đỗ xe dạng xoay vòng trục đứng
Là hệ thống mang lại hiệu quả cho các diện tích nhỏ và trung trên mặt đất. Hệ thống
đỗ xe dạng xếp hình là loại giải pháp kỹ thuật trong đó xe được đặt trên các bàn
nâng (pallet), các pallet này di chuyển xoay vòng 3600 quanh trục cố định, có thể
đảo chiều xoay. Hệ thống được lập trình để chọn cách thức di chuyển xe sao cho có
thể lấy xe ra nhanh nhất. Hệ thống có đặc điểm chính:
- Tận dụng chỗ trống trên mặt đất để đỗ xe, có thể lắp nhiều hệ thống liên tiếp nhau
- Điểm xe vào từ dưới mặt đất
- Có thể lắp đặt độc lập hoặc lắp bên trong toà nhà cao tầng
Công ty TNHH sản xuất cơ khí và cầu trục NMC

Bài 4:
BMS – Hệ thống quản lý tòa nhà (P.1)
Bài viết cung cấp thông tin cơ bản về BMS – Hệ thống quản lý tòa nhà. Mục tiêu của hệ

BMS là tập trung hóa và đơn giản hóa giám sát, hoạt động và quản lý một hay nhiều tòa
nhà để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của tòa nhà bằng cách giảm chi phí nhân công và
lượng tiêu thụ điện năng, và cung cấp môi trường làm việc an toàn, thoải mái hơn cho
người cư ngụ. Trong quá trình đáp ứng các mục tiêu này, BMS đã “tiến hóa” từ hệ điều
khiển giám sát đơn giản trở thành hệ điều khiển vi tính hóa tích hợp toàn diện (totally
integrated computerize control).
Một số lợi ích của hệ BMS có thể kể đến là:
• Hoạt động đơn giản hơn với những chức năng lập trình lặp đi lặp lại để thiết lập chế
độ vận hành tự động
• Giảm thời gian huấn luyện vận hành viên nhờ các hướng dẫn và hỗ trợ trực quan trên
màn hình đồ họa
• Đáp ứng các nhu cầu của người cư ngụ và phản ứng với các điều kiện rắc rối nhanh
hơn và hiệu quả hơn
• Giảm lượng điện năng tiêu thụ thông qua khả năng điều khiển quản lý tập trung và
chương trình quản lý điện năng
• Quản lý cơ sở/tài sản hiệu quả hơn nhờ các báo cáo ghi lại quá trình hoạt động, bảo
trì, và chức năng tự động gửi cảnh báo
• Lập trình linh hoạt theo nhu cầu của từng tòa nhà, tổ chức và yêu cầu mở rộng.
• Nâng cao hoạt động nhờ tích hợp phần mềm và phần cứng của nhiều hệ thống phụ
như điều khiển số trực tiếp (DDC – Direct Digital Control), hệ thống báo cháy, an
ninh, điều khiển truy nhập hoặc điều khiển ánh sáng.

×