Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Bao bì dược phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.42 MB, 120 trang )

ĐẶNG VĂN GIÁP

BAO Bì DƯỢC PHẨM
Theo hướng dẫn GMP-WHO và
nguyên tắc GMP- bao bì dược phẩm

*i It T Thơng tin - Thư viện


U5.J2
ĐẶNG VÁN GIÁP

TRƯỜNG BẠ1 HOC NGƯíẾN TÍT THÀNH

KHOA DƯỢC
TfiMNUnUtW,P.13,Q.4,TP.HCM

BAO Bì DƯỢC PHẨM
Theo hướng dẫn GMP-WH0 và
nguyên tắc GMP-bao bì dược phẩm

NHÀ XUẮT BẢN Y HỌC
2013

50


MỤC LỤC
Mục lục

ii



Lời nói đầu

ỉiì

I. QUAN NIỆM VÀ GIẢI PHÁP VÈ CHẤT LƯỢNG Dược PHẨM

1

II. BAO Bì DƯỢC PHẦM THEO HƯỚNG DÃN GMP-WHO

15

III. BAO BÌ DƯỢC PHÀM DẠNG CUỘN MÀNG MỎNG

29

IV. BAO BÌ DƯỢC PHẨM DẠNG CHAI LỌ BANG CHẤT DẺO

45

V. BAO BÌ DƯỢC PHẨM BẲNG THỦY TINH & PHỤ TÙNG BAO BÌ

61

VI. ĐẢM BẢO VÀ KIỀM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ Dược PHẨM

70

VII. PHƯONG PHÁP TIỆT TRÙNG BAO BÌ Dược PHẦM


84

VIII. VAI TRỊ CỦA BAO BÌ TRONG PHÁT TRIỀN Dược PHẦM

96

Tài liệu tham khảo

Phụ đính

114


LỜI NÓI ĐẤU
Dược phẩm là những sản phẩm đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức
khỏe của người sử dụng. Trong quá trình sản xuất, chất lượng của dược
phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có baọ bì. Với chủ
trương đảm bảo tồn diện về chất lượng dược phẩm, cho đến năm 2007
Bộ Y tế đã ban hành 4 nguyên tắc Thực hành tốt cho nhà sản xuất dược
phẩm (GMP, GLP, GSP va GDP). Tuy nhiên, trong chiến lược này còn
một khâu hở quan trọng là chưa có GMP-bao bì dược phẩm.

Cho đến ngày 31/08/2012, Bộ Y tế nước ta đã chính thức ra quyết định
về việc then khai áp dụng nguyên tắc GMP-bao bì dược phàm. Đây quả
là một tin vui trong ngành Dược nhưng lại là nôi lo của cả nhà sản xt
dược phẩm lẫn nhà sản xuất bao bì. Đơi với các nhà sản xuất dược
phẩm, vấn đề xây dựng tiêu chuẩn của bao bì cấp 1, chọn bao bì câp 1
và nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm với bao bì cấp 1 đặ chọn... quả
là cơng việc khơng thể xem thường. Đối với các nhà sản xuât bao bì, việc

triển khai áp dụng nguyên tắc GMP-bao bì dược phâm lại là vân đê hoàn
toan mới mẻ, con đối với cơng tác kiểm tra chất lượng thì cũng nhận
thêm nhiệm vụ mới khơng đơn giản!

Quyển sách “Bao bì dược phẩm” được biên soạn nhằm giới thiệu chọ
Quý đồng nghiệp một số nội dung cơ bản: quan niệm toàn diện về chất
lượng dược phẩm, giải pháp bao bì sạch theo hướng dẫn GMP-WHO và
nguyên tằc GMP-bao bì dược phẩm, các chun đề về bao bì dược
phẩm thơng dụng (màng nhơm ghép/tráng hay màng chất dẻo;, chai lọ
Chat dẻo hay thúy tinh, nút cao su...), đảm bảo và kiểm tra chất lượng
bao bì dược phẩm, vai trị của bao bì cấp 1 trong phát triển dược phẩm.
Mặc dù tác giả đã cộ nhiều cố gắng nhưng quyển sách này không thể
tránh khỏi những thiếu sót khơng mong muốn. Rất mong được ghi nhận
những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của Quý vị đông nghiệp.
Người biên soạn

