Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.19 KB, 4 trang )

ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2023- 2024
Thời gian làm bài 120 phút
Phần I (6.0 điểm):
Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt có viết:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
Câu 1(1 điểm): Chép tiếp 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Nêu hoàn cảnh sáng
tác và xuất xứ của bài thơ.
Câu 2(1,5 điểm): Em hiểu như thế nào về cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ
trên? Hãy tìm một thành ngữ có chứa hai từ “mưa”, “nắng”?
Câu 3(0,5 điểm): Xét về mục đích nói, câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép thuộc kiểu câu
gì? Căn cứ vào đâu để xác định kiểu câu đó?
Câu 4(3 điểm): Từ đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập
luận tổng – phân – hợp để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của cháu về bà và bếp lửa.
Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân dưới câu có lời dẫn trực tiếp).
Phần II. (4,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ
động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ
lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Dù sóng gió, giơng bão xảy ra
trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất
liền. Sống mà khơng biết tự cứu lấy mình, sống thụ động bng thả, thì cũng giống như
một con bè trên dịng nước lớn, để mặc sóng gió xơ đâu trơi đó, được chăng hay chớ, rồi
sẽ mệt nhồi vì giơng bão....Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han,
chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình.”
(Rosie Nguyễn – Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, NXB Hội nhà văn, 2017)
1.(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên?
2.(1,0 điểm): Theo tác giả, sống ở thế chủ động là sống như thế nào? Chỉ rõ một biện
pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Sống mà khơng biết tự cứu lấy mình, sống thụ
động bng thả, thì cũng giống như một con bè trên dịng nước lớn, để mặc sóng gió xơ


đâu trơi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhồi vì giơng bão.”
3.(2,5 điểm): Từ sự hiểu biết của bản thân, bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi,
hãy trình bày suy nghĩ của em về sự chủ động trong cuộc sống.
___________________ Hết___________________


HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung: Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lẻ đến 0,25
B. Hướng dẫn cụ thể:
Phần I (6 điểm)
Câu
Câu 1
(1,0 điểm)

Câu 2
(1,5 điểm)

Câu 3
(0,5 điểm)

Câu 4
(3,0 điểm)

Nội dung

Thang
điểm
0,5 điểm
0,25 điểm


- Chép chính xác.
- Hồn cảnh sáng tác: 1963, khi tác giả đang là du học sinh ở nước
ngoài.
- Xuất xứ: in trong tập “Hương cây – bếp lửa” (tập thơ đầu tay in 0,25 điểm
chung của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ)
- Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ: Lận đận đời bà biết
1,0 điểm
mấy nắng mưa khơng chỉ nói về những ngày nắng ngày mưa đời bà
từng trải qua mà cịn nói tới những vất vả nhọc nhằn mà bà từng
nếm trải trong cuộc đời (đói nghèo, bom đạn chiến tranh...)
- Một câu thành ngữ có chứa hai từ “mưa”, “nắng”: dãi nắng dầm 0,5 điểm
mưa (hoặc năm nắng mười mưa...)
- Câu thơ cuối đoạn: “Ơi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” là câu cảm
0,25 điểm
thán.
- Căn cứ dấu hiệu: từ cảm thán (ôi) và kết thúc câu bằng dấu chấm
0,25 điểm
than.
a. Hình thức:
- Kiểu đoạn tổng – phân – hợp, độ dài khoảng 12 câu.
0,5 điểm
- Sử dụng lời dẫn trực tiếp (gạch chân)
0,5 điểm
b. Nội dung: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần 2,0 điểm
phân tích các tín hiệu nghệ thuật: ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy…
làm rõ những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa được thể
hiện trong đoạn trích. Qua đó cho thấy những u thương, thấu hiểu,
sự tơn kính và lịng biết ơn vơ hạn của người cháu dành cho người bà.
+ Cuộc đời bà dãi dầu mưa nắng, gian truân, vất vả, nhiều lận đận,
tưởng không bao giờ dứt.

+ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà cịn là người truyền
lửa...
+ Bếp lửa của bà nhóm dậy cả những gì cao q, thiêng liêng nhất
trong mỗi con người: niềm yêu thương, sự sẻ chia, đồn kết, những kí
ức đẹp đẽ…


+ Bếp lửa nghèo, bếp lửa bình dị, thân thuộc trở nên “kỳ lạ, thiêng
liêng” đối với cháu.
Bếp lửa nghèo trở thành bếp lửa thiêng!
Bếp lửa ln đi cùng hình ảnh người bà tảo tần, nhẫn nại, giàu đức hi
sinh và đầy yêu thương. Bếp lửa gắn với những gian khổ đời bà.
Bếp lửa gắn với tình bà cháu ấm nồng và khơng ít những đắng cay
mà vẫn ngọt ngào hạnh phúc...
* Diễn đạt được đủ ý song chưa phân tích sâu: 1.5 điểm
* Diễn đạt cịn thiếu một số nội dung: 1.0 điểm
* Chủ yếu là diễn xuôi nội dung thơ, còn mắc lỗi diễn đạt: 0.75 điểm
PHẦN II
Câu 1
(0.5 điểm)

Câu 2
(1,0 điểm)

Câu 3
(2,5 điểm)

0.5 điểm
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận
- Theo tác giả, sống ở thế chủ động là:

- chủ động học tập,
- chủ động hỏi han,
- chủ động giúp đỡ người khác,
- chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình
(Học sinh nêu được 2 biểu hiện trở lên được 0,5đ)
- Chỉ ra (1 trong 2) phép tu từ được sử dụng trong câu:
+ Biện pháp so sánh: …sống thụ động … cũng giống như một
con bè trên dòng nước lớn…
+ Biện pháp ẩn dụ: Con bè trên dịng nước lớn, sóng gió,
giơng bão
Bài làm đảm bảo u cầu:

0.5 điểm

* Hình thức: Đúng đoạn văn nghị luận, có lập luận chặt chẽ, rõ ràng,

0.5 điểm

0.5 điểm

thuyết phục, diễn đạt sáng rõ, lưu loát, đủ độ dài theo quy định.
* Nội dung: Đảm bảo các ý sau:
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm
bảo đúng đặc trưng văn nghị luận xã hội (lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng từ
đời sống, phân tích đánh giá được các mặt của vấn đề…) và làm rõ
vấn đề: Vai trò của việc chủ động trong cuộc sống:
- Giải thích: Sống chủ động là ln biết làm chủ cuộc sống của
mình, đề ra mục tiêu, biết xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch,

2.0 điểm



không phụ thuộc dựa dẫm...
- Biểu hiện:
- Ý nghĩa:

0,25 điểm

+ Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử
trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hồn thành mục tiêu,
khát vọng, ước mơ
+ Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định
bản thân, đạt được thành công;
+ Sống ở thế chủ động có ý nghĩa to lớn, nó làm cho con người năng
động hơn, sáng tạo hơn, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống.
+ Có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một tập thể, một xã hội
dám nghĩ, dám làm. Từ đó, hiệu quả, chất lượng công việc được
nâng cao, cuộc sống trở nên hạnh phúc.
 Dẫn chứng về những tấm gương thành công…
- Lập luận phản đề để mở rộng, nâng cao vấn đề:
+ Phê phán hành vi dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động trong cuộc sống.
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học. ( liên hệ những bài học thực
tiễn sát thực với học sinh lớp 9.)
* Lưu ý: Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí
giải hợp lí, thuyết phục; phần liên hệ cần chân thành. Khơng cho
điểm đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
* Đủ nội dung, diễn đạt tốt song phân tích chưa sâu sắc (1.25điểm)
* Đủ nội dung cơ bản, còn mắc lỗi diễn đạt (1,0đ)
* Ý văn còn sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt (0,5đ)
* Không làm bài, lạc đề. (0 điểm)


0,25 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Lưu ý: Trong quá trình chấm, GV có thể linh hoạt để cho điểm học sinh; cần khuyến
khích những bài viết hay, sáng tạo.
------- HẾT -------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×