Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Luận án nhân viên công tác xã hội trong trường trung học cơ sở từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 240 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LỤA

NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CƠNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2023


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ LỤA

NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 976 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Đức Chiện


2. PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai

HÀ NỘI, 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên
cứu của cá nhân tơi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong cơng trình này là
trung thực. Kết quả nghiên cứu này khơng trùng với bất cứ cơng trình nào đã
được cơng bố trước đó. Tơi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của chính mình.
Tác giả

Trần Thị Lụa


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội – Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tơi đã hồn thành xong luận án tiến sĩ với đề
tài “Nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh”. Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Chiện
và PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai, hai quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn tơi về học
thuật và động viên mỗi khi tơi gặp khó khăn trong cơng việc, cuộc sống. Đồng thời
thầy cô sẵn sàng hỗ trợ tôi bất cứ lúc nào dù có lúc thầy cơ rất bận, sức khoẻ
khơng tốt, đây chính là điều mà tơi trân trọng nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng khoa học của Học viện Khoa học xã hội,
Ban Giám đốc Học viện, GS.TS Đặng Nguyên Anh, PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan,
TS. Hà Thị Thư, TS. Nông Thị Nhung Khoa Xã hội học – Tâm lý học – Công tác
xã hội cùng quý thầy cô trong Hội đồng đã hướng dẫn tơi về chun mơn và thủ
tục hành chính trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Quá trình học tập và thực hiện luận án khơng thể hồn thành đúng tiến độ

nếu Ban Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Ban Giám đốc Phân viện,
Lãnh đạo Phòng Đào tạo, Phòng Tổng hợp và các đồng nghiệp tại Khoa CTTN,
Khoa Lý luận và KHCS không tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ, động viên tôi
về mặt tinh thần. Sự giúp đỡ của Lãnh đạo phịng chính trị tư tưởng Sở Giáo dục
và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội thanh niên Tp.
Hồ Chí Minh, q thầy cơ giáo và các em học sinh các trường THCS tại Tp. Hồ
Chí Minh đã hỗ trợ, chia sẻ thơng tin trong suốt q trình thu thập dữ liệu.
*Những người vô cùng quan trọng trong q trình học tập của tơi, đó là
chồng, hai con, bố mẹ, anh chị em hai bên nội ngoại đã luôn ở bên quan tâm, chia
sẻ, động viên và ủng hộ tơi. Tình thân ln là động lực lớn nhất để tơi hồn thành
luận án này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2023
Trần Thị Lụa


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGDĐT:
CTXH:

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Công tác xã hội

KH:

Kế hoạch

NQ:
QĐ:

Nghị quyết

Quyết định

Tp:

Thành phố

TT:

Thông tư

TTg:
THCS:
Tp:

Thủ tướng
Trung học cơ sở
Thành phố

PVS:
ĐTB:
ĐLC:
HS:
CS:
TV:

Phỏng vấn sâu
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Học sinh
Chính sách

Tham vấn

GD:
BH:
KN:
CG:
CM:
PH:
NVCTXH:

Giáo dục
Biện hộ
Kết nối
Chuyển gửi
Chuyên môn
Phụ huynh
Nhân viên công tác xã hội


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC ........................................................ 19
1.1. Những nghiên cứu về các vấn đề nảy sinh trong trường học và các biện
pháp hỗ trợ học sinh trong trường học ................................................................. 19
1.2. Những nghiên cứu về công tác xã hội trường học ......................................... 24
1.3. Những nghiên cứu về nhân viên công tác xã hội trong trường học............. 27
1.3.1. Những nghiên cứu về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực chuyên môn của
nhân viên CTXH trong trường học ..................................................................... 27
1.3.2. Những nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội

trong trường học ................................................................................................. 30
1.4. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ
của nhân viên công tác xã hội trong trường học .................................................. 38
1.5. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................ 41
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 43
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ......................................................... 44
2.1. Công tác xã hội trường học và đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở ..... 44
2.1.1. Khái niệm công tác xã hội trường học ..................................................... 44
2.1.2. Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở và vấn đề của học sinh Trung
học cơ sở ............................................................................................................. 45
2.2. Nhân viên công tác xã hội trong trường học ................................................. 48
2.2.1. Khái niệm nhân viên công tác xã hội ....................................................... 48
2.2.2. Nhân viên công tác xã hội trong trường học ............................................ 49
2.2.3. Yêu cầu, tiêu chuẩn cần có của nhân viên cơng tác xã hội trong
trường Trung học cơ sở ...................................................................................... 52