GS. TS. Đặng Văn Giáp


1

Chương I

QUAN NIỆM TOÀN DIỆN
VÈ CHÁT LƯỢNG DƯỢC PHẨM

Khái niệm về dược phẩm
Dược phẩm (hay thuốc) là những sản phẩm có nguồn gốc từ động
vật, thực vật, khống vật, hóa tổng hợp hay sinh tổng hợp... được
sản xuất dưới những dạng bào chế thích hợp (Hình 1) như viên


nén, viên nang, dung dịch, mỡ, xi rơ..., có cơng dụng khác nhau
như phòng bệnh, chữa bệnh, giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán
bệnh, phục hồi và điều chỉnh chức năng cơ thể, nâng cao sức

khỏe, làm mất cảm giác một bộ phận hay tồn thân, ảnh hưởng
đến q trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dạng cơ thể...

Phân loại dược phẩm
Có nhiều cách phân loại dược phẩm, thí dụ: theo nguồn gốc, theo
dạng bào chế, theo công dụng, theo cấp độ sạch trong sản xuất...

Theo dạng bào chế
- Dược phẩm dạng rắn: viên nén (trần, bao phim, bao đường),

viên nang cứng, cốm, bột...


2

(b)

(c)

Hình 1. Minh họa một số dạng bảo chế của dược phẩm:
a. Viên nén, viên nang (không vô trùng)
b. Dung dịch nhỏ mắt (vô trùng)
c. Bột pha tiêm (vô trùng)

Dược phẩm dạng mềm: mỡ, kem, gel...

Dược phẩm dạng lỏng: dung dịch dùng ngồi, xirơ, thuốc nhỏ
mắt, thuốc tiêm, dịch truyền...


3

Theo cấp độ sạch
Dược phẩm vô trùng: thuốc nhỏ mắt và thuốc tiêm vô trùng không
tiệt trùng sau cùng (được pha chế và đóng gói cấp 1 trong khu vực
sạch cấp A) hay thuốc nhỏ mắt và thuốc tiêm vô trùng cần tiệt

trùng sau cùng (được pha chế và đóng gói cấp 1 trong khu vực
sạch cấp B/ c, sau đó sản phẩm được tiệt trùng bằng autoclav).
Dược phẩm khơng vơ trùng: được pha chế và đóng gói trong khu
vực sạch cấp D, gồm các dạng viên cốm bột hay kem mỡ nước.

Tóm tắt q trình sản xuất dược phẩm

Ghi chú:
1. Nhập nguyên liệu và bao bì
2. Cấp phát nguyên liệu và bao bì
3. Pha chế
4. Đóng gói cấp 1
5. Đóng gói cấp 2

Hình 2. Minh h

6.
7.
8.

9.

Xuất xưởng/nhập kho
Phân phối
Thu hoi sản phẩm
Xử lý sản phẩm bị trả lại

'á trình sản xuất trong nhà máy dược phẩm


4

Q trình sản xuất dược phẩm trong mơt nhà máy theo ngun tắc
GMP gơm có nhiều giai đoạn, có thể được tóm tắt như Hình 2 [1]

Yếu tố ảnh hường trong sản xuất dược phẩm
Chất lượng của dược phẩm có thể bị ảnh hướng bởi nhiều yếu tố:
nhan sự, nhà xưởng, vật liệu, thiết bị, quy trình và mơi trường
(Hình 3). Các yêu tố ảnh hưởng cần được thẩm định và kiếm sốt

chăt chẽ vì chúng có thể làm cho dược phẩm bị kém chất lượng.

