Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Bệnh viêm mũi dị ứng những cách đề phòng và cách chữa hiệu quả; những cây thuốc, những món ăn chữa viêm mũi dị ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.54 KB, 65 trang )

Viêm mũi dị ứng:
Phòng ngừa và điều
trị thế nào?
Viêm mũi dị ứng là một trong những
bệnh hay gặp ở người cao tuổi, bệnh gây nên
nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể chuyển
sang dị ứng phế quản, dẫn đến hen phế quản.
Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị thỏa đáng thì có
thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang và
bệnh hay tái phát.
Nguyên nhân nào?
Viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị
ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Dị ứng là phản ứng
của cơ thể chống lại những kháng nguyên lạ gây dị ứng. Khi
kháng nguyên lạ tấn công lần đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng
thể để trung hòa kháng nguyên. Những lần sau, khi kháng
nguyên lạ này xâm nhập cơ thể, sẽ xảy ra phản ứng kịch liệt
giữa kháng nguyên và kháng thể của cơ thể, kết quả sản sinh
ra các chất là nguồn gốc gây nên những rối loạn dị ứng.
Dị ứng là một bệnh toàn thân và viêm mũi dị ứng chỉ là biểu
hiện tại chỗ của bệnh toàn thân. Nguyên nhân gây viêm mũi
dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng
nguyên hay còn gọi là dị nguyên) đối với cơ thể. Một số dị
nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như: bụi, phấn
hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo, gia cầm), ký
sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt…), khói (khói
thuốc, khói bếp, khói nhà máy), một số thực phẩm (tôm, cua,
ốc ), một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh) hoặc do thời
tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt). Nhiều trường hợp niêm
mạc họng bị kích thích gây viêm còn có kèm theo hiện tượng


viêm nhiễm bởi vi khuẩn. Các loại vi khuẩn như vậy gọi là
vi khuẩn gây bệnh cơ hội mà hay gặp nhất là S. pneumoniae,
H. influenzae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu).
Các loại này rất phổ biến ở nước ta và chúng thường đóng
vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp
kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng
phản ứng tức thì. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra
ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên
như: mũi, họng, xoang… gây nên hiện tượng viêm và kích
thích niêm mạc mà được biểu hiện là ngứa, hắt hơi. Hắt hơi
là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra
khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập.
Mặt khác, cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh viêm
mũi dị ứng, bởi vì, người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị
ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, exsema, tổ đĩa, hen
suyễn…) thì tỉ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà
không có cơ địa dị ứng. Chính vì lẽ đó mà cùng một tác nhân
gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng
nhưng có người không bị. Ví dụ, trong nhà có nuôi chó, mèo
thì không phải mọi người đều bị viêm mũi dị ứng vì lông của
chúng mà chỉ có một ít số người nào đó bị bệnh mà thôi. Các
tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể
theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường
khác như: qua da hoặc theo đường ăn uống.
Đặc điểm của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có hai loại, loại có chu kỳ và loại không có
chu kỳ.
Loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay
đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm. Người bệnh thấy cay cay trong
mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay

mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước
mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu
họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn như vậy, đặc biệt là vào
lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo
dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị. Viêm
mũi dị ứng không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có
chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa,
không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt
hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài hơn giữa 2
cơn.
Ðể điều trị viêm mũi
dị ứng hiệu quả
Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, mưa nắng
thất thường, không khí từ khô sang ẩm là
nguyên nhân khiến mũi dễ bị kích thích và gây
ra các phản ứng dị ứng thời tiết. Thời gian bị
bệnh có thể dài, ngắn khác nhau.
Viêm mũi dị ứng xuất hiện thành từng cơn,
trong cơn các triệu chứng điển hình, ngoài cơn
có thể hoàn toàn bình thường. Cơn dị ứng đến
đột ngột và mất đi cũng rất nhanh. Thường bắt
đầu là ngứa mũi, chảy nước mũi, chảy nước
mắt, hắt hơi từng tràng liên tục không thể kìm
hãm được. Ở trẻ nhỏ, đôi khi không hắt hơi mà
chỉ ngạt, tắc mũi. Trong một số trường hợp còn
kèm theo các bệnh về tiêu hóa như trướng bụng
đầy hơi, có thể tiêu chảy. Bệnh nhân có thể đau
đầu, mệt mỏi, ngạt mũi các mức độ khác nhau:
ngạt từng lúc, từng bên hoặc ngạt cả 2 bên.
Thường gặp 3 thể viêm mũi sau:

Viêm quanh năm: Do dị nguyên có quanh năm trong môi
trường sống của người bệnh. Dị nguyên thường ở trong
không khí, một số trường hợp dị nguyên xâm nhập qua
đường tiêu hóa. Khi qua cơn dị ứng, bệnh nhân sẽ ít hắt hơi
hơn và còn lại chủ yếu là ngạt mũi, ngạt ngày càng thường
xuyên hơn, niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề và dần dần thoái
hóa thành polyp.
Viêm theo mùa: Bệnh xuất hiện gần như thành quy luật vào
cùng một thời điểm vào các năm tiếp theo. Các dị nguyên
thường là các loại phấn hoa, nấm mốc Chúng xuất hiện
theo mùa và xâm nhập qua khí thở vào đường hô hấp. Bắt
đầu, bệnh nhân cảm giác khô vùng mũi họng, ngứa mũi,
ngứa mắt, ngứa ống tai ngoài. Các biểu hiện trên thường
xuất hiện khoảng 5 - 15 ngày, tiếp đó bệnh nhân hắt hơi
thành từng tràng, ngạt tắc mũi, chảy nước mắt, nước mũi.
Mắt nề đỏ, cuốn mũi sưng nề, hạ họng thanh quản đôi khi
phù nề, một vài bệnh nhân cảm giác ớn lạnh, sốt nhẹ. Ngoài
cơn, các triệu chứng mất đi hoàn toàn.
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Bệnh thường liên quan đến
công việc của người bệnh, họ phải tiếp xúc với dị nguyên khi
làm việc (những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất,
công nhân quét dọn thường xuyên phải hít thở trong môi
trường bụi ).
Viêm mũi dị ứng do dị nguyên (khói, bụi,
phấn hoa).
Biểu hiện của viêm mũi dị ứng.
Những nguyên tắc cần tuân thủ
Điều trị cơn dị ứng với mục đích chữa các triệu chứng bằng
các thuốc sau:
Thuốc co mạch: có tác dụng làm co mạch, thông thoáng

đường thở. Nên dùng dạng lọ xịt phun sương mù để thuốc có
thể bay vào tận các ngóc ngách của mũi xoang thì thuốc mới
có thể phát huy tối đa tác dụng. Không nên dùng dạng thuốc
nhỏ mũi vì nếu không biết nhỏ đúng cách, thuốc sẽ xuống
họng ngay và không có tác dụng tại mũi; Thuốc kháng
histamin: làm giảm sự giãn mạch, giảm sự kích thích các
nhánh thần kinh cảm giác ở mũi, có hiệu quả với hắt hơi
chảy mũi nhưng không hết ngạt tắc mũi; Steroide dạng phun
sương mù, có tác dụng rất tốt trong viêm mũi dị ứng, vì nó
được phun trực tiếp vào niêm mạc mũi-xoang ngay nơi xảy
ra viêm dị ứng nên có thể làm giảm nhanh, giảm hết tất cả
triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngạt tắc mũi.
Ngoài đợt điều trị cấp, người ta còn thường xuyên xịt để
phòng ngừa; Kháng sinh: khi đợt cấp của viêm mũi dị ứng
thường có hiện tượng bội nhiễm ở đường hô hấp như viêm
mũi, viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, hen phế quản
lúc này dùng kháng sinh là cần thiết.
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng:
Bệnh viêm mũi dị ứng chỉ có thể xảy ra khi người có cơ địa
dị ứng sống trong môi trường có dị nguyên đã được mẫn
cảm. Người bệnh có thể chuyển đến sống ở vùng không có
loại dị nguyên đó. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự
tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay
những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu
không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử
dụng các vật liệu thay thế.
Nếu mục đích trên không thực hiện được, người bệnh bất
khả kháng vẫn phải tiếp xúc với dị nguyên thì phải dùng
miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau
khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên

nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh
với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó
và không dị ứng nữa.
ThS. Phạm Bá Lục
Lời khuyên thầy thuốc
Ðể phòng tránh viêm mũi dị ứng, cần hạn chế tối đa tiếp
xúc với các dị nguyên (khói, bụi, phấn hoa ). Ðeo khẩu
trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để
loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường
xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, vỏ gối, rèm cửa
và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và
nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có
lông khác trong nhà.
Khi thay đổi thời tiết, cần giữ ấm đề phòng viêm đường hô
hấp. Nên vệ sinh mũi bằng cách xịt rửa nước muối sinh lý,
vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Khả năng trị viêm mũi dị
ứng từ cây đậu ván dại
Bệnh viêm mũi do dị ứng (VMDƯ) - thể hiện ở trạng
thái chảy nước mũi hay nghẹt mũi, chảy nước mắt và hắt xì
hơi, đặc biệt khi thay đổi thời tiết, thay đổi từ phòng điều
hòa ra ngoài trời nắng. Cùng đó là các chứng dị ứng thực
phẩm, bệnh eczema hay các chứng viêm da do tiếp xúc và
hen suyễn do dị ứng - cảm giác khó thở khi tiếp xúc với các
chất gây dị ứng là một trong số những căn bệnh liên quan
đến bệnh VMDƯ. Hiệp hội Dị ứng và Miễn dịch học
Malaysia (MSAI) ước tính rằng cứ 3 người Malaysia thì có 1
người mắc phải một trong các chứng bệnh dị ứng. Dị ứng là
một xu hướng y tế đang gia tăng trên toàn cầu. Các chuyên
gia dự đoán rằng nếu khuynh hướng này tiếp tục phát triển

thì một nửa đất nước Malaysia sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh
dị ứng vào năm 2020. Dù không gây tử vong cho bệnh nhân
nhưng người mắc phải các căn bệnh này, chất lượng cuộc
sống của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điều này đặc biệt đúng với những người bị dị ứng khi tiếp
xúc với các chất có sẵn trong môi trường, như bụi, lông súc
vật, phấn hoa, các loài ve bọ. Theo nhà nghiên cứu TS. Silva
Pecanic - bác sĩ y khoa người Croatia, cho biết: “Có 3
phương pháp quản lý chủ chốt, đó là: tránh tiếp xúc với các
chất gây dị ứng; dùng thuốc. Hiện nay thuốc được sử dụng
bao gồm bơm steroid vào mũi, nhưng cách này để lại nhiều
tác phụ như làm khô mũi và sau thời gian sử dụng lâu dài, nó
có thể làm mỏng niêm mạc mũi, gây chảy máu mũi hoặc
nhiễm khuẩn, dùng các loại thuốc ức chế leukotriene.
Chữa viêm mũi dị ứng từ ké đầu ngựa
Theo Đông y, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có vị cay
đắng, tính ấm, hơi có độc, đi vào kinh phế. Chủ trị phong
hàn đầu thống, tỵ uyên (mũi chảy nước tanh hôi kéo dài),
phong thấp đau nhức, lở ngứa ngoài da
Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa là cây mọc hoang khắp mọi miền nước ta,
thường thấy ở các bãi đất hoang, bờ ruộng, bờ đường. Cây
còn có tên khác là thương nhĩ tử, xương nhĩ, thương nhĩ,
phắc ma, mac nháng (Tày). Tên khoa học: xanthium
strumarium L. (tên đồng nghĩa Xanthium japonicum
Widder), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả cây
Ké đầu ngựa là loại cây thảo, sống hàng năm, cao 50 - 80cm,
ít phân cành. Thân hình trụ, cứng, có khía, màu lục, đôi khi
điểm những chấm màu nâu tím, có lông cứng. Lá mọc so le,