2.2.4. Một số nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung
học cơ sở ............................................................................................................. 56
2.2.5. Một số lý thuyết ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ của nhân viên
công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở ................................................... 62
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công
tác xã hội trong trường học .................................................................................... 65
2.3.1. Chủ trương, chính sách phát triển nghề công tác xã hội trong trường học ..... 66
2.3.2. Nhận thức của xã hội về nghề công tác xã hội ......................................... 67
2.3.3. Trình độ chun mơn về công tác xã hội của nhân viên công tác xã hội ........ 68
2.3.4. Sự phối hợp giữa học sinh, giáo viên, phụ huynh và các đơn vị liên
quan trong trường học ........................................................................................ 69
2.4. Khung phân tích và các biến số ...................................................................... 70

2.4.1. Khung phân tích........................................................................................ 70
2.4.2. Các biến số................................................................................................ 70
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 71
Chương 3: THỰC TRẠNG NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA KHẢO SÁT TẠI TP.
HỒ CHÍ MINH ....................................................................................................... 72
3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và công tác xã hội trong trường
Trung học cơ sở hiện nay........................................................................................ 72
3.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 72
3.1.2. Những vấn đề của học sinh và nhu cầu trợ giúp của học sinh các
trường Trung học cơ sở qua khảo sát ................................................................. 74
3.2. Thực trạng số lượng, đặc điểm cá nhân, trình độ chuyên môn về công tác
xã hội của nhân viên công tác xã hội trường Trung học cơ sở qua khảo sát ........... 77
3.2.1. Số lượng, đặc điểm cá nhân của nhân viên công tác xã hội trong
trường Trung học cơ sở qua khảo sát ................................................................. 77
3.2.2. Về trình độ và chuyên ngành đào tạo của nhân viên công tác xã hội
trong trường Trung học cơ sở qua khảo sát ........................................................ 79


3.2.3. Công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn công tác xã hội của nhân
viên công tác xã hội trường Trung học cơ sở ..................................................... 80
3.3. Thực trạng đáp ứng yêu cầu của nhân viên công tác xã hội trong các
trường Trung học cơ sở qua khảo sát ................................................................... 83
3.3.1. Thực trạng đáp ứng yêu cầu về kiến thức ................................................ 84
3.3.2. Thực trạng đáp ứng yêu cầu về kỹ năng ................................................... 87
3.3.3. Thực trạng đáp ứng yêu cầu về thái độ .................................................... 90
3.4. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong
trường Trung học cơ sở qua khảo sát ................................................................... 92
3.4.1. Thực hiện nhiệm vụ tham vấn/tư vấn ....................................................... 94
3.4.2. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục ................................................................. 101

3.4.3. Thực hiện nhiệm vụ biện hộ ................................................................... 108
3.4.4. Thực hiện nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi ................................................ 114
3.4.5. Nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm (vui chơi, giải trí, tự giúp).............. 124
3.5. Thực trạng tự đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ
của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở qua khảo sát ........ 130
3.5.1. Tự đánh giá qua yếu tố chủ trương, chính sách phát triển nghề công
tác xã hội ........................................................................................................... 131
3.5.2. Tự đánh giá qua yếu tố trình độ chun mơn về cơng tác xã hội của
nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở ................................. 133
3.5.3. Tự đánh giá qua yếu tố sự tham gia, phối hợp của học sinh, giáo viên,
phụ huynh và các đơn vị liên quan trong trường Trung học cơ sở ................... 136
3.5.4. Tự đánh giá qua yếu tố nhận thức của nhà trường về công tác xã hội
trong trường học ............................................................................................... 138
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 141
Chương 4: THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG
LỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ............. 142
4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ............................................................................... 142