a. Con người: gôm cán bộ chủ chốt và nhân viên thuộc các bộ
phân sản xuất, kiểm nghiệm, báo quản... Nhân viên phải được
tuyên dụng phù hợp và đào tao về các nguyên tắc Thực hành
tốt. Nhà sản xuất dược phẩm phải xây dựng sơ đồ tổ chức, các

bản mô tả công việc theo từng chức danh.
b. Vật liệu: bao gồm nguyên liệu (hoạt chất, tá dược), bao bì (cấp
1 và câp 2), nhãn, thuốc thử, dung mơi, chất chuẩn và mơi

trường cấy. Bao bì cấp 1 được xem như nguyên liệu, nhà sán

xuât dược phâm phải xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu, bao bì:
phải đánh giá nhà cung cấp; nguyên liệu, bao bì cấp 1 phải
được kiểm nghiệm trước nếu đạt mới được cấp phát.
c. Thiết bị: bao gồm các thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khơng khí,
thiết bị kiểm nghiệm và dụng cụ (cân, nhiệt kế). Các thiết bị sản
xuất và hệ thống xử lý khơng khí phải được đánh giá về thiết
kê, lăp đặt, vận hành và hiệu năng; các thiết bị phân tích và
dụng cụ cân đo cần được kiểm định trước khi sử dụng.

d. Quy trình: bao gồm các quy trình sản xuất, quy trình kiểm
nghiêm và quy trình thao tác chuẩn. Các quy trình sản xuất và
kiểm nghiệm phải được thẩm định theo yêu cầu.


5

e. Mơi trường: bao gồm mơi trường khơng khí, mơi trường nước
và bề mặt tiếp xúc. Mơi trường khơng khí phải được thẩm định
về giới hạn phần tử lạ và vi sinh cùng một số thông số khác.
Thiết bị

Môi trường

Con người

Quy trình

Hình 3. Minh họa các yếu tố ảnh hưởng trong sản xuất dược phẩm


Thuộc tính chất lượng của dược phẩm
Những thuộc tính chất lượng đối với dược phẩm gồm:

-

Tính hiệu quả: thuộc tính cơ bản của một dược phẩm. Thí dụ:

tác dụng trị liệu chọn lọc, tác dụng phụ...
-

Thuộc tính phụ: bổ sung cho thuộc tính cơ bản nêu trên. Thí
dụ: sự tiện dụng, ít thay đổi, có thể thay thế thuốc đắt hơn.
Tính bền vững: liên quan đến khoảng thời gian từ lúc sản xuất
đến khi sử dụng. Thí dụ: tuổi thọ của sản phẩm và hạn dùng
của mỗi lơ sản xuất.

-

Tính thẩm mỹ: liên quan đến sự cảm nhận của giác quan con

người nên có tính chủ quan. Thí dụ: mùi, vị, vẻ đẹp của bao bì.
-

Chất lượng cảm nhận: thuộc tính gián tiếp, liên quan đến việc

so sánh và phán đốn. Thí dụ: nguồn gốc, tác dụng điều trị so
với những thuốc khác.



6

Chất lượng phục vụ: tính sẵn có và đầy đủ thơng tin. Thí dụ: sự
có sẵn tại nhà thuốc, có nhãn thơng tin đầỵ đủ về thuốc...
Tính phù hợp: mức độ đạt yêu cầu của sản phẩm với tiêu
chuẩn chất lượng. Thí dụ: hàm lượng thực tế và hàm lượng

trên nhãn hay bao bì cấp 2.
Tính tin cậy: làm cho bệnh nhân thấy an tồn về tính chất và
hiệu quả của thuốc. Thí dụ: khơng có tác dụng độc hại hay tác

dụng khơng mong muốn.

Nguồn của chất lượng dược phẩm
Nói chung, nguồn của chất lượng dược phẩm được thể hiện qua

chính sách và thái độ trong hoạt động quản lý về nhân sự, nhà
xưởng, quy trinh... Đối với nhà sản xuất dược phẩm, nền tảng của

các nguồn chất lượng là các nguyên tắc Thực hành tốt (GMP,

GLP, GSP ..). Người ta còn phân ra: nguồn tổng quát và nguồn
chuyên biệt. Trong nguồn chuyên biệt có 6 yếu tố:
Nguồn của hiệu quả: về cơ bản, hiệu quả trị liệu của dược
phẩm thuộc chức năng của hoạt động nghiên cứu & phát triển.