hình tim tam giác, dài 4 - 10cm, rộng 4 - 12cm, chia 3 - 5
thùy, mép khía răng không đều, có lông ngắn và cứng ở cả
hai mặt, gân chính 3, cuống lá dài 10cm, có lông cứng. Cụm
hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, gồm hai loại
đầu, cùng gốc; những đầu ở phía trên nhỏ mang hoa lưỡng
tính, những đầu khác mang hoa cái; lá bắc xếp thành hai
hàng, có lông; hoa lưỡng tính hình ống, không có mào lông,
tràng có 5 thùy, nhị 5; hoa cái không có tràng và mào lông.
Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy
gai móc; dài 12 - 15mm, rộng 7mm. Mùa hoa quả vào tháng
5 - 8.
Thành phần hóa học: Alcaloid, saponin, chất béo, iod. Các
nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy: quả ké có tác dụng kháng
khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, hưng phấn hô hấp,
ức chế miễn dịch (chống dị ứng)…
Ké đầu ngựa có nhiều loại như ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké
hoa đào, ké đồng tiền… nhưng dùng làm thuốc để chữa viêm
mũi là loại ké đầu ngựa giàu dược tính, với tên thuốc
“thương nhĩ tử” trong Đông y chính là quả già phơi hay sấy
khô của cây ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii).
Sách thuốc Đông y xếp ké đầu ngựa vào nhóm thuốc “Tân
ôn giải biểu” - nghĩa là loại thuốc ấm, có tác dụng giải cảm
lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần
“biểu” (mặt ngoài) của cơ thể. Liều lượng thường 10 - 16g
một ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc cao.
Kiêng kỵ: nhức đầu do huyết hư không nên dùng. Không
dùng dược liệu đã mọc mầm. Ké đầu ngựa nhập từ Trung
Quốc là quả của cây Xanthium sibiricum Patrin ex Widder.
Có thể sử dụng quả ké đầu ngựa để chữa viêm mũi theo 2
cách: dùng độc vị (chỉ dùng quả ké đầu ngựa) hoặc phối hợp

với một số vị thuốc khác trong phương “Thương nhĩ tử tán”.
Các bài thuốc dùng ké đầu ngựa
Chữa viêm mũi dị ứng:
- Dùng một lượng thích hợp quả ké đầu ngựa, sao tới khi có
màu xám, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g,
liên tục trong 2 tuần (1 liệu trình), nghỉ vài hôm lại uống tiếp
liệu trình khác.
Kết quả chữa viêm mũi dị ứng theo cách trên khi quan sát
lâm sàng cho thấy, thường sau khi dùng thuốc 2 - 3 liệu
trình, ở đại đa số bệnh nhân phản ứng dị ứng được cải thiện
rõ rệt, hoặc bệnh phát tác thưa hơn trước nhiều. Một số bệnh
nhân sử dụng bị ỉa chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi, cần ngừng sử
dụng.
- Phương “thương nhĩ tử tán”: phương này có tác dụng trừ
phong, thanh nhiệt, thông mũi. Dùng chữa mũi tắc không
phân biệt rõ mùi vị, mũi chảy nước vàng đục, đau nhức ở
vùng trán. Gồm: thương nhĩ tử (quả ké đầu ngựa) 8g, tân di
15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 1,5g, tất cả tán thành bột mịn. Sau
mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu thuốc bằng nước sắc hành trắng
và lá chè (làm thang).
Cũng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc: dùng các vị thuốc
với liều lượng như trên, sắc uống trong ngày. Nhưng cần lưu
ý 2 vấn đề: vị thuốc “tân di” cần dùng vải bọc lại, để tránh
lông lẫn vào nước thuốc, gây ngứa; vị thuốc “bạc hà” phải
cho vào sau (sau khi sắc xong, cho bạc hà vào, đun sôi lại rồi
bắc ra ngay).
Để nâng cao hiệu quả, có thể căn cứ vào biểu hiện cụ thể mà
gia giảm như sau:
- Nếu mũi chảy nước vàng đặc, mùi khó chịu, đầu choáng
váng, vùng trán đau kịch liệt: thêm thạch cao sống 20g, kim