4.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 142
4.1.2. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 142
4.1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 143
4.2. Một số giải pháp ............................................................................................. 143
4.2.1. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về CTXH trường học
với lãnh đạo các trường về vai trị, nhiệm vụ của nhân viên cơng tác xã hội .. 143
4.2.2. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã
hội trong trường Trung học cơ sở ..................................................................... 144
4.2.3. Giải pháp về cơ cấu, vị trí việc làm của nhân viên cơng tác xã hội
trong trường Trung học cơ sở ........................................................................... 144

4.2.4. Đề xuất các điều kiện để đảm bảo hoạt động nghề nghiệp cho nhân
viên công tác xã hội trong các trường học ........................................................ 145
4.3. Thực nghiệm giải pháp tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên công
tác xã hội trong trường Trung học cơ sở ............................................................ 145
4.3.1. Điều kiện thực nghiệm giải pháp tập huấn nâng cao năng lực cho
nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở ................................. 145
4.3.2. Kết quả thực nghiệm giải pháp ............................................................... 151
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 162
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 164
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................. 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 171
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 185


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin nhân khẩu nhân viên CTXH trong trường THCS công lập
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh theo Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo
Tp. Hồ Chí Minh năm 2022 ............................................................................. 73
Bảng 3.2: Những vấn đề gặp phải của HS (đánh giá của HS) (N = 146) ................. 74
Bảng 3.3: Đội ngũ nhân viên công tác xã hội trong trường THCS qua khảo sát
(N = 125) .......................................................................................................... 78
Bảng 3.4: Đội ngũ nhân viên cơng tác xã hội trường học phân theo trình độ đào
tạo và trình độ chun mơn (N = 125) ............................................................. 79
Bảng 3.5: Công tác đào tạo, bồi dưỡng về CTXH của nhân viên CTXH trường
THCS ................................................................................................................ 81
Bảng 3.6: Thực trạng đáp ứng yêu cầu về kiến thức của nhân viên CTXH trong
trường THCS (N = 125) ................................................................................... 84
Bảng 3.7: Thực trạng đáp ứng yêu cầu về kỹ năng của nhân viên CTXH trong
trường THCS (N = 125) ................................................................................... 87

Bảng 3.8: Thực trạng đáp ứng yêu cầu về thái độ của nhân viên CTXH về
CTXH trong trường học (N = 125) .................................................................. 90
Bảng 3.9: Tổng quan thực trạng thực hiện nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong
trường THCS (N = 125) ................................................................................... 93
Bảng 3.10: Mức độ triển khai các hoạt động của nhiệm vụ tham vấn/tư vấn
trong trường THCS (N =125) ........................................................................... 95
Bảng 3.11: Kết quả thực hiện nhiệm vụ tham vấn trong trường THCS (N=125) .... 96
Bảng 3.12: Cách thức HS giải quyết vấn đề trong trường THCS (N = 146) ............ 98
Bảng 3.13: Kết quả thực hiện nhiệm vụ tham vấn với các yếu tố nhân khẩu,
trình độ học vấn, thâm niên và đào tạo, bồi dưỡng về CTXH ......................... 99
Bảng 3.14: Mức độ triển khai nhiệm vụ giáo dục trong trường THCS (N=125) ... 102
Bảng 3.15: Kết quả thực hiện các hoạt động của nhiệm vụ giáo dục trong trường
THCS (N = 125) ............................................................................................. 103


Bảng 3.16: Mối tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu, trình độ và đào tạo với
nhiệm vụ giáo dục .......................................................................................... 106
Bảng 3.17: Mức độ triển khai nhiệm vụ biện hộ trong trường THCS (N=125) ..... 108
Bảng 3.18: Kết quả thực hiện nhiệm vụ biện hộ trong trường THCS (N=125) ..... 110
Bảng 3.19: Mối tương quan giữa nhiệm vụ biện hộ và các yếu tố nhân khẩu,
trình độ chun mơn, thâm niên và đào tạo, bồi dưỡng về CTXH ................ 112
Bảng 3.20: Mức độ triển khai nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi trong trường THCS
(N=125) .......................................................................................................... 115
Bảng 3.21: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi trong trường THCS
(N=125) .......................................................................................................... 117
Bảng 3.22: Hoạt động hỗ trợ học sinh của nhân viên CTXH trong trường
THCS (N = 125) ............................................................................................. 119
Bảng 3.23: Tính hiệu quả của nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi với các yếu tố nhân
khẩu, trình độ học vấn, thâm niên và đào tạo bồi dưỡng về CTXH ............... 120
Bảng 3.24: Mức độ triển khai nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm (vui chơi, giải

