Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Những dấu hiệu của bệnh u máu trong gan ở trẻ em và cách phòng, cách điều trị những cách chữa bệnh cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.62 KB, 43 trang )

Những dấu hiệu của bệnh U
máu trong gan ở trẻ em và
cách phòng, cách điều trị.
U máu là 1 bệnh thường gặp ở trẻ .Hầu hết
các dị dạng thường xuất hiện ngay khi sinh
hoặc trong vài tuần, vài tháng sau sinh. Cách
nhận biết và điều trị u máu ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ cũng dễ nên các bậc cha mẹ cũng không
nên quá lo lắng, hãy xem bài viết dưới đây để
trang bị kiến thức khi bé bị u máu nhé.

Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch máu, chính xác
là sự tăng sinh của các tế bào nội môi gây nên. Vì là khối u
máu nên nếu như khối u máu vỡ đương nhiên mạch máu sẽ
bị tổn thương và máu chảy ra.
Khối u có đặc điểm như một khối u thông thường nhưng
chúng có thêm một đặc điểm đặc trưng là chứa đầy mạch
máu và máu. Khác với các khối u phần mềm khác, thường to
lên và phát triển theo thời gian, u máu thì đa phần lành tính
và tự khỏi.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA U MÁU Ở TRẺ SƠ SINH VÀ
TRẺ NHỎ
Bệnh u máu là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có
khoảng 30% số bệnh nhân là trẻ trong tháng đầu sau sinh.
Còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn 1 tuổi. Một phần nhỏ
xuất hiện ở tuổi trưởng thành.
Bệnh u máu có đặc tính là mang đầy đủ các tính chất của
một khối u ngoại trừ một tính chất, đó là khối u rất lành tính
và đa phần tự teo đi trong các giai đoạn về sau. Khác với các
khối u phần mềm khác, thường to lên và phát triển theo thời
gian. Đến một giai đoạn nhất định chúng có thể chuyển


thành ác tính. Còn u máu đa phần lành tính và tự khỏi.
U máu có ba dạng cơ bản là u mao mạch, u dạng hang và u
hỗn hợp. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể
miễn là tại vị trí đó có nhiều mạch máu. Nhưng thường thì u
máu xuất hiện ở da là chủ yếu. Chỉ một phần nhỏ xuất hiện
trong nội tạng.
Thường thường, người ta thấy u máu xuất hiện ở mặt, đầu,
cổ, mông, đùi. Và thường là ở trẻ em. Chỉ một số ít xuất hiện
ở gan, hầu họng, tim, cột sống. Những dạng này chiếm tỷ lệ
vô cùng ít và thường gặp ở người trưởng thành. Đa phần u
máu nội tạng xuất hiện ở gan.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT U MÁU
U máu là một bệnh thường gặp ở da nên dấu hiệu nhận biết
rất đơn giản. Chúng có biểu hiện ở 3 cấp độ. Cấp độ thứ nhất
là dạng nhẹ. Dấu hiệu là những vết thay đổi màu sắc mà
thường là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này chúng
ít khi tạo thành u, cục hay khối. Đa phần chúng bằng phẳng
như một cái “bớt trẻ em”.
Cấp độ thứ hai là dạng trung bình. Ở giai đoạn này, u máu
phát triển thành một khối u thực sự. Nghĩa là chúng gồ lên,
nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích
thước rõ ràng. Tất nhiên, chúng vẫn mang màu sắc như cũ.
Đó là màu của máu trong khối u.
Cấp độ thứ ba giống dạng trung bình nhưng biểu hiện kèm
theo khi khối u vỡ ra hay biến chứng. Thường là sự chảy
máu nếu như khối u ngoài da, vỡ ra, loét nếu như khối u ở
sâu trong phần mềm. Ngoài ra là những dấu hiệu đặc thù cơ
quan mà tại đó khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ
quan chủ đích.
U máu thường ít khi gây ra biến chứng. Vì chúng tự biến mất