ngân hoa 10g, cúc hoa 8g. Thêm vào thuốc sắc, hoặc nấu
cùng với hành trắng và lá trà (làm thang).
- Nếu mũi chảy nhiều nước trong, gặp thời tiết lạnh bệnh
phát nặng hơn: bỏ bạc hà, thêm tía tô, kinh giới mỗi thứ 8 -
10g.
Tuyên phế (giúp hô hấp), thông mũi:
- Ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc
uống. Dùng với chứng bệnh phổi chứa thấp trọc, khi chất
đục đi ngược lên lỗ mũi gây tắc không thông, chảy nước
mũi, viêm mũi, viêm xoang mũi.
- Cháo ké bạch chỉ: ké đầu ngựa 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ
30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng
thích hợp. Đem các dược liệu sắc lấy nước, cho vào nấu với
gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường. Ngày ăn 1 lần, đợt 7
- 10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang mũi họng,
đau nhức đầu tắc mũi, ngạt mũi.
Lợi đàm trà: chi tử 20g, bạc hà 6g, ké đầu ngựa 12g, tân di
12g. Các dược liệu cùng tán vụn, đem pha hãm cùng với chè
uống ngày 1 ấm. Đợt dùng 7 - 20 ngày. Dùng cho các trường
hợp viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sưng
phù nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi.
Tiêu phong, khỏi ngứa:
- Ké đầu ngựa 8g, địa phu tử 8g. Sắc uống. Trị lên sởi, ngứa
phát ban, mụn lở loét.
- Ké đầu ngựa 10g, kinh giới 12g, kim ngân 10g, sài hồ 10g,
bồ công anh 10g, bạc hà 8g, cam thảo nam 6g. Sắc uống.
Dùng cho các chứng bệnh ngứa nổi ban, mụn, ngứa ngáy
ngoài da.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Với bệnh nhân mắc chứng dị ứng theo mùa, tinh chất từ rễ

cây A. membranaceus (đậu ván dại) sẽ được sử dụng 1 tháng
trước mùa bệnh như một biện pháp phòng ngừa.
Điều chỉnh các gen gây dị ứng
Gần đây người ta đang đề cập đến một hướng điều trị dị ứng
mới dựa trên một loại thảo dược có tên là Astragalus
membranaceus (loài cây đậu ván mọc hoang dã). Chức năng
chính của loài dược thảo trong y học cổ truyền là dùng làm
nước uống tăng lực, đồng thời còn làm tăng cường hệ miễn
dịch, cũng như điều trị bệnh đái tháo đường. Chính chức
năng cuối cùng này đã khiến một tốp các nhà nghiên cứu tại
Viện Ruder Bokovic ở Zagreb (Croatia) để ý và nghiên cứu
chuyên sâu hơn về rễ của loài cây này cách đây 14 năm.
Trong suốt cuộc nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã khám
phá ra rằng, tinh chất chiết xuất từ rễ cây A.membranaceus
đã ảnh hưởng đáng kể đến một số gen có liên quan đến phản
ứng viêm sưng. Sau đó, họ đã tiến hành hàng loạt các thí
nghiệm, gồm thử nghiệm trên động vật và lâm sàng, để
chứng minh rằng nó đã ảnh hưởng đến hơn 20 gen có liên
quan đến quá trình viêm sưng. Nghiên cứu về tinh chất của
rễ cây A.membranaceus đã giúp để điều chỉnh các gen có
liên quan trong Th1 (tế bào trợ giúp T týp 1). Tăng cường
hoạt động của con đường này sẽ giúp làm cân bằng Th2 (tế
bào trợ giúp T týp 2), chịu trách nhiệm trong việc giải phóng
histamin và các hóa chất trung gian viêm sưng khác là nguồn
cơn gây nên các hội chứng dị ứng.
Cung cấp cứu trợ hiệu quả
Vào năm 2007, TS. Silva Pecanic và các đồng nghiệp đã tiến
hành một thử nghiệm lâm sàng mù đôi ngẫu nhiên tại Bệnh
viện Đại học Dubrava, ở Zagreb (Croatia). Theo đó, 48 bệnh
nhân bị mắc bệnh viêm mũidị ứng theo mùa đã được chia