trí, tự giúp) trong trường THCS (N =125) ..................................................... 124
Bảng 3.25: Kết quả thực hiện các hoạt động của nhiệm vụ tổ chức hoạt động
nhóm (vui chơi, giải trí, tự giúp) trong trường THCS (N =125) .................... 125
Bảng 3.26: Tính hiệu quả của nhiệm vụ tổ chức hoạt động nhóm (vui chơi, giải
trí và tự giúp) với các yếu tố nhân khẩu, trình độ học vấn, thâm niên và
đào tạo bồi dưỡng về CTXH .......................................................................... 127
Bảng 3.27: Tự đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân
viên CTXH trường THCS (N = 125) ............................................................. 134
Bảng 3.28: Tự đánh giá sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan ảnh
hưởng đến nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong trường THCS (N = 125) .. 136
Bảng 3.29: Tự đánh giá yếu tố nhận thức của nhà trường ảnh hưởng đến nhân
viên CTXH (N= 125) ..................................................................................... 139
Bảng 4.1: Số lượng nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở
tham gia thực nghiệm (N = 31) ...................................................................... 148


Bảng 4.2: Kết quả nhận thức của nhân viên CTXH về CTXH trường học trước
và sau thực nghiệm ......................................................................................... 151
Bảng 4.3: Kỹ năng của nhân viên công tác xã hội trong trường THCS trước và
sau thực nghiệm .............................................................................................. 153
Bảng 4.4: Mức độ thực hiện kỹ năng thực hiện nhiệm vụ kết nối chuyển gửi của
nhân viên CTXH trong trường THCS trước và sau thực nghiệm. ................. 156
Bảng 4.5: Mức độ thực hiện kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm (tự giúp, vui chơi, giải
trí) của nhân viên CTXH trong trường THCS trước và sau thực nghiệm ............ 158
Bảng 4.6: Mức độ thực hiện các kỹ năng của nhiệm vụ giáo dục của nhân viên
CTXH trong trường THCS trước và sau thực nghiệm ................................... 160


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình thực hành CTXH trường học ......................................................25

Hình 1.2: Mơ hình CTXH trường học tồn diện .......................................................26


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: HS trường THCS trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh năm học 2022 – 2023 .... 72
Biểu đồ 3.2: Nhu cầu của HS về sự hỗ trợ, chia sẻ của nhân viên CTXH (N =146) ....... 76
Biểu đồ 3.3: Chứng chỉ nghề nghiệp của nhân viên CTXH trong trường THCS
(N = 125) .......................................................................................................... 83
Biểu đồ 3.4: Cơng việc chính hiện tại của nhân viên CTXH trong trường THCS
Biểu đồ 3.5: Tự đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của
nhân viên công tác xã hội trong trường THCS (N= 125) ............................... 130
Biểu đồ 3.6: Tự đánh giá yếu tố chế độ chính sách ảnh hưởng đến thực hiện
nhiệm vụ của nhân viên CTXH trường THCS (N= 125) ............................... 132


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực hiện Đề án 32 về phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 và Quyết
định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính ban hành Chương
trình phát triển cơng tác xã hội giai đoạn 2021-2030 (Chương trình 112) [84], cơng
tác xã hội đã và đang được hình thành, phát triển trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
lĩnh vực giáo dục cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về cơng tác xã hội
nói chung và cơng tác xã hội trường học nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quyết định số 327/QĐ – BGDĐT ngày 25/1/2017 về việc ban hành Kế
hoạch “Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2017 –
2020” là bước khởi đầu cho sự hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ công tác
xã hội trong trường học trên phạm vi tồn quốc nhằm góp phần giải quyết những
nhu cầu cấp thiết trong công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh nói riêng và giải quyết các
vấn đề xã hội trong học đường nói chung đồng thời góp phần đảm bảo mơi trường
giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện và đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận

giáo dục [5].
Học sinh Trung học cơ sở (THCS) đang ở giai đoạn thay đổi về mặt tâm sinh
lý, chính vì thế mà nhiều vấn đề đã và đang là mối quan tâm, lo lắng của không chỉ
các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh mà còn là mối quan tâm của tồn xã hội, đó là
tình trạng học sinh bỏ học, nghiện game online, u sớm, có thai ngồi ý muốn, bạo
lực học đường, bài bạc, sử dụng các chất gây nghiện. Theo thống kê của Tổng cục
Thống kê Việt Nam (2021) có khoảng 27 triệu trẻ em dưới 18 tuổi, trong đó có 96.9%
trẻ em sử dụng mạng Internet, gần 36.5% trẻ em phải trải qua các thông tin, hình ảnh
liên quan đến bạo lực trên Internet. Trong trường học đã kỷ luật khiển trách 881 học
sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thơi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học)
735 học sinh [dẫn theo 65]. Thực tế này đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm
bảo phát triển hài hồ tâm trí thể mỹ cho học sinh trung học cơ sở, công tác xã hội là
một ngành, một nghề có chức năng phịng ngừa và hỗ trợ các cá nhân, nhóm, cộng
đồng có vấn đề nâng cao năng lực, tự giải quyết các vấn đề của mình.
Trong lĩnh vực giáo dục, CTXH có chức năng hỗ trợ học sinh, các thầy cơ
giáo, cán bộ, nhân viên trong nhà trường phòng ngừa, ứng phó, giải quyết các vấn

1


đề tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, hiệu quả của q trình giáo dục.
Thực hiện Thơng tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT về
hướng dẫn CTXH trong trường học, trong những năm qua, các hoạt động CTXH đã
và đang được triển khai ngày càng phổ biến trong các trường học nói chung, các
trường THCS nói riêng bởi chính đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm [6].
Bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình về đặc điểm lứa tuổi học
sinh THCS, đội ngũ giáo viên kiêm nhân viên CTXH đã góp phần quan trọng trong
việc hỗ trợ học sinh phòng ngừa và giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Tuy nhiên,
vì nhiều lý do khác nhau mà vai trị của đội ngũ này cịn nhiều khó khăn, hạn chế.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có mật độ dân số đơng, số trường, số học sinh

trung học cơ sở khá cao, có tổng 278 trường THCS cơng lập [100], điều đáng quan
tâm là tình trạng học sinh gặp các vấn đề liên quan đến học tập, tâm lý xã hội. Tuy
nhiên đội ngũ nhân viên CTXH cịn nhiều hạn chế như thiếu nhân lực có chuyên môn,
chế độ đãi ngộ cho nhân viên thấp, thiếu cơ sở vật chất, cách nhìn của học sinh, giáo
viên chưa cởi mở. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2020) về khảo
sát cơng tác xã hội trường học của 20 giáo viên các trường THCS, trường trung học
phổ thơng ở Thái Ngun, Hà Nội, Thanh Hố, Nghệ An, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí
Minh cho thấy chỉ có 05 trường có nhân viên CTXH kiêm nhiệm và có phịng CTXH
và các trường này tập trung chính ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
[88]. Năm 2019, Tp. Hồ Chí Minh đã ra ban hành kế hoạch số 3550/KH-GDĐTCTTH, ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về tập
huấn công tác xã hội trong trường học cho giáo viên trên địa bàn [75].
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về nhân viên cơng tác xã hội được các nhà
nghiên cứu quan tâm ở các khía cạnh như: vai trị, hoạt động của nhân viên công tác
xã hội với từng đối tượng, thực trạng các vấn đề nảy sinh và sự hỗ trợ của nhân viên
công tác xã hội trong trường học, các nghiên cứu về giải pháp để nâng cao hiệu quả
công tác xã hội trong trường học nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích
về yêu cầu (kiến thức, kỹ năng và thái độ) của đội ngũ nhân viên công tác xã hội và
nhiệm vụ họ được phân công thực hiện trong trường trung học cơ sở tại Tp. Hồ Chí
Minh. Đây được xem là khoảng trống nhận thức cịn bỏ ngỏ và đặt ra nhiều câu hỏi
cần nghiên cứu làm rõ.