Nguồn của thuộc tính phụ: cũng xuất phát từ nghiên cứu & phát

triển nhưng nâng cao hơn cho sự tuân trị tốt hơn. Thí dụ cải


tiến dạng thuốc tiêm thành aerosol dùng qua mũi.
Nguồn của tính bền vững: tính bền vững của thuốc liên quan

đến sự đóng gói (bảo vệ) và sự thành lập công thức (tránh

tương kỵ, ổn định hóa). Độ ổn định của thuốc có liên quan đến

bao bì cấp 1 được chọn trong giai đoạn phát triển sản phẩm và
theo điều kiện sản xuất, bảo quản và vận chuyển.


7

- Nguồn của tính thẩm mỹ: với một chừng mực nào đó, nguồn
của tính thẩm mỹ có được nhờ áp dụng các nguyên tắc GMP,
sự đào tạo nhân sự, sự kiểm soát nhà cung cấp...
- Nguồn của chất lượng cảm nhận: lúc đầu việc quảng cáo và
tiếp thị đóng vai trị chính; lâu dài quan trọng là chất lượng thật

sự từ nhà sản xuất và dịch vụ của nhà phân phối.
- Nguồn của chất lượng phục vụ: phần lớn tùy thuộc hệ thống

vận chuyển và phân phối hướng đến khách hàng.
- Nguồn của tính phù hợp: xây dựng và thẩm định quy trình sản
xuất và tiêu chuẩn cơ sở cũng như sự tn thủ quy trình ấy.
-

Nguồn của tính tin cậy: cơ sở là hệ thống chất lượng và các

nguyên tắc Thực hành tốt (GMP, GLP, GSP. ..).


Hệ thống quản lý chất lượng dược phẩm
Từ 1960 về trước, các nhà sản xuất dược phẩm trên thế giới chỉ
dựa vào hoạt động Kiểm tra chất lượng; tập trung vào việc xây
dựng tiêu chuẩn cơ sở và công tác kiểm nghiệm thành phẩm. Đến
đầu thập niên 1970, người ta bắt đầu áp dụng Đảm bảo chất
lượng và Thực hành tốt Sản xuất; tập trung vào các quy trình thao
tác chuẩn và quy trình sản xuất. Từ 1990 về sau, đã xuất hiện

Quan niệm chất lượng tồn diện; đặc trưng của nó là phương

pháp hệ thống, văn hóa chất lượng.
Trước đây cụm từ hệ thống chất lượng được dùng không thống

nhất giữa các nhà sản xuất dược phẩm và cơ quan quản lý nhà
nước. Ngay cả trong một số công ty, sự giải thích cụm từ trên
cũng khơng rõ ràng. Gần đây, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO)


8

hay Hội nghị Quốc tế về Hòa hợp (ICH) đang cố gắng mang lại
tính nhất quán về quan niệm và tiêu chuẩn đối với hệ thống quản
lý chất lượng. Vào 2004, Tổ chức Hợp tác Thanh tra Dược (PIC/S)

ban hành khuyến cáo về các yêu cầu hệ thống chát lượng cho Ban
thanh tra dược. Nguyên tắc GMP-WHO và hướng dẫn ISO tuy

giống nhau ở chỗ cùng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
(QMS) dựa trên tiêu chuẩn chát lượng sản phẩm nhưng GMPWH0 đi sâu vào Thực hành tốt sản xuất dược phẩm cịn ISO thì

chỉ quản lý tổng quát. Theo ICH, có 3 hướng dẫn liên quan đến

chất lượng dược phẩm: phát triển dược phẩm (ICH Q8), quản lý
nguy cơ chất lượng (ICH Q9) và hệ thống chất lượng dược phẩm
(ICH Q10). Các nội dung chính trong Hướng dẫn ICH Q10 gồm: hệ
thống chất lượng dược phẩm, trách nhiệm quản lý, cải tiến liên tục

về hiêu năng quy trình và chất lượng sản phẩm, cải tiến liên tục
đối với hệ thống chất lượng dược phẩm. Ở Mỹ, cơ quan FDA đã
khởi xướng các phương pháp thanh tra/ giám sát và định nghĩa
khác hơn về hệ thống quản lý chất lượng:

Hệ thống chất lượng, một hệ thống phù hợp bao gồm cơ cấu tổ

chức, quy trình, phương pháp và các nguồn lực.