thành 2 nhóm ngẫu nhiên và tham gia đợt thí nghiệm điều trị
lâm sàng kéo dài 6 tuần. 2/3 số bệnh nhân đã nhận một liều
thuốc từ tinh chất rễ cây A.membranaceus, trong khi 1/3 số
bệnh nhân khác chỉ dùng giả dược. Không có thêm sự điều
trị dị ứng nào từ các liệu pháp y khoa khác được cho phép.
Theo TS. Silva Pecanic, những bệnh nhân dùng tinh chất rễ
cây đậu ván dại đã có những cải thiện sức khỏe đáng kể đối
với triệu chứng chảy nước mũi sau 3 tuần điều trị; tương tự
sau 6 tuần điều trị, cảm giác ngứa và cay mắt cũng thuyên
giảm.
Thêm vào đó, đánh giá khả quan về hiệu quả của các bệnh
nhân và các bác sĩ đã cho thấy có một sự nhất trí rằng: tinh
chất của rễ cây đậu ván dại tốt hơn so với dùng giả dược. TS.
Silva Pecanic quả quyết: “Có rất ít phản ứng phụ và tất cả
các bệnh nhân đều thật sự mắc các hội chứng như nhau của
bệnh dị ứng. Kết luận là không hề có bất kỳ phản ứng bất lợi
nào liên quan đến tinh chất rễ cây”. Trong khi điều trị lâm
sàng đã được ứng dụng vào lúc bắt đầu mùa dị ứng, song TS.
Silva Pecanic cho rằng việc điều trị tốt nhất là khi bắt đầu
khoảng 1 tháng trước khi tiếp xúc với chất dị ứng hay mùa dị
ứng (chẳng hạn như mùa xuân tại các quốc gia ôn đới khi
phấn hoa bắt đầu phát tán), như là một biện pháp phòng
ngừa hữu hiệu. Bệnh nhân cần được điều trị trước các rủi ro
do tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị dị ứng lâu năm hay liên
tục bị dị ứng cũng có thể điều trị bất kỳ lúc nào, thuốc sẽ
hoạt động để giảm thiểu các hội chứng mà bệnh nhân mắc
phải. Họ cũng cần những liều tinh chất rễ cây mạnh hơn cho
đến khi các triệu chứng thuyên giảm, và rồi họ có thể tiếp tục
với các liều duy trì cho đến khi họ không cần gặp phải rủi ro

do tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Chữa viêm mũi dị
ứng từ ké đầu ngựa
Theo Đông y, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử)
có vị cay đắng, tính ấm, hơi có độc, đi vào kinh
phế. Chủ trị phong hàn đầu thống, tỵ uyên (mũi
chảy nước tanh hôi kéo dài), phong thấp đau
nhức, lở ngứa ngoài da
Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa là cây mọc hoang khắp mọi miền nước ta,
thường thấy ở các bãi đất hoang, bờ ruộng, bờ đường. Cây
còn có tên khác là thương nhĩ tử, xương nhĩ, thương nhĩ,
phắc ma, mac nháng (Tày). Tên khoa học: xanthium
strumarium L. (tên đồng nghĩa Xanthium japonicum
Widder), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả cây
Ké đầu ngựa là loại cây thảo, sống hàng năm, cao 50 - 80cm,
ít phân cành. Thân hình trụ, cứng, có khía, màu lục, đôi khi
điểm những chấm màu nâu tím, có lông cứng. Lá mọc so le,
hình tim tam giác, dài 4 - 10cm, rộng 4 - 12cm, chia 3 - 5
thùy, mép khía răng không đều, có lông ngắn và cứng ở cả
hai mặt, gân chính 3, cuống lá dài 10cm, có lông cứng. Cụm
hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, gồm hai loại
đầu, cùng gốc; những đầu ở phía trên nhỏ mang hoa lưỡng
tính, những đầu khác mang hoa cái; lá bắc xếp thành hai
hàng, có lông; hoa lưỡng tính hình ống, không có mào lông,
tràng có 5 thùy, nhị 5; hoa cái không có tràng và mào lông.
Quả bế đôi, hình trứng, có hai sừng nhọn ở đầu và phủ đầy
gai móc; dài 12 - 15mm, rộng 7mm. Mùa hoa quả vào tháng
5 - 8.