2


Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Nhân viên công tác xã hội trong
trường Trung học cơ sở từ thực tiễn Tp. Hồ Chí Minh” được lựa chọn để thực
hiện nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng yêu cầu, nhiệm vụ và các yếu tố

ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội cũng như tiến
hành thực nghiệm giải pháp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên công
tác xã hội trong các trường Trung học cơ sở.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến u cầu và nhiệm vụ
của nhân viên công tác xã hội trong trường học.
(2) Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài: làm rõ các khái niệm, lý thuyết ứng
dụng trong nghiên cứu, quan điểm, chính sách liên quan đến nhân viên công tác xã
hội trong trường học.
(3) Đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng, thái độ và việc thực hiện các
nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở; Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong
trường Trung học cơ sở.
(4) Đề xuất giải pháp và tiến hành thực nghiệm giải pháp nâng cao năng lực
của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở và đưa ra các đề xuất
điều chỉnh công tác thực hiện các nhiệm vụ này có hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Yêu cầu và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học
cơ sở.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào hai nội dung chính: yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái
độ và 05 nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội: nhiệm vụ tham vấn/tư vấn; nhiệm
vụ giáo dục; nhiệm vụ biện hộ; nhiệm vụ kết nối, chuyển gửi; nhiệm vụ tổ chức
hoạt động nhóm.

3



3.2.2. Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Luận án được thực hiện với khách thể nghiên cứu chính là nhân viên công tác xã
hội kiêm nhiệm trường Trung học cơ sở công lập, cán bộ quản lý nhà trường, học sinh
của 02 trường Trung học cơ sở và cha mẹ học sinh trường Trung học cơ sở.
3.2.3. Phạm vi về địa bàn, thời gian nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Tháng 05/2020 – tháng 05/2023.
Phạm vi về không gian: Với nhân viên công tác xã hội: 125 trường Trung học
cơ sở cơng lập trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; Với học sinh: 02 trường Trung học cơ
sở (Trường THCS Trần Quốc Toản, Tp. Thủ Đức và trường THCS Võ Trường
Toản, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh).
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi đưa ra câu hỏi
nghiên cứu như sau:
1) Thực trạng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và thực hiện nhiệm vụ của
nhân viên công tác xã hội kiêm nhiệm trong các trường Trung học cơ sở như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhân viên cơng tác xã hội trong q
trình thực hiện nhiệm vụ?
3) Có những giải pháp (thực nghiệm) nào để nâng cao năng lực cho đội ngũ
nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở?
3.4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ công tác xã hội của nhân viên công
tác xã hội kiêm nhiệm trong các trường Trung học cơ sở còn nhiều hạn chế.
Trình độ, năng lực chun mơn của nhân viên cơng tác xã hội, cơ chế, chính
sách và nhận thức của xã hội về nghề cơng tác xã hội có ảnh hưởng nhất định đến
việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội.
Nếu nhân viên công tác xã hội kiêm nhiệm được tham gia các lớp tập huấn, bồi
dưỡng về kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong trường học phù hợp với học sinh thì
sẽ thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường học.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận

Luận án vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật
biện chứng làm cơ sở phương pháp luận, đó là quan điểm tồn diện, cụ thể và phát