Đơn vị chất lượng: một nhóm có tổ chức thuộc hệ thống chất
lượng, có nhiệm vụ xúc tiến quản lý chất lượng trong thực tế.

Quản lý chất lượng: trách nhiệm giải trình về sự thực hiện đầy
đủ các yêu cầu của hệ thống chất lượng.

Đảm bảo chất lượng: những hoạt động được thực hiện nhằm
khẳng định rằng mọi yêu cầu đều được thi hành.

Kiểm tra chất lượng: nhằm bảo đảm nguyên liệu và bao bì (đầu

vào) và sản phẩm (đầu ra) luôn đạt yêu cầu về chất lượng.



9

Chiến lược Thực hành tốt trong ngành Dược Việt Nam

Theo quan niệm cũ, chất lượng của dược phẩm chỉ đươc chứng
nhận sau khi kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên biện pháp
này không đảm bảo chất lượng ở mức độ cao vì chỉ kiểm tra một
số mẫu đại diện cho lô sản xuất; phương pháp hay thiết bị kiểm
nghiệm có giới hạn về khả năng phát hiện và định lượng. Do đó,
theo nguyên tắc GMP-WHO, chất lượng của thuốc không phải chỉ
được chứng nhận bởi khâu kiểm tra chất lượng mà phải được xây
dựng/ giữ gìn từ mọi khâu trong quá trình sản xuất, bảo quản,
phân phối... Từ năm 1996 ở Việt Nam bắt đầu áp dụng nguyên tắc
Thực hành tốt Sản xuất theo Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(GMP-ASEAN, 09/09/1996) cho các nhà sản xuất dược phẩm.

Hình 4. Chiến lược Thực hành tốt trong ngành Dược Việt Nam


10

Sau năm 2000, nguyên tắc GMP-ASEAN được thay thế bằng
nguyên tắc Thực hành tốt Sản xuất theo Tổ chức Y tế Thế giới

(GMP-WH0, 03/11/2004) và khi kiểm tra cấp giấy chứng nhận

GMP-WH0 này, Bô Y tế yêu cầu nhà sản xuất phải áp dụng thêm
nguyên tắc Thực hành tốt Kiểm nghiệm (GLP, 22/05/2000) và

Thực hành tốt Bảo quản (GSP, 29/06/2011). Sau năm 2005 các

nhà sản xuất và nhà phân phối dược phẩm phải áp dụng thêm

Thực hành tốt Phân phối (GDP, 24/01/2007) và các nhà thuốc phải
triển khai áp dụng Thực hành tốt Nhà thuốc (GPP, 25/11/2007).
Chiến lược đảm bảo chất lượng thuốc của Bộ Y tế khá toàn diện

và có thể được minh họa bởi Hình 4.

Trong chiến lược trên vẫn chưa tính đến bao bì dược phẩm (đặc

biệt là bao bì cấp 1) phục vụ hoạt động sản xuất dược phẩm theo
nguyên tắc GMP-WH0; chưa có chủ trương, quy định về sản xuất

bao bì dược phẩm; chưa có nhà sản xuất bao bì dược ở Việt Nam.
Cho đến gần đây Bộ Y tế mới ra quyến định triển khai nguyên tắc
Thực hành tốt Sản xuất bao bì dược phẩm (GMP-bao bì dược

phẩm, 31/08/2012). Như vậy, chiến lược đảm bảo chất lượng
dược phẩm có nguồn gốc hóa dược đã khép kín và tồn diện.