Thành phần hóa học: Alcaloid, saponin, chất béo, iod. Các
nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy: quả ké có tác dụng kháng
khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, hưng phấn hô hấp,
ức chế miễn dịch (chống dị ứng)…
Ké đầu ngựa có nhiều loại như ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké
hoa đào, ké đồng tiền… nhưng dùng làm thuốc để chữa viêm
mũi là loại ké đầu ngựa giàu dược tính, với tên thuốc
“thương nhĩ tử” trong Đông y chính là quả già phơi hay sấy
khô của cây ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii).
Sách thuốc Đông y xếp ké đầu ngựa vào nhóm thuốc “Tân
ôn giải biểu” - nghĩa là loại thuốc ấm, có tác dụng giải cảm
lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần
“biểu” (mặt ngoài) của cơ thể. Liều lượng thường 10 - 16g
một ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc cao.
Kiêng kỵ: nhức đầu do huyết hư không nên dùng. Không
dùng dược liệu đã mọc mầm. Ké đầu ngựa nhập từ Trung
Quốc là quả của cây Xanthium sibiricum Patrin ex Widder.
Có thể sử dụng quả ké đầu ngựa để chữa viêm mũi theo 2
cách: dùng độc vị (chỉ dùng quả ké đầu ngựa) hoặc phối hợp
với một số vị thuốc khác trong phương “Thương nhĩ tử tán”.
Các bài thuốc dùng ké đầu ngựa
Chữa viêm mũi dị ứng:
- Dùng một lượng thích hợp quả ké đầu ngựa, sao tới khi có
màu xám, tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g,
liên tục trong 2 tuần (1 liệu trình), nghỉ vài hôm lại uống tiếp
liệu trình khác.
Kết quả chữa viêm mũi dị ứng theo cách trên khi quan sát
lâm sàng cho thấy, thường sau khi dùng thuốc 2 - 3 liệu
trình, ở đại đa số bệnh nhân phản ứng dị ứng được cải thiện
rõ rệt, hoặc bệnh phát tác thưa hơn trước nhiều. Một số bệnh

nhân sử dụng bị ỉa chảy, đau đầu nhẹ, mệt mỏi, cần ngừng sử
dụng.
- Phương “thương nhĩ tử tán”: phương này có tác dụng trừ
phong, thanh nhiệt, thông mũi. Dùng chữa mũi tắc không
phân biệt rõ mùi vị, mũi chảy nước vàng đục, đau nhức ở
vùng trán. Gồm: thương nhĩ tử (quả ké đầu ngựa) 8g, tân di
15g, bạch chỉ 30g, bạc hà 1,5g, tất cả tán thành bột mịn. Sau
mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu thuốc bằng nước sắc hành trắng
và lá chè (làm thang).
Cũng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc: dùng các vị thuốc
với liều lượng như trên, sắc uống trong ngày. Nhưng cần lưu
ý 2 vấn đề: vị thuốc “tân di” cần dùng vải bọc lại, để tránh
lông lẫn vào nước thuốc, gây ngứa; vị thuốc “bạc hà” phải
cho vào sau (sau khi sắc xong, cho bạc hà vào, đun sôi lại rồi
bắc ra ngay).
Để nâng cao hiệu quả, có thể căn cứ vào biểu hiện cụ thể mà
gia giảm như sau:
- Nếu mũi chảy nước vàng đặc, mùi khó chịu, đầu choáng
váng, vùng trán đau kịch liệt: thêm thạch cao sống 20g, kim
ngân hoa 10g, cúc hoa 8g. Thêm vào thuốc sắc, hoặc nấu
cùng với hành trắng và lá trà (làm thang).
- Nếu mũi chảy nhiều nước trong, gặp thời tiết lạnh bệnh
phát nặng hơn: bỏ bạc hà, thêm tía tô, kinh giới mỗi thứ 8 -
10g.
Tuyên phế (giúp hô hấp), thông mũi:
- Ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc
uống. Dùng với chứng bệnh phổi chứa thấp trọc, khi chất
đục đi ngược lên lỗ mũi gây tắc không thông, chảy nước
mũi, viêm mũi, viêm xoang mũi.

×