4


triển. Vận dụng nghiên cứu nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở
luôn được xem xét một cách tổng thể, toàn diện ở hai nội dung là yêu cầu và nhiệm
vụ của nhân viên công tác xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của
nhân viên công tác xã hội sẽ được thay đổi và được nâng cao khi chúng ta có những
giải pháp phù hợp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng đa dạng, phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau
gồm phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương
pháp phỏng vấn sâu cá nhân, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học. Cụ
thể như sau:
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Mục đích: Khái qt các khái niệm cơng tác xã hội trường học, nhân viên
công tác xã hội trường học, các lý thuyết tiếp cận và vận dụng trong công tác xã
hội trường học. Bên cạnh đó hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về công
tác xã hội trong trường học; lý luận về nhân viên công tác xã hội (về chức năng,
vai trị, nhiệm vụ, trình độ của nhân viên công tác xã hội) và các yếu tố ảnh hưởng
đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong trường học.
Nội dung: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như nước ngồi có
liên quan đến các khái niệm cơng tác xã hội trường học, nhân viên công tác xã hội
trường học, các lý thuyết tiếp cận, quan điểm chính sách pháp luật của nhà nước về
công tác xã hội trường học, cụ thể là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các
giáo trình, sách chun khảo, bài tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong
kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành và các văn bản có tính pháp lý có liên
quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết nội dung lý luận của luận án.

Cách thực hiện: Tìm kiếm những tài liệu về công tác xã hội trường học, nhân
viên công tác xã hội trong trường học, trường Trung học cơ sở được công bố dưới
dạng sách, luận án, luận văn, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài báo khoa học
đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành của các tác giả trong và ngồi
nước. Tiếp đó là mã hoá, phân loại theo các chủ đề và tiến hành tổng hợp, phân tích,
ghi nhận kết quả của các nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống
trong những nghiên cứu đó, khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu lý luận của
luận án. Các trang mạng tìm kiếm tài liệu học thuật (sách, bài tạp chí, bài kỷ yếu hội
thảo khoa học, luận án, luận văn) tiếng Việt và tiếng Anh.

5


4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trong nghiên cứu thực hiện điều tra bằng bảng hỏi với 02 nhóm khách thể:
nhân viên công tác xã hội và học sinh.
4.2.2.1. Đối với nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ sở
Mục đích: Làm rõ: (i) Thực trạng số lượng, đặc điểm, trình độ đào tạo, trình
độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội; thực trạng vấn đề xã hội (VĐXH)
của HS và nhu cầu của học sinh về công tác xã hội trường học; (ii) Thực trạng các
yêu cầu (kiến thức, kỹ năng, thái độ) và nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội
trong trường Trung học cơ sở; (iii) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện
nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trường Trung học cơ sở.
Nội dung: Bảng hỏi về nhân viên công tác xã hội trong trường Trung học cơ
sở gồm các nội dung sau: (Đính kèm phụ lục 1)
1) Số lượng, đặc điểm, trình độ đào tạo, trình độ chun mơn của nhân viên
cơng tác xã hội; 2) Vấn đề và nhu cầu về công tác xã hội của học sinh trong trường
Trung học cơ sở; cách thức nhân viên công tác xã hội giải quyết vấn đề của học sinh
khi nhờ trợ giúp; 3) Các yêu cầu đối với nhân viên công tác xã hội (kiến thức, kỹ
năng và thái độ) về công tác xã hội trường học; 4) Mức độ triển khai thực hiện

nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội và kết quả thực hiện của từng nhiệm vụ
gồm các câu hỏi đóng và mở với 5 mức độ và nội dung đánh giá khác nhau ở từng
nhiệm vụ; 5) Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của nhân viên công tác
xã hội trong trường Trung học cơ sở.
Chọn mẫu và khách thể khảo sát
Do khảo sát vào thời điểm dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp nên luận
án sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích, thuận tiện, những người này đáp ứng
được các tiêu chí phù hợp với nghiên cứu. Với số lượng nhân viên công tác xã hội trong
trường Trung học cơ sở là 278 người, chúng tôi phát phiếu khảo sát trên tổng thể và số
phiếu thu về hợp lệ là 125/278 phiếu.
Như vậy mẫu là 125 nhân viên công tác xã hội để khảo sát. Điều kiện để nhân
viên công tác xã hội được tham gia khảo sát: hiện các nhân viên công tác xã hội
đang làm kiêm nhiệm tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Dù Thơng tư 33 ban hành hướng dẫn về công tác xã hội trong trường học nhưng tại
các trường thì chưa có nhân viên cơng tác xã hội chuyên trách mà chủ yếu là kiêm

6



×