Đối với nhà sản xuất dược phẩm, ngoài 4 nguyên tắc Thực hành

tốt theo quy định của Bộ Y tế (GMP-WHO, GLP và GSP) tùy
trường hợp có thể áp dụng thêm nguyên tắc Thực hành tốt Nghiên
cứu-Phát triển (Hình 5). Theo GMP-WH0, việc đảm bảo chất

lượng dược phẩm phải tính đến mọi khâu, kể cả giai đoạn thiết kế

và phát triển sản phẩm [2], Trong giai đoạn phát triển sản phẩm
khơng thể khơng tính đến vai trị của bao bì, nhất là bao bì cấp 1.



11

GMP: Thực hành tốt Sàn xuất
GLP: Thực hành tốt Kiểm nghiệm
GSP: Thực hành tốt Bảo quản
GDP: Thực hành tốt Phân phối
GPP: Thực hành tốt Nhà thuốc
GRDP: Thực hành tốt Nghiên cứu-Phát triển

Hình 5. Minh họa hệ thống Thực hành tốt của nhà sản xuất

Môi trường sạch trong sản xuất dược phẩm
Mơi trường khơng khí

Hoạt động lấy mẫu, cân-cấp phát ngun liệu, pha chế và đóng gói
cấp 1 trong sản xuất dược phẩm được thực hiện trong vùng sạch
(Hình 6). Mơi trường khơng khí trong các khu vực sạch phải đạt

giới hạn [3] về tiểu phân lạ (Bảng 1) và giới hạn vi sinh (Bảng 2) và

các thông số khác (nhiệt độ, độ ẩm, chênh lệch áp suât, tân sô

trao đổi, mơ hình luồng khơng khí...).


12

Nhân viên II


Vật liệu

Thành phẩm

Cân

Pha chế
Đóng gói cấp 2

Đóng gói cấp 1

>
—I Trong khu vực sạch
Chốt gió

Bán
thành phẩm

—I Ngồi khu vực sạch
™ Cửa thông thường

Vật liệu: nguyên liệu (dược chất, tá dược), bao bì cấp 1
Nhân viên I: nhân viên cân và cấp phát, pha chế, đóng gói cấp 1
Nhân viên II: nhân viên đóng gói cap 2
Bán thành phẩm: thuốc trong bao bì cấp 1
Thành phâm: thuốc trong bao bì cấp 1 + thùng carton

Hình 6. Các khu vực trong xưởng sản xuất dược phẩm


Báng 1. cấp độ sạch vả giới hạn tiểu phân lạ (theo GMP-WHO)
SỐ lượng tiểu phân lạ/m3 khơng khí (tối đa)
Độ sạch

Lúc hoạt động

Lúc ngưng nghỉ

0,5-5 Lim

> 5 pm

0,5-5 pm

> 5 pm

A

3.500

0

3.500

0

B

3.500


0

350.000

c

2.000

350.000

2.000

3.500.000

20.000

D

3.500.000

20.000

-

-


13

Bàng 2. cấp độ sạch và giới hạn vi sinh vật (theo GMP-WHO)

Độ sạch

cfu/ m3 1

cfu/4 giờ2

cfu/đĩa thạch 3

cfu/găng tay4

A

<3

<3

<3

<3

B

10

5

5

5


c

100

50

25

-

D

200

100

50

-

Ghi chú:
1. Lấy mẫu khơng khí
2. Đặt đĩa thạch (đường kính 90 mm)

3. Đặt đĩa thạch (đường kính 55 mm)
4. In 5 ngón găng tay

Mơi trường nước

Nước dùng cho pha chế hay tráng thiết bị sản xuất: thuốc không


vô trùng cần chỉ nước tinh khiết; thuốc vô trùng yêu cầu nước cất
(thuốc nhỏ mắt) hay nước cất pha tiêm (thuốc tiêm).

Bảng 3. Yêu cầu về thẩm định vệ sinh đối với bề mặt tiếp xúc

Bề mặt

Thuốc khơng vơ trùng

±

Hóa học
+

Vi sinh
+

-

-

+

-

-

+


-

-

±

-

-

±

-

-

±

-

±
+

Hóa học

Vi sinh

Thiết bị sản xuất (mặt trong)

+


Nhân viên (găng tay)

-

Mặt bàn làm việc
Trần
Tường
Sàn nhà

Bao bì cấp 1 (mặt trong)

Thuốc vơ trùng


14

Ghi chú:

khơng u cầu:

-

có u cầu:

+

-

có thì tốt (khơng bắt buộc)


±

Bề mặt tiếp xúc

Bề mặt tiếp xúc được chia làm 2 nhóm: trực tiếp (mặt trong thiết bị

sản xuất, mặt trong bao bì cấp 1, găng tay nhân viên) và gián tiếp
(mặt bàn làm việc, trần, tường, sàn nhà).
Yêu cầu thẩm định bề mặt tiếp xúc có nghiêm ngặt ít nhiều tùy

theo tính chất bề mặt là gián tiếp hay trực tiếp, loại dược phẩm là
không vô trùng hay vô trùng (Bảng 3).

Đối với găng tay, mặt trong thiết bị, mặt bàn làm việc... không bắt
buộc đối với thuốc không vô trùng (trừ kem mỡ hay xi rô); ngược
lại, đối với thuốc vơ trùng thì u cầu phải thẩm định nghiêm ngặt
về giới hạn vi sinh.

Đối với mặt trong của bao bì cấp 1 cho thuốc khơng vơ trùng đặc
biệt như kem, xi rô hay ống uống cũng cần kiểm tra giới hạn vi
sinh vật. Riêng bao bì cấp 1 cho thuốc vơ trùng thì giới hạn vi sinh
vật là một chỉ tiêu kiểm nghiệm bắt buộc.


15

Chương II

BAO BÌ DƯỢC PHẨM

THEO HƯỚNG DẪN GMP-WHO

Khái niệm về đóng gói và bao bì
Đóng gói

Đóng gói là một giai đoạn trong quá trình sản xuất dược phẩm, liên
quan đến việc sử dụng vật liệu đóng gói (bao bì cấp 1 và bao bì
cấp 2) để chứa đựng, bao bọc thuốc sau giai đoạn pha chế và để
tiện bảo quản và vận chuyển sản phẩm đến người dùng.

Bao bi cấp 2 (nắp, hộp giấy + toa)

Bao bì cấp 1 (thân + nút)

Thuốc (dược chất + tá dược)

Hình 7. Minh họa thành phần cơ bản của một dược phẩm


16

Các hoạt động chính trong một nhà máy sản xuất dược phẩm
được bố trí như sau:

trong khu vực sạch: lấy mẫu nguyên liệu (trong Kho nguyên liệu

- sản phâm), cân và cấp phát nguyên liệu, pha chế và đóng gói
cấp 1 (trong Xưởng sản xuất dược phẩm).
ngoài khu vực sạch: đóng gói cấp 2 (trong Xưởng sản xuất
dược phẩm), kiểm nghiệm (trong bộ phận Kiểm tra chất lượng)


và bảo quản (trong Kho nguyên liệu - sản phẩm).
Bao bì

Bao bì là các thành phần vật liệu dùng trong đóng gói. Theo
hướng dẫn GMP, có hai nhóm là bao bì cấp 1 và bao bì cấp 2:
Bao bì cấp 1: trực tiếp với thuốc như chai lọ bằng chất dẻo hay
thủy tinh (kê cả nút trong), màng nhôm ghép, màng nhôm tráng
hay màng phim.
Bao bì câp 2 gián tiếp với thuốc như hộp giấy, túi bằng giấy

hay chất dẻo, thùng carton, thùng gỗ...
Phụ tùng bao bì

Phụ tùng tiếp xúc trực tiếp:
nút chất dẻo (cho chai lọ bằng chất dẻo hay thủy tinh)

nút cao su (cho chai lọ thủy tinh)

Phụ tùng không tiếp xúc trực tiếp:

nắp ngoài (chất dẻo hay kim loại)
-

bàng xi...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×