đi khi trưởng thành. Ít trường hợp tồn tại và phát triển to lên.
Nhưng cũng có một số trường hợp không diễn ra như vậy.
Khi đó chúng có thể gây ra biến chứng.
Biến chứng của u máu nói chung ít nguy hiểm và rất ít khi
xảy ra. Thường thì người ta không đặt vấn đề biến chứng
trong bệnh này. Trong một số trường hợp, xin lưu ý là rất
hãn hữu, có thể gây nguy hiểm. Chẳng hạn như u máu ở hầu
họng có thể gây ra khó thở khi chúng quá to, u máu ở tim có
thể làm giảm lưu thông tuần hoàn qua tim do u máu chiếm
chỗ, u máu trong cột sống có thể làm yếu xương, u máu ở
mắt có thể làm suy yếu thị lực, u máu trong gan có thể làm
tắc một vài vi quản mật.
Với những u máu ở ngoài da, không khó để phát hiện ra
bệnh. Mặc dù thỉnh thoảng cũng hay bị chẩn đoán nhầm với
những vết xước ngoài da hay những chấn thương phần mềm.
Nhưng với u máu trong sâu nội tạng thì cần phải có những
xét nghiệm chuyên biệt. Ba xét nghiệm hay được phối hợp
thêm để chẩn đoán là siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) và
chụp công hưởng từ (MRI).
ĐIỀU TRỊ U MÁU NHƯ THẾ NÀO?
Như trên đã nói, u máu đa phần lành tính và không cần điều
trị đặc biệt, tự khắc chúng sẽ teo và biến mất. Nhưng cũng
có những u máu không nhỏ đi mà tồn tại như một khối u
thực sự. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và
thẩm mỹ của người bệnh. Điều trị lúc này thực sự hữu ích.
Trong giai đoạn đầu, u máu sẽ nhỏ lại một cách đáng kể với
các thuốc điều trị. Các thuốc có thể áp dụng là corticoid (có
dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm trực tiếp vào khối u), hóa
chất chống ung thư, thuốc chẹn beta.
Khi việc dùng thuốc không có kết quả hoặc không thuyên

giảm như kỳ vọng thì phẫu thuật được xem là một biện pháp
triệt để. Có hai phương pháp cơ bản là phẫu thuật bằng lase
và cắt bỏ. Áp dụng theo phương pháp nào là tùy vào chiến
lược điều trị của từng người và tùy vào vị trí xuất hiện khối u
máu. Thường thì lase ưu tiên sử dụng ở những trường hợp u
máu ở nông, bề mặt và những vị trí thẩm mỹ nhạy cảm như
mắt, môi, mũi, tai, mặt. Nói chung, các can thiệp trong
những trường hợp này thường không quá phức tạp. Rất ít khi
u máu nội tạng phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Hãy tìm hiểu và bổ xung những kiến thức để chăm sóc trẻ
thật tốt nhé các ông bố bà mẹ , u máu cũng không quá nguy
hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đâu. Chúc sức khỏe.
Bệnh Umáu ở trẻ
nhỏ, trẻ sơ sinh là
bệnh lành tính.
U máu là u lành tính có thể hết sau 1
thời gian, các bậc cha mẹ không nên quá lo
lắng khi con mình bị u ( bướu) máu nhé, hãy
xem bài viết dưới đây để xem u máu có nguy
hiểm đối với trẻ nhỏ không nhé.
Trái với bề ngoài và cái tên dễ làm xanh mặt bất
kỳ vị phụ huynh nào có con em bị mắc phải,
bướu máu không phải là bệnh có thể gây nguy
hiểm đến tính mạng.
Nhiều bé khi sinh ra đã bị một vết đỏ trên người, dân gian
bảo đó là cái bớt, là cách bà mụ “đánh dấu”. Nhưng vết đỏ
ngày càng to ra, gây lo ngại cho nhiều phụ huynh, đến khi
nghe tới cái tên bướu máu rất “dễ sợ”, nhiều phụ huynh lo
lắng tìm đến bác sĩ…
BỆNH BƯỚU MÁU Ở TRẺ EM KHÔNG NGUY HIỂM

Bướu máu là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu. Nói chung
đây là một loại bướu lành tính, có nghĩa là không di căn,
không tái phát (nếu điều trị đúng) và nhất là không nguy
hiểm chết người.
Nguyên nhân gây ra bướu máu hiện nay người ta chưa biết
rõ. Chỉ biết rằng hiện nay người ta chia ra làm 2 loại bướu
máu:
• Bướu máu trẻ nhỏ (Infantile hemangioma): thường xuất
hiện khi bé được vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi, dưới
dạng một vết đỏ như mụn ruồi son, phát triển lớn dần
đến khoảng được 6 tháng tuổi thì dừng lại, duy trì như
vậy từ 6 tháng đến 2 tuổi, sau đó thoái hoá dần đến 6
tuổi thì hoàn toàn biến mất.
• Bướu máu bẩm sinh (congenital hemangioma):
• Loại này xuất hiện từ trong bào thai, do đó khi sinh ra là
đã thấy có, trong loại này người ta lại chia ra làm 2
dạng:Dạng thoái triển (Rapid Involuting Congenital
Hemangioma) gọi tắt là RICH: một khối màu đỏ tía
lớn nhỏ tuỳ trường hợp, và tiến triển cũng giống như
loại bướu máu trẻ nhỏ.
• Dạng không thoái triển (Non Involuting Congenital
Hemangioma) gọi tắt là NICH: thật là không may cho
bé nào bị loại dạng này, bướu phát triển lớn dần, những
cũng ở mức độ nào đó thì ngưng phát triển, và sẽ tồn
tại mãi không thoái hoá.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH U MÁU TRẺ EM
Chẩn đoán bướu máu rất dễ, chỉ cần nhìn là biết ngay, nhưng
chẩn đoán loại bướu máu nào thì trên thực tế rất khó biết,
phải biết chính xác bướu lúc nào xuất hiện, cần phải kết hợp
với siêu âm, và kinh nghiệm lâm sàng của bác sĩ chuyên

khoa.
Vấn đề điều trị rất tế nhị vì lẽ không biết rõ loại bướu máu
nào, và dựa vào 3 yếu tố sau để có thể đưa ra hướng xử trí
đúng đắn: (1) vị trí của bướu máu, (2) mức độ phát triển của
bướu máu nhanh hay chậm, (3) tuổi của bé.
Cụ thể là nếu bướu máu ở những vị trí “nóng” như gần khoé
mắt, cánh mũi, khóe miệng hay môi… và phát triển có vẻ
nhanh, thì ta nên can thiệp sớm càng tốt, vì nếu chẳng may
bướu này thuộc loại cứng đầu hoặc phát triển lan đến mắt
môi mũi làm tổn thương đến những cơ quan này trước khi nó
thoái hóa, hoặc nếu để bướu quá lớn thì là một thử thách cho
phẫu thuật viên, đôi khi không phẫu thuật được.
Trái lại nếu bướu nằm ở những vị trí như ngực, lưng, bụng,
hoặc tứ chi… thì có thể chờ theo dõi, nếu quá 6 tuổi mà nó
vẫn còn thì dù lớn cỡ nào cũng có thể phẫu thuật được (vì có
đủ da để kéo lại sau khi cắt bướu). Có nhiều phương pháp để
can thiệp như xạ trị, chạy tia, đốt laser, corticoid… nhưng
nói chung trên thế giới hiện nay phẫu thuật là phương pháp
chọn hàng đầu, nếu không phẫu thuật được thì mới chọn
những phương pháp khác. Hiện tại các bệnh viện tuyến
chuyên khoa lớn có khoa ngoại nhi cũng đã gặp nhiều trường
hợp bướu máu, thường thì chỉ theo dõi rất sát định kỳ hàng
tháng để xác định sự phát triển của bướu và không cần phải
can thiệp gì cả, nhưng một số trường hợp cần thiết đã được
giải quyết tốt bằng phẫu thuật.
BỆNH U MÁU Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Hỏi: Con tôi bị u máu (vết nhỏ bằng đồng xu) trên cánh tay.
Xin hỏi bác sĩ bệnh có nguy hiểm?
Trả lời của bác sỹ chuyên khoa da liễu trẻ em: U máu – dị
dạng mạch máu bẩm sinh là bệnh hay gặp ở trẻ em. Bệnh

gặp ngay sau sinh hoặc sau vài tháng. Đa phần bệnh sẽ tự hết
hoặc phát triển chậm lại. Tuy nhiên cũng có nhiều biến
chứng do u máu như lác mắt, sụp mí (nếu u máu ở mắt),
chảy máu niêm mạc, các bệnh về răng (nếu u máu ở hàm
trên, hàm dưới)… U máu được chia làm 3 loại là u máu mao
mạch, máu dạng hang, u hỗn hợp. Sau khi xuất hiện, u máu
có thể lớn dần lên, từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, nó trở
thành một mảng hồng đậm màu, thậm chí có thể gồ lên thành
mảng. U thường lớn dần, phát triển nhanh hay chậm tùy theo
từng vị trí. Điều trị bệnh u máu cần phải thận trọng cho dù
can thiệp bằng phẫu thuật hay chạy tia vì nguy có tái phát,
chảy nhiều máu, để lại tật, sẹo. Vì vậy nếu thấy trẻ có những
dấu hiệu trên, bạn hãy đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa khám và
điều trị.
U máu quả thật không nguy hiểm đúng không nào. Các bậc
cha mẹ cũng đừng vì thế mà chủ quan nhé, nếu có dấu hiệu
gì bất thường hoặc nghi ngờ không phải u máu thì nên đi
đến các trung tâm y tế để được chuẩn đoán.
Bác sĩ trả lời:
Điều trị bệnh U máu
ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh,
những điều cần biết.
U máu là bệnh thường gặp ở trẻ, tuy u máu
không nguy hiểm và theo thời gian sẽ biến mất,
có 1 số u máu mọc ở mặt thì sẽ gây mất thẩm mỹ.
Các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Dưới đây là bài viết về cách điều trị u máu ở trẻ
sơ sinh và trẻ em.
Hỏi: Con trai tôi hiện được 3 tuôi. Từ lúc mới sinh trên vai
cháu có một vết giống bầm (đi khám BV Nhi Đồng BS nói là

bướu máu), BS cho toa mua thuốc Aumovate Cream thoa
mỗi ngày 2-3 lần, trong vòng 1 năm sau đi tái khám, tôi hỏi
BS thoa như vậy có hết hẳn không BS bảo hết, nhưng tôi đã
thoa cho cháu được gần 1 năm nhưng thấy bướu máu đó
không tiến triển gì cả Cho tôi hỏi muốn trị bướu máu cần
phải làm gi? và sự dụng thuốc Aumovate như vậy có tác
dụng gì không?
(Nguyễn thị Ngọc Ánh)
TRẢ LỜI CỦA BÁC SỸ CHUYÊN KHOA DA LIỄU
TRẺ EM:
BƯỚU MÁU LÀ GÌ?
Bướu máu là một loại bướu lành (không phải ung thư), được
tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là các tế
bào nội mô): các tế bào này sinh sản nhanh chóng một cách
bất thường tạo nên bướu máu.
BƯỚU MÁU CÓ THƯỜNG GẶP KHÔNG?
Bướu máu là bướu lành thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi
(dưới 1 tuổi): có từ 4 – 10% các cháu nhũ nhi có ít nhất 1
bướu máu trong người. Các cháu gái có bướu máu nhiều gấp
3 – 5 lần các cháu trai. Các cháu sanh non thường có bướu
máu hơn (có thể đến 25% các trường hợp).
BƯỚU MÁU THƯỜNG GẶP Ở ĐÂU?
Phần lớn bướu máu (60%) xuất hiện ở vùng đầu – mặt – cổ,
25% ở thân mình, 15% ở tay chân của trẻ. Đa số các trường
hợp (80%) bướu máu chỉ xuất hiện ở 1 điểm, 20% có ở nhiều
nơi. Tuyệt đại đa số các trường hợp, bướu máu chỉ ở ngoài
da hoặc mô mỡ dưới da, nhưng cũng vài trường hợp trong
năm ghi nhận có bướu máu ở nội tạng như gan, phổi, ruột…
thậm chí cả ở não.
NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU MÀ CÓ BƯỚU MÁU?

Nguyên nhân chính xác của bướu máu hiện nay còn chưa rõ.
Bướu máu không phải là bệnh di truyền và nó không liên
quan gì đến bệnh tật, thuốc men hay thức ăn của bà mẹ trong
lúc mang thai. Khoa học không khuyên bà mẹ kiêng cữ điều
gì trong lúc mang thai để phòng ngừa bướu máu.
BƯỚU MÁU XUẤT HIỆN KHI NÀO?
Thường bướu máu ít khi thấy có ngay từ khi mới sinh, mà
phải sau 7 đến 10 ngày. Những trường hợp thấy có ngay từ
khi sinh thường là bướu máu phẳng, hoặc là các dị dạng
mạch máu. Những trường hợp xuất hiện ở người lớn thường
không phải là bướu máu.
BƯỚU MÁU PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?
Từ khi xuất hiện, bướu máu có thể “đứng yên”, không phát
triển, chỉ to ra theo tỉ lệ phát triển của đứa trẻ (bướu máu
phẳng). Trong các dạng khác, thường gặp hơn, bướu phát
triển to dần từ khi xuất hiện, sau đó đột ngột to nhanh từ khi
trẻ được 2,5 tháng tuổi cho đến 9 tháng tuổi. Đây là giai
đoạn tăng trưởng của bướu. Sau đó bướu phát triển chậm dần
và bắt đầu đi vào thời kỳ thoái hóa, diễn ra rất chậm: bướu
máu sẽ chuyển dần thành bướu sợi – mỡ hoặc hòa lẫn vào
mô mỡ bình thường. Sự thoái hóa được 50% khi trẻ khoảng
5 tuổi, 70% khi trẻ 7 tuổi, kết thúc khi trẻ 10 – 12 tuổi.
Trong giai đoạn tăng trưởng, bướu máu có màu đỏ tươi, bề
mặt căng và có nhiệt độ “nóng” khi sờ vào. Trong giai đoạn
thoái triển, bướu máu chuyển màu sậm hơn, bề mặt xuất hiện
những đường nhăn nheo do khối lượng bướu giảm xuống. Sờ
vào bướu thấy “độ nóng” giảm dần.
ĐIỀU TRỊ BƯỚU MÁU CÓ MẤY CÁCH?
Có 3 cách điều trị bướu máu:
• Cách 1: Phá hủy bướu: dùng nhiệt (đốt điện), lạnh (đốt

lạnh), tia xạ (dán phóng xạ), ánh sang (laser) để đốt các
tế bào bướu, hoặc dùng dao mổ cắt bỏ bướu và may
lại.
• Cách 2: Kềm hãm sự phát triển của bướu: dùng thuốc
(corticoid thoa, chích hay uống), hóa trị. (Con bạn
đang được điều trị theo cách này)
• Cách 3: Không can thiệp vào diễn tiến của bướu máu:
chờ bướu thoái triển và xử lý di chứng.
Tùy theo vị trí của diễn tiến của bướu máu mà thầy thuốc sẽ
quyết định phương pháp điều trị. Tuy nhiên, vì đây là bướu
lành nên phải chú ý mục tiêu của điều trị thiên về thẩm mỹ
hơn là cần thiết phải phá bỏ bướu do sự lo sợ của thân nhân.
KHÁM VÀ TƯ VẤN VỀ BƯỚU MÁU TẠI ĐÂU?
Có thể khám và điều trị tại Khoa Nhi các bệnh viện tỉnh. Cha
mẹ có thể mang con đến khám và điều trị tại Khoa Phẫu
thuật Tạo hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 (hơn 4000 trường hợp
bướu máu điều trị mỗi năm, Khoa có đủ trang thiết bị để
điều trị bướu máu) với lịch hoạt động như sau: ngày thứ hai
và thứ tư hằng tuần, từ 8 đến 11 giờ 30 (trừ ngày lễ) tại
phòng A11, Khu Ngoại chẩn. Các cháu sẽ được khám, cho
toa thuốc hoặc hẹn ngày phẫu thuật nếu có chỉ định.
Thông tin về thuốc Eumovate Cream: Eumovate thích hợp
cho điều trị chàm (eczema) và viêm da tất cả các dạng, bao
gồm :
• chàm thể tạng dị ứng,
• viêm da tiếp xúc với ánh sáng,
• viêm tai ngoài,
• viêm da tiên phát do kích thích và dị ứng (kể cả hăm do
quấn tã),
• ngứa sẩn cục,

• viêm da tiết bã nhờn,
• phản ứng da do côn trùng đốt.
Eumovate có thể dùng như điều trị duy trì giữa các đợt điều
trị bằng corticoid tại chỗ mạnh hơn.
Eumosone-G được chỉ định trong các trường hợp như trên,
nhưng khi có, hoặc nghi ngờ có, hoặc dễ xảy ra, nhiễm
khuẩn thứ phát.
Eumosone-M được chỉ định trong tất cả các trường hợp được
chỉ định cho Eumovate, nhưng khi có, hoặc nghi ngờ có,
hoặc dễ xảy ra, nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc do
nấm.
Trong quá trình điều trị nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì, bạn nên
trao đổi trực tiếp với các bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bất
kỳ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
BƯỚU MÁU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Các u mạch máu được chia làm 2 loại dựa vào đặc điểm của
các khối u:
- Tổn thương mạch máu mắc phải (hemangioma): loại tổn
thương này gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Khối u mạch
ở trẻ em diễn biến qua 2 thời kỳ tăng sinh và thoái triển. Quá
trình tăng sinh phát triển mạnh nhất khi trẻ 12 tháng tuổi rồi
giảm dần và dừng lại lúc trẻ 2 tuổi. Khoảng 50% khối u
mạch thoái triển sau 5 tuổi và hết hoàn toàn vào độ tuổi 7
đến 10.
- Bệnh lý mạch bẩm sinh (vascular malformation): hay gặp
nhất là dị dạng mạch máu bẩm sinh, bắt nguồn từ sự sai lạc
về cấu tạo mạch máu ở thời kỳ phôi thai, luôn được tìm ra
ngay sau khi sinh. Những tổn thương này phát triển ngày
càng rộng theo thời gian.
Có nhiều loại u mạch máu khác nhau, nhưng có chung một

số đặc điểm như:
Màu đỏ hay màu tím, không đau.
Nổi gồ trên da hay niêm mạc. Nếu ta bóp hay ấn khối u thì u
xẹp, buông tay ra u lại phồng trở lại.
Nếu va chạm, xây xát có thể gây chảy máu, có thể bội nhiễm
vi trùng và làm chảy máu nhiều, gây nguy hiểm.
Ngoài ra, căn cứ vào giải phẫu bệnh lý người ta chia ra mấy
thể u máu sau đây:
U máu phẳng: chiếm tỉ lệ khoảng 50%, là những bớt đỏ trên
da, đa số bẩm sinh hay có từ lúc nhỏ. Các vết bớt thường có
màu nâu xám, vàng, xanh, hồng hay đỏ.
U máu gồ (hay củ): gồ trên da từng chùm như chùm dâu, có
màu đỏ của máu, bờ rõ, hình thể u giống như “một quả dâu
lớn đặt trên da”, thường khu trú ở mặt và trên thân mình.
U máu dưới da: là một khối mềm, ở sâu bên dưới và đội da u
lên, thường tạo thành các hang máu, chủ yếu do tĩnh mạch
trở thành xơ, hang.
Người ta thấy 90% các loại u mạch cũ và 60% các u mạch
dưới da hay hỗn hợp sẽ teo đi hoàn toàn trong vòng vài năm.
Do đó, thường không cần điều trị.
Có một số u mạch máu đặc biệt vì vị trí khu trú, vì kích
thước hay vì diễn biến phức tạp của nó cần được xử trí. U
mạch không to ra trong vòng một hai ngày. Chỉ trong những
trường hợp vị trí, kích thước và những biến chứng của các u
máu này có nguy cơ đến tính mạng của trẻ, hay gây mất
thẩm mỹ nghiêm trọng, người ta mới xét đến việc điều trị
bằng các thuốc hay phẫu thuật.
U máu phẳng có thể được cắt, ghép da hay dùng phương
pháp áp lạnh bằng nitơlỏng.
U máu gồ, u máu dưới da cũng có thể phẫu thuật cắt bỏ nếu

u nhỏ, có ranh giới rõ.
Trường hợp u to, ranh giới không rõ, nguy hiểm; nếu phẫu
thuật, ta có thể tiêm gây xơ bằng thuốc tiêm xơ.
Điều trị nội khoa được áp dụng cho những u máu ở trẻ em
trong giai đoạn tiến triển: có thể dùng corticoid, interferon,
vincristine, propranolone.
Laser được dùng làm biến chất các huyết sắc tố, làm đông
đặc các mạch máu mà không làm tổn hại đến lớp thượng bì
để lấy bỏ những u máu còn khu trú. Phương pháp dùng laser
có nhiều triển vọng, nhất là đối với những bớt sẫm màu,
nhưng có nhược điểm là gây đau đớn cho bệnh nhân.
Không cần quá lo lắng nhé các bậc cha mẹ, u máu là u lành
tính nên có thể chữa khỏi hoàn toàn. chúc các bé luôn khỏe
mạnh